Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) rèn kĩ năng lập niên biểu môn lịch sử cho học sinh lớp 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.02 KB, 20 trang )

Rèn kĩ năng lập niên biểu môn Lịch sử cho häc sinh líp 8

I. Lí do chọn đề tài

A. MỞ ĐẦU

Tôi rất tâm đắc với câu danh ngôn: “Lịch sử là bằng chứng của thời
đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là thầy giáo của cuộc
sống và là sứ giả của cổ nhân”.
Thật vậy, mơn Lịch sử trong trường THCS là mơn học có ý nghĩa và vị
trí quan trọng đối với việc đào tạo thế hệ trẻ theo mục tiêu giáo dục đã được Nhà
nước xác định, giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản cần thiết về lịch
sử thế giới, lịch sử dân tộc làm cơ sở bước đầu cho sự hình thành thế giới quan
khoa học, giáo dục lịng yêu quê hương, đất nước tin vào lí tưởng độc lập dân
tộc và CNXH. Hơn nữa, học sinh biết tự hào về truyền thống dựng nước, giữ
nước và nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, biết quan tâm đến những vấn đề
bức xúc có ảnh hưởng tới quốc gia, khu vực và toàn cầu. Trên nền tảng kiến
thức đã học, mơn lịch sử cịn giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, hành
động, có thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội, chủ yếu đáp ứng yêu
cầu của sự phát triển con người Việt Nam XHCN trong cơng cuộc cơng nghiệp
hố - hiện đại hoá đất nước.
Với tầm quan trọng như vậy, việc dạy và học bộ môn Lịch sử hiện nay
đang thu hút sự quan tâm của toàn xã hội, ngành giáo dục và trực tiếp là sự trăn
trở của những giáo viên đứng lớp giảng dạy.
Trong thời gian qua, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới SGK
đã được đề cập và thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, quản lý giáo
dục và giáo viên trực tiếp giảng dạy. Nhìn chung đều khẳng định, đổi mới phương
pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh là rất quan trọng
trong việc nâng cao chất lượng giáo dục.
Cũng phải thấy rằng, việc nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Lịch sử là
sự kết hợp hài hoà, nhuần nhuyễn của cả hệ thống phương pháp, mỗi phương


pháp đều có vai trị nhất định riêng. Trong đó, phương pháp lập niên biểu lịch sử
phục vụ cho giảng dạy đã góp phần tích cực trong việc đổi mới phương pháp
dạy học hiện nay.
Lập bảng hệ thống hóa lịch sử là một phương pháp sư phạm, có tác dụng
ghi nhớ, lựa chọn những kiến thức cơ bản theo chủ đề nhất định. Qua đó, giúp
học sinh khơi phục bức tranh chung về một sự kiện, một thời kì lịch sử, một quá
trình hoạt động của một nhân vật hay diễn biến của một phong trào. Từ đó, học
sinh có sự nhìn nhận khái qt hơn trong tồn bộ quá trình của lịch sử.
Trên thực tế, nhiều học sinh cịn rất ngại học bộ mơn Lịch sử, vì các em
cho rằng bộ môn này rất khô khan, quá nhiều ngày tháng, sự kiện cần phải nhớ.
Bên cạnh đó, các em cịn gặp nhiều khó khăn trong việc xác định một vài kiến
thức cơ bản của một giai đoạn lịch sử.
Những năm gần đây, trong các đề thi, kể cả đề thi học sinh giỏi thường ra
các dạng câu hỏi lập bảng hệ thống kiến thức lịch sử, sự kiện lịch sử,... Tuy
nhiên, sách giáo khoa, sách giáo viên và các tài liệu khác chưa hướng dẫn cụ thể
Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử THCS

1


Rèn kĩ năng lập niên biểu môn Lịch sử cho häc sinh líp 8
học sinh kĩ năng lập niên biểu, hệ thống hóa kiến thức. Vì thế, nhiều học sinh
cịn lúng túng và gặp nhiều khó khăn.
Lập niên biểu lịch sử khơng những khái qt nội dung mà cịn là một nguồn
cung cấp kiến thức cho học sinh. Ngoài ra việc lập niên biểu tốt sẽ tạo nên một
không gian sinh động trong giờ học, giúp học sinh chủ động tiếp thu kiến thức
và học sinh sẽ nhớ kĩ, hiểu sâu hơn những kiến thức đã học. Bên cạnh đó, cịn
góp phần phát triển kĩ năng tổng hợp, trình bày, phân tích, nhận xét, đánh giá và
tư duy ngơn ngữ cho học sinh...
Tuy nhiên, làm thế nào để lập niên biểu tốt, nhằm phát huy đúng vị trí,

vai trị của việc lập niên biểu trong sách giáo khoa Lịch sử 8 thì kĩ năng lập niên
biểu của giáo viên đóng vai trị quyết định. Từ đó, giáo viên có định hướng đúng
đắn để rèn cách lập niên biểu cho học sinh. Nắm được những kĩ năng cơ bản để
lập niên biểu là sự cần thiết về chuyên môn của giáo viên nói chung và giáo viên
lịch sử nói riêng hiện nay.
Xuất phát từ những nhận thức trên, nhiều năm qua bản thân tôi đã dồn
tâm huyết cho việc xây dựng các phương pháp giảng dạy lịch sử, rèn luyện kĩ
năng lập niên biểu nhằm mục tiêu giúp cho học sinh dễ hiểu, dễ tiếp thu, dễ ghi
nhớ, phát huy khả năng chủ động, sáng tạo của học sinh trong giờ học lịch sử.
Để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học lịch sử
nói riêng, Trong khuôn khổ đề tài này tôi mạnh dạn đi vào tìm hiểu, nghiên cứu,
hướng dẫn và “Rèn kĩ năng lập niên biểu môn Lịch sử cho học sinh lớp 8”.

II. Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu, nhiệm vụ mà đề tài này hướng đến chính là khơi dậy khả năng
tư duy, sáng tạo của học sinh, thông qua các sự kiện lịch sử của Việt Nam và thế
giới. Từ đó, rèn kĩ năng lập niên biểu giúp học sinh nắm vững kiến thức, hệ
thống hóa kiến thức, nhớ và khắc sâu được sự kiện lịch sử trong bài, chương,
phần, giai đoạn lịch sử nhất định. Qua đó, học sinh thêm yêu quý và tự hào về
những trang sử hào hùng của thế giới và dân tộc, tôn thờ và ngưỡng mộ những
danh nhân thế giới nói chung và danh nhân Việt Nam nói riêng.

III. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu việc thu thập, mở rộng thông tin, thiết kế hoạt động trong tiết
dạy lịch sử lớp 8 nhằm giáo dục, rèn kĩ năng lập bảng niên biểu cho học sinh.
- Lớp nghiên cứu: Lớp 8A, 8B, 8C
- Năm học thực hiện: 2014 - 2015 và 2015 - 2016.

IV. Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, đối chiếu,…
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp trao đổi, thảo luận.
- Phương pháp điều tra.
Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử THCS

2


Rèn kĩ năng lập niên biểu môn Lịch sử cho häc sinh líp 8

B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Cơ sở lý luận
Trong dạy học Lịch sử, phương pháp lập bảng hệ thống hóa kiến thức có
vai trị hết sức quan trọng: Tạo hứng thú học tập, khắc sâu kiến thức, phát triển
các thao tác tư duy và khả năng sáng tạo cho học sinh.
Bảng hệ thống kiến thức lịch sử còn được gọi là bảng niên biểu. Thực
chất, đó là bảng hệ thống kiến thức theo thứ tự thời gian hoặc nêu các mối liên
hệ giữa các sự kiện cơ bản của một nước hay nhiều nước trong một thời kỳ,...
Có thể nói, niên biểu là một trong những dạng đồ dùng trực quan khá quan
trọng trong dạy học lịch sử. Theo cách gọi thơng thường đó là bảng thống kê, đây
là dạng đồ dùng trực quan qui ước có khả năng hệ thống hố các sự kiện lịch sử
theo thời gian, các giai đoạn của sự kiện hoặc liên hệ so sánh giữa các sự kiện.
Niên biểu có 3 dạng cơ bản: Niên biểu thống kê, niên biểu so sánh và niên
biểu tổng hợp.
Niên biểu thống kê: Là dạng niên biểu nhằm hệ thống các sự kiện theo
trình tự thời gian, hoặc hệ thống các sự kiện theo giai đoạn lịch sử.
Niên biểu so sánh: Là dạng niên biểu nhằm làm rõ những đặc điểm giống
và khác nhau của những sự kiện, hiện tượng lịch sử. Với dạng niên biểu này nếu

được thiết kế hợp lý sẽ có khả năng rèn luyện tư duy so sánh, học sinh có khả
năng nắm vững bản chất sự kiện lịch sử, từ đó có khả năng rút ra bài học kinh
nghiệm áp dụng vào thực tiễn.
Niên biểu tổng hợp: Bảng liệt kê những sự kiện lớn xảy ra trong thời gian
dài. Loại niên biểu này giúp học sinh không chỉ ghi nhớ những sự kiện chính mà
cịn nắm được các mốc thời gian đánh dấu mối quan hệ của các sự kiện quan trọng.
Đối với chương trình lịch sử lớp 8, việc rèn luyện tư duy cho học sinh là
hết sức cần thiết. Việc sử dụng niên biểu để thiết kế bài tập nhận thức là một
trong những biện pháp đáp ứng được yêu cầu của quá trình dạy học, biểu hiện ở
các phương diện như sau:
- Thứ nhất: Củng cố cho học sinh những kiến thức cơ bản của lịch sử thế giới và
lịch sử dân tộc trong chương trình lịch sử lớp 8.
- Thứ hai: Rèn luyện kỹ năng thực hành bộ môn.
- Thứ ba: Rèn luyện thao tác tư duy so sánh, tổng hợp, khái quát hoá cho học sinh.
- Thứ tư: Giáo dục được những tình cảm tốt đẹp, phát huy được truyền thống
dân tộc, rèn luyện ý thức trách nhiệm, tính tự lập cho mỗi học sinh.
Hệ thống kiến thức bằng bảng niên biểu giúp học sinh nắm chắc kiến thức
cơ bản, tạo điều kiện cho tư duy lơ-gic, liên hệ tìm ra bản chất của sự kiện, nội
dung lịch sử. Trên cơ sở đó, vận dụng làm các bài tập đòi hỏi kỹ năng thực hành
hoặc yêu cầu tổng hợp kiến thức.

II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích sử nhà Việt Nam”
Sáng kiến kinh nghiệm mơn Lịch sử THCS

3



Rèn kĩ năng lập niên biểu môn Lịch sử cho häc sinh líp 8
Lịch sử có vai trị vơ cùng quan trọng trong hệ thống giáo dục của bất kỳ
quốc gia nào, không chỉ riêng Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm gần đây việc
học và thi lịch sử luôn trong tình trạng báo động, là vấn đề mà tồn ngành giáo dục
đặc biệt quan tâm. Phải chăng, lời căn dặn của Bác đang ngày một phai mờ đi?
Có một thực tế đáng đáng buồn hiện nay là việc học sinh khơng thích học
cũng như tìm hiểu về lịch sử dân tộc. Nhiều em cho rằng đây là một môn học
thuộc lịng mất nhiều thời gian lại khơ khan, nhàm chán. Các em chưa ý thức
được việc thiếu hiểu biết lịch sử là điều vô cùng nguy hiểm khi văn hóa Việt
Nam, con người Việt Nam đang trên đường hội nhập và phát triển.
Vậy tại sao học sinh lại thiếu hiểu biết và khơng thích học lịch sử? Cũng
có nhiều nguyên nhân. Song, không thể phủ nhận nguyên nhân xuất phát từ việc
dạy và học lịch sử của chúng ta từ trước đến nay còn nặng về cung cấp kiến thức
gây ra tình trạng quá tải cho học sinh. Nhiều học sinh không hiểu lịch sử nên
không biết sâu chuỗi, hệ thống hóa kiến thức bằng các dạng niên biểu, đa số các
em chưa nắm bắt được kĩ năng lập bảng niên biểu nên còn lúng túng trong khâu
thực hành lập bảng biểu.
Rèn kĩ năng lập niên biểu môn lịch sử cho học sinh là một biện pháp quan
trọng để nâng cao chất lượng dạy học lịch sử nói chung và dạy học lịch sử lớp 8
nói riêng. Tuy nhiên, nó chưa được quan tâm một cách đầy đủ. Bên cạnh đó, đặc
điểm bộ mơn lịch sử nhất là các ở tiết ôn tập, tổng kết chương, phần, giai đoạn
lịch sử,... địi hỏi phải có tính chắt lọc, hệ thống, khả năng khái quát, tổng hợp cao.
Qua thực tế nhiều năm giảng dạy bộ môn Lịch sử, tôi thấy khả năng lập niên
biểu của học sinh còn nhiều yếu kém, học sinh còn lúng túng, thụ động trong cách
lập. Nhiều em hiểu nhưng trình bày chưa khoa học, đa số là chưa biết cách lập
dẫn đến việc nắm bắt, hiểu kiến thức lịch sử còn chưa vững, chưa sâu. Các em
còn mơ hồ khi tiến hành các thao tác về lập niên biểu lịch sử, chưa biết sâu chuỗi
các sự kiện lịch sử một cách lơ-gic và có hệ thống.
Học sinh chưa có kĩ năng phân loại, khái quát và tổng hợp về một sự kiện

lịch sử, giai đoạn lịch sử, thời kỳ lịch sử,... mà các em đã được học.
Thực tế, trong giảng dạy lịch sử, nhiều giáo viên chưa định hướng đúng
mức về lập niên biểu cũng như chưa hiểu được vai trò, ý nghĩa của lập niên biểu
nên chất lượng giờ dạy lịch sử nói chung và phương pháp rèn kĩ năng lập niên
biểu cho học sinh nói riêng cịn nhiều hạn chế.
Sử dụng dạng niên biểu cả ba dạng: Niên biểu thống kê, niên biểu so sánh
và niên biểu tổng hợp để thiết kế bài tập nhận thức khơng phải q mới mẻ,
song vận dụng có hiệu quả trong q trình giảng dạy thì khơng phải giáo viên
nào cũng làm được. Nhiều giáo viên sử dụng niên biểu như một phương tiện hỗ
trợ cho phương pháp thuyết trình truyền thống chứ chưa phát huy được vai trị
của người học.
Đơn vị trường, nơi tơi đang trực tiếp công tác thuộc xã miền núi của huyện.
Những năm học gần đây nhà trường đã được sự quan tâm, tri ân từ các cấp, các
tổ chức cá nhân, đoàn thể cùng với sự tâm huyết, nổ lực của ban giám hiệu, của
Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử THCS

4


Rèn kĩ năng lập niên biểu môn Lịch sử cho häc sinh líp 8
tập thể giáo viên và học sinh, chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường đã
được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên, học sinh của trường chủ yếu là người dân tộc
Mường, Thái,... xa trung tâm, điều kiện kinh tế cịn nhiều khó khăn, thiếu thốn,
con đường đến trường của các em còn rất gian nan nên đã ảnh hưởng không nhỏ
đến chất lượng giáo dục.
Trong các giờ học, nhất là giờ ôn tập, làm bài tập lịch sử, tình trạng chung
là học sinh cịn thụ động, chưa mạnh dạn phát biểu, chưa chủ động trong tiết
học. Thực tế vẫn còn nhiều học sinh lúng túng, chưa trả lời được
trọn vẹn hoặc không thể trả lời được các câu hỏi, các dạng bài tập
đơn giản. Đa số học sinh cịn gặp khó khăn, lúng túng trong kĩ năng lập bảng

niên biểu lịch sử. Điều đó bộc lộ rõ khả năng ghi nhớ sự kiện và hệ thống
hóa kiến thức lịch sử của học sinh cịn nhiều hạn chế.
Từ thực tế trên, tôi đã tiến hành phát phiếu thăm dò bằng câu hỏi đối với
các em học sinh lớp 8 như sau:
Lập bảng tóm tắt những sự kiện chính của Cách mạng tư sản Pháp
(1789- 1794)?
Đáp án:
Stt
1

Thời gian
Ngày 5- 5-1789

2

Ngày 17- 6-1789

3

Ngày 14- 7-1789

5

Cuối tháng
8-1789
Ngày 10-8-1792

6

Ngày 21-9-1792


7

Ngày 2-6-1793

8

Ngày 27-7-1789

4

Sự kiện chính
Hội nghị 3 đẳng cấp được triệu tập.
Đại biểu đẳng cấp thứ 3 họp hội đồng dân tộc. Quốc
hội lập hiến tiến hành đấu tranh vũ trang.
Quần chúng vũ trang phá ngục Baxti, mở đầu cho
thắng lợi của cách mạng.
Thành lập chế độ quân chủ lập hiến do giai cấp tư sản
nắm chính quyền.
Lật đổ chế độ lập hiến và phong kiến.
Thành lập nền cộng hòa do giai cấp tư sản cơng thương
(phái Gi-rơng-đanh) nắm chính quyền.
Khởi nghĩa lật đổ phái Gi-rông-đanh.
Tư sản phản cách mạng đảo chính, chấm dứt nền chun
chính Gia-cơ-banh.

- Kết quả kiểm tra:
Lớp

Sĩ số


8A
8B
8C
Tổng

33
32
33
98

Mức độ hiểu biết về lập niên biểu
Khoa học
Chưa khoa học Chưa biết cách lập
SL
%
SL
%
SL
%
8
24,2
10
30,3
15
45,4
6
18,7
8
25

18
56,2
10
30,3
9
27,2
14
42,4
24
24,4
27
27,5
47
47,9

Nhìn vào bảng kết quả trên, tôi thấy hiện nay đa số các em chưa nắm vững
cách lập bảng niên biểu, các em còn lúng túng, mơ hồ khi gặp dạng bài tập về
Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử THCS

5


Rèn kĩ năng lập niên biểu môn Lịch sử cho häc sinh líp 8
niên biểu, nhiều em hồn tồn khơng hiểu cách thức lập như thế nào cho đúng
và khoa học. Từ thực tế trên, với mong muốn nâng cao hiểu biết lịch sử, tạo
hứng thú trong giờ học, góp phần đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, trong
năm học 2014 - 2015 đặc biệt là năm học 2015 - 2016, tôi mạnh dạn ghi lại sáng
kiến nhỏ mà tôi đã sử dụng “Rèn kĩ năng lập niên biểu môn Lịch sử cho học
sinh lớp 8” với mong muốn nâng cao tính tích cực, chủ động và rèn luyện tư
duy cho học sinh. 


III. Các giải pháp giải quyết vấn đề
Để đạt hiệu quả cao khi lập niên biểu và rèn được kĩ năng lập niên biểu
cho học sinh, phục vụ đắc lực cho việc giảng dạy và học tập, khắc phục những
yếu kém, hạn chế. Trước tiên, giáo viên phải nắm vững những nguyên tắc cơ
bản khi thiết kế, sử dụng niên biểu lịch sử. Từ đó giáo viên vận dụng vào các
giải pháp cụ thể trong các tiết dạy nhằm rèn kĩ năng lập bảng niên biểu cho học
sinh một cách hiệu quả nhất.
1. Nguyên tắc chung khi thiết kế, sử dụng niên biểu lịch sử
1.1. Giáo viên phải thiết kế được dạng niên biểu phù hợp với nội dung bài học:
Để giải quyết vấn đề này yêu cầu giáo viên phải công phu nghiên cứu nội
dung bài học, xác định trọng tâm của bài học để từ đó xem xét nội dung nào có
thể thiết kế được thành các dạng niên biểu để sử dụng hợp lý.
- Đảm bảo yêu cầu cơ bản của bài học, tức giúp học sinh nắm vững, củng cố
được kiến thức trọng tâm của bài học, không quá tải, lan man.
- Đảm bảo tính vừa sức phù hợp với đối tượng là học sinh lớp 8, với đặc điểm, đặc
thù về tâm sinh lý và nhận thức. Mặt khác, giáo viên cũng cần phân loại đối tượng
học sinh trong khối, từng nhóm học sinh trong lớp để có sự áp dụng phù hợp.
- Đảm bảo phát huy vai trò trung tâm của người học, đảm bảo học sinh chủ động
tích cực trong q trình giải quyết bài tập.
- Đảm bảo tính khả thi, phù hợp với địa bàn giảng dạy.
- Kết hợp với những biện pháp khác để phát huy tính hiệu quả.
1.2. Sử dụng niên biểu để thiết kế thành các dạng bài tập hợp lý để rèn luyện
tư duy cho học sinh:
Giáo viên sử dụng niên biểu (thống kê, so sánh và tổng hợp) để thiết kế
thành bài tập ở các dạng cơ bản như sau:
- Đưa sẵn mẫu niên biểu để học sinh hoàn chỉnh nội dung trên cơ sở đó củng cố
kiến thức trong bài học.
- Đưa ra yêu cầu về vấn đề nhận thức, đòi hỏi học sinh tự xác định mẫu niên
biểu đồng thời hoàn chỉnh niên biểu.

- Đưa ra dạng niên biểu có nội dung sai, nội dung khuyết thiếu hoặc bị xáo trộn
để yêu cầu học sinh chỉnh sửa, bổ sung.
Tuỳ vào nội dung bài học và đối tượng học sinh mà giáo viên vận dụng
cho phù hợp.
2. Một số giải pháp
2.1. Định hướng cách lập niên biểu cho học sinh:
Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử THCS

6


Rèn kĩ năng lập niên biểu môn Lịch sử cho häc sinh líp 8
- Định hướng cách lập niên biểu cho học sinh nhằm giúp học sinh nắm bắt được
cách thức lập niên biểu ở các dạng khác nhau một cách chính xác, khoa học. Từ đó,
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của chủ thể học sinh trong quá trình nhận
thức và lĩnh hội kiến thức.
- Niên biểu giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức, so sánh các sự kiện để rút ra
các dấu hiệu bản chất, sự khác biệt giữa các sự kiện.
- Niên biểu thường được sử dụng đối với 1 bài học, hệ thống kiến thức của một
chương hay cả một giai đoạn lịch sử.
- Có 3 loại niên biểu chính:
+ Niên biểu thống kê: Thường được sử dụng để hệ thống hóa kiến thức của một
bài học, một giai đoạn lịch sử (có thể áp dụng để dạy bài mới và làm bài tập).
+ Niên biểu so sánh: Thường được sử dụng để hệ thống kiến thức so sánh các sự
kiện để rút ra các dấu hiệu bản chất, sự khác biệt giữa các sự kiện.
+ Niên biểu tổng hợp: Thường được sử dụng trong các bài ôn tập, tổng kết để hệ
thống kiến thức cơ bản, khái quát, tổng hợp kiến thức sau mỗi chương hoặc mỗi
giai đoạn lịch sử.
2.2. Các bước tiến hành lập niên biểu:
Niên biểu dùng để hệ thống hóa các sự kiện lịch sử theo trình tự thời gian,

đồng thời nêu mối liên hệ giữa các sự kiện cơ bản của một nước hay nhiều nước
trong một thời kì lịch sử,...
- Các bước tiến hành:
+ Bước 1: Đặt tên niên biểu lịch sử.
+ Bước 2: Lựa chọn số lượng các cột dọc, ngang (theo yêu cầu, nội dung
cụ thể của từng dạng).
+ Bước 3: Đặt tiêu đề cho các cột dọc, ngang.
+ Bước 4: Lựa chọn các nội dung phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu để hoàn
thiện niên biểu.
2.3. Hướng dẫn hoàn thành các dạng niên biểu:
Sau khi nắm vững nguyên tắc thiết kế, sử dụng niên biểu và định hướng cho
học sinh cách lập niên biểu, các dạng niên biểu. Tôi đã hướng dẫn học sinh cách
hoàn thành niên niên biểu lịch sử ở 3 dạng chính.
* Bài tập 1: Hồn thành niên biểu thống kê.
- Giáo viên cho học sinh hoạt động độc lập hoàn thành niên biểu .
- Giáo viên lựa chọn nội dung trong chương trình đã học để ra bài tập cho HS.
- Có thể cho trước cột thời gian, giáo viên nên hướng dẫn học sinh hoàn thành từ
1 đến 2 sự kiện rồi yêu cầu học sinh tự hoàn thiện.
- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc phần bài tập của mình, cả lớp theo dõi nhận xét,
bổ sung,... Giáo viên chốt lại.
* Bài tập 2: Hoàn thành niên biểu so sánh.
- Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động nhóm, hồn thành nội dung bài tập.
- Gọi 1 học sinh trình bày bài tập, cả lớp nhận xét, bổ sung... Giáo viên kết luận.
* Bài tập 3: Hoàn thành niên biểu tổng hợp.
Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử THCS

7


Rèn kĩ năng lập niên biểu môn Lịch sử cho häc sinh líp 8

- Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động nhóm 4 đến 6 học sinh, hồn thành nội
dung bài tập.
- Gọi 1 học sinh trình bày bài tập, cả lớp nhận xét, bổ sung... Giáo viên kết luận.
3. Xác định thời điểm và vận dụng niên biểu
3.1. Xác định thời điểm sử dụng:
Niên biểu thống kê, so sánh và tổng hợp có thể thiết kế thành bài tập để sử
dụng trong tất cả các dạng bài học lịch sử. Trong đề tài này, tôi đã sử dụng các
dạng niên biểu lịch sử và rèn kĩ năng lập bảng niên biểu cho học sinh vào các
thời điểm sau:
- Truyền thụ tri thức mới.
- Trong củng cố nhận thức.
- Trong các tiết ôn tập, làm bài tập, tổng kết.
- Trong các khâu kiểm tra, đánh giá.
Như vậy, phạm vi sử dụng các dạng niên biểu trong quá trình dạy học lịch
sử lớp 8 là khá rộng, qua các thời điểm áp dụng, giáo viên kết hợp hướng dẫn,
rèn kĩ năng lập bảng niên biểu cho học sinh và hoàn tồn linh hoạt trong q
trình sử dụng nhằm rèn luyện tư duy cho học sinh.
3.2. Vận dụng cụ thể
3.2.1. Sử dụng trong truyền thụ tri thức mới:
Sử dụng bảng niên niên biểu trong truyền thụ kiến thức mới ở tiết lịch sử
giúp học sinh phát hiện, cô đọng, hệ thống hóa kiến thức. Học sinh tiếp cận kiến
thức mới một cách hứng thú, tích cực, giờ học trở nên sơi nổi. Qua đó phát huy
tư duy sáng tạo, khả năng nhận biết, phát hiện vấn đề của học sinh.
Ở dạng này, học sinh cần hiểu rõ về các vấn đề được đặt ra để lựa chọn
những kiến thức sao cho phù hợp. Khi lập bảng thống kê cần phải chia thành các
cột, mỗi cột là một nội dung, các cột hợp thành một hệ thống, giải quyết chủ đề
được đặt ra (Các giai đoạn, sự kiện chính, kết quả,...).
Ví dụ 1: Khi dạy bài 4: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác
Giáo viên kết hợp lập bảng với nội dung bài học.
Mục 2: Phong trào cơng nhân trong những năm 1830 - 1840.

Để hồn thành yêu cầu của bài, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu kỹ
nội dung phần 2, xác định kiến thức trọng tâm để trình bày vào bảng niên biểu một
cách ngắn gọn và chính xác.
Sau khi được hướng dẫn, học sinh xác định được các tiêu chí để tiến hành
lập niên biểu phù hợp. Với nội dung này học sinh sẽ chia thành 4 cột tương ứng với
các tiêu chí: Thời gian, phong trào, nội dung chủ yếu, kết quả.
Bảng niên biểu được hoàn thành như sau:
Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử THCS

8


Rèn kĩ năng lập niên biểu môn Lịch sử cho häc sinh líp 8
Thời gian

Phong trào

Nội dung chủ yếu
Kết quả
- Phá máy móc đốt cơng
- Đập phá máy
Đầu thế
xưởng.
móc.
Thành lập các cơng đồn.
kỉ XIX
- Địi tăng lương giảm
- Bãi cơng.
giờ làm.
Khởi nghĩa

- Địi tăng lương, giảm
cơng nhân dệt giờ làm.
Cuộc khởi nghĩa bị đàn
1831
tơ ở Li- ơng
- Địi thiết lập chế độ áp.
(Pháp)
cộng hịa.
Khởi nghĩa
Chống sụ hà khắc của
cơng nhân dệt
Khởi nghĩa bị đàn áp
1844
chủ xưởng và điều kiện
Sơ-lê-din
đẫm máu.
lao động tồi tệ.
(Đức).
- Mít tinh, biểu tình, đưa Bị dập tắt nhưng đã thể
Phong trào Hiến kiến nghị.
hiện rõ tính chất quần
1836-1847
Chương ở Anh. - Đòi quyền bầu cử, tăng chúng rộng lớn, mục tiêu
lương, giảm giờ làm.
chính trị rõ nét.
Ví dụ 2: Khi dạy bài 11: Các nước Đơng Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
Trong nội dung phần 2: Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.
Giáo viên giảng kết hợp với lược đồ phong trào giải phóng dân tộc ở Đơng Nam Á

Sau khi giảng cho học sinh hiểu qua phần lược đồ. Giáo viên hướng dẫn và

yêu cầu học sinh lập niên biểu về các cuộc đấu tranh tiêu biểu của nhân dân các
nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
Với dạng niên biểu này, yêu cầu học sinh nắm vững được đặc điểm lịch
sử các quốc gia Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, nắm vững những
nét lớn trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.
Trên cơ sở hướng dẫn của tơi, học sinh đã thiết lập được các tiêu chí và
xây dựng niên biểu như sau:
Tên nước
Cam-puchia
Việt Nam
Miến Điện
Phi-líp-pin

Thời gian

Các cuộc đấu tranh
tiêu biểu

Kết quả

Gây cho Pháp nhiều tổn
Khởi nghĩa ở Ta Keo,
1863-1867
thất, bước đầu thành lập
khởi nghĩa ở Cra-chê.
liên minh chống Pháp.
1885-1896 Phong trào Cần Vương, Bước đầu thành lập liên
1884-1913 khởi nghĩa Yên Thế.
minh chống Pháp.
Thất bại, nghĩa quân phải

1885
Kháng chiến chống Anh.
rút vào rừng sâu.
Nước cộng hịa Phi-líp-pin
1896-1898 Cách mạng bùng nổ.
ra đời.
Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử THCS

9


Rèn kĩ năng lập niên biểu môn Lịch sử cho häc sinh líp 8
Đấu tranh vũ trang ở
Xa- van- na- khét.
Lào
1901-1907
Khởi nghĩa ở cao ngun
Bơ-lơ-ven.
Thành lập cơng đồn xe
lửa.
In-đơ-nê-xi-a 1905-1908
Thành lập Hội liên hiệp
công nhân.

Gây cho Pháp nhiều tổn
thất, bước đầu thành lập
liên minh chống Pháp.
Đảng Cộng sản In-đô-nêxi-a thành lập.

Ví dụ 3: Khi dạy bài 21: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)

Giáo viên kết hợp với lược đồ, hướng dẫn học sinh lập bảng niên biểu hệ
thống hóa kiến thức lịch sử theo thời gian: Những diễn biến chính của cuộc chiến
tranh thế giới thứ hai (1939 -1945).

Lược đồ chiến trường trong chiến tranh thế giới thứ hai

Để làm tốt được yêu cầu thể loại này, học sinh cần phải hình thành một
quyển sổ dưới hình thức là một cuốn sổ tay, trong đó chia thành 3 cột: Cột 1 là
số thứ tự, cột 2 ghi niên đại, cột 3 ghi sự kiện. Với bảng hệ thống này mỗi học
sinh sẽ hồn thiện trên lớp, có thể nối tiếp nhau trình bày trên bảng phụ của giáo
viên.

Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử THCS

10


Rèn kĩ năng lập niên biểu môn Lịch sử cho häc sinh líp 8
Học sinh điền thơng tin vào bảng phụ

GV hướng dẫn học sinh hoàn thành niên biểu

Như vậy, thống kê sự kiện theo thời gian này, giúp các em học sinh có một
cách nhìn khái qt, hệ thống và cũng giúp học sinh ghi nhớ, khắc sâu các sự
kiện lịch sử một cách dễ dàng hơn.
Bảng niên biểu được hoàn thiện như sau:
Stt Thời gian
1 01/09/1939
2
9/1940

3 22/6/1941
4 7/12/1941
5
01/1942
6
2/ 2/1943
7
6/6/1944
8
9/5/1945
Ngày 6 và
9
9/8/1945
10 15/8/1945

Sự kiện chính
Đức tấn cơng Ba Lan, chiến tranh bùng nổ.
Qn I-ta-li-a tấn cơng Ai Cập.
Phát xít Đức tấn công Liên Xô.
Nhật Bản tấn công hạm đội Mĩ ở Trân Châu Cảng.
Mặt trận đồng minh chống phát xít được thành lập.
Chiến thắng Xta-lin-grat.
Quân Anh - Mỹ đổ bộ vào miền Bắc nước Pháp.
Phát xít Đức kí văn kiện đầu hàng không điều kiện.
Mĩ ném bom nguyên tử hủy diệt hai thành phố Hi-rô-si-ma
và Na-ga-xa-ki (Nhật Bản).
Nhật đầu hàng không điều kiện, chiến tranh kết thúc.

Qua việc vận dụng bảng niên biểu lịch sử vào truyền thụ kiến thức mới cho
học sinh, giờ dạy lịch sử trở nên sơi nổi, hiệu quả. Học sinh hứng thú tìm tịi, phát

hiện kiến thức và hoàn thiện vào niên biểu một cách tích cực, chủ động.
3.2.2. Sử dụng trong củng cố nhận thức:
Củng cố kiến thức cho học sinh là một công việc rất quan trọng và không
thể thiếu của mỗi giáo viên khi tiến hành dạy môn lịch sử ở trường THCS. Nhờ
phần củng cố mà học sinh có thể khắc sâu, hệ thống, khái quát những kiến thức đã
học một cách chính xác và khoa học.
Ví dụ 1: Khi dạy bài 8: Sự phát triển của khoa học kĩ thuật, văn học và nghệ
thuật thế kỉ XVIII-XIX.
Để khắc sâu kiến thức bài học giáo viên yêu cầu học sinh lập bảng thống
kê những thành tựu chủ yếu của thế kỷ XVIII - XIX.
Giáo viên đưa ra các tiêu chí xây dựng bảng biểu, hướng dẫn học sinh hoạt
động cá nhân và báo cáo kết quả. Giáo viên nhận xét và hoàn thiện bảng niên biểu.
Lĩnh vực
Tác giả
Thành tựu
Các nhà khoa học Anh và Kỹ thuật luyện kim, chế tạo máy móc
Cơng nghiệp
các nước Âu, Mĩ
(máy hơi nước, máy chế tạo cơng cụ)
- Phơn-tơn (Mĩ)
- Đóng tàu thuỷ chạy bằng động cơ
Giao thông
hơi nước.
vận tải, thông -Xti-phen-xơn (Anh)
- Chế tạo xe lửa chạy trên đường sắt.
tin liên lạc
- Người Nga, Mĩ.
- Phát minh máy điện tín.
- Mooc-xơ (Mĩ)
- Sáng chế bảng chữ cái cho điện tín.

Sử dụng phân hố học, máy kéo,
Nông nghiệp Các nhà khoa học Âu, Mĩ.
máy cày.
Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử THCS

11


Rèn kĩ năng lập niên biểu môn Lịch sử cho häc sinh líp 8
Quân sự

Các nhà khoa học Âu, Mĩ.

Nhiều vũ khí mới: Đại bác, súng trường,
chiến hạm, ngư lơi,...

Ví dụ 2: Khi dạy bài 24: Cuộc kháng chiến từ năm 1858 - 1873
Để củng cố kiến thức bài học, kiểm tra mức độ tiếp thu và khả năng vận dụng
của học sinh. Giáo viên hướng dẫn và yêu cầu HS lập niên biểu thống kê về các sự
kiện chính trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta (1858 - 1873).
Đối với dạng bài này, học sinh cần phải xác định được những sự kiện cơ
bản. Vậy muốn xác định được sự kiện cơ bản trong một giai đoạn lịch sử nhất
định, học sinh cần có phương pháp gì? Để xác định được học sinh cần phải nhớ
lại hoặc nháp nhanh các sự kiện trong giai đoạn đó, tiếp theo chọn các sự kiện
có sự tác động lớn, mang tính chất bước ngoặt trong giai đoạn đó.
Bảng niên biểu được hoàn thiện như sau:

Stt
1
2

3
4
5
6
7
8
9

Thời gian

Sự kiện
Quân Pháp tấn công Đà Nẵng, mở đầu công cuộc xâm
1/9/1858
lược nước ta.
17/ 2/1859
Quân Pháp tấn công thành Gia Định.
24 /2/1861
Quân Pháp tấn cơng quy mơ vào Đại đồn Chí Hịa.
Nghĩa qn Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Ét-pê-răng
10/12/1861
(Hi vọng) của Pháp trên sơng Vàm Cỏ Đơng.
5/6/1862
Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất.
Tháng 2/1863 Quân Pháp tấn công căn cứ Tân Hịa (Gị Cơng).
20/8/1864
Trương Định hy sinh.
24/6/1867
Thực dân Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây.
1867-1875
Hàng loạt cuộc khởi nghĩa chống Pháp nổ ra ở Nam Kì.


Như vậy, rèn kĩ năng lập niên biểu trong củng cố kiến thức bài học giúp
học sinh hệ thống hóa kiến thức một cách đầy đủ, chính xác. Qua niên biểu áp
dụng ở phần củng cố, các em được khắc sâu kiến thức đã học, rèn luyện khả
năng nhận biết, phân loại, tổng hợp hóa kiến thức.
3.2.3. Sử dụng trong ôn tập, làm bài tập, tổng kết:
Đây là những tiết học có lượng kiến thức rộng, trong q trình thực hiện
bài ơn tập, làm bài tập, tổng kết học sinh thường không nhớ sự kiện hoặc nhầm
lẫn các sự kiện lịch sử cơ bản giáo viên nên hướng dẫn học sinh lập niên biểu để
dễ so sánh và khắc sâu kiến thức.
Sử dụng bảng niên biểu lịch sử trong các tiết ôn tập, làm bài tập, tổng kết,...
Giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức, nêu lên những sự kiện quan trọng theo
trình tự thời gian, so sánh sự kiện để rút ra bản chất, sự khác biệt giữa chúng.
Tùy theo nội dung lịch sử cụ thể mà giáo viên yêu cầu học sinh lập niên biểu
thống kê, so sánh hay tổng hợp,... Qua các tiết học bằng cách lập bảng niên biểu
giúp học sinh nắm vững kiến thức sâu sắc, tồn diện và có hệ thống.
Ví dụ 1: Khi dạy tiết 13 - Làm bài tập lịch sử.
Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử THCS

12


Rèn kĩ năng lập niên biểu môn Lịch sử cho häc sinh líp 8
Giáo viên hướng dẫn và yêu cầu học sinh làm bài tập: Lập bảng niên biểu
về cách mạng 1905-1907 ở Nga.
Giáo viên nhắc lại kiến thức đã học trong bài Phong trào công nhân quốc
tế cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Yêu cầu học sinh nắm vững kiến thức về cuộc
cách mạng 1905-1907 ở nước Nga.
Giáo viên hướng dẫn học sinh hoạt động nhóm (2 nhóm) và hồn thành
niên biểu lịch sử, đại diện nhóm trình bày.


GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm

Đại diện nhóm HS trình bày kết quả thảo luận

Niên biểu được hồn thiện như sau:
Thời gian
Ngày
9/1/1905
Tháng
5/1905
Tháng
6/1905
Tháng
12/1905

Diễn biến chính
Kết quả
14 vạn cơng nhân Pê-téc-bua đưa
Bị đàn áp đẫm máu
bản yêu sách lên nhà vua.
Thiêu hủy văn tự, khế ước, lấy
Nông dân nổi dậy ở nhiều nơi.
của nhà giàu chia cho dân nghèo.
Thủy thủ chiến hạm Pô-tem-kin khởi Các đơn vị hải lục quân cũng
nghĩa.
nổi dậy.
Khởi nghĩa vũ trang ở Mát-xcơ-va. Thất bại.

Ví dụ 2: Khi dạy bài 14: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (từ giữa thế kỉ XVI đến

năm 1917).
Giáo viên hướng dẫn và yêu cầu học sinh lập niên biểu tổng hợp về các sự
kiện chính của lịch sử thế giới cận đại.
Với dạng bài này có lượng kiến thức rộng, mag tính hệ thống và khái quát
cao. Yêu cầu học sinh liệt kê những sự kiện lịch sử chính của giai đoạn lịch sử
thế giới cận đại từ thế kỉ XVI đến năm 1917 vào vở nháp, sau đó lựa chọn, sắp
xếp, lơ-gic theo trình tự thời gian, nội dung và kết quả sự kiện vào bảng.
Sau khi hoàn thành bảng niên biểu học sinh được ghi nhớ, khắc sâu thêm kiến thức đã
học, có kĩ năng thực hành tốt khi gặp dạng niên biểu tương tự.

Thời gian
Sự kiện
8-1566 Cách mạng Hà Lan.

Kết quả
Lật đổ ách thống trị của vương quốc

Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử THCS

13


Rèn kĩ năng lập niên biểu môn Lịch sử cho häc sinh líp 8
Tây Ban Nha.
1640-1688 Cách mạng tư sản Anh.
1775-1783

Chiến tranh giành độc lập cùa Giành độc lập, Hợp chủng quốc Hoa
các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. Kì ra đời.


1789-1794 Cách mạng tư sản Pháp.
1871

Công xã Pa-ri.

Cuối thế
Chủ nghĩa tư bản chuyển sang
kỉ XVIII
chủ nghĩa đế quốc.
đầu thế
Phong trào công nhân quốc tế.
kỉ XIX
1/1868

Cuộc Duy tân Minh Trị.

Cách mạng Tân Hợi (Trung
Quốc)
1914-1918 Chiến tranh thế giới thứ nhất.
1911

Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát
triển, đem lại quyền lợi cho quí tộc
mới và tư sản.

Lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai
cấp tư sản lên cầm quyền, mở đường
cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
Nhà nước vô sản đầu tiên trên thế
giới.

- Sự hình thành các cơng ty độc quyền.
- Các tổ chức chính trị độc lập của
cơng nhân các nước ra đời. Quốc tế
thứ hai.
Nhật Bản phát triển lên chủ nghĩa tư
bản.
Thành lập Trung Hoa dân quốc.
Thuộc địa thế giới được chia lại.

Ví dụ 3: Khi tổ cho học sinh ơn tập bài 31: Ơn tập lịch sử Việt Nam từ năm
1858 đến năm 1918.
Giáo viên hướng dẫn và yêu cầu học sinh lập niên biểu về quá trình xâm
lược Việt Nam của thực dân Pháp và cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân
dân ta từ 1858 đến 1884.
Yêu cầu học sinh hệ thống hóa kiến thức bằng sự kiện lịch sử cụ thể từ
năm 1858 đến 1884. Học sinh phải liệt kê được các sự kiện lịch sử một cách
chính xác sau đó lựa chọn vào bảng niên biểu theo các tiêu chí.
Hồn thành được bảng niên niên biểu này, học sinh sẽ nắm vững được kiến
thức đã học làm nền tảng cho việc tiếp cận kiến thức lịch sử ở những giai đoạn tiếp theo.

Thời gian
1/9/1858
2/1859
2/1862
6/1862

Quá trình xâm lược của thực dân Cuộc đấu tranh của nhân
Pháp
dân ta
Quân Pháp đánh chiếm bán đảo Sơn

Quân dân ta đánh trả quyết
Trà. Mở đầu công cuộc xâm lược
liệt.
Việt Nam.
Quân ta chặn địch ở đây.
Quân Pháp kéo vào Gia Định
Quân Pháp chiếm Gia Định, Định
Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long.
Hiệp ước Nhâm Tuất, Pháp chiếm Nhân dân độc lập kháng chiến.
Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử THCS

14


Rèn kĩ năng lập niên biểu môn Lịch sử cho häc sinh líp 8
ba tỉnh miền Đơng Nam Kì.
Qn Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây
6/1867
Nam Kì.
20/11/1873 Quân Pháp đánh thành Hà Nội.
Pháp đánh Huế.
18/8/1883 Điều ước Hác-măng, Pa-tơ-nốt công
nhận sự bảo hộ của Pháp.

Nhân dân 6 tỉnh khởi nghĩa.
Nhân dân tiếp tục chống Pháp.
Triều đình đầu hàng nhưng
phong trào kháng chiến của
nhân dân không chấm dứt.


Sử dụng bảng niên biểu trong các tiết: Ôn tâp, làm bài tập, tổng kết, kiểm
tra. Học sinh nắm bắt và khắc sâu kiến thức lịch sử một cách lô-gic, khoa học.
Các em biết liệt kê, phân tích, đánh giá về một sự kiện lịch sử, một giai đoạn
lịch sử... Từ đó các em hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của lịch sử mang lại,
có thái độ trân trọng và phát huy giá trị của lịch sử.
Như vậy, dưới các dạng yêu cầu khác nhau về niên biểu trong các tiết học,
các em hoàn tồn có khả năng thiết kế niên biểu một cách chính xác, khoa học.
3.2.4. Sử dụng trong kiểm tra, đánh giá:
Kiểm tra, đánh giá là khâu quan trọng để giáo viên nắm bắt được mức độ
hiểu biết và khả năng vận dụng của học sinh. Qua chấm trả bài, giáo viên sửa lỗi
cho học sinh và rèn thêm các kĩ năng thực hành niên biểu. Học sinh được thực
hành trực tiếp với các dạng niên biểu khác nhau.
Vì vậy, trong kiểm tra định kỳ hay kiểm tra tra thường xuyên, giáo viên
hoàn toàn sử dụng bài tập nhận thức dưới dạng niên biểu lịch sử.
- Đưa ra bài tập với tiêu chí để học sinh thiết lập dạng niên biểu và hoàn thành.
- Đưa ra bài tập với mẫu niên biểu có sẵn học sinh hồn chỉnh nội dung.
- Đưa ra bài tập với dạng niên biểu khuyết thiếu để học sinh hoàn thành.
- Đưa ra bài tập với niên biểu trong đó có nội dung sai để học sinh sửa.
Ví dụ 1: Giáo viên ra đề kiểm tra 15 phút
Cho các mốc thời gian về quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp
từ 1858-1884. Em hãy điền nội dung tương ứng với thời gian đó?
1. Ngày 1/9/1858.
5. Ngày 15/3/1874
2. Ngày 17/02/1859.
6. Ngày 19/5/1883
3. Ngày 5/6/1862.
7. Ngày 25/8/1883
4. Ngày 20/11/1873
8. Ngày 6/6/1884.
Đáp án và biểu chấm: Mỗi ý đúng đạt 0,5 điểm = 4 điểm.

Stt
1
2
3
4
5
6
7

Thời gian
1/9/1858
17/02/1859
5/6/1862
20/11/1873
15/3/1874
19/5/1883
25/8/1883

Nội dung
Pháp tấn công Đà Nẵng, mở đầu công cuộc xâm lược nước ta.
Pháp đánh thành Gia Định.
Triều đình kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất
Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất.
Triều đình kí với Pháp hiệp ước GiápTuất
Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai.
Triều đình kí với Pháp hiệp ước Hác-măng (Q Mùi)
Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử THCS

15



Rèn kĩ năng lập niên biểu môn Lịch sử cho häc sinh líp 8
8

6/6/1884

Triều đình kí với Pháp Hiệp ước Pa-tơ-nốt.

Ví dụ 2: Giáo viên biên soạn, sử dụng trong đề kiểm tra 45 phút.
Lập bảng thống kê tình hình các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam
cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?
Đáp án và biểu chấm: Mỗi ý đúng (cột) 1 điểm = 5 điểm.
Giai cấp, tầng
lớp
Địa chủ phong kiến

Nông dân

Công nhân

Tư sản

Tiểu tư sản

Nghề nghiệp

Thái độ với dân tộc

Kinh doanh ruộng
đất, bóc lột địa tô.


Đánh mất ý thức dân tộc, làm tay sai
cho đế quốc.
Có ý thức dân tộc sâu sắc, sẵn sàng
Làm ruộng, đóng
hưởng ứng, tham gia các cuộc đấu
mọi thứ thuế.
tranh. Họ là lực lượng cách mạng
đông đảo.
Kiên quyết chống đế quốc, giành
Bán sức lao động,
độc lập, xóa bỏ chế độ phong kiến,
làm thuê.
họ là lực lượng lãnh đạo cách mạng.
Chưa có thái độ hưởng ứng hay tham
gia các cuộc vận động cách mạng
Kinh doanh công,
đầu thế kỉ XX. Một bộ phận có ý
thương nghiệp.
thức dân tộc, nhưng cơ bản là thỏa
hiệp với đế quốc.
Có ý thức dân tộc, tích cực tham gia
Làm công ăn lương,
vào các cuộc vận động cứu nước đầu
buôn bán nhỏ.
thế kỉ XX.

IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Có thể nói việc rèn kĩ năng lập bảng niên biểu Lịch sử lớp 8 cho học sinh
đã có tác động tích cực đến q trình học tập và nhận thức của các em.

Qua thực tế giảng dạy bộ môn Lịch sử lớp 8 nhiều năm, đặc biệt là trong
các năm học 2014-2015, 2015-2016. Khi tôi vận dụng và rèn kĩ năng lập bảng
niên biểu cho học sinh, tôi nhận thấy kết quả bước đầu đạt được rất khả quan:
Hơn 80% học sinh hiểu bài và hứng thú với mơn học. Nhiều em có kĩ năng lập
niên biểu rất tốt, chất lượng môn học được nâng lên rõ rệt.
Tôi đã kiểm chứng bằng hai bài tập:
Bài tập 1: Đối với học sinh đại trà:
Lập bảng thống kê về quá trình xâm lược của thực dân Pháp và cuộc đấu
tranh chống thực dân của nhân dân ta từ 1858-1884?
Bài tập 2: Đối với học sinh khá, giỏi:
So sánh điểm cơ bản về xu hướng cứu nước cuối thế kỉ XIX và xu hướng
cứu nước đầu thế kỉ XX theo các nội dung (Mục đích, thành phần lãnh đạo, hình
thức hoạt động, tổ chức, lực lượng tham gia)?
Đáp án:
Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử THCS

16


Rèn kĩ năng lập niên biểu môn Lịch sử cho häc sinh líp 8
Bài tập 1:
Thời gian
Ngày
1/09/1858
17/02/1859
Tháng
6/1862
24/06/1867
20/11/1873
21/12/1873

19/05/1883

Q trình đấu tranh
của nhân dân ta
Nhân dân đã anh dũng chống trả làm
Pháp nổ súng mở đầu
thất bại bước đầu kế hoạch đánh nhanh
cuộc xâm lược nước ta.
thắng nhanh của giặc ở Đà Nẵng.
- Quân triều đình chống trả yếu ớt rồi
Pháp tấn công Gia Định tan rã.
- Nhân dân tự động nổi lên chống giặc.
Pháp chiếm Biên Hồ,
- Triều đình ký hiệp ước Nhâm Tuất.
Gia Định, Định Tường,
- Nhân dân độc lập kháng chiến.
Vĩnh Long.
- Triều đình ngăn cản nhân dân kháng
Pháp chiếm 3 tỉnh miền
chiến.
Tây Nam kỳ: Vĩnh Long,
- Nhân dân 6 tỉnh Nam kỳ quyết tâm
Hà Tiên, An Giang.
chống Pháp.
Quân triều đình cố gắng cản giặc nhưng
Pháp đánh Hà Nội
thất bại.
Bị quân ta phục kích Gác-ni-ê cùng nhiều
Pháp đánh ra Cầu Giấy
sỹ quan bị giết tại trận.

Hơn 500 tên địch kéo ra Nhiều sĩ quan và binh lính Pháp bị giết,
Cầu Giấy.
trong đó có Ri-vi-e.

Bài tập 2:
Các nội dung
chủ yếu
Mục đích,
mục tiêu
Thành phần
lãnh đạo.
Hình thức
hoạt động.
Tổ chức
Lực lượng
tham gia

Q trình xâm lược
của thực dân Pháp

Xu hướng cứu nước cuối Xu hướng cứu nước đầu thế kỉ
thế kỉ XIX
XX
Đánh Pháp, giành độc lập Đánh Pháp, giành độc lập dân tộc,
dân tộc, xây dựng lại chế kết hợp với cải cách xã hội, xây
độ phong kiến.
dựng chế độ quân chủ lập hiến và
dân chủ cộng hòa tư sản.
Văn thân, sĩ phu phong kiến Tầng lớp nho học trẻ đang trên
yêu nước.

con đường tư sản hóa.
Vũ trang, tuyền truyền giáo dục,
Vũ trang.
vận động cải cách xã hội, kết hợp
lực lượng bên trong và bên ngoài.
Biến đấu tranh giai cấp thành tổ
Theo lề lối phong kiến
chức chính trị sơ khai.
Nhiều tầng lớp, giai cấp, thành phần
Đông, nhưng hạn chế.
xã hội.

Qua khảo sát, phân loại học sinh bằng hai bài tập trên, 100% học sinh đều có
câu trả lời, nhiều em nắm vững kiến thức, có kĩ năng lập bảng rất chính xác và
khoa học.
Kết quả đánh giá như sau:
Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử THCS

17


Rèn kĩ năng lập niên biểu môn Lịch sử cho häc sinh líp 8
Lớp

Sĩ số

8A
8B
8C
Tổng


33
32
33
98

Mức độ hiểu biết về lập niên biểu
Khoa học
Chưa khoa học Chưa biết cách lập
SL
%
SL
%
SL
%
29
87,8
3
30,3
1
3,0
26
81,2
4
12,5
0
0
27
81,8
5

15,1
1
3,0
82
83,6
12
12,2
2
2,0

Để duy trì và phát triển hơn nữa kết quả đạt được, tôi đã tiếp tục thực nghiệm
giảng dạy trong năm học tiếp theo.
Thông qua việc trực tiếp hướng dẫn học sinh lập niên biểu trong q trình
học bộ mơn lịch sử, qua việc truyền thụ kiến thức mới, củng cố bài, thực hiện ở
các tiết làm bài tập, ôn tập, tổng kết và qua kiểm tra thường xuyên, định kì. Kết
thúc năm học 2015-2016, kết quả đạt được như sau:
Lớp

Sĩ số

8A
8B
8C
Tổng

33
32
33
98


Giỏi
SL
7
6
9
22

%
21,2
18,7
18,1
22,4

Khá
SL
15
14
16
45

%
45,4
43,7
48,4
45,9

Trung bình
SL
%
10

30,3
11
33,3
10
30,3
31
31,6

Yếu
SL
1
1
0
2

%
3,0
9,3
0
2,0

Qua quá trình nghiên cứu và áp dụng đề tài, tơi thấy hiệu quả rất tích cực,
đa số các em đã nắm bắt được quy trình lập niên biểu ở các dạng khác nhau. Các
em đã có nhiều chuyển biến tích cực trong giờ học lịch sử, hứng thú, say mê và
tìm tịi về lịch sử một cách chủ động, hào hứng. Trong năm học 2014-2015và
2015-2016 chất lượng môn lịch sử lớp 8 được nâng lên rõ rệt nhất là trong các kì
thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh có 3 giải (1 giải nhì, 2 giải 3), 2 giải khuyến
khích cấp tỉnh. So với trường bạn kết quả là chưa cao song với một ngơi trường
miền núi cịn nhiều khó khăn và thiếu thốn như chúng tơi đây là một kết quả thật
đáng tự hào, là sự cố gắng không mệt mỏi của giáo viên và học sinh. Là nguồn

cỗ vũ, là động lực để chúng tơi hồn thành tốt sự nghiệp cao quý của mình.
.

I. Kết luận

C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

Từ kết quả thu được tôi nhận thấy việc lập niên biểu, rèn kĩ năng lập bảng
niên biểu cho học sinh trong dạy học là rất cần thiết, đặc biệt đối với môn lịch
sử. Nếu tận dụng tốt trong tiết dạy sẽ đem lại hiệu quả cao, đây cũng là một
trong những nội dung thể hiện sự đổi mới phương pháp dạy học, làm cho kết
quả bộ khơng ngừng được nâng cao. Điều đó cho thấy đổi mới phương pháp dạy
học là một định hướng đúng đắn.

Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử THCS

18


Rèn kĩ năng lập niên biểu môn Lịch sử cho häc sinh líp 8
Tơi đã áp dụng biện pháp này ở rất nhiều bài, rất nhiều lớp khác nhau, kết
quả đạt được là rất khả quan, các em rất chăm chú khi tơi phân tích, rất muốn
được tham gia cùng tìm hiểu, rất hăng say suy nghĩ phát biểu khi tôi đưa ra
những câu hỏi về các sự kiện, các vấn đề lịch sử. Đặc biệt là những tiết học có
sử dụng nhiều hình ảnh và các đồ dùng trực quan nhờ sự hỗ trợ của công nghệ
thông tin trong thời gian gần đây khiến học sinh rất phấn khởi thích thú và nắm
được bài rất nhanh.
Với sự định hướng này sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo
của chủ thể học sinh trong quá trình nhận thức và lĩnh hội kiến thức. Nhờ vậy
mà nâng cao được chất lượng của việc dạy và học. Học sinh khơng cịn lạ với

những dạng bài tập có tính chất khái quát cao.
Sau khi vận dụng đề tài này vào thực tiễn giảng dạy tại đơn vị, tôi thấy đa số
học sinh nắm vững được các dạng niên biểu chính, thành thạo trong thực hành.
Với tinh thần đó, bên cạnh sự chủ động tích cực của trị thì người thầy
đóng vai trò quyết định tạo nên chất lượng giáo dục. Đặc biệt với yêu cầu đổi
mới giáo dục hiện nay nhằm phục vụ cho q trình cơng nghiệp hố, hiện đại
hố đất nước, địi hỏi người thầy khơng những có đạo đức trong sáng, tâm huyết
với nghề nghiệp, mà còn phải có một trình độ chun mơn vững vàng. Để đạt
được u cầu trên, địi hỏi người thầy khơng ngừng rèn luyện về mọi mặt, trong
đó nâng cao trình độ chuyên môn là vấn đề rất quan trọng.
Với giáo viên lịch sử, việc kết hợp kĩ năng lập niên biểu với ứng dụng
CNTT phục vụ cho giảng dạy và rèn kĩ năng lập niên biểu lịch sử cho học sinh
sẽ góp phần tích cực đáp ứng u cầu đổi mới giáo dục. Thực hiện tốt, khơng
những hồn thiện những kĩ năng sư phạm, nâng cao được trình độ chun mơn
của người thầy, mà cịn phát huy tính tích cực của học sinh trong q trình học
bộ mơn.
Qua kết quả giảng dạy đã đạt được tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và
áp dụng đề tài vào quá trình giảng dạy để nâng cao chất lượng bộ môn và chất
lượng giáo dục trong trường học.
Trên đây là ý tưởng của tôi bằng kinh nghiệm thực tiễn tôi đã giúp cho
các em học sinh có ý thức cao trong học tập, chịu khó tìm tịi, học hỏi để nắm
được bài một cách tốt nhất, khiến các em ngày càng yêu thích mơn học lịch sử
hơn, từ đó góp phần hình thành nhân cách đạo đức, tư tưởng và lối sống cho các
em trở thành những con người hoàn thiện cả về đức - trí - thể - mĩ và đặc biệt là
không quay lưng lại với lịch sử dân tộc.

II. Kiến nghị
Qua thực tiễn giảng dạy mơn Lịch sử nói chung cũng như nỗ lực đổi mới
nhằm rèn luyện tư duy cho học sinh, tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau:
- Đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy môn lịch sử: Nên chú ý nhiều hơn nữa

trong việc rèn luyện kĩ năng thực hành bộ môn và các thao tác tư duy cho học sinh
qua sử dụng các dạng bài tập nhận thức trong đó có bài tập nhận thức với niên biểu.
Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử THCS

19


Rèn kĩ năng lập niên biểu môn Lịch sử cho häc sinh líp 8
Giáo viên phải cơng phu trong nghiên cứu nội dung để thiết kế bài tập, linh hoạt và
sáng tạo trong các hình thức sử dụng.
Hơn nữa, với mơn học Lịch sử cịn có một ưu thế hơn các mơn học khác là có
nhiều tranh ảnh tài liệu cũng như phim tư liệu liên quan đến nội dung bài học để
minh họa cho bài giảng làm tăng tính trực quan sinh động. Vì vậy người giáo viên
phải ln phải cập nhật thông tin, chắt lọc thông tin để đưa vào bài giảng một cách
hiệu quả nhất.
- Đối với nhà trường: Hiện nay việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy
học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng đang ngày càng trở nên phổ biến ở các
trường học phổ thông. Việc ứng dụng đề tài này, đặc biệt là việc lập niên biểu trong
dạy học Lịch sử đòi hỏi các trường học phải đầu tư nhiều về trang thiết bị như phòng
học đảm bảo tiêu chuẩn, hệ thống máy tính có kết nối Internet, máy chiếu,… để làm
sao tiết học nào cũng có thể sử dụng máy móc làm phương tiện dạy học, tiến tới mỗi
phịng học phải được trang bị một hệ thống máy chiếu để sử dụng cho tất cả các tiết
học và tất cả các bộ mơn.
- Đối với Phịng giáo dục và đào tạo:
+ Thường xuyên ở lớp chuyên đề để giáo viên có cơ hội học hỏi, nâng cao chun
mơn, nghiệp vụ.
+ Cung cấp thêm tài liệu, sách tham khảo về lịch sử cho giáo viên và học sinh.
+ Tổ chức các chuyến đi thực tế cho giáo viên lịch sử tại một số khu di tích, danh
lam thắng cảnh nổi tiếng có liên quan đến chương trình.
+ Hàng năm, những sáng kiến kinh nghiệm có giá trị nên được tập hợp, xuất bản và

triển khai học tập trong toàn thể cán bộ giáo viên để những cơng trình nghiên cứu ấy
được nhiều người áp dụng trong giảng dạy và giáo dục.
Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ của tôi với mong muốn được đóng góp
phần nào vào kho tàng kinh nghiệm chung của đồng nghiệp. Dẫu sao, những ý kiến
của bản thân đưa ra cũng như một số giải pháp thực hiện cụ thể nêu trên chắc chắn
không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự đóng góp của bạn bè, đồng nghiệp để
chuyên đề này được hoàn chỉnh và mang lại giá trị thực tiễn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!.
Thanh Hóa, ngày 25 tháng 5 năm 2017
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
Tơi xin cam đoan đây là SKKN
ĐƠN VỊ
của mình viết, không sao chép nội
dung của người khác
NGƯỜI THỰC HIỆN

Lê Thị Minh Nguyệt

Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử THCS

20



×