Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Bai du thi 65 LLVT TUYEN QUANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.66 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>BµI Dù THI Tìm hiểu truyền thống 65 năm xây dựng chiến đấu và trưởng thành của lực lượng vũ trang tỉnh Tuyên Quang (17/4/1947 – 17/4/2012 Hä vµ tªn : Sinh ngày: Dân tộc: Tày. Chức vụ: Giáo viên. Đơn vị công tác: Trường TH Phúc Yên. * Câu 1: Tỉnh đội Tuyên Quang đợc thành lập ngày, tháng, năm nào? Ai là Tỉnh đội trởng và Chính trị viên đầu tiên? Cơ quan Tỉnh đội khi thành lập có mấy bộ phận? Trả lời Thực hiện Quyết định của Bộ quốc phòng, ngày 17/4/1947, Tỉnh đội Tuyên Quang được thành lập, gồm 30 cán bộ, chiến sĩ, do đồng chí Phạm Cương làm tỉnh đội trưởng, đồng chí Vũ Tuấn làm chính trị viên. Về tổ chức gồm 3 ban là: Ban Chính trị, Ban Quân sự, Ban Tổ chức và một số cán bộ làm công tác quân báo; tổ chức Đảng có 01 Chi bộ trực thuộc Tỉnh uỷ Tuyên Quang. * Câu 2: Hãy kể tên một số trận đánh tiêu biểu đã diễn ra trên địa bàn tØnh Tuyªn Quang trong cuéc kh¸ng chiÕn chèng thùc d©n Ph¸p x©m l îc? Nªu diễn biến, kết quả, ý nghĩa của một trong các trận đánh đó. Trả lời Trong kháng chiến chống thực dân Pháp LLVT Tuyên Quang đã tham gia đánh 48 trận, trong đó có 30 trận độc lập, 18 trận phối hợp với bộ đội chủ lực, tiêu diệt 1.289 tên địch, làm 240 tên bị thương; bắn chìm, bắn cháy 10 ca nô, tàu chiến, phá hủy 01 máy bay, thu nhiều vũ khí và đồ dùng quân sự của địch. Quân Pháp không những bị đánh thiệt hại nặng mà còn phải chịu những nỗi kinh hoàng và sự khiếp đảm khi dấn thân vào đất Tuyên Quang, lính Pháp đã gọi Tuyên Quang là "Nghĩa địa khổng lồ". Một số trận đánh tiêu biểu diễn ra trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang là: * Trận Bình Ca (12/10/1947) - Chiến thắng “mở đầu cho những chiến công rực rỡ khác trên Sông Lô”. * Trận Địa lôi Km 7 (22/10/1947) - Nỗi kinh hoàng của quân Pháp. * Trận Đèo Gà - Cầu Cả (05/11/1947) - Trận đánh thể hiện ý chí quyết tâm tiêu diệt địch của quân dân ta. * Trận Khe Lau (10/11/1947)- Bể lửa thiêu đốt quân giặc. * Trận Bình Ca (12/10/1947) - Chiến thắng “mở đầu cho những chiến công rực rỡ khác trên Sông Lô”. Ngày 12/10/1947, đoàn tàu chiến của địch từ Đoan Hùng ngược Sông Lô lên đến Bình Ca, từ trận địa mai phục phía tả ngạn, bộ đội tiểu đoàn 42, trung đoàn 174 dùng súng Ba-zô-ca bắn chìm một pháo thuyền địch. Sáng ngày 13/10/1947, quân Pháp đổ bộ lên bến Bình Ca định tiến vào Sơn Dương. Bộ đội cùng với du kích địa phương đồng loạt nổ súng, ném lựu đạn, giật mìn địa lôi và nhất tề xông lên đánh giáp lá cà với địch, gây cho chúng nhiều thiệt hại. Quân Pháp buộc phải tháo lui xuống tàu rút chạy về thị xã Tuyên Quang. Chiến thắng Bình Ca là chiến thắng đầu tiên của quân và dân ta trên mặt trận Sông Lô. Sau đó, vào ngày 03/11/1947, cũng tại Bình Ca, quân ta đã phục kích đánh thắng một cuộc đổ bộ của 200 quân Pháp, diệt hơn 100 tên, thu nhiều vũ khí. Trận Bình Ca (12/10/1947) và các trận đánh sau đó ở khu vực này đã góp phần bảo vệ vững chắc cửa ngõ phía tây An toàn khu của Trung ương. Tổng chỉ huy Võ.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Nguyên Giáp đã khen ngợi: T " rận Bình Ca Tiểu đoàn 42 đã đánh lui 1 trận đổ bộ của giặc, xung phong cướp súng, bắn chìm pháo thuyền ghi một chiến công đầu tiên, mở đầu cho những chiến công rực rỡ khác trên sông Lô". * Trận Địa lôi Km 7 (22/10/1947) - Nỗi kinh hoàng của quân Pháp. Ngày 22/10/1947, đội tự vệ Thành Tuyên cùng du kích Yên Sơn và bộ đội tổ chức phục kích tại km 7 đường Tuyên Quang đi Hà Giang, thuộc địa phận xã Trung Môn - Yên Sơn. LLVT tỉnh đã sử dụng bốn quả bom câm (thu được của địch) được cải tạo thành những trái địa lôi. Khi đoàn quân địch gồm 500 lính, nhiều lừa, ngựa thồ lọt vào trận địa, tự vệ ta giật dây điểm hỏa. Ba quả địa lôi nổ tung, xé tan đội hình quân địch, gần 100 tên chết tại chỗ và bị thương. Địch bị thiệt hại nặng phải quay lại thị xã Tuyên Quang. Bộ đội, du kích ta lại cắt rừng đón đánh tiếp ở km 5 diệt thêm 30 tên nữa. Trận địa lôi km 7 là trận đánh điển hình về tinh thần mưu trí, sáng tạo, dũng cảm, dùng vũ khí địch đánh địch của LLVT Tuyên Quang. Địch kinh hoàng gọi trận này là "Tiếng nổ của hỏa ngục". * Trận Đèo Gà - Cầu Cả (05/11/1947) - Trận đánh thể hiện ý chí quyết tâm tiêu diệt địch của quân dân ta. Bị quân ta chặn đánh liên tiếp, mất sức chiến đấu, không thực hiện được kế hoạch hợp điểm, quân Pháp buộc phải bỏ Chiêm Hoá rút lui về thị xã Tuyên Quang. Nắm được ý đồ của địch, ngày 5/11/1947 du kích các xã Hoà Phú, Yên Nguyên phối hợp với bộ đội bố trí phục kích địch suốt từ Đèo Gà tới cầu Cả. Tại trận địa phục kích chính ở cầu Cả, bộ đội, du kích đã tiêu diệt gần 100 tên địch, thu nhiều vũ khí, sau đó tiếp tục truy kích địch trên suốt dọc đường chúng rút chạy về thị xã Tuyên Quang. * Trận Khe Lau (10/11/1947)- Bể lửa thiêu đốt quân giặc. Bị thua đau ở nhiều nơi, quân Pháp không còn đủ sức chiến đấu buộc phải tháo chạy khỏi Chiêm Hoá theo đường sông. Ta chọn Khe Lau, nơi gặp nhau của sông Gâm và sông Lô thuộc ba xã Phúc Ninh, Thắng Quân, Tân Long làm trận địa phục kích. Quân và dân Yên Sơn đã cùng bộ đội đào hầm hào, bí mật khênh pháo, bố trí trận địa cả hai bên bờ sông. Chiều ngày 10/11/1947, đoàn tầu địch xuôi về tới Khe Lau. Hai khẩu sơn pháo 75 và Ba-Zô-Ca đồng loạt phát hoả. Cả ba tầu chiến và ca nô địch bị trúng đạn, bốc cháy. Binh lính địch liều chết nhảy xuống sông bơi vào bờ, đều bị bộ đội và dân quân ta tiêu diệt. Xăng dầu loang trên mặt sông bắt lửa cháy ngùn ngụt. Sông Lô trở thành dòng sông máu lửa đối với quân thù. Trận Khe Lau ta đã nhấn chìm một ca nô, hai tầu chiến, diệt gần 300 tên địch, thu nhiều vũ khí. Tổng chỉ huy Võ Nguyên Giáp đánh giá: Đây là một trong 10 trận đánh thắng lớn của ta trong chiến dịch Việt Bắc - Thu đông năm 1947. Chiến thắng Khe Lau góp phần đánh quỵ giang đoàn Kéc-Ga-Ra-Vát của địch trên sông Lô. Là trận phát huy được yếu tố chủ động, bí mật, bất ngờ, sáng tạo trong lựa chọn cách đánh, đồng thời thể hiện rõ quyết tâm chiến đấu, chiến thắng và sự phối hợp tác chiến chặt chẽ của quân và dân Tuyên Quang với bộ đội chủ lực. Đến cuối tháng 12/1947, bị tổn thất nặng nề, giặc Pháp phải rút khỏi Tuyên Quang, rút khỏi Việt Bắc. LLVT Tuyên Quang đã góp phần quan trọng vào chiến thắng sông Lô oai hùng, bẻ gẫy gọng kìm phía Tây của quân Pháp, đập tan cuộc tấn công lên Việt Bắc của chúng, bảo vệ an toàn cơ quan đầu não kháng chiến, làm.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> phá sản kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của thực dân Pháp, đưa cuộc kháng chiến của ta sang giai đoạn mới. Đồng chí Trường Chinh, Tổng bí thư của Đảng đánh giá: "Những trận đánh vô cùng anh dũng của quân ta trên sông Lô và trên con đường Tuyên – Hà, tuy chỉ tiêu diệt, trên 1.000 quân tinh nhuệ của địch nhưng đã khiến cho lính địch hoảng sợ mất tinh thần. Chẳng những nó làm sai lệch kế hoạch của địch mà còn phá một phần lớn kế hoạch tiến công Việt Bắc. Giá trị của trận Sông Lô chính ở đó". * C©u 3: Kh¸i qu¸t thµnh tÝch næi bËt cña LLVT tõ ngµy t¸i lËp tØnh (tháng 10/1991) đến nay. Trả lời Cuối năm 1991, thực hiện chủ trương của trên, Hà Tuyên được tách ra thành hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang. Bộ CHQS tỉnh Tuyên Quang được thành lập, đã nhanh chóng điều chỉnh lực lượng, xây dựng thế trận phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới. Từ khi tái lập tỉnh đến nay, LLVT tỉnh Tuyên Quang luôn đề cao tinh thần cảnh giác cách mạng, SSCĐ cao, huấn luyện giỏi, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, thực hiện tốt chức năng đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân sản xuất, xứng đáng với truyền thống quê hương cách mạng Tân Trào lịch sử. Quán triệt các Nghị quyết, Chỉ thị của đảng về công tác QS, QP, những năm qua, cơ quan quân sự các cấp thường xuyên làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương, đồng thời làm nòng cốt trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân; không ngừng tăng cường tiềm lực quốc phòng góp phần giữ vững chính trị, xã hội trên địa bàn. Lực lượng DQTV và lực lượng DBĐV được tổ chức theo đúng Luật và pháp lệnh, Tỷ lệ DQTV, trung bình đạt 1,71% so với dân số, đảng viên đạt 24,7%. Lực lượng DBĐV được đăng ký, quản lý chặt chẽ, sắp xếp đủ 100% đầu mối đơn vị, chất lượng ngày càng cao. Công tác tuyển quân luôn bảo đảm chỉ tiêu trên giao, 100% xã, phường, thị trấn đều có thanh niên nhập ngũ. Quân số tham gia huấn luyện trung bình hàng năm đạt 97,8%, kiểm tra các nội dung 100% đạt yêu cầu, có 76,9% khá, giỏi; có 28 đề tài sáng chế, cải tiến kỹ thuật, trong đó 01 đề tài đạt giải khuyến khích toàn quân. LLVT tỉnh đã thường xuyên thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, phòng chống có hiệu quả âm mưu, hoạt động “Diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch trên địa bàn. Thường xuyên nắm chắc tình hình ANCT trên địa bàn, kịp thời tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền và chủ động tham gia giải quyết những vấn đề phức tạp nảy sinh; huy động cán bộ, chiến sĩ tham gia 10.239 ngày công khắc phục hậu quả thiên tai, cháy rừng trên địa bàn. Phối hợp với các ngành tổ chức bòi dưỡng QP-AN cho 32.322 lượt cán bộ, đảng viên, công chức đạt trên 92% kế hoạch, công tác giáo dục QP-AN cho học sinh, sinh viên và toàn dân chất lượng ngày càng tốt hơn. Tổ chức đào tạo 200 đồng chí chỉ huy trưởng quân sự xã, phường, thị trấn; thành lập 63 Ban CHQS ở cơ quan, tổ chức cấp tỉnh, cấp huyện. Ngoài nhiệm vụ huấn luyện, SSCĐ, LLVT tỉnh đã tích cực, chủ động phối hợp cùng các cơ quan chức năng triển khai thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội và phong trào "Đền ơn đáp nghĩa", đã phân công 699 lượt cán bộ phụ trách địa bàn, cử 409 lượt cán bộ, chiến sỹ tham gia 134 tổ công tác liên ngành để tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tham gia 31.437 ngày công giúp đỡ nhân dân phát.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo, tu sửa các công trình phúc lợi xã hội, phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai và di dời nhân dân khỏi vùng lòng hồ thủy điện Tuyên Quang…quyên góp trên một tỷ đồng, tặng đồng bào khó khăn, tổng số 1.885 chiếc chăn, màn, quần, áo; xây dựng và bàn giao 29 nhà tình nghĩa, nhà đồng đội, trị giá 1.295.000.000 triệu đồng; đón nhận 03 hài cốt liệt sỹ về an táng tại quê hương; cấp 6.979 thẻ khám chữa bệnh cho thân nhân quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng, xét, đề nghị hưởng chế độ chính sách theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ được 10.999 đối tượng, đã chi trả trợ cấp với số tiền trên 41 tỷ đồng và đang tích cực giải quyết các đối tượng còn lại, góp phần bảo đảm an sinh xã hội; Những việc làm đó đã góp phần giữ vững ANCT, trật tự ATXH trên địa bàn, đồng thời một lần nữa phẩm chất cách mạng và hình ảnh cao đẹp "Bộ đội cụ Hồ" lại ngời sáng trong lòng nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang. Duy trì thực hiện có hiệu quả chương trình 12 quân dân y kết hợp, khám, điều trị 13.213 lượt người dân, cấp thuốc trị giá 39,6 triệu đồng, cùng với Quân khu hỗ trợ 197 đồng nâng cấp trạm y tế xã Nhân Lý, huyện Chiêm Hoá và trạm y tế xã Nhữ Khê, huyện Yên Sơn để phục vụ nhân dân và sẵn sàng chuyển sang phục vụ trong thời chiến. Đầu tư xây mới và sửa chữa, nâng cấp 12.364m2 doanh trại, nhà xe, trạm sửa chữa, công trình thể thao và mua sắm cơ sở vật chất phục vụ làm việc, sinh hoạt, tổng số tiền 40,817 tỷ đồng; phối hợp với cơ quan công an thu hồi 30 khẩu súng các loại, xử lý 1,65 tấn đạn cấp 5 và số bom, mìn tồn sót trong chiến tranh, an toàn tuyệt đối. Bộ CHQS tỉnh hàng năm đều đạt tiêu chuẩn vững mạnh toàn diện. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp uỷ, chi bộ, chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên được nâng lên. * Câu 4: Nêu những phần thởng cao quý mà LLVT tỉnh đã đợc Đảng, Nhà nớc tặng thởng. Kể tên các tập thể, cá nhân trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã đợc Nhà nớc phong tặng, truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân. Trả lời Trải qua 65 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, LLVT tỉnh đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý đó là: - Danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân, tặng năm 1985 cho quân và dân tỉnh Hà Tuyên. - Huân chương Sao Vàng, tặng năm 1985 cho quân và dân tỉnh Hà Tuyên. - Huân chương Hồ Chí Minh tặng năm 1985 cho quân và dân tỉnh Hà Tuyên. - Huân chương bảo vệ tổ quốc hạng Nhì, tặng năm 2007 cho LLVT tỉnh Tuyên Quang. - Huân chương chiến công hạng Ba, tặng năm 2000 cho quân và dân tỉnh Tuyên Quang. - Cờ thưởng luân lưu của BQP, tặng 1997 cho LLVT Tuyên Quang. - 17 danh hiệu anh hùng LLVT nhân dân cho 13 đơn vị và 04 cá nhân - 23.349 huân chương, 16.023 huy chương các loại và hàng nghìn bằng khen, giấy khen tặng cán bộ chiến sỹ LLVT và nhân dân Tuyên Quang. - Năm 1999 được tặng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tặng Bằng khen về thành tích thực hiện công tác dân vận. - Năm 2001 được Bộ Quốc phòng tặng Bằng khen về thành tích huấn luyện giỏi 5 năm (1996 - 2001). - Năm 2000, 2001,2009 được Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang tặng cờ thi đua..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Các năm 1996, 1997, 1998, 1999, 2002, 2003, 2004, 2005, 2010, 2011 được Bộ Tư lệnh Quân khu 2 tặng cờ thi đua. - Năm 2008 được Bộ Quốc phòng tặng bằng khen về thực hiện nhiệm vụ Quân sự, quốc phòng. - Năm 2009 được tặng bằng khen của BTL Quân khu 2 về thành tích trong phong trào TĐQT 5 năm (2004 - 2009). Danh sách đơn vị được tuyên dương Anh hùng LLVT nhân dân. 1. Quân và dân huyện Chiêm Hoá (Tuyên dương ngày 31/7/1998). 2. Quân và dân huyện Sơn Dương (Tuyên dương ngày 31/7/1998). 3. Quân và dân huyện Yên Sơn (Tuyên dương ngày 31/7/1998). 4. Quân và dân thị xã (nay là thành phố) Tuyên Quang (Tuyên dương ngày 28/4/2000). 5. Quân và dân xã Kim Bình-Chiêm Hoá (Tuyên dương ngày 31/7/1998). 6. Quân và dân xã Yên Nguyên-Chiêm Hoá (Tuyên dương ngày 31/7/1998). 7. Quân và dân xã Minh Thanh-Sơn Dương (Tuyên dương ngày 31/7/1998). 8. Quân và dân xã Tân Trào-Sơn Dương (Tuyên dương ngày 31/7/1998). 9. Quân và dân xã Mỹ Bằng-Yên Sơn (Tuyên dương ngày 31/7/1998). 10. Quân và dân xã Kim Quan-Yên Sơn (Tuyên dương ngày 31/7/1998). 11. Cán bộ, chiến sĩ phòng bảo vệ chính trị nội bộ tỉnh Tuyên Quang (Tuyên dương ngày 22/7/1998). 12. Cán bộ, chiến sĩ Công an huyện Chiêm Hoá (tuyên dương ngày 22/7/1998). 13. Cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Tuyên Quang (Tuyên dương năm 2000). Danh sách các cá nhân được tuyên d ương danh hi ệu Anh hùng LLVT nhân dân: TT. Họ và tên. Dân tộc. Chức vụ, đơn vị khi tuyên dương. Quê quán. Tiểu đội trưởng BB C5,D1, E147, F316 Pháo thủ số 1 C3D1 E204 BTL pháo binh Tiểu Đoàn phó D2E1F5 BTL Miền Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Hà Giang. Kỳ Lâm, Sơn Dương, T.Quang Đức Xuân, Na Hang, T.Quang. Đà Vị, Nà Hang, Tuyên Quang xã Đông Thọ, Huyện Sơn Dương. 01. Lương Sơn Tuyết. Kinh. 02. Triệu Tiến Xuân. Dao. 03. Hoàng Thế Cao. Tày. 04. Phạm Đình Chiến. Kinh. Ngày tháng năm tuyên dương 25-8-1970 20-9-1971 20-12-1973 03/8/1995. Bà mẹ Việt Nam Anh hùng. Tỉnh Tuyên Quang có 64 bà mẹ Việt nam anh hùng, trong đó có 3 bà mẹ có 3 con là liệt sỹ, 4 bà mẹ chỉ có 2 con mà 2 con đều là liệt sỹ, 57 bà mẹ có 1 con duy nhất là liệt sỹ. * Câu 5: Cảm nghĩ của mình về sự đổi thay của quê hơng Lõm Bỡnh, Tuyên Quang thời kỳ đổi mới, nhất là từ khi tái thành lập tỉnh (tháng 10/1991) đến nay và về truyền thống LLVT tỉnh Tuyên Quang qua 65 năm xây dựng, chiến đấu, trởng thành. Lâm Bình là một huyện mới được thành lập ngày 26 tháng 2 năm 2011với diện tích 78,152,17 ha tự nhiên,gồm 29,459 nhân khẩu và có đơn vị hành chính truch thuộc gồm các xã ( Lăng Can ,Phúc Yên,Xuân lập ,Khuôn.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Hà , Thượng Lâm , Bình An , Thổ Bình , Hồng Quang). Khi mới thành lập, Lâm Bình gặp rất nhiều khó khăn, điều kiện, cơ sở vật chất, nơi làm việc đều thiếu thốn. Nhất là tuyến giao thông về huyện đã hẹp lại quanh co đèo dốc đi lại khó khăn. Các phòng, ban của huyện hầu hết phải nhờ nhà dân làm trụ sở, đội ngũ cán bộ trẻ, ít kinh nghiệm, nhưng bù lại nhiệt tình và rất năng động. Nhờ có sự đoàn kết, đồng lòng và tranh thủ sự giúp đỡ của trung ương và của tỉnh, sau một năm thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, Lâm Bình đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Nổi bật là cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016, Lâm Bình là huyện duy nhất trong tỉnh đạt 100% cử tri tham gia bầu cử. Đội ngũ cán bộ yên tâm công tác, người dân các xã phấn khởi khi huyện mới được thành lập, nên việc làm đường, xây dựng đường điện bà con đã hiến đất không phải đền bù giải phóng mặt bằng. Chỉ sau 1 năm thành lập, hiện nay các phòng ban của huyện ủy, UBND huyện hiện đã có nhà làm việc không còn phải ở nhờ nhà dân. Trong phát triển kinh tế - xã hội năm 2011, huyện có nhiều chỉ tiêu hoàn thành và vượt kế hoạch được giao. Trong sản xuất lương thực, sản lượng lương thực cả năm của huyện đạt 16.847,2 tấn (14.400 tấn thóc + 2.448 tấn ngô), bình quân lương thực đầu người đạt trên 600 kg/năm. Thực hiện kế hoạch trồng rừng tập trung, huyện đã tổ chức cho nhân dân và các đơn vị trồng mới 1.213,6 ha, vượt trên 11% kế hoạch, trong đó có 783,8 ha rừng sản xuất và 280,9 ha rừng phòng hộ. Mặc dù còn gặp khó khăn, nhưng huyện đã phê duyệt và ban hành quyết định giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp thuộc Chương trình 327 và 661 nay quy hoạch lại là rừng sản xuất cho 95 hộ dân với tổng số 232,2 ha. Tạo đà cho chăn nuôi phát triển, các xã vận động các hộ chăn nuôi trồng cây thức ăn gia súc, tổ chức tiêm phòng vắc xin (lở mồm long móng, tụ huyết trùng) vụ xuân hè và thu đông đạt từ 66 đến 69% tổng đàn. Phát huy ưu thế về mặt nước (3.550 ha) huyện đã phối hợp với Viện Nuôi trồng Thủy sản triển khai 56 lồng cá trên hồ thuộc xã Khuôn Hà và Thượng Lâm. Trong năm đã khai thác 321 tấn thủy sản, trong đó nuôi trồng 77 tấn, đánh bắt trên hồ 244 tấn. Thực hiện chủ trương bê tông hóa giao thông nông thôn, 8 xã trong huyện thực hiện bê tông được 12,25 km, vượt 22,5% so với kế hoạch. Tổng thu ngân sách trên địa bàn thực hiện gần 3,7 tỷ đồng, vượt gần 4 lần so với kế hoạch giao. Toàn huyện huy động trẻ từ 3 đến 5 tuổi đi học mẫu giáo đạt 99%; 100% các xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học, chống mù chữ, phổ cập giáo dục THCS đúng độ tuổi; 100% học sinh lớp 12 thi đỗ tốt nghiệp THPT. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm xuống còn 20%. Các chính sách hỗ trợ giống cây trồng cho sản xuất đối với hộ nghèo được thực hiện kịp thời, tổ chức làm nhà cho 248 hộ nghèo; chi trả tiền điện cho 4.399 hộ nghèo với tổng số tiền 1.364,7 triệu đồng. Trong năm 2011 có 356 hộ thoát nghèo. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định và giữ vững,.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> công tác nội chính được tăng cường, củng cố. Đồng chí Nguyễn Thế Giang: Trên 30 vạn dân của 8 xã thuộc huyện Lâm Bình không đói, nhưng số hộ nghèo còn quá cao, đó là điều trăn trở của cấp ủy, chính quyền huyện Lâm Bình. Vấn đề đặt ra là tìm hướng phát triển kinh tế thế nào để nhiều hộ dân thoát nghèo bền vững. Huyện đã xác định 3 nhiệm vụ trọng tâm là: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ từ huyện đến xã, thực hiện phương châm “làm hết tâm, hết tầm” trong công việc được giao; duy trì ổn định an sinh xã hội; khai thác thế mạnh về kinh tế nông nghiệp, du lịch dịch vụ và công nghiệp để tăng thu nhập và tạo việc làm cho người dân. Trong sản xuất nông lâm nghiệp, trước mắt điều tra, rà soát và quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm cho sản xuất hàng hóa phát triển (cây bông, cây lạc, cây chè Shan và nuôi trồng thủy sản). Công tác quy hoạch tổng thể và chi tiết đến từng thôn, xã và quản lý quy hoạch mang tính chiến lược từ 10 đến 15 năm. Bên cạnh định hướng chiến lược, trong năm 2012, huyện phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được giao. Chỉ tính riêng trong sản xuất lương thực vụ xuân tính đến ngày 20-2-2012 (chưa kết thúc thời vụ gieo cấy), toàn huyện đã gieo cấy được 1.051 ha lúa, đạt 102% kế hoạch. Hiện nay, huyện đã xác định đủ diện tích để bố trí trồng mới 1.030 ha rừng tập trung, chờ thời tiết thuận lợi sẽ tiến hành cuốc hố trồng rừng. Phấn đấu năm 2012 sản lượng thủy sản đạt 508 tấn; giá trị sản xuất công nghiệp đạt xấp xỉ 5 tỷ đồng; quản lý duy trì 140,9 km đường bộ. Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, phấn đấu số trẻ em trong độ tuổi đi học mẫu giáo đạt 99,7%, trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100% và phấn đấu 1 trường THCS đạt chuẩn quốc gia; giải quyết việc làm tại chỗ cho 710 lao động và giảm tỷ lệ hộ nghèo trong năm 4%..

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×