Tháo xoắn thừng tinh thành công cho bệnh nhân
đến khám sớm
Một bệnh lý thường gặp
Bệnh viện (BV) Đại học Y Dược TP.HCM vừa thực hiện tháo xoắn thành
công cho bệnh nhân T.Q.V, 24 tuổi bị xoắn tinh hoàn do đến khám sớm. ThS.BS.
Nguyễn Hoàng Đức, Phân khoa Niệu Thận, BV. Đại học Y Dược TP.HCM cho
biết: “Nếu có triệu chứng đau cấp tính vùng bẹn bìu thì các bệnh nhân nam nên
đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và xử trí kịp thời, tránh
việc mất đi oan uổng một tinh hoàn do thiếu hiểu biết”.
Theo ThS.BS. Nguyễn Hoàng Đức: xoắn thừng tinh hay xoắn tinh hoàn là
một trong những cấp cứu niệu khoa thường gặp. Trong thời kỳ bào thai, tinh hoàn
nằm trong ổ bụng. Trong quá trình phát triển của bào thai, tinh hoàn di chuyển
xuống bìu. Kết thúc quá trình di chuyển này, tinh hoàn sẽ được treo lủng lẳng
trong bìu như quả lắc đồng hồ. Càng về sau tinh hoàn càng được cố định vững
chắc hơn và nằm hẳn trong bìu. Tại đây, tinh hoàn được bao bọc bởi màng bao
tinh hoàn. Màng bao tinh hoàn dính vào mặt sau ngoài của tinh hoàn, khiến tinh
hoàn ít khả năng di chuyển trong bìu. Xoắn thừng tinh là do tinh hoàn không được
cố định vững chắc, tự xoay quanh trục của nó làm tắc nghẽn một phần hay toàn bộ
mạch máu đến nuôi tinh hoàn. Hậu quả
là tinh hoàn bị hoại tử.
Xoắn thừng tinh có thể xảy ra ở
bất cứ lứa tuổi nào nhưng hay gặp ở lứa
tuổi 10-30 tuổi, nhiều nhất là tuổi 13-15.
Ở Hoa Kỳ, tần suất xoắn thừng tinh ở
người dưới 25 tuổi khoảng 1/4000.
Xoắn thừng tinh có 2 loại: xoắn
thừng tinh trong tinh mạc thường gặp ở
người lớn có màng bao tinh hoàn dính
cao bất thường, tinh hoàn có thể xoay tự do trên thừng tinh trong màng bao tinh.
Loại thứ hai là xoắn thừng tinh ngoài tinh mạc, thường gặp ở trẻ em do tính di
động cao của tinh hoàn khiến tinh hoàn dễ bị xoắn.
Chẩn đoán và điều trị
Tinh hoàn bên thừng tinh bị xoắn thường nằm cao hơn so với bên đối diện.
Chẩn đoán xoắn thừng tinh cần phân biệt với nhiều bệnh lý khác gây đau
bìu cấp như: viêm tinh hoàn, viêm mào tinh, chấn thương tinh hoàn, thoát vị bẹn
nghẹt... Vì thế có một nguyên tắc là trước một bệnh nhân đau bìu cấp tính phải
Hình ảnh xoắn thừng tinh do
bệnh nhân đến muộn, tinh hoàn hoại tử
phải cắt bỏ.
nghĩ đến xoắn thừng tinh cho đến khi loại trừ được bệnh lý này. Chẩn đoán xoắn
thừng tinh là một chẩn đoán chủ yếu dựa vào các dấu hiệu lâm sàng.
Các phương tiện chẩn đoán hình ảnh của xoắn thừng tinh là: xạ hình tinh
hoàn và siêu âm Doppler màu. Xạ hình tinh hoàn để đánh giá lưu lượng máu đến
tinh hoàn. Xạ hình có độ nhạy 90% và độ đặc hiệu 89% trong chẩn đoán xoắn
thừng tinh. Phương tiện chẩn đoán này không phải bệnh viện nào cũng thực hiện
được, nhất là trong tình trạng cấp cứu.
Biểu hiện của xoắn
thừng tinh: đau đột ngột vùng
bìu là triệu chứng thường gặp
nhất và thường đau một bên.
Đau có thể lan lên bẹn và
hông lưng. Cơn đau có thể
khởi phát về đêm làm cho
bệnh nhân phải thức dậy. Sờ
tinh hoàn rất đau. Những bệnh
nhân đến muộn, da bìu sưng
nề, bầm tím. Mất phản xạ da
bìu là một triệu chứng có độ
đặc hiệu cao. Khoảng 2%
Siêu âm Doppler màu được dùng nhiều để
đo lưu lượng máu đến tinh hoàn, đồng thời phát
hiện các bất thường khác của tinh hoàn. Siêu âm
Doppler màu có độ nhạy 89%, độ chuyên biệt 99% trong chẩn đoán xoắn thừng
tinh.
Một khi có chẩn đoán xác định xoắn thừng tinh hoặc nghi ngờ xoắn thừng
tinh, cần thực hiện ngay lập tức phẫu thuật thám sát bìu để cứu lấy tinh hoàn. Tinh
hoàn bị xoắn có thể tháo xoắn và giữ lại được nếu thời gian thiếu máu dưới 4 giờ.
Nếu bệnh nhân đến trễ quá 8 giờ từ khi khởi phát đau, tinh hoàn bị tổn thương
thường không hồi phục. Phẫu thuật thám sát bìu là phẫu thuật nhẹ nhàng. Bệnh
nhân được gây tê tủy sống và có một đường rạch da nhỏ ở da bìu. Sau khi tháo
xoắn, tinh hoàn được cố định vào thành của bìu để tránh xoắn tái phát. Nếu xác
định tinh hoàn đã hoại tử thì phải cắt bỏ tinh hoàn. Nếu được chẩn đoán sớm, tỉ lệ
cứu sống tinh hoàn có thể đến100%.
Q.K (ghi)
bệnh nhân có thể bị xoắn
thừng tinh hai bên.