Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Lễ hội miền Bắc 8 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.19 KB, 6 trang )

Lễ hội nhảy lửa thần bí của người Pà
Thẻn


Suốt từ chiều, ông thầy mo đã ngồi trên một chiếc ghế dài để
cúng thần linh. Tiếng gõ từ hai vật bằng sắt mà tôi không định
hình được chính xác là gì, phát ra những âm thanh gấp gáp, liên
tục. Ông ngồi gõ liên tục từ năm đến bảy giờ đồng hồ như vậy.
Theo những người dân Pà Thẻn, trước mỗi buổi lễ, thầy mo phải
cúng thần linh, để cho phép người Pà Thẻn có được sức mạnh phi
thường để nhảy vào đống lửa.


Thông thường, việc cúng phải bắt đầu trước lễ nhảy lửa khoảng
bốn giờ đồng hồ. Lễ nhảy lửa thường được tổ chức vào cuối năm,
khi thời tiết đang bước vào thời kỳ khắc nghiệt nhất của mùa
đông. Ðống lửa sẽ giúp mang lại sự ấp áp, mừng cho một vụ thu
hoạch hoa màu vừa kết thúc và cầu thần linh phù hộ cho an
khang thịnh vượng cũng như xua đuổi tà ma, bệnh tật. Song để
phục vụ khách du lịch, người ta vẫn tổ chức trái mùa như hiện
nay và thầy mo phải cúng rất lâu.


Sau khi ăn tối và trở lại vào lúc bảy giờ, chúng tôi đã thấy một
vòng người trên chiếc sân rộng. Ðống lửa đang cháy rừng rực ở
giữa sân. Bên cạnh đó, tiếng gõ của ông thầy mo vẫn vang lên
mỗi lúc một gấp gáp hơn. Ban tổ chức đã tắt điện và yêu cầu mọi
người tắt hết đèn pin, đề nghị các phóng viên không được dùng
đèn Flash trong buổi lễ. Nhiều thanh niên Pà Thẻn bắt đầu tụ tập
xung quanh thầy mo và lần lượt thay nhau ngồi lên chiếc ghế dài.
Trong phút chốc, họ rung bần bật, người cúi xuống và bắt đầu


nhảy lên từng lần một, cùng lúc bằng cả hai chân. Trong khi đó,
một người khác thì chạy vòng xung quanh sân, thỉnh thoảng lại
bốc lên tay một viên than hồng cho vào miệng nhai, nuốt cứ như
là đang nhấm nháp một món quả nào đó. Một người đứng cạnh
tôi giải thích: trong các lễ nhảy lửa, người này luôn ăn than và
khi đã đến một độ nào đó, mới nhảy và luôn là người nhảy ác liệt
nhất.


Những thanh niên Pà Thẻn cúi gập người, nhảy lò cò bằng cả hai
chân trên cát xung quanh đống lửa. Họ bắt đầu từ việc đưa tay
vào bới đống lửa. Bất ngờ hơn nữa, họ đã nhảy hẳn vào đống lửa
và lại nhảy ra trong tiếng hò reo cuồng nhiệt của mọi người.
Than đỏ văng tứ tung ra chung quanh. Ngọn lửa như lại bốc cao
hơn, ngùn ngụt bởi những tàn than đỏ đang bay lên. Cứ như thế
liên tục, những thanh niên Pà Thẻn, trong tiếng gõ của thầy mo
nhảy vào lửa như đang nhảy trên bãi biển và có người còn nằm
hẳn trên đống lửa rồi mới nhảy ra ngoài. Một cô gái Pà Thẻn cho
biết: bất cứ người dân Pà Thẻn nào cũng có thể nhảy vào lửa
miễn là thầy mo đã cúng và nhập cho họ một sức mạnh nào đó.
Sức mạnh của thần linh sẽ che chở và bảo vệ họ không bị bỏng.
Lễ hội nhảy lửa đạt đến độ vui nhất khi mà tất cả những người
đứng xem đều bị cuốn theo, tự nhiên cảm thấy mình có sức
mạnh và cứ thế, nhảy vào đống lửa mà không hề cảm thấy cái
nóng, cô gái giải thích thêm.


Hội nhồi với tục rước Bà Đống (Bắc Ninh)



Làng Hòa Đình xưa tên chữ là Lồi Đình, tên nôm làng Nhồi, nay
thuộc xã Võ Cường, thành phố Bắc Ninh. Từ lâu, làng Nhồi đã là
trung tâm giao lưu kinh tế-văn hóa và nổi tiếng “Hội Nhồi” vào
mồng 7 tháng Giêng (âm lịch) với tục rước “Bà Đống”.


Làng Nhồi có quần thể di tích đình, đền, chùa cổ kính nằm ở phía
Tây làng, n_ sát quốc lộ 1A. Tương truyền, xưa kia Thành hoàng
làng Nhồi là “Bà Đống”, ngự tại một gò đất ngoài đồng (Đống Cả)
thuộc làng Đống Cao. Mỗi khi vào hội làng, dân làng tổ chức rước
Thành hoàng về đình và chùa. Lễ rước được tiến hành như sau:


Tối ngày mồng 6, đám con gái làng Nhồi gồm 12 cô chưa chồng,
xinh đẹp, nết na tụ tập “ngủ bọn” tại một nhà. Đến quá nửa đêm,
khi chuông chùa làng thỉnh, các cô gái lập tức cùng ông Tiên Chỉ
rước kiệu Bà Đống đến gò Đống Cả làng Đống Cao, rước Thành
Hoàng làng về. Sau khi ông Tiên Chỉ đốt hương khấn vái xin rước
Bà Đống, các cô gái ngả kiệu kính cẩn rước Bà Đống về làng.
Kiệu rước làm bằng tre tươi, trang trí bằng lá cây tươi và các loại
hoa thơm. Đòn khiêng kiệu dán giấy ngũ sắc. Đi đầu đám rước là
hai cô gái khiêng một trống cái, một cô đi bên vừa đi vừa đánh
nhịp ba. Theo sau trống là hai cô gái khiêng chiêng đánh phối với
nhịp trống. Kế đến là các cô gái rước kiệu Thành hoàng.


Khi chiêng trống nổi lên thì đám trai làng Đống Cao cũng 12
người chạy ra giằng kiệu. Bên đó đã chuẩn bị sẵn một số đòn lao
nhỏ, nhẹ, dán giấy ngũ sắc. Trong khi hai bên giằng co ra vẻ
quyết liệt, thì đám trai làng Đống Cao dùng đòn lao dí vào rốn

các cô gái làng Nhồi. Cuộc “giao tranh” chỉ kết thúc khi đám con
gái làng Nhồi ra khỏi địa phận làng Đống Cao. Đám rước Bà Đống
về đến làng Nhồi cũng là lúc trời tảng sáng, người ta rước Bà
Đống vào trong đình và sang chùa. Bên trong đình, chùa quan
Đám làm lễ thờ Thành hoàng làng. Bên ngoài các “bọn” Quan họ
cất tiếng hát ca ngợi công đức của Thần, Phật. Khách thập
phương kéo đến dự hội rất đông. Để đón khách, các bọn Quan họ
của làng ra tận cổng đón bằng những câu ca Quan họ ngọt ngào,
niềm nở. Bên khách tay bưng cơi trầu vào lễ Phật cũng đáp lại
chủ bằng những câu ca Quan họ mượt mà, tinh tế. Các bọn Quan
họ chủ và khách cùng nhau vào đình, chùa lễ Thần, Phật, rồi
quay ra hát Quan họ đối đáp giao lưu. Các Liền anh, Liền chị vừa
hát vừa têm trầu, mời nước, hỏi thăm nhau... cứ như thế cuộc
vui kéo dài suốt ngày hội.


Tín ngưỡng thờ Bà Đống của hội làng Nhồi có nguồn gốc từ tín
ngưỡng thờ nữ thần nông nghiệp của người Việt cổ trồng lúa
nước vùng châu thổ Bắc Bộ nói chung, của xứ Kinh Bắc nói riêng
và làng Nhồi là một điển hình. Thần nữ nông nghiệp được người
Việt cổ tôn thờ chính là các lực lượng tự nhiên gắn với nông
nghiệp: đất, đá, gò, đống, cây cối, mây, mưa, sấm, chớp. Những
yếu tố tự nhiên này được thần thánh hóa và bảo lưu đến ngày
nay trong văn hóa lễ hội, trong đó có lễ hội làng Nhồi.




Lễ hội núi voi tại Hải Phòng


Đã thành thông lệ, lễ hội truyền thống Núi Voi ở huyện An Lão,
thành phố Hải Phòng mang màu sắc văn hoá của người dân miền
biển diễn ra từ ngày 12 đến 14/2. Đây là dịp để du khách được
tìm hiểu về vùng đất cổ có bề dày lịch sử và tham gia các hoạt
động văn hoá độc đáo. Trong suốt những năm kháng chiến chống
Pháp và chống Mỹ, Núi Voi đã trở thành huyền thoại với hình ảnh
“Những cô gái dân quân treo mình bên vách đá, lưng chừng trời
ngắm bắn máy bay rơi”.


Nhiều hoạt động của lễ hội được tái hiện một thời hào hùng của
vùng đất An Lão như: biểu diễn trống hội, diễn tích tuồng Hào
khí Núi Voi, nghi lễ tế ở đền thờ nữ tướng Lê Chân… Những hoạt
động văn hoá, trò vui dân gian là nội dung chủ đạo của lễ hội.
Chương trình liên hoan ca múa nhạc công- nông- binh với sự
tham gia của các xã trong huyện là sự tổng hoà của nhiều nét
sinh hoạt văn hoá dân gian mang đậm hồn quê xứ sở. Ngoài ra,
tại lễ hội Núi Voi du khách sẽ được thưởng thức các sản vật, món
ăn nổi tiếng mang đậm hương vị quê hương: chè Chi Lai, khoai
Tiên Hội…




Phong Chúa, rước Vua: Lễ hội độc đáo đất Hà Thành

Nhà vua gương mặt uy nghiêm, mình khoác long bào, đầu
đội mũ ngự ngồi trên ngai vàng, xung quanh cờ lọng rợp
trời, trống chiêng rộn rã, đoàn người kéo dài cả cây số
rùng rùng rước kiệu vàng vào đền làm lễ... Đó là khung

cảnh của lễ rước vua giả độc đáo có một không hai diễn ra
ở làng Thụỵ Lôi, xã Thụỵ Lâm, Đông Anh, Hà Nội.


Tích xưa kể rằng sau nhiều lần xây thành Cổ Loa không
xong, cứ ngày xây đêm lại đổ, vua Thục Phán An Dương
Vương được thần Huyền Thiên Trấn Vũ giúp diệt trừ yêu
tinh, từ đó thành xây lên mới vững chãi. Để tạc ghi công
đức của thần, nhà vua cho xây dựng đền Sái, thờ thần Trấn
Vũ và hàng năm cứ vào mùa xuân nhà vua lại đích thân xa
giá về bái yết tại đền. Về sau, việc đi lại khó khăn, tốn kém
tiền bạc của nhân dân nên nhà vua ban chiếu cho làng
Thụỵ Lôi thực hành nghi lễ này. Từ đó xuất hiện lễ hội
“Rước vua giả”, còn gọi là lễ rước vua sống của nhân dân
làng Thụỵ Lôi.


Lễ hội rước vua ở làng Thụỵ Lôi được tổ chức vào ngày 11
tháng Giêng âm lịch hàng năm. Để chuẩn bị cho ngày hội
lớn này, n_ từ những ngày đầu năm mới dân làng đã cho
sửa sang lại đường sá, những cụ có uy tín trong làng tìm
chỗ dựng dinh cho vua, chúa và các quan lại; dân làng làm
bánh chưng, bánh dày tiến vua cùng nhiều sản vật khác...
Trước ngày diễn ra hội chính, làng cho giết trâu, bò, lợn để
khao dân tại đình làng... Sáng 11 tháng Giêng là ngày hội
chính, ngoài người được chọn làm vua còn có chúa và bốn
vị quan đầu triều cùng tham gia lễ rước. Vua giả ngồi trên
kiệu được trai tráng trong làng rước ra đình cùng các quan.
Trong khi rước, thỉnh thoảng đám trai tráng khênh kiệu
“chúa” lại hô vang rồi chạy để dẹp đường cho “vua”. Sau

khi “vua”, “chúa” cùng bá quan yên vị, yến tiệc bắt đầu;
tan tiệc trống chiêng nổi lên rộn rã, theo nghi lễ truyền
thống, “chúa” lên kiệu vào yết “vua”, sau đó “vua” lên
kiệu và cuộc rước bắt đầu: “vua” lên bái vọng đức Huyền
Thiên ở đền Sái và thực hiện nhiều nghi lễ khác ở đình,
chùa... Lễ hội diễn ra trong không khí trang nghiêm mà
náo nhiệt, chiêng trống nổi liên hồi, ai nấy đều hồ hởi dõi
theo đám rước, hàng vạn người nối nhau làm ngày xuân
như dài mãi... Đặc biệt sau lễ rước, “vua” trở về dinh là...
nhà mình, ngự trên ngai vàng, bà con làng xóm vui mừng
tới dinh “vua” chúc mừng. Theo các cụ cao niên trong làng,
những người được phong “vua” phải đáp ứng nhiều yêu
cầu khắt khe về đức độ, sức khỏe, tuổi tác (trên 70 tuổi)...
Vị “vua” được chọn sẽ có uy tín rất lớn trong những việc
nghi lễ của làng cho đến lễ rước tiếp theo có “vua” mới
được bầu chọn. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp và đế quốc Mỹ, lễ rước vua giả ở Thụy Lôi bị gián
đoạn, từ năm 1984 đến nay được duy trì rất đều đặn. Xưa
kia, nhà vua cắt ruộng đất cho những người được giao
chuẩn bị lợn, trâu làm lễ khi đón rước vua, nay ở Thụỵ Lôi
vẫn còn những cánh đồng mang tên dõng Vua, khu Trâu
đô, Lợn đô...


Trước kia lễ hội rước vua diễn ra trong ba ngày, nay chỉ tổ
chức gọn một ngày cho phù hợp với đời sống văn hóa mới.
Ngày 11 tháng Giêng hàng năm, du khách khắp nơi lại đổ
về Thụy Lôi để dự lễ rước vua giả độc đáo của làng và càng
thêm tự hào về một nét văn hóa đặc sắc của ngàn năm
Thăng Long - Hà Nội.


Văn hoá “Hương sắc bản Dao” và Lễ hội “Pút tồng” của Lào Cai
Trại văn hoá, trưng bày triển lãm “Hương sắc bản Dao” và màn tái hiện lễ hội “Pút
tồng” của người Dao đỏ của đoàn Lào Cai đều được trao giải nhất tại ngày hội văn
hoá, thể thao, du lịch vùng Tây Bắc.

×