Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.6 KB, 4 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỪA THIÊN HUẾ ------------------------ĐỀ CHÍNH THỨC. KỲ THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN QUỐC HỌC NĂM HỌC 2008 - 2009 ----------------------------Môn : SINH HỌC (Thời gian làm bài: 150 phút). Câu 1: (1 điểm) Mức phản ứng là gì ? Cho một ví dụ trên cây trồng hoặc vật nuôi. Mức phản ứng có di truyền được không ? Tại sao ? Câu 2: (1.5 điểm) Công nghệ tế bào là gì ? Gồm những công đoạn thiết yếu nào ? Công nghệ tế bào được ứng dụng trong các lĩnh vực nào ? Câu 3: (1 điểm) Đột biến gen là gì ? Tại sao đột biến gen thường có hại đối với sinh vật ? Ý nghĩa của đột biến gen trong thực tiễn sản xuất. Câu 4: (1 điểm) Ưu thế lai là gì ? Tại sao không dùng cơ thể lai F1 để nhân giống ? Muốn duy trì ưu thế lai thì phải dùng biện pháp gì ? Câu 5: (1 điểm) Nêu các biện pháp để bảo vệ hệ sinh thái rừng và hệ sinh thái biển. Câu 6: (1 điểm) Giảm phân là gì ? Vì sao gọi là giảm phân ? Câu 7: (1 điểm) Giải thích vì sao hai ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống hệt ADN mẹ? Có trường hợp nào qua nhân đôi ADN con lại khác ADN mẹ không? Câu 8: (0.5 điểm) Một tế bào sinh dưỡng của ngô (2n = 20 nhiễm sắc thể), nguyên phân liên tiếp 6 đợt đã đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu để tạo nên các nhiễm sắc thể tương đương với bao nhiêu nhiễm sắc thể đơn và tạo được tổng số bao nhiêu tế bào con ? Câu 9: (2 điểm) Ở chuột, hai cặp tính trạng về màu thân và hình dạng lông do hai cặp gen nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau quy định. a) Cho giao phối giữa chuột thuần chủng thân xám lông xù với chuột thuần chủng thân đen lông thẳng thu được F1 đồng loạt thân xám lông xù. Giải thích kết quả và lập sơ đồ lai. b) Trong một phép lai khác, người ta cho giao phối giữa hai chuột P và thống kê qua nhiều lứa đẻ, thu được ở con lai F1 có: - 25% chuột thân xám lông xù. - 25% chuột thân xám lông thẳng. - 25% chuột thân đen lông xù. - 25% chuột thân đen lông thẳng. Biện luận để xác định kiểu gen, kiểu hình của hai chuột P và lập sơ đồ lai. ---------- Hết ----------.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN QUỐC HỌC THỪA THIÊN HUẾ NĂM HỌC 2008 - 2009 ----------------------------------------------------HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN SINH HỌC Câu 1: (1 điểm) 0.25 - Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen trước những điều kiện môi trường khác nhau. 0.5 - Ví dụ: Giống lúa DT10 có thể đạt năng suất tối đa 13,5 tấn/ha/vụ trong điều kiện gieo trồng tốt nhất, còn trong điều kiện bình thường chỉ đạt năng suất bình quân 5,0 - 5,5 tấn/ha./ Trong khi đó giống lúa Tám thơm đột biến cho năng suất tối đa không vượt quá 5,5 tấn/ha. ( HS có thể cho ví dụ khác). 0.25 - Mức phản ứng là di truyền được vì mức phản ứng do kiểu gen quy định. Câu 2: (1.5 điểm) 0.5 - Ngành kỹ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh / với kiểu gen của cơ thể gốc được gọi là công nghệ tế bào. 0.5 - Gồm 2 công đoạn : Tách tế bào hoặc mô từ cơ thể rồi mang nuôi cấy để tạo mô sẹo, / dùng hoocmôn sinh trưởng kích thích mô sẹo phân hoá thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh. 0.5 - Công nghệ tế bào được ứng dụng trong vi nhân giống hay nhân bản vô tính, / lai tế bào xôma để tạo ra biến dị tổ hợp hoặc trong chọn dòng tế bào tạo ra cây trồng sạch bệnh hoặc tạo ra giống mới. Câu 3: (1 điểm) 0.25 - Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen do ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong và ngoài cơ thể tới phân tử ADN. 0.5 - Đột biến gen thể hiện ra kiểu hình thường có hại cho bản thân sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hoà trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, / gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin. 0.25 - Chúng có ý nghĩa trong chăn nuôi và trồng trọt vì trong thực tế có những đột biến gen có lợi cho con người. Câu 4: (1 điểm) 0.5 - ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 khoẻ hơn, sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu tốt, / các tính trạng hình thái và năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội hơn cả hai dạng bố mẹ. 0.25 - Người ta không dùng cơ thể lai F1 làm giống vì nếu làm giống thì đời sau, qua phân ly, sẽ xuất hiện các kiểu gen đồng hợp về các gen lặn có hại dẫn đến ưu thế lai giảm. 0.25 - Muốn duy trì ưu thế lai phải dùng biện pháp nhân giống vô tính (giâm, chiết, ghép...)..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Câu 5: (1 điểm) Mỗi ý cho 0,1 điểm. + Bảo vệ hệ sinh thái rừng: - Xây dựng kế hoạch để khai thác nguồn tài nguyên rừng ở mức độ phù hợp. - Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia... - Trồng rừng. - Phòng cháy rừng. - Vận động đồng bào dân tộc ít người định canh, định cư. - Phát triển dân số hợp lý, ngăn cản việc di dân tự do tới ở và trồng trọt trong rừng. - Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ rừng. + Bảo vệ hệ sinh thái biển: - Có kế hoạch khai thác tài nguyên biển ở mức độ vừa phải. - Bảo vệ và nuôi trồng các loài sinh vật biển quý hiếm. - Chống ô nhiễm môi trường biển. Câu 6: (1điểm) 0.5 - Giảm phân là sự phân chia của tế bào sinh dục (2n) ở thời kỳ chín, qua 2 lần phân bào liên tiếp, tạo ra 4 tế bào con đều mang bộ NST đơn bội (n). 0.5 - Gọi là giảm phân vì số NST ở tế bào con (n) giảm đi một nửa so với tế bào mẹ (2n). Câu 7: (1 điểm) Hai ADN con sau nhân đôi giống ADN mẹ do quá trình nhân đôi diễn ra theo các nguyên tắc: 0.25 - Nguyên tắc khuôn mẫu: nghĩa là mạch mới tạo ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ. 0.25 - NT Bổ sung: Sự liên kết các nu. ở mạch khuôn với các nu. tự do là cố định: A liên kết với T hay ngược lại; G liên kết với X hay ngược lại. 0.25 - Nguyên tắc giữ lại một nửa (bán bảo toàn): trong mỗi ADN con có 1 mạch của ADN mẹ (mạch cũ) , còn 1 mạch mới được tổng hợp. 0.25 - Có trường hợp ADN con khác ADN mẹ nếu xảy ra đột biến trong qua trình nhân đôi. Câu 8: (0.5 điểm) - Gọi x là số đợt nguyên phân, ta có: 0.25 - Số tế bào con tạo thành = 2x = 26 = 64 tế bào. 0.25 - Số NST cần cung cấp = (2x - 1).20 = 1260 NST đơn. Học sinh có thể làm theo cách lý luận: 0.25 - 1 TB np = 2 TB np = 4 TB np 8 TB np 16 TB np 64 TB (sau khi nguyên phân 6 đợt). 0.25 - 64 tế bào con đều mang bộ NST 2n. - Số NST cần cung cấp = (64 x 20) - 20 = 1260 NST đơn.. np. 32 TB.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Câu 9: (2 điểm) a) Giải thích và sơ đồ lai: 0.5 - P : Xám xù (TC) x Đen thẳng (TC) F1 : đồng loạt Xám xù. Suy ra: + P phải thuần chủng, Xám xù là trội hoàn toàn so với đen thẳng là lặn. + quy định gen: Xám : A ; đen : a ; Xù : B ; thẳng : b. 0.5 - P : Xám xù (TC) x Đen thẳng (TC) AABB aabb GP : AB ab F1 : 100% AaBb ( 100% Xám xù). 0.25 0.25 0.25 0.25. b) Phép lai khác: Phân tích từng cặp tính trạng ở con lai F1, ta có: - Về màu thân: Xám / đen = 1 : 1 là tỷ lệ của lai phân tích. Suy ra: P : Aa x aa - Về hình dạng lông: Xù / thẳng = 1 : 1 là tỷ lệ của phép lai phân tích. Suy ra: P : Bb x bb - Trường hợp 1: P : AaBb x aabb GP: AB, Ab, aB, ab ab F1 : Cho kết quả đúng - Trường hợp 2: P : Aabb x aaBb GP: Ab, ab aB, ab F1 : Cho kết quả đúng. LƯU Ý: Điểm toàn bài làm tròn đến 0.25 --------------------.
<span class='text_page_counter'>(5)</span>