Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu một số đặc tính sinh thái học và xác định vùng phân bố tiềm năng của loài sao lá to (hopea hainanensis merr et chun) ở VQG bến en, tỉnh thanh hóa​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.51 MB, 96 trang )

vii

ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự phát triển của xã hội thì hiểu biết về rừng của con người
ngày càng sâu sắc hơn, quan điểm, mục tiêu sử dụng ngày một đúng đắn, toàn
diện hơn và các biện pháp tác động vào rừng cũng ngày càng hoàn thiện hơn.
Tuy nhiên, những đổi mới và tiến bộ chưa kịp thời và chưa đủ sức ngăn chặn
suy thoái tài nguyên rừng gây ra từ những ngun nhân mang tính xã hội, dẫn
đến tình trạng phá vỡ cân bằng sinh thái, giảm đa dạng sinh học, gây tổn hại
tới môi trường sống, đe dọa đến tính mạng và tài sản con người. Yêu cầu bức
thiết đặt ra hiện nay cho chúng ta là phải sử dụng nguồn tài nguyên rừng một
cách bền vững, trong đó nhiệm vụ quan trọng nhất là tiếp tục nghiên cứu và
khôi phục lại các hệ sinh thái rừng nhiệt đới để duy trì khả năng cung cấp của
rừng.
Rừng Việt Nam là kho tài ngun q báu, là mơi trường sống của các
loài sinh vật, là nguồn sống của nhân dân các dân tộc Việt Nam. Theo nhà
nghiên cứu Pháp P.Maurand (1943), năm 1943 diện tích có rừng chiếm là
43% (13,5 triệu ha) đến nay là 39,5%, ước tính có khoảng trên dưới 100.000
ha rừng mất đi mỗi năm (Bộ NN&PTNT, 2010). Nước ta nằm ở vùng nhiệt
đới gió mùa được thiên nhiên ưu đãi về đa dạng sinh học, đa dạng gen, đa
dạng loài. Theo kết quả thống kê cho thấy, thực vật Việt Nam có khoảng
12.000 lồi có mạch, thuộc 224 chi, 378 họ và 7 ngành, 275 lồi thú, 800 lồi
chim, 180 lồi bị sát, 80 lồi lưỡng cư, 2.470 lồi cá và 5.500 lồi cơn trùng,
trong đó có khoảng 40% số lồi thực vật thuộc loại đặc hữu khơng tìm thấy
nơi nào khác ngồi Việt Nam (Thin 2000). Tuy nhiên, nhiều lồi đang có
nguy cơ bị tuyệt chủng đặc biệt là các loài cây đặc hữu q hiếm có giá trị
kinh tế cao.
Ngun nhân của các biểu hiện trên là sự can thiệp vô ý thức của con
người, sự chặt phá rừng bừa bãi, đốt rừng làm rẫy đã dẫn đến những tác hại



vii

vô cùng to lớn đến hệ sinh thái rừng, đến cuộc sống của các loài động thực
vật. Mặt khác, do chiến tranh, tăng dân số quá nhanh cũng là nguyên nhân
làm cho nguồn tài nguyên rừng dần cạn kiệt.
Đứng trước tình hình đó, Nhà nước đã sớm nhận thức được những giá trị
to lớn của đa dạng sinh học đối với sự phát triển hiện tại và tương lai của đất
nước và của cả lồi người, nên đã có những chính sách, chiến lược nhằm bảo
vệ và phát triển tài nguyên rừng. Biểu hiện cụ thể của sự quan tâm đó là sự ra
đời của hệ thống các VQG và KBTTN, xây dựng các chương trình hành động
nhằm bảo tồn các hệ sinh thái, bảo tồn các lồi có nguy cơ tuyệt chủng.
Trong nhiệm vụ bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững của
các VQG, việc bảo tồn các lồi động thực vật q hiếm và có nguy cơ bị đe
dọa giữ một vị trí quan trọng đặc biệt khơng chỉ về mặt khoa học mà cịn liên
quan toàn diện, lâu dài đến sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường. Sự tồn
tại, phát triển của các KBTTở Việt Nam và trên thế giới là sự duy trì và xây
dựng một bảo tàng các lồi sinh vật sống cho thế hệ mai sau.
VQG Bến En được thành lập năm 1992, với nhiệm vụ chính là bảo tồn
thiên nhiên, bảo tồn nguồn gen các loài động, thực vật quí hiếm. Kết quả điều
tra cơ bản khu hệ thực vật rừng VQG Bến En tính đến tháng 10 năm 2004 và
được bổ sung qua những cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học, đã phát
hiện được 1.389 loài thực vật bậc cao thuộc 92 chi của 160 họ thực vật, trong
đó có 33 lồi cây q hiếm như; Lim xanh, Sao lá to, Chò chỉ, Trai lý, Trường
sâng.... Kết quả điều tra cơ bản này chỉ mới đưa ra danh lục các lồi thực vật
q hiếm. Đối với quần thể Sao lá to tự nhiên ở VQG Bến En cịn lại là rất ít,
nhưng cho đến nay mới chỉ có một vài nghiên cứu về đặc điểm về sinh vật học
và khả năng nhân giống. Việc xác định các thơng tin khoa học về đặc điểm
hình thái, sinh thái, phân bố… của loài tại khu vực VQG Bến En cịn rất hạn
chế. Vì vậy, chưa có các giải pháp bảo tồn cụ thể và công tác bảo tồn loài cây



vii

này chưa được chú trọng ưu tiên. Sao lá to hiện đang được xếp vào nhóm IIA
và ở mức đe dọa (Cấp V)[5].
Vì vậy, việc nghiên cứu các đặc tính sinh thái loài, cũng như xây dựng
được vùng phân bố các loài thực vật quý hiếm ở VQG Bến En là việc làm cần
thiết, nhằm định hướng cho việc bảo tồn và phát triển những lồi có nguồn
gen q hiếm ở khu vực .
Để góp phần giải quyết những nhiệm vụ trên, trong khn khổ chương
trình đào tạo cao học, chúng tôi thực hiện Đề tài Nghiên cứu một số đặc tính
sinh thái học và xác định vùng phân bố tiềm năng của loài Sao lá to
(Hopea hainanensis Merr.et Chun) ở VQG Bến En, tỉnh Thanh Hóa. Sao
lá to thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae) phân bố tự nhiên ở Bến En, là
loài cây gỗ lớn, gỗ được sử dụng trong việc đóng đồ cao cấp và xây
dựng. Việc nghiên cứu thành công đề tài này sẽ cung cấp những thông
tin khoa học về lồi Sao lá to ở Bến En góp phần hiểu biết sâu hơn về
loài cây này làm cơ sở đề xuất biện pháp bảo vệ và phát triển loài cây ở
VQG Bến En cũng như sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng của Việt
Nam nói chung.


vii

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Trên thế giới
1.1.1 Nghiên cứu sinh thái rừng
Các chuyên gia sinh thái học đã khẳng định rằng: Rừng là một hệ sinh
thái, thực vật rừng có sự biến động cả về chất và lượng khi yếu tố ngoại cảnh

thay đổi, rừng cây và con người có quan hệ mật thiết với nhau. Chính vì lẽ đó,
cây rừng được con người quan sát, xem xét. Như vậy sinh thái rừng là sinh
thái quần xã, nhưng khơng tách rời sinh thái cá thể, bởi vì chỉ có trên cơ sở
nắm chắc sinh thái cá thể thì mới có điều kiện để nghiên cứu sinh thái quần
thể. Sinh thái cá thể cũng như sinh thái quần thể gắn liền chặt chẽ với môi
trường. E.P.Odum (1975)[37] đã phân chia ra sinh thái học cá thể và sinh thái
học quần thể. Sinh thái học cá thể nghiên cứu từng cá thể sinh vật hoặc từng
lồi, trong đó, chu kỳ sống và tập tính cũng như khả năng thích nghi với mơi
trường được đặc biệt chú ý. Ngồi ra mối quan hệ giữa các yếu tố sinh thái,
sinh trưởng có thể định lượng bằng các phương pháp tốn học thường được
gọi là mô phỏng, phản ảnh các đặc điểm, quy luật tương quan phức tạp trong
tự nhiên. Trong lâm nghiệp, nhiều tác giả đã đi sâu nghiên cứu về sinh thái
rừng làm cơ sở đề xuất biện pháp tác động hợp lý và xây dựng thành các hệ
thống kỹ thuật lâm sinh. Một số cơng trình tiêu biểu như: Rừng mưa nhiệt đới
Baur (1974) [1]. Trên cơ sở nghiên cứu sinh thái rừng mưa, Geoge N. Baur đã
tổng kết các biện pháp lâm sinh tác động vào rừng và phân loại các biện pháp
theo mục đích nhằm đem lại rừng căn bản đều tuổi hoặc không đều tuổi, các
phương pháp xử lý cải thiện.
Đặc điểm hình thái của lồi là đặc điểm về mối quan hệ của sinh trưởng
và phát triển của thực vật với điều kiện hoàn cảnh. Đặc điểm sinh thái của lồi
thường được mơ tả bằng những giới hạn trên, giới hạn dưới và giá trị tối thích


vii

của các yếu tố sinh thái với sinh trưởng và phát triển của loài. Trong điều kiện
nghiên cứu phát triển thì đặc điểm sinh thái của lồi có thể được mơ tả bằng
những biểu thức tốn học phản ánh liên hệ định lượng của sinh trưởng, phát
triển của loài với các tiêu chí sinh thái có thể sử dụng một số phương pháp
khác nhau (Vương văn Quỳnh và Trần Tuyết Hằng, 1996). Mặc dù, các

phương pháp nghiên cứu sinh thái rừng trên thế giới rất đa dạng, song có một
số phương pháp thường được áp dụng để nghiên cứu đặc tính sinh thái cây gỗ
sau:
1.1.1.1 Về cơ sở sinh thái của cấu trúc rừng
Khái niệm về hệ sinh thái rừng đã được làm sáng tỏ là cơ sở cho việc
nghiên cứu các nhân tố cấu trúc đứng trên quan điểm sinh thái học.
Baur G.N (1962) [1] đã nghiên cứu các vấn đề cơ sở sinh thái học nói
chung và cơ sở sinh thái học trong kinh doanh rừng mưa nói riêng. Trong đó,
tác giả đã đi sâu nghiên cứu các nhân tố cấu trúc rừng, các kiểu xử lý về mặt
lâm sinh áp dụng cho rừng mưa tự nhiên. Theo tác giả, các phương thức đều
có hai mục đích rõ rệt: “Mục tiêu thứ nhất là cải thiện rừng cây ngun sinh
vốn thường hỗn lồi và khơng đồng tuổi bằng cách đào thải những cây quá
thành thục và vô dụng để tạo khơng gian sống thích hợp cho các lồi cây còn
lại sinh trưởng; Mục tiêu thứ hai là tạo lập tái sinh bằng cách xúc tiến tái sinh,
thực hiện tái sinh nhân tạo hoặc giải phóng lớp cây tái sinh sẵn có đang ở
trạng thái ngủ để thay thế cho những cây đã lấy ra khỏi rừng trong khai thác
hoặc trong chăm sóc, ni dưỡng rừng sau đó”. Từ đó, tác giả đã đưa ra tổng
kết hết sức phong phú về các nguyên lý tác động xử lý cải thiện rừng mưa.
Catinot.R (1965) [6] đã nghiên cứu cấu trúc hình thái rừng thơng qua
việc biểu diễn các phẫu đồ rừng, nghiên cứu các nhân tố cấu trúc sinh thái
rừng thông qua việc mô tả, phân loại theo các khái niệm, dạng sống, tầng
phiến…


vii

Odum E.P (1971) [37] hoàn chỉnh học thuyết về hệ sinh thái trên cơ sở
thuật ngữ hệ sinh thái (ecosystem) của Tasley A.P năm 1935. Khái niệm hệ sinh
thái được làm sáng tỏ là cơ sở để nghiên cứu cấu trúc trên quan điểm sinh thái
học.

1.1.1.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh thái – sinh trưởng của cây rừng
Theo tổng hợp các kết quả nghiên cứu ở các nước vùng nhiệt đới, tổ
chức Nông lương Thế giới (FAO, 2004) đã chỉ ra rằng, khả năng sinh trưởng
của rừng trồng, đặc biệt là rừng trồng nguyên liệu công nghiệp phụ thuộc rất
rõ vào 4 nhân tố chủ yếu có liên quan tới điều kiện lập địa là: Khí hậu, địa
hình, loại đất và hiện trạng thực bì. Điển hình là các cơng trình nghiên cứu
của Laurie (1974), Julian Evans (1974, 1992) [22,23], Pandey (1983) [43].
Theo Cajender (1962), việc phân loại đánh giá rừng bằng chỉ tiêu cấp đất
(Site Index) do Huber thực hiện lần đầu tiên ở nước Đức năm 1824. Đến đầu thế
kỷ thứ 20, phương pháp này được phổ biến rộng rãi ở Châu Âu, lan truyền sang
Bắc Mỹ.
Các nhân tố sinh thái được sử dụng để phân chia, để đánh giá sức sản
xuất hay đặc trưng hoàn cảnh rừng. Có hai hướng nghiên cứu mơi trường:
nghiên cứu nhân tố (Factorial approach) và nghiên cứu tiểu hoàn cảnh
(Holistic approach).
Nghiên cứu nhân tố: Lần đầu tiên do Haig áp dụng để nghiên cứu quan
hệ giữa chỉ số cấp đất với chỉ số hàm lượng limonset (silt plus clay) trong đất
trồng rừng Thông đỏ (Red pine) trên nền đất rừng màu nâu ở Conecticut (theo
Jones 1969 [41]. Ngày nay trường phái này được nghiên cứu đa dạng khác,
đặc biệt với các chỉ số lý hóa tính của đất với các cơng cụ tốn học là phép
phân tích hồi quy nhiều biến số. Những cơng trình tiêu biểu trong lĩnh vực
nàu là của tác giả: Caile (1935, 1955); Gysel và Arend (1963), Carmean
(1963)....


vii

1.1.1.3. Nghiên cứu dạng sống và đa dạng sinh học
Raunkiaer (1934) (Dẫn theo Nguyễn Văn Sinh, 2007) đã đưa ra cơng
thức xác định phổ dạng sống chuẩn cho hàng nghìn lồi cây khác nhau. Theo

đó, cơng thức phổ dạng sống chuẩn được xác định theo tỷ lệ % giữa số lượng
cá thể của từng dạng sống so với tổng số cá thể trong một khu vực. Để biểu
thị tính đa dạng về loài, một số tác giả đã xây dựng cơng thức xác định chỉ số
đa dạng lồi như Simpson (1949), Margalef (1958), Menhinik (1964) … và để
đánh giá mức độ phân tán hay tập trung của các loài, đặc biệt là lớp thảm tươi,
Drude đã đưa ra khái niệm độ nhiều và cách xác định.
Một vấn đề nữa có liên quan đến nghiên cứu cấu trúc rừng là việc phân
loại rừng theo cấu trúc ngoại mạo. Cơ sở phân loại rừng theo xu hướng này là
đặc điểm phân bố, dạng sống ưu thế, cấu trúc tầng thứ và một số đặc điểm
hình thái khác của quần xã thực vật rừng. Đại diện cho hệ thống phân loại
rừng theo hướng này có Humbold (1809), Schimper (1903), Aubreville
(1949), UNESCO (1973)… Nhiều hệ thống phân loại rừng theo xu hướng
này, khi nghiên cứu ngoại mạo của quần xã thực vật đã không tách khỏi hồn
cảnh sinh thái của nó. Từ đó, hình thành xu hướng phân loại rừng theo ngoại
mạo sinh thái.
Tóm lại, trên thế giới, các cơng trình nghiên cứu sinh thái rừng nhiệt
đới rất phong phú, đa dạng, có nhiều cơng trình nghiên cứu cơng phu và đã
đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, chưa tìm thấy một cơng trình nào nghiên về
đặc tính sinh thái lồi Sao lá to.
1.1.2 Về phân bố
Trong khu phân bố của một loài thực vật thường có sự phân hóa nhất định
của điều kiện sinh thái. Phù hợp với nó là sự khác biệt của các hiện tượng sự vật.
Phân tích mối liên hệ của các hiện tượng ở thực vật ở điều kiện sinh thái sẽ cho
những kết luận về ảnh hưởng của các điều kiện sinh thái đến loài và yêu cầu sinh


vii

thái của loài. Theo phương pháp này, điều kiện sinh thái ở trung tâm khu phân
bố thường được coi là điều kiện sinh thái tối thích của lồi, giới hạn biến động

của điều kiện sinh thái trong khu phân bố là giới hạn chịu đựng hay biên độ sinh
thái loài.
Phương pháp phân tích khu phân bố được áp dụng rộng rãi trong lâm
nghiệp. Nó có thể sử dụng cho cả những đối tượng có tuổi thọ dài, kích thước
lớn như cây rừng trong điều kiện tự nhiên. Khu phân bố của loài cây càng
rộng, bản đồ phân bố hoàn cảnh sinh thái càng chi tiết, kết quả phân tích đặc
điểm sinh thái lồi càng chính xác. Trong hồn cảnh của nước ta, phương
pháp này cũng gặp một số khó khăn nhất định.
+ Các bản đồ mơ tả hồn cảnh sinh thái thường có độ chính xác khơng
cao, trong khi đó quy luật phân hóa điều kiện sinh thái lại phức tạp. Vì vậy,
chính xác hóa hồn cảnh sinh thái cho từng địa điểm của khu phân bố là việc
làm rất khó khăn.
+ Ảnh hưởng của điều kiện sinh thái đến thực vật là ảnh hưởng đồng
thời của nhiều nhân tố như đất đai, khí hậu..
+ Việc xác định ranh giới khu phân bố lồi trong tự nhiên là phức tạp,
địi hỏi tốn nhiều công sức.
1.2. Ở Việt Nam
1.2.1. Nghiên cứu về sinh thái
1.2.1.1 Nghiên cứu các nhân tố sinh thái
Khi nghiên cứu xác định tiêu chuẩn phân chia lập địa cho rừng trồng
công nghiệp tại một số vùng sinh thái của Việt Nam, TS Ngơ Đình Quế và
cộng sự (2001) đã nhận định là có 4 yếu tố cơ bản chủ đạo ảnh hưởng rõ rệt
tới khả năng sinh trưởng của rừng trồng công nghiệp bao gồm: đá mẹ và loại
đất; độ dày tầng đất, tỷ lệ đá lẫn; độ dốc; thảm thực bì.


vii

Về đặc điểm sinh thái của 04 loài cây họ Sao - Dầu: Dầu cát
(Dipterocarpus chartaceus), Sến cát (Shorea roxburghii), Chai lá cong

(Shorea falcata), và Sao hình tim (Hopea cordata) đã được tác giả Nguyễn
Hoàng Nghĩa,2005 [18] nghiên cứu trong cơng trình "Kết quả điều tra sinh
thái - di truyền bốn loài cây họ Dầu trên vùng cát ven biển"
Nguyễn Ngọc Nhị và Nguyễn Văn Khánh (1982) đã phân vùng sinh
trưởng cho tồn quốc trên cơ sở đặc trưng khí hậu thủy văn, thổ nhưỡng, thực
vật với hệ thống phân loại chi tiết với 6 cấp phân vị. Các công trình nghiên
cứu sinh trưởng rừng, trong giai đoạn đầu mới chỉ đưa ra những chỉ số trung
bình theo các giai đoạn tuổi hay giai đoạn phát triển rừng ở chiều cao, đường
kính, thể tích...
Khi nghiên cứu phân chia điều kiện lập địa theo mức độ thích hợp cho
lồi Giổi xanh (Michelia mediocris) tại thôn Đèo vai – Quảng Chu – Bắc Cạn,
Nguyễn Thị Hà (2005) đã đưa ra kết luận: Giổi xanh có thể sinh trưởng và
phát triển tốt nhất ở các điều kiện lập địa có đặc điểm sau: Nhiệt độ bình qn năm
12 250C, độ ẩm khơng khí > 80%, lượng mưa bình quân năm 1800 – 2500mm, độ
cao < 700m, độ dốc < 350, thành phần cơ giới: thịt, trung bình và nặng.
1.2.1.2. Nghiên cứu về tổ thành
Nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên ở Việt Nam trên quan điểm hệ sinh
thái, Thái Văn Trừng (1963,1978,1999) [31] đã dựa trên số lượng và sinh khối
nhóm lồi ưu thế trong rừng nhiệt đới ẩm Việt Nam để phân tích các ưu hợp và
phức hợp. Nhóm lồi ưu thế trong các ưu hợp đề nghị khơng q 10 lồi, tỷ lệ cá
thể của mỗi loài ưu thế chiếm 5 % và tổng số cá thể của 10 loài ưu thế đó phải
chiếm 40-50 % tổng số cá thể cây của các tầng lập quần trong quần thể trên đơn
vị diện tích điều tra. Trường hợp độ ưu thế của các lồi cây khơng rõ ràng gọi là
các phức hợp.


vii

Trong rừng tự nhiên hỗn loài ở Việt Nam, hiếm khi chỉ có một lồi ưu thế
duy nhất tạo thành các quần hợp như vùng ôn đới. Nguyễn Văn Tương (1983)

[32], cho rằng trong rừng tự nhiên hỗn loài, chỉ tính lồi cây gỗ từ trạng thái sào
trở lên cũng có đến ba bốn chục lồi trên một ha, nhưng trong đó lồi cây gỗ lớn
có thể vươn đến chiều cao 30 m chỉ từ 10-20 %. Nguyễn Ngọc Lung (1991), qua
điều tra các dạng rừng khí hậu ở Hương Sơn, Kon Hà Nừng và một số địa phương
khác, cũng cho biết trên ơ tiêu chuẩn diện tích một ha thường có từ 23-25 lồi, với
số cây thấp nhất cũng đạt 317 cây và cao nhất đến 859 cây trên một ha.
1.2.1.3. Nghiên cứu về cấu trúc tầng thứ
Ở Việt Nam hầu hết các nhà khoa học đều thống nhất là có sự phân tầng
trong rừng tự nhiên.
Thái Văn Trừng (1963,1978) đã phân rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt
đới ở Việt Nam thành năm tầng: tầng vượt tán A1, tầng ưu thế sinh thái A2, tầng
dưới tán A3, tầng cây bụi thấp B và tầng cỏ quyết C.
Trần Ngũ Phương (1970,1998,1999) [28] cho rằng số tầng nhiều nhất trong
đai rừng nhiệt đới mưa mùa ở Việt Nam là năm, kể cả tầng cây bụi và thảm tươi;
nhưng không tán thành việc phân tầng theo các cấp chiều cao. Thực tế nếu phân
tầng mà không chỉ rõ giới hạn cấp chiều cao, thì việc phân tầng ấy chỉ đơn thuần
mang tích chất định tính.
1.2.1.4. Nghiên cứu về mật độ
Nhằm xác định mật độ tối ưu cho lâm phần, Nguyễn Ngọc Lung (1987)
(Dẫn theo Lê Phương Triều, 2003, Luận Văn Thạc sĩ) khi nghiên cứu trên đối
tượng rừng thông ba lá Tây Ngun, đó sử dụng ba phương trình kinh nghiệm
biểu thị nhu cầu khơng gian dinh dưỡng, trong đó dạng phương trình GT = a +
p.A (GT là diện tích hình chiếu thẳng tán lá, A là tuổi lâm phần, a và p là các
tham số) được chọn là cơ sở để xây dựng mơ hình mật độ hợp lý. Phương


vii

pháp này chỉ phù hợp cho đối tượng rừng thuần lồi, khó áp dụng cho rừng
hỗn lồi khác tuổi.

1.2.1.5. Nghiên cứu về tái sinh rừng
Thái Văn Trừng (1963, 1978) [31] đó nêu hai cách TSTN của các xó hợp
thực vật rừng nhiệt đới nguyên sinh hay thứ sinh là tái sinh liên tục dưới tán kín
rậm của những lồi chịu bóng và tái sinh theo vệt để hàn gắn các lỗ trống đầu
tiên với các loài cây tiên phong. Qua đó tác giả cũng khẳng định ánh sáng là
nhân tố sinh thái đó khống chế và điều khiển q trình TSTN.
Với cơng trình "Sinh thái, lâm học rừng cây họ Dầu vùng Đông Nam
Bộ" (1997), 02 tác giả Nguyễn Duy Chiên và Ngô An (Dẫn theo Nguyễn Hồng
Ngát, 2010, luận văn thạc sĩ) cho rằng tùy theo các ưu hợp thực vật khác nhau,
cây con tái sinh dưới tán rừng phụ thuộc chủ yếu vào cây mẹ gieo giống.
Theo Vũ Tiến Hinh (1991) [9] trong rừng tự nhiên thứ sinh hỗn loài khác tuổi
ở lâm trường Hoành Bồ - Quảng Ninh, cây rừng tái sinh liên tục và càng ở tuổi nhỏ
số cây càng nhiều; hệ số tổ thành của tầng tái sinh và tầng cây cao có mối liên hệ chặt
chẽ. Vũ Văn Nhâm (1992) (Dẫn theo Phạm Thanh Loan, 2010, luận văn thạc sĩ) qua
nghiên cứu tái sinh rừng tự nhiên ở vùng Đồng Bắc thấy rằng trên các lâm phần có
diễn thế rừng ổn định, hệ số tổ thành tầng cây cao và tầng cây tái sinh thống nhất, cịn
ở lâm phần có diễn thế khơng ổn định thì có sự sai khác rõ rệt.
Nghiên cứu về tái sinh, Thái Văn Trừng (1978)[31] và Lâm Xuân Sanh
(1985) [25]cho rằng, kiểu tái sinh phổ biến cua cây gỗ rừng mưa là tái sinh
theo vệt hay lỗ trống. Lê Bá Toàn khi nghiên cứu về tái sinh của một số cây
họ Sao - Dầu[39] cũng kết luận, cây con các loài cây Sao - Dầu tái sinh thuộc
nhiều loại khác nhau, trong đó cây tái sinh chồi là phổ biến.
Trần Ngũ Phương (1970) [24] khi nghiên cứu về kiểu rừng nhiệt đới
mưa mùa lá rộng thường xanh đã có nhận xét: “Rừng tự nhiên dưới tác động
của con người khai thác hoặc làm nương rẫy, lặp đi lặp lại nhiều lần thì kết quả


vii

cuối cùng là sự hình thành đất trống, đồi núi trọc. Nếu chúng ta để thảm thực

vật hoang dã tự nó phát triển lại thì sau một thời gian dài trảng cây bụi, trảng cỏ
sẽ chuyển dần lên những dạng thực bì cao hơn thơng qua q trình tái sinh tự
nhiên và cuối cùng rừng khí hậu sẽ có thể phục hồi dưới dạng gần giống rừng
khí hậu ban đầu”.
1.2.1.6. Đặc điểm tương quan
Nhiều tác giả đã nghiên cứu tương quan Hvn-D1.3 cho đối tượng rừng tự
nhiên hỗn loài và đều khẳng định là giữa chúng tồn tại mối liên hệ chặt chẽ.
Qua nghiên cứu của tác giả Vũ Đình Phương (1987) đã khẳng định, giữa
đường kính tán (Dt) và đường kính ngang ngực (D1.3) ln ln tồn tại mối quan
hệ đồng biến. Trong các đại lượng sinh trưởng của lâm phần thì đường kính tán
cây khó đo đếm và xác định trị số trong quá khứ. Trong khi đó đường kính D1.3
dễ dàng điều tra và đo đếm, có thể biết được quy luật sinh trưởng từ khi xuất
hiện cá thể đến thời điểm điều tra thông qua giải tích thân cây.
1.2.2. Nghiên cứu về phân bố
Năm 2006, Phan Minh Xuân [37] nghiên cứu một số đặc tính lâm sinh
học các loài cây họ Sao - Dầu trong rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới
và rừng kín thường xanh nửa rụng lá ẩm nhiệt đới vùng Đông Nam Bộ kết
luận: Phân bố số cây theo cấp chiều cao có dạng một đỉnh lệch trái; phân bố
số cây theo cấp đường kính có dạng phân bố giảm hàm mayer; tái sinh cây họ
Sao - Dầu có dạng phân bố cụm.
Với phương pháp ô ngẫu nhiên hệ thống Lê Sáu (1996) (Dẫn theo
Phạm Thanh Loan, 2010, luận văn thạc sĩ lâm nghiệp) đã phát hiện nhiều kiểu
phân bố khác nhau ở Kon Hà Nừng nhưng chủ yếu là dạng phân bố ngẫu
nhiên và cách đều kể cả trường hợp cho các ưu hợp thực vật
Cũng bằng phương pháp ô ngẫu nhiên, Trần Cẩm Tú (1999) (Dẫn theo
Phạm Thanh Loan, 2010, luận văn thạc sĩ lâm nghiệp) cũng có những kết luận


vii


tương tự về hình thái phân bố cây rừng trên bề mặt, cho các trạng thái rừng
IIIA2, IIIA3, IIIB và loại IV ở Hương Sơn Hà Tĩnh.
Nguyễn Hải Tuất và Ngô Kim Khôi (1990 - 1994) đã sử dụng quá trình
Poisson trong nghiên cứu cấu trúc quần thể đã quan niệm quá trình sinh
trưởng và phát triển của quần thể cây rừng là một q trình cạnh tranh khơng
ngừng giữa chúng để điều tiết không gian dinh dưỡng. Kết quả của sự cạnh
tranh này là sự biến đổi hình thái phân bố số cây trên mặt phẳng, từ phân bố
cụm đến phân bố ngẫu nhiên và cuối cùng là phân bố cách đều.
Trong cơng trình nghiên cứu về Tái sinh tự nhiên ở rừng Khộp, Đinh
Quang Diệp (1994) mô tả kiểu phân bố thực vật và cho biết có 10/12 ô nghiên
cứu là có phân bố cụm và coi phân bố cụm là phân bố đặc trưng cho cây tái
sinh của rừng khộp. Bảo Huy (1993) [12] trong cơng trình nghiên cứu TS của
mình cũng đã chứng minh được rằng ở rừng rụng lá và nửa rụng lá với Bằng
lăng ưu thế, hai kiểu phân bố cụm, ngẫu nhiên là chiếm đại bộ phận và lần
đầu tiên đưa ra một công thức thực nghiệm để điều tiết khoảng cách hướng
đến phân bố cách đều là optnX12≥ trong đó nopt là mật độ mẫu trên 400m2 .
Lê Đình Phương (2008) [36] đã nghiên cứu bảo tồn nguồn gen một số
lồi q hiếm đã mô tả được một số đặc điểm về mua ra hoa, quả và khả năng
nhân giống bằng hạt đối với loài Sao lá to ở Vườn quốc gia Bến En - Thanh
Hóa

1.3. Thảo luận
Từ tổng quan nghiên cứu trong và ngồi nước có liên quan đến nội
dung của đề tài cho thấy, các cây thuộc họ Dầu ( Dipterocarpaceae ) đã được
nghiên cứu nhiều bao gồm; từ hình thái thực vật đến yêu cầu sinh thái,
habitat, gây trồng, công dụng, giá trị và thị trường thương mại. Riêng về
nghiên cứu sinh thái loài Sao lá to (Hopeahainanensis) chúng tơi chưa tìm
thấy cơng trình nào. Đối với VQG Bến En, Sao lá to đã được nghiên cứu về



vii

kỹ thuật nhân giống từ hạt, tổ thành loài mọc chung trong các quần xã thực
vật. Tuy nhiên, để bảo tồn và phát triển một lồi cây có giá trị cao và có nguy
cơ tuyệt chủng ở VQG Bến En cũng như trong cả nước, thì các vấn đề sau còn
cần được nghiên cứu làm rõ:
- Mối quan hệ giữa phân bố cây Sao lá to với các loài khác trong lâm
phần, và mối quan hệ của loài với các nhân tố sinh thái xung quanh, từ đó
tổng hợp, làm cơ sở quy hoạch vùng bảo tồn nội vi (In-situ) loài này.
- Mối quan hệ giữa các yếu tố sinh thái, tiểu hoàn cảnh rừng đến khả
năng tái sinh Sao lá to làm cơ sở bảo tồn nội vi (In-situ) và bảo tồn ngoại vi
(Ex-situ).
- Xác định được vùng phân bố tiềm năng của loài ở VQG Bến En và
nội suy cho các vùng lân cận, để từ đó xây dựng các chiến lược bảo tồn và
phát triển loài một cách bền vững nhất.
Như vậy, trong thời gian qua, việc nghiên cứu các đặc điểm sinh thái
lồi từ đó xác định được vùng phân bố tiềm năng lồi cịn rất ít, bước đầu mới
chỉ xác định được hiện trạng phân bố lồi, chưa chú trọng nghiên cứu và cũng
chưa có cơng trình nào đưa ra kết quả nghiên cứu này. Vì vậy, việc dựa trên
các đặc điểm sinh thái để xác định vùng phân bố cho loài là việc làm cấp thiết
trong giai đoạn hiện nay, giúp cho các nhà bảo tồn tìm ra hướng quy hoạch và
phát triển những lồi có nguy cơ tuyệt chủng. Do đó, cần có các nghiên cứu
tiếp theo về nhiều mặt để bảo tồn cũng như phát triển cây Sao lá to, trước hết
là ngăn chặn đà diệt chủng của lồi này, sau đó là cung cấp sản phẩm của nó
cho đời sống nhiều mặt của con người. Vì vậy, Đề tài: Nghiên cứu một số đặc
tính sinh thái học và xác định vùng phân bố tiềm năng của loài Sao lá to
(Hopea hainanensis Merr.et Chun) ở VQG Bến En, tỉnh Thanh Hóa được tiến
hành với mong muốn góp thêm một phần cơ sở dữ liệu, thơng tin khoa học về
một lồi cây có giá trị ở Việt Nam.



vii

Chương 2
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm khu vực nghiên cứu
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Diện tích, vị trí địa lý, ranh giới
VQG Bến En cách Thành phố Thanh Hóa 46 km về phía Tây Nam, có
tọa độ địa lý:
19028' - 19041' vĩ độ Bắc.
105020' - 105035' kinh độ Đơng.
Tổng diện tích tự nhiên là 14.735 ha, thuộc địa bàn 2 huyện Như
Thanh và Như Xn - tỉnh Thanh Hóa.

Hình 2.1: Bản đồ vị trí của VQG Bến En


vii

(Nguồn: />- Phía Bắc giáp các xã Hải Long, Xuân Khang - huyện Như Thanh.
- Phía Nam giáp các xã Xuân Thái - huyện Như Thanh, Xuân Bình huyện Như Xn.
- Phía đơng giáp các xã Xn Phúc, Hải Vân - huyện Như Thanh
- Phía Tây giáp các xã Hóa Quỳ, Xuân Quỳ, Bình Lương - huyện Như Xuân.
2.1.1.2. Địa hình, địa mạo
VQG Bến En bao gồm các kiểu địa hình đồi, núi, sơng, hồ xen kẽ nhau.
Trung tâm vườn là hồ sơng Mực. Có 3 kiểu địa hình sau:
- Kiểu địa hình đồi núi thấp: Kiểu địa hình này có diện tích nhỏ, phân
bố chủ yếu ở phía Tây. Độ dốc trung bình 200 - 300.
- Kiểu địa hình đồi thoải: Chiếm diện tích lớn nhất trong vườn, tập

trung khu vực Bình Lương, Tân Bình, Xuân Thái, Điện Ngọc và các đảo nổi
trên hồ, độ cao trung bình 150m, độ dốc từ 150 - 200
- Kiểu điạ hình hồ và thung lũng: Gồm hồ Bến En và các thung lũng
xen cài giữa các khu đồi núi thấp, hồ có diện tích trung bình 2.281 ha, biến
động từ 2.000 - 2.800 ha, trong lịng hồ có 21 hịn đảo và bán đảo.
Nhìn chung, Bến En thuộc kiểu địa hình núi đất đai thấp, trong đó đồi
núi đất chiếm tới 80%, cịn lại địa hình núi đá vơi chiếm 20%.
2.1.1.3. Địa chất và thổ nhưỡng
* Địa chất
Chủ yếu là các loại đá trầm tích từ kỷ Jura - Creta như phiến thạch sét,
sa thạch, chúng phân bố ở Bình Lương, Xuân Bình, Xuân Thái.
Trải qua quá trình hoạt động địa chất lâu dài, bồi tụ tạo nên các thung
lũng phủ đầy phù sa màu mỡ nằm rãi rác trong Vườn.
* Thổ nhưỡng
Khu vực này hình thành 4 loại đất chính như sau:


vii

- Đất phù sa sông suối (đất vàng, nâu), phân bố rải rác theo các thung
lũng Đồng Thổ (xã Xuân Thái), Điện Ngọc , Xuân Lý (xã Tân Bình – Như
Xuân)
- Đất Feralit màu nâu vàng phát triển trên nhóm đá sét, phân bố chủ yếu
vùng trung tâm và phía Bắc của Vườn.
- Đất Feralit vàng nhạt phát triển trên nhóm đá cát, có khả năng giữ
nước kém, chua, nghèo dinh dưỡng, khả năng phân giải chất hữu cơ mạnh, dễ
bị xói mịn rửa trơi.
- Đất phong hóa trên núi đá vơi có diện tích khoảng 1.077 ha.
Nhìn chung đất khu vực Bến En có độ phì tương đối cao, tầng đất mặt từ trung
bình đến dày, đây là điều kiện thuận lợi cho các loài thực vật sinh trưởng và phát

triển.

Hình 2.2: Bản đồ hiện trạng rừng VQG Bến En

2.1.1.4. Khí hậu thủy văn


vii

* Khí hậu
VQG Bến En khơng xa biển, nên khí hậu ở đây ít nhiều chịu ảnh hưởng
khí hậu của biển và đai khí hậu lục địa. Theo số liệu của trạm khí tượng Như
Xuân (Nằm ở sát VQG Bến En, nơi có lồi Sao lá to phân bố, chi tiết tại phụ
biểu 01, 02, 03 ):
Nhiệt độ trung bình hàng năm

23,3 0C

Nhiệt độ cực tiểu

3 0C (tháng 1)

Nhiệt độ cực đại

410C (tháng 5)

Các tháng có nhiệt độ dưới 20 0C

tháng 12; 1; 2; 3


Tổng lượng mưa cả năm

1.790 mm

Số ngày mưa hàng năm

124 ngày

Lượng mưa ngày lớn nhất

377 mm (tháng 9)

Số ngày mưa phùn hàng năm

35 ngày

Lượng nước bốc hơi hàng năm

885 mm

Độ ẩm trung bình hàng năm

85%

Độ ẩm cực tiểu trung bình

65%

Độ ẩm cực tiểu tuyệt đối


16 % (tháng 11)

Sương mù bình lưu

22 ngày

Bảng 2.1: Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm ( 0C)
T1

T2

T3

T4

14.5 15.1 18.3 24

T5
32

T6

T7

T8

T9

T10


T11

T12

Năm

29.5 28.5 28.5 26.5 24.5 22.3 15.5 23.3

(Nguồn: Số liệu của Trạm khí tượng huyện Như Xn, tỉnh Thanh Hóa.)
Tổng nhiệt cả năm 8.500 0C
Nhiệt độ đất trung bình 24,9 0C
Tổng năng lượng bức xạ 120 Kcal/cm2/năm
Tổng số giờ nắng hàng năm 1.600 - 1.800 giờ


vii

Gió mùa Đơng Bắc từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, gió Tây Nam từ
tháng 4 đến tháng 10. Đơi khi có đợt gió Lào khơ nóng vào tháng 6 hoặc
tháng 7 khoảng 19 -22 ngày.
Biên độ dao động nhiệt là 12,30C. Nóng nhất là tháng 7 trung bình là
28,9 0C đôi khi lên đến 41,7 0C. Lạnh nhất vào tháng giêng, trung bình 16,9
0

C đơi khi xuống tới 3,1 0C ở vùng núi thường xuyên xuất hiện sương giá.
Bảng 2.2: Lượng mưa trung bình hàng tháng và năm

T1

T2


T3

T4

T5

26.7 25.8 41.3 56.5 139

T6

T7

T8

T9

T10

T11

175.9

201.3

278.3

436.7

268.8


108.3

T12

31.4 1,790

(Nguồn: Số liệu của Trạm khí tượng huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa.)
Lượng mưa trong vùng khá cao và phân làm hai mùa rõ rệt: Mùa mưa
từ tháng 5 tới tháng 11 chiếm 90 % tổng lượng mưa trong năm thường gây
nên những trận lũ lớn. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm
10% tổng lượng mưa hàng năm nhưng thường có mưa phùn và bốc hơi từ hồ
Bến En nên giữ được độ ẩm cho cây cối trong vùng.
* Thủy văn
Khu vực có hệ thống sơng chính là sơng Mực nằm trọn trong địa giới
VQG Bến En quản lý. Toàn bộ thủy vực gồm 4 suối lớn: Suối Hận, suối Thổ,
suối Cốc, suối Tây Tọn;
- Suối Hận, dài khoảng 16 km, bắt nguồn từ núi Bao Cù và Bao trẻ;
- Suối Thổ dài 20 km, bắt nguồn từ Núi Cọ chảy qua Làng Quảng;
- Suối Cốc dài khoảng 11 km, bắt nguồn từ núi Voi qua Làng Cốc;
- Suối Tây Toọn dài 15 km, bắt nguồn từ dãy núi Tèo Heo, Roọc Khoan
chảy qua Bình Lương, Làng Yên.
Nhìn chung hệ thống sơng suối trong vùng tương đối đều khắp và có
nước quanh năm, lòng suối hẹp, khá sâu, tốc độ dòng chảy mạnh về mùa lũ
nhưng giảm nhiều về mùa khô.

Năm


vii


Hồ Bến En có dung tích nước biến động từ 250 - 400 triệu m3, là thủy
vực của 4 suối nói trên. Hồ có nước quanh năm, diện tích mặt hồ trung bình
2.281 ha, có khả năng tưới tiêu cho 12.000 ha đất nông nghiệp của 3 huyện
Như Thanh, Nông Cống và Quảng Xương.
2.1.2. Tài nguyên rừng và đất rừng
VQG Bến En có tổng diện tích tự nhiên là 14.735 ha, trong đó:
- Diện tích đất lâm nghiệp: 12.136 ha chiếm 82,7%
+ Diện tích đất có rừng: 7.925 ha
+ Diện tích đất trống: 5.211 ha trong đó: đất sau nương rẫy là 920 ha
(chiếm 6,7% đất lâm nghiệp).
2.1.2.1. Tài nguyên động - thực vật rừng
* Khu hệ thực vật
Bến En thuộc hệ sinh thái rừng đai thấp nhiệt đới ẩm với kiểu rừng lá
rộng thường xanh và nửa rụng lá. Tổng số loài theo thống kê được ở Bến En
là 1.389 loài (TS Hoàng Văn Sâm, Đa dạng thực vật VQG Bến En, 2008),
chiếm 12,74% so với hệ thực vật Việt Nam, thuộc 902 chi, 196 họ của 6
ngành thực vật bậc cao
Đại diện cho thành phần thực vật bản địa là các loài trong họ Vang
(Caesalpiniaceae), họ Ngọc lan (Magnoliaceae), họ Xoan (Meliaceae), họ Bồ
hòn (Sapindaceae) họ Đơn nem (Menispemaceae), họ Nhài (Oleaceae).
Kết quả nghiên cứu năm 1997 – 2000 và nghiên cứu và điều tra bổ
sung từ năm 2003 – 2009 đã thống kê được ở Bến En có 1.389 lồi của 6
ngành thực vật thực vật bậc cao (có mạch) thuộc 902 chi, 196 họ. Trong đó 29
lồi có trong danh lục đỏ IUCN 2007, 42 lồi có tên trong sách đỏ Việt Nam
năm 2007 .
Có 3 loài thực vật mới của Việt nam được phát hiện ở Bến En là: Xâm
cánh Bến En (Glyptoetalum sclerocarpum (Kurz) M.A Lawson), Đậu khấu



vii

Bến En (Myristica yunanensis Y.H. Li) và Găng Bến En (Timonius arborea
Elmer).
Bảng 2.3: Các ngành thực vật bậc cao ở Bến En
Ngành

TT

Họ

Chi

Lồi

1

Ngành quyết lá thơng (Psilotophyta)

1

1

1

2

Ngành thơng đất (Lycopodiophyta)

2


3

4

3

Ngành mộc tặc (Equisetophyta)

1

1

1

4

Ngành dương sỉ (Polypodiophyta)

23

48

101

5

Ngành hạt trần (Gymnospermae)

4


4

8

6

Ngành hạt kín (Angiospermae)

165

845

1274

196

902

1.389

Cộng

Qua các số liệu thống kê ở Bến En, ngành Hạt kín chiếm ưu thế nhất
91,7% trong tổng số lồi. Trong đó, có 10 họ chiếm nhiều nhất như: Họ ba
mảnh vỏ (Euphorbiaceae) 37 chi, họ Cỏ (Poaceae) 36 chi, họ Cúc
(Asteraceae) 27 chi.....Các ngành khác chiếm tỉ lệ không đáng kể.
Và được chia ra thành các nhóm thực vật có các cơng dụng khác nhau
tạo nên đặc trưng cho khu hệ thực vật núi đất đai thấp như:
- Nhóm cây lấy gỗ

Đã thống kê được 314 loài cây lấy gỗ, chiếm 23,2% tổng số loài, thuộc
169 chi, 59 họ thực vật. Phần lớn các cây gỗ thuộc lớp 2 lá mầm (Ngành hạt
kín).
- Nhóm cây thuốc
Có 248 lồi, 200 chi thuộc 94 họ cso thể làm thuốc ở mức độ khác nhau,
chiếm tỉ lệ 17,9% tổng số loài thực vật đã biết trong vùng.
- Nhóm cây có độc:


vii

Đã thống kê được 23 lồi cây có độc nằm trong 18 chi, 10 họ trong hệ
thực vật, chiếm 1,7% số lồi thực vật.
- Nhóm cây làm rau
Có 52 lồi cây làm rau, thuộc 39 chi, 31 họ thực vật chiếm 3,9% số loài
ghi nhận. Các loài người dân thường dùng như: Dền cơm, Dền xanh, Rau má,
rau Tàu bay, Vơng nem, Rau Sắng, Rau Dớn....
- Nhóm cây dùng để uống
Tổng số có 13 lồi (chiếm 1,0%) thuộc 12 chi, 11 họ thực vật, các lồi
cây này có thể dùng uống thay nước chè như Cam thảo đất, Ngấy hương, Chè
vối, Chặc chìu, Rau má ngọ...
- Nhóm cây làm phân xanh
Đã thống kê được 11 loài, chiếm 0,8% tổng số loài thực vật đã ghi nhận
trong vùng, thuộc 9 chi và 4 họ. Đa số cây phân xanh thuộc họ Đậu
(Fabaceae), họ Trinh nữ (Mimosaceae).
- Nhóm cung cấp tinh bột
Đó là các loài cây cung cấp tinh bột nằm trong các bộ phân thân, củ,
quả khác nhau. Trừ tập đoàn cây Nơng nghiệp, nhóm cây dại ở Bến En thống
kê được 16 loài, chiếm 1,2% tổng số loài đã ghi nhận. Quan trọng nhất là các
loài trong họ Củ Mài (Dioscoreaceae).

- Nhóm cây cảnh
Bến En đã thống kê được có 75 loài cây cảnh, chiếm 5,6% tổng số loài điều
tra, thuộc 62 chi, 40 họ. Các loài thuộc các họ Dâu tằm, họ Lan, họ Long Não...
- Nhóm cây làm gia vị
Có 29 lồi, chiếm 2,2% tổng số lồi đã phát hiện ở Bến En, thuộc 22
chi. 12 họ. các lồi cây này có thể làm gia vị cho các món xào nấu hoặc ăn
sống trong các bữa ăn gia đình quen thuộc như rau Thì là, rau Mùi, rau Răm,
đơn nem, Nghệ, Gừng ở Bến En có loại hạt của cây Giổi xanh (Michelia


vii

rufibarbata Dandy) và hạt của cây Truống lá to (Zanthoxylum sp), là hai loại
gia vị rất được nhiều người ưa thích. Người dân thường thu những hạt chín
của các cây này đem về phơi khơ, rang giịn, giã nhỏ làm gia vị có mùi thơm
dịu rất hấp dẫn.
- Nhóm cây cung cấp chất nhuộm màu
Đã thống kê được 06 loài, chiếm 0,5%, thuộc 06 chi, 06 họ. đó là các
lồi cây có thể cung cấp chất nhuộm màu dùng trong công nghiệp thuộc da,
vải sợi hay nhuộm màu thực phẩm.
- Nhóm cây cho lá lợp nhà
VQG Bến En đã thống kê được 3 loài cho lá lợp nhà, chiếm 0,2%,
thuộc 02 chi, 02 họ. Các loài cây này chủ yếu nằm trong họ Trung quân và họ
Cau dừa (Palmaceae). Trong đó các lồi cọ trong họ Cau dừa là vật liệu lợp
nhà truyền thống được nhân dân sử dụng rộng rãi từ lâu đời.
- Nhóm cây cho sợi
Đã thống kê được 06 loài, chiếm 0,5%, thuộc 5 chi, 05 họ. Các lồi
thuộc nhóm này gặp nhiều ở họ Bơng (Malvaceae), họ Gai (Urticaceae), họ
Đay...
- Nhóm cây cung cấp tinh dầu

Nhóm cây cung cấp tinh dầu đã điều tra được 5 lồi, chiếm 0,4%. Đây
là nhóm lồi cây mà trong thân, lá, hoa, quả của chúng có một hàm lượng tinh
dầu đáng kể có thể chiết suất lấy tinh dầu nguyên chất sử dụng trong công
nghiệp, y tế hoặc các mục đích khác. Các lồi cung cấp tinh dầu khá phổ biến
ở Bến En là Cọ , Dừa, Trẩu , Sở ...
- Nhóm Cây quý hiếm
Cũng như các khu rừng nhiệt đới khác trên khắp nước ta, VQG Bến En
cũng có rất nhiều loài cây quý hiếm. Kết quả đã thống kê được 33 loài, chiếm
2,5% trong 29 chi, 24 họ. Đại diện cho các lồi q hiếm đó là; Trai lý


vii

(Garcinia fagracoides), Sao lá to (Hopea hainanensis), Gụ lau (Sindora
tonkinensis), Vù hương (Cinamomum balansae), Re hương (Cinamomum
parthenoxylon), Lát hoa (Chukrasia tabularis), Lim xanh (Erythrophlum
fodii)....
* Khu hệ động vật
Kết quả điều tra, thống kê khu hệ động vật VQG Bến En từ khi thành
lập (1992) đến nay, đã thống kê được 91 lồi thú, 261 lồi chim, 54 lồi bị
sát, 31 lồi ếch nhái, 68 lồi cá và 499 lồi cơn trùng. Có nhiều lồi nằm trong
sách đỏ Việt Nam, Danh lục IUCN, nghị định 32/CP như: Voi, Hổ, Báo hoa
mai, Báo gấm, Vượn đen má trắng, Khỉ mặt đỏ, Bò Tót....thành phần lồi
động vật ở Bến En trước đây được được tổng hợp ở bảng 2.4.
Bảng 2.4: Thành phần loài động hệ vật ở Bến En
TT

Taxon

Số bộ


Số họ

Số giống

Số lồi

1

Thú

10

28

59

91

2

Chim

18

56

163

261


3

Bị sát

2

15

41

54

4

Ếch nhái

1

6

11

31

5



7


14

46

68

6

Côn trùng

12

78

361

499

50

197

681

1.004

Cộng

Khu hệ động vật Bến En khá phong phú và đa dạng đặc trưng vùng địa

lý động vật Trường Sơn Bắc và Tây Bắc. ở Bến En có nhiều lồi động vật q
hiếm (93 lồi) được ghi trong sách đỏ Việt Nam.
* Hệ sinh thái
Do đặc điểm địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, nên thảm thực vật rừng
Bến En mang nét rất đặc trưng. Theo phương pháp phân loại của Fao Rome


vii

1989, kết hợp với hệ thống phân loại của Thái Văn Trừng, thảm thực vật Bến
En được phân thành các kiểu rừng chính sau:
Bảng 2.5: Các kiểu thảm thực vật VQG Bến En
TT

1

Các kiểu thảm thực vật
Kiểu rừng kín thường xanh vùng thấp (<500m) nhiệt
đới ẩm, thứ sinh trên núi đá vơi.

2

Kiểu rừng kín thường xanh vùng thấp (<500m) nhiệt
đới ẩm, thứ sinh sau khai thác trên núi đất.

D. tích tỷ lệ
(ha)

(%)


303

1,8

6242

37,5

3

Kiểu rừng hỗn giao gỗ - tre nứa thứ sinh

1173

7,0

4

Kiểu rừng tre, nứa thứ sinh có cây gỗ rải rác

2659

16,0

5

Kiểu rừng trồng

111


0,7

6

Kiểu rừng quần lạc cây bụi có cây gỗ rải rác trên núi đá

39

0,3

7

Kiểu rừng quần lạc cây bụi có cây gỗ rải rác trên núi đất

3151

18,9

8

Các loại đất khác (hồ đập, ruộng, đất khác)

2956

17,8

Đỉnh núi cao nhất tại VQG Bến En là 497m so với mực nước biển, vì
vậy theo tiêu chuẩn phân loại thảm thực vật thường được áp dụng trên thế
giới cũng như tại Việt Nam thì thảm thực vật Bến En thuộc kiểu rừng nhiệt
đới thường xanh đai thấp (UNESCO 1973; Trung 1978; Vidal 2000; Lan et al.

2006; WCMC 2004).
* Tài nguyên du lịch
Cảnh quan VQG Bến En bao gồm cảnh quan hồ, các đảo trên hồ; rừng
và hang động ở các dãy núi đá vơi. Hồ Bến En có diện tích gần 3.000 ha với
21 hòn đảo và bán đảo. Với sự đa dạng của hệ sinh thái hồ nước ngọt nơi trú
ngụ của các lồi hải sản trong đó nổi tiếng là như tôm, cá mè, cá quả …. Do


×