Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) giúp học sinh lớp 7 học tốt ca dao dân ca bằng phương pháp dạy học tích hợp tích cự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (482.95 KB, 20 trang )

Gióp häc sinh líp 7 häc tèt ca dao-d©n ca bằng phơng
pháp dạy học tích hợp, tích cực
1. M U
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
''Ca dao- dân ca'' thuộc thể loại trữ tình dân gian, là một kết cấu nghệ
thuật tinh tế, có sự kết hợp giữa khách quan phản ánh và chủ quan biểu hiện của
tác giả. Các văn bản'' Ca dao, dân ca'' được đưa vào giảng dạy trong chương
trình lớp 7 THCS đều được chọn lọc kĩ lưỡng và là những tác phẩm nghệ thuật
tiêu biểu đặc sắc nhằm giúp học sinh nhận thức cuộc sống, trõn trọng, tự hào
những thành tựu văn học của cha ụng ta- nền tảng cho văn học viết nước nhà,
đưa đến những bài học, những suy tưởng, cảm xúc thẩm mĩ cao đẹp, sâu lắng
trong tâm hồn, tình cảm con người. Như vậy, đọc hiểu văn bản ca dao, dân ca
không chỉ để biết những sự kiện, hiện tượng của cuộc sống mà còn để hiểu được
những ý tưởng sâu xa nằm ngồi ngơn từ tác phẩm. Đó chính là những tư tưởng,
tình cảm và sự đánh giá của chính tác giả dân gian về cuộc sống. Dạy học ca
dao, dân ca là bồi đắp, làm phong phú thêm đời sống tâm hồn cho học sinh.
chính vì vậy, người dạy phải thấu hiểu và nắm vững ngôn ngữ học. Mỗi giờ dạy
phải biết huy động tổng thể tất cả những hiểu biết đã học về bộ mơn Ngữ văn để
phân tích giảng giải khi cần thiết, phải vận dụng linh hoạt các hoạt động trong
từng tiết bài cụ thể, tránh gò ép học sinh trong khi giảng.
Ngay từ những năm học ở bậc Tiểu học, học sinh đã được làm quen với
ca dao - dân ca, cấp THCS các em lại tiếp tục tìm hiểu nhưng với số lượng nhiều
hơn, cách thức khai thác khác hơn so với Tiểu học. ở lớp 7 các em được học các
văn bản ca dao - dân ca thuộc bốn chủ đề:
- Những câu hát về tình cảm gia đình.
- Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người.
- Những câu hát than thân.
- Những câu hát châm biếm.
Sau khi học xong phần '' Ca dao - dân ca'', mục tiêu cần đạt là: học sinh
hiểu và cảm nhận được:
- Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các bài ca dao thuộc bốn chủ


đề trên.
- Nắm được một số nét nghệ thuật đặc trưng tiêu biểu của ca dao: cách lập
lại những hình ảnh truyền thống, mơ típ mở đầu bài ca dao, cách xưng hô phiếm
chỉ, cách diễn xướng, cách dùng hình ảnh so sánh, ẩn dụ lấy từ cuộc sống đời
thường, biểu tượng của ngôn ngữ dân gian...
- Hiểu khái quát đặc trưng cơ bản của ca dao - dân ca, phân biệt sự khác
nhau giữa ca dao - dân ca và những sáng tác bằng thể thơ lục bát.
- Biết cách đọc- hiểu ca dao- dân ca theo đặc trưng của thể loại.
S¸ng kiÕn kinh nghiƯm năm học 2016 -2017

1


Gióp häc sinh líp 7 häc tèt ca dao-d©n ca bằng phơng
pháp dạy học tích hợp, tích cực
hc sinh nắm vững, có hứng thú học ca dao- dân ca và đồng thời cũng
để đáp ứng với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Qua kinh
nghiệm dạy nhiều năm, tôi mạnh dạn chọn và nghiên cứu đề tài: “Giúp học sinh
lớp 7 học tốt ca dao- dân ca bằng phương pháp dạy học tích hợp, tích cực”. Vì
thời gian nghiên cứu có hạn nên tơi xin được nghiên cứu dạy học có hiệu quả bài
ca dao thuộc chủ đề: ''Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con
người''
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
- Nghiên cứu đề tài là để vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo vào một số
giờ dạy học ca dao- dân ca trong sách giáo khoa Ngữ văn 7 kì I, từ đó để học
sinh có hứng thú và u thích học mơn Ngữ văn nói chung và học ca dao- dân ca
nói riêng, giờ dạy đạt hiệu quả cao hơn.
- Nghiên cứu chủ yếu là các hoạt động dạy học cho tiết bài cụ thể về tiến
trình lên lớp.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:

Học sinh lớp 7A, 7B trường THCS Xuân Trường - Thọ Xuân, áp dụng
vào đề tài: “Giúp học sinh lớp 7 học tốt ca dao- dân ca bằng phương pháp dạy
học tích hợp, tích cực”.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Đọc, nghiên cứu tài liệu về phương pháp dạy tác phẩm văn học theo đặc
trưng thể loại.
- Tham khảo, học tập kinh nghiệm, ý kiến của đồng nghiệp.
- Lấy thực nghiệm việc giảng dạy của bản thân trên lớp về những tiết dạy ca
dao, dân ca.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Mỗi một tác phẩm văn học là một công trình nghệ thuật thể hiện những tìm
tịi, sáng tạo sự nghiền ngẫm của các nhà văn, nhà thơ về cuộc sống, về con
người được diễn tả bằng những hình ảnh của nghệ thuật ngôn từ, và mỗi một tác
phẩm văn học thực sự có giá trị thường mang ý nghĩa sâu sắc và có ảnh hưởng
lâu dài trong nhận thức, tư tưởng, tình cảm người đọc. Vì vậy, muốn cho các em
hiểu được cần tạo tâm hồn yêu thích văn chương .
Trong nhà trường, mục đích chủ yếu là qua phân tích tác phẩm, học sinh
cảm nhận, hiểu để tìm ra giá trị nội dung và nghệ thuật cũng như ý nghĩa của tác
phẩm đó để nâng cao nhận thức t tng tõm hn ngi c.

Sáng kiến kinh nghiệm năm häc 2016 -2017

2


Gióp häc sinh líp 7 häc tèt ca dao-d©n ca bằng phơng
pháp dạy học tích hợp, tích cực
Vi ''ca dao-dõn ca'', nguồn ni dưỡng tư tưởng, tâm hồn, tình cảm của

con người Việt Nam, đã được coi là một trong những bộ phận quan trọng của
chương trình Ngữ văn 7 kì I nói riêng và bộ mơn Ngữ văn THCS nói chung.
Làm thế nào để học sinh thực sự hứng thú và u thích ca dao-dân ca? Biết
suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, rung động trước cái đẹp, cái hay của áng văn
chương dân gian? Để làm được điều đó bắt buộc người thầy phải vận dụng linh
hoạt các phương pháp dạy học phù hợp.
Trên cơ sở đã nói ở trên, tôi đã thực hiện một số phương pháp dạy học phát
huy tính tích cực của học sinh trong giờ dạy học tác phẩm ''ca dao, dân ca''.
2.2. Thực trạng của vấn đề:
Qua thực tế giảng dạy ở trường THCS, qua tham khảo ý kiến của đồng
nghiệp, tất cả đều cho rằng: Ca dao- dân ca vốn dễ nhớ, dễ thuộc, dễ đi vào lòng
người. Nhưng dạy như thế nào để học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp, cái
trữ tình trong áng thơ dân gian và có hứng thú học ca dao- dân ca là rất khó.Bởi
vì dung lượng từ ngữ để hiểu trong từng câu ngắn gọn, nhưng hàm ý lại sâu xa.
- Đối với học sinh, các em đã được làm quen với ca dao- dân ca qua lời ru
của bà, của mẹ khi còn thơ ấu, rồi đến bậc học Tiểu học, các em cũng đã được
học. Vì vậy nhiều em sinh ra tâm lý ''Biết rồi chẳng cần học'' .Thế là ngại học,
khơng có hứng thú học và kĩ năng phân tích ca dao là rất kém.
- Về phía giáo viên, nhiều người cịn chưa coi trọng việc giảng dạy ca
dao-dân ca; chưa nghiên cứu kĩ đặc trưng thể loại ca dao-dân ca; phương pháp
dạy học cịn chung chung, mơ hồ. Chính vì thế mà đánh mất đi vẻ đẹp vốn có
của áng thơ trữ tình dân gian. Và rồi cái nội dung tư tưởng, tình cảm của áng thơ
dân gian ấy khơng thể nào đọng lại sâu sắc trong tâm hồn học sinh.
Bản thân tơi là một giáo viên dạy văn, có nhiều năm dạy khối 7, nên tôi
hết sức trăn trở trước những vấn đề nêu trên. Tôi đã hết sức cố gắng nghiên cứu
tài liệu, học hỏi đồng nghiệp, tích lũy kinh nghiệm và đã rút ra phương pháp cụ
thể cho việc dạy học ca dao- dân ca theo hướng tích hợp và tích cực vừa để đáp
ứng được yêu cầu tiếp nhận kiến thức của học sinh vừa đáp ứng được sự đổi
mới trong phương pháp dạy học hiện nay.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

Để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ mơn Ngữ văn nói chung
và dạy học tác phẩm'' Ca dao- dân ca '' nói riêng, tơi đã linh hoạt vận dụng
phương pháp dạy học theo hướng tích cực và tích hợp.
*, Phương pháp dạy học theo hướng tích hợp và tích cực.
Phương pháp dạy học theo hướng tích hợp nghĩa là trong một giờ học, tiết
học, đơn vị bài học bao gồm cả ba phân môn Văn, Tiếng Việt, Tp lm vn v
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 -2017

3


Gióp häc sinh líp 7 häc tèt ca dao-d©n ca bằng phơng
pháp dạy học tích hợp, tích cực
cú nhiu hỡnh thức tổ chức, phương pháp dạy học cho một bài học, tiết
học...Giáo viên có thể tích hợp theo chiều ngang, dọc, xa, gần, trong, ngồi.
Ví dụ như khi dạy tiết 9-bài 3: ''Những câu hát về tình cảm gia đình'' để tích
hợp với phân mơn Tiếng Việt. Trong q trình đọc hiểu văn bản, giáo viên chú ý
phân tích các từ láy có sức biểu cảm để chuẩn bị cho học sinh học tiết11- bài 3:
Từ láy. Mặt khác, có thể khai thác các hiểu biết đã có của học sinh về ca dao,
dân ca đã học ở Tiểu học. Cũng cần chú ý đến việc đọc và hiểu chú thích, qua đó
củng cố thêm sự hiểu biết của học sinh về từ ghép đã học ở tiết trước. Hay khi
dạy tiết 13- bài 4: '' Những câu hát than thân'' giáo viên chú ý phân tích đại từ
ai trong bài ca dao số 1 để hướng đến tích hợp với phân môn Tiếng Việt tiết 15bài 4: Đại từ.
Phương pháp dạy học theo hướng tích cực có nghĩa là giáo viên phải cá thể
hoá việc học, đưa học sinh trở thành một nhân tố tích cực, chủ động, tự giác
tham gia vào việc tìm hiểu tác phẩm để khám phá nội dung, nghệ thuật và ý
nghĩa của tác phẩm. Phương pháp dạy học tích cực có những đặc điểm cơ bản
sau:
- Người học chủ thể của hoạt động, tự mình tìm ra kiến thức cùng với
cách tìm ra kiến thức thơng qua hành động của chính mình.

- Người học tự thể hiện mình và hợp tác với bạn, học bạn.
- Người dạy là người tổ chức và hướng dẫn q trình kết hợp cá nhân hố,
xã hội hố việc học của người học.
- Người học tự kiểm, tra đánh giá, tự điều chỉnh.
Căn cứ vào đặc điểm cơ bản của phương pháp dạy học tích cực ta thấy:
+ Trị: là chủ thể của hoạt động giáo dục, người học khơng thụ động ngồi
nghe thầy giảng mà tích cực hoạt động tức là người học tự tìm ra ''cái chưa
biết'', ''cái cần khám phá'' tự mình tìm ra kiến thức, chân lí.
+ Thầy: là người định hướng, đạo diễn cho học sinh tự mình khám phá ra kiến
thức. Người thầy từ chỗ chỉ biết truyền đạt cỏc chõn lớ cú tớnh khuụn mẫu thỡ
giờ là người dạy cho học sinh cỏch tỡm ra chõn lớ trong tư thế chủ động. Có
như thế khi dạy mảng ca dao-dân ca mới giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp
vốn có của áng văn chương dân gian này, để rồi cái tư tưởng, tình cảm của tác
phẩm mới có thể đọng lại sâu sắc trong tâm hồn các em.
*, Tổ chức các hoạt động dạy học một tác phẩm ''Ca dao- dân ca'' theo
hướng tích hợp và tích cực.
Tiến trình dạy học một tác phẩm văn chương nói chung, tác phẩm'' Ca
dao, dân ca'' nói riêng cần tn theo các hoạt động chính sau đây:
- Hoạt động1: Giáo viên giới thiệu bài mới.
S¸ng kiến kinh nghiệm năm học 2016 -2017

4


Gióp häc sinh líp 7 häc tèt ca dao-d©n ca bằng phơng
pháp dạy học tích hợp, tích cực
- Hot ng 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc, đọc mẫu và gọi học
sinh đọc, nhận xét, uốn nắn cách đọc.
- Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chi tiết ( Hướng dẫn học sinh
phát hiện các yếu tố nghệ thuật đặc trưng của từng câu sau đó nêu câu hỏi gợi ý

dẫn dắt học sinh phân tích các yếu tố nghệ thuật đó để bật ra nội dung ý nghĩa
của từng câu ca dao-dân ca)
- Hoạt động 4: Giáo viên hướng dẫn học sinh tổng kết, đánh giá về nội
dung ý nghĩa và nghệ thuật chung của cả bài, có liên hệ của bản thân trong cuộc
sống, gia đình, quê hương.
Tuy nhiên về phương pháp dạy học và tiến trình lên lớp giáo viên có thể
có những lựa chọn riêng cho từng bài bởi vì mục đích cuối cùng là người học
phải tiếp cận một cách hiệu quả nhất các tri thức cơ bản của bài học.
* Giới thiệu bài: Là giới thiệu tri thức mới mà học sinh đang mong chờ. Đối
với giờ Ngữ văn thì những phút vào bài rất quan trọng, nó thu hút học sinh ngay
vào công việc. Trong thực tế hiện nay, trong giờ dạy văn rất ít giáo viên chú ý
đến khâu giới thiệu bài mới.
Có nhiều cách giới thiệu bài nhằm khơi gợi, cuốn hút học sinh, kích thích
năng lực tư duy, năng lực phán đốn của học sinh.
Ví dụ: Khi dạy tiết 10-bài 3: Những câu hát về tình tình yêu quê hương,
đất nước, con người. Có thể giới thiệu bài bằng nhiều cách:
- Giáo viên có thể khai thác vốn hiểu biết đã có của học sinh về ca dao
(hoặc ca dao về tình yêu quê hương, đất nước).
- Giới thiệu một bản đồ có đánh dấu các địa danh trong bài ca dao để đi
vào bài.
- Hỏi học sinh đã đi đến các địa danh trên chưa và khêu gợi hứng thú
tham quan để vào bài.
- Có thể tích hợp với bộ mơn Âm nhạc lớp 6,7 cho học sinh chỉ ra các làn
điệu dân ca và hát một làn điệu về chủ đề: Tình yêu quê hương, đất nước... Từ
đó, đi vào nội dung bài học.
*, Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu chú thích.
Đọc bài: Về phương pháp dạy tác phẩm trữ tình nói chung và ca dao nói
riêng việc đọc là khâu quan trọng: phải đọc cho ''Vang nhạc sáng hình'', có sức
truyền cảm. Giáo viên đọc mẫu và cho học sinh luyện đọc biểu cảm toàn bài.
Sau khi đọc xong, giáo viên đặt câu hỏi tích hợp với phân mơn Tập làm văn.

? Xác định thể loại (Biểu cảm)
? Nhận xét về giọng điệu, ngơn ngữ ? Có gì khác với văn bản t s?
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 -2017

5


Gióp häc sinh líp 7 häc tèt ca dao-d©n ca bằng phơng
pháp dạy học tích hợp, tích cực
- Chỳ thớch: Chỉ giảng chú thích *, những chú thích liên quan đến nội
dung văn bản. Giáo viên kiểm tra việc đọc chú thích và hiểu chú thích của học
sinh. Giải thích từ khó, hướng học sinh tích hợp với Tiếng Việt: Giải nghĩa từ,
Từ láy, Từ ghép, đại từ ...
*, Hướng dẫn học sinh đọc- hiểu văn bản. ( Vận dụng phương pháp dạy
học thảo luận nhóm và tổ chức trị chơi)
- Tổ chức học sinh thảo luận nhóm:
Trong học tập, học sinh không chỉ học kiến thức ở thầy mà cịn học kiến
thức ở chính bạn của mình. Học bạn là bước đầu cần thiết cho trò. Nơi học bạn
là lớp học. Lớp học là cộng đồng chủ thể, là thực tiễn xã hội. Đó là mơi trường
trung gian giữa thầy và trị. Cá nhân hoạt động trong mơi trường này khơng cịn
là hoạt động cá nhân thuần t mà là hoạt động hợp tác. Tri thức vừa là kết quả
cá nhân của trò, vừa là kết quả của tập thể nhóm. Thơng qua q trình khám phá
ra tri thức, người học có thể tạo ra sản phẩm ban đầu mang tính chất cá nhân.
Qua trao đổi, tranh luận với bạn cùng nhóm, lớp giúp người học vững vàng hơn,
tự tin hơn, hứng thú trong học tập .
Khi tiến hành thảo luận nhóm, giáo viên có thể cho học sinh bầu ra nhóm
trưởng, thư kí, sau đó hướng dẫn cách thức thảo luận, thông báo nội dung thảo
luận.
Cách thức tiến hành:
- Mở đầu thảo luận: Giáo viên thông báo về nội dung, qui trình và qui

định thảo luận.
- Hướng dẫn thảo luận: Để làm tăng hứng thú cho học sinh. Trong quá
trình thảo luận, giáo viên cần chú ý:
+ GV làm nhiện vụ quan sát, theo dõi, không tham gia ý kiến, không cắt
ngang lời học sinh, không tỏ vẻ phản ứng nếu câu trả lời, tranh luận không đúng
với ý mình. Nếu nhóm học sinh thảo luận trầm, có vẻ khó khăn, giáo viên có thể
gợi ý để tạo khơng khí sơi nổi.
+ Giáo viên nên có những cử chỉ thân thiện với học sinh, khuyến khích
các em mạnh dạn trình bày.
+ Khuyến khích bằng điểm cho mỗi học sinh tham gia trả lời.
+ Khi học sinh đưa ra những câu trả lời ngờ nghệch, không đúng, giáo
viên nên nhanh chóng làm cho học sinh nhận thức được sự khơng đúng của
thơng tin đó bằng cỏch khuyến khớch, động viờn mà khơng ảnh hưởng đến cảm
xúc, lịng tự trọng ca hc sinh.

Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 -2017

6


Gióp häc sinh líp 7 häc tèt ca dao-d©n ca bằng phơng
pháp dạy học tích hợp, tích cực
+ Khi hc sinh trình bày, giáo viên phải nghe chăm chỳ, cẩn thận những
điều học sinh nói để hiểu các em định nói gì hoặc ghi chép nhanh lại những
điểm cơ bản của mỗi ý kiến để chuẩn xác kiến thức.
+ Khi thảo luận giáo viên phải biết khi nào kết thúc thảo luận, phần lớn
sau khi học sinh đã trao đổi ý kiến, thống nhất ý kiến. Giáo viên thông báo kết
thúc thảo luận, u cầu các tổ nhóm trình bày.
- Sau khi thảo luận:
+ Giáo viên phải tổng kết những ý kiến phát biểu thống nhất và chưa

thống nhất để bổ sung thêm những ý cần thiết.
+ Đánh giá các ý kiến phát biểu, nhận xét tinh thần, thái độ làm việc của
học sinh, tuyên dương cá nhân nhóm hoạt động tích cực.
Ví dụ : Khi dạy Tiết 9-bài 3: '' Những câu hát về tình cảm gia đình''. Giáo
viên có thể cho học sinh tiến hành thảo luận nhóm như sau:
Chia lớp làm 4 nhóm, cho học sinh làm vào phiếu học tập, tổ chức cho học
sinh tìm hiểu 4 bài ca dao .
Nhóm 1,2: Bài ca dao số 1,2.
Nhóm 3,4: Bài ca dao số 3,4.
Gv yêu cầu học sinh thảo luận về giá trị nội dung, các biện pháp nghệ
thuật ( Chú ý các từ ghép: nuộc lạt, bác mẹ.. . từ láy: chiều chiều, mênh
mông..., hướng học sinh tích hợp với phân mơn Tiếng Việt, tích hợp, liên hệ với
cuộc sống.
Giáo viên yêu cầu 2 nhóm làm chung một nội dung, để thấy được cùng
một nội dung, cùng một thời gian, song có nhóm trả lời sơ sài, cảm nhận ít ỏi, có
nhóm trả lời cụ thể, tồn diện hơn, sâu sắc hơn. Qua đó cho các em tự nhận xét,
bổ sung cho nhau, học tập lẫn nhau. Cuối cùng giáo viên đánh giá, bổ sung và
tổng kết cần thiết.
Như vậy, qua ý kiến của nhóm bạn, nhóm mình và lời nhận xét đánh
giá của giáo viên sẽ làm cho học sinh hiểu một cách cặn kẽ, thấu đáo vấn đề, tạo
hứng thú khơng ít cho các em trong giờ học.
- Tổ chức trò chơi:
Trong giờ học, học sinh thường căng thẳng, vừa phải tập trung suy nghĩ
vừa tiếp thu kiến thức. Làm thế nào để giờ học bớt căng thẳng, tạo ra tâm lí ''học
mà chơi'', ''chơi mà học'' cho học sinh trong giờ học, vừa là bớt căng thẳng vừa
là củng cố thêm kiến thức. Theo tơi ở những tiết phù hợp. Giáo viên có thể tổ
chức một vài trò chơi nho nhỏ khoảng 2, 3 phút để học sinh được tham gia. Có
những bài có thể tổ chức trị chơi cho học sinh kết hp vi hot ng nhúm.
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 -2017


7


Gióp häc sinh líp 7 häc tèt ca dao-d©n ca bằng phơng
pháp dạy học tích hợp, tích cực
Cỏch thc t chức trò chơi rất linh hoạt, đa dạng phong phú nên người giáo viên
phải biết lựa chọn hình thức ''chơi mà học'' cho phù hợp với tiết học.
Ví dụ : Khi dạy tiết10 - bài 3: '' Những câu hát về tình u q hương, đất
nước, con người'', có thể phân nhóm và tổ chức trị chơi cho các em như trị
chơi hành trình văn hố. Dựa vào bản đồ, cho các nhóm chọn địa danh đến thăm
quan, nhóm nào chọn địa danh nào thì sẽ trả lời câu hỏi về ca dao nói về địa
danh đó.
* Hướng dẫn học sinh tổng kết.
Từ những nội dung học sinh đã được tìm hiểu, giáo viên hướng dẫn học
sinh nhận xét, đánh giá chung giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản đựơc
học. ở phần này, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tích hợp bằng cách liên hệ
với cuộc sống, với các môn học khác. Hoặc liên hệ về tư tưởng, tình cảm của
bản thân. Ví dụ: Khi học các bài ca dao về chủ đề ''Tình cảm gia đình'', 'Tình
yêu quê hương, đất nước, con người'', học sinh có thể liên hệ với bản thân
mình về tình yêu gia đình, yêu quê hương, đất nước. Hay khi học bài ca dao về
chủ đề '' Than thân'', học sinh có thể liên hệ với cuộc sống trong xã hội xưa và
hiện tại để có sự so sánh đối chiếu.
GV dùng máy chiếu đưa một số hình ảnh người nơng dân ngày xưa và nay trình
chiếu trên màn hình

Một vài hình ảnh người nơng dân ngày xưa

Một vài hình ảnh người nơng dân ngày nay
- Trình bày một tiết dạy tác phẩm ''Ca dao - dân ca'' lớp 7 theo hướng tích
hợp, tích cực (do thời gian có hạn, tơi xin trình bày định hướng các hoạt

động dạy học trong mt tit dy c th).
Sáng kiến kinh nghiệm năm häc 2016 -2017

8


Gióp häc sinh líp 7 häc tèt ca dao-d©n ca bằng phơng
pháp dạy học tích hợp, tích cực
Bi 3- tit 10: Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người.
Ngữ văn 7- tập1.
Hoạt động1: Giới thiệu bài.
Giáo viên có thể giới thiệu bài bằng nhiều cách: Tích hợp với mơn Địa lí, sử
dụng bản đồ có đánh dấu các địa danh trong bài ca dao để đi vào bài. Hoặc tích
hợp với mơn Âm nhạc, cho học kể tên các làn điệu dân ca và yêu cầu học sinh
hát một làn điệu dân ca để gây hứng thú cho học chuẩn bị tiếp nhận kiến thức
bài mới.
Hoạt động2: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích.
Kiểm tra việc đọc chú thích của học sinh, kết hợp với sử dụng bản đồ.
Sau đó đọc biểu cảm, luyện đọc biểu cảm cho học sinh.
Hoạt động3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chi tiết (Tìm hiểu nghệ thuật, nội
dung của từng bài ca dao)
Dạy bài này giáo viên có thể phân nhóm và tổ chức trị chơi cho học sinh
theo kiểu trị chơi hành trình văn hố. Dựa vào bản đồ, giáo viên cho các nhóm
chọn địa danh đến thăm quan, nhóm nào chọn địa danh nào thì sẽ trả lời câu hỏi
về ca dao nói về địa danh đó. Cụ thể như sau:
Bài ca dao số 1: (đối với nhóm học sinh chọn tuyến du lịch xuyên đồng
bằng Bắc bộ ). Các em sẽ trả lời các câu hỏi sau:
? Tại sao nói bài ca dao dân ca là lời đối đáp? Em hiểu thế nào về hát đối
đáp?
( Gợi ý: Hát đối đáp là hình thức để trai gái thử tài nhau về kiến thức địa lí, lịch

sử.)
? Các câu đố của cơ gái có nhằm vào đặc điểm chính của từng đối tượng đó
khơng? Cơ gái đã chọn được nét đẹp riêng của từng đối tượng như thế nào ?
? Em có nhận xét gì về cách đối đáp của chàng trai, cô gái?
? Câu hát đối đáp đã cho ta du lịch qua một vùng rộng lớn của đồng bằng
Bắc bộ như thế nào?

S¸ng kiÕn kinh nghiệm năm học 2016 -2017

9


Gióp häc sinh líp 7 häc tèt ca dao-d©n ca bằng phơng
pháp dạy học tích hợp, tích cực
Sụng Lc u

n Sịng
Núi Ba Vì
Bài ca dao số 2: ( dành cho nhóm học sinh chọn nơi du lịch Hà Nội )
Giáo viên sử dụng một số bức tranh phong cảnh về Hồ Gươm, cầu Thê Húc,
chùa Ngọc Sơn... để học sinh quan sát ở nhóm này, học sinh trả lời các câu hỏi
sau:

Hồ Gươm

Cầu Thê húc

Đền Ngọc Sơn
Tháp bút
? Tại sao xem cảnh Hà Nội lại phải ''rủ nhau''? Đọc một số bài ca dao được

bắt đầu bằng cụm từ ''rủ nhau''?
( Gợi ý: Thể hiện cảnh đẹp Hà Nội là niềm say mê chung, muốn chia sẻ tình
cảm về Hà Nội với mọi người, những ai yêu mến Hà Nội.)
? Em có nhận xét gì về cách tả cảnh trong cõu ny?
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 -2017

10


Gióp häc sinh líp 7 häc tèt ca dao-d©n ca bằng phơng
pháp dạy học tích hợp, tích cực
( Gi ý: Lặp lại từ xem như đang lần lượt xem, từ cái chung (cảnh Kiếm Hồ)
đến cái nhìn cụ thể (chùa, tháp đền)
? Câu hỏi cuối bài ca dao có tác dụng gì?
( Gợi ý: Khêu gợi lịng biết ơn ơng cha trong việc dựng nước và giữ nước)
Bài ca dao số 3: (dành cho nhóm học sinh chọn nơi du lịch Huế )
Học sinh trả lời các câu hỏi sau:
? Em hiểu thế nào về cấu tạo và nghĩa của từ láy quanh quanh?
? Em có nhận xét gì về cách so sánh ''Non xanh nước biếc như tranh hoạ
đồ''

? Tại sao cuối bài ca dao lại chỉ có một lời gọi : Ai vơ xứ Huế thì vơ ''... làm
cho câu lục bát khơng hồn chỉnh? ( Như để cho tiếng gọi ngân vang trong im
lặng, đến với tất cả những ai yêu Huế)
Bài ca dao số 4: Giáo viên diễn giảng, phân tích tính chất gợi cảm của các
từ láy mênh mơng, bát ngát, phất phơ, địng địng; làm hiện lên hình ảnh của
cơ gái trẻ đẹp, đầy sức xuân giữa cánh đồng bát ngát: cách đối,đảo trong hai câu
đầu... đặt sự liên hệ của câu ca dao đó vào chủ đề chung của bài ca dao.

Hoạt động 4: Giáo viên hướng dẫn học sinh tổng hợp bằng hệ thống câu hỏi

sau:
a. Bốn bài ca dao có nét chung về nghệ thuật là gì?
b. Bốn bài ca dao ngợi ra cảnh đẹp của quê hương, đất nước như thế nào? Từ
các bài ca dao em có suy nghĩ gì về tình yêu quê hương, đất nước.
* Giáo viên cho học sinh đọc ghi nhớ SGK.
Như vậy với cách thức tổ chức trò chơi kết hợp với hoạt động nhóm, khi
học bài này học sinh sẽ có cảm giác như được đi du lịch từ miền Bắc vào miền
S¸ng kiến kinh nghiệm năm học 2016 -2017

11


Gióp häc sinh líp 7 häc tèt ca dao-d©n ca bằng phơng
pháp dạy học tích hợp, tích cực
Trung. vi nhng phong cảnh đẹp nên thơ, trù phú. Từ đó khắc sâu, giáo dục các
em tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc, bởi cội nguồn của lòng
yêu tổ quốc được bắt nguồn từ chính tình u q hương.
Ngồi ra, tổ chức ngoại khóa cho học sinh được chơi các trò chơi dân gian,
những câu hát đồng dao gắn liền với tuổi thơ trong sáng, hồn nhiên của các em,
đồng thời cho các em sưu tầm các câu ca dao-dân ca của q hương Thanh Hóa.
Các em khơng chỉ nắm vững kiến thức bài học mà cịn tích hợp, có thêm kiến
thức lịch sử, địa lí và phân mơn Tiếng Việt, Tập làm văn.
Cách thức: Các nhóm chuẩn bị nội dung trả lời của nhóm mình, thứ tự từng
nhóm trả lời câu hỏi. Nếu nhóm nào trả lời sai hoặc khơng trả lời được sẽ bị trừ
điểm, nhóm khác có quyền trả lời, trả lời đúng được cộng điểm vào số điểm của
mình. Nhóm nào giành được số điểm cao nhất, nhóm đó sẽ chiến thắng. (Giáo
viên sẽ chuẩn bị một phần quà nho nhỏ tặng cho đội chiến thắng để khích lệ
động viên tinh thấn)
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.

Để tiến hành thực nghiệm, tơi chọn hai lớp 7A, 7B có chất lượng tương
đương nhau, nhưng qua thực tế giảng dạy một lớp được thực nghiệm, một lớp
không được thực nghiệm, kết quả đạt được khác nhau. Tôi chọn lớp 7B
dạy thực nghiệm và nhận thấy rằng, học sinh học hứng thú, sơi nổi, nắm bắt kiến
thức tốt. Các em có kĩ năng và chủ động trong việc thưởng thức tác phẩm văn
chương thuộc thể loại trữ tình dân gian. Nhiều em đã thực sự u thích ca dao,
dân ca, có em đã sưu tầm được khá nhiều bài ca dao theo chủ đề chép vào sổ tay
văn học. chính những bài ca dao này đã minh hoạ cụ thể, sinh động cho kiểu văn
bản biểu cảm, giúp các em dễ dàng tiếp nhận và thực hành kiểu văn bản này. Và
cũng bài dạy, tiết dạy đó nhưng dạy ở lớp 7A không thực nghiệm đề tài, các em
chưa say mê với bài học, nắm bắt kiến thức khơng sâu, khơng khí lớp học chưa
sôi nổi, học sinh tiếp nhận kiến thức một cách thụ động, lười suy nghĩ.
Kết quả lớp 7B dạy thực nghiệm, chất lượng cao hơn so với lớp 7A không
thực nghiệm. Sau đây tôi xin đưa ra bảng thng kờ kt qu kho sỏt.

Sáng kiến kinh nghiệm năm häc 2016 -2017

12


Gióp häc sinh líp 7 häc tèt ca dao-d©n ca bằng phơng
pháp dạy học tích hợp, tích cực
Tit dy minh chứng cho việc vận dụng phương pháp mới:
Ngày soạn: 03/09/ 2016
Tiết 10 -Văn bản:
NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH YÊU
QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
Qua tiết học, học sinh cảm và hiểu được tình cảm quê hương đât nước

đằm thắm của người xưa. Đó là niềm tự hào về danh lam thắng cảnh của đất
nước, tự hào về công lao xây dựng của cha ông về vẻ đẹp của quê hương và con
người lao động.
- Hiểu nội dung và nghệ thuật thể hiện của từng bài ca dao.
2. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng đọc và phân tích ca dao.
* KNS cần giáo dục:
- Kĩ năng tự nhận thức: HS nhân thức về địa danh thắng cảnh của quê hương
tươi đẹp, biết bảo vệ, biết nâng niu trân trọng, yêu quê hương, đất nước, con
người Việt Nam.
- Kĩ năng giao tiếp: Học sinh biết vận dụng ca dao dân ca vào đời sống đặc biệt
là trong giao tiếp để đời sống tinh thần được phong phú hơn.
*Tích hợp GD BVMT: Cho hs sưu tầm ca dao về môi trường. Giáo dục các em
ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên.
* Tích hợp kiến thức địa lí: Giúp HS có sự hiểu biết về sự giàu đẹp, nên thơ
của các địa danh, vùng miền để từ đó thêm tự hào và yêu mến quê hương, đất
nước mình.
3. Thái độ:
Giáo dục hs tình cảm yêu mến, tự hào về quê hương đất nước, tinh thần
trân trọng những giá trị văn học truyền thống của dân tộc.
B. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Đối với thầy: Sgk, sgv, Bồi dưỡng Ngữ văn 7 và các tài liệu tham khảo khác.
2. Đối với trò: Sgk, vở ghi, vở Bài tập Ngữ văn 7.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
HĐ 1. Kiểm tra bài cũ:
? Đọc thuộc lòng 4 bài ca dao trên? Nêu nội dung nghệ thuật.
? Đọc thuộc thêm một số bài ca dao có chủ đề về tình cm gia ỡnh.
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 -2017

13



Gióp häc sinh líp 7 häc tèt ca dao-d©n ca bằng phơng
pháp dạy học tích hợp, tích cực
GV gi 1, 2 em trả bài -> học sinh khác nhận xét, bổ sung -> GV nhận
xét chung và cho điểm.
HĐ 2. Bài mới:
*Giới thiệu bài: Cùng với tình cảm gia đình thì tình yêu quê hương, đất nước,
con người là chủ đề lớn của Ca dao, dân ca xuyên thấm nhiều câu hát. Bài học
hơm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về chủ đề này.
(Trong tiết dạy tơi có sử dụng một số hình ảnh minh họa cho bài cụ thế mà đã
được trình bày ở trên bằng máy chiếu)
Hoạt động của thầy và trò
GV: Hướng dẫn học sinh đọc 4 bài ca
dao trong sgk.: Giọng nhẹ nhàng tình
cảm.
- HS: đọc bài, nhận xét-> gv nhận xét
chung.
GV: yêu cầu HS đọc các chú thích liên
quan đến bài 1 và 4

Nội dung cần đạt
I. Đọc và tìm hiểu chung về văn
bản
1. Đọc bài

2. Tìm hiểu chú thích
* Lưu ý các chú thích : 1, 2,
3,4,5,6,7, 13,14,15,16
II. Tìm hiểu chi tiết:

Bài 1
- GV gọi 2hs (1 nam, 1 nữ) đọc phân * Nghệ thuật :
vai bài 1
Hỏi - đố
? Bài ca dao này về hình thức có gì Bài ca dao có 2 phần
khác so với các bài đã học.
Đáp - giải
- Hs quan sát trả lời
? Tại sao em lại khẳng định như vậy.
HS: + Nêu những câu hỏi của chàng
trai.
+ Nêu những câu trả lời của cô gái.
GV: cho HS trả lời câu hỏi 1 (SGK-Tr
39)
HS: Nêu những dẫn chứng chứng minh
ý kiến (C) là đúng.Ví dụ:
"- Hoa cúc vàng nở ra hoa cúc tím
Em có chồng rồi trả yếm cho anh
- Hoa cúc vàng nở ra hoa cúc xanh
* Nội dung :
Yếm em, em mặc yếm gì anh, anh địi "
- Các địa danh: Hà Nội, sông Lục
"Đến đây mận mới hỏi đào
Đầu, sụng Thng, nỳi Ba Vỡ, n
Sáng kiến kinh nghiệm năm häc 2016 -2017

14


Gióp häc sinh líp 7 häc tèt ca dao-d©n ca bằng phơng

pháp dạy học tích hợp, tích cực
Vn hng ó có ai vào hay chưa?
Sịng, thành tiên xây.
- Mận hỏi thì đào xin thưa
-> Đó là sơng núi tự nhiên, là đền
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào" miếu, là thành luỹ gắn liền với
? Trong nội dung và cách hỏi của chàng những truyền thuyết, với chiến công
trai theo em có điều gì thú vị
của cha ơng, đó là nơi nổi tiếng của
- HS: Mỗi câu hỏi là một kiến thức về mỗi địa phương.
quê hương đất nước.
? Vì sao chàng trai, cơ gái lại dùng
những địa danh với những đặc điểm
(của từng địa danh) như vậy để hỏiđáp?
HS: Đây là một hình thức để trai, gái
thử tài nhau, đo độ hiểu biết kiến thức - Ôn lại những kiến thức địa lí và
địa lí, lich sử.
lịch sử. Qua đó thể hiện lịng tự hào
? Em có nhận xét gì về cách trả lời của về quê hương đất nước của người
cô gái.
dân lao động.
- HS: sắc sảo, thông tỏ.
-> Họ là những người lịch lãm, tế
? Mượn hình thức đối đáp Ca dao- dân nhị.
ca muốn diễn tả điều gì?
- HS thảo luận - trình bày-> hs khác
nhận xét, bổ sung -> GV nhận xét
chung.
? Qua lời hỏi đáp, ta thấy chàng trai, cô
gái là những người như thế nào

- HS nhận xét.
- GV: Hiểu rõ về lịch sử, địa lí của quê
hương cũng là một cách bồi dưỡng lòng
yêu nước của mỗi người.
? Qua bài ca dao này em được bổ sung
thêm sự hiểu biết về điều gì?
=> HS trả lời, sau đó GV bổ sung, nhấn
mạnh thêm: Đó là kiến thức về mơn địa Bài 4
lí mà rất có thể nhiều em chưa được biết * Nghệ thuật:
những địa danh này.
- Hai dòng thơ đầu: kéo dài 12 tiếng.
- HS đọc bài ca dao thứ 4.
Các điệp ngữ, đảo ngữ, phép đối
? Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ ở 2 xứng -> tạo sự dài rộng, to lớn của
câu thơ đầu của bài ca dao có gì đặc cánh đồng .
S¸ng kiÕn kinh nghiệm năm học 2016 -2017

15


Gióp häc sinh líp 7 häc tèt ca dao-d©n ca bằng phơng
pháp dạy học tích hợp, tích cực
bit.(v s ting, dụng ý sử dụng nghệ
thuật)
- HS: quan sát, trả lời -> hs khác bổ
sung.
GV: Các điệp ngữ, đảo ngữ,từ láy
tượng hình và phép đối xứng (đứng
bên ni đồng - đứng bên tê đồng, mênh - Hai dịng thơ cuối: Hình ảnh cô
mông bát ngát - bát ngát mênh mông): gái so sánh với chẽn lúa địng địng,

nhìn ở phía nào cũng thấy cái mênh "dưới ngọn nắng hồng ban mai"
mông bát ngát rộng lớn của cánh -> Trẻ trung, tươi tắn, đầy sức sống
đồng. Cánh đồng không chỉ rộng lớn - Hình ảnh gợi lên cuộc sống thanh
mà cịn rất đẹp, trù phú, đầy sức sống. bình, êm ả của làng q.
- GV: Phân tích hình ảnh cơ gái trong 2
dòng thơ cuối.
* Nội dung: Bài ca dao là lời của
? Cơ gái được so sánh với những hình một chàng trai ca ngợi cánh đồng, ca
ảnh nào, vào thời điểm nào?
ngợi vẻ đẹp của cơ gái, qua đó bày
tỏ tình cảm của mình với cơ gái.
? Em hiểu gì về hình ảnh so sánh đó.
- HS suy nghĩ trả lời
III. Tổng kết
? GV: Bài ca dao là lời của ai ? Người 1. Nghệ thuật: Thể thơ lục bát, lục
ấy muốn biểu hiện tình cảm gì?
bát biến thể, thơ tự do, hình thức đối
- HS có thể đưa ra cách hiểu khác nhau đáp, câu hỏi tu từ, hình ảnh so sánh.
về bài ca dao tuỳ theo sự cảm nhận của 2. Nội dung: Tình yêu quê hương
học sinh.
đất nước con người được gửi gắm
- HS: khái quát lại nội dung của bài học. trong những lời ca câu hát ca ngợi
GV: nhận xét tổng kết
đất nước, núi sông và niềm tự hào
? Em có nhận xét gì về thể thơ trong 4 dân tộc.
bài ca dao
- HS: suy nghĩ, trả lời -> GV chốt ý
? Nội dung chính trong 4 bài ca dao trên
là gì?
- HS: suy nghĩ, trả lời -> GV chốt ý

* Ý nghĩa: Ca dao bồi đắp thêm tình
cảm cao đẹp của con người với quê
hương, đất nước..
HS: Đọc nghi nhớ SGK-Tr40
HĐ 3: Hướng dẫn hc sinh luyn tp:
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 -2017

16


Gióp häc sinh líp 7 häc tèt ca dao-d©n ca bằng phơng
pháp dạy học tích hợp, tích cực
IV. Luyn tp
GV: hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 1, 2: đã làm ở phần tổng kết
Bài tập bổ sung: Hãy tìm và đọc một số bài ca dao nói về tình u QH-ĐN, con
người. (Tổ chức nhóm tìm một số bài ca dao cùng một chủ đề)
D. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC BÀI
1. Bài cũ : Học thuôc bài. Đọc phần đọc thêm, sưu tầm những bài ca dao cùng
chủ đề.
2. Bài mới: Chuẩn bị bài: Từ láy.
Bảng thống kê kết quả
Bảng 1
Mức độ hiểu bài

Lớp
7B
Thực nghiệm



số
28

Loại khá, giỏi
SL
%
18

Trung bình
SL
%

64,3%

10

Yếu

35,7%

SL

%

0

%

Bảng 2
Mức độ hiểu bài


Lớp

Sĩ số

7A
Khơng thực 26
nghiệm

Loại khá, giỏi
SL
%

Trung bình
SL
%

SL

%

11

10

5

19,2%

42,3%


38,5%

Yếu

Qua giờ thực nghiệm tôi thấy: Học sinh lớp 7B học sôi nổi, các em đã thực
sự say mê hứng thú học tập, tập trung suy nghĩ, hăng say phát biểu ý kiến xây
dựng bài. Mức độ hiểu bài ngay tại lớp khá cao. Từ kết quả trên theo tôi nghĩ:
Người thầy phải thực sự yêu nghề, toàn tâm toàn ý với học sinh, luôn tự
học, tự rèn luyện tay nghề sư phạm. Đặc biệt là có trách nhiệm với học sinh lớp
mình phụ trách.
Khi soạn giảng một tác phẩm văn học nói chung và ca dao, dân ca nói
riêng, cần linh hoạt vận dụng các phương pháp, tổ chức các cách thức dạy học
phù hợp để phát huy được tính tích cực - sáng tạo của học sinh, lơi cuốn niềm
say mê, u thích văn chương của các em.

S¸ng kiÕn kinh nghiệm năm học 2016 -2017

17


Gióp häc sinh líp 7 häc tèt ca dao-d©n ca bằng phơng
pháp dạy học tích hợp, tích cực
3. KT LUN, KIẾN NGHỊ
*Kết luận:
Trên cơ sở lí thuyết và vận dụng cụ thể vào bài giảng bản thân tôi nhận
thấy: đổi mới phương pháp dạy- học theo hướng tích cực và tớch hp nhng
năm qua đà có những thnh cụng v đó là hướng đi tích cực để ngành
giáo dục phát huy hơn nữa. Với phương pháp dạy học này, học sinh say mê
hứng thú hơn trong giờ học, các em được tổ chức làm việc nhiều, được chủ động

tiếp cận kiến thức, vai trò của mỗi cá nhân trong giờ học được phát huy một
cách tối đa nhất. Kiến thức các em thu được là ở sự cảm nhận, rung động từ
chính tình cảm chân thực của các em, vì thế mà nó sẽ khắc sâu hơn, sẽ chắc
chắn hơn, sâu rộng hơn. Giờ học bớt căng thẳng, các em có tâm thế học tập tốt,
nhẹ nhàng, thoải mái và có khả năng vận dụng kiến thức được học vào cuộc
sống: có những việc làm đẹp, cách sống đẹp, tình yêu quê hươngsâu sắc hơn.
Trên đây là những kinh nghiệm bước đầu của bản thân tôi được rút ra từ
những giờ dạy cụ thể, chắc chắn cịn nhiều thiếu sót. Tơi rất mong được sự góp
ý bổ sung của các đồng nghiệp.
* KiÕn nghÞ:
Các trường cần tổ chức các buổi ngoại khóa sưu tầm, thi tìm hiểu về ca
dao- dân ca, các trò chơi dân giân của địa phương để học sinh từ chỗ hiểu biết về
văn hóa quê hương mà bồi dưỡng thêm tình yêu quê hương đất nước, yêu những
áng văn học dân gian.
Từ kiến thức ca dao-dân ca đã được học trong sách vở, các em biết vận
dụng trong đời sống thực tế để tâm hồn các em phong phỳ hn.
Xác nhận của thủ trởng
đơn vị

Thanh Húa, ngày tháng năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người
khác.
Người viết
Lê Th Oanh

Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 -2017

18



Gióp häc sinh líp 7 häc tèt ca dao-d©n ca bằng phơng
pháp dạy học tích hợp, tích cực

Ti liu tham khảo:
- SGK Ngữ văn 7- NXB giáo dục
- SGV Ngữ văn 7- NXB giáo dục
- Sách bồi dưỡng Ngữ văn 7- NXB giáo dục
- Phân tích, bình giảng Ngữ văn 7 - NXB giỏo dc

Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 -2017

19


Gióp häc sinh líp 7 häc tèt ca dao-d©n ca bằng phơng
pháp dạy học tích hợp, tích cực

MC LC
TT
1
1.1
1.2
1.3
1.4
2
2.1
2.2
2.3
2.4

3

Ni dung
M đầu
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng
SKKN
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo
dục của bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Giáo án tiết dạy minh họa
Kết luận, kiến nghị

Trang số
1
1
2
2
2
2
2
3
3
12
13

18

S¸ng kiến kinh nghiệm năm học 2016 -2017

20



×