Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

cau chuyen ve Bac Ho

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.88 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>NHỮNG MẨU CHUYỆN VỀ BÁC HỒ </b>
<b>VỚI ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ.</b>


<b>NHƯ ÁNH SÁNG MẶT TRỜI</b>


Năm 1956, tôi được cử về Hà Nội tham gia đoàn đại biểu các dân tộc thiểu số đi
thăm Trung Quốc bốn tháng. Trên đường đi, tôi nghĩ bụng lần này có dịp về Hà Nội, chắc
thế nào cũng được gặp Bác Hồ. Về đến Hà Nội, nhiều cái vui thích, những điều tơi tự hào
và thích hơn cả là nhờ Đảng, nhờ Bác Hồ, những người Mông cơ cực như tơi mới được
tới thủ đơ u dấu của mình. Thủ đô Hà Nội bây giờ thực sự là của chung các dân tộc của
cả người Mơng chúng tơi.


Đồn chúng tôi sang Trung Quốc, tới nhà máy hay công xã nhân dân nào cũng
thấy anh chị em công nhân và các xã viên nói đến Hồ Chủ tịch một cách kính mến. Thì ra
khơng phải chỉ tơi là người Việt Nam, người Mông, đã qua khổ ải cơ cực, được cách
mạng cứu sống, mới luôn nhớ đến Bác Hồ, mà cả ở nước bạn, bà con anh em cũng kính
trọng Bác. Tôi càng nghĩ tới công ơn Bác và càng muốn được gặp Bác.


Hết thời gian tham quan, về nước, hôm sắp sửa trở lại Đồng Văn, tôi được tin sẽ
được đến thăm Bác ở Phủ Chủ tịch. Tin ấy làm tơi vui như người đói được ăn, người khát
được uống. Tơi vui sướng như hồi nhỏ cịn ở nhà, mỗi lần đi xa được về với mẹ. Đêm
hôm ấy tôi ngủ không yên, đợi mãi trời mới sáng. Rồi chúng tôi được đưa đến Phủ Chủ
tịch. Bước chân lên thềm nhà cao rộng, đẹp đẽ, tôi hồi hộp vô cùng. Gặp Bác, người tơi
nóng ran lên vì xúc động , tơi nhìn Bác khơng chớp mắt. Hơm ấy, tơi được tận mắt nhìn
thấy Bác. Bác đến với chúng tơi rất giản dị, với bộ quần áo màu gụ và đôi dép cao su đen.
Bộ quần áo Bác mặc làm tơi thấy gần gũi, quen thuộc, u thích như bộ quần áo tà pủ
người Mông của chúng tôi thường mặc. Bác với người Mông gần nhau quá, tôi cứ tưởng
Bác như người già đang ở trong nhà mình. Bác tươi cười hỏi thăm sức khỏe mọi người,
rồi Bác hỏi ngay đến đời sống và tình hình làm ăn của các dân tộc miền núi. Bác hỏi:


- Đất đã cho ngô khoai tươi tốt, nuôi sống các cô, các chú, thế ngô khoai ăn xong,


bây giờ các cô, các chú lấy gì mà trả lại cho đất nào?


Tất cả chúng tơi im lặng trước câu hỏi của Bác, lúng túng không biết trả lời thế nào
cho phải. Thấy vậy, Bác nói: “Phải chăm bón, làm cho đất tốt thì người mới no, phải cải
tiến kĩ thuật”. Bác cũng căn dặn chúng tơi phải cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư,
khơng được xa rời quần chúng: mình là đại biểu của các dân tộc ít người đã khổ cực nhiều
rồi, nay được cách mạng, được Đảng dắt ra khỏi cuộc đời tăm tối, được quần chúng tin
yêu cử ra làm việc, thì khơng lúc nào được rời xa quần chúng; làm cán bộ là làm đầy tớ
nhân dân chứ không phải làm quan… Tôi nhớ rất kĩ lời dạy này của Bác. Tơi nghĩ mình
làm việc cho quần chúng thì ít, ngược lại, quần chúng có thể giúp mình nhiều. Tơi nghĩ
đơn giản thế này: “Giá như bây giờ mình thiếu ăn, mỗi nhà cho một ống thì thừa ăn ngay,
nhưng mình bắt tay vào làm giúp quần chúng thì có được là bao !”. Tôi thấy những lời
Bác dạy thật chí lý, chí tình, càng áp dụng vào thực tế càng thấy thấm thía.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Bác, về Chính phủ. Thấy tôi kể nhiều chuyện Bác Hồ là người thương yêu các dân tộc,
chỉ bảo các dân tộc làm ăn sinh sống, mẹ tôi vẫn khuyên tôi:


- Thôi, con cứ yên tâm mà đi làm việc cho nhân dân như Cụ Hồ bảo. Nhà có gì khó
khăn, mẹ và em con sẽ cố gắng vượt qua.


Có lời Bác dạy, lại được mẹ động viên, từ đấy trở đi, tôi không thấy lịng mình băn
khoăn nữa, mặc dù hồn cảnh gia đình tơi cịn nhiều khó khăn. Nhiều đêm phải đi cơng
tác trong gió mưa lạnh buốt, nhớ những lời dạy bảo của Bác, tơi lại ấm lịng vượt qua.


Năm 1958, tôi vinh hạnh được nhân dân bầu vào Quốc hội khóa II. Sau kì họp thứ
nhất, Bác mời những đại biểu của các dân tộc ở lại. Tôi lại được gặp Bác một lần nữa. Vui
mừng hơn lần trước vì lần này tôi được ngồi cạnh Bác. Bác quay sang hỏi chuyện tơi bằng
tiếng phổ thơng. Thấy tơi nói được ít, Bác hỏi:


- Cháu là người dân tộc nào?



- Thưa Bác, cháu là người dân tộc Mơng ạ!


Bác liền nói chuyện với tôi bằng tiếng Quan Hỏa là thứ tiếng mà tôi rất thạo. Khi
chúng tôi ra về, Bác không quên cho chúng tôi kẹo bánh mang về để làm quà cho người
già và trẻ con.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×