Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu khả năng phòng hộ của rừng tràm ở huyện tam nông, tỉnh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

ĐỖ THỌ KIÊN

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG PHÒNG HỘ CỦA RỪNG TRÀ M Ở
HUYỆN TAM NÔNG – TỈNH ĐỒNG THÁP

Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60.62.60

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN QUANG BẢO

Hà Nội, 2010


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Viê ̣t Nam là quố c gia nằ m trong vùng nhiê ̣t đới, chiụ ảnh hưởng của
chế đô ̣ gió mùa châu Á. Bên ca ̣nh đó, Viê ̣t Nam là mô ̣t nước có hê ̣ thống sông
suố i dày đă ̣c, chằ ng chit.̣ Nước ta la ̣i hay có baõ và áp thấ p nhiêṭ đới, kéo theo
mưa lớn gây lũ lu ̣t làm thiêṭ ha ̣i rấ t lớn về người và của. Vì vâ ̣y, viê ̣c quản lý
bảo vê ̣ và phát triể n hê ̣ thố ng rừng phòng hô ̣ là đă ̣c biêṭ quan tro ̣ng trong quá
triǹ h phát triể n bề n vững chung của cả nước và khu vực.
Nước ta có khoảng ba triệu hecta đất ở các vùng đồng bằng bị nhiễm
mặn và phèn, trong đó đất phèn gần hai triệu hecta và đất mặn khoảng một


triệu hecta. Ở miền Bắc có khoảng 200.000 ha đất phèn, phân bớ ở Hải
Phịng, Quảng Ninh, Thái Bình, Hải Dương và một sớ diện tích ở ven biển
miền Trung. Ở miền Nam, nhất là đồng bằng sông Cửu Long các vùng đất
đầm lầy, ngập nước ngọt định kỳ trong 6 -7 tháng và nhiều tháng úng nước
phèn chua tập trung ở 3 vùng: Đồng Tháp Mười trên các tỉnh Long An, Tiền
Giang và Đồng Tháp; vùng Tứ giác Long Xuyên trên các tỉnh An Giang, Kiên
Giang; vùng U Minh hạ, U Minh thượng thuộc tỉnh Cà Mau. Những vùng đất
úng phèn này rất khó trồng lúa và những cây hoa màu khác, nhưng có thể
trồng Tràm và kết hợp nuôi ong mật, thủy sản…
Khu vực đồng bằng sơng Cửu Long có diện tích đất phèn khoảng 1.6
triệu ha. Loại đất này được đặc trưng bởi độ axit cao, hàm lượng nhôm, sắt
tiềm tàng cao và thiếu lân. Các nhóm đất phèn ở đồng bằng sơng Cửu Long
cịn bao gồm cả các loại đất phèn, nhiễm mặn nặng và trung bình. Tuy nhiên
chúng cũng chịu ảnh hưởng bởi sự tác động của các hệ sinh thái khác trong
khu vực.
Những năm gần đây, đã có những trận lũ lụt lớn xảy ra tại vùng đồng
bằng sông Cửu Long. Đặc biệt là cơn lũ lụt từ tháng 9 đến tháng 11 năm
2000. Lũ gây ra ngập sâu, kéo dài làm đình trệ sản xuất, trước hết là sản xuất


2

nơng nghiệp, gây xói lở bờ sơng, bờ kênh, phá hoại hạ tầng cơ sở, đặc biệt là
hệ thống đường giao thơng. Tình trạng ngập lụt cũng làm xáo trộn cuộc sớng,
gây khó khăn cho việc định cư, đi lại, học hành, chữa bệnh... của người dân.
Nhưng ngược lại, lũ lụt ở đồng bằng sông Cửu Long cũng mang lại những lợi
ích hết sức quý giá. Trước hết, nó tải một lượng bùn cát lớn từ thượng lưu về,
bồi đắp đồng bằng, làm cho đồng bằng tiếp tục mở rộng về phía biển Đơng,
làm tăng độ phì nhiêu cho đồng ruộng, là nguồn cung cấp dinh dưỡng và môi
trường sinh trưởng thuận lợi cho các loài thuỷ sản. Đồng thời, nước lũ cũng

có tác dụng thau chua, rửa mặn và các độc tố về hạ lưu, làm vệ sinh đồng
ruộng. Để ổn định đời sống nhân dân, phát triển sản xuất, góp phần bảo đảm
an ninh lương thực q́c gia, cần phải tăng cường khả năng phịng chớng
thiên tai, hạn chế thiệt hại khi có lũ lụt và thiên tai xảy ra, bên cạnh đó phải có
kế hoạch sử dụng và khai thác triệt để và hợp lý nhất nguồn nước sông Cửu
Long mang lại.
Rừng Tràm là một hệ sinh thái đặc trưng cho những vùng ngập úng
phèn, cũng là một bộ phận hợp thành của hệ sinh thái vùng lũ, nó chịu ảnh
hưởng của các yếu tớ mơi trường đất, nước, khí hậu và đa dạng sinh học.
Đồng thời cũng tác động mạnh tới các thành phần này thông qua quá trình
trao đổi vật chất và năng lượng. Vì vậy, để nghiên cứu hiệu quả khả năng
phòng hô ̣ của rừng Tràm cần nghiên cứu đồng thời những yếu tố cấu trúc, đấ t,
nước... khu vực rừng Tràm.
Với những ý nghiã nêu trên, đề tài: “Nghiên cứu khả năng phòng hộ
của rừng Tràm ở huyê ̣n Tam Nông - tỉnh Đờ ng Tháp” được thực hiện nhằm
góp phần đáp ứng các yêu cầu trên.


3

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
1.1.1. Nghiên cứu về rừng Tràm
Tràm (Melaleuca) là một Chi thuộc họ Sim (Myrtaceace) có phân bớ tự
nhiên từ Australia đến Việt Nam [30]. Các lâm phần Tràm tự nhiên thường
mọc thuần loài, đều tuổi. Trong những lâm phần tự nhiên quá trình tỉa thưa tự
nhiên diễn ra rất mạnh do sự cạnh tranh về chất dinh dưỡng, nước và ánh sáng
[33].
Okubo et al. [37] đã tiến hành so sánh sinh trưởng của Tràm (M.

Cajuputi) trên 3 lập địa: tầng than bùn dày (>1m), than bùn mỏng (<1m) và
đất cát podzol. Kết quả cho thấy khơng có sự khác biệt rõ rệt về sinh trưởng
của Tràm trên cả ba lập địa, tuy nhiên năng suất tiềm năng của lâm phần tốt
nhất nhất trên các vùng có than bùn dày và đất chua ngập nước (axit sulfate).
Yamanoshita et al. [34], [40] đã kết luận, mặc dù có tớc độ sinh trưởng bằng
nhau, nhưng năng suất tiềm năng của Tràm trên đất than bùn dày khơng cao
bằng các lồi ưu thế khác ở rừng mưa nhiệt đới. Osaki et al. [35] đã tiến hành
nghiên cứu sinh trưởng của nhiều loài bản địa, trong đó có Tràm (M.
Cajuputi), trên đất than bùn có nồng độ nhôm (Al) và pH khác nhau. Nghiên
cứu của Yamanoshita et al. [34], [40] cho thấy Tràm có thể sinh trưởng tốt
trong điều kiện ngập nước kéo dài.
Nghiên cứu của Crase et al. [26] về khả năng tái sinh sau lửa của Tràm
(Melaleuca triumphalis) ở vùng phía Bắc của Úc. Tràm là một lồi cây có khả
năng chịu lửa, khả năng tái sinh sau lửa rất mạnh thể hiện mật độ quần thể ở
những nơi bị cháy lớn hơn rất nhiều so với các quần thể đối chứng (không
cháy sau một thời gian dài). Khả năng chống chịu lửa của rừng Tràm phụ


4

thuộc rất lớn và kích thước và quy mơ đám cháy và được xác định thông qua
khối lượng vật liệu cháy, cường độ đám cháy và mùa cháy [36]. Lửa xuất hiện
thường xuyên với cường độ lớn sẽ đốt cháy hoặc làm triệt tiêu khả năng nảy
mầm của hạt [29]. Nghiên cứu của Yates and Russell-Smith [41] đã cho thấy
rừng Tràm có khả năng chịu đựng được tổn thương do lửa thường xuyên, tuy
nhiên, khoảng cách giữa hai lần cháy phải đủ dài để cây lớn lên đạt kích thước
tới thiểu để ra hoa và kết quả trở lại và tồn tại sau lửa.
Franklin et al. [32] đã tiến hành điều tra 340 ô tiêu chuẩn phân bố trên
vùng diện tích rộng 450,000 km2 ở phía bắc Úc để nghiên cứu quy luật phân
bố và tái sinh của rừng Tràm. Kết quả cho thấy của Tràm Melaleuca argentea

thích hợp với nền đất cát và phân bố chúng bị giới hạn bởi các dịng sơng.
Trong khi đó Tràm Melaleuca cajuputi lại thích hợp với đất thịt và xuất hiện
ở các vùng đất thấp ven biển. Các loài Tràm Melaleuca dealbata, M.
viridiflora and M. leucadendra có phân bớ trên nhiều loại đất khác nhau phụ
thuộc vào tình trạng ngập lụt. Tràm M. argentea and M. leucadendra phân bố
ở các vùng ngập dọc sông. Ngược lại M. leucadendra và (M. Cajuputi) lại
xuất hiện ở vùng đầm lầy ở cửa sông. Các tác giả đã đi đến kết luận, ở các
vùng nhiệt đới phía bắc nước Úc, rừng Tràm thay thế rừng mưa nhiệt đới ở
những nơi có lửa cháy hoặc ngập lụt mạnh Franklin & Bowman [33]. Tuy
nhiên, ở các khu vực cao hơn, sự xuất hiện của lửa thường xuyên đã hạn chế
sự xâm lấn của Tràm với thảm thực vật khác như savan, trảng cỏ. Điều này đã
được chứng minh trong nghiên cứu đốt thử của Crowley et al [31] trong vòng
3 năm liên tục và so sánh với khu vực khơng có lửa cháy trong vịng 20 năm
đã làm tăng mật độ Tràm Melaleuca viridiflora lên 7 lần.
Bowman và Rainey [27] đã nghiên cứu ảnh hưởng của độ cao địa hình
đến cấu trúc đường kính của Tràm Melaleuca cajuputi trên các vùng bán ngập
ở phía bắc Úc. Kết quả cho thấy Tràm (M. Cajuputi) phân bố ở độ cao từ 1-


5

6m, khơng có biến động lớn về cỡ kính trong các độ cao này. Phân bố số cây
của Tràm (M. Cajuputi) theo cấp kính là gián đoạn khơng liên tục, nguyên
nhân chính là do tác động của cháy rừng.
Theo Dr. Jon Davies năm 2008, mực nước ở rừng trên than bùn vùng
Pekan của Malaixia rất it khi xuống dưới 20cm và đây cũng là điều kiện thủy
văn của hầu hết các vùng rừng than bùn nhiệt đới. Nó đảm bảo điều kiện yếm
khí để tớc độ oxy hố và phân huỷ than bùn chậm hơn hơn tớc độ hình thành
luỹ chúng, lớp than bùn sẽ ổn định và cao dần lên. Trước đây, với quy mơ
diện tích hàng trăm nghìn hecta và khơng có kênh rạch rừng Tràm trên than

bùn của Việt Nam cũng đã có phần lớn thời gian trong năm ngập nước và
mực nước không nằm thấp hơn mặt than bùn quá 20cm. Chỉ như vậy, than
bùn mới có thể tồn tại lâu dài trong điều kiện nhiệt đới nóng ẩm.
1.1.2. Nghiên cứu về vai trị phịng hộ của rừng
Nghiên cứu về vai trò phòng hộ của rừng đã được thực hiện từ những
đầu thế kỉ trước. Người ta tập trung chủ yếu vào vai trò của rừng trong việc
ngăn cản xói mịn và phục hồi đất, vai trị bảo vệ nguồn nước, chắn gió và
chắn cát.
Cơng trình nghiên cứu đầu tiên về xói mịn đất có ý nghĩa quan trọng
nhất trong lĩnh vực xói mịn đất đã được thực hiện bởi Volli từ năm 1844. Tác
giả khẳng định xói mịn được thực hiện qua hai pha chủ yếu là bắn phá làm
tơi rời các hạt đất và ćn trơi chúng, trong đó pha đầu là quan trọng nhất. Để
bảo vệ đất cần giảm được động năng mưa làm sự bắn phá tơi rời đất của các
hạt mưa là có ý nghĩa quyết định trong chớng xói mịn bảo vệ đất. Về sau
nghiên cứu định lượng về xói mòn đã được thực hiện ở nhiều nơi trên thế
giới. Phương trình xói mịn đất được áp dụng rộng rãi nhất cho đến nay là
phương trình của Wischmeier, được tác giả và các công sự xây dựng từ năm
1956. Trong đó thể hiện được liên hệ của xói mịn đất với 6 nhân tố ảnh


6

hưởng là chế độ mưa, tính chất đất, độ dớc, chiều dài sườn dốc, kiểu trồng cây
và biện pháp bảo vệ đất. Phương trình của Wischmeier đã gợi ý về các biện
pháp chớng xói mịn bảo vệ đất. Đó là tất cả những giải pháp nhằm giảm thiểu
một hoặc một nhóm các nhân tớ ảnh hưởng đến xói mịn đất trong các phương
trình của wischmeier. Tuy nhiên, việc áp dụng phương trình này cũng gặp
nhiều khó khăn, đặc biệt trong điều kiện thiếu dữ liệu nghiên cứu cơ bản để
xác định các thông số cần thiết, chẳng hạn thiếu dữ liệu về mưa, thiếu dữ liệu
về khả năng chớng xói mòn của đất, hay dữ liệu về ảnh hưởng của các kiểu

trồng cây đến xói mịn v.v...
Những nghiên cức về ảnh hưởng của rừng đến các q trình tích luỹ và
vận chuyển nước, hay các quá trình thuỷ văn, cũng được nghiên cứu từ đầu
thế kỷ 19. Cơng trình nghiên cứu đầu tiên về thuỷ văn rừng được ghi nhận là
cơng trình của A. A. Monchanop (1860). Ơng đã xác lập được phương trình
cân bằng nước và vai trị của rừng với các thành phần cân bằng nước ở miền
nam nước Nga. Ý nghĩa quan trọng của cơng trình này là hình thành phương
pháp nghiên cứu về thuỷ văn rừng, trong đó cơng cụ quan trọng để nghiên
cứu là phương trình cân bằng nước.
Đến nay, trong quan điểm chung, vai trị giữ nước của rừng được hiểu
là giữ và tích luỹ nước ở bất kỳ dạng nào - làm tăng lượng nước trong đất,
giảm bớc thốt hơi nước, tăng mực nước ngầm, giảm dịng chảy bề mặt, hạn
chế xói mịn đất, qua đó làm tăng và ổn định lượng nước sông suối, cũng như
làm sạch nước (Monchanop, 1960, 1973; Khanbecop, 1984; Whitehead và
Robinson, 1993; Bonell, 1993).
Khả năng giữ nước của rừng được phản ánh thơng qua ảnh hưởng của
nó đến hiệu ích của nguồn nước, nên về ngun tắc có thể sử dụng nhiều chỉ
tiêu khác nhau để đánh giá khả năng giữ nước của rừng như: mức thay đổi
của hàm lượng các chất hố học, các chất hồ tan trong nước sau khi đã dịch


7

chuyển qua hệ sinh thái rừng, hệ sớ dịng chảy bề mặt, mực nước ngầm, tần
suất lũ hoặc dùng các chỉ tiêu trực tiếp có ảnh hưởng đến nguồn nước như các
nhân tớ cấu trúc rừng, các tính chất vật lý của đất rừng ... Tuy nhiên, xét về
tính đại diện và khả năng dễ xác định thì hệ sớ dòng chảy bề mặt, lượng nước
giữ lại trong đất là những chỉ tiêu tốt nhất phản ánh khả năng giữ nước của
rừng. Dòng chảy mặt càng thấp, lượng nước giữ lại trong đất càng nhiều, khả
năng giữ nước của rừng sẽ càng tớt.

G.Fiebiger đã dùng khái niệm “Dung tích giữ nước của rừng” để phản
ánh khả năng giữ nước của nó và được xác định bằng tổng lượng nước giữ lại
trên tán, lượng nước giữ lại bởi vật rơi rụng và lượng nước tích giữ trong đất.
Quan điểm này được các nhà thuỷ văn rừng chấp nhận một cách rộng rãi
(Trần Huệ Tuyền, 1994; Vu Chí Dân và Vương Lễ Tiên, 2001).
Về mặt lý thuyết khả năng giữ nước của rừng được hiểu là khả năng
làm tăng hiệu ích kinh tế của nguồn nước. Song hiệu quả kinh tế của nước
liên quan đến hiệu quả của nhiều ngành kinh tế, thường rất khó xác định. Vì
vậy, trong thực tế người ta thường xác định khả năng giữ nước của rừng là
khả năng làm tăng tính hiệu ích của nước. Đó là tính sạch, tính ngọt, tính ổn
định và tính tại chỗ của nguồn nước.
Khả năng giữ nước của rừng có giới hạn và phụ thuộc nhiều vào đặc
điểm của đất rừng như: cấu trúc rừng, độ xốp và kết cấu đất, độ dày tầng đất
v.v...., trong đó đặc biệt quan trọng là độ xốp và bề dày tầng đất. Chúng quyết
định dung tích chứa nước của đất rừng (Vu Chí Dân và Vương Lễ Tiên,
2001). Vai trò của rừng trong bảo vệ nguồn nước quan trọng nhất là vai trò
bảo vệ và cải thiện những tính thuỷ văn của đất.
Khi nghiên cứu về vai trò của rừng với nguồn nước, các tác giả đã cố
gắng xác định những quan hệ định lượng của rừng với đặc điểm của nguồn
nước (các tính hiệu ích của nước). Tuy nhiên, vì tính phức tạp của các quá


8

trình thuỷ văn mà cho đến nay vẫn chưa có những công thức cho phép định
lượng khả năng giữ nước của rừng có thể áp dụng chung cho cả thế giới.
Trong những năm gần đây xuất hiện một số mô hình dự báo thủy văn, trong
đó có tính ảnh hưởng thảm rừng. Tuy nhiên, sai sớ của chúng cịn lớn do
khơng tính đến được đầy đủ những nhân tớ ảnh hưởng cụ thể của các nước,
các vùng khác nhau.

Trên thế giới cũng đã có những cơng trình nghiên cứu về ảnh hưởng của
rừng đến gió hại, đến điều kiện nói chung đến cát bay, đến sóng biển v.v...,
trong đó có những cơng trình nghiên cứu ở Trung q́c và những nước châu
âu. Đây sẽ là những tư liệu tham khảo quan trọng cho nghiên cứu về vai trò
của rừng đến tiểu khí hậu và sản xuất nơng nghiệp ở khu vực đồng bằng sông
Cửu Long trong đề tài này.
1.2. Ở Viêṭ Nam
1.2.1. Nghiên cứu về cây Tràm
Lê Đình Khả, Hồng Chương, Nguyễn Trần Nguyên [9] đã nghiên cứu
về xuất xứ và khảo nghiệm giống Tràm cho trồng rừng ở đồng bằng sông Cửu
Long. Kết quả nghiên cứu của các tác giả đã khẳng định một sớ lồi và xuất
xứ có nhiều triển vọng cho vùng đồng bằng sông Cửu Long (M. leucadendra
– xuất xứ Weipa, Rifle Creek, Lawrence và keru; (M. Cajuputi) xuất xứ Tịnh
Biên – An Giang).
Thái Thành Lượm [12] nghiên cứu về nhân giớng vơ tính cây Tràm và
kỹ thuật lâm sinh để nâng cao sản lượng rừng Tràm.
Dự án JICA (2002) đã xây dựng mơ hình trồng Tràm trên đất phèn. Kết
quả nghiên cứu đã xác định các biện pháp kỹ thụât cho gây trồng và đặc biệt
là mật độ gây trồng nên từ 10,000 – 15,000c/ha.Tuy nhiên vẫn còn những bàn
cãi xung quanh vấn đề mật độ gây trồng.
Nguyễn Việt Cường [4] nghiên cứu trồng thử nghịêm Tràm lai và khảo


9

nghiệm một số xuất xứ Tràm ở đất bán ngập vùng núi đá vơi ở Ninh Bình và
Hà Tây.Tác giả đã nghiên cứu trồng 2 mật độ là 4,500c/ha (1.5 x 1.5m) và
6,600c/ha (1 x 1.5m).Kết quả bước đầu cho thấy Tràm sinh trưởng tớt và có
nhiều triển vọng cho gây trồng ở miền Bắc.
Ngơ Đình Quế [15] đã nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật và xây dựng

một số mơ hình trồng rừng Tràm, mơ hình nơng - lâm - ngư kết hợp ở vùng
đất phèn đồng bằng sông Cửu Long, cũng theo tác giả thì Tràm ở Việt nam có
ít nhất 4 chủng, hoặc dạng khác nhau phân bớ ở những lập địa khác nhau là:
Tràm cừ có tầm vóc cao, mọc tự nhiên trên đất phèn ở vùng đồng bằng sơng
Cửu long, Tràm lùn hay Tràm gió tầm cóc nhỏ, dạng cây bụi cũng mọc ở
vùng trên. Tràm bụi, có tầm vóc nhỏ bé cây cao khơng quá 2 mét, mọc tự
nhiên ở đồi trọc sim, thanh hao ở Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
Tràm bưng, thấp chỉ cao có 1 mét, mọc tự nhiên ở bãi cát rời rạc, ven biển,
hơi ẩm tại Quảng Bình, Quảng Trị. Cũng theo tác giả thì: Sinh trưởng của
rừng Tràm có liên quan chặt chẽ với các yếu tớ dinh dưỡng trong đất: Hàm
lượng chất hữu cơ trong đất < 8% rừng Tràm sinh trưởng rất thuận lợi. Hữu
cơ từ 8 - 15% rừng Tràm sinh trưởng thuận lợi và hữu cơ > 15% (dày 40cm)
rừng Tràm sinh trưởng bị hạn chế.
Từ năm 1994, qua chương trình hợp tác với ACIAR, 26 xuất xứ của
Tràm lá dài (M.Leucadendra), cùng với Tràm gió (M.cajuputi) đã được khảo
nghiệm tại 4 điểm của đồng bằng sông Cửu long, cho thấy Tràm lá dài có sinh
trưởng nhanh nhất trong các lồi Tràm đã khảo nghiệm. Các xuất xứ của
Tràm gió Việt nam đều có sinh trưởng kém hơn so với Austraylia.
Theo Nguyễn Việt Cường, và cộng sự [3] thì: Tràm phân bớ ở nước ta
được giới hạn trong 3 kinh độ, từ 103058’-107005 Đơng, chạy theo rìa ven
biển phía Đơng, nhưng lại trải dài trên gần 12 vĩ độ, từ 9010 - 21035 B, chứng
tỏ có phân bớ tự nhiên tuy khơng rộng, nhưng kéo dài ra từ Nam ra Bắc.


10

Nghiên cứu về các lồi Tràm có triển vọng cho sản xuất tinh dầu có
cơng trình của tác giả Phùng Cẩm Thạch, đã giới thiệu 2 loài Tràm Úc và
Tràm Trà và phương pháp thu hoạch, chưng cất tinh dầu.
Nghiên cứu về hệ sinh thái rừng Tràm và một số biện pháp phịng cháy,

chữa cháy rừng Tràm có cơng trình của tác giả Phạm Ngọc Hưng – Trung tâm
phát triển nông lâm nghiệp bền vững.
Tác giả Đào Vũ cùng các cộng tác viên đã có cơng trình nghiên cứu:
Xác định và đánh giá các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật của các biện pháp làm đất
phèn hiện có để trồng rừng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long”.Tác giả đã mô
tả khá chi tiết về các biện pháp làm đất, đạc biệt là phương pháp lên líp và đã
so sánh sinh trưởng của rừng Tràm trên các biện pháp lên líp khác nhau.
Năm 1998, Đặng Trung Tấn - Trung tâm rừng ngập Minh hải đã có
nghiên cứu “Thiết kế mơ hình trồng Tràm thâm canh trên vùng đất phèn ngập
sâu bằng phương pháp đắp mớ”. Theo tính tốn của tác giả thì cùng với khới
lượng đào đắp là 833m3 đất, thì phương án đắp mớ có thể nâng cao được mặt
bằng trồng rừng lên 50cm, trong khi nếu lên líp chỉ cao được 10cm.
Tác giả Đỗ Đình Sâm, Nguyễn Ngọc Bình [20] sử dụng 5 yếu tớ để
đánh giá tiềm năng sử dụng đất phèn trong lâm nghiệp ở ĐBSCL là: Loại đất,
hàm lượng chất hữu cơ trong đất, thời gian ngập nước, độ sâu ngập nước và
khả năng cung cấp nước ngọt để rửa phèn, trong đó có 2 yếu tố chủ đạo là: độ
sâu ngập nước và và khả năng cung cấp nước ngọt để rửa phèn là các yếu tố
quyết định tiềm năng sử dụng đất đai. Vì vậy lên líp và xây dựng hệ thớng
kênh mương có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất lâm nghiệp trên đất phèn ở
đồ ng bằ ng sông Cửu Long.
Từ năm 2001 nhóm đề tài của trường Đại học lâm nghiệp do Lê Sĩ Việt
[25] làm chủ nhiệm đã nghiên cứu xây dựng mơ hình phục hồi rừng trên vùng
bán ngập hồ Hồ Bình. Kết quả đề tài đã đề xuất được các lồi cây có triển


11

vọng trồng ở vùng bán ngập là Tràm Úc, Vậy nước, Dâu da xoan, Sấu, Vông
nước, Nhội, Chẹo.
Trung tâm Ứng dụng KHKT Lâm nghiệp – Viện KHLN Việt nam [23]

đã thử nghiệm mơ hình trồng cây nơng lâm nghiệp trên vùng đất bán ngập tại
hồ Thác Bà và hồ Suối Hai cho thấy các loài cây lâm nghiệp dự án đã thử
nghiệm trồng như: Tràm úc, Bạch đàn GU8, Tre gai với môi trường ngập
nước cục bộ trong năm cây có sinh trưởng cả về đường kính, chiều cao cũng
như tỷ lệ sớng là tương đới cao: Tràm úc có tỷ lệ sống cao nhất từ 76- 90% ,
tiếp đến Bạch đàn Gu8 có tỷ lệ sớng 70-85% ; Tre gai có tỷ lệ sớng từ 45 62%; Dành dành 40% và Vậy nước là 35% khi trồng tại các mức nước ngập
khác nhau. Cùng lồi cây trồng thì ở mức nước ngập dưới 2 tháng có tỷ lệ
sớng cao hơn khi trồng tại mức nước ngập 2 - 4 tháng. Tại mức nước ngập
trên 4 tháng cây có tỷ lệ sống thấp nhất.
Lý Thọ (1981), Nguyễn Huỳnh Châu (1982), Nguyễn Hiếu Liêm
(1983), Lê Văn Sáng (1984), Tạ Văn Thuỵ (1985), Phạm Ngọc Cơ (1994) đã
nghiên cứu đặc điểm lâm học và năng suất rừng Tràm, về trồng xen loài khác
với Tràm trên đất phèn và áp dụng mơ hình nông lâm kết hợp ở vùng đầm lầy
đồng bằng sông Cửu Long, về kỹ thuật trồng và bảo vệ rừng Tràm. Các kết
quả chủ yếu nghiên cứu về trồng và bảo vệ rừng ở giai đoạn đầu nhưng chưa
chú trọng đến kỹ thuật chăm sóc rừng.
1.2.2. Nghiên cứu về vai trị phịng hộ của rừng
Đến nay đã có những cơng trình nghiên cứu liên quan đến vai trị của
rừng chớng xói mịn bảo vệ đất, trong đó có cơng trình của Nguyễn Ngọc
Lung [11] về tác dụng phòng hộ nguồn nước của một sớ thảm thực vật chính
ở Tây Ngun và các nguyên tắc xây dựng rừng phòng hộ nguồn nước, của
Nguyễn Tử Siêm, Thái Phiên [14] về xói mịn đất dưới điều kiện hoạt động
canh tác nông nghiệp và một sớ rừng trồng, Vương Văn Quỳnh [18] về xói


12

mịn đất ở vùng ngun liệu giấy. Các cơng trình nghiên cứu về tác dụng của
rừng chắn cát bay được nghiên cứu bởi viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam,
trong đó phải kể đến cơng trình luận án của Đặng Văn Thuyết. Tuy nhiên hiện

cịn ít nghiên cứu về tác dụng của rừng trong việc chớng lại các q trình
thối hố đất như q trình mặn hố, phèn hố, giảm lũ vùng đồng bằng..v.v...
Để xác định diện tích và phân bố rừng Tràm ở vùng lũ đồng bằng sông
Cửu Long, các công trình nghiên cứu sẽ phải kế thừa những kết quả nghiên
cứu trong và ngồi nước về vai trị phòng hộ của rừng, đồng thời tổ chức
những nghiên cứu bổ sung, đặc biệt về những vấn đề còn chưa được làm sáng
tỏ ở Việt Nam như ảnh hưởng của rừng đến q trình giảm lũ, ngăn chặn mặn
hố và phèn hố...
Cho đến nay việc xác định diện tích rừng phòng hộ được thực hiện bởi
viện điều tra quy hoạch rừng. Người ta đã căn cứ vào những nhân tố ảnh
hưởng đến tiềm năng xói mịn và khơ hạn để đánh giá sự cần thiết phải có
rừng và từ đó quy hoạch ba loại rừng. Phương pháp xác định chủ yếu là chồng
xếp bản đồ. Các bản đồ chuyên đề được thiết lập trên cơ sở phân vùng riêng
rẽ từng nhân tớ ảnh hưởng đến xói mịn và khơ hạn như độ cao, độ dốc, loại
đất, và lượng mưa. Việc chồng xếp các bản đồ chuyên đề sẽ hình thành những
vùng trong đó tương đới đồng nhất về điều kiện ảnh hưởng đến xói mịn và
khơ hạn. Trên cơ sở phân tích biến động của các các nhân tớ ảnh hưởng đến
xói mịn và khơ hạn người ta phân chia ra các vùng ít xung yếu, xung yếu và
rất xung yếu. Từ đây sử dụng một số thông tin bổ sung về điều kiện kinh tế xã
hội người ta tiến hành quy hoạch 3 loại rừng: sản xuất, phòng hộ và đặc dụng.
Mặc dù tốn nhiều công sức nhưng việc xác định diện tích rừng và mức
độ phịng hộ xung yếu vẫn chưa có sức thuyết phục cao. Nguyên nhân chủ
yếu do thiếu cơ sơ của việc phân cấp các nhân tớ ảnh hưởng đến nguy cơ xói
mịn và khơ hạn cũng như phương pháp tích hợp chúng trong đánh giá sự cần


13

thiết phải bảo vệ và phát triển rừng. Vì vậy, quy hoạch 3 loại rừng có cơ sở
pháp lý nhưng vẫn thiếu cơ sở khoa học và thực tiễn để áp dụng.

Nhìn chung, cho đến nay các cơng trình nghiên cứu về hiệu quả chớng
xói mịn đất, chắn gió, chắn cát của rừng ở Việt Nam và thế giới là tương đới
phong phú. Tuy nhiên, những cơng trình nghiên cứu về hiệu quả phòng hộ và
giảm lũ vùng đồng bằng cịn ít được thực hiện ở nước ta. Những thơng tin thu
được còn tản mạn chưa đủ làm cơ sở khoa học cho xác định diện tích và phân
bớ rừng cần thiết. Đề tài này tập trung vào nghiên cứu hiệu quả phòng hộ và
giảm lũ của rừng Tràm nhằm có thêm cơ sở khoa học cho việc xác định diện
tích và phân bớ rừng Tràm cần thiết cho vùng lũ đồng bằng sông Cửu Long.


14

Chương 2
ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1. Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý
Tam Nơng là huyện vùng sâu của tỉnh Đồng Tháp, với diện tích tự
nhiên 46.081,86 ha. Đến năm 2008, dân số của huyện là 108.071 người với
25.040 hộ, mật độ 215 người /km2.
Phía Bắc tiếp giáp các huyện Tân Hồng, Hồng Ngự
Phía Nam giáp huyện Thanh Bình
Phía Đơng giáp huyện Tháp Mười, huyện Cao Lãnh và tỉnh Long An
Phía Tây giáp huyện Hồng Ngự và Thanh Bình.
Huyện có vị trí nằm ở trung tâm khu vực phía Bắc Tỉnh, có đoạn sơng
Tiền và Q́c lộ 30 đi qua và có mạng lưới giao thông thuỷ bộ phân bố đều
khắp, tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu hàng hoá và phát triển kinh tế.
Huyện Tam Nông được xem như lá phổi xanh của vùng Đồng Tháp Mười với
rừng Tràm bạt ngàn, đồng cỏ mênh mông, lung sen bát ngát... Tháng 9 hằng
năm, nước ngập mênh mơng đồng lúa, Tam Nơng mùa này có rất nhiều điều
thú vị dành cho du khách. Vườn quốc gia Tràm Chim là điểm du lịch nổi
tiếng nhất huyện.

2.2. Tình hình kinh tế - xã hội
Huyện Tam Nơng có 12 xã, thị trấn.Từ ngày tái thành lập, huyện đã
giành được nhiều thành tựu đáng tự hào, tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt khá
thường năm sau cao hơn năm trước (năm 2008 là 13,85%), cơ cấu kinh tế
chuyển dịch theo hướng tích cực.
Trên lĩnh vực sản xuất nơng nghiệp, với thế mạnh là nông nghiệp, cây
lúa là mũi nhọn, với biện pháp chủ yếu là tập trung đầu tư cho công tác thuỷ
lợi, cải tạo đồng ruộng, sử dụng giống mới ngắn ngày với những biện pháp kỹ


15

thuật canh tác mới, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia, từng
bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế với mơ hình nơng nghiệp – cơng nghiệp –
thương mại du lịch, đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp và
kinh tế nơng thơn, nên đã đạt được kết quả khá nhanh và vững chắc. Diện tích
trồng lúa tăng từ 15.093 ha năm 1983 lên 60.510 ha năm 2007, tăng gấp 4 lần,
sản lượng từ 32.680 tấn lên 347.231 tấn tăng gấp 10,6 lần.
Chăn nuôi gia súc, gia cầm, nhất là nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh,
đến ći năm 2007, tổng diện tích ni trồng thuỷ sản tồn huyện là 647 ha,
trong đó có 319 ha tôm càng xanh nuôi trên chân ruộng; sản lượng khai thác
đạt 28.777 tấn/năm.
Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ cơng nghiệp có nhiều tiến bộ. Tại thời
điểm năm 1983, công nghiệp của huyện không đáng kể (chỉ tập trung một số
cơ sở tại An Long) chủ yếu tồn tại hơn mười cơ sở tiểu thủ công nghiệp, tập
trung sản xuất, sửa chữa nông cụ, vật liệu xây dựng (gạch, ngói), xay xát, chế
biến gỗ và một sớ mặt hàng tiêu dùng… với tổng giá trị sản xuất 11.244.000
đồng (giá cố định năm 1982). Đến nay, ngành công nghiệp, tiểu thủ cơng
nghiệp của huyện tuy vẫn cịn trong tình trạng sản xuất nhỏ, sản phẩm chưa
đủ sức cạnh tranh.Song so với thời điểm trên thì cơng nghiệp - tiểu thủ cơng

nghiệp của huyện cũng có bước tăng đáng kể. Tổng giá trị sản xuất năm 2007
đạt 22,350 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân tăng trong 2 năm 2006,
2007 là 24,98 %/năm.
Công tác xây dựng cơ bản thời gian qua được huyện đặc biệt chú trọng.
Với những phương thức và biện pháp thích hợp cùng với nỗ lực của huyện, sự
hỗ trợ của Tỉnh và Trung ương, 25 năm qua, đã huy động hàng ngàn tỷ đồng
cho xây dựng cơ bản, tập trung vào các cơng trình trọng tâm như: thuỷ lợi và
cải tạo nội đồng, giao thông, điện sản xuất và sinh hoạt, thông tin liên lạc,
nước sạch, chương trình trường chuẩn q́c gia, chương trình xây dựng trạm


16

Y tế, đầu tư nâng cấp chợ, cụm công nghiệp vật liệu xây dựng...đặc biệt, triển
khai hiệu quả chương trình cụm tuyến dân cư giai đoạn 1 (tồn huyện có 26
cụm, tuyến dân cư, năm 2007 đã bớ trí được 4.438 nền cho hộ nghèo, bán
được 1.133/2.646 nền sinh lợi, cơ sở hạ tầng cơ bản hoàn thành). Do đầu tư
phát triển tập trung và đúng hướng, đã tác động tích cực và tạo ra những động
lực quan trọng, góp phần đáng kể đến việc hoàn thành các mục tiêu kinh tế xã hội. So với năm 1983, hạ tầng kinh tế, xã hội phát triển nhanh chóng đã
thúc đẩy q trình đơ thị hố tăng dần hàng năm làm thay đổi bộ mặt nơng
thơn nghèo khó ngày nào nay mang dáng dấp của văn minh đô thị.
Thương mại - dịch vụ, khi mới tái thành lập huyện lĩnh vực này hầu
như chỉ diễn ra ở chợ đầu mối An Long, các chợ Phú Thành, Tân Cơng Sính
(cũ), Phú Cường, Phú Hiệp. Hàng hố ít ỏi, sức mua yếu, họp chợ chỉ diễn ra
vài giờ vào buổi sáng, nông thôn thiếu thớn hàng hố, người bán ít, người
mua cũng chẳng bao nhiêu, đến nay thương mại - dịch vụ được tập trung đầu
tư và phát triển nhanh theo hướng mở rộng về sớ lượng, quy mơ và đa dạng
về hình thức kinh doanh. Tính đến tháng 01 năm 2008 tồn huyện có 4.416 cơ
sở đăng ký kinh doanh thương mại - dịch vụ. Tổng mức giá trị bán lẻ hàng
hoá hàng năm đều tăng (năm 2006 đạt 401 tỷ, năm 2007 là 617,324 tỷ đồng).

Hoạt động thương mại trên địa bàn huyện ngày càng phát triển do cơ sở hạ
tầng nông thôn được đầu tư mở rộng, xây dựng mới các chợ đầu mối và lồng
ghép việc xây dựng các chợ nơng thơn vào chương trình cụm tuyến, dân cư
thuận tiện cho việc kinh doanh mua bán. Giá trị tăng thêm (GDP) của ngành
trong năm 2007 đạt 111,7 tỷ đồng, bình quân tăng trưởng 02 năm (2006 2007) đạt 20,80%/năm.
Về lĩnh vực Tài chính - tín dụng, thu ngân sách trên địa bàn huyện
trong các năm 1984, 1985, 1986 chỉ đạt trên 56 triệu đồng, thì tổng thu ngân
sách năm 2007 là 103,245 triệu đồng. Huy động vốn đầu tư phát triển hàng


17

năm đều tăng, năm 2006 là 200 tỷ, năm 2007 là 263 tỷ đồng. Mức vớn đầu tư
tín dụng ngân hàng tăng lên hàng năm đã góp phần tích cực tạo vớn cho dân
nghèo có điều kiện vươn lên, góp phần xố đói giảm nghèo và giải quyết việc
làm.
Trên lĩnh vực văn hóa – xã hội đã đạt được những thành tựu to lớn. Hệ
thống giáo dục từ mầm non đến phổ thông liên tục được mở rộng về quy mơ
và nâng cao chất lượng.Năm 1983 có 9.844 học sinh/50.000 dân.Tổng số
trường là 10 (01 cấp III; 09 cấp I, II) với 296 giáo viên, 122 phòng học. Năm
2007 - 2008, có 20.065 học sinh/101.788 dân với 58 trường từ Mầm non, mẫu
giáo đến THPT, 647 phòng học và hơn 1.300 giáo viên. Tỷ lệ trẻ em trong độ
tuổi đến trường cao, tỷ lệ học sinh bỏ học giảm, số học sinh khá, giỏi tăng
dần. Hằng năm có từ 96 - 98% học sinh được xét cơng nhận hồn thành
chương trình tiểu học, 97 % - 98% học sinh được công nhận tốt nghiệp THCS
và 70 - 71% học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông; huyện đã đạt và duy trì
tớt chuẩn q́c gia về phổ cập giáo dục Tiểu học, đúng độ tuổi và chuẩn quốc
gia về phổ cập giáo dục bậc Trung học cơ sở.Hoạt động văn hóa thơng tin
phát triển tớt, góp phần nâng cao đời sống tinh thần, đáp ứng ngày càng tốt
hơn nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hóa của các tầng lớp nhân dân. Các

hoạt động văn hóa, văn nghệ từng bước phát triển theo đà phát triển chung
của huyện. Ngành văn hóa tổ chức tớt các hoạt động văn nghệ, vui chơi, giải
trí, tích cực thơng tin tun truyền phục vụ các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã
hội của địa phương.Các loại hình ca nhạc tài tử được phục hồi và phát triển.
Các câu lạc bộ hát với nhau, hội thi tiếng hát người cao tuổi, tiếng hát công
nhân viên chức, biểu diễn của Đội Thông tin lưu động đã góp phần tạo ra
những món ăn tinh thần bổ ích cho người dân và được nhân dân hoan nghênh.
Phong trào tồn dân đồn kết xây dựng đời sớng văn hóa triển khai
rộng rãi, được nhân dân đồng tình tham gia, xuất hiện một sớ mơ hình tớt


18

trong xây dựng đời sớng mới và gia đình văn hóa; Năm 2007 có 19.313 hộ đạt
chuẩn gia đình văn hố (82,25% sớ hộ đăng ký), 30/48 ấp đạt ấp văn hoá và
90/105 cơ quan, đơn vị đạt tiêu chuẩn cơng sở văn hóa.
Cơng tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám chữa bệnh cho nhân dân
được tăng cường với chất lượng chuyên môn và hiệu quả điều trị ngày càng
cao. Đội ngũ cán bộ Y tế, y sĩ, bác sĩ ngày càng đơng. Năm 1983 chỉ có 16 y
sĩ, 01 bác sĩ, đến nay tồn huyện có 34 bác sĩ, 59 y sĩ, 05 dược sĩ trung cấp, 29
y tá và hộ lý. Đến nay tồn huyện có 120 giường bệnh thuộc các cơ sở y tế
nhà nước, 100% sớ xã, thị trấn có trạm y tế, 100% sớ trạm y tế có Bác sĩ,
nhiều trạm Y tế đạt chuẩn quốc gia. Song song với hoạt động khám và điều
trị, ngành đã thực hiện tớt các hoạt động phịng chớng dịch bệnh, phịng
chớng bệnh truyền nhiễm và các chương trình mục tiêu q́c gia phịng chớng
một sớ bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm.Bệnh viện đa khoa huyện đang
được xây dựng khang trang và từng bước được trang bị những thiết bị hiện
đại. Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình thu được kết quả tớt, tỷ lệ tăng dân
sớ tự nhiên năm 2007 là 1,189%.
Các chính sách xã hội nhất là chính sách thương binh, liệt sĩ, gia đình

có cơng với nước được các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân quan tâm
thực hiện.Tồn huyện hiện có 1.098 đới tượng bảo trợ xã hội; 1.304 hộ chính
sách, trong đó có 1.290 hộ đang hưởng trợ cấp thường xun. Ngồi chế độ,
chính sách của Trung ương, cùng với sự đóng góp của nhân dân, ngân sách
địa phương cũng giành mỗi năm hàng trăm triệu đồng, giúp đối tượng chính
sách, nhất là thương binh, gia đình liệt sĩ từng bước ổn định đời sớng. Tính
đến nay cơng tác xây dựng nhà tình nghĩa của huyện đã cơ bản hồn thành, dự
kiến đến năm 2010 cơ bản xố nhà tạm cho gia đình chính sách.
Chương trình giải quyết việc làm và xố đói giảm nghèo những năm
qua được quan tâm và đạt kết quả tích cực. Mỗi năm đã giải quyết cho hàng


19

trăm hộ vay vốn, đào tạo và giới thiệu việc làm trong và ngoài nước cho hàng
ngàn lao động. Chương trình xố đói giảm nghèo tiếp tục đẩy mạnh với nhiều
hình thức, tạo điều kiện cho các hộ nghèo có cơ hội làm ăn, góp phần hạ tỷ lệ
hộ nghèo của huyện x́ng cịn 11,15% (2.609 hộ).
Đời sớng vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao;
mức tiêu dùng xã hội, bình quân lương thực đầu người đều tăng.Chăm sóc y
tế, tuổi thọ, trình độ dân trí của người dân Tam Nơng ngày càng được quan
tâm và nâng cao hơn nhiều so với những năm trước đây. Kết cấu hạ tầng kinh
tế - xã hội được nâng cấp, xây dựng mới nhất là các cơng trình thuỷ lợi, điện,
giao thơng, văn hóa, y tế, giáo dục, chợ, nước sạch, ... tạo điều kiện thuận lợi
cho nhân dân trong sản xuất, đi lại, chữa bệnh, học hành, hưởng thụ văn hóa.
Cơng tác phịng, chớng lụt bão, giảm nhẹ thiên tai, xây dựng các cụm, tuyến
dân cư vượt lũ được các cấp, các ngành trong huyện quan tâm, tạo điều kiện
để hàng ngàn hộ có nơi ở ổn định trong mùa lũ, bảo vệ tính mạng và tài sản.
Bộ mặt thành thị và nông thôn ngày càng đổi mới, hướng tới văn minh. Cách
nghĩ, cách làm, quan niệm và lối sống của mỗi người dân được thay đổi theo

chiều hướng tích cực, tiến bộ.
Cùng với phát triển kinh tế - xã hội, cơng tác q́c phịng – an ninh
cũng đạt được thành tích to lớn. Huyện thường xuyên lãnh đạo xây dựng các
lực lượng vũ trang trong huyện đủ sức bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an
tồn xã hội, bảo vệ cuộc sớng bình n của nhân dân.


20

Chương 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
3.1.1. Mục tiêu tổng quát
Góp phần hoàn thiê ̣n và bổ sung những kiế n thức về khả năng phòng hơ ̣
của rừng Tràm nhằ m hồn thiện cơ sở khoa học cho công tác quản lý rừng
Tràmta ̣i hu ̣n Tam Nơng nói riêng và khu vực Đồng bằng sơng Cửu Long
nói chung.
3.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định đươ ̣c khả năng phòng hô ̣ của rừng Tràm ở huyê ̣n Tam Nông
– tỉnh Đồ ng Tháp.
- Đề xuấ t mô ̣t số giải pháp nhằ m tăng cường khả năng phòng hô ̣ của
rừng Tràm ở huyê ̣n Tam Nông – tỉnh Đồ ng Tháp.
3.2. Nội dung nghiên cứu
3.2.1. Nghiên cứu đă ̣c điểm cấ u trúc rừngTràm
- Đă ̣c điể m phân bố của rừng Tràm và các thảm thực vâ ̣t xung quanh.
- Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng Tràm.
3.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của rừng Tràm đến môi trường nước và đất
3.2.2.1. Nghiên cứu đặc điể m thổ nhưỡng
- Đặc điểm tính chất đất tại khu vực nghiên cứu.
- Đề xuất giải pháp nâng cao khả năng cải tạo đất của rừng Tràm.

3.2.2.2. Nghiên cứu đặc điể m môi trường nước
- Diễn biến mực nước lũ.
- Vận tớc dịng chảy lũ.
- Đặc điểm tính chất nước tại khu vực nghiên cứu.


21

3.2.3. Nghiên cứu khả năng ngăn lũ của rừng Tràm
- Ảnh hưởng của bề rộng đai rừng Tràm tới vận tớc dịng chảy lũ
- Ảnh hưởng của cấu trúc rừng Tràm tới khả năng ngăn lũ
- Ảnh hưởng của tuổi rừng đến khả năng ngăn lũ
3.2.4. Đề xuấ t giải pháp nâng cao khả năng phòng hộ của rừng Tràm
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp kế thừa tài liệu
- Tài liệu về điều kiện tự nhiên, khí hậu thủy văn, tài ngun rừng.
- Kết quả của những cơng trình nghiên cứu liên quan.
- Số liệu mực nước lũ của trạm đo Tân Hưng.
3.3.2. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp
a. Phương pháp điều tra cấu trúc rừng
Lập các OTC điển hình với diện tích là 500m2 trên đó đo đếm các chỉ
tiêu D1.3, Dt, Hvn, Hdc ...
- Đo D1.3 bằng thước vanh ta được C1.3. D1.3 = C1.3/π

(3.1)

- Đo chiều cao vút ngọn (Hvn) và chiều cao dưới cành (Hdc) bằng thước
đo cao Blummleiss.
- Đo đường kính tán (Dt) bằng thước dây theo hai chiều Đông Tây,
Nam Bắc.

Kết quả điều tra ghi vào mẫu biểu 01
Mẫu biểu 01: Phiếu điều tra tầng cây cao trên OTC
Trạng thái rừng: ……………….

OTC số: .........………………..

Vị trí OTC:………………………

Ngày điều tra:…………………

Người điều tra :………………….
ST

Lồi

T

cây

D1.3 (cm)
ĐT

NB

Dt(cm)
TB

ĐT

NB


TB

Hdc

Hvn

Ghi

(m)

(m)

chú


22

b. Phương pháp điều tra giải tích
- Chọn cây lấy mẫu: Cây lấy mẫu là những cây sinh trưởng và phát triển bình
thường được chọn theo cách rút mẫu điển hình, hệ thớng hoặc ngẫu nhiên.
Cũng có thể chọn cây giải tích là cây lớn nhất trong lâm phần vì nó chứa đựng
lịch sử dài nhất trong rừng
- Thu thập mẫu:
+ Đánh dấu trên cây giải tích
Để thớng nhất việc đo tính sau này cần dùng sơn hoặc phấn đánh dấu
trên thân cây giải tích như sau: Khoanh vị trí cổ rễ cây, vị trí 1.3m và vạch
hướng Bắc trên thân cây.
+ Chặt cây giải tích: Khi chặt tránh dập, vỡ xước râu tôm.
+ Cưa thớt trên thân cây giải tích: Sau khi ngả cây, phát hết cành nhánh

và vạch tiếp hướng Bắc lên ngọn cây. Đánh dấu những vị trí cần cưa thớt.Cưa
cẩn thận những vị trí đã đánh dấu để lấy ra các thớt gỗ nguyên vẹn.
+ Đánh dấu trên thớt gỗ: Trên mỗi cây giải tích phải cưa nhiều thớt gỗ,
để tránh nhầm lẫn cần đánh dấu từng thớt theo nguyên tắc; Mặt trên của thớt
là mặt cưa đúng vị trí đã vạch sẵn trên thân cây phải giữ nguyên. Theo hướng
Bắc đã vạch sẵn kẻ hướng Đông - Tây, Nam - Bắc ở bề mặt dưới thớt ghi ký
hiệu.
- Xử lý mẫu:
Sau khi cưa, thớt giải tích được phơi khơ ở nhiệt độ trong phịng để
khơng làm nứt nẻ mặt thớt.
Để ranh giới vòng năm thể hiện rõ, Xác định tuổi và đo đạc chính xác
bề rộng vịng năm, chúng tơi tiến hành dùng bào và giấy giáp làm phẳng và
nhẵn bề mặt của thớt, sau đó dùng vecni quét lên bề mặt đã làm nhẵn, khi cần
thiết có thể ngâm nước hoặc xoa một sớ hố chất khác lên thớt cho vịng năm
hiện rõ ràng hơn.


23

- Xác định tuổi vòng năm:
Việc xác định tuổi vòng năm là một cơng việc có tính chất quyết định
đến kết quả nghiên cứu.Xác định chính xác được tuổi vịng năm sẽ đảm
bảocho việc phân tích quy luật biến động vịng năm khơng bị nhiễu loạn, đảm
bảo tính chính xác của các kết quả nghiên cứu.
Mi = 2010 – Ki

(3.2)

Trong đó, Mi: năm hình thành vịng năm thứ i
Ki: sớ vịng năm nằm ngồi vịng năm thứ i

- Đo bề rộng vòng năm:
Bề rộng vòng năm là tổng bề dày các lớp gỗ trong một năm được xác
định theo chiều vng góc với đường ranh giới giữa chúng. Việc đo vịng
năm được đo từ ngồi vào đến tâm thớt, vịng ngồi cùng là được tính là thời
điểm hiện tại. Sớ liệu đo đếm được ghi vào mẫu biểu 02:
Mẫu biểu02: Biểu ghi bề rộng vịng năm
STT Vị trí thớt Năm

T1(mm) T2(mm) T3(mm) T4(mm) Ghi chú

1
2
3
4
5
c. Phương pháp khảo sát tốc độ dòng chảy
Khảo sát 55 điểm điều tra trước, trong và sau các khu rừng Tràm bằng
phương pháp quan sát tốc độ di động của các phao nổi:
+ Xác đinh
̣ điể m đầ u và cuố i của đoa ̣n dòng nước ta ̣i điể m điề u tra.
+ Thả phao nổ i và bấ m thời gian phao đi hế t đoa ̣n dòng nước đã xác
đinh.
̣
+ Xác đinh
̣ tố c đô ̣ dòng chảy thông qua tố c đô ̣ di đô ̣ng của phao nổi


24

d. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm thổ nhưỡng

Tại mỗi OTC lấy 01 mẫu đất ở tầng mặt (độ sâu 0 - 10cm) và 01 mẫu
đất ở tầng thứ 2 (độ sâu 20-40cm). Mẫu đất phải để trong túi Polyetylen 02
lớp và ghi số hiệu đầy đủ.
3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu
Sau khi thu thập số liệu ngoại nghiệp, tiến hành xử lý sớ liệu và tính
các chỉ tiêu cần thiết, từ đó đưa ra các phân tích và nhận định về chỉ tiêu
nghiên cứu. Trong quá trình xử lý sớ liệu tơi sử dụng phương pháp thớng kê
tốn học trong lâm nghiệp với phần mềm SPSS 13.0 và Microsoft Excel 2010
cài đặt trên máy vi tính.
a. Về mật độ và các chỉ tiêu lâm học
- Tính mật độ quần xã : N/ha =

NOTC×10000
(cây/ha) (3.3)
SOTC

- Tính các đặc trưng của D1.3, Dt, Hvn, Hdc
+ Trị sớ trung bình mẫu:

X

1 . f .X

n
i

+ Phương sai mẫu:

(3.4)


i

S2 

Qx
n 1

(3.5)
n

n

( f i * X i ) 2

i 1

n

(Với Qx   f i * X i2 
+ Sai tiêu chuẩn:

i 1

S  S2

+ Hệ số biến động: S %  S *100
X

+ Hệ sớ chính xác: P 


S%
n

)
(3.6)
(3.7)
(3.8)


×