Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

giao an lich su

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.98 KB, 18 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần 13 Tiết 25. Ngày soạn: 14/11/2011 Ngày dạy: 15/11/2011 16/11/2011. CHƯƠNG II: CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI Bài 17. CHÂU ÂU GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918-1939) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: Qua bài Hs phải nắm được: - Những nét khái quát về tình hình châu Âu trong nhhững năm 1918-1929. - Sự phát triển của phong trào cách mạng 1918-1923 ở châu Âu và sự thành lập Quốc tế cộng sản. 2. Kĩ năng: - Sử dụng bản đồ, khai thác tranh ảnh và bảng số liệu. - Phân tích, đánh giá. 3. Tư tưởng: Giáo dục Hs: - Căm thù chiến tranh, bản chất của giai cấp tư sản. - Vai trò của Quốc tế cộng sản và lãnh tụ Lênin đối với cách mạng thế giới. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Bản đồ châu Âu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. - Một số tranh ảnh, số liệu liên quan. III. PHƯƠNG PHÁP Thảo luận, thuyết trình…. IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY 1. Ổn định. ( 1 phút ) 2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút ) ? Nêu nguyên nhân,nội dung và kết quả của chính sách “Kinh tế mới” của Đảng Bôn-sê-vích Nga? 3. Bài mới: ( 2 phút ) * Gv giới thiệu bài.. Hoạt động của thầy và trò Hoạt động 1: Phân tích tình hình chung của các nước châu Âu( 15 phút ) * Hs đọc mục 1 sgk. ? Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất,. Nội dung chính I. Châu Âu trong những năm 1918-1929: 1. Những nét chung: + Xuất hiện một số quốc gia mới: Áo, Ba Lan, Nam Tư,....

<span class='text_page_counter'>(2)</span> các nước châu Âu có điểm chung nổi bật nào? * Gv dùng bản đồ xác định các nước mới xuất hiện ở châu Âu. * Hs đọc đoạn tư liệu sgk. ? Em có nhận xét gì về các nước châu Âu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? ? Vì sao trong những năm 19181923 phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ ở các nước châu Âu? * Hs trả lời. * Gv kết luận: + Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga. + Sự bóc lột nặng nề của giai cấp tư sản. * Hs quan sát bảng số liệu sgk. ? Em có nhận xét gì về tình hình sản xuất công nghiệp ở Anh, Pháp, Đức? * Hs trả lời. * Gv kết luận: + Kinh tế 3 nước trên được phục hồi và phát triển. * Gv chuyển ý. Hoạt động 2: Hoàn cảnh thành lập quốc tế cộng sản( 15 phút ) * Hs đọc mục 2 sgk. ? Trong những năm 1918-1923 có những phong trào cách mạng tiêu biểu nào đã nổ ra ở châu Âu?. ? Tổ chức Quốc tế cộng sản được thành lập trong hoàn cảnh nào? Vì sao? ? Sau khi ra đời QTCS đã có những. + 1918-1923: Kinh tế các nước châu Âu bị suy sụp, cách mạng phát triển mạnh mẽ.. + 1924-1929: Giai cấp tư sản phục hồi và phát triển kinh tế, đẩy lùi phong trào cách mạng, củng cố nền thống trị.. 2. Cao trào cách mạng 1918-1923. Quốc tế cộng sản thành lập: * Đức: cách mạng lật đổ chế độ quân chủ, thiết lập nền Cộng hoà tư sản. => cách mạng tiếp tục lên cao ở Hung-ga-ri và các nước châu Âu khác=> các đảng cộng sản ra đời: ĐCS Đức (1918), ĐCS Hung-ga-ri (1918), ĐCS Pháp (1920),... * 2/3/1919 Quốc tế cộng sản được thành lập ở Matxcơva. + Hoạt động: Tổ chức 7 lần đại hội, thông qua Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa (Lênin). + Năm 1943: QTCS tuyên bố giải.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> hoạt động gì? tán. * Gv liên hệ với Việt Nam. ? Vì sao QTCS tuyên bố giải tán? * Hs trả lời. * Gv kết luận: + Chiến tranh lan rộng toàn thế giới, cách mạng thế giới phát triển ngày càng đa dạng, sự chỉ đạo chung cho cách mạng toàn thế giới của QTCS không còn phù hợp nữa. * Gv kết bài. 4. Củng cố 4.1 ? Trong các đặc điểm sau đặc điểm nào không phải của các nước châu Âu 1918-1929? Xuất hiện một số quốc gia mới. Trở thành các nước giàu có của thế giới. 1918-1923 kinh tế suy sụp, phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ, nền thống trị của giai cấp tư sản lung lay. 1924-1929 kinh tế phục hồi và phát triển, giai cấp tư sản đẩy lùi phong trào cách mạng, củng cố nền thống trị. 4.2 Hoàn thành bảng sau: Thời gian 1) 12/1918 2) 3) 1920 4) 5) 1921 6). Các sự kiện lịch sử a. b. Đảng cộng sản Hungari. c. d. Đảng cộng sản Anh e. g. Quốc tế cộng sản được thành lập ở Matxcơva. 5. Dặn dò: + Trả lời các câu hỏi cuối bài. + Chuẩn bị bài mới: ? Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 và tác động của nó đối với châu Âu? ? Vì sao chủ nghĩa phát xít thắng lợi ở Đức nhưng thất bại ở Pháp.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Tuần 13 Tiết 26. Ngày soạn: 16/11/2011 Ngày dạy: 17/11/2011 18/11/2011. Bài 17. CHÂU ÂU TRONG NHỮNG NĂM 1929-1939. ( tt) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1. Kiến thức: Qua bài Hs phải nắm được: - Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 và tác động của nó đối với châu Âu. - Vì sao chủ nghĩa phát xít thắng lợi ở Đức nhưng thất bại ở Pháp? 2. Kĩ năng: - Khai thác sơ đồ và tranh ảnh. - Phân tích, đánh giá các vấn đề lịch sử. 3. Tư tưởng: Giáo dục Hs: Tính chất phản động và nguy hiểm của chủ nghĩa phát xít, từ đó bồi dưỡng ý thức căm ghét chế độ phát xít, bảo vệ hoà bình thế giới. II. PHƯƠNG TIỆN DAY HỌC - Sơ đồ sản lượng thép của Liên Xô và Anh. - Một số tranh ảnh liên quan. III. PHƯƠNG PHÁP Dạy học nêu vấn đề, thuyết trình….. IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY 1. Ổn định. ( 1 phút ) 2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút ) ? Nêu những nét chung nổi bật của các nước châu Âu trong những năm 1918-1929? 3. Bài mới: ( 2 phút ) * Gv giới thiệu bài.. Hoạt động của thầy và trò Hoạt động 1: Phân tích cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929 - 1939( 18 phút ) * Hs đọc mục 1 sgk. ? Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 nổ ra là do đâu? * Hs quan sát sơ đồ sgk.. Nội dung chính 1. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) và những hậu quả của nó. * Nguyên nhân: Giai cấp tư sản sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận, người dân không có tiền mua sắm, hàng hoá ế thừa..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> ? Em có nhận xét gì về tình hình sản xuất ở Liên Xô và Anh trong những năm 1929-1931? * Hs trả lời. * Gv kết luận: hai hình ảnh trái ngược nhau. ? Cuộc khủng hoảng khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã gây ra những hậu quả gì cho các nước châu Âu? ? Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng đó các nước châu Âu đã có những giải pháp nào?. * Hậu quả: sản xuất đình đốn, thất nghiệp, người lao động đói khổ. * Giải pháp: + Cải cách kinh tế - xã hội: Anh, Pháp,... + Phát xít hoá bộ máy nhà nước và phát động chiến tranh chia lại thế giới: Đức, Italia và Nhật Bản (Á).. ? Tại sao chủ nghĩa phát xít lại thắng lợi ở nước Đức? * Hs trả lời. * Gv kết luận: Đức là quê hương của chủ nghĩa quân phiệt Phổ, bị bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, bị khủng hoảng nghiêm trọng trong những năm 1929-1933, giai cấp tư sản cầm quyền dung túng cho chủ nghĩa phát xít, phong trào cách mạng không đủ sức đẩy lùi chủ 2. Phong trào Mặt trận nhân dân nghĩa phát xít. chống chủ nghĩa phát xít và chống * Gv chuyển ý. chiến tranh 1929-1933: Hoạt động 2: Tìm hiểu phong trào chống phát xít chống chiến tranh ( 12 phút ) * Hs đọc mục 2 sgk. ? Trước sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới thì tổ chức QTCS đã làm gì? * Hs trả lời. * Gv kết luận: QTCS chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân chống. * Pháp: + 6/2/1934 nhân dân Pháp đánh bại bọn phát xít “Chữ thập lửa”. + 5/1935 Mặt trận nhân dân Pháp.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> chủ nghĩa phát xít ở các nước. ? Thời kì này ở châu Âu có những phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít tiêu biểu nào? * Gv dùng tranh ảnh để trình bày phong trào cách mạng ở Pháp, TBN. * Gv liên hệ với cách mạng Việt Nam. ? Vì sao nhân dân Pháp đánh bại được chủ nghĩa phát xít ở Pháp? * Hs trả lời. * Gv kết luận: ĐCS Pháp huy động kịp thời quần chúng xuống đường đấu tranh, thống nhất lực lượng trong Mặt trận,.... thành lập. + 5/1936 Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp thành lập.. * Tây Ban Nha: + 2/1936 Chính phủ Mặt trận nhân dân TBN thành lập. + Nhân dân TBN đánh bại liên quân phát xít Đức-Italia-Tây Ban Nha.. * Gv kết bài. 4. Củng cố: ( 6 phút ) 4.1 Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã gây ra những hậu quả gì cho các nước châu Âu? Vòng tròn đáp án em cho là không đúng. Nền kinh tế các nước bị tàn phá nặng nề. Gây ra nạn thất nghiệp, người lao động đói khổ. Chủ nghĩa phát xít ra đời và nguy cơ của chiến tranh thế giới. Giúp giai cấp tư sản củng cố nền thống trị của mình. 4.2 Nhân dân Pháp đánh bại chủ nghĩa phát xít ở Pháp do: ĐCS Pháp kịp thời huy động nhân dân xuống đường đấu tranh, thống nhất lực lượng. Chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân chống phát xít của QTCS. Sự giúp đỡ của quân tình nguyện các nước trên thế giới. Bọn phát xít ở Pháp không nhận được sự hậu thuẫn của giai cấp tư sản Pháp. 5. Dặn dò: ( 1 phút ) + Trả lời các câu hỏi cuối bài. + Chuẩn bị bài mới:.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> ? Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX? Nguyên nhân của sự phát triển đó? ? Vì sao nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933?. ******************************************************* Tuần 14 Tiết 27. Ngày soạn: 20/11/2011 Ngày dạy: 22/11/2011 23/11/2011 Bài 18. NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918-1939). I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Qua bài Hs phải nắm được: - Những nét chính về tình hình kinh tế - xã hội Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất: sự phát triển nhanh chóng về kinh tế và nguyên nhân của sự phát triển đó, phong trào công nhân và sự thành lập Đảng Cộng sản Mĩ. - Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đối với nước Mĩ và Chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven nhằm đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng. 2. Kĩ năng: - Sử dụng và khai thác tranh ảnh lịch sử. - Phân tích, đánh giá, so sánh. 3. Tư tưởng: Giáo dục Hs: - Nhận thức được bản chất tư bản Mĩ, những mâu thuẫn gay gắt trong lòng xã hội Mĩ. - Ý thức đúng đắn về cuộc đấu tranh chống áp bức, bất công trong xã hội tư bản. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Bản đồ Châu Mĩ. - Một số tranh ảnh về tình hình kinh tế - xã hội Mĩ (1918-1939). III. PHƯƠNG PHÁP Thuyết trình, trực quan, vấn đáp….. IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY 1.Ổn định. ( 1 phút ) 2. Kiểm tra bài cũ: ( 6 phút ).

<span class='text_page_counter'>(8)</span> ? Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 nổ ra ở châu Âu là do đâu? Nó gây ra những hậu quả gì cho các nước châu Âu? 3. Bài mới: * Gv giới thiệu bài.. Hoạt động của thầy và trò Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình nước Mĩ ( 16 phút ) * Gv dùng bản đồ xác định vị trí nước Mĩ. * Hs quan sát H65 và H66 sgk. ? Hai bức tranh trên phản ánh điều gì? * Hs trả lời. * Gv kết luận: sự giàu có và phồn thịnh của nước Mĩ. * Hs đọc đoạn tư liệu sgk. ? Em nhận xét gì về kinh tế Mĩ trong thập niên 20 thế kỉ XX? * Hs trả lời. * Gv kết luận. ? Kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ như vậy là do đâu? * Hs trả lời. * Gv kết luận: (+ Những nguồn Mĩ có được từ Chiến tranh thế giới thứ nhất. + Cải tiến khkt, áp dụng phương pháp sản xuất dây chuyền. + Bóc lột người dân lao động). * Hs so sánh H67 với H65,H66: ? Em có nhận xét gì về xã hội Mĩ? * Hs trả lời. * Gv kết luận. * Gv chuyển ý. Hoạt động 2: Tìm hiểu nước Mĩ trong những năm 1929 – 1939 ( 16 phút ) * Hs đọc mục II sgk. ? Tình hình nước Mĩ trong những năm 1929-1939 như thế nào?. Nội dung chính I. Nước Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX:. * Kinh tế: Mĩ là trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính của thế giới.. * Xã hội: đầy rẫy sự bất công, nạn phân biệt chủng tộc, phong trào công nhân phát triển rộng khắp, Đảng Cộng sản Mĩ thành lập (5/1921). II. Nước Mĩ trong những năm 1929-1939: + 10/1929 Mĩ lâm vào khủng hoảng kinh tế..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> * Hs trả lời. * Gv kết luận. * Hs đọc đoạn tư liệu sgk. ? Em có nhận xét gì về những hậu quả mà cuộc khủng hoảng kinh tế đã gây ra cho nước Mĩ? * Hs trả lời. * Gv kết luận. ? Trước tình thế đó giới cầm quyền Mĩ đã làm gì? * Hs trả lời. * Gv kết luận. ? Chính sách mới gồm những nội dung quan trọng nào? * Hs trả lời. * Gv kết luận. * Hs quan sát H69 sgk. ? Em có nhận xét gì về “Chính sách mới”?. * Hậu quả: + Nền kinh tế bị tàn phá nặng nề. + Người dân bị thất nghiệp, nghèo đói. => Tổng thống Ph. Ru-dơ-ven đã thực hiện “Chính sách mới”(sgk).. * Kết quả: + Đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng, duy trì chế độ dân chủ tư sản. + Góp phần giải quyết những khó khăn của người lao động.. * Gv kết bài. 4. Củng cố : ( 5 phút ) 4.1: Khoanh tròn chữ cái đầu câu em cho là không phải lí do giúp kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ trong thập niên 20 của thế kỉ XX. Mĩ thu được nhiều nguồn lợi từ Chiến tranh thế giới thứ nhất. Nhờ những cải tiến về khoa học kĩ thuật. Mĩ nhận viện trợ kinh tế từ các nước Tâu Âu. Bóc lột những người dân lao động. 4.2: Nội dung căn bản nhất trong “Chính sách mới” của Tổng thống Rudơ-ven là tăng cường vai trò kiểm soát, can thiệp của Nhà nước vào các ngành kinh tế. a. Đúng b. Sai 4.3: “Chính sách mới” được thực hiện nhằm đáp ứng mọi đòi hỏi của người lao động Mĩ. a. Đúng b. Sai 5. Dặn dò: ( 1 phút ) - Trả lời các câu hỏi cuối bài..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Chuẩn bị bài mới: ? Tình hình kinh tế-xã hội Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? ? Vì sao giới cầm quyền Nhật Bản tiến hành chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài?. ****************************************************. Tuần 14 Tiết 28. Ngày soạn: 22/11/2011 Ngày dạy: 24/11/2011 25/11/2011. Bài 19. NHẬT BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918-1939) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Qua bài Hs phải nắm được: - Khái quát về tình hình kinh tế-xã hội Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. - Những nguyên nhân chính dẫn tới quá trình phát xít hoá ở Nhật và hậu quả của quá trình này đối với lịch sử Nhật Bản cũng như lịch sử thế giới. 2. Kĩ năng: - Sử dụng, khai thác tư liệu, tranh ảnh lịch sử. - Phân tích, đanh giá, so sánh. 3. Tư tưởng: Giáo dục Hs: - Nhận thức rõ bản chất phản động, hiếu chiến, tàn bạo của chủ nghĩa phát xít Nhật. - Giáo dục tư tưởng chống chủ nghĩa phát xít, căm thù những tội ác mà chủ nghĩa phát xít gây ra cho nhân loại. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Bản đồ các nước châu Á. - Một số tranh ảnh, tư liệu về kinh tế-xã hội Nhật Bản(1918-1939). III. PHƯƠNG PHÁP Thảo luận, nêu vấn đề ….. IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 1. Ổn định. 2. Kiểm tra bài cũ: ? Kinh tế Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX phát triển mạnh mẽ do đâu? 3. Bài mới: * Gv giới thiệu bài.. Hoạt động của thầy và trò Hoạt động 1: Tình hình nhật bản sau chiến tranh * Gv dùng bản đồ xác định vị trí nước Nhật. * Hs đọc đoạn tư liệu sgk. ? Nhận xét kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? ? Kinh tế Nhật phát triển do đâu? * Hs trả lời. * Gv kết luận: (+ Nhật thu được nhiều nguồn lợi từ chiến tranh. + Đất nước không bị ảnh hưởng từ chiến tranh. + Tăng cường bóc lột người lao động). ? Tình hình xã hội Nhật sau chiến tranh như thế nào? * Hs trả lời. * Gv kết luận. * Hs quan sát một số tranh ảnh liên quan. ? Sự phát triển kinh tế Nhật trong thập niên 20 của thế kỉ XX có điểm gì giống và khác với nước Mĩ? (Thảo luận nhóm) * Đại diện các nhóm trình bày ý kiến, nhận xét, bổ sung. * Gv nhận xét, kết luận: (* Giống: cùng là nước thắng trận, thu được nhiều lợi, không bị mất. Nội dung chính I. Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất: * Kinh tế: phát triển trong một vài năm.. * Xã hội: + 1918 xảy ra “cuộc bạo động lúa gạo”. + Phong trào công nhân phát triển, Đảng Cộng sản Nhật ra đời (7/1922). + 9/1923 xảy ra động đất ở Tô-ki-ô. + 1927 Nhật Bản lâm vào khủng hoảng tài chính..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> mát gì nên kinh tế phát triển mạnh. * Khác: Kinh tế Mĩ phát triển cực kì nhanh chóng, trong khi nước Nhật chỉ phát triển một vài năm rồi lâm vào khủng hoảng, các ngành kinh tế mất cân đối, phát triển bấp bênh). * Gv chuyển ý. Hoạt động 2: Nhật bản trong những năm 1929 – 1939 * Hs đọc đoạn tư liệu sgk. ? Nhận xét kinh tế Nhật trong những năm 1929-1939? ? Giới cầm quyền Nhật đã làm gì để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng và giải quyết những khó khăn của mình? * Hs trả lời. * Gv kết luận. * Hs đọc đoạn tư liệu sgk. ? Nêu kế hoạch xâm lược của Nhật Bản? ? Vì sao giới cầm quyền Nhật chọn con đường phát xít hoá bộ máy nhà nước? * Hs trả lời. * Gv kết luận. (+ Cuộc khủng hoảng tài chính năm 1927. + Giải quyết những khó khăn trong nước. + Các thế lực quân phiệt lên cầm quyền ở Nhật). ? Thái độ của người dân Nhật như thế nào khi Chính phủ Nhật phát xít hoá bộ máy nhà nước? * Hs trả lời. * Gv kết luận.. II. Nhật Bản trong những năm 1929-1939: + Cuộc khủng hoảng kinh tế 19291933 đã tàn phá nặng nề kinh tế Nhật. => Giới cầm quyền Nhật Bản đã tăng cường quân sự hoá đất nước, gây chiến tranh xâm lược.. => Nhân dân Nhật đã tiến hành đấu tranh quyết liệt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Nhật nhưng chỉ làm chậm lại quá trình phát xít hoá ở Nhật. => Nhật Bản trở thành “lò lửa chiến tranh” ở châu Á-Thái Bình Dương..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> * Gv kết bài. 4. Củng cố : 4.1 Khoanh tròn chữ cái đầu câu em cho là không phải lí do giúp kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh. Nhật Bản thu được nhiều nguồn lợi từ chiến tranh. Nước Nhật không bị chiến tranh tàn phá. Nhật Bản không có đối thủ cạnh tranh về kinh tế. Bóc lột nặng nề người lao động Nhật. 4.1 Đáp án nào sau đây không phải là lí do để giới cầm quyền Nhật tiến hành phát xít hoá bộ máy nhà nước? Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính năm 1927. Theo xu hướng của nhân loại. Giải quyết những khó khăn trong nước. Các thế lực quân phiệt lên cầm quyền ở Nhật. 5. Dặn dò: - Trả lời các câu hỏi cuối bài. - Chuẩn bị bài mới: ? Những nét chung nổi bật của Phong trào độc lập dân tộc châu Á 1918-1939? ? Các phong trào đấu tranh tiêu biểu của nhân dân Trung Quốc trong những năm 1919-1939? Nêu những nét mới?. *****************************************************. Tuàn 15 Tiết 29. Ngày soạn: 26/11/2011 Ngày dạy: 28/11/2011 29/11/2011 Bài 20. PHONG TRÀO ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở CHÂU Á.. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: Qua bài Hs phải nắm được:.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> - Những nét mới của phong trào độc lập dân tộc ở châu Á trong những năm 1918-1939. - Sự phát triển của phong trào cách mạng Trung Quốc từ năm 1919 đến 1939. 2. Kĩ năng: - Phân tích, đánh giá. - Sử dụng bản đồ, khai thác tư liệu. 3. Tư tưởng: Giáo dục Hs: Tinh thần đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc thực dân của các dân tộc châu Á vì độc lập dân tộc. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Bản đồ các nước châu Á. - Một số tranh ảnh, tư liệu liên quan. III. PHƯƠNG PHÁP Thảo luận, thuyết trình, vấn đáp…. IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY 1. Ổn định. 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu tình hình kinh tế - xã hội của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất? 3. Bài mới: *Gv giới thiệu bài. Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính I. Những nét chung về phong Hoạt động 1: Những nét chung của trào độc lập dân tộc ở châu Á phong trào 1. Những nét chung: * Hs đọc mục 1 sgk. + Phong trào độc lập dân tộc ? Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, châu Á lên cao và phát triển phong trào độc lập dân tộc ở châu Á có rộng khắp. những điểm nổi bật nào? Giải thích? *Hs:Do thắng lợi Cách mạng tháng Mười Nga và Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc) ? Kể tên các phong trào độc lập dân tộc tiêu biểu của các nước châu Á? *Hs: Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Inđônêxia, Mông Cổ, Thổ Nhĩ Kì. * Gv giới thiệu trên bản đồ châu Á. + Các Đảng cộng sản ra đời và * Hs quan sát một số tranh ảnh liên quan. lãnh đạo phong trào cách mạng..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Hoạt động 2: Tìm hiểu cách mạng Trung 2. Cách mạng Trung Quốc Quốc trong những năm 1919-1939: * Hs đọc mục 2 sgk. ? Kể tên các phong trào cách mạng tiêu biểu ở Trung Quốc trong những năm 1919-1939? ? Khẩu hiệu của phong trào Ngũ tứ có điều gì mới so với khẩu hiệu “Đánh đổ Mãn Thanh” của Cách mạng Tân Hợi năm 1911? * Hs trả lời. * Gv kết luận: Nêu cao nhiệm vụ chống đế quốc.. + 4/5/1919 phong trào Ngũ tứ bùng nổ ở Bắc Kinh->lan khắp cả nước. => Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập (7/1921).. + 1926-1927 nhân dân TQ tiến hành chiến tranh Bắc phạt đánh đổ bọn quân phiệt và tay sai đế quốc. + 1927-1937 nhân dân TQ tiến hành cuộc nội chiến cách mạng chống tập đoàn Tưởng Giới Thạch. + 7/1937 Quốc-Cộng hợp tác chống Nhật Bản xâm lược.. ? Em có nhận xét gì về phong trào cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919-1939? *Hs: + Diễn ra sôi nổi, quyết liệt, đặc biệt sự trưởng thành của giai cấp công nhânTQ. + Đề cao nhiệm vụ chống đế quốc. * Gv kết bài. 4. Củng cố : * Điền vào chỗ trống các phong trào cách mạng Trung Quốc trong những năm.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> 1919-1939 ở bảng sau:. STT 1 2 3 4 5. THỜI GIAN. CÁC PHONG TRÀO CÁCH MẠNG TRUNG QUỐC a) b) c) d) e). 4/5/1919 7/1921 1926-1927 1927-1937 7/1937 5. Dặn dò: Đọc và trả lời các câu hỏi ở mục II bài 20 Sưu tầm một số tranh ảnh, tư liệu về Đông Nam Á trong những năm 1918-1939 Tuần 15 Tiết 30. Ngày soạn: 29/11/2011 Ngày dạy: 30/11/2011 1/12/2011 Bài 20. PHONG TRÀO ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở CHÂU Á. (1918 -1939) ( TT). I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: Qua bài Hs phải nắm được: - Những đặc điểm nổi bật của phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á trong những năm 1918-1939. - Nắm được một số phong trào đấu tranh tiêu biểu của nhân dân ĐNA trong thời kì này. 2. Kĩ năng: - Phân tích, đánh giá. - Khai thác tư liệu, lập bảng thống kê. 3. Tư tưởng: Giáo dục Hs: Những nét tương đồng và sự gắn bó trong lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc của các dân tộc Đông Nam Á. II. PHUƠNG TIỆN DẠY HỌC Bản đồ các nước Đông Nam Á. Một số tranh ảnh, tư liệu liên quan. III. PHƯƠNG PHÁP Thảo luận, thuyết trình…. IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY 1. Ổn định. 2. Kiểm tra bài cũ:.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> ? Kể tên các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc trong những năm 1919-1939? Nêu nhận xét? 3. Bài mới: * Gv giới thiệu bài.. Hoạt động của thầy và trò Hoạt động 1: Năm được tình hình chung * Hs đọc mục 1 sgk. * Hs xác định trên bản đồ việc phân chia ĐNA của bọn đế quốc phương Tây. ? Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào độc lập dân tộc ở ĐNA có những đặc điểm nổi bật nào? Giải thích? *Hs: Do sự bóc lột của các nước đế quốc và thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga. ? Sự thành lập các đảng cộng sản có tác động như thế nào đối với phong trào độc lập dân tộc ở các nước Đông Nam Á? *Hs: Làm cho phong trào chống chủ nghĩa đế quốc càng nổ ra quyết liệt. * Hs đọc đoạn tư liệu sgk: ? Phong trào dân chủ tư sản ở ĐNA có điểm gì mới? * Hs: Các chính đảng của giai cấp tư sản ra đời lãnh đạo cách mạng. Hoạt động 2: Tìm hiểu phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á * Hs đọc mục 2 sgk. ? Kể tên các phong trào đấu tranh tiêu biểu của nhân dân ĐNA trong thời kì này?. Nội dung chính 1. Tình hình chung:. + Phong trào chống đế quốc lên cao khắp Đông Nam Á.. + Giai cấp vô sản tham gia lãnh đạo cách mạng.. + Phong trào dân chủ tư sản có nhiều bước tiến rõ rệt.. 2. Phong trào độc lập dân tộc ở một số nước Đông Nam Á: * Lào: Khởi nghĩa Ong Kẹo và Commađam (1901-1936). * Campuchia: Khởi nghĩa Acha Hemchiêu (1930-1935). * Việt Nam: Phong trào chống Pháp.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> phát triển mạnh mẽ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. * Inđônêxia: + Khởi nghĩa ở Giava và Xumatơra do đảng cộng sản lãnh đạo. + Phong trào dân tộc tư sản. * Hs quan sát ảnh và giới thiệu về Ác-mét Xu-các-nô. ? Em có nhận xét gì về cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở ĐNA sau chiến tranh thế giới thứ nhất? * Hs: Phong trào nổ ra sôi nổi, liên tục, rộng khắp, chưa giành được thấng lợi cuối cùng. * Gv kết bài. 4. Củng cố * Vòng tròn chữ cái đầu câu em cho là đúng về bước phát triển mới của phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á trong những năm 1918-1939: A. Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga đã lan toả đến khu vực này. B. Giai cấp vô sản đã trưởng thành và tham gia lãnh đạo cách mạng. C. Phong trào đấu tranh chống thực dân phát triển mạnh mẽ, rộng khắp trong khu vực. D. Một số nhà nước dân chủ nhân dân, nhà nước cộng hoà ra đời. 5. Dặn dò: - Làm các bài tập cuối bài 20, đọc và trả lời các câu hỏi ở bài 21. - Sưu tầm một số tranh ảnh về chiến tranh thế giới thứ hai (19391945).. *************************************************************.

<span class='text_page_counter'>(19)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×