Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Nhung qua bom khong ngoi noBaiPhong tranh mot soloai bom dan va thien tai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 22 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Những quả bom không ngòi nổ Theo VTV - 11/06/2010. Đối mặt với tử thần khi xử lý bom đạn chưa nổ đòi hỏi bộ đội công binh phải có lòng dũng cảm và thần kinh thép. Vậy nhưng trong những giây phút sinh tử ấy, nhiều quả. bom mà khi xử lý đã khiến họ thật sự xúc động, đó là những quả bom không bao giờ nổ.. Hình minh hoạ. Được tạo ra bởi những chiến sỹ cách mạng nằm trong lòng địch khi cố tình không lắp ngòi nổ vào quả bom. 4 trong tổng số 8 quả bom vừa được Bộ đội công binh công ty xây dựng Lũng Lô (Bộ Quốc phòng) phát hiện và xử lý là những trường hợp như vậy. Thượng tá Trần Văn Đồng, Phó Tổng Giám đốc công ty xây dựng Lũng Lô phát biểu: “Như bao quả bom trước đó, việc tính toán và xử lý được các sỹ quan công binh thao tác một cách cẩn thận”. Căng thẳng lên đến đỉnh điểm khi vòng xoay kíp nổ nhích từng chút, thế rồi vỡ oà ra khi bên trong quả bom chỉ là khối thuốc nổ lặng câm vì không có ngòi nổ. Điều còn lại ở nơi nguy hiểm này đó là sự xúc động của người phá bom. Sự xúc động của họ được qui ra bằng bao nhiêu sinh mạng được cứu, bao nhiêu căn nhà và mảnh vườn được bình yên khi mỗi quả bom không nổ và hơn hết là sự biết ơn tấm lòng yêu chuộng hoà bình của người lắp những quả bom này cách đây hơn 40 năm về trước, khi họ sống trong lòng địch. Những chiến sỹ công binh là những người hạnh phúc nhất khi gặp quả bom như vậy, họ gọi là bom phản chiến. Quá trình nạo vét tuyến kênh Đồng Tiến - Lagrange thuộc 3 tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp, Bộ đội công binh công ty xây dựng Lũng Lô đã xử lý được 10 tấn bom đạn. Mới.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> đây nhất, 9 quả bom cỡ lớn, trong đó có cả bom hoá học nằm sâu 5-7 mét dưới lòng đất cũng đã được xử lý an toàn. Công việc rà phá bom đạn vẫn còn tiếp diễn và nguy hiểm, nhưng chính sự ủng hộ của người dân và cả “những quả bom phản chiến” sẽ là nguồn động viên rất lớn để Bộ đội công binh, công ty xây Lũng Lô làm tròn nhiệm vụ.. Phát hiện hơn 140 ngòi nổ và pháo đạn ở Kon Tum Theo vietnamplus.vn - 01/07/2010. Lực lượng quân đội xử lý hiện trường. (Ảnh: Sỹ Thắng/Vietnam+). Một hầm chứa hơn 140 ngòi nổ, đạn, pháo các loại sử dụng trong chiến tranh đã được lực lượng công binh (Bộ chỉ huy quân sự Kon Tum) tìm thấy tại nhà khách của cơ quan Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Kon Tum. Sau hơn 1 ngày rà phá, tìm kiếm, đến 9 giờ sáng 1/7, lực lượng công binh đã phát hiện trên 140 ngòi nổ, pháo, đạn các loại trong diện tích 25m2, trong đó, có 42 quả pháo 105 ly, 5 quả pháo 155 ly, 1 ống phóng M72 (pháo vác vai), 4 quả đạn cối 82 ly, 1 mìn định hướng. Riêng trong sáng nay, lực lượng còn phát hiện thêm một số loại đầu đạn nổ và 1 quả rocket. Theo Thiếu tá Nguyễn Hoài Sơn, chủ nhiệm Công binh (Bộ chỉ huy quân sự Kon Tum) đây là hầm chứa bom, đạn cũ của Mỹ với số lượng lớn. Hiện vẫn còn nhiều bom, đạn các loại vẫn còn trong khu vực này. Thiếu tá Nguyễn Hoài Sơn cho biết lực công binh sẽ tiếp tục mở rộng khu vực tìm kiếm cho đến khi khu này an toàn tuyệt đối để đảm bảo thi công. Riêng số lượng pháo, đạn tìm được sẽ được vận chuyển và bảo quản ở nơi an toàn. Hầm chứa bom, đạn trên đã được lực lượng thi công của nhà khách Bộ chỉ huy quân sự Kon Tum phát hiện lúc 7 giờ ngày 30/6 trong thi công xây dựng công trình. Lực lượng quân đội đang tiếp tục tìm kiếm và xử lý hiện trường./.. Phát hiện 902 quả bom ngay dưới nền nhà hàng ở Nhật Theo VTC - 15/07/2010.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> (VTC News) - Thông tấn Pháp AFP ngày 15/7/2010 dẫn nguồn tin từ nhà chức trách Nhật Bản cho biết trong 2 ngày qua, lực lượng rà phá bom mìn của nước này đã phát hiện hơn 900 quả bom có từ thời Chiến tranh thế giới thứ II ngay bên dưới nền đất của một nhà hàng trên đảo Okinawa. Tin liên quan » Robot phá bom mìn bằng tên lửa » Nước mắt vẫn rơi vì hậu quả bom mìn sau cuộc chiến » Khắc phục hậu quả bom mìn vì bình yên cuộc sống » Sống với... bom mìn » Thuỷ lôi phát nổ, 5 ngư dân chết và bị thương. Cảnh sát Nhật Bản cho hay, số bom đạn cực lớn trên bắt đầu được phát hiện vào sáng ngày hôm qua (14/7) khi các công nhân xây dựng đang thi công dự án mở rộng một con đường ở thành phố Itoman trên đảo Okinawa.. Lực lượng rà phá bom mìn của Nhật Bản đang xử lý số bom đạn nguy hiểm còn sót lại sau chiến tranh. Kiyotaka Maedomari, một quan chức cảnh sát cao cấp của thành phố Itoman cho biết trước khi tiến hành thi công các công nhân xây dựng đã sử dụng máy dò kim loại và phát hiện ra số bom này. Ngay sau khi phát hiện các dấu hiệu bất thường, cảnh sát đã được thông báo và ngay lập tức một đội phá bom chuyên nghiệp đã được điều động đến hiện trường. Sau hơn 1 ngày tìm kiếm và tháo dỡ, tổng cộng có 902 quả bom đã được phát hiện và đưa đi xử lý. Theo những đánh giá ban đầu, hơm 900 quả bom này đều có nguồn gốc từ Thế chiến thứ II. Okinawa trước đây từng là nơi diễn ra một trận chiến đẫm máu kéo dài 82 ngày giữa quân Phát Xít Nhật và lực lượng Mỹ. Khoảng 190.000 người Nhật, một nửa trong số đó là dân thường đã chết trong trận chiến này..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Bom đạn chiến tranh vẫn thường xuyên được tìm thấy trên toàn lãnh thổ Nhật Bản trong hàng chục năm qua, đặc biệt là khu vực thủ đô Tokyo. Tuy nhiên, có một điều đáng mừng là tỷ lệ thương vong do tàn tích bom đạn chiến tranh ở Nhật Bản luôn rất thấp. Theo số liệu ước tính, có tổng cộng khoảng 10.000 tấn bom đạn chưa nổ vẫn tồn tại ở Okinawa sau Chiến tranh thế giới thứ II. Trong số này có 4.500 tấn bom đạn của người Mỹ để lại khu vực này vào năm 1972. Lực lượng công binh Nhật Bản đã dò tìm và xử lý được khoảng 1.500 tấn và ước tính phải mất đến 80 năm mới có thể phát hiện và loại bỏ số vũ khí này trên toàn lãnh thổ Nhật.. TT-Huế: Phát hiện khối lượng lớn bom đạn chiến tranh Theo Báo Nông nghiệp - 03/09/2009. * Di dời an toàn quả bom trên bãi tắm Nhật Lệ Trong lúc đang dò tìm, rà soát kiểm tra vật liệu nổ tại 5 xã vùng cao huyện A Lưới, Ban Chỉ huy quân sự tỉnh TT-Huế đã phát hiện 17 quả bom lớn các loại cùng số lượng lớn bom bi, mìn, lựu đạn. Trong số đó đặc biệt có 4 quả bom cỡ hạng nặng trên 1.000 cân Anh (khoảng 454 kg) trở lên, 5 quả bom nặng 500 cân Anh, 8 quả nặng từ 100 đến 250 cân Anh. Ngoài ra các đơn vị công binh cũng đã tìm thấy hơn 400 quả đạn cối và pháo đầu nổ cùng với hàng trăm quả bom bi, mìn, lựu đạn đủ kích cỡ lớn bé và hơn 3 tấn mảnh bom đạn. *Tổ chức MAG (tổ chức rà phá bom mìn) đã xử lý và vận chuyển an toàn quả bom MK82 có khối lượng gần 200 kg nằm trên bãi biển Nhật Lệ, TP Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) về khu vực nổ tập trung chờ kích nổ. Bãi tắm Nhật Lệ là khu vực đông dân cư và khách du lịch, nhưng cũng phải mất 3 ngày quả bom này mới được xử lý. Quả bom này có chiều dài hơn 1,5m, đường kính từ 20-35cm, được một nhóm công nhân Cty TNHH Tân Hưng Thịnh (tỉnh Quảng Bình) phát hiện trong khi đang thi công công trình nâng cấp hệ thống kè biển Nhật Lệ.. Nghề “săn” bom đạn Theo suckhoedoisong.vn - 01/09/2009. Thôn Tân Hiệp (thuộc xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ) không khác lắm với những thôn nghèo ở vùng đất gió Lào Quảng Trị. Do ở ngay sát các vùng chiến sự ác liệt trưóc năm 1975 nên phần lớn người dân ở đây sau ngày giải phóng đã biết mưu sinh bằng cái nghề "mang tử thần trên vai": thu lượm và khai thác phế liệu chiến tranh (PLCT) - như người dân ở đây ví von....

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Thôn nghèo sống nhờ... "tử thần". Nghe chúng tôi hỏi về nghề khai thác PLCT ở Tân Hiệp, ông Trưởng thôn Phạm Văn Phương lắc đầu nói: "Trong các thôn của xã Cam Tuyền thì Tân Hiệp dẫn đầu về số lượng người làm nghề này, cũng như về số người chết và thương tật vĩnh viễn. Chỉ cần đi quanh quẩn trong xóm thì thấy những "phế nhân" khắp mọi nơi!...". Theo ông Phương, hiện ở Tân Hiệp có đến 80% số dân làm nghề rà PLCT. Số trẻ em của thôn bỏ học để đi rà PLCT cũng khá lớn. Toàn thôn hiện có đến vài chục học sinh trong độ tuổi từ 10-17 bỏ học để theo bố mẹ kiếm sống bằng cái nghề "mang tử thần trên vai". Không ít người ở thôn Tân Hiệp đã phải mang thương tật suốt đời do đào phải bom mìn, vật liệu nổ chiến tranh còn sót lại. Thậm chí, nhiều cái chết thương tâm đã xảy ra... Trong thôn, các chị Trần Thị Chìa, Trần Thị Gái, Mai Thị Thương, Nguyễn Thị Thu... đều mất chồng vì PLCT.... Một quả đạn pháo được "khai quật" Nói về những tai nạn trong khi hành nghề rà PLCT, bà Trần Thị Lé, một công dân của thôn Tân Hiệp tâm sự: "Tính trung bình, mỗi năm thôn Tân Hiệp có chừng 5 - 6 người bỏ mạng do rà phải bom, mìn. Người chết đã đành, đám thanh niên trong làng nhiều người bị cụt tay, chân, mang thương tật suốt đời...". Bà Lé cho biết, sau ngày giải phóng, không hiểu vì sao hàng chục lớp rào thép gai quanh các căn cứ quân sự gần thôn đã bị tháo gỡ, ranh giới giữa làng và các "vùng đất của tử thần" hầu như không còn nên người dân vào đào PLCT rất thoải mái, nhiều khi đào trúng cả một hầm vũ khí, tha hồ mà đục lấy nhôm, sắt. Bên công an, quân đội đã nhiều lần họp với xã, ra nhiều thông báo cấm dân đào PLCT, nhưng đều không có tác dụng... Người dân ở đây còn tổ chức sang "thầu" đào ở các vùng lân cận. Cho dù để lấy được phế liệu phải đào đi xới lại hàng chục lần, nhưng PLCT, trong đó có cả những quả bom mìn chưa nổ ẩn mình dưới những lớp cát vẫn còn sức thu hút người dân ở đây. Vì thế, số gia đình có người tàn phế do đào PLCT ở Tân Hiệp là "chuyện bình thường". Những người hành nghề này ở Tân Hiệp mà chúng tôi gặp đều không có ý định bỏ nghề, chỉ bởi một lý do đơn giản: đó là kế sinh nhai duy nhất của họ - cho dù một trái đạn pháo khi đục ra lấy thuốc nổ, nhôm cũng chỉ kiếm được vài chục ngàn đồng..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Những người thần chết chê Trên con đường dẫn về phía cuối thôn, chúng tôi gặp anh Nguyễn Văn Cận đang đạp xe đi đào PLCT về, những thanh nhôm cũ, những trái pháo gỉ sét vẫn còn lủng lẳng phía sau xe. Sau khi yêu cầu không được chụp ảnh vì "không muốn lên báo", anh Cận cho biết làm nghề đào phế liệu này cũng hơn 10 năm rồi. Vốn ban đầu chỉ chừng 300-400 ngàn đồng để mua máy rà kim loại bán đầy trên chợ Đông Hà và một "lá gan lớn" để đi tìm những quả bom, trái mìn. Thường thường mỗi ngày cũng kiếm được ba, bốn chục ngàn đồng tiền bán PLCT, cũng có ngày đào trúng bom hoặc các phương tiện chiến tranh khác, thu sắt nhôm nhiều bán được cả trăm ngàn, thậm chí cả triệu đồng nhưng những lần trúng như thế rất hiếm. Trả lời câu hỏi của chúng tôi: "Thế có sợ chết không?", anh Cận cười gượng gạo: "Chết đói cũng là chết vậy". Vợ và các con nhỏ của anh đang chờ những bữa cơm trưa vào tầm 1giờ như thế này, hôm nào không có "lộc" là lũ con buồn lắm. Đây đó trên con đường cấp phối dẫn qua thôn, vặt vẹo những hình hài thanh niên lê bước trên nạng gỗ. Họ là những người "thần chết chê". Ngồi trước mặt chúng tôi là anh T.V.T (yêu cầu được giấu tên), người mà dân trong thôn Tân Hiệp cho là "cao số" nhất - một trái cối 81 đã hất tung anh lên ngọn tre, lấy đi một chân. "Cối 81 có lạ gì với tui? Tui đã từng mần ba bốn chục trái rồi, nhưng hôm đó sẩy tay đập trúng hột nổ nên mới khổ vậy đó", anh T. nói.. Sau khi kể vanh vách những nạn nhân là những người lối xóm đã bỏ mạng vì đào đục phế liệu mà mình là người may mắn hơn họ, anh T. đưa chúng tôi đến thăm nhà chị Hồ Thị Ké, một phụ nữ có "thâm niên cao" trong nghề rà PLCT. Trong căn nhà tuềnh toàng của mình, chị Ké kể trong xót xa: Năm 1996, do con còn nhỏ, chị phải ở nhà trông con để chồng đi đào PLCT cùng chúng bạn trong thôn. Một ngày, chị như chết đứng khi nhận được tin chồng đã vướng bom. Nghe anh em trong nhóm kể lại, hôm đó, máy rà phát hiện tín hiệu có kim loại, chồng chị tưởng chỉ là miếng sắt nhỏ nên không mở rộng hố đào, không ngờ cuốc phải bom bi phát nổ, bị mảnh bi bắn vào góc mắt xuyên qua đầu chết ngay tại chỗ. Vậy là người vợ goá trở thành lao động chính một mình nuôi 3 đứa con mà đứa bé nhất mới 8 tháng tuổi. Không biết nuôi thân, nuôi con bằng cách gì, chị đành "nối nghiệp" chồng, gắn cuộc đời với cái máy dò kim loại và mảnh rừng xa..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Một nạn nhân bị thương do vướng phải bom, mìn. Bao giờ Tân Hiệp thoát khỏi nghề hiểm nguy? Trao đổi với chúng tôi, Chủ tịch UBND xã Cam Tuyền Nguyễn Thanh Trung, chua xót: "Xã đã làm mọi cách để người dân từ bỏ nghề rà PLCT nhưng do đời sống của họ rất nghèo khó, chạy ăn từng bữa, nên vẫn phải theo nghề này...". Theo ông Trung, do đặc điểm thổ nhưỡng ở thôn Tân Hiệp đất chỉ trồng được một vụ đậu phụng vào mùa mưa. Còn những mùa khác, do hệ thống thuỷ lợi kém nên đất khô cằn, các loại cây trồng đều cội cạo, năng suất rất thấp. Thế nên, việc cả thôn phải hành nghề rà PLCT cũng là điều dễ hiểu... Nói về những hiểm hoạ của nghề rà PLCT, nhiều người dân ở Tân Hiệp đều thừa nhận họ biết điều đó nhưng không làm nghề này thì làm gì để sống bây giờ? Chính quyền xã cũng nặng lòng lắm với thôn nghèo "đất cày lên sỏi đá", tìm mọi cách để vực cuộc sống người dân lên, bởi chỉ có đủ ăn, đủ mặc người Tân Hiệp mới có hy vọng thoát khỏi cái nghề hiểm nguy từng ngày. Để hạn chế số người tham gia rà PLCT ở thôn Tân Hiệp, cũng như các thôn trên địa bàn xã, điều cốt yếu bây giờ là phải làm sao tạo điều kiện cấp thêm đất sản xuất cho địa phương nhằm giải quyết công ăn, việc làm. Một điều tưởng chừng đơn giản như thế nhưng ở Tân Hiệp, nơi cách không xa những vùng đất sầm uất như Lao Bảo, Đông Hà... mà cuộc đổi đời ở đây sao vẫn còn quá xa xôi đối với nhưng số phận đáng thương.... Cận cảnh bom đạn dội xuống Gaza Theo VnExpress - 12/01/2009. Bom và tên lửa của Israel ngày đêm cày xới mảnh đất Gaza của Palestine trong suốt 3 tuần qua với mục tiêu là chiến binh Hamas, nhưng dân thường địa phương lại phải chịu cảnh 'cháy thành vạ lây' nặng nề. > Cảnh Gaza hoang tàn vì chiến tranh / Ảnh đường hầm chằng chịt tại Gaza.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Các mục tiêu tại Gaza bị máy bay Israel đánh phá. Ảnh: Reuters.. Những tiếng nổ nhỏ ban đầu được nối tiếp bằng hàng loạt vụ nổ lớn hơn trong mỗi đợt oanh kích. Ảnh: Reuters..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Khói bốc cao từ một mục tiêu là đường hầm ở Rafah, phía nam Dải Gaza giáp Ai Cập, bị trúng bom. Ảnh: AP.. Đạn pháo Israel nổ phía trên Dải Gaza. Ảnh: Getty Images..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Cơn mưa đạn pháo trút xuống các mục tiêu Hamas nằm giữa khu dân cư. Ảnh: Reuters.. Khói lửa rực sáng một góc thành phố Jabalia thuộc Dải Gaza. Ảnh: AFP..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Một toà nhà 5 tầng tại phía bắc Gaza đang bị san phẳng sau một cuộc dội bom của Israel, làm chết 7 người gồm cả trẻ sơ sinh. Ảnh: Reuters.. Trực thăng chiến đấu Israel đang bắn pháo sáng gần khu vực biên giới nước này với Dải Gaza. Ảnh: AP..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Đạn pháo nổ sáng rực một góc trời Gaza. Ảnh: AP.. Khói đen bao trùm thành phố của người Palestine. Ảnh: Reuters.. Na Uy khai tử bom chùm Theo Báo đất Việt - 21/07/2010. Nhằm ủng hộ và củng cố Hiệp ước về Bom chùm (bom mẹ) có hiệu lực từ 1/8/2010, Roger Ingebrigtsen, đại diện Bộ Quốc phòng Nauy đã ấn nút phá huỷ kho bom chùm cuối cùng của nước này.. Vụ phá huỷ diễn ra tại một hầm mộ cũ tại Lokken Verk, phía nam thành phố Trondheim, là bước tiến quan trọng trong việc thực thi theo Hiệp ước về bom chùm của Nauy. Hiệp ước quốc tế về Bom chùm là hiệp ước cấm sử dụng, tàng trữ, chế tạo,.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> chuyển giao bom chùm trên toàn cầu cũng như yêu các nước ký kết ủng hộ, hỗ trợ tài chính cho các nạn nhân sống sót hoặc cộng dồng dân cư phải gánh chịu hậu quả từ loại vũ khí nguy hiểm này. Hiện 37 quốc gia chính thức phê chuẩn như Nhật Bản, Đức, Pháp, Anh, Nauy, Tây Ban Nha và 106 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia ký kết.. Những quả bom chùm chưa nổ gây ẩn hoạ khôn lường, cướp đi sinh mạng hàng trăm nghìn người tại nhiều quốc gia từng trải qua chiến tranh. Các ông lớn sở hữu những kho bom chùm lớn nhất trên thế giới bao gồm: Mỹ, Nga, Ấn Độ vẫn chưa tham gia ký kết hiệp ước, cho thấy sự đồng thuận của quốc tế trong vấn đề giảm thiểu nguy hiểm do vũ khí chiến tranh còn gặp nhiều khó khăn. Nauy là quốc gia đầu tiên khởi xướng quá trình nhằm tiến tới một công cụ mang tính quốc tế về cấm bon, đạn chùm. Sau một quá trình dài, ý tưởng đã được gần 150 nước thông qua với tên gọi: Hiệp ước về bom chùm, được ký kết tại Dudblin (Bắc Ireland). Trong bài phát biểu trong buổi lễ phá huỷ kho bom chùm cuối cùng, ông Roger nói đến mối nguy hiểm nghiêm trọng của loại bom, đạn chùm. Đây là loại vũ khí đã giết và làm bị tương hàng nghìn, hàng triệu người dân thường. Để hiểu cơ chế sát thương nguy hiểm của bom chùm, cần tìm hiểu về cấu tạo và cơ chế hoạt động của chúng. Bom chùm là loại bom mang trong mình các loại bom bi, đạn, lựu đạn cỡ nhỏ và được phóng ra từ các dàn phóng, máy bay thả bom (đạn thứ cấp). Khi nổ, bom chùm không có tác dụng với mục tiêu mà giải phóng đạn thứ cấp trong phạm vi lớn, gây hậu quả sát thương cao với người, phá huỷ xe cơ giới. Điển hình trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ sử dụng loại bom chùm mang các đạn dược thứ cấp như bom bi. Bom thứ cấp thường có loại phổ biến là bom bi BLUE-46 (bom bi quả ổi) với khoảng 300 viên bi, chứa trong bom chùm là CB U2 5; bom bi BLU-3/B (bom bi quả dứa) với.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> khoảng 350 viên bi được phóng từ dàn CBU 14A/A với 6 ống phóng; bom bi BLU-24 (bom bi quả cam). Đạn thứ cấp thường gồm đạn 105 mm HE M44 và HE chứa lựu đạn bên trong. Còn rocket chứa lựu đạn là loại 2,75 inches.. Cơ chế hoạt động của một loại bom chùm CBU-97. Ngoài ra, bom chùm còn tiếp tục gây nguy hiểm cho các quốc gia từng hứng chịu việc tấn công bằng loại bom, đạn chùm: nhiều quả bom chưa phát nổ dưới đất, trở thành mối nguy hiểm tiềm tàng. Theo ước tính, có 5-30 % số bom con từ bom chùm không phát nổ ngay. Nhiều quốc gia phải gánh chịu hậu quả hậu chiến, trong đó có Việt Nam, Lào, Iraq… Thống kê của tổ chức quốc tế phi chính phủ Handicap, mỗi năm trên thế giới có 150.000 đến 200.000 người là nạn nhân của bom, đạn chùm chưa phát nổ. Phần lớn nạn nhân là trẻ em (60 % nạn nhân của bom chùm ở Đông Nam Á là trẻ em). Tại Việt Nam, từ năm 1975 đến nay, các loại bom, đạn, trong đó có bom chùm phát nổ đã khiến hơn 100.000 người thiệt mạng hoặc bị tàn phế. Ngoài cướp đi sinh mạng con người, bom chùm đang cản trở lớn sự phát triển tại nhiều địa phương của Việt Nam, bởi chúng ngăn cản người dân tiếp cận chỗ ở, nguồn nước mới cũng như hệ thống vệ sinh... Đối với Nauy, bước tiến trong việc phá huỷ kho bom chùm cuối cùng thể hiện cam kết mạnh.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> mẽ rằng, quốc gia này sẽ không bao giờ sử dụng loại vũ khí này. Bên cạnh đó, các ngân quỹ dành cho phát triển loại bom chùm sẽ được tái phân bổ trong việc làm sạch các khu vực có bom đạ và hỗ trợ nạn nhân. Kho bom đầu tiên của Nauy đã phá huỷ tại Lokken Verk từ 29/4/2009.. Máu vẫn đổ sau 35 năm Xem tin gốc Báo Nông nghiệp VN - 2 tuần trước 145 lượt xem. 35 năm sau ngày đất nước giải phóng nhưng trên vùng đất lửa Quảng Trị từng ngày vẫn còn vọng lên những tiếng nổ chết người do bom mìn còn sót lại sau chiến tranh gây ra. Hơn 83,8% diện tích đất, chủ yếu đất nông nghiệp địa phương này bị ô nhiễm bom mìn. Facebook Twitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này. Quả bom dài 3,5 m nằm ngay gần nhà dân ở xã Hải Quế, huyện Hải Lăng được bà con phát hiện trong lúc làm đồng. Đạn nổ giữa sân trường Trước mặt tôi là một nông dân cụt mất hai cánh tay và mất một mắt. Người dẫn đường giọng chua xót: “Có lẽ anh Nguyễn Quốc Tịnh ở xã Cam Thành, huyện Cam Lộ, là một trong ít người lãnh cú đúp tai nạn do bom mìn gây ra”. Ngồi xuống chiếc ghế nhỏ, anh Tịnh vẫn còn cái nét bàng hoàng trên khuôn mặt: “Năm lên 12 tuổi tôi bị một quả đạn nổ cắt đứt cánh tay trái. Lúc ấy tôi ngất xỉu chẳng biết gì nữa. Sau này khi có gia đình, con của tôi đang nhỏ chưa hiểu biết gì nên cháu cứ hỏi một cánh tay của bố đi đâu rồi... Rồi một điều không may lại ập xuống với bản thân tôi. Năm 2008, khi tôi cúi người xuống dùng một cánh tay còn lại xô một hòn đá dịch đi nơi khác, khi đá vừa lăn bất ngờ quả bom bi phát nổ lại cướp mất cánh tay còn lại và một con mắt của tôi. Bây giờ mọi sinh hoạt trong cuộc sống tôi phải nhờ vợ và các con giúp đỡ ”. Vụ nổ đạn xảy ra ở xã Húc, huyện Hướng Hóa làm Võ Hảo, 16 tuổi chết tại chỗ, Nguyễn Viết Lam (ảnh) 11 tuổi bị thương nặng ở hai mắt, hai chân. Khi tôi kể lại câu chuyện của Tịnh, ông Ngô Xuân Hiền - cán bộ của tổ chức Renew (Phục hồi môi trường và khắc phục hậu quả chiến tranh) ở Quảng Trị , buông giọng: “Cũng thương tâm thật song ở Quảng Trị chỗ nào mà chẳng có bom mìn sót lại. Ngày 27/2/2010 vừa rồi một quả đạn 105 ly phát nổ ngay giữa sân trường THCS Nguyễn Huệ ở thành phố Đông Hà, nơi có hơn 500 học sinh đang học”. Ông Hiền cho tôi xem từng mảnh vụn của quả đạn đã bị xé toạc. Dư chấn của tiếng nổ làm rung chuyển ngôi trường. Vụ nổ bắt đầu từ tình huống rất bất ngờ. Sát phòng học của trường còn lại gốc cây được đốn hạ từ năm trước. Gốc cây quá lớn để di dời nên nhà trường đã đốt gốc cây bằng rác thu từ các phòng học. Không một ai biết rằng bên dưới gốc cây có một quả đạn pháo chưa nổ. Sức nóng của việc đốt rác đã làm phát nổ quả đạn pháo, hất văng gốc cây ra xa, làm vỡ kính của ít nhất 10 cửa sổ của ngôi trường ba tầng. Ông Hiền nói nếu vụ nổ xảy ra chậm 5 phút nữa thôi, đúng giờ học sinh ra chơi thì chắc con số thương vong sẽ rất cao. Nhiều người nghĩ rằng ở trường là nơi an toàn. Song vụ nổ đạn này là một.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> bằng chứng mạnh mẽ rằng bom đạn của cuộc chiến tranh đã kết thúc 35 năm nhưng vẫn có thể đang còn ở bất kể nơi đâu. Gây chết người ngay trong dịp Tết Ngược lên huyện miền núi Đakrông, chúng tôi đến thăm gia đình nạn nhân Hồ Văn Nguyên ở xã Mò Ó. Vợ anh Nguyên nghẹn ngào kể: “Ngày 28 Tết vừa rồi, một quả bom bi phát nổ đã cướp đi sinh mạng của chồng tôi”. Sáng ấy anh Nguyên vào rẫy thu hoạch chuối về bán kiếm tiền sắm áo quần mới cho con. Đến khoảng 10 giờ 30, một tiếng nổ phát ra từ nương rẫy của anh Nguyên. Nghe tiếng nổ quá lớn biết chuyện không hay, ông Hồ Văn Hồi, chú ruột của nạn nhân chạy ào đến đã thấy người cháu nằm chết trên mặt đất, hai bàn tay nát bét, mắt bị phá hủy, lỗ chỗ nhiều vết thương từ ngực đến mặt. Ông Hồi nói có thể anh Nguyên đã dùng rựa phát cỏ quanh gốc chuối nên vướng trúng một quả bom bi. Khu vực gia đình nạn nhân làm rẫy chuối là vùng sản xuất nông nghiệp của gần 1.000 người Vân Kiều sống ở thị trấn Krông Klang. Cái chết thương tâm của anh Nguyên đẩy gia đình anh vào hoàn cảnh hết sức bi đát. Vợ và sáu người con gái anh để lại, trong đó người con nhỏ nhất mới chỉ ba tuổi, choáng váng và đau khổ, trước mắt họ là một tương lai mờ mịt. Bi kịch của gia đình là bên cạnh sự đau khổ tột cùng vì mất người thân, còn là sự mất đi người lao động chính duy nhất của họ, người còn gánh trên vai trách nhiệm nuôi bố mẹ già. Cụ Hồ Văn Mông, bố đẻ anh Nguyên than khóc: “Tôi chỉ có mỗi một đứa con trai. Làm sao tôi sống nổi khi mất con”. Có mặt tại gia đình nạn nhân, Chủ tịch hội Chữ thập đỏ huyện Đakrông - bà Lê Thị Lâm Hoa cho biết khu vực xảy ra vụ nổ trên được khai hoang từ năm 1982 phục vụ tái định cư cho những gia đình dân tộc Vân Kiều. Trước đó một vụ nổ đạn năm 1985 đã giết chết 2 người ở khu vực này. Theo một khảo sát về mức độ ảnh hưởng của bom mìn vật nổ sau chiến tranh được các cơ quan chức năng vừa công bố, huyện Đakrông có tỷ lệ bom mìn còn lại cao nhất cả nước, 97% diện tích đất của huyện bị ô nhiễm bom mìn vật nổ sót lại sau chiến tranh. Những “công binh” nông dân Nạn nhân Đỗ Thiên Đăng ở xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong bị bom nổ làm cụt hai chân. Trở về đồng bằng, chúng tôi có mặt tại xã Hải Thái thuộc huyện Gio Linh, nơi có những nông dân được xem như những “công binh”. Hoàng, một nạn nhân bom mìn bị cụt chân cắt nghĩa cái từ “công binh” mà người đời gán cho bà con ở đây: “Có gì ghê gớm đâu. Nghèo quá nên bà con phải đi rà phá bom mìn, tìm phế liệu chiến tranh bán kiếm tiền sinh sống, nuôi con ấy mà. Cái bụng đói thì phải liều đi làm “công binh” mà thôi”. Nghe Hoàng nói mà thật xót xa khi không ít nông dân vì mưu sinh mà bị bom mìn cướp đi một phần thân thể. Ông Đoàn Thìn, trưởng thôn 3B, mắt đỏ hoe nhớ lại: “Để có cuộc sống như hôm nay, nhiều người dân xã Hải Thái phải đổi lấy cả mạng sống của mình. Bố tôi cũng là nạn nhân của bom mìn. Hôm ấy ông cùng bà con làm “công binh”dọn dẹp đất đai để tăng gia sản xuất. Bất ngờ một tiếng nổ long trời vang lên, khói bay mịt mù, 5 người trúng bom chết tại chỗ, 3 người khác bị thương”. Ví trí của xã Hải Thái nằm đoạn cuối trên hàng rào điện tử McNamara do Mỹ dựng lên vào năm 1965 với các vị trí như đồi C1, C2, đồi Phu Lơ dày đặc bom mìn.Không còn sự lựa chọn nào hơn, người dân ở Hải Thái chấp nhận sống chung với bom mìn. Bà Trần Thị Con ở thôn 2 B cho biết 9 đứa con của bà đều lớn lên ăn học bằng tiền thu được từ việc làm “công binh”dọn dẹp, rà phá bom mìn. “Cái chết luôn cận kề nhưng không vì thế mà sợ sệt, mất chí. Phải đi làm để bán kiếm tiền nuôi con ăn học, xây dựng lại nhà cửa”, bà Con nói. Anh Lê Quang Thạnh- phụ trách công tác Thương binh- xã.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> hội xã Hải Thái, ngậm ngùi: “Xã có hơn 100 người chết và 32 người bị thương trong quá trình dọn dẹp bom mìn xây dựng cuộc sống. Thi thoảng con em của trong xã vẫn còn bị chết do gặp phải bom mìn trong lúc đi chăn trâu bò ngoài đồng”. Sự liều lĩnh ấy làm cho nhiều cựu binh Mỹ hết sức ngạc nhiên khi trở lại thăm chiến trường xưa. Bao giờ kết thúc “di sản” chết người? Vì mưu sinh nên nạn nhân bom mìn ở Quảng Trị vẫn chưa dừng lại. Mật độ ô nhiễm bom mìn còn sót lại sau chiến tranh tại Quảng Trị đứng bậc nhất Việt Nam. Từ 1975 đến tháng 10 năm 2008, toàn tỉnh có có 7.024 nạn nhân bom mìn (chiếm 1,2% dân số của tỉnh), trong đó 2.618 nạn nhân tử vong. Nạn nhân là trẻ em chiếm 31% trên tổng số. Năm 2006 có 35 nạn nhân, 2007 có 28 nạn nhân. Từ đầu năm 2008 đến nay đã có 30 nạn nhân bom mìn trong đó có 14 trẻ em. Một thực tế đáng buồn là những nạn nhân bom mìn ở Quảng Trị (và nhiều nơi khác) có cuộc sống vô cùng khó khăn nhưng chưa một cơ quan nào của Nhà nước đứng ra quản lý, giúp đỡ. Họ luôn mong muốn Nhà nước cần có chính sách giúp những nạn nhân có thêm điều kiện cải thiện cải thiện cuộc sống. Song nguyện vọng ấy vẫn chưa biết bao giờ trở thành hiện thực. Nhân viên tổ chức Renew giúp tỉnh Quảng Trị rà phá dọn dẹp bom mìn chưa nổ. Từ năm 2001, Quỹ tưởng niệm Cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam (VVMF) đến Quảng Trị khởi xướng dự án Renew mong muốn mang lại cuộc sống hòa bình cho người dân vô tội, để sớm kết thúc một “di sản” chết người. Đây là một sự chia sẽ có ý nghĩa với người dân Quảng Trị. Cùng với các tổ chức quốc tế như C.P.I, Peace Trees, tổ chức Renew của Mỹ đã giúp Quảng Trị rà phá bom mìn, dọn sạch vật liệu chưa nổ còn sót lại sau chiến tranh, tái định cư... Quảng Trị là tỉnh đầu tiên của Việt Nam được tiếp nhận sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế trong công tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh. Hơn 2000 nạn nhân được hỗ trợ về y tế, phục hồi chức năng, và cải thiện thu nhập. Có hơn 1.000 ha đất được rà phá và bảo đảm sạch sẽ không còn vật liệu nổ .Gần 63.000 quả bom, mìn các loại chưa nổ được phát hiện trong diện tích hơn 1.000 ha đất nói trên. Song với một mật độ ô nhiễm bom mìn như hiện tại ở Quảng Trị, không biết có bao nhiêu đứa trẻ vô tội và bao nhiêu người lớn nữa sẽ bị giết chế hay bị tàn phế. Chiến tranh đã kết thức 35 năm, nhưng bao giờ sẽ kết thúc được “di sản” chết người này?.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Đào được cả kho mìn, đạn cối cỡ lớn ở Tuyên Quang 20/01/2010 18:07 Chiều 20/1, đơn vị công binh huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang nhận được tin báo khẩn phát hiện kho chứa lựu đạn, mìn và đạn cối cỡ lớn của Công ty cổ phần Lâm sản và Khoáng sản Tuyên Quang. Địa điểm phát hiện kho chứa mìn, đạn cối cỡ lớn trên thuộc địa bàn thôn Khuân Ráng, xã Phúc Ứng (Sơn Dương). Trong khi đang thi công san mặt bằng để làm trạm xăng dầu thuộc Công ty cổ phần Lâm sản và Khoáng sản Tuyên Quang thì công nhân máy xúc phát hiện ra kho chứa mìn trên. Không thể thi công tiếp, lãnh đạo công ty đã trực tiếp báo cáo lên đơn vị công binh huyện Sơn Dương và nhờ tháo gỡ. Theo dự đoán, số lựu đạn, mìn và đạn cối này được Pháp tập kết trong thời kỳ chiến tranh. Trong quá trình tháo gỡ, hầu như bề mặt các loại vũ khí này đều han rỉ, biến dạng..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Đến 16h30 cùng ngày, đơn vị công binh của huyện đã đào được khoảng gần 200 quả đạn cối, hơn 100 quả lựu đạn cùng với một số quả mìn. Một số hình ảnh về buổi tháo gỡ mìn, đạn cối, lựu đạn tại Sơn Dương, Tuyên Quang:. Khu vực tìm thấy nhiều mìn, lựu đạn, đạn cối cỡ lớn.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Nhiều quả đạn cối đã mục nát. Rất nhiều lựu đạn được đào lên.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Các chiến sỹ công binh trực tiếp tháo gỡ bom mìn. Nhiều người dân kéo ra xem.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Đạn cối được đào lên thành đống.

<span class='text_page_counter'>(23)</span>

×