Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh thái, sinh trưởng và giá trị kinh tế của cây tre điểm trúc nhập nội trồng lấy măng tại quảng trị​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.35 MB, 73 trang )

Bộ giáo dục đào tạo
bộ nông nghiệp và ptnt
Trường đại học lâm nghiệp
*****

Phan ngọc đồng

Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh thái,
sinh trưởng và giá trị kinh tế của cây tre Điềm
trúc nhập nội trồng lấy măng tại Quảng Trị

Luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp

Hà Tây, 2007


Bộ giáo dục đào tạo
bộ nông nghiệp và ptnt
Trường đại học lâm nghiệp
*****

Phan ngọc đồng

Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh thái,
sinh trưởng và giá trị kinh tế của cây tre Điềm
trúc nhập nội trồng lấy măng tại Quảng Trị
Chuyên ngành: Lâm học
MÃ số: 60.62.60

Luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp


Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS. Ngô Quang Đê

Hà Tây, 2007


1

Mở đầu
Cây tre và luỹ tre làng là đặc trưng nổi bật của văn hóa làng ở nước ta,
là loài cây đồng hành với lịch sử dân tộc và là hình ảnh quen thuộc trong tâm
trí của mỗi người dân Việt Nam mỗi khi xa vắng quê hương. Tre trúc gặp ở
khắp mọi nơi, dễ trồng, sinh trưởng nhanh, sớm khai thác, dễ chế biến và có
nhiều đặc tính phù hợp với yêu cầu sử dụng của con người, nên nó được sử
dụng cho nhiều mục đích khác nhau như : Xây dựng, làm nhà cửa, chuồng
trại, hàng rào, thuyền bè, phao lưới, làm thực phẩm, đồ trang trí, thuốc chữa
bệnh. Với ngành công nghiệp chế biến thì tre nứa là nguyên liệu cho sản xuất
bột giấy, ván cót ép và được xem như là nguồn nguyên liệu chính nhằm thay
thế gỗ góp phần bảo vệ tài nguyên rừng. Đồng thêi tre nøa cßn cã vai trß rÊt
lín trong phßng hộ bảo vệ đất, nước, bảo vệ các công trình thủy điện, thủy lợi,
chắn sóng, bảo vệ đê điều, làng mạc... Xuất phát từ lợi ích nhiều mặt của tre
trúc, những năm gần đây tre trúc được quan tâm chú ý nhiều hơn, có nhiều
giống tre nhập nội được đưa vào trồng thử nghiệm nhiều nơi ở nước ta, các
giống tre này là tre ngọt chủ yếu khai thác măng làm thực phẩm và xuất khẩu.
Với hơn 70% diện tích tự nhiên là đồi núi và cát ven biển, ngành lâm
nghiệp Quảng Trị có vị trí rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xÃ
hội chung của toàn Tỉnh. Sự phát triển ổn định và bền vững ngành lâm nghiệp
sẽ là cơ sở vững chắc cho việc phát triển công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản
trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, sẽ là
nhân tố hết sức quan trọng trong chiến lược xoá đói giảm nghèo và phát triển

kinh tế - xà hội của Tỉnh và Quốc gia.
Tuy nhiên, ngoài những hướng phát triển nguyên liệu cho việc chế biến
gỗ, thì việc tìm ra những loài cây lâm nghiệp sớm thu hoạch và đa mục đích
nhằm hướng phát triển ngành lâm nghiệp ổn định bền vững là hết sức cấp
thiết. Trong những năm vừa qua Quảng Trị đà gây trồng và phát triển một số
loài cây như Bời lời đỏ, Sở, Quế, Dó trầm... nhưng chưa thấy được hiệu qu¶ cơ


2

thể. Cây tre Điềm trúc được đưa về phát triển trên địa bàn tỉnh từ năm 2001
cho đến nay cho thấy được hiệu quả của nó tương đối rõ. Đây là loài tre trồng
chuyên để lấy măng được nhập nội từ Trung Quốc, chất lượng măng được
người dân công nhận là ngon, dễ chế biến, được thị trường ưa chuộng và dễ
tiêu thụ, năng suất tương đối cao, trồng một lần có thể thu hoạch nhiều lần,
đưa so sánh giá trị kinh tế với các loài cây nông nghiệp ngắn ngày khác trên
cùng chân đất như Ngô, Khoai, Sắn, Lạc, Đậu đỗ...thì người dân thích đưa cây
tre Điềm trúc vào thay thế.
Để thấy được giá trị thực của loài tre Điềm trúc cũng như khả năng sinh
trưởng phát triển như thế nào từ đó có hướng phát triển, tôi chọn đề tài:
Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh thái, sinh trưởng và
giá trị kinh tế của cây tre Điềm trúc nhập nội trồng lấy măng tại Quảng
Trị


3

Chương 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Măng tre là một loại thực phẩm sạch, ăn ngon, có giá trị dinh dưỡng và

có thể chữa bệnh, sản phẩm măng tre có giá trị cao trên thị trường trong sử
dụng tiêu dùng và xuất khẩu. Vì vậy, nghiên cứu về măng tre đà được các nhà
khoa học nghiên cứu từ rất lâu.
Theo tài liệu nghiên cứu của Tác giả Trung Quốc Dương Ninh Minh,
Huy Triệu Mạo về cây tre Điềm trúc: đây là loài tre mäc cơm, tre tróc lín, cã
thĨ cao tíi 20 30m, thân dày tới 1cm. Có thể mọc ở độ cao 1.800m. Về phân
tích giá trị dinh dưỡng của măng Điềm trúc: Nước 91,24%; Prôtêin 1,96%;
Lipit 0,45%; Đường tổng số 2,63%; Xenlulô 0,63%; tro 0,72% đây là một
loại thực phẩm đầy đủ chất dinh dưỡng đem so sánh với một số loài rau củ
khác như Khoai tây, Cải trắng, củ cải trắng thì măng Điềm trúc không thua
kém mà còn giá trị cao hơn trong hàm lượng các thành phần dinh dưỡng.
(Dương Ninh Minh; Huy Triệu Mạo, Bamboo shoots and industrialized
exploitation, 1998, NXB lâm nghiệp Trung Quốc.).
Theo tác giả Chu Phương Thuần (Trung Quốc) Nghiên cứu tổng hợp 35
loài tre trúc đưa ra kết quả chung: măng tươi chiếm 88 93% nước theo trọng
lượng; Prôtein 1,5 4%; Lipít 0,25 0,95%; Đường tổng số 0,78 5,86%;
Xenlulô 0,6 1,34%; Tro 0,66 1,21%; các nguyên tố vi lượng: Lân 37
92ppm, Fe 4 9ppm, Ca 42 300ppm và nhiệt lượng mỗi gam măng tương
đương 161 405 Calo. Măng tre chứa 18 loại axit amin trong đó có những
axit amin không thể thay thế (Chu Phương Thuần, Cultivation onduntization
of bamboo, 1998, Đại học lâm nghiệp Nam Kinh.).
Công trình nghiên cứu về Bamboosaceae của Munro xuất bản năm
1868 là công trình đầu tiên nghiên cứu đối tượng này. Sau đó, là công trình
Các loại Bamboosaceae của ấn Độ của Gamble xuất bản năm 1896, công
trình ®· cho biÕt chi tiÕt 151 loµi tre tróc cđa ấn Độ, Miến Điện, Inđônêxia,


4

Malaixia và đà xuất bản thành công công trình Những bài học nhỏ về sinh lý

tre nứa ấn Độ. Năm 1899 Troup đà thâu tóm những hiểu biết về tre nứa vào
công trình Phương pháp xử lý về Lâm học đối với cây rừng ấn Độ có thể
nói công trình nghiên cứu về sinh thái tre nứa đà bắt đầu tiến hành trước thời
kỳ Gamble, Brandis và Troup. Một công trình đầu tiên cung cấp nhiều thông
tin về tre nứa phải kể đến công trình Rừng tre nứa của I.J Haig, M.A.
Huberman, U.Aung.Dis đà được FAO xuất bản năm 1959, công trình này các
tác giả đà tổng kết được các nhu cầu sinh thái, đặc tính sinh vật học của tre
nøa nãi chung. Trung Qc lµ n­íc cã ngn tµi nguyªn tre tróc phong phó
nhÊt trªn thÕ giíi. Trung Qc, ấn Độ, Nhật Bản là những nước có nhiều công
trình nghiên cứu về đối tượng này, đặc biệt trong mấy năm gần đây Trung
Quốc đà thành lập trung tâm chuyên đề, chuyên nghiên cứu về tre trúc, đi sâu
nghiên cứu vỊ chđng lo¹i, lai t¹o gièng míi, kü tht kinh doanh (gây trồng,
chăm sóc, khai thác...). Trong số những công trình nghiên cứu tại Trung Quốc,
một công trình được đánh giá cao trong năm 1994 về lai tạo thành công giữa
loài Đại lục trúc (Dendrocalamopsis daii 3)và Chưởng cao trúc (Bambusa
pervariabilis) cho giống lai, măng có năng suất cao, chất lượng tốt, làm thực
phẩm rất ngon.
Tại hội thảo Quốc tế về tre trúc được tổ chức tại Hàng Châu Trung
Quốc tháng 10/1995 một lần nữa khẳng định Trung Quốc là nước có nguồn tài
nguyên tre trúc phong phú bậc nhất trên thế giới với 40 chi, khoảng 400 loài,
diện tích tre nứa có trên 7 triệu ha (trong đó 4 triƯu ha lµ rõng trång tre tróc
kinh tÕ, 3 triƯu ha rõng trång tre tróc trªn nói cao). ChØ tính riêng kim ngạch
xuất khẩu tre trúc của Trung Quốc mỗi năm đạt 240 250 triệu USD. Đến
nay, tổng giá trị sản phẩm tre trúc đạt 2,2 tỷ USD/năm. Một nghiên cứu nữa
mang tính chất nghiên cứu cơ bản vỊ tre tróc cã ý nghÜa quan träng trong kinh
doanh đối tượng này là công trình Nghiên cứu sinh lý tre tróc” cđa GS.TS
Koichiro Ueda – Tr¹i rõng thùc nghiƯm khoa học nông nghiệp Trường Đại


5


học Tokyo Nhật Bản, xuất bản tháng 4 năm 1960 và được Vương Tấn Nhị
dịch năm 1976. Tác giả đà công bố trên thế giới có 1.250 loài (species), 47 chi
(genera), chi tập trung nhiều nhất ở Châu á, ít nhất ở Châu úc (6 chi). Trong
đó, Đông Nam á được coi là vùng trung tâm phân bố của tre trúc. Tre trúc
sinh sản mạnh và chủ yếu bằng sinh sản vô tính phân nhánh thân ngầm. Một
đặc điểm khác biệt so với các loài cây thân gỗ hoặc cau dừa là sau khi măng
nhô lên khỏi mặt đất trong thời gian 30 110 ngày cây tre đà định hình về
đường kính và chiều cao, không thay đổi cho đến khi trưởng thành. Năm 1994
tổ chức INBAR đưa ra danh sách 19 loài tre trúc được ưu tiên đưa vào phương
hướng hành động Quốc tế và 18 loài được ghi nhận là quan trọng, trong đó có
10 loài có thể kinh doanh lấy măng. ở Thái Lan, tre trúc được coi là đặc sản
rừng quan trọng, có vị trí lớn trong phát triển nông thôn miền núi. Rừng tre
tróc cđa hä hiƯn cßn 5 triƯu ha, chđ u tập trung ở phía Bắc và Tây Bắc Thái
Lan, trữ lượng đạt 13 tỷ cây (Ramyorangsi, 1985 và 1987). Đặc biệt trong 5
năm qua đà có 45.000 hộ gia đình trồng tre để lấy măng làm thực phẩm. Măng
là thực phẩm ngon rất được ưa chuộng ở nhiều nước trên thế giới
(Thamminchi, 1995). Kết quả phân tích thành phần hoá học măng tre của
Viện lâm nghiệp Trung Quốc và các tác giả người Thái Lan
(Kamolsisuphara,1995) cho biết măng tre có nhiều khoáng chất và dinh dưỡng
rất có lợi cho sức khoẻ con người. Trung Quốc hàng năm sản xuất 1,7 triệu tấn
măng tươi, 120 triệu tấn măng khô, 200.000 tấn măng đóng hộp; Thái Lan từ
những năm 1992 đà thu hoạch 272.667 tấn măng mỗi năm; Nhật Bản hàng
năm sản xuất 150.000 tấn măng, trong khi đó nhu cầu tiêu thụ lên tới 300.000
tấn/năm. Thị trường tiêu thụ măng lớn nhất hiện nay là Hoa Kỳ, các nước
trong khối G7 và các nước ASEAN,...
Năm 1999 bột giấy được sản xuất từ tre trúc khoảng 1,69 triệu tấn,
chiếm 10,8% sản lượng bột xellulose không phải gỗ, chiếm 0,92% tổng sản
lượng bột giấy của thế giới. ấn Độ được coi là nước ®øng ®Çu thÕ giíi vỊ sư



6

dụng tre nứa làm nguyên liệu bột giấy, sau đó đến Trung Quốc, Philippin,
Thái Lan, Mianma,... bột giấy được chế biến từ tre trúc ưu việt hơn hẳn so với
các nguyên liệu khác bởi vì tre trúc mọc nhanh, không có vỏ, sợi dài, giá
thành nguyên liệu hạ và sản xuất được nhiều loại giấy có chất lượng cao (Tài
liệu thống kê Liên Hợp Quốc, 2000). Tre trúc trong ngành sản xuất ván nhân
tạo được xem là nguyên liệu chính thay thế gỗ. Ngoài ra, tre trúc với các mặt
hàng thủ công mỹ nghệ hết sức phong phú, có giá trị nghệ thuật cao đang
được ưa chuộng trên thị trường thế giới.
Tóm lại, tre trúc được sử dụng phổ biến trên thế giới đặc biệt là các
nước Châu á, sử dụng trong công nghiệp xây dựng, trồng rừng sản xuất,
phòng hộ, trong công nghiệp sản xuất bột giấy, ván ép. Ngoài ra còn là nguồn
thực phẩm rất được ưa dùng, đến hàng thủ công mỹ nghệ có giá trị nghệ thuật
cao mang tính văn hoá nhân văn ở nhiều nước trên thế giới. Cũng bởi lẽ đó, tre
trúc là đối tượng được các nhà khoa học của nhiều nước trên thế giới nghiên
cứu rất sớm. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu khoa học của mỗi nước có
những mức độ rất khác nhau, nhưng đều chung một mục đích phục vụ lâu dài
cho lợi ích của con người và sử dụng bền vững tài nguyên này thông qua
nghiên cứu các thuộc tính tự nhiên của tre trúc, cách gây trồng và giá trị kinh
tế của chúng,... Như vậy, có thể khẳng định rằng cho đến nay trên thế giới
nhiều công trình nghiên cứu về tre trúc đà được công bố, nhưng không thể áp
dụng một cách máy móc kết quả nghiên cứu của quốc gia này cho một quốc
gia khác, vùng này cho vùng khác,... mà cần có những nghiên cứu hoặc kiểm
chứng cụ thể cho từng khu vực và nó càng trở nên cần thiết khi đưa một loài
nhập néi vµo trång thư nghiƯm ë mét qc gia nµo đó.
1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
ở Việt Nam từ lâu tre nứa đà thực sự gắn liền với đời sống kinh tế xÃ
hội. Các sản phẩm từ tre nứa có giá trị nhiều mặt. Vì lẽ đó mà các nhà khoa

học lâm nghiệp nước ta đà quan tâm nghiên cứu đối tượng này song song với


7

các loài cây gỗ và cây đặc sản khác ngay từ khi mới thành lập Viện Lâm
Nghiệp. Từ những năm đầu của thập niên 60 đầu tiên phải kể đến công trình
Kinh nghiệm trồng luồng của Phạm Văn Tích năm 1963. Công trình này tác
giả đà tổng kết những kinh nghiệm trồng luồng trong nhân dân, từ các hiểu
biết về cây luồng mà nhân dân các vùng trồng luồng đà tích luỹ được. Tiếp
sau đó là hàng loạt các công trình nghiên cứu về cây luồng ở các khía cạnh
khác nhau như: Bước đầu nghiên cứu đặc điểm đất trồng luồng của Phạm
Ngọc Bình xuất bản năm 1964, Nghiên cứu ®Êt trång DiƠn ë CÇu Hai – VÜnh
Phóc” cđa Ngun Thị Phi Anh năm 1967, Nghiên cứu diễn biến của đất
trồng tre trúc của Hoàng Xuân Tý năm 1972. Các tác giả đà tìm hiểu về đất để
trồng tre trúc và diễn biến dưới tán rừng tre trúc. Năm 1972 Phạm Bá Minh
với công trình Nghiên cứu giống cây luồng bằng phương pháp ươm cành
trong bầu dinh dưỡng, Công trình của Trịnh Đức Huy Ươm luồng bằng
cành chét. Hoàng Vĩnh Tường (1961 1977) đà công bố công trình Nghiên
cứu tác động của một số chất kích thích sinh trưởng đến việc nhân giống
luồng bằng cành, các tác giả đà tìm hiểu áp dụng các phương pháp nhân
giống khác nhau nhằm khắc phục tình trạng thiếu hụt giống cho trồng rừng.
Về công tác gây trồng luồng, năm 1971 của tác giả Đặng Vũ Cẩn - Ngô
Quang Đê - Lê Văn Liễu - Nguyễn Lương Phán đà có công trình Nhận biết,
gây trồng, bảo vệ và khai thác tre trúc.
Năm 1986 1990 Trịnh Đức Trình và Nguyễn Thị Hạnh có công trình
Thâm canh rừng luồng lấy măng xuất khẩu và còn rất nhiều công trình
nghiên cứu khác về thời vụ cũng như các biện pháp kỹ thuật gây trồng và thâm
canh luồng. Nhìn chung các tác giả đi sâu nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật
lâm sinh từ khâu gây trồng đến khâu chăm sóc quản lý cũng như các tác động

kỹ thuật vào rừng luồng sau khi khép tán. Về sinh trưởng của tre nứa có công
trình Sinh trưởng của tre gai và tre lộc ngộc ở Đông Triều Quảng Ninh của
Ngô Quang Đê.


8

Năm 1998 Phân viện Lâm nghiệp phía Nam được Cục Phát triển Lâm
nghiệp cấp kinh phí để thí nghiệm trồng tre Tàu (Sinocalamus latiflorus
Munro) lấy măng. Đồng thời Phân viện Lâm nghiệp, Trung tâm Lâm sinh
Ngọc Lạc Thanh Hoá, Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng thuộc Viện
khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, tạo giống tre bằng nuôi cấy mô nhưng chưa
thành công. Kết quả từ các hoạt động nghiên cứu trên đến nay như thế nào
chưa được công bố.
Năm 2005 tác giả Nguyễn Hoàng Nghĩa xuất bản cuốn sách Tre trúc
Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, chủ yếu nghiên cứu về phân loại và mô
tả các loài tre tróc ViƯt Nam, ®· chØ ra ViƯt Nam cã 216 loài tre trúc thuộc 25
chi và đà mô tả 194 loài tre trúc Việt Nam, các loài tre nhập nội như Bát độ,
Điềm trúc và Tạp giao có điểm qua trong cuốn sách nhưng không có mô tả.
Năm 1996 Xí nghiệp Nấm xuất khẩu Hà Nội nay là Công ty Đầu tư
xuất nhập khẩu chế biến Nông Lâm sản đà nhập nội giống tre Lục trúc
(Bambusa oldhamii) Đài Loan trồng để kinh doanh măng ở Bắc Giang, Hà
Tây, Hoà Bình. Đến năm 1999 2000 Công ty tiếp tục nhập giống tre Điềm
trúc (Dendrocalamus latiflorus Munro), tre Tạp giao từ Trung Quốc về trồng
thử nghiệm tại Ba Vì - Hà Tây. Năm 2001 đến nay Trung tâm Khuyến nông Khuyến lâm Quảng Trị nhập giống tre Điềm trúc về trồng thử nghiệm trên địa
bàn đà có sự thành công nhất định được bà con nông dân hưởng ứng, và hiện
nay loài tre này đang được người nông dân nhân rộng kết quả, tuy nhiên về
nghiên cứu sinh trưởng và hiệu quả kinh tế loài Điềm trúc lấy măng trên địa
bàn Quảng Trị thì chưa có một nghiên cứu nào thực hiện. Loài Điềm trúc này
cũng đà được trồng thành công một số nơi như ở vùng ngập lũ Thanh Trì - Hà

Nội ven Sông Hồng (đây là rốn lụt của Hà Nội), vậy mà đà trồng thành công
với loài Điềm trúc lấy măng, cây trồng chưa đến 1 năm tuổi gặp trận ngập lũ
ngâm 7 - 15 ngày, với ®é s©u 0,7 - 2,2m, sau khi lị rót c©y vẫn xanh tốt, chưa
đầy 3 năm Điềm trúc đà cho thu hoạch măng đạt cánh đồng 50 triệu đồng/ha
(theo bài báo Chuyển đổi cây trồng ở vùng ngập lũ Thanh Trì, báo Nhân


9

Dân ngày 05/01/2006, tác giả Song Hà). Giáo sư, Tiến Sĩ Ngô Quang Đê công
bố trên tạp chí Lâm nghiệp Việt Nam tháng 8/1999 về cây tre ngọt Lục trúc Đài Loan Cách gây trồng, nhân giống từ hom cành..., Thạc Sỹ Trần Trung
Hậu có làm đề tài Nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học và phẩm chất
măng của hai loài tre Điềm trúc và Tạp giao nhập nội trồng thử nghiệm tại Đá
Chông Ba Vì, năm 2001. Loài tre Điềm trúc đà được Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn ban hành quy phạm kỹ thuật trồng, chăm sóc và khai
thác tại Quyết định số 51/2004/QĐ- BNN, ngày 19 tháng 10 năm 2004.
Tóm lại, những nghiên cứu tìm hiểu về đặc điểm sinh vật học của một
số loài tre trúc ở Việt Nam tính đến thời điểm này đà có rất nhiều công trình
được công bố và kết quả nghiên cứu khá toàn diện về đặc điểm sinh lý, sinh
thái, đất trồng và diễn biến về đất dưới tán rừng tre nứa, các phương pháp nhân
giống, tạo giống, kỹ thuật trồng và các biện pháp kỹ thuật lâm sinh. Nhưng
riêng với những loài tre trúc nhập nội từ nước ngoài đưa vào nước ta từ năm
1996 ®Õn nay, ®· cã mét sè nghiªn cøu, tuy nhiªn vẫn chưa toàn diện và việc
ứng dụng vào một địa phương cũng cần có những nghiên cứu cụ thể với điều
kiện tự nhiên ở đó , vì vậy chúng tôi chọn đề tài Nghiên cứu một số đặc điểm
hình thái, sinh thái, sinh trưởng và giá trị kinh tế của cây tre Điềm trúc nhập
nội trồng lấy măng tại Quảng Trị là cần thiết, và từ kết quả nghiên cứu đề
xuất được một số biện pháp kỹ thuật Lâm sinh, đưa ra được con số cụ thể về
giá trị kinh tế của loài tre này trên địa bàn Quảng Trị.



10

Chương 2. mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh thái, sinh trưởng và giá trị
kinh tế, xà hội của cây tre Điềm trúc nhập nội trồng tại Quảng Trị, từ đó đánh
giá khả năng phát triển loài cây này ở địa phương.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Loài tre Điềm trúc (Dendrocalamus latiflorus Munro, tên khác: Ma
trúc, Bát độ) nhập nội từ Trung Quốc trồng lấy măng tại Quảng Trị.
2.3. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh thái, sinh trưởng và giá trị
kinh tế của cây tre Điềm trúc nhập nội trồng lấy măng tại Quảng Trị.
Đề tài được thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Trị và lấy mẩu tại các
điểm sau: Địa bàn huyÖn Cam Lé, huyÖn VÜnh Linh, huyÖn TriÖu Phong.
2.4. Néi dung nghiên cứu
2.4.1. Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh thái và sinh trưởng
của cây tre Điềm trúc nhập nội tại Quảng Trị
* Vật hậu học của cây tre Điềm trúc
- Thời kỳ ra măng.
- Thời kỳ măng rộ.
- Kết thúc mùa măng.
- Ra lá và rụng lá.
* Đặc điểm hình thái của cây tre Điềm trúc
- Hình thái thân.
- Hình thái cành và phân cành.
- Hình thái lá.
- Hình thái măng và mo nang.
* Nghiên cứu Sinh trưởng của cây tre Điềm trúc



11

- Theo dõi sinh trưởng của măng từ khi nhú khỏi mặt đất đến khi định
hình một cây tre.
- Tuổi tre cho thu hoạch sản phẩm măng và sản lượng ổn định.
- Số lượng cây mẹ hợp lý.
- Mối quan hệ giữa đường kính thân cây mẹ và măng.
* Nghiên cứu đặc điểm sinh thái của tre Điềm trúc
2.4.2. Các biƯn ph¸p kü tht ¸p dơng trong kinh doanh trång tre lấy
măng
* Các biện pháp kỹ thuật áp dụng trong trồng và chăm sóc.
* Sự liên quan giữa cách chăm sóc khác nhau của các gia đình nông dân
và sản lượng măng.
2.4.3. Tìm hiểu giá trị kinh tế, giá trị xà hội của cây tre Điềm trúc
* Tìm hiểu sản lượng măng của tre Điềm trúc
- Năm bắt đầu cho thu hoạch măng.
- Năm cho sản lượng măng cao và ổn định.
- Tỷ lệ măng cả vỏ (bẹ mo) và không vỏ.
- Tỷ lệ giữa khối lượng măng khô và khối lượng măng tươi.
* Hiệu quả kinh tế của trồng tre Điềm trúc lấy măng
- Đầu tư trồng mới.
- Đầu tư chăm sóc.
- Thời gian bắt đầu thu hoạch cho hiệu quả kinh tế.
- Thời gian hoà vốn, tính theo thời giá thị trường hiện hành.
- Giá cả măng tươi và măng khô.
* Tìm hiểu về hiệu quả xà hội : giải quyết lao động, việc làm, thu nhập,
đời sống...
Từ các nắm bắt ở trên có hướng đề xuất nhằm phát triển bền vững cây

tre Điềm trúc.


12

2.5. Phương pháp nghiên cứu
2.5.1. Phương pháp thu thập số liệu
Để thu thập thông tin cho mỗi nội dung nghiên cứu sử dụng một hoặc
kết hợp các phương pháp sau đây: nghiên cứu tài liệu, đánh giá nhanh nông
thôn RRA và PRA, phát phiếu theo dỏi, quan sát, đo đếm ngoài hiện trường,
điều tra thực địa bằng cách chọn cây tiêu chuẩn, khóm tiêu chuẩn. Cụ thể các
chỉ tiêu được thực hiện như sau:
* Đặc điểm khí hậu, điều kiện tự nhiện và dân sinh kinh tế
Kế thừa số liệu tại cuốn Chiến lược phát triển lâm nghiệp tỉnh Quảng
Trị giai đoạn 2005 - 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020, thu thập
số liệu của Trạm Khí tượng Đông Hà - Quảng Trị. Căn cứ vào số liệu khí
tượng này so sánh với điều kiện thích nghi của loài tre Điềm trúc để xác định
mức độ thích nghi, khả năng phát triển và sự cần thiết của loài cây này trên địa
bàn tỉnh.
Điều tra đất: áp dụng phương pháp điều tra nhanh tại hiện trường để sơ
bộ xác định tính chất lý học và các chỉ tiêu cần thiết. Đào và mô tả 3 phẩu
diện đất tại 3 ®iĨm chÝnh thu thËp sè liƯu (mÈu ®Ỉc tr­ng ®iĨm nghiên cứu,
nằm ngoài điểm trồng cây), đưa đi phân tích thành phần hoá học tại Chi cục
đo lường chất lượng thuộc Sở KHCN Quảng Trị. Các đặc điểm của phẩu diện
đất được mô tả theo mẩu phiếu 2.1 tại Phụ lục 1.
* đặc điểm hình thái, sinh thái và sinh trưởng
- Vật hậu học
Theo dõi và quan sát tại một điểm nghiên cứu để quan sát các đặc điểm
về vật hậu học, quan sát cố định 5 búi tre, theo dõi 5 cây cố định (1cây/búi).
Chỉ tiêu này được mô tả tại mẩu phiếu 2.2 Phụ lục 1.

- Đặc điểm hình thái
Về đặc điểm hình thái đề tài sử dụng phương pháp điều tra quan sát, đo
đếm và mô tả các bộ phận mô tả là:


13

+ Lá: hái lá của cây tre ở các búi tuổi 3 - 4, tại 5 cây bẻ cành
ngẫu nhiên tại 3 vị trí gốc, giữa, ngọn và tiến hành mô tả, đo kích thước lá của
các cành gồm 66 lá.
+ Mo thân
+ Thân khí sinh
+ Thân ngầm:
Các đặc điểm được mô tả theo mẩu phiếu 2.3 Phụ lục 1.
- Sinh trưởng của cây tre
+ Về chỉ tiêu sinh trưởng ta chọn 5 cây tiêu chuẩn, làm phiếu theo dõi
kết hợp cùng chủ hộ theo dỏi từ quá trình măng đến khi cây định hình một cây
tre hoàn chỉnh, theo mÈu phiÕu 2.4 Phơ lơc 1.
+ §iỊu tra pháng vÊn các chủ hộ kinh doanh măng tre về tuổi tre cho
sản lượng măng ổn định.
+ Tìm hiểu kỹ thuật điều tiết cây mẹ trong kinh doanh lấy măng của các
hộ nông dân.
+ Điều tra về chỉ tiêu trọng lượng măng trung bình và tỷ lệ sử dụng
măng: Giá trị trọng lượng măng chúng tôi tiến hành thu thập số liệu trung
bình tại 10 lần đi lấy số liệu, đưa vào tổng hợp thành một biểu và tính ra số
liệu trung bình về trọng lượng măng cả vỏ, trọng lượng măng không vỏ, tỷ lệ
sử dụng của măng khai thác sau khi bóc vỏ.
+ Để tìm hiểu mối quan hệ giữa đường kính thân cây mẹ và măng ta
chọn thời điểm sản lượng măng ổn định giữa vụ, tiến hành đo mối tương quan
giữa măng và cây mẹ với dung lượng mẩu 62 và lập hàm tương quan về 2 chỉ

tiêu này. Số liệu được đo đếm giữa vụ măng (giai đoạn năng suất ổn định),
tiến hành đo 1 lần mối quan hệ giữa Doo tre và Doo măng theo biểu tương
quan 2.5 Phụ lục 1.
- Đặc điểm sinh thái tre Điểm trúc: căn cứ vào điều kiện gây trồng của
cây tre Điềm trúc, căn cứ vào điều kiện khí hậu tỉnh Quảng trị và căn cứ vào
đặc điểm vật hậu học, khả năng sinh trưởng của cây tre Điềm trúc tõ ®ã xem


14

khả năng thích nghi của của cây tre Điềm trúc trên điều kiện vùng sinh thái
Quảng Trị.
* Các biện pháp kü tht ¸p dơng trong kinh doanh trång tre lÊy măng
Điều tra phỏng vấn các hộ kinh doanh trồng tre lấy măng về các biện
pháp kỹ thuật áp dụng trong trồng và chăm sóc măng tre của gia đình, phát sổ
theo dõi xem xét về năng suất của các hộ khi áp dụng các biện pháp kỹ thuật
khác nhau. ảnh hưởng của việc áp dụng sai kỹ thuật chăm sóc và khai thác
làm búi tre bị nâng gốc ảnh hưởng đến năng suất như thế nào.
* Giá trị kinh tế và giá trị xà hội của cây tre Điềm trúc
Trên cơ sở sản lượng măng thu hoạch của các hộ kinh doanh, ta lấy một
con số khả thi nhất để tính hiệu quả kinh tế của măng tre Điềm trúc khi áp
dụng đúng theo qui trình kỹ thuật.
Theo các số liệu của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến lâm, kết hợp
cùng số liệu thực tế của người dân đầu tư vào công việc của họ, tính ra định
suất đầu tư cho 1 ha từ khi trồng đến khi thu hoạch, công đầu tư chăm sóc và
thu hái măng, giá cả bán măng thực tế, từ đó tính hiệu quả kinh tế của việc
trồng tre lấy măng như thế nào. Tìm hiểu thêm về thị trường của loài măng
Điềm trúc này tại Quảng Trị để có hướng đề xuất sản xuất nâng cao giá trị.
Về hiệu quả xà hội: tìm hiểu việc giải quyết lao động việc làm nâng cao
đời sống cho người dân.

2.5.2. Phương pháp xử lý số liệu
- Các số liệu được tổng hợp thành các bảng biểu.
- Phân tích tổng hợp.
- Sử dụng phần mềm SPSS lập hàm tương quan giữa đường kính cây mẹ
và măng. Với số liệu thu thập được ta cần so sánh lựa chọn và lựa chọn dạng
liên hệ tốt nhất trong các dạng thăm dò sau:
Hàm Linear (LIN):

Y= a + bX

(2.1)

Hàm Logarithmic (LOG) :

Y= a + blogX

(2.2)

Hµm Inverse (INV):

Y= a + b/X

(2.3)


15

Hµm Parabon bËc 2 (QUA):

Y= a + b1X + b2X2


Hµm Parabon bËc 3(CUR):

Y= a + b1X + b2X2 + b3X3 (2.5)

Hàm Power (POW):

Y= B0XB1

(2.6)

Hàm Compound (COM):

Y= B0 * B1X

(2.7)

Hàm chữ S (S):

Y= exp(B0 + B1/X)

(2.8)

Ký hiệu:

(2.4)

Y là giá trị Doo măng (biến phụ thuộc)
X là giá trị Doo tre (biến độc lập)


Tiêu chuẩn lựa chọn chủ yếu là dựa vào hệ số xác định R2. Hệ số xác
định cao nhất trong các hàm đà thử nghiệm và xác suất của F (sig.) < 0,05,
căn cứ vào các hệ số của phương trình (chỉ số t kiểm tra tồn tại các hệ số đều
tồn tại của các hệ số và xác suất kiểm tra của t), xác suất này nhỏ hơn 0,05
cho thấy các hệ số đều tồn tại trong tổng thể thì được chọn để mô phỏng mối
quan hệ.
- Chỉ tiêu nghiên cứu khả năng ảnh hưởng của các búi tre nâng gốc đến
năng suất cũng được áp dụng tính bằng phần mềm SPSS: số liệu sẻ được chia
tổ, ghép nhóm, sau đó tính toán các giá trị nghiên cứu và lập biểu đồ.
- áp dụng các công thức tính các chỉ tiêu kinh tế Bt, Ct, lợi nhuận để
tính giá trị kinh tế của trồng tre lấy măng.
Bt = Tổng thu nhập trong vụ măng
Ct = tổng chi phí đầu tư + Chi phí đầu tư chăm sóc 3 năm + Chi phí
công khai thác măng.
Lợi nhuận = Bt - Ct
- So sánh số liệu, có nhận xét đánh gi¸.


16

Chương 3. điều kiện tự nhiên và dân sinh kinh tế
3.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Quảng Trị thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, có toạ độ địa lý 16018'13''
đến 17010' vĩ độ Bắc và 106030'51'' đến 107023'48'' kinh độ Đông.
. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình
. Phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên Huế
. Phía Đông giáp với biển Đông
. Phía Tây giáp các tỉnh Savanakhet, Salavan của CHDCND Lào.
Trên biển tỉnh Quảng Trị có huyện đảo Cồn Cỏ, cách đất liền khoảng
30 km về phía Đông, với diện tích tự nhiên 2,2 km2.

Diện tích tự nhiên của Quảng Trị tuy không lớn so với các tỉnh vùng
Bắc Trung Bộ nhưng Quảng Trị có nhiều lợi thế về vị trí địa lý - kinh tÕ, thĨ
hiƯn qua nh÷ng u tè sau:
. Trên địa bàn tỉnh có các tuyến giao thông huyết mạch chạy qua như:
Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường xuyên á (Quốc lộ 9) được coi là
hành lang kinh tế Đông Tây nối Việt Nam - Lào - Thái Lan - Mianma và các
nước khác trong khu vực, tuyến đường sắt Bắc - Nam, đường vận tải biển. Đây
là những yếu tố thuận lợi để Quảng Trị mở rộng giao lưu phát triển kinh tế văn hoá với các vùng kinh tế trong nước và khu vực các nước ASEAN.
. Quảng Trị có cửa khẩu quốc tế Lao B¶o, cưa khÈu qc tÕ La Lay,
c¶ng biĨn Cưa ViƯt, ga đường sắt Đông Hà, Quảng Trị là một trong những đầu
mối lưu thông kinh tế - đời sống trong nước và Quốc tế.
. Quảng Trị có địa hình đa dạng (cả vùng đồi núi, đồng bằng và ven
biển), tài nguyên xà hội - nhân văn (cả vật thể và phi vật thể) khá phong phú
(do đây là vùng đất giao thoa, hội tụ của nhiều luồng văn hoá, chứng nhân của
nhiều sự kiện lịch sử dựng nước và giữ n­íc).


17

Có thể nói những lợi thế về vị trí địa lý của Quảng Trị sẽ là động lực thúc
đẩy mạnh mẽ quá trình phát triển kinh tế - xà hội theo hướng công nghiệp hoá,
hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, và gắn với an ninh quốc phòng.
3.2. Khí hậu
Khí hậu Quảng Trị mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Tuy nhiên, do vị trí địa lý và các đặc điểm về địa hình, khí hậu Quảng Trị có diễn
biến khá phức tạp, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông lâm nghiệp.
Biểu 3.1. Tổng hợp tình hình khí tượng thủy văn từ 1995 - 2006
Tháng
Nhiệt độ
Tổng lượng

Số giờ nắng
Độ ẩm tương đối
trung bình mưa (mm)
(giờ)
trung bình (%)
0
( C)
Th¸ng 1
20,0
52,5
101,9
89,1
Th¸ng 2

20,5

48,1

85,3

90,3

Th¸ng 3

22,8

44,5

116,3


88,7

Th¸ng 4

26,2

60,1

174,6

85,1

Th¸ng 5

28,2

141,4

213,7

79,8

Th¸ng 6

30,0

62,3

226,0


71,8

Th¸ng 7

29,6

68,2

211,9

71,3

Th¸ng 8

28,8

173,9

195,7

76,4

Th¸ng 9

26,9

392,9

135,6


85,5

Th¸ng 10

25,5

574,0

128,7

88,8

Tháng 11

23,1

491,4

101,0

87,8

Tháng 12

20,3

261,8

54,9


87,9

Cả năm

25,2

2371,0

1745,4

83,5

(Nguồn: Số liệu Trạm khí tượng Đông Hà)
* Nhiệt độ
Lượng nhiệt tương đối cao, tổng tích nhiệt trung bình năm bình quân
9.0000C, miền núi Khe Sanh thấp nhất nhưng cũng đạt tới 8.0000C. Nhiệt độ
trung bình năm 25,20C, nhiệt độ tháng cao nhất (tháng 6 đến tháng 7) trung b×nh


18

khoảng 300C, có ngày nhiệt độ lên trên 400C, tháng thấp nhất (tháng 1, 2 và
tháng 12) khoảng 200C có khi xuống tới 8 - 90C.
* Chế độ ẩm
Độ ẩm không khí trung bình năm 83,5%, phân thành 2 mùa rõ rệt: Mùa
khô nóng kéo dài 4 tháng, từ tháng 5 đến tháng 8 với độ ẩm trung bình từ 71 80% và đạt cực tiểu vào tháng 7 xuống 71,3%. Độ ẩm tăng nhanh khi bước vào
mùa mưa và duy trì ở mức cao, với độ ẩm trung bình từ 85 - 90%.
* Chế độ mưa
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 năm trước kéo dài đến tháng 2 năm sau, đạt
cực đại vào tháng 10, 11, chiếm 70% lượng mưa năm. Từ tháng 3 đến tháng 7

lượng mưa ít nhất, tổng lượng mưa trong thời kỳ này chỉ chiếm dưới 30% lượng
mưa năm. Tổng lượng mưa bình quân năm từ 2.300 - 2.700 mm ở vùng núi và
1.800-2.000 mm ở vùng đồng bằng. Tháng 10 có lượng mưa cao nhất thường đạt
trên 600 mm/tháng. Mưa tiểu mÃn thường xảy ra từ ngày 15 đến ngày 30 tháng
5, lũ sớm xảy ra cuối tháng 8 đầu tháng 9.
* Chế độ gió
Quảng Trị là một trong những vùng chịu ảnh hưởng của 2 loại gió mùa
chính: Gió mùa Tây Nam (gió Lào) thường xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 8 với
tần suất xuất hiện từ 50 đến 60% và gió mùa Đông Bắc xuất hiện từ tháng 9 đến
tháng 2 năm sau, với tần suất xuất hiện từ 40 - 50%.
* BÃo
Hàng năm mùa bÃo thường bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào cuối tháng
11. Do vị trí địa lý tiếp giáp với biển, bÃo thường xuất hiện với cường độ lớn,
kèm theo triều cường nên khả năng gây thiệt hại do bÃo đối với sự phát triển
nông lâm nghiệp và đời sống nhân dân thường rất lớn.
3.3. Tài nguyên đất đai
* Hiện trạng sử dụng đất
Theo số liệu thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường, hiện trạng sử
dụng đất phân theo mục đích sử dụng được thể hiện ở biểu 3.2.


19

Biểu 3.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2003
Các loại đất

Diện tích (ha)

Tổng diện tích tự nhiên
1. Đất nông nghiệp

2. Đất lâm nghiệp (có rừng)
3. Đất chuyên dùng
4. Đất ở
5. Đất chưa sử dụng

Tỷ lệ (%)

474.573,57

100,00

73.848,60

15,56

178.876,00

37,69

18.348,30

3,87

3.591,76

0,76

199.908,91

42,12


(Nguồn: Chiến lược phát triển lâm nghiệp Q.Trị 2005 - 2010)
. Đất nông nghiệp: Toàn tỉnh có 73.848,6 ha đất sử dụng vào nông
nghiệp, chiếm 15,56% diện tích đất tự nhiên, bình quân hơn 1.200m2/người,
xấp xỉ bằng bình quân chung của cả nước cao hơn mức bình quân của vùng
Bắc Trung Bộ (360m2/người).
. Đất lâm nghiệp: Đất lâm nghiệp có rừng của tỉnh là 178.876 ha chiếm
37,69% diện tích tự nhiên của tỉnh, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 110.365
ha và rừng trồng là 68.511 ha.
. Đất chuyên dùng: Diện tích 18.348,3 ha chiếm 3,87% tổng diện tích
đất tự nhiên.
. Đất ở: Đất ở của Quảng Trị có khoảng 3.591,76 ha bình quân mỗi hộ
là 280m2. Trong đất ở, đất đô thị chiếm 35,98% còn lại là đất ở nông thôn.
. Đất chưa sử dụng: Theo thống kê đất chưa sử dụng, sông suối núi đá
toàn tỉnh có hơn 199.909 ha, chiếm 42,12% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong
tổng số đất chưa sử dụng thì quỹ đất vùng cát ven biển và đồi núi chưa sử
dụng còn khoảng 170.000 ha.
3.4. Dân số, dân tộc và sự phân bố theo địa bàn
Dân số toàn Tỉnh năm 2003: 612.948 người; Trong đó dân cư sèng ë
vïng n«ng th«n: 467.027 ng­êi (chiÕm tû lƯ 76,19% ), dân cư sống ở vùng thị
tứ 145.921 người (chiếm tỷ lệ 23,81%). Cơ cấu dân số nông thôn/ thành thị
thay đổi nhanh theo hướng giảm dân số sống tại vùng nông thôn. Năm 1990:


20

Dân số nông thôn chiếm 84,47%, thành thị: 15,53%: Năm 1995: Dân số nông
thôn chiếm 79,28%, thành thị: 20,72%; Năm 2000: Dân số nông thôn chiếm
76,49%, thành thị: 23,51%).
Cơ cấu dân số: Nữ: 309.798 người (chiếm tỷ lệ 50,54%), Nam: 303.150

người (chiếm tỷ lệ 49,46%).
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,404%.
Dân cư Quảng Trị bao gồm cộng đồng các dân tộc: Kinh, Vân Kiều, Pa
Cô... Dân tộc Kinh chiếm 91,4%, Vân Kiều 6,7%, Pa Kô 1,8%, các dân tộc
khác 0,1%. Trong đó đồng bào các dân tộc ít ng­êi tËp trung chđ u ë c¸c
hun miỊn nói (H­íng Hoá, Đakrông) và một số xà thuộc miền núi của
huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ.
3.5. Phân bố lực lượng lao động
Tổng số lao động hiện có trong toàn Tỉnh là 309.131 người, trong đó
lao động nữ 154.868 người chiếm tỷ lệ 55.09% lực lượng lao động. Lực lượng
lao động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn chiếm gần 80% lực lượng lao
động hiện nay. Lực lượng lao động trong khu vực Nhà nước trên lĩnh vực nông
- lâm nghiệp là 1.524 người.
Lực lượng lao động tham gia trong các ngành kinh tế quốc dân phân bố
không đều giữa các vùng, vùng đồng bằng chiếm khoảng 60%, vùng trung du miỊn nói chiÕm 31% vµ vïng ven biĨn chiÕm 9%. Giữa các vùng có sự chênh lệch
về qui mô và chất lượng lao động, vùng đồng bằng là địa bàn có lực lượng lao
động tập trung đông nhất và số lao động có trình độ thâm canh sản xuất chiếm tỷ
lệ lớn, đặc biệt là sản xuất nông sản theo hướng hàng hoá.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển về kinh tế - xà hội, chất
lượng lao động nhìn chung đà có sự chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, trong cơ
cấu và chất lượng lao động còn bộc lộ rõ sự mất cân đối giữa các ngành như lao
động nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ lệ cao, phần lớn là lao động phổ thông, tỷ
lệ lao động được đào tạo còn thấp, lực lượng lao động thiếu việc làm còn chiếm
tới gần 5% tổng số lao động trong ®é ti (®Ỉc biƯt ®èi víi lao ®éng vïng ®ång


21

bằng). Đây là một trong những nguyên nhân làm cho nỊn kinh tÕ - x· héi cđa
TØnh ph¸t triĨn chËm.

3.6. Tình hình thu nhập của dân cư
. Căn cứ vào số liệu thống kê và kết quả điều tra mẫu từ các Huyện, Thị
trong Tỉnh cho thấy, thu nhập bình quân đầu người khu vực thành thị đạt
khoảng 405.000 đồng/tháng, khu vực nông thôn khoảng 241.000 đồng/tháng.
Năm 2003 so với năm 1998 thu nhập bình quân đầu người khu vực thành thị
tăng 34,6%, khu vực nông thôn tăng 40,9%. Trong cơ cấu thu nhập của khu
vực nông thôn: thu từ các hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp - thuỷ sản
chiếm 75,9%, từ ngành nghề và xây dựng 8,6% và thu từ các ngành dịch vụ
15,5%.
. Mức thu nhập của dân cư nông thôn giữa các vùng trong tỉnh còn có sự
chênh lệch: Bình quân thu nhập đầu người của vùng đồng bằng đạt khoảng
257.000 đồng/tháng, vùng ven biển đạt khoảng 224.000 đồng/tháng, vùng núi
mới chỉ ở mức 140.000 đồng/tháng, đặc biệt những khu vực vùng sâu, vùng xa
chỉ đạt từ 54.000 - 77.000 đồng/tháng.
. Hiện nay tỷ lệ hộ nghèo bình quân toàn Tỉnh còn khoảng 15,7% (theo
tiêu chí mới), riêng đối với các huyện miền núi tỷ lệ này còn tới 29,3% (trong
đó số hộ đói chiếm gần 2%).
Nhìn chung thu nhập - đời sống của dân cư trong Tỉnh đà có những cải
thiện đáng kể, tỷ lệ hộ đói nghèo có xu hướng giảm dần. Tuy nhiên ở những
vùng sâu, vùng xa (các xà đặc biệt khó khăn) thì cuộc sống của nhiều người
dân còn rất khó khăn.
3.7. Tập quán sản xuất, canh tác
. Vùng núi và gò đồi: Sản xuất nông nghiệp phần lớn còn theo phương
thức quảng canh, trình độ canh tác lạc hậu, chủ yếu dựa vào tự nhiên nên hiện
đang ở trong tình trạng không an toàn về lương thực, số hộ nghÌo ®ãi chiÕm tû lƯ
lín.


22


. Vùng đồng bằng, ven biển: Nhờ có những chính sách mới trong công
tác quản lý và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông, lâm nghiệp
nên điều kiện kinh tế của các hộ nông dân có chuyển biến tích cực, nhiều mô
hình phát triển kinh tế có hiệu quả cao đà xuất hiện trong thời gian qua.
3.8. Điều kiện địa lý và đất đai các điểm nghiên cứu
Số liệu thu thập tại 3 điểm mô hình trình diễn trồng cây tre Điềm trúc
của 3 huyện Vĩnh Linh, Cam Lộ, Triệu Phong do Trung tâm Khuyến nông Khuyến lâm tỉnh đầu tư mô hình 2 năm từ 2002 - 2003 (chủ yếu hỗ trợ cây
giống và tập huấn kỹ thuật), hiện trạng đất đai ở đây chủ yếu là đất canh tác
cây nông nghiệp ngắn ngày nay chuyễn đổi cơ cấu cây trồng.
- Địa bàn huyện Vĩnh Linh: Cách trung tâm Thị xà Đông Hà 35km về
phía Bắc, điểm bố trí mô hình thuộc thôn Linh Hải xà Vĩnh Thủy huyện Vĩnh
Linh ven sông Sa Lung, đất đai thuộc dạng đất phù sa bồi đắp thường xuyên,
tầng đất mặt lớn hơn 50cm, tuy nhiên con sông ở ®©y ®Õn mïa m­a th­êng cã
lị lín d©ng n­íc cao, nên lượng đất bồi đắp không đáng kể vì cường độ dòng
chảy lớn, khoảng 2 năm mới có hiện tượng nước dâng ngập một lần. Mô hình
bố trí tại đây tËp trung 8 ha, cã 60 hé tham gia lµm mô hình, mỗi hộ nhận
1.000 - 1.500 m2.
- Địa bàn huyện Cam Lộ: Cách Trung tâm Thị xà Đông Hà 10km về
phía Tây, điểm bố trí mô hình thuộc thôn BÝch Giang x· Cam HiÕu hun
Cam Lé, ven s«ng HiÕu (chảy về Thị xà Đông Hà), đất đai thuộc dạng đất phù
sa bồi đắp thường xuyên hàng năm, tầng đất mặt lớn hơn 50cm. Mô hình bố
trí tập trung 5 ha, và có rải rác bố trí trong các hộ gia đình xung quanh thôn,
có 30 hộ tham gia, mỗi hộ nhận khoảng 1.500 m2.
- Địa bàn huyện Triệu Phong: Cách Trung tâm Thị xà Đông Hà 5 km về
phía Nam, điểm bố trí mô hình thuộc thôn Hà Xá xà Triệu ái huyện Triệu
Phong, đất đai thuộc dạng đất phù sa cổ ven con sông Kiên Phước tầng đất
mặt lớn hơn 1m. Tại mô hình này chỉ một hộ thực hiện theo mô hình trang trại


23


4 ha, cây tre là 1 trong các loài cây con bè trÝ trong trang tr¹i chiÕm diƯn tÝch
2.000 m2.
- Kết quả đào phẩu diện và phân tích đất được thể hiện tại biểu 3.3:
Mẫu phẩu diện này chúng tôi lấy tại điểm bố trí mô hình, nhưng nằm ngoài
mô hình trồng tre.
Biểu 3.3. Mô tả phẩu diện và kết quả phân tích đất
Tên
phẩu
diện
Cam

Độ
sâu
tầng
đất
(cm)
1-5

Màu
sắc

Tỷ lệ
đá lẫn
(%)

Thành
phần

giới


pHKCL

Mùn
(%)

N2
tổng
số

P205
dễ
tiêu

K20
dễ
tiêu

Nâu

0

Thịt

4,40

1,05

2,00


0,14

3,62

4,20

0,58

2,02

0,00

2,41

4,90

0,93

1,95

9,78

4,22

4,30

0,56

2,18


0,37

1,81

vàng

Lộ
5 - 40

Vàng

nhẹ
0

nâu
Triệu

1-5

Nâu

nhẹ
0

vàng

Phong
5 - 40

Vàng


1-5

Vàng

Thịt
nhẹ

0

nâu
Vĩnh

Thịt

Thịt
nhẹ

0

Thịt tb

4,30

0,64

2,27

0,33


1.81

0

Thịt tb

3,95

0,39

2,40

0,00

0,60

nâu

Thủy
5 - 40

Vàng

Đất tại các điểm bố trí mô hình là đất canh tác cây nông nghiệp nay
chuyễn đổi cơ cấu cây trồng, đất phù sa bồi đắp của các con sông đất thịt nhẹ
đến thịt trung bình, phân tÝch phÈu diƯn cho kÕt qu¶ pH = 3,95 - 4,9 thể hiện
đất chua, các chỉ tiêu độ mùn ở mức trung bình, đạm tổng số đạt mức trung
bình, các chỉ tiêu Lân dễ tiêu và Kali dễ tiêu thấp (riêng Lân dễ tiêu tầng đất
mặt của phẩu diện Triệu phong = 9,78 là cao). Đây là điều kiện đất phù hợp
không chỉ cho tre Điềm trúc mà nhiều loài cây sinh trưởng phát triển, ta chỉ

cần cải tạo độ chua đất bằng kỹ thuật bón vôi, khi trồng cây bón thêm các loại
phân chuồng và phân NPK cho cây hÊp thu.


×