Tải bản đầy đủ (.pdf) (271 trang)

Tài liệu luận văn Tác Động Của Tính Cách, Giáo Dục Và Kinh Nghiệm Đến Ý Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.16 MB, 271 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

PHAN TẤN LỰC

TÁC ĐỘNG CỦA TÍNH CÁCH, GIÁO DỤC VÀ
KINH NGHIỆM ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI SỰ KINH
DOANH XÃ HỘI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

TP.Hồ Chí Minh – năm 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

PHAN TẤN LỰC

TÁC ĐỘNG CỦA TÍNH CÁCH, GIÁO DỤC
VÀ KINH NGHIỆM ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI SỰ
KINH DOANH XÃ HỘI

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 9340101

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. PHẠM XUÂN LAN
2. PGS.TS. BÙI THANH TRÁNG


TP.Hồ Chí Minh – năm 2021


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án tiến sĩ: “Tác động của tính cách, giáo dục và kinh
nghiệm đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội” là công trình nghiên cứu của riêng cá
nhân tơi, do chính tơi thực hiện dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học.
Tất cả các nội dung trích dẫn trong nghiên cứu đều được ghi chi tiết trong phần
danh mục tài liệu tham khảo.


ii

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn hai thầy hướng dẫn cho luận án của tôi bao
gồm PGS. TS Phạm Xuân Lan và PGS.TS. Bùi Thanh Tráng. Các thầy đã tận tình
chỉ dạy, đưa ra những định hướng và theo sát tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện
luận án. Chính sự quan tâm và hỗ trợ rất nhiệt tình từ các thầy đã giúp tơi có thêm
động lực và sự tự tin để hoàn thành tốt nhất của luận án mình.
Tiếp theo, tơi xin cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy, cơ trưởng/phó Khoa Quản
trị, các anh, chị quản lý và lãnh đạo Viện đào tạo sau đại học, những giảng viên đã
giảng dạy tôi trong thời gian làm NCS tại Trường Đại học Kinh tế TPHCM đã tận
tình trong cơng tác giảng dạy, đã hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong việc
hồn thành các mơn học trong chương trình, các chun đề cũng như luận án.
Tôi cũng xin cảm ơn đến lãnh đạo và các đồng nghiệp tại trường tôi đang cơng
tác vì đã ln hỗ trợ và tạo điều kiện cho tơi hồn thành tốt luận án của mình.
Cuối cùng, tơi xin xin bày tỏ lời cảm ơn chân tình tới gia đình. Họ ln động
viên và là nguồn cổ vũ to lớn giúp tơi hồn thành luận án này.

Thành phố Hồ Chí Minh
05/01/2021


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ viii
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. ix
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... xi
TĨM TẮT .................................................................................................................xii
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU........................................... 1
Giới thiệu chương 1..................................................................................................... 1
1.1 Nền tảng nghiên cứu ............................................................................................. 1
1.2 Khoảng trống nghiên cứu .................................................................................... 13
1.3 Mục tiêu và các câu hỏi nghiên cứu .................................................................... 15
1.4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .................................................... 16
1.5 Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 18
1.6 Ý nghĩa luận án ................................................................................................... 19
1.7 Kết cấu của luận án ............................................................................................. 22
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ...................... 24
Giới thiệu chương 2................................................................................................... 24
2.1 Khởi sự kinh doanh xã hội .................................................................................. 24
2.2 Ý định khởi sự kinh doanh xã hội ....................................................................... 25
2.3 Lược khảo các lý thuyết nền về ý định khởi sự kinh doanh ............................... 27



iv

2.3.1 Lý thuyết sự kiện khởi sự kinh doanh của Shapero và Sokol (1982)
(Shapero’s Entrepreneurial Event - SEE) ............................................................ 27
2.3.2 Lý thuyết về hành vi có kế hoạch (Theory of planned behavior - TPB) ....28
2.3.3 Lý thuyết tiềm năng khởi sự kinh doanh (entrepreneurial potential
model) .................................................................................................................. 29
2.3.4 Mơ hình nghiên cứu của Mair và Noboa (2006) ........................................30
2.3.5 Mơ hình nghiên cứu ý định của Nga và Shamuganathan (2010) ............... 31
2.3.6 Lý thuyết nhận thức xã hội nghề nghiệp (Social cognitive career theory) .31
2.3.7 Lược khảo về các lý thuyết đã được sử dụng trong nghiên cứu về ý định khởi
sự kinh doanh xã hội ............................................................................................ 32
2.4 Nghiên cứu thứ nhất về tác động của tính cách đến ý định khởi sự kinh doanh xã
hội .............................................................................................................................. 40
2.4.1 Lược khảo nghiên cứu về mối quan hệ giữa tính cách và ý định khởi sự
kinh doanh xã hội ............................................................................................... 40
2.4.2 Khoảng trống nghiên cứu về mối quan hệ giữa tính cách và ý định khởi sự
kinh doanh xã hội ............................................................................................... 45
2.4.3 Mơ hình nghiên cứu đề xuất và giả thuyết về mối quan hệ giữa tính cách và
ý định khởi sự kinh doanh xã hội .......................................................................47
2.5 Nghiên cứu thứ hai về tác động của kinh nghiệm và giáo dục đến ý định khởi sự
kinh doanh xã hội ......................................................................................................60
2.5.1 Lược khảo nghiên cứu về mối quan hệ giữa kinh nghiệm, giáo dục và ý định
khởi sự kinh doanh xã hội.................................................................................... 61
2.5.2 Các khoảng trống nghiên cứu về mối quan hệ giữa giáo dục, kinh nghiệm
và ý định khởi sự kinh doanh xã hội ....................................................................65


v


2.5.3 Mơ hình nghiên cứu đề xuất và giả thuyết về mối quan hệ giữa giáo dục khởi
sự kinh doanh, kinh nghiệm và ý định khởi sự kinh doanh xã hội ...................... 67
Tổng kết chương 2 .................................................................................................... 77
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 78
Giới thiệu chương 3................................................................................................... 78
3.1 Quy trình nghiên cứu .......................................................................................... 78
3.2 Nghiên cứu sơ bộ ................................................................................................ 78
3.2.1 Thang đo nháp thứ nhất trong nghiên cứu về mối quan hệ giữa tính cách và
ý định khởi sự kinh doanh xã hội ........................................................................ 80
3.2.2 Thang đo nháp trong nghiên cứu về mối quan hệ giữa kinh nghiệm với các
tổ chức xã hội, giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội và ý định khởi sự kinh doanh
xã hội ................................................................................................................... 85
3.2.3 Kết quả nghiên thảo luận nhóm .................................................................. 88
3.2.4 Quy trình phân tích sơ bộ định lượng ......................................................... 96
3.2.5 Kết quả nghiên cứu sơ bộ định lượng......................................................... 97
3.3 Nghiên cứu chính thức ...................................................................................... 101
3.3.1 Đối tượng khảo sát và phương pháp thu thập dữ liệu .............................. 102
3.3.2 Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu ........................................................... 103
3.3.3 Kết quả nghiên cứu sơ bộ định lượng....................................................... 104
Tổng kết chương 3 .................................................................................................. 107
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 109
Giới thiệu chương 4................................................................................................. 109
4.1 Thông tin mẫu ................................................................................................... 109


vi

4.2 Kết quả nghiên cứu thứ nhất về tác động của tính cách đến ý định khởi sự kinh
doanh xã hội ............................................................................................................110
4.2.1 Kiểm định mơ hình đo lường ....................................................................110

4.2.2 Kiểm định mơ hình cấu trúc .....................................................................116
4.2.3 Kiểm tra tác động trung gian ....................................................................118
4.2.4 Thảo luận kết quả nghiên cứu thứ nhất về mối quan hệ giữa tính cách và ý
định khởi sự kinh doanh xã hội .........................................................................122
4.3 Kết quả nghiên cứu thứ hai về tác động của giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội
và kinh nghiệm làm việc với các tổ chức xã hội đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội
.................................................................................................................................127
4.3.1 Kiểm định mơ hình đo lường ....................................................................127
4.3.2 Kiểm định mơ hình cấu trúc .....................................................................130
4.3.3 Kiểm tra tác động trung gian ....................................................................132
4.3.4 Thảo luận kết quả nghiên cứu thứ hai về mối quan hệ giữa giáo dục, kinh
nghiệm và ý định khởi sự kinh doanh xã hội .....................................................135
Tổng kết chương 4...................................................................................................138
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ..............................................139
Giới thiệu chương 5 .................................................................................................139
5.1 Đóng góp về mặt lý thuyết ................................................................................139
5.1.1 Đóng góp lý thuyết từ hai lược khảo về khởi sự kinh doanh xã hội và ý định
khởi sự kinh doanh xã hội..................................................................................139
5.1.2 Đóng góp về lý thuyết của nghiên cứu thứ nhất về mối quan hệ giữa tính
cách và ý định khởi sự kinh doanh xã hội .........................................................139


vii

5.1.3 Đóng góp về lý thuyết của nghiên cứu thứ hai về mối quan hệ giữa giáo dục,
kinh nghiệm và ý định khởi sự kinh doanh xã hội ............................................ 140
5.2 Đóng góp chung về mặt thực tiễn của luận án .................................................. 141
5.3 Hàm ý chính sách cho các bên liên quan .......................................................... 143
5.4 Kết luận và hạn chế và hướng nghiên cứu trong tương lai ............................... 147
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1. THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC NGHIÊN CỨU VỀ KHỞI SỰ KINH
DOANH XÃ HỘI
PHỤ LỤC 2. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ĐỒNG TRÍCH DẪN CÁC NGHIÊN CỨU
VỀ Ý ĐỊNH KHỞI SỰ KINH DOANH XÃ HỘI
PHỤ LỤC 3. THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC NGHIÊN CỨU VỀ Ý ĐỊNH KHỞI SỰ
KINH DOANH XÃ HỘI
PHU LỤC 4. DANH SÁCH CHUYÊN GIA
PHỤ LỤC 5. DÀN BÀI THẢO LUẬN NHÓM
PHỤ LỤC 6. BIÊN BẢN THẢO LUẬN NHÓM
PHỤ LỤC 7. MỘT SỐ NỘI DUNG KHÁC TỪ THẢO LUẬN NHÓM
PHỤ LỤC 8. TỔNG HỢP NHỮNG THAY ĐỔI VỀ CÁC PHÁT BIỂU TỪ PHỎNG
VẤN CHUYÊN GIA
PHỤ LỤC 9. KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH SƠ BỘ
PHỤ LỤC 10. BẢNG KHẢO SÁT ĐỊNH LƯỢNG CHÍNH THỨC


viii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DNXH

: Doanh nghiệp xã hội

SCCT

: Lý thuyết nhận thức xã hội nghề nghiệp (Social cognitive career
theory)


SEE

:Mô hình sự kiện doanh nhân của Shapero (Shapero’s
Entrepreneurial Event - SEE)

TPB

: Theory of planned behavior - Lý thuyết về hành vi có kế hoạch


ix

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Các nhóm nghiên cứu trong khởi sự kinh doanh xã hội từ phân tích đồng
trích dẫn ....................................................................................................................... 3
Bảng 1.2 Danh mục và các chủ đề trong ý định khởi sự kinh doanh xã hội............... 6
Bảng 2.1 Tổng hợp các nghiên cứu có sử dụng các lý thuyết về ý định trong nghiên
cứu về ý định khởi sự kinh doanh xã hội .................................................................. 34
Bảng 2.2 Các nghiên cứu theo quan điểm sử dụng quan điểm Năm tính cách lớn .. 42
Bảng 2.3 Các tính cách chung được sử dụng để nghiên cứu về ý định khởi sự kinh
doanh và khởi sự kinh doanh xã hội ......................................................................... 44
Bảng 2.4 Các nghiên cứu về kinh nghiệm và giáo dục với ý định khởi sự kinh
doanh ......................................................................................................................... 62
Bảng 2.5 Các nghiên cứu ý định khởi sự kinh doanh xã hội xem xét kinh nghiệm và
giáo dục là biến kiểm soát ......................................................................................... 63
Bảng 3.1 Thang đo nhận thức về sự mong muốn và nhận thức về tính khả thi ........ 80
Bảng 3.2 Thang đo ý định khởi sự kinh doanh xã hội .............................................. 81
Bảng 3.3 Thang đo xu hướng rủi ro .......................................................................... 82
Bảng 3.4 Thang đo nhu cầu thành tích...................................................................... 83
Bảng 3.5 Thang đo tính chủ động ............................................................................. 84

Bảng 3.6 Thang đo tính sáng tạo ............................................................................... 84
Bảng 3.7 Thang đo nghĩa vụ đạo đức ....................................................................... 85
Bảng 3.8 Thang đo sự đồng cảm ............................................................................... 85
Bảng 3.9 Thang đo sự tự tin vào năng lực bản thân trong kinh doanh xã hội .......... 86
Bảng 3.10 Thang đo kết quả mong đợi từ khởi sự kinh doanh xã hội ...................... 87


x

Bảng 3.11 Thang đo giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội .........................................87
Bảng 3.12 Thang đo kinh nghiệm làm việc với các tổ chức xã hội .......................... 88
Bảng 3.13 Các tiêu chí kiểm định mơ hình đo lường..............................................105
Bảng 3.14 Các tiêu chí kiểm định mơ hình cấu trúc ...............................................105
Bảng 3.15 Quy trình kiểm tra tác động trung gian theo Baron và Kenny (1986) ...106
Bảng 3.16 Điều kiện cho các tiêu chí Confidence Interval (CI) và Variance
accounted for (VAF) ...............................................................................................107
Bảng 4.1 Thông tin mẫu khảo sát ............................................................................109
Bảng 4.2 Kết qua đo lường độ tin cậy thang đo và giá trị hội tụ ...........................110
Bảng 4.3 Phương sai trích và tương quan giữa các cấu trúc ...................................112
Bảng 4.4 Hệ số tải và hệ số tải chéo các cấu trúc ...................................................113
Bảng 4.5 Giá trị Heterotrait-Monotrait ratio ...........................................................115
Bảng 4.6 Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu..........................................117
Bảng 4.7. Kết quả kiểm tra tác động trung gian......................................................120
Bảng 4.8. Kiểm định bổ sung để kiểm tra tác động trung gian ...............................121
Bảng 4.9 Kết qua đo lường độ tin cậy thang đo và giá trị hội tụ ...........................127
Bảng 4.10 AVE và tương quan giữa các cấu trúc ...................................................128
Bảng 4.11 Hệ số tải nhân tố vá hệ số tải chéo.........................................................128
Bảng 4.12 Giá trị Heterotrait-Monotrait ratio .........................................................130
Bảng 4.13 Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu........................................131
Bảng 4.14 Kết quả kiểm định tác động trung gian ..................................................132

Bảng 4.15 Kiểm định bổ sung về tác động trung gian ............................................134


xi

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Các nhóm nghiên cứu trong chủ đề khởi sự kinh doanh xã hội ................... 3
Hình 1.2 Các nghiên cứu thực nghiệm tương ứng với các loại vốn con người ........ 13
Hình 2.1 Mơ hình sự kiện khởi sự kinh doanh của Shapero và Sokol (1982) .......... 28
Hình 2.2 Mơ hình lý thuyết về hành vi có kế hoạch ................................................. 29
Hình 2.3 Mơ hình tiềm năng tiềm năng khởi sự kinh doanh .................................... 30
Hình 2.4 Mơ hình nghiên cứu của Mair và Noboa (2006) ........................................ 31
Hình 2.5 Mơ hình lý thuyết nhận thức xã hội nghề nghiệp ...................................... 32
Hình 2.6 Các hướng nghiên cứu chính trong nghiên cứu về tính cách doanh nhân xã
hội .............................................................................................................................. 41
Hình 2.7 Mơ hình nghiên cứu đề xuất mối quan hệ giữa tính cách và ý định khởi sự
kinh doanh xã hội ...................................................................................................... 60
Hình 2.8 Mơ hình đề xuất mối quan hệ giữa giáo dục, kinh nghiệm và ý định khởi sự
kinh doanh xã hội ...................................................................................................... 76
Hình 3.1 Quy trình thực hiện nghiên cứu thực nghiệm ............................................ 79
Hình 4.1 Kết quả kiểm định các tác động trực tiếp................................................. 118
Hình 4.2. Kết quả kiểm định các giả thuyết (H1 – H7) .......................................... 132


xii

TÓM TẮT
Luận án này nhằm lược khảo chủ đề về ý định khởi sự kinh doanh xã hội, nhằm
xác định các nhóm nghiên cứu và danh mục nghiên cứu chính. Sau đó hai nghiên cứu
thực nghiệm về tác động của đặc điểm tính cách đến ý định khởi sự kinh doanh xã

hội và tác động của giáo dục và kinh nghiệm làm việc với các tổ chức xã hội đến ý
định khởi sự kinh doanh xã hội.
Kết quả thực hiện tổng quan chủ đề ý định khởi sự kinh doanh xã hội xác định
được bốn danh mục trong các nghiên cứu về ý định khởi sự kinh doanh xã hội bao
gồm ‘Mơ hình nghiên cứu, các vấn đề liên quan đến phương pháp luận và cách tiếp
cận’; ‘Các yếu tố thuộc về cá nhân’; ‘Bối cảnh và thể chế’ và ‘Q trình từ ý định
đến quyết định’. Sau đó dựa trên những khoảng trống nghiên cứu đã tìm được, hai
nghiên cứu định lượng chính thức với cỡ mẫu 503 cá nhân đã tham gia các khóa học
về khởi sự kinh doanh xã hội để kiểm định mơ hình đo lường, mơ hình cấu trúc, các
giả thuyết nghiên cứu và các tác động trung gian.
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm thứ nhất cho thấy vai trò quan trọng của các
đặc điểm tính cách trong việc hình thành ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Đặc điểm
tính cách của các cá nhân có ý định khởi sự kinh doanh xã hội là sự kết hợp của các
đặc điểm tính cách kinh doanh truyền thống (tính chủ động và tính sáng tạo) và đặc
điểm tính cách kinh doanh xã hội (sự đồng cảm và nghĩa vụ đạo đức).
Kết quả từ nghiên cứu thực nghiệm thứ hai đã xác nhận khả năng ứng dụng của
lý thuyết nhận thức xã hội về nghề nghiệp trong bối cảnh khởi sự kinh doanh xã hội
để giải thích mối quan hệ từ giáo dục, kinh nghiệm làm việc với các tổ chức xã hội
và ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Việc được học tập những kiến thức và kỹ năng
về khởi sự kinh doanh xã hội chỉ có thể giúp người học tự tin về bản thân mà khơng
thể giúp họ nhìn thấy những kết quả mong đợi. Ngoài ra, tác động của kinh nghiệm
làm việc với các tổ chức xã hội đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội được trung gian
hoàn toàn bởi sự tự tin vào năng lực bản thân và kết quả mong đợi.
Từ khóa: ý định khởi sự kinh doanh xã hội, đặc điểm tính cách, giáo dục khởi
sự kinh doanh xã hội, kinh nghiệm.


xiii

ABSTRACT

A systematic literature review on social entrepreneurial intention was conducted
to outline state-of-the-art extant research, clarify predominant research trends, and
subsequently suggest further research directions in the field. From the literature
review gaps, two empirical studies were conducted focusing on personality traits,
experience, and education that influence social entrepreneurial intention.
Four main research categories in social entrepreneurial intention were
identified: core model, methodological and theoretical issues; personal-level
factors/variables; context and institutions; and the social entrepreneurial intention-tobehaviors process. Based on a dataset of 503 individuals who had taken socialentrepreneurship-orientation courses, hypotheses and mediation effects were tested.
The first empirical research showed the personality traits of potential social
entrepreneurs as a combination of general entrepreneurial traits (pro-activeness and
innovativeness) and social entrepreneurial traits (empathy and moral obligations).
The second empirical research demonstrated the applicability of social cognitive
career theory in the context of social entrepreneurship. In addition, the results
revealed that only social entrepreneurial self-efficacy partially mediates the impact
of social entrepreneurship education on social entrepreneurial intention, while the two
mediators sequentially intervene the linkage from prior experience with social
organizations to social entrepreneurial intention.
Policymakers and educators can rely on the findings of this study to design
curricula that aim to enhance learners' social education and experience to stimulate
social entrepreneurial intention.
Keywords: social entrepreneurship, social entrepreneurial intention, social
entrepreneurship education, personality traits, experience.



1

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Giới thiệu chương 1
Nghiên cứu này nhằm lược khảo chủ đề ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Từ

những khoảng trống, nghiên cứu tập trung vào vai trị của tính cách, kinh nghiệm và
giáo dục ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Chương 1 sẽ bắt đầu với
nền tảng nghiên cứu, những mục tiêu, các câu hỏi nghiên cứu, đối tượng, phạm vi,
phương pháp nghiên cứu, điểm mới, ý nghĩa và cuối cùng là kết cấu của luận án.
1.1 Nền tảng nghiên cứu
Kinh doanh xã hội đang giữ một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cung cấp
các giải pháp cho những vấn đề xã hội (Ellis, 2010; Dees, 2017). Kinh doanh xã hội
được xem như hình thức kinh doanh có lợi cho tồn xã hội vì nó nhắm đến giải quyết
các vấn đề xã hội mà chính phủ hay doanh nghiệp thương mại thơng thường không
giải quyết hoặc không đáp ứng được thông qua các giải pháp sáng tạo hướng đến việc
tạo ra các giá trị xã hội hơn là các giá trị kinh tế (Alvord và cộng sự, 2004). Hình thức
kinh doanh xã hội phổ biến nhất là các doanh nghiệp xã hội (DNXH). Theo Luật
Doanh nghiệp Việt Nam, DNXH được hiểu là những doanh nghiệp hoạt động khơng
vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận mà hướng tới mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội
và cam kết tái đầu tư 51% lợi nhuận hàng năm vào các mục tiêu xã hội đã cam kết
ban đầu. Mặc dù nguồn lực vẫn còn hạn chế nhưng có thể thấy được trong những năm
qua kinh doanh xã hội đã góp phần chia sẻ trách nhiệm và các gánh nặng với Nhà
nước, đồng thời đã khắc phục được sự vận hành bởi động cơ lợi nhuận trong cơ chế
thị trường hiện nay (Pham và cộng sự, 2016). Với việc luật hóa DNXH trong Luật
Doanh nghiệp 2014 đã tạo nên tiền đề quan trọng cho việc hình thành mơi trường
pháp lý và những chính sách phù hợp khuyến khích cho sự phát triển của DNXH. Có
thể nói Luật Doanh nghiệp sửa đổi ban hành tháng 11/2014 đã đi vào lịch sử, mở ra
một chương mới cho cộng đồng doanh nghiệp Việt khi lần đầu tiên khai sinh khái
niệm DNXH chính thức trong hệ thống pháp lý.


2

Tháng 8/2018 kỷ niệm 10 năm phát triển DNXH Việt Nam và châu Á. Theo
thống kê của Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng (CSIP - Centre for

Social Initiatives Promotion) - đơn vị đi đầu trong việc hỗ trợ giúp đỡ khởi sự các
DNXH tại Việt Nam, số lượng doanh nghiệp hoạt động như DNXH hiện nay tại Việt
Nam khoảng 200, trong đó gần 100 DNXH đã đăng ký chính thức. Mặc dù cịn nhiều
hạn chế nhưng tiềm năng và vai trò của các DNXH trong bối cảnh Việt Nam vẫn còn
rất lớn. Những doanh nghiệp này giúp cải thiện cuộc sống cho hơn 600,000 người,
đa số là người dân ở vùng sâu, những lao động khuyết tật, dân tộc thiểu số và tạo việc
làm cho hơn 100,000 người ở nhiều lĩnh vực khác nhau (CSIP, 2018). Ngoài ra, tinh
thần khởi sự kinh doanh xã hội cũng bắt đầu được lan rộng trong cộng đồng. Các khái
niệm về DNXH, khởi sự kinh doanh xã hội cũng bắt đầu nhận được nhiều sự quan
tâm của giới trẻ, các doanh nhân thương mại, các nhà tài trợ…nhưng có một thực tế
là số lượng DNXH tại Việt Nam vẫn còn ít mặc dù tiềm năng của loại hình này là rất
lớn và các nhà hoạch định chính sách vẫn đang tìm cách để làm tăng số lượng DNXH
và doanh nhân xã hội.
Về mặt học thuật, tác giả thực hiện tìm kiếm cụm từ social entrepreneurship
trong trường chủ đề (tiêu đề /tóm tắt/ từ khóa) trên các cơ sở dữ liệu uy tín. Kết quả
tìm kiếm ban đầu có 1,670 ấn phẩm. Trong số này, có 392 ấn phẩm bị loại trùng lắp
nội dung hoặc chúng không liên quan đến khởi sự kinh doanh xã hội. Kết quả là, còn
lại 1,278 ấn phẩm được chọn để phân tích các chủ đề trong khởi sự kinh doanh xã hội
bằng phương pháp đồng trích dẫn. Đồng trích dẫn (co-citation) được định nghĩa là
tần suất hai ấn phẩm được trích dẫn cùng nhau bởi các ấn phẩm khác (Small, 1973).
Nói cách khác, đồng trích dẫn xảy ra khi hai tài liệu tham khảo, A và B, được trích
dẫn bởi nghiên cứu C, cho thấy mối quan hệ đồng trích dẫn giữa hai tài liệu A và B.
Hai tài liệu thường xuyên được trích dẫn cùng nhau (được trích dẫn bởi C, D và E),
sức mạnh đồng trích dẫn của chúng càng cao và càng có nhiều khả năng chúng có
liên quan với nhau (Ferreira, 2018). Tác giả sử dụng phần mềm VOSViewer (van Eck
và Waltman, 2009; Waltman, 2017) để phân tích đồng trích dẫn 1,278 ấn phẩm này.
Kết quả phân tích đồng trích dẫn cho thấy các ấn phẩm về khởi sự kinh doanh xã hội


3


hình thành năm nhóm chủ đề (Hình 1.1). Các chủ đề này được đặt tên dựa trên nội
dung những ấn phẩm có số lượng trích dẫn nhiều trong chủ đề đó (Bảng 1.1).

KHỞI SỰ KINH DOANH XÃ HỘI

Nhóm 1.
Sự phát triển
khái niệm khởi
sự kinh doanh
xã hội và
DNXH

Nhóm 2.
Bricolage và
các vấn đề liên
quan đến quản
lý trong kinh
doanh xã hội

Nhóm 3.
Sự nhận thức
cơ hội, động
lực và ý định
khởi sự kinh
doanh xã hội

Nhóm 4.
Sự đổi mới xã
hội trong khởi

sự kinh doanh
xã hội

Nhóm 5.
Bối cảnh trong
khởi sự kinh
doanh xã hội

(Nguồn: kết quả phân tích đồng trích dẫn của tác giả)

Hình 1.1 Các nhóm nghiên cứu trong chủ đề khởi sự kinh doanh xã hội
Bảng 1.1 Các nhóm nghiên cứu trong khởi sự kinh doanh xã hội từ phân tích
đồng trích dẫn
Nhóm

Nghiên cứu tiêu biểu

Nhóm 1. Sự phát triển khái Mair và Marti (2006), Austin và cộng sự (2006),
niệm khởi sự kinh doanh xã Chell (2007), Sharir và Lerner (2006), Thompson
hội và DNXH

và cộng sự (2000), Nicholls (2006), Dees (1998).
Datta và Gailey (2012), Granovetter (1985),

Nhóm 2. Bricolage và các vấn Doherty và cộng sự (2014), Desa (2012), Desa và
đề liên quan đến quản lý trong Basu (2013), Haugh (2007), Pache và Santos
kinh doanh xã hội

(2013), Montgomery và cộng sự (2012).


Nhóm 3. Sự nhận thức cơ hội,

Shapero và Sokol (1982), Krueger và cộng sự

động lực và ý định khởi sự (2000), Mair và Marti (2006), Liñán và Chen
kinh doanh xã hội


4

Nhóm

Nghiên cứu tiêu biểu
(2009), Nga và Shamuganathan (2010), Hockerts
(2017), Corner và Ho (2010).

Nhóm 4. Sự đổi mới xã hội Chell và cộng sự (2010), Nicholls (2008),
trong khởi sự kinh doanh xã Nicholls (2009), Perrini và cộng sự (2010), Shaw
hội

và de Bruin (2013), Smith và Stevens (2010).

Nhóm 5. Bối cảnh trong khởi Lepoutre và cộng sự (2013), Zahra và cộng sự
sự kinh doanh xã hội

(2009), Bacq và cộng sự (2013), Stephan và cộng
sự (2015), Estrin và cộng sự (2013), McMullen
(2011).
(nguồn: tác giả tổng hợp)


Nhóm nghiên cứu đầu tiên là sự phát triển khái niệm khởi sự kinh doanh xã
hội và DNXH, tập trung vào xây dựng các khái niệm và các cách tiếp cận khác nhau
về khởi sự kinh doanh xã hội và DNXH. Nhóm nghiên cứu thứ hai đề cập đến
bricolage và các vấn đề liên quan đến quản lý trong khởi sự kinh doanh xã hội.
Bricolage trong khởi sự kinh doanh xã hội bao gồm các hoạt động được thúc đẩy bởi
việc theo đuổi các nguồn lực khan hiếm để tạo ra các giải pháp sáng tạo và có giá trị,
tạo ra các giá trị xã hội (Bacq và cộng sự, 2015). Các khía cạnh khác nhau của
bricolage được xem xét trong nhóm nghiên cứu này. Ngồi ra, các vấn đề liên quan
đến quản trị trong DNXH cũng được xem xét như chiến lược, sự hợp tác, huy động
nguồn lực, cơng nghệ, quản lý tài chính, định hướng thị trường... Nhóm nghiên cứu
thứ ba bao gồm các nghiên cứu về nhận thức cơ hội và ý định khởi sự kinh doanh xã
hội, giải thích q trình xác định cơ hội và hình thành ý định khởi sự kinh doanh xã
hội. Ngoài ra, các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội cũng là
hướng nghiên cứu chính trong nhóm nghiên cứu này. Nhóm nghiên cứu thứ tư giải
thích cách thức DNXH tác động đến xã hội để tạo ra đổi mới xã hội, thay đổi xã hội
và giá trị xã hội. Nhóm nghiên cứu cuối cùng đề cập đến vai trò của các yếu tố thuộc
về bối cảnh, thể chế, thảo luận về các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến khởi sự kinh
doanh xã hội.


5

Từ lược khảo về khởi sự kinh doanh xã hội đã thực hiện ở trên, có thể thấy nhóm
nghiên cứu về sự nhận thức cơ hội, động lực và ý định khởi sự kinh doanh xã hội
(nhóm 3) là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm từ giới học thuật minh chứng thông
qua số lượng lớn các nghiên cứu trong nhóm này. Tuy nhiên, hiện nay có một vấn đề
đang được báo động là mức độ kinh doanh xã hội vẫn rất thấp ở các nước trên thế
giới đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam mặc dù tiềm năng của hình
thức kinh doanh này tại Việt Nam vẫn là rất lớn. Krueger (2003) giải thích rằng kinh
doanh chỉ có thể phát triển nếu chất lượng và số lượng doanh nhân tăng lên. Chính vì

vậy tăng số lượng DNXH là mong muốn cấp bách để phát triển kinh doanh xã hội tại
Việt Nam.
Ý định kinh doanh là một trong những chỉ báo tốt nhất cho hành vi kinh doanh
(Ajzen và Fishbein, 1980). Do đó, để có thể có chiến lược phát triển kinh doanh xã
hội, thì việc nghiên cứu ý định khởi sự kinh doanh xã hội là vô cùng cần thiết. Hiện
nay, tại Việt Nam đang có sự gia tăng về số lượng của các tổ chức hỗ trợ phát triển
DNXH với nhiều loại hình hỗ trợ khác nhau như cung cấp miễn phí các khóa học,
đào tạo và dịch vụ tư vấn, gọi vốn... Các tổ chức có nhiều kinh nghiệm trong khởi sự
kinh doanh xã hội tại Việt Nam như Cộng đồng DNXH Việt Nam (SSEC), Seed
Planters, Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng (CSIP), HATCH! và
Evergreen Labs. Ngoài ra, một số cơ sở ươm tạo DNXH cũng được chính phủ thành
lập như trung tâm đổi mới Sài Gòn (SiHUB), Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp cho thanh
niên (sYs), BKHUP và Chương trình Quốc gia khởi nghiệp cũng góp phần phát triển
khởi sự kinh doanh xã hội tại Việt Nam. Những đặc điểm này đã khiến Việt Nam trở
thành một khu vực phù hợp để thực hiện nghiên cứu về ý định khởi sự kinh doanh xã
hội.
Về mặt học thuật, tác giả cũng thực hiện tìm kiếm những ấn phẩm bằng tiếng
Anh trên các cơ sở dữ liệu uy tín với cụm từ social, entrep* and intent* để lược khảo
các nghiên cứu về ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Tác giả đọc kỹ các tiêu đề, tóm
tắt và từ để loại bỏ các bài báo trùng lặp và nghiên cứu không liên quan đến chủ đề
nghiên cứu.


6

Kết quả cuối cùng, có tổng cộng 36 nghiên cứu nghiên cứu về ý định khởi sự
kinh doanh xã hội. Kỹ thuật phân tích nội dung được sử dụng để phân tích 36 bài báo,
vì kỹ thuật này có khả năng xác định các lĩnh vực chính của chủ đề nghiên cứu (Elo
và Kyngäs, 2008; Krippendorff, 2004). Trong phân tích nội dung theo chủ đề, các bài
viết được tác giả phân loại và mã hóa các đặc điểm của các bài viết này. Sau khi phân

tích 36 bài, các đặc điểm của những bài viết được liên kết với nhau để hình thành các
nhóm danh mục và các nhóm chủ đề trong từng danh mục.
Kết quả phân tích lược khảo về ý định khởi sự kinh doanh xã hội dẫn đến hình
thành bốn danh mục nghiên cứu chính: Mơ hình nghiên cứu, các vấn đề liên quan đến
phương pháp luận và cách tiếp cận (gồm 12 nghiên cứu); Các yếu tố thuộc về cá nhân
(gồm 19 nghiên cứu); Bối cảnh và thể chế (gồm 4 nghiên cứu); Quá trình từ ý định
đến quyết định (gồm 1 nghiên cứu) (bảng 1.2).
Bảng 1.2 Danh mục và các chủ đề trong ý định khởi sự kinh doanh xã hội
Danh mục

Chủ đề trong từng danh mục

Danh mục 1. Mơ hình nghiên cứu, các vấn - Kiểm tra/mở rộng mơ hình cổ điển (7)
đề liên quan đến phương pháp luận và - Cách tiếp cận (3)
cách tiếp cận (12)
Danh mục 2. Các yếu tố thuộc về cá nhân
(19)

- Phương pháp (2)
- Tính cách (9)
- Lý lịch cá nhân (8)
- Các vấn đề liên quan đến giới tính (2)
- Các nghiên cứu về đa văn hóa (2)

Danh mục 3. Bối cảnh và thể chế (4)

- Các yếu tố thuộc về thể chế (1)
- Cấp độ tổ chức (1)

Danh mục 4. Quá trình từ ý định đến quyết

định (1)
*số lượng nghiên cứu được thể hiện trong ngoặc đơn
(nguồn: tác giả tổng hợp)


7

Danh mục 1. Mơ hình nghiên cứu, các vấn đề liên quan đến phương pháp
luận và cách tiếp cận (12 nghiên cứu)
Các nghiên cứu trong danh mục này kiểm tra các mơ hình ý định khởi sự kinh
doanh xã hội, giải quyết các vấn đề lý thuyết hoặc sử dụng các cách tiếp cận và
phương pháp mới. Tác giả đã tìm thấy ba chủ đề trong danh mục này, bao gồm: Kiểm
tra/mở rộng mơ hình cổ điển, cách tiếp cận mới và phương pháp mới.
Về chủ đề đầu tiên - kiểm tra/mở rộng mơ hình cổ điển - bảy nghiên cứu được
phân loại vào chủ đề này. Cụ thể, dựa trên mơ hình doanh nhân tiềm năng của Kruger
và Brazeal (1994), Noorseha (2013) nghiên cứu ý định khởi sự kinh doanh xã hội với
hai biến bổ sung là sự đồng cảm và sự tiếp xúc với hoạt động kinh doanh xã hội.
Hockerts (2017) và Forster và Grichnik (2013) kiểm tra mơ hình ý định khởi sự kinh
doanh xã hội của Mair và Noboa (2006). Trong khi Hockerts (2017) bổ sung biến
kinh nghiệm với các vấn đề xã hội, Forster và Grichnik (2013) đề xuất một mơ hình
mới kết hợp các biến như sự đồng cảm, nhận thức của xã hội, khả năng của bản thân
và nhận thức khả năng thành công khi khởi sự kinh doanh xã hội. Hai nghiên cứu tiếp
theo kế thừa mơ hình của Hockerts (2017) và kiểm tra tại Hồng Kong (Ip và cộng sự,
2017) và Philippines (Aure, 2018). Tiwari và cộng sự (2017a) khám phá vai trò của
phong cách nhận thức và niềm tin vào năng lực tác động như thế nào đến ý định khởi
sự kinh doanh xã hội thông qua ba yếu tố thái độ, chuẩn mực chủ quan và nhận thức
kiểm soát hành vi. Gần đây nhất, để kiểm tra khả năng áp dụng của thuyết hành vi có
kế hoạch (theory of planned behavior), Zaremohzzabieh và cộng sự (2019) thực hiện
một phân tích tổng hợp (meta-analysis) để đề xuất hai mơ hình mở rộng thay thế mơ
hình truyền thống.

Trong chủ đề nghiên cứu thứ hai cách tiếp cận mới với ba bài nghiên cứu. Tran
và Von Korflesch (2016) đóng góp vào sự hiểu biết về ý định khởi sự kinh doanh xã
hội bằng cách giới thiệu lý thuyết nhận thức xã hội nghề nghiệp (SCCT - Social
cognitive career theory). Trong khi Beugré (2014) tiếp cận dựa trên lý thuyết về sự
gắn kết đạo đức để giải thích động lực thúc đẩy việc thành lập DNXH, Rivera và cộng
sự (2018) thực hiện nghiên cứu bằng cách sử dụng cách tiếp cận lãnh đạo phục tùng


8

(servant leadership approach) và lý thuyết về phong cách sống (lifestyles theory) để
đo lường ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Tóm lại, những cách tiếp cận này cho
thấy sự tiềm năng trong đo lường ý định khởi sự kinh doanh xã hội, mặc dù vậy,
những cách tiếp cận này cần phải được kiểm tra, so sánh và đối chiếu để hoàn thiện
hơn về khả năng áp dụng trong tương lai.
Chủ đề nghiên cứu cuối cùng trong danh mục 1 là phương pháp nghiên cứu.
Baierl và cộng sự (2014) sử dụng một thiết kế thử nghiệm dựa trên bảng câu hỏi để
cho thấy ảnh hưởng tích cực của đánh giá xã hội đến ý định khởi sự kinh doanh xã
hội. Để phác họa về một doanh nhân xã hội, Bacq và cộng sự (2016) đã thực hiện bốn
bộ hồi quy nhị phân để tìm sự khác nhau giữa các doanh nhân xã hội và doanh nhân
thương mại dựa bộ dữ liệu khảo sát của GEM (Global Entrepreneurship Monitor)
năm 2009.
Danh mục 2. Các yếu tố thuộc về cá nhân (19 nghiên cứu)
Đa số ấn phẩm về ý định khởi sự kinh doanh xã hội thuộc danh mục này. Trong
danh mục này, chín bài báo tập trung vào vai trị của tính cách tạo thành nhóm chủ
đề về tính cách. Chủ đề thứ hai với tám bài báo liên quan đến nhiều yếu tố nền tảng
khác nhau như giáo dục, địa vị và động lực. Danh mục cuối cùng bao gồm hai nghiên
cứu về vai trị của giới tính.
Trong nhóm yếu tố tính cách, có chín nghiên cứu thảo luận về những tính cách
đặc biệt của doanh nhân xã hội tiềm năng. Để khám phá tính cách chung của một

doanh nhân xã hội tiềm năng, Nga và Shamuganathan (2010) và Preethi và
Priyadarshini (2018) sử dụng mơ hình Năm tính cách lớn (Big Five model) bao gồm
sự tận tâm (conscientiousness), sẵn sàng trải nghiệm (openness), sự ổn định trong tâm
lý (emotional stability or neuroticism in reverse), hướng ngoại (extraversion) và sự
dễ chịu (agreeableness) để đo lường năm khía cạnh của ý định khởi sự kinh doanh xã
hội bao gồm tầm nhìn xã hội, lợi nhuận tài chính, sự đổi mới, tính bền vững và mạng
xã hội, trong khi đó Ip và cộng sự (2018a) chỉ kiểm tra tác động của năm tính cách
này đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Sau đó, những tính cách cụ thể đã được
nghiên cứu, chẳng hạn như xu hướng chấp nhận rủi ro, tính sáng tạo và tính chủ động


9

(Chipeta và Surujlal, 2017; Politis và cộng sự, 2016; Kedmenec và cộng sự, 2015;
Prieto, 2011), trí tuệ cảm xúc và năng lực bản thân (Tiwari và cộng sự, 2017c), và sự
khó khăn trong cuộc sống và trách nhiệm đạo đức (Kedmenec và cộng sự, 2015; Bacq
và Alt, 2018).
Liên quan đến các yếu tố thuộc về lý lịch cá nhân, tám nghiên cứu trong chủ đề
này tập trung vào vai trò các yếu tố nền tảng khác nhau ảnh hưởng đến ý định khởi
sự kinh doanh xã hội. Có hai nghiên cứu xem xét vai trò của giáo dục đối với ý định
khởi sự kinh doanh xã hội. Shahverdi và cộng sự (2018) xác định các rào cản trong
việc hình thành ý định khởi sự kinh doanh xã hội bằng cách kiểm duyệt vai trò của
giáo dục trong các trường đại học tại Malaysia. Hockerts (2018) tập trung vào mối
quan hệ giữa quá trình học tập, kinh nghiệm và xu hướng thành lập DNXH. Ngoài ra,
một số yếu tố nền tảng cũng được nghiên cứu như hồn cảnh gia đình và môi trường
đại học (Radin và cộng sự, 2017), kinh nghiệm làm việc (Lacap và cộng sự, 2018),
khả năng tiếp cận tài chính (Luc, 2018), vốn con người và vốn xã hội (Jemari và cộng
sự, 2017), nhu cầu động lực (Barton và cộng sự, 2018) và định hướng đổi mới xã hội
(Cavazos-Arroyo và cộng sự, 2017).
Có hai bài báo trong nhóm chủ đề về giới tính tìm hiểu vai trị của giới tính.

Notais và Tixier (2017) tìm hiểu điều gì thúc đẩy mong muốn của những người phụ
nữ khiến họ trở thành doanh nhân xã hội. Lortie và cộng sự (2017) từ các lược đồ về
giới tính (gender self-schemas) và lý thuyết bản sắc xã hội (social identity theory) để
giải thích tại sao phụ nữ có xu hướng tự tạo ra các mục tiêu xã hội và giải quyết nó
thơng qua việc khởi sự kinh doanh xã hội.
Danh mục 3. Bối cảnh và thể chế (4 nghiên cứu)
Danh mục này chỉ có bốn bài báo dành sự quan tâm cho vai trò của bối cảnh
đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Ba chủ đề trong danh mục này bao gồm: nghiên
cứu về đa văn hóa, các nghiên cứu về thể chế và nghiên cứu ở cấp độ tổ chức.
Có hai bài báo liên quan đến nghiên cứu đa văn hóa, tập trung vào việc so sánh
ý định khởi sự kinh doanh xã hội giữa các quốc gia. Các quốc gia được so sánh bao
gồm Hoa Kỳ và Trung Quốc (Yang và cộng sự, 2015b), Đài Loan và Hồng Kông (Ip


×