Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Tài liệu Giáo trình trồng rừng - Chương 5 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (508.5 KB, 17 trang )


137
rừng, thông thường do đốt cỏ để săn bắn, chăn nuôi, làm nương rẫy v.v... vì vậy để
phòng chống cháy rừng cần phải áp dụng các biện pháp sau:
Xung quanh rừng trồng, ở gần các nguồn lửa (gần đường giao thông, gần khu dân
cư v.v…) nên lập các dải phòng hoả rộng 30-100m. Nếu diện tích rừng trồng thành
những ô có diện tích khoảng 200 ha. Trên các dải phòng hoả có thể trồng cây lá rộng
khó cháy hoặc để trống, hàng n
ăm đến mùa dễ cháy phải phát bỏ cây cỏ dại.
Đi đôi với các biện pháp trên cần có quy chế bảo vệ rừng, tăng cường giáo dục
trong quần chúng và tổ chức các đội cứu hoả với những trang bị tối thiểu.
- Phòng chống sự phá hoại của người và gia súc
* Trồng dặm
Rằng sau khi trồng xong, do tác hại của thiên nhiên, do kỹ thuật trồng không đúng
hoặc bỏ sót không trồng, vì vậy thường phải tiến hành trồng dặm.
Theo quy định của Bộ Lâm Nghiệp (nay là bộ nông nghiệp và phát triển nông
thôn) trong điều kiện quảng canh, tỉ lệ cây sống trên 90%, cây chết phân bố đều thì
không phải trồng dặm, song nếu cây chết thành từng mảng lớn vẫn phải trồng dặm.
Nếu tỷ lệ cây sống dưới 90%, dù cây chết phân bố đều hay không đều, cầ
n phải trồng
dặm. Tỷ lệ chết của rừng trồng trên 75% coi như thất bại, phải trồng lại rừng mới.
Trồng dặm phải tiến hành vào vụ trồng kế tiếp, sau khi trồng rừng được 1 -3 năm.
Nếu phát hiện cần trồng dặm phải tiến hành trồng ngay. Trồng dặm phải chọn
cùng một loại cây, theo mật độ và bố trí.cây trồng nh
ư cũ, cây trồng dặm phải có cùng
kích thước và cùng tuổi với rừng đã trồng.

Chương V
KỸ THUẬT TRỒNG RỪNG THÂM CANH VÀ THÂM CANH RỪNG
TRỒNG
5.1. KHÁI NIỆM TRÒNG RỪNG THÂM CANH


Khái niệm về trồng rừng thâm canh với nguồn thông tin chưa cập nhật được đầy
đủ nhưng nhìn khái quát có 2 loại ý kiến:
+ Loại thứ nhất:
"Trồng rừng thâm canh là tăng cường đầu tu các biện pháp kỹ thuật tổng hợp tác
động vào rừng từ khâu tạo cây con, làm đất, trồng, chăm sóc bảo vệ đến khâu khai thác
rừng, nhằm nâng cao số lượng và chất lượng lâm s
ản đồng thời củng cố tiềm năng tự
nhiên để nâng cao sức sản xuất của rừng". (Phạm Quang Minh, quy trình trồng rừng
thâm canh vụ lâm nghiệp 1987, trang 1 [26]
"Trồng rừng thâm canh là biện pháp đầu tư theo chiều sâu nhằm làm cho rừng

138
trồng sinh trưởng nhanh sớm đạt được mục tiêu đề ra và đạt được hiệu quả cao hơn
trước Đầu tư theo chiều sâu ở đây không chỉ giới hạn ở việc đầu tư tiền vốn, vật tư, lao
động mà còn làm sao phát huy hết tiềm năng điều kiện sẵn có của tự nhiên và xã hội
để mang lại hiệu quả cao".
+ Loại thứ hai:
"Rừng thâm canh là loạ
i rừng có năng suất cao do sự đầu tu lớn về kinh tế kỹ
thuật.". "Thâm canh rừng là một phương thức kinh doanh được đặc trưng bằng sự tăng
chi phí trên một đơn vị diện tích kinh doanh và sự giảm chi phí trên một đơn vị sản
phẩm". "Sự tăng chi phí trên một đơn vị diện tích kinh doanh là sự đầu tư về kinh tế
khoa học kỹ thuật trong quá trình từ chọn giống, tr
ồng, chăm sóc rừng và quản lý bảo
vệ".
(Vũ Đình Hèo, một số suy nghĩ về thâm canh rừng. Tạp chí LN số 5/86 trang 13).
[35].
" Thâm canh rừng trồng nhằm bảo vệ và sử dụng triệt để các điều kiện về tài
nguyên, khí hậu, đất đai, sinh vật và áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện
đại có liên quan để nâng cao năng suất rừng và hiệu quả kinh tế

. Thâm canh rừng là
phải tạo ra một hệ sinh thái có tính ổn định cao, sử dụng và phát triển tiềm năng tự
nhiên sẵn có, khả năng chống đỡ cao với dịch sâu bệnh hại".
(Phùng Ngọc Lan, chọn cơ cấu loại cây trồng rừng thâm canh trên quan điểm sản
lượng. Tạp chí LN số: 9/86, trang 20). [27]
Loại ý kiến thứ nhất nhấn mạnh đầu tư vào hệ thống biện pháp kỹ
thuật lâm sinh
và lấy số lượng và chất lượng cũng như nâng cao sức sản xuất của rừng làm thước đo.
Loại ý kiến thứ hai cung chú trọng đầu tu khoa học kỹ thuật về hệ thống biện pháp
kỹ thuật lâm sinh và hoặc là lấy sự giảm chi phí trên một đơn vị sản phẩm hay là "Phải
tạo ra được tính ổn định cao của hệ sinh thái rừng" làm thước đ
o.
Cả hai loại ý kiến đó đều đúng nhưng chưa đủ bởi vì chưa nhấn mạnh đúng mức
việc đầu tư vào các khâu chọn vùng, chọn đất, chọn cây trồng và đặc biệt đã chú trọng
tận dụng tiềm năng tự nhiên môi trường nhưng chưa đặt ra vấn đề phải bảo vệ tiềm
năng đó cho phát triển bền vững. Do vậ
y cần khái niệm rằng:
"Trồng rừng thâm canh là một phương pháp canh tác dựa trên cơ sở được đầu tư
cao bằng việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp và liên hoàn. Các biện pháp đó
phải tận dụng cải tạo và phát huy được mọi tiềm năng của tự nhiên cũng như của con
người nhằm thúc đẩy mạnh mẽ sinh trưởng của rừng trồng để thu đượ
c năng xuất cao,
chất lượng sản phẩm tốt với giá thành hạ để cho hiệu quả lớn. Đồng thời cũng phải
duy trì và bồi dưỡng được tiềm năng đất đai và môi trường đảm bảo an toàn sinh thái
đáp ứng yêu cầu phát triển trồng rừng ổn định lâu dài và bền vững".
(Nguyễn Xuân Quát. Trồng rừng thâm canh, kiến thức lâm nghiệp tập II, nhà

139
XBNN Hà Nội 1995, trang 101 và một số vấn đề về trồng rừng thâm canh và thâm
cảnh rừng trồng, tạp chí thông tin chuyên đề nông nghiệp và phát triển nông thôn số

2/98, trang 9). [22]
5.1.1. Thực chất của trong rừng thâm canh
Thực chất của trồng rừng thâm canh là phải đầu tư cao nhưng phải đầu tư cái gì và
đầu tư như thế nào để có hiệu quả cao. Đó là vấn đề cốt lõi của trồng rừng thâm canh;
* Đầ
u tư cái gì:
Trước hết là phải đầu tư tiền vốn cao bởi vì mọi thứ được quy về đồng tiền nhưng
chỉ có thế thôi là chưa đủ mà mấu chốt là đầu tư cao về kỹ thuật đặc biệt là đối với hai
giai đoạn đầu là chọn vùng, chọn đất, chọn cây, chọn giống sau đó là nuôi dưỡng, khai
thác sử dụng rừng trồng.
* Đầ
u tư như thế nào:
Đầu tư phải đúng chỗ, đúng lúc, đúng cách có như vậy mới làm cho từng trồng
vừa sinh lợi về kinh tế vừa đảm bảo an toàn sinh thái cho phát triển bền vững. Tốn
nhiều tiền của công sức nhưng để làm gì nếu không thu được lợi nhuận cao hơn với
giá thành một đơn vị sản phẩm thấp hơn kể cả lúc có đượ
c năng suất và chất lượng sản
phẩm cao hơn. Mặt khác cho dù nếu các yêu cầu sinh lợi đều được thoả mãn cả nhưng
đất đai môi trường lại bị suy thoái không thể trồng lại rừng được nữa hoặc có trồng lại
được rừng nhưng sinh trưởng, phát triển của ưng kém thì việc tăng cường đầu tư cho
trồng rừng thâm canh như vậy cũng không thể gọi là thành công b
ởi vì nó mới giải
quyết được yêu cầu trước mắt.
Dựa vào khả năng và mức độ đầu tu cao về tiền và kỹ thuật với các kết quả thu
được cũng tức là dựa vào vấn đề cốt lõi nói trên để phân biệt trồng rừng thâm canh với
các phương thức trồng rừng khác như:
+ Trồng rừng cao sản về mật tăng cường đầu tư, nâng cao n
ăng suất tạo ra khối
lượng sản phẩm lớn thì cũng giống như trồng rừng thâm canh. Điểm khác nhau cơ bản
là trồng rừng thâm canh còn bao gồm yêu cầu duy trì và nâng cao tiềm năng tự nhiên

để kinh doanh rừng được lâu dài và liên tục.
+ Trồng rừng bán thâm canh có mức độ khác với trồng rừng thâm canh không
những chỉ hạn chế đầu tư vào một số khâu kỹ thuật như: Giống, làm đấ
t, bón phân mà
còn về mức độ đầu tư vốn cũng thấp hơn nên ngay cả đầu tư kỹ thuật cũng không đến
nơi đến chốn do vậy thành quả thu được cũng không cao.
+ Trồng rừng quảng canh là phương thức trồng rừng được đầu tư rất thấp, các
biện pháp kỹ thuật được áp dụng thường rất đơn giản như sử dụng gi
ống xo bồ, trồng
trên đất xấu không cày xới, bón phân hay chăm sóc đầy đủ... vì vậy thành quả thu
được rất kém, nhiều nơi không thành rừng.
Trồng rừng quảng canh được áp dụng rất phổ biến trong mấy trục năm nay ở nước

140
ta, nhiều nơi đã phải trồng đi, trồng lại rất nhiều lần mà vẫn không có rừng. Tỷ lệ
thành rừng chứ chưa nói đến hiệu quả cho nhiều loài cây bình quân chỉ đạt 50 - 60%
so với diện tích đã trồng ở nhiều địa phương.
Mấy năm gần đây ở nước ta cũng đã bắt đầu chú ý đến vấn đề thâm canh, bước
đầu đã t
ạo được bước chuyển biến mới góp phần đẩy lùi phương thức trồng rừng
quảng canh. Tuy nhiên hiệu quả thực tế còn rất thấp.
Ví dụ: Trồng rừng nguyên liệu giấy với loại Bạch đàn urophylla, chu kỳ 5 năm,
đầu tư giống, cày ngầm sâu, bón phân NPK cũng mới đạt được 15 m3/ha/năm. Còn lại
năng suất đại trà với một số loài cây mọc nhanh khác đều chư
a đạt được 10 - 12
m3/ha/năm, phần lớn chỉ đạt được năng suất 7 - 8 m
3
/ha/năm, thậm chí chỉ đạt 4 - 5
m3/ha/năm với chu kỳ 8 - 10 năm. Mặc dù đã có suất đầu tu gấp 2 - 3 lần so với trồng
rừng bình thường.

5.1.2. Các mục tiêu và những điều kiện.
* Các mục tiêu
Từ quan niệm và thực tế nói trên có 5 mục tiêu cụ thể cho trồng rừng thâm canh
phải được khẳng định là:
Nâng cao được năng suất gỗ hoặc lâm sản trên đơn vị
diện tích trồng rừng để cung
cấp dược sản phẩm nhiều nhất trên diện tích trồng ít nhất.
Nâng cao được chất lượng gỗ hoặc lâm sản theo mục tiêu và yêu cầu trồng rừng
để nâng cao được giá trị sản phẩm cho một suất đầu tư.
Hạ được giá thành sản xuất cho một đơn vị sản phẩm gỗ hoặc lâm sản được sản
xuất ra
để có mức sinh lợi cao nhất.
Rút ngắn được chu kỳ kinh doanh để tăng nhanh vòng quay vốn, giảm chi phí tài
xuất và tăng hệ số sử dụng đất đai.
Duy trì và bồi dưỡng được tiềm năng đất đai và môi trường sinh thái để giữ được
khả năng sản xuất liên tục và lâu dài.
Thực ra đây cũng chẳng có gì mới và chắc chắn ai cũng có thể hiểu và biết đượ
c
điều đó Những cái hạn chế chính dẫn đến thất bại chủ yếu là do chưa có nhận thức thật
sâu sắc về từng khía cạnh và mối quan hệ của từng mục tiêu, về cách làm và vận dụng
vào thực tế sản xuất. Thông thường người ta chỉ chú trọng đòi hỏi có suất đầu tư thật
cao nhưng không tính đến cái giá phải trả cho suất đầu tư
ấy. Phổ biến nhất là chỉ chú
ý tới cái lợi trước mắt, thậm chí lấy rừng khép tán làm thước đo và đặc biệt gần như
Mlùllg cần quan tâm gì các điều kiện cần và đủ cho trồng rừng thâm canh.
* Những điều kiện
Trồng rừng thâm canh đòi hỏi đầu tư cao nhưng phải đáp ứng dược các mục tiêu
đặt ra mà không thể coi nhẹ một mục tiêu nào. Mu
ốn vây cần phải chú ý tới 5 điều


141
kiện sau đây khi lựa trọn phương án thâm canh.
Xác định rõ mục tiêu, loại sản phẩm, năng xuất sản lượng và chất lượng sản phẩm
thu được sau một chu kỳ kinh doanh chắc chắn đảm bảo được lợi nhuận và các mục
tiêu của trồng rừng thâm canh.
Chọn và có được loại cây trồng đáp ứng được mục đích kinh doanh phù hợp với
vùng sinh thái, điều kiện đấ
t đai khí hậu nơi trồng.
Chọn và có được giống tốt đã được tuyển chọn hoặc cải thiện có mức tăng trưởng
và phẩm chất di truyền tối ưu.
Chọn được đất thích hợp và còn tốt để giảm bớt mức đầu tư cày bừa và phân
bón…
Đủ tiền vốn và kĩ thuật để đầu tu được đầy đủ và đúng đắ
n, đúng với thiết kế cụ
thể và chính xác về kĩ thuật.
Do vậy không thể đầu tư trồng rừng thâm canh một cách tràn lan bất cứ ở đâu
hoặc theo ý nghĩ chủ quan và thoát li những khả năng thực tế cho phép.
Từ các mục tiêu và điều kiện cần thiết ấy cho thấy nếu như cứ đầu tư trồng rừng
sản xuất theo lố
i quảng canh trước đây chắc chắn sẽ không có hiệu quả.. Tuy nhiên
nếu đâu cũng trồng rừng thâm canh cả thì cũng sẽ không thực tế chút nào. Chính vì
vậy trong kế hoạch trồng mới có 3 triệu ha rừng sản xuất theo chương trình trồng 5
triệu ha rừng từ năm 1998 đến 2010 cần lựa trọn một số đối tượng quan trọng nhất và
dành ra một số diện tích đất đai c
ần thiết có đủ các điều kiện đặt ra để tập trung theo
chiều sâu thực hiện trồng rừng thâm canh theo hướng thâm canh rừng. Vậy thì thực
trạng thâm canh rừng ở nước ta hiện nay như thế nào?
5.2. THÂM CANH RÙNG
5.2.1. Khái niệm
"Trong kinh doanh rừng mưa, kỹ thuật lâm sinh được tác động theo hai hướng:

Thâm canh và quảng canh. Thực chất sự khác biệt giữa hai hướng đó là cường độ và
qui mô đầu tư trên cơ
sở nguồn tài chính cho phép (đầu tư chất xám, kinh phí, công
cụ...)" (George N. Bám, Cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng mưa;. Vương Tấn
Nhị dịch. Nhà XBKHKT Hà Nội 1970 ). [44].
"Thâm canh rừng là một hình thức tái sản xuất mở rộng trong lĩnh vực kinh doanh
lâm nghiệp bằng các biện pháp đầu tư kĩ thuật theo chiều sâu nhằm nâng cao năng
suất, chất lượng trên từng đơn vị diện tích canh tác và hạ giá thành trên từng đơn v

quần thể rừng" (Từ điển Bách khoa nông nghiệp, Nhà XB Hà Nội 1991) [29].
Đó là khái niệm chung chỉ rõ mục tiêu định hướng và yêu cầu của biện pháp tác
động của thâm canh rừng nói chung là nâng cao chất lượng sản lượng và hạ giá thành
bằng cường độ và chiều sâu đầu tư, nhưng giữa rừng tự nhiên và rừng trồng có gì khác

142
biệt?
"Thâm canh rừng trước hết tập trung vào rừng tự nhiên, chuyển hoá và làm giàu
rừng sao cho những loài cây có giá trị kinh tế được sự tác động hợp lí sẽ phát triển
nhanh và nhiều hơn các loài cây tạp khác. Xây dựng rừng thâm canh không chỉ bó hẹp
trong khuôn khổ làm rừng giàu nghèo kiệt mà còn bao gồm cả nhiệm vụ chuyển hoá
rừng trung bình hoặc cũng như trồng rừng thâm canh trên các dạng lập địa không còn
rừng tự nhiên nữa".
(Vũ
Biệt Linh và cộng sự, Nghiên cứu một số cơ sở KHCN cho thâm canh rừng gỗ
lớn trên diện tích rừng lá ứng thường xanh. Chương trình KHCN quốc gia, Nhà
XBNN Hà nội, 1996, trang 70-92) [36]
"Muốn xây dựng một nền công nghiệp gỗ hiện đại vào thay đổi cấu trúc và chủng
loài cây của rừng tụ nhiên. Làm giàu rừng tụ nhiên, tạo ra nhiều nguyên liệu đáp ứng
yêu cầu của công nghiệp " (Nguyễn Văn Trươ
ng. Thâm canh rừng tự nhiên, Nhà

XBCN Hà Nội 1996, trang 1) [20]
Vậy thì đặc trưng chính của thâm canh rừng tụ nhiên là tác động dựa trên nền đất
đang có rừng tự nhiên tồn tại nên đầu tư thâm canh chủ yếu bằng các biện pháp lâm
sinh không phải để thay thế hoàn toàn mà chỉ làm thay đổi cấu trúc, chủng loài bằng
chuyển hoá.hoặc làm giàu rừng.
"Thâm canh rừng trồng đòi hỏi một hệ thống các biện pháp kĩ thuật lâm sinh tổ
ng
hợp, liên hoàn từ khâu chọn loại cây trồng, chọn giống, kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc,
tỉa thưa dựa trên mô hình mật độ tối ưu cho đến việc đảm bảo tái sinh trong khai
thác..."
(Chọn cơ cấu loại cây trồng rừng thâm canh trên quan điểm sản lượng. Tạp chí
lâm nghiệp số 9/ 1986, trang 20) [28]
"Thâm canh rừng trồng là tăng cường đầu tư các biện pháp kĩ thuật tổng hợ
p tác
động vào rừng từ khâu tạo cây con, làm đất trồng rừng, chăm sóc bảo vệ rừng đến
khâu khai thác tung nhằm nâng cao số lượng và chất lượng sản phẩm, đồng thời củng
cố tiềm năng tụ nhiên của rừng để nâng cao sức sản xuất của từng" (Nguyễn xuân
xuyên và các cộng tác viên. Thâm canh rừng trồng. Thông tin chuyên đề KHKT và
KTLN, số 6/ 1985, tr11) [21]
Đặc trưng chính của thâm canh rừng trồng là tác động trên nề
n đất không có rừng
nên đầu tư thâm canh phải bắt đầu từ các biện pháp kĩ thuật trồng rừng để tạo ra rừng
rồi tác động dẫn dắt rừng phát triển và lợi dựng
5.2.2. Nội dung
* Các mối quan hệ: Có 3 mối quan hệ làm căn cứ cho việc xác định biện pháp và
nội dung chủ yếu của thâm canh trồng rừng được sơ đồ hoá như sau:

đồ 5-1: Mối quan hệ giữa thâm canh và các công đoạn trong quá trình sản xuất

×