Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu “Thông điệp” của cơn đau bụng ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176 KB, 5 trang )

“Thông điệp” của cơn đau bụng

Chẳng ai là không một lần bị đau bụng, nhưng không phải ai cũng biết, mỗi
cơn đau bụng ẩn chứa một thông điệp về bệnh tật khác nhau. Nếu để ý, bạn có thể
cung cấp cho bác sĩ tiếng nói chính xác của cơ thể mình để sớm kiếm tìm liệu
pháp điều trị thích hợp.
Cường độ đau
Đột nhiên bạn bị đau bụng dữ dội, mặt tái nhợt, vã mồ hôi, kêu rên đến mức
phải đi cấp cứu. Điều đó có nghĩa là có thể bạn bị cơn đau thận, viêm phúc mạc
(màng bụng) do loét thủng, viêm tụy. Nếu bạn đau ít hơn nhưng cũng khiến bạn
mất ngủ, hay hạn chế vận động, bắt buộc bạn phải tìm tư thế thích hợp để đỡ đau,
hoặc tìm món đồ ăn uống gì đó miễn là để cơn đau dịu xuống, nghĩa là bạn có cơn
đau thận mức độ vừa phải; hoặc có thể bị viêm ruột thừa; hoặc có thể bị tắc ống
tiêu hóa.
Cơn đau bụng ẩn chứa một thông điệp về bệnh tật khác nhau
Nếu cơn đau xuất hiện khi bạn đang làm việc, đau âm ỉ với cảm giác nặng
bụng, đau rát như bị bỏng, có thể bạn bị loét, viêm dạ dày, trào ngược dạ dày - tá
tràng, hoặc mắc các bệnh rối loạn chức năng đại tràng.
Kiểu đau
Nếu bạn đau rát như bị bỏng thì vấn đề của bạn có liên quan đến tổn thương
dạ dày - thực quản, thường là viêm dạ dày, trào ngược dạ dày - thực quản, ít khi là
loét. Nếu cơn đau xuất hiện đột ngột, lan ra xa, các giai đoạn đau dữ dội và đau ít
xen kẽ lẫn nhau, đó là tính chất đau của ống tiêu hóa (đại tràng, tiểu tràng) hay của
đường dẫn mật bị căng giãn.
Nếu là đau co cứng cơ, thường khó nhận biết hơn, đau như thắt ở sâu và
khu trú tại một chỗ thì có thể là đau do loét dạ dày, tá tràng. Nếu là đau tăng lên
khi sờ nắn vào, thường gặp trong các bệnh tại mật, gan, đại tràng, viêm ruột thừa,
viêm màng bụng, tắc tiểu tràng. Ngược lại, ở các bệnh dạ dày, tụy, nếu sờ nắn
không làm thay đổi cường độ đau.
Tuy vậy, cũng có một số kiểu đau không thể xếp loại. Muốn biết đau đó
liên quan đến bệnh nào hoặc tạng nào thì phải căn cứ vào tính chất khác của đau


như cường độ, vị trí, hướng lan tỏa... và các triệu chứng kèm theo.
Vị trí đau
Đau ở thượng vị (phần trên - giữa của bụng) chính là đau của dạ dày, tá
tràng. Cơn đau thường khu trú, không lan ra xa. Đau ở hạ sườn (phần trên - phía
bên của bụng) thường là do vấn đề về gan, mật. Đau bởi nguyên nhân này thường
khiến người bệnh bị hạn chế hô hấp và buồn nôn.
Nếu bạn đau ở hố chậu, trước hết phải nghĩ ngay đến viêm ruột thừa, nhất
là có sốt (thường sốt nhẹ). Ngoài ra, khi đau ở vị trí này, có thể cơn đau xuất phát
từ manh tràng nếu có kèm theo các rối loạn chức năng đại tràng như ỉa chảy, táo
bón.
Đau ở hố chậu trái thường hay gặp ở các bệnh đại tràng xích ma (là đoạn kế
tiếp với trực tràng), hoặc do bệnh ở phần phụ (buồng trứng, ống dẫn trứng). Cũng
có trường hợp cơn đau thận lan tới các mạn sườn và hố chậu.
Đau ở hạ sườn trái (chỗ gấp khúc của khung đại tràng) là vị trí đau liên
quan đến nhiều tạng trong bụng, trong đó hay gặp nhất là trường hợp đau do tỳ
hoặc đuôi của tụy. Đau ở vị trí gần đường dọc giữa bụng, vùng quanh rốn do nhiều
nguồn gốc khác nhau. Tuy nhiên, trước tiên phải nghĩ đến bệnh ở tiểu tràng hoặc
báng bụng (tràn dịch vào ổ bụng).
Đau ở hạ vị (phần dưới - giữa bụng) liên quan đến tử cung và đại tràng xích
ma. Nếu vùng đau rộng khắp bụng bao gồm cả đại tràng, tiểu tràng, màng
bụng…cần phải nghĩ đến tổn thương ở các tạng này.
Cũng có một số trường hợp đau không điển hình: Đau ở vùng bụng có thể
liên quan đến nhiều tạng không thuộc hệ tiêu hóa, chẳng hạn cơn đau thận (đau ở
vùng bụng - lưng) do tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu, trường hợp này thường kèm
theo dấu hiệu tắc tiểu tràng. Đau vùng thượng vị có thể gặp ở trường hợp nhồi
máu cơ tim. Bệnh phổi cũng có khi gây đau lan xuống bụng, nhất là ở trẻ nhỏ.
Thời điểm đau
Cơn đau có liên quan đến bữa ăn, giấc ngủ... thường là “tiếng gọi” đến từ
“sự cố” ở ống tiêu hóa. Nếu bạn đau rát trong khi ăn hay vừa ăn xong, tức là lúc
này các bệnh viêm dạ dày hay thực quản đã xuất hiện. Tiếp theo khoảng thời gian

không đau, sau khi ăn, các cơn đau do loét dạ dày, tá tràng hoặc viêm tụy sẽ tái
phát.
Đau bụng xuất hiện muộn sau ăn (3-4 giờ) rồi tự nhiên khỏi thường gặp ở
trường hợp hẹp tiểu tràng. Đau do các bệnh rối loạn chức năng đại tràng thường
không xuất hiện vào đêm, ngược lại tư thế nằm ngủ trong đêm làm tăng đau rát
trong bệnh trào ngược dạ dày - thực quản. Về đêm, dạ dày tăng tiết dịch toan làm
xuất hiện cơn đau loét tá tràng. Đau bụng khi mới thức dậy biểu lộ các rối loạn
chức năng đại tràng lành tính

×