Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.79 KB, 5 trang )
Sắn dây - "Thần dược" mùa hè
Sắn dây có những bộ phận thường dùng: củ (còn gọi là cát căn), hoa
(cát hoa), dây (cát căn đằng), bột từ củ sắn dây gọi là cát phấn... Sau đây là
những bài thuốc trị bệnh từ loại cây này.
1. Cát căn: theo Đông y, củ sắn dây có vị ngọt, mát, tính bình, đi vào kinh
tỳ, vị, phế, bàng quang, có tác dụng thanh nhiệt, giải cơ (chứng cổ gáy bị cứng do
cảm nắng, huyết áp cao). Củ sắn cạo sạch vỏ ngoài, thái mỏng theo chiều dọc,
phơi khô dùng làm thuốc trị cảm nắng, khô cổ khát nước, ban sởi không mọc
được. Mỗi lần nấu từ 8-30 gr, có thể nướng vàng (hay sao vàng) rồi nấu nước
u
ống. Củ sắn dây đem nướng vàng, rồi sắc hoặc tán bột dùng có tác dụng trị tiêu
chảy khó tiêu. Ngoài ra, củ sắn dây tươi đem rửa sạch, luộc mềm, ăn sẽ tốt cho tỳ
vị và mát cơ thể.
2. Cát hoa: dùng 20-40 gr hoa sắn dây (loại khô) đem nấu nước uống, tác
dụng thanh nhiệt, giải độc, nhất là giải rượu.
3. Cát căn đằng: dùng dây sắn đốt tồn tính (đốt chưa cháy hoàn toàn) rồi
đem tán bột, uống với nước có tác dụng trị viêm họng, viêm thanh quản cấp tính.
4. Cát phấn: bột củ sắn dây đem pha với nước lọc, đường, chanh trị chứng
cảm nắng đau đầu, khô mũi, tiểu vàng. Bột sắn dây còn trị được kiết lỵ do ăn
nhiều thức ăn cay, nóng - bằng cách hòa bột với n
ước cho tan đều, thêm vào một ít
đường, rồi bắc lên bếp, khuấy đều tay đến khi dung dịch này đặc lại là dùng được.
Hoặc chế biến "chè bông cau" từ bột củ sắn dây, bằng cách: Đậu xanh đã
cà vỡ đem ngâm trong nước cùng một ít muối trong 2 giờ. Nấu nồi nước sôi, cho
đậu xanh vào nấu đến khi đậu thật mềm.