Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu xây dựng phương án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện đạ huoai tỉnh lâm đồng giai đoạn 2015 2020 tầm nhìn đến năm 2025​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

TRẦN THỊ KIM CHUYÊN

LUẬN VĂN CAO HỌC
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHƢƠNG ÁN QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ
PHÁT TRIỂN RỪNG HUYỆN ĐẠ HUOAI TỈNH LÂM ĐỒNG
GIAI ĐOẠN 2015-2020 TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. ĐINH QUANG TUYẾN

ĐỒNG NAI, 2017


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả luận văn ký

Trần Thị Kim Chuyên
Học viên cao học khóa 22 A.



ii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn này đƣợc thực hiện theo chƣơng trình đào tạo Thạc sĩ chính quy
tại Trƣờng Đại học Lâm nghiệp.
Nhân dịp này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến ban Giám
đốc Phân hiệu Trƣờng Đại học Lâm nghiệp; Phòng đào tạo sau Đại học; Các
thầy cơ giáo đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tác giả hồn thành khóa học cao
học tại Trƣờng.
Tác giả xin đặc biệt cám ơn TS. Đinh Quang Tuyến đã tận tình hƣớng dẫn
tác giả hồn thành luận văn tốt nghiệp này.
Trong quá trình học tập, tác giả cũng nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình của
Hạt kiểm lâm huyện Đạ Huoai, UBND huyện Đạ Huoai. Nhân dịp này tác giả
cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến tất cả sự giúp đỡ quý báu đó.
Đồng Nai, ngày 19 tháng 5 năm 2017

Trần Thị Kim Chuyên
Học viên cao học khóa 22A.


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chƣơng 1 ........................................................................................................... 3

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................................... 3
1.1. Những vấn đề về quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng................................. 3
1.1.1. Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng trên thế giới .................................... 3
1.1.2. Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng ở Việt Nam ..................................... 4
1.1.3. Cơ sở pháp lý ........................................................................................... 9
1.2. Đánh giá công tác quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng ở Lâm Đồng ........ 11
1.2.1. Những thuận lợi ...................................................................................... 11
1.2.2. Những khó khăn ..................................................................................... 12
Chƣơng 2 ......................................................................................................... 13
MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG.......................................................... 13
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................. 13
2.1. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 13
2.1.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................. 13
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 13
2.2. Đối tƣợng .................................................................................................. 13
2.3. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 13
2.4. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 13
2.4.1. Điều tra điều kiện huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng ............................... 13
2.4.2. Đánh giá công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng của huyện Đạ Huoai
tỉnh Lâm Đồng ................................................................................................. 14
2.4.3. Những dự báo cơ bản và quan điểm mục tiêu bảo vệ phát triển rừng ...... 14


iv

2.4.4. Xây dựng phƣơng án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng ..................... 14
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 14
2.5.1. Phƣơng pháp kế thừa các số liệu, tài liệu ................................................... 14
2.5.2. Phúc tra quy hoạch ................................................................................. 15
2.5.3. Phƣơng pháp phân tích, xử lý số liệu ...................................................... 15

Chƣơng 3 ......................................................................................................... 17
ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN HUYỆN ĐẠ HUOAI ................................................... 17
3.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................................ 17
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .............................................................................. 20
3.3. Tài nguyên thiên nhiên ................................................................................. 26
3.4. Đánh giá ảnh hƣởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến phát triển lâm
nghiệp ............................................................................................................... 32
Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................... 34
4.1. Đánh giá công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng của huyện Đạ Huoai . 34
4.1.1. Hiện trạng quản lý và sử dụng đất .......................................................... 35
4.1.2. Tình hình giao khoán, cho thuê và cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp ............. 36
4.1.3. Công tác quy hoạch 3 loại rừng .............................................................. 40
4.1.4. Công tác quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng ........................................ 40
4.1.5. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong công tác quản lý bảo vệ
và phát triển rừng của huyện Đạ Huoai ............................................................ 51
4.2. Quan điểm, mục tiêu bảo vệ phát triển rừng và những dự báo cơ bản ........ 53
4.2.1. Quan điểm, mục tiêu bảo vệ và phát triển rừng ........................................ 53
4.2.2. Những dự báo cơ bản giai đoạn 2015 – 2020 tầm nhìn đến năm 2025 của
huyện Đạ Huoai ............................................................................................... 57
4.3. Xây dựng phƣơng án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Đạ Huoai 59
4.3.1. Quy hoạch sử dụng đất huyện Đạ Huoai ................................................. 59
4.3.2. Quy hoạch 3 loại rừng giai đoạn 2015-2020 ........................................... 62
4.3.3. Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng ...................................................... 66


v

4.3.4. Quy hoạch các biện pháp giảm thiểu tác động môi trƣờng và xã hội và bảo
tồn đa dạng sinh học ......................................................................................... 83
4.3.5. Tiến độ thực hiện Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Đạ Huoai 85

4.3.6. Tổ chức thực hiện và đề xuất một số giải pháp thực hiện ........................ 87
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 95
1. Kết luận ........................................................................................................ 95
2. Kiến nghị ...................................................................................................... 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 98


vi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TÊN ĐẦY ĐỦ

CHỮ VIẾT TẮT
BQLRPH

Ban quản lý rừng phịng hộ

CBCNV

Cán bộ cơng nhân viên

CMĐSD

Chuyển mục đích sử dụng

CT

Cho thuê

DN


Doanh nghiệp

ĐLN

Đất lâm nghiệp

ĐVT

Đơn vị tính

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

HGĐ, CN

Hộ gia đình, cá nhân

KH

Kế hoạch

LSNG

Lâm sản ngồi gỗ

NN

Nhà nƣớc


NN & PTNT

Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn

PCCCR

Phịng cháy chữa cháy rừng

PRA

Phƣơng pháp đánh giá nhanh nông thôn

QH

Quy hoạch

QHBV&PTR

Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng

QHLN

Quy hoạch lâm nghiệp

QHSDĐLN

Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp

QL


Quốc lộ

SXLN

Sản xuất lâm nghiệp

TN&MT

Tài nguyên và môi trƣờng

TNHH MTV

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

UBND

Ủy ban nhân dân


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

Tên bảng

bảng


Trang

3.1

Dân số phân theo đơn vị hành chính năm 2015

21

3.2

Các chỉ tiêu kinh tế huyện Đạ Huoai năm 2015

22

3.3

Phân hạng đất của huyện Đạ Huoai

26

4.1

Hiện trạng quản lý diện tích rừng và đất lâm nghiệp

36

4.2

Đánh giá tình hình giao khốn, CT và cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp


37

4.3

Kết quả thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn
2011-2015

40

4.4

Trữ lƣợng các loại rừng theo phân loại rừng

41

4.5

Kết quả điều tra về tình hình xâm hại rừng ở Đạ Huoai

44

4.6

Kết quả điều tra sự tham gia của ngƣời dân trong phát triển rừng

47

4.7

Tình hình kinh tế của các hộ nhận khoán bảo vệ phát triển rừng


49

4.8

Ma trận SWOT về quản lý bảo vệ và phát triển rừng huyện Đạ
Huoai

50

4.9

Hiện trạng và dự báo phát triển dân số-lao động

52

4.10

Mục tiêu phát triển lâm nghiệp huyện giai đoạn 2015 -2020

56

4.11

Diện tích, cơ cấu sử dụng đất huyện Đạ Huaoi đến năm 2020

59

4.12


Quy hoạch 3 loại rừng Huyện Đạ Huoai giai đoạn 2015-2020

60

4.13

Diện tích quy hoạch rừng sản xuất theo đơn vị hành chính

61

4.14

Diện tích quy hoạch rừng phịng hộ theo đơn vị hành chính

62

4.15

Diện tích quy hoạch rừng ngồi lâm nghiệp theo đơn vị hành chính

63

4.16

Diện tích quy hoạch các loại rừng theo chủ quản lý

64

4.17


Quy hoạch phát triển tài nguyên rừng huyện Đạ Huoai giai đoạn 2015-2020

65

4.18

4.19

Quy hoạch diện tích rừng trồng mới huyện Đạ Huoai (Giai đoạn 20152020)
Quy hoạch diện tích rừng trồng sau khai thác huyện Đạ Huoai
(Giai đoạn 2015-2020)

68

69


viii

4.20
4.21
4.22

Quy hoạch diện tích ni dƣỡng rừng giai đoạn 2015-2020
Quy hoạch diện tích khai thác rừng trồng huyện Đạ Huoai
(Giai đoạn 2015 -2020)
Tiến độ thực hiện quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng

74
75

84

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ

Số hiệu
hình vẽ,

Tên hình vẽ

Trang

sơ đồ
3.1
4.1

Sơ đồ vị trí huyện Đạ Huoai
Sơ đồ Venn - mối quan hệ giữa lâm nghiệp với các ngành
khác trong huyện Đạ Huoai

17
33


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đối với bất cứ ngành nào quy hoạch đều đóng vai trị quan trọng trong
việc định hƣớng phát triển của ngành. Một quy hoạch hiệu quả sẽ giúp phát triển
bền vững ngành về các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Lâm nghiệp là
một ngành kinh tế - kỹ thuật đặc thù bao gồm tất cả các hoạt động gắn liền với

sản xuất hàng hóa và dịch vụ từ rừng nhƣ các hoạt động bảo vệ, gây trồng, khai
thác, vận chuyển, sản xuất, chế biến lâm sản và các dịch vụ mơi trƣờng có liên
quan đến rừng. Hiện nay, vai trị của rừng nói riêng hay ngành lâm nghiệp nói
chung khơng những đƣợc đánh giá ở khía cạnh kinh tế thơng qua những sản
phẩm trƣớc mắt thu đƣợc từ rừng mà cịn tính đến những lợi ích to lớn về môi
trƣờng. Sự tác động đến rừng và đất rừng không chỉ ảnh hƣởng trực tiếp đến
nghề rừng và sự phát triển kinh tế - xã hội tại khu vực có rừng mà cịn tác động
nhiều mặt đến khu vực phụ cận cũng nhƣ nhiều ngành sản xuất khác. Công tác
quy hoạch phân chia ba loại rừng chƣa thực sự phù hợp với điều kiện thực tế ở
một số địa phƣơng, việc sử dụng rừng chƣa đúng mục đích. Những tồn tại này
làm cho cơng tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng gặp nhiều khó khăn. Do vậy,
để sử dụng tài nguyên rừng một cách bền vững và lâu dài, việc xây dựng
phƣơng án quy hoạch lâm nghiệp hợp lý là yêu cầu cấp thiết đối với các nhà
quản lý.
Huyện Đạ Huoai là một huyện ngh o nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Lâm
Đồng. Địa bàn huyện nằm trên các trục giao thông huyết mạch lƣu thông giữa
tỉnh Lâm Đồng với các tỉnh miền Đơng Nam Bộ. Đây là nơi có các ngành kinh
tế đang phát triển nhƣ: Nông, lâm, công nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp và thƣơng
mại. Lâm nghiệp là một ngành có vai trò quan trọng trong đời sống, kinh tế - xã
hội của huyện. Tổng diện tích đất lâm nghiệp là 31.916 ha (chiếm 64,44

diện

tích tự nhiên), trong đó: Rừng phịng hộ xung yếu: 9.402 ha; Rừng sản xuất:
22.514 ha.Việc xây dựng quy hoạch kế hoạch sử dụng rừng là cấp thiết và rất
quan trọng trong việc quản lý, khai thác các giá trị tài nguyên rừng và đất lâm
nghiệp phục vụ xã hội.


2


Đầu năm 2008, cùng với các huyện, thành phố khác trong tỉnh Đạ Huoai
đã thực hiện quy hoạch lại 3 loại rừng theo Quyết định số 450/QĐ-UBND ngày
19/02/2008 của UBND tỉnh Lâm Đồng, nhằm cân đối lại cơ cấu 3 loại rừng
trong đất lâm nghiệp để phát huy tối đa về hiệu quả sử dụng tài nguyên rừng và
đất lâm nghiệp. Kết quả rà soát đã làm thay đổi quy mơ, vị trí, diện tích 3 loại
rừng và kế hoạch hàng năm trong công tác quản lý Nhà nƣớc về rừng và đất lâm
nghiệp nói chung và của huyện Đạ Huoai nói riêng. Những thay đổi trên địi hỏi
phải xây dựng lại phƣơng án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng của huyện Đạ
Huoai cho phù hợp với quy hoạch 3 loại rừng, tiếp cận các quan điểm mới trong
quy hoạch nhằm góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống của ngƣời dân trong
vùng, thực hiện xố đói giảm ngh o và đƣa kinh tế xã hội miền núi phát triển
hồ nhập với tiến trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng thơn là hết sức cần
thiết.
Xuất phát từ những vấn đề trên, để có những cơ sở khoa học góp phần
quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện theo hƣớng bền vững, trên cơ sở
tiềm năng đất đai, quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng phải coi trọng cả 4
khâu: trồng, bảo vệ, làm giàu rừng và sử dụng có hiệu quả tài nguyên rừng.
Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng phải đặt trong mối quan hệ tổng thể, hài
hòa và ăn khớp với quá trình chuyển đổi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; không
gây cản trở mà phải hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển. Đó là lý do tơi
tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu xây dựng phương án quy hoạch bảo vệ
và phát triển rừng huyện Đạ Huoai- tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2015-2020 tầm
nhìn đến năm 2025”.


3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Những vấn đề về quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng
1.1.1. Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng trên thế giới
Lịch sử phát triển của quy hoạch lâm nghiệp gắn liền với sự phát triển kinh
tế Tƣ bản chủ nghĩa. Do công nghiệp phát triển, cơ sở hạ tầng đƣợc đầu tƣ nên
việc khai thác và vận chuyển gỗ trở nên dễ dàng hơn, nhu cầu của thị trƣờng
cũng đƣợc tăng cao. Ngành sản xuất gỗ đã tách khỏi nền kinh tế địa phƣơng của
phong kiến và bƣớc vào thời đại hàng hóa Tƣ bản chủ nghĩa. Thực tế sản xuất đã
khơng cịn bó hẹp trong sản xuất gỗ đơn thuần mà cần có ngay lý luận và biện
pháp nhằm đảm bảo thu hoạch lợi dụng tài nguyên rừng một cách bền vững đem
lại lợi nhuận cao và lâu dài. Chính vì vậy mà hệ thống hồn chỉnh về mặt lí luận
quy hoạch lâm nghiệp và điều chế rừng đã đƣợc hình thành.
Quy hoạch lâm nghiệp đƣợc xác định nhƣ một chuyên ngành bắt đầu bằng
việc quy hoạch vùng từ thế kỷ XVII, theo Orschowy vào thời gian này quy hoạch
quản lý rừng và lâm sinh ở châu Âu phát triển ở mức cao trên cơ sở quy hoạch sử
dụng.
Đầu thế kỷ XVIII, phạm vi quy hoạch lâm nghiệp mới chỉ dừng lại ở giải
quyết việc “khoanh khu chặt luân chuyển” có nghĩa là đem trữ lƣợng hoặc diện
tích tài ngun rừng chia đều cho từng năm của chu kì khai thác và tiến hành
khoanh khu chặt luân chuyển theo trữ lƣợng hoặc theo diện tích. Phƣơng thức
này phục vụ cho phƣơng thức kinh doanh rừng chồi, chu kì khai thác ngắn.
Sau cách mạng công nghiệp, vào thế kỷ XIX phƣơng thức kinh doanh rừng
chồi đƣợc thay bằng kinh doanh rừng hạt với chu kì khai thác dài; phƣơng thức
kinh doanh “khoanh khu chặt luân chuyển” nhƣờng chỗ cho phƣơng thức “chia
đều” và trên cơ sở đó khống chế lƣợng chặt hàng năm. Đến năm 1816 xuất hiện
phƣơng pháp "phân kỳ lợi dụng" của H.cotta chia chu kỳ khai thác thành 20 thời
kỳ lợi dụng và cũng lấy nó làm lƣợng chặt hàng năm.


4


Phƣơng pháp “bình quân thu hoạch” và sau này là phƣơng pháp “cấp tuổi”
chịu ảnh hƣởng của “lí luận rừng tiêu chuẩn”, có nghĩa là yêu cầu rừng phải có
kết cấu tiêu chuẩn về tuổi cũng nhƣ về diện tích và trữ lƣợng, vị trí và đƣa các
cấp tuổi cao vào diện tích khai thác. Hiện nay biện pháp kinh doanh rừng này
đƣợc dùng phổ biến ở các nƣớc có tài nguyên rừng phong phú. Còn phƣơng
pháp “lâm phần kinh tế” và hiện nay là phƣơng pháp “lâm phần” không căn cứ
vào tuổi rừng mà dựa vào đặc điểm cụ thể của mỗi lâm phần tiến hành phân tích
xác định sản lƣợng và biện pháp kinh doanh, phƣơng thức điều chế rừng. Cũng
từ phƣơng pháp này còn phát triển thành “phương pháp kinh doanh lô” và
“phương pháp kiểm tra”.
Quy hoạch lâm nghiệp và điều chế rừng hình thành mơn học đầu tiên ở
nƣớc Đức, Áo và mãi đến thế kỷ XVIII mới trở thành mơn học hồn chỉnh và
độc lập. Thời kỳ đầu môn học quy hoạch lâm nghiệp lấy việc xác định sản lƣợng
rừng làm nhiệm vụ duy nhất nên gọi là mơn học “Tính thu hoạch rừng”. Sau nội
dung quy hoạch lâm nghiệp chuyển sang bàn về việc lợi dụng bền vững nên
môn học đƣợc đổi thành môn “Quy ước thu hoạch rừng”. Sau này nội dung môn
học chuyển sang nghiên cứu về điều kiện sản xuất và tổ chức kinh doanh rừng,
tổ chức rừng và chi phối về giá cả, lợi nhuận và mơn học có tên là “Quy ước
kinh doanh rừng”.
Hiện nay tùy theo mục đích, nhiệm vụ của quy hoạch lâm nghiệp phải đảm
nhiệm trong từng nƣớc, từng địa phƣơng và trong từng điều kiện hồn cảnh cụ thể
mà mơn học có tên gọi và nội dung khác nhau. Ở các nƣớc thuộc Liên xô cũ có tên
là “Quy hoạch rừng”. Các nƣớc có trình độ kinh doanh cao hơn và công tác quy
hoạch yêu cầu tỉ mỉ hơn ( Đức, Áo, Thụy Điển,…) môn học có tên là “Thiết kế
rừng”. Các nƣớc phƣơng Tây nhƣ Anh, Mỹ, Canada,…gọi tên môn học là “Quản
lý rừng”.
1.1.2. Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng ở Việt Nam
Quy hoạch lâm nghiệp đã đƣợc áp dụng ở nƣớc ta từ thời kì Pháp thuộc.
Nhƣ việc xây dựng phƣơng án sản xuất rừng chồi, sản xuất củi. Giai đoạn từ



5

năm 1955 - 1957 tiến hành sơ thám và mô tả ƣớc lƣợng tài nguyên rừng. Giai
đoạn 1958 - 1959 tiến hành thống kê trữ lƣợng rừng miền Bắc và những năm
1960 - 1964, công tác quy hoạch lâm nghiệp mới đƣợc áp dụng ở miền Bắc.
Từ năm 1965 đến nay lực lƣợng quy hoạch lâm nghiệp ngày càng đƣợc
tăng cƣờng và mở rộng. Viện điều tra quy hoạch rừng kết hợp chặt chẽ với lực
lƣợng điều tra quy hoạch của Sở lâm nghiệp không ngừng cải tiến phƣơng pháp
điều tra, quy hoạch lâm nghiệp của các nƣớc cho phù hợp với điều kiện và tài
nguyên rừng nƣớc ta. Tuy nhiên so với lịch sử phát triển các nƣớc thì quy hoạch
lâm nghiệp nƣớc ta hình thành và phát triển muộn hơn nhiều. Vì vậy, những
nghiên cứu cơ bản về cơ sở kinh tế, xã hội, kỹ thuật và tài nguyên rừng làm cơ
sở cho công tác quy hoạch lâm nghiệp chƣa đƣợc giải quyết nên công tác này ở
nƣớc ta đang trong giai đoạn vừa tiến hành vừa nghiên cứu áp dụng [33].
Song song với việc tiến hành và áp dụng công tác quy hoạch lâm nghiệp
trong thực tiễn sản xuất, môn học quy hoạch lâm nghiệp cũng đƣợc đƣa vào
giảng dạy ở một số trƣờng đại học. Trƣớc năm 1975 bài giảng của môn này ở
miền Bắc chủ yếu dựa giáo trình quy hoạch rừng cịn ở miền Nam dựa vào giáo
trình Điều chế rừng của nƣớc ngồi. Nội dung của giáo trình này chủ yếu là
phục vụ cho việc tổ chức kinh doanh và tổ chức rừng đồng tuổi, ít lồi cây chƣa
phù hợp với điều kiện tài nguyên rừng nƣớc ta, có một bộ phận rất lớn rừng tự
nhiên khác tuổi, nhiều loài cây. Đồng thời mới chỉ dừng lại ở tổ chức kinh doanh
rừng mà chƣa giải quyết sâu sắc về tổ chức rừng. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới
trong thực tiễn sản xuất lâm nghiệp, môn quy hoạch lâm nghiệp cũng cần đƣợc
thay đổi một cách phù hợp hơn.
Trên cơ sơ nghiên cứu và áp dụng những thành tựu đã đạt đƣợc trên thế
giới vào thực tiễn nƣớc ta, trong lĩnh vực quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch
phát triển sản xuất nơng lâm nghiệp đã có nhiều chƣơng trình, chiến lƣợc, chính
sách của nhà nƣớc, các cơng trình, dự án của các tổ chức cá nhân, đƣợc tiến

hành ở nhiều vùng miền, địa phƣơng trên cả nƣớc.


6

Năm 1993, nghiên cứu và thí điểm đầu tiên về quy hoạch sử dụng đất lâm
nghiệp cấp xã do Dự án đổi mới chiến lƣợc phát triển lâm nghiệp thực hiện tại
các xã Tử Nê, Hang Kìa, Pà Cị thuộc tỉnh Hịa Bình. Một trong những bài học
kinh nghiệm rút ra đƣợc qua việc thực thi dự án là quy hoạch sử dụng đất phải
đƣợc coi là một nội dung chính và cần đƣợc thực hiện trƣớc khi giao đất trên cơ
sở tôn trọng tập quán nƣơng rẫy cố định, lấy cấp xã làm đơn vị để lập kế hoạch
và giao đất, có sự tham gia tích cực của ngƣời dân, già làng, trƣởng bản và chính
quyền xã.
Năm 1996 - 2001, chƣơng trình hợp tác phát triển nơng thơn miền núi Việt
Nam- Thụy Điển trên phạm vi 5 tỉnh Lào Cai, Bắc Giang, Hà Giang, Tuyên
Quang và Phú Thọ đã tiến hành thử nghiệm công tác quy hoạch phát triển nông
thôn lâm nghiệp cấp xã trên cơ sở kế hoạch phát triển lâm nghiệp cấp thơn bản
và hộ gia đình.
Quy hoạch lâm nghiệp là tiến hành phân chia, sắp xếp hợp lý về mặt
không gian tài nguyên rừng và bố trí các hạng mục sản xuất kinh doanh, các cấp
quản lý lãnh thổ và các cấp quản lý sản xuất khác nhau làm cơ sở cho việc lập
kế hoạch cho sản xuất kinh doanh lâm nghiệp đáp ứng nhu cầu lâm sản cho nền
kinh tế quốc dân, cho nền kinh tế địa phƣơng, đồng thời phát huy những tác
dụng có lợi từ rừng.
Công tác quy hoạch lâm nghiệp đƣợc triển khai dựa trên những chủ trƣơng,
chính sách và định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội và chính quyền các cấp trên
từng địa bàn cụ thể. Với mỗi phƣơng án quy hoạch lâm nghiệp phải đạt đƣợc:
- Hoạch định rõ ràng ranh giới đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp và đất do
các ngành khác sử dụng. Trong đó, đất nơng nghiệp, đất lâm nghiệp đƣợc quan
tâm hàng đầu vì hai ngành chính sử dụng đất đai.

- Trên phần đất lâm nghiệp đã đƣợc xác định, tiến hành hoạch định 3 loại
rừng (phịng hộ, đặc dụng, sản xuất). Từ đó, xác định các giải pháp lâm sinh
thích hợp với từng loại rừng và đất rừng (bảo vệ, làm giàu, khoanh nuôi phục
hồi, trồng mới, nuôi dƣỡng, nông lâm kết hợp, khai thác lợi dụng rừng...).


7

- Tính tốn nhu cầu đầu tƣ (chủ yếu nhu cầu lao động, vật tƣ thiết bị và nhu
cầu vốn). Vì phƣơng án quy hoạch nên việc tính tốn nhu cầu đầu tƣ chỉ mang
tính khái quát, phục vụ cho việc lập kế hoạch sản xuất ở những bƣớc tiếp theo.
- Xác định một số giải pháp đảm bảo thực hiện những nội dung quy hoạch
(giải pháp lâm sinh, khoa học cơng nghệ, cơ chế chính sách, giải pháp về vốn,
lao động...).
- Đổi mới một số phƣơng án quy hoạch có quy mơ lớn (cấp vùng, tỉnh) và
đề xuất các chƣơng trình, dự án cần ƣu tiên để triển khai bƣớc tiếp theo là lập dự
án đầu tƣ quy hoạch báo cáo nghiên cứu khả thi.
Những nghiên cứu về quy hoạch lâm nghiệp ở Việt Nam
Theo Chiến lƣợc Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020
một trong những tồn tại mà Bộ Nông nghiệp & PTNT đánh giá là: “Công tác
quy hoạch nhất là quy hoạch dài hạn còn yếu và chậm đổi mới, chƣa kết hợp
chặt chẽ với quy hoạch của các ngành khác, còn mang nặng tính bao cấp và
thiếu tính khả thi. Chƣa quy hoạch 3 loại rừng hợp lý và chƣa thiết lập đƣợc lâm
phần ổn định trên thực địa... ”. Đây cũng là nhiệm vụ nặng nề có tính chất lâu
dài và cấp bách đối với công tác quy hoạch lâm nghiệp của nƣớc ta hiện nay
[11].

Các văn bản, chính sách của Nhà nƣớc đề cập đến quy hoạch phát triển
lâm nghiệp thể hiện qua:
+ Hiến pháp nƣớc Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (năm 2013)

khẳng định ''Nhà nƣớc thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và
pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Nhà nƣớc giao đất
cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài''.
Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm (năm 2004) phân định rõ 3 loại rừng
(Đặc dụng, Phòng hộ, Sản xuất) làm cơ sở cho công tác quy hoạch lâm nghiệp [4].
Luật Đất đai (năm 2013) quy định rõ 3 nhóm đất với 7 quyền sử dụng, tuỳ
theo từng nhóm đất và mục đích sử dụng mà giao cho các tổ chức cá nhân quản
lý và sử dụng [3].


8

Theo biên bản hội thảo quốc gia về "Quy hoạch sử dụng đất và giao đất
lâm nghiệp'' năm 1997, có nhiều ý kiến cho rằng cần nghiên cứu tính thống nhất
giữa hai luật: Luật Đất đai và Luật bảo vệ và phát triển rừng trong quy hoạch và
giao đất nông nghiệp và lâm nghiệp, xác định rõ vai trò của địa phƣơng trong
quy hoạch lâm nghiệp và giao đất, giao rừng [1].
Năm 1999, ngành lâm nghiệp thực hiện tổng kiểm kê rừng toàn quốc, theo
Chỉ thị 286/TTg ngày 02/5/1997 của Thủ tƣớng chính phủ, nhằm chuẩn bị thực
hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng và phát triển kinh tế lâm nghiệp, nhiều địa
phƣơng đã tiến hành lập dự án quy hoạch lâm nghiệp. Kể từ đó cơng tác quy
hoạch lâm nghiệp đƣợc các địa phƣơng hết sức quan tâm. Song song với việc
tiến hành áp dụng công tác quy hoạch lâm nghiệp vào thực tiễn sản xuất, môn
học quy hoạch lâm nghiệp đƣợc đƣa vào chƣơng trình giảng dạy ở các trƣờng
đại học chuyên ngành ở nƣớc ta [13].
Tháng 10/2009, với sự tài trợ của Ngân hàng Thế giới (WB), tại Thừa
Thiên Huế đã tiến hành hội thảo quy hoạch cảnh quan cho 7 xã thuộc 3 huyện.
Các vấn đề nêu ra tại hội thảo đang còn là bƣớc đi đầu tiên trong việc tiếp cận
một cách nhìn mới trong quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp (QHSDĐLN), thậm
chí mới dừng lại ở phƣơng pháp QHSDĐLN có sự tham gia của cộng đồng dân

cƣ và cấp chính quyền sở tại....
Trong những năm qua huyện Đạ Huoai đã xây dựng đƣợc quy hoạch sử
dụng đất đai giai đoạn 2001 - 2010, hàng năm đều tiến hành thống kê, theo dõi
biến động các loại đất. Huyện chƣa xây dựng quy hoạch phát triển lâm nghiệp.
Đã có một số dự án lâm nghiệp triển khai thực hiện trên địa bàn huyện: Lâm
nghiệp xã hội; Dự án phát triển nông thôn; Dự án trang trại; Dự án 327, chƣơng
trình trồng mới 5 triệu ha rừng; Chƣơng trình trồng rừng sản xuất theo hƣớng
thâm canh...
Năm 2006, thực hiện Chỉ thị 38/2005/CT-TTg, của Thủ tƣớng Chính phủ,
tỉnh Lâm Đồng đã tiến hành rà sốt, quy hoạch lại 3 loại rừng (rừng phòng hộ, đặc
dụng và sản xuất). Kết quả rà soát đã làm thay đổi quy mơ diện tích 03 loại rừng


9

trên tồn tỉnh cũng nhƣ diện tích rừng phịng hộ tại các huyện. Việc thay đổi quy
mơ diện tích đã làm thay đổi kế hoạch sản xuất của các chủ rừng và định hƣớng
phát triển lâm nghiệp trên địa bàn huyện. Sau đó Huyện Đạ Huoai thực hiện việc
điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế quy hoạch 3 loại rừng. Tuy nhiên
nhiều tài liệu về quy hoạch, dự án … qua q trình sử dụng đã khơng còn phù hợp
với thực tiễn khách quan và quy luật phát triển kinh tế xã hội của huyện. Trƣớc tình
hình đó, tỉnh uỷ và UBND tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo các ngành chức năng
và huyện Đạ Huoai nghiên cứu, quy hoạch lại các diện tích rừng cho phù hợp, làm
cơ sở cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia
đình, nhằm quản lý bảo vệ chặt chẽ, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên quý báu
của huyện.
1.1.3. Cơ sở pháp lý
Để xây dựng quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cho một địa phƣơng,
cần căn cứ vào các văn bản pháp luật quy định về bảo vệ phát triển rừng, ngồi
ra cịn căn cứ vào quy định của các Bộ ngành, địa phƣơng có liên quan nhƣ Bộ

Tài nguyên môi trƣờng, các văn bản của UBND cấp Tỉnh và cấp Huyện.
Trong giai đoạn vừa qua đã có rất nhiều văn bản ban hành thực hiện có
liên quan đến quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, nhƣng trên thực tế các văn
bản còn chƣa cụ thể, chƣa đồng bộ và thiếu tính thống nhất. Chƣa xây dựng
đƣợc một quy định cụ thể trong việc lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng.
- Luật Bảo vệ phát triển rừng năm 2004;
- Luật Đất đai năm 2013;
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 Về thi hành Luật Bảo vệ
và Phát triển rừng;
- Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 Quy định Về phòng cháy
và chữa cháy rừng;
- Nghị định số 05/2008/NĐ-CP ngày 14/01/2008 của Chính phủ về Quỹ
Bảo vệ và Phát triển rừng;


10

- Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ Về tổ
chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng;
- Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính
sách chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng;
- Thông tƣ liên tịch số 100/2013/TTLT-BTC-BNNPTNT ngày 26/7/2013
Hƣớng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày
01/6/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ về chính sách đầu tƣ rừng đặc dụng giai
đoạn 2011 – 2020;
- Thông tƣ số 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11/11/2011 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định chi tiết thi hành Nghị định số
117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ
thống rừng đặc dụng;
- Thông tƣ 34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10/6/2009 của Bộ Nông nghiệp

và PTNT Quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng;
- Thông tƣ 05/2008/TT-BNN Hƣớng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ
và phát triển rừng;
- Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tƣớng Chính
phủ ban hành Chiến lƣợc phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020.
-Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày 05/12/2005 của Thủ tƣớng Chính phủ
“V/v Rà sốt, quy hoạch lại 3 loại rừng”;
-Thơng tƣ 24/2009/TT-BNN ngày 05/5/2009 của Bộ Nông nghiệp &
PTNT “V/v Hƣớng dẫn chuyển đổi rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đƣợc quy
hoạch sang rừng sản xuất và ngƣợc lại từ rừng sản xuất đƣợc quy hoạch thành
rừng phòng hộ, rừng đặc dụng sau rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng theo Chỉ thị
38/2005/CT-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ”;
-Quyết định số 450/QĐ-UBND ngày 19/02/2008 của UBND tỉnh Lâm
Đồng “V/v Phê duyệt kết quả, quy hoạch lại 3 loại rừng tỉnh Lâm Đồng giai
đoạn 2008-2020”;


11

-Văn bản số 3538/UBND-LN ngày 27/5/2009 của UBND tỉnh Lâm Đồng
“V/v Triển khai thực hiện Thông tƣ số 24/2009/TT-BNN ngày 05/5/2009 của
Bộ Nông nghiệp & PTNT”;
-Quyết định số 61/2005/QĐ-BNN ngày 12/10/2005 của Bộ Nông nghiệp
&PTNT “V/v Ban hành Quy định về tiêu chí phân cấp rừng phịng hộ”;
-Quyết định số 186/QĐ-TTg ngày 14/8/22006 của Thủ tƣớng Chính phủ
“V/v Ban hành Quy chế quản lý rừng”;
-Văn bản 3273/UBND-LN ngày 24/6/2011 của UBND tỉnh Lâm Đồng
V/v Điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng giai đoạn 2008-2020 trên địa bàn tỉnh;
-Văn bản số 1356/SNN-LN ngày 08/7/2011 của Sở Nông nghiệp &PTNT
tỉnh Lâm Đồng về việc lập hồ sơ điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng giai đoạn

2008-2020;
1.2. Đánh giá công tác quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng ở Lâm Đồng
1.2.1. Những thuận lợi
Lâm Đồng có 617.815ha rừng với độ che phủ 63

diện tích tồn Tỉnh,

trong đó có 355.357ha rừng gỗ, 80.446 rừng tre nứa, 27.326 rừng trồng … Do
mƣa nhiều, khí hậu ẩm ƣớt và đất đai phù hợp nên các lồi tre, nứa, lồ ơ có tốc độ
tái sinh rất nhanh sau khi khai thác. Rừng Lâm Đồng mang nhiều nét điển hình
của thảm thực vật Việt Nam, rất đa dạng, có trên 400 loại gỗ khác nhau, trong đó
có một số loại gỗ quý nhƣ pơmu xanh, cẩm lai, gỗ thông 2 lá, 3 lá … và nhiều
loại lâm sản khác.Với những điều kiện tự nhiên ƣu đãi, tỉnh Lâm Đồng có tiềm
năng phát triển ngành trồng và chế biến nông – lâm sản; trồng rừng, khai thác, chế
biến các sản phẩm từ rừng;
Công tác quy hoạch lâm nghiệp đƣợc UBND tỉnh và Sở NN & PTNN đặc
biệt quan tâm thực hiện, từ năm 2010 đến nay Lâm Đồng đã có các quy hoạch
lâm nghiệp nhƣ: Quy hoạch rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng theo nghị
định số 117/2010/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc
dụng và thông tƣ số 78/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn; Quy hoạch ba loại rừng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; Quy hoạch phát


12

triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020; Quy hoạch BV &
PTR giai đoạn 2011 – 2020.
Ngoài ra, UBND tỉnh còn ban hành một số kế hoạch liên quan nhƣ: Kế
hoạch bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011 -2020; Kế hoạch
lâm nghiệp; Kế hoạch trồng rừng thay thế;

Công tác điều tra cơ bản, thiết kế quy hoạch đã có những bƣớc chuyển biến
rõ nét. Nội dung công tác điều tra cơ bản có trọng tâm, trọng điểm gắn với định
hƣớng phát triển ngành, từng bƣớc cung cấp đầy đủ và kịp thời tƣ liệu về tài
nguyên rừng và đất rừng phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ. Chất lƣợng,
sản phẩm dự án đã đƣợc nâng lên đáp ứng đƣợc yêu cầu, mục tiêu đặt ra.
1.2.2. Những khó khăn
Trên địa bàn Tỉnh có một phần lớn là các huyện, các xã thuộc vùng sâu,
vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nên cịn nhiều khó khăn cả về vật chất và
tinh thần, trình độ dân trí thấp, đại bộ phận dân cƣ sống bằng sản xuất thuần nông,
thiếu vốn, thiếu kỹ thuật tiên tiến, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, năng suất chất lƣợng
cây trồng, vật nuôi thấp.
Mặc dù công tác quản lý bảo vệ rừng đã đƣợc chú trọng và tăng cƣờng,
nhƣng diện tích rừng trong các năm qua vẫn bị mất đi do những năm gần đây với
chủ trƣơng, chính sách thu hút đầu tƣ của tỉnh và chính quyền địa phƣơng trong
các lĩnh vực: Du lịch, dịch vụ, thủy điện,… đã chiếm đi một phần diện tích khơng
nhỏ đất đang sản xuất nơng nghiệp của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở địa
phƣơng, dẫn tới tình trạng thiếu đất sản xuất, các khu quy hoạch tái định canh
định cƣ chủ yếu đƣợc xây dựng ở vị trí tiếp giáp gần diện tích rừng tự nhiên hơn,
gây áp lực xấu đến tài nguyên rừng.
Công tác quy hoạch nói chung và quy hoạch phát triển sản xuất lâm nghiệp
nói riêng chƣa có đầy đủ hệ thống pháp lý; công tác lập, thẩm định và tổ chức
thực hiện còn nhiều bất cập; các loại quy hoạch của các ngành còn chƣa đƣợc
thống nhất với nhau...


13

Chƣơng 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Đề xuất phƣơng án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng nhằm thúc đẩy sự
phát triển ngành lâm nghiệp của huyện Đạ Huoai tỉnh Lâm Đồng giai đoạn
2015-2020 tầm nhìn đến năm 2025.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Điều tra, đánh giá, phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, thực
trạng bảo vệ phát triển rừng của huyện Đạ Huoai tỉnh Lâm Đồng làm cơ sở đề
xuất phƣơng án quy hoạch bảo vệ và phát triển sản xuất rừng.
- Đề xuất đƣợc phƣơng án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cho huyện
nhằm thúc đẩy sự phát triển lâm nghiệp cho huyện Đạ Huoai.
2.2. Đối tƣợng
- Rừng và đất lâm nghiệp của huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng. Các chủ
quản lý và sử dụng rừng và đất lâm nghiệp.
- Các hoạt động quản lý bảo vệ và phát triển sản xuất kinh doanh lâm
nghiệp, cơ chế chính sách, luật pháp liên quan.
2.3. Phạm vi nghiên cứu
Toàn bộ diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn 8 xã và 2 thị trấn
thuộc huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng.
2.4. Nội dung nghiên cứu
2.4.1. Điều tra điều kiện huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng
- Điều tra điều kiện tự nhiên
- Điều tra điều kiện kinh tế - xã hội
- Ảnh hƣởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến phát triển lâm
nghiệp.


14

2.4.2. Đánh giá công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng của huyện Đạ

Huoai tỉnh Lâm Đồng
2.4.2.1. Hiện trạng quản lý và sử dụng đất
2.4.2.2. Tình hình giao khoán, cho thuê và cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất (GCNQSDĐ)
2.4.2.3. Công tác quy hoạch 3 loại rừng
2.4.2.4. Công tác quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng
2.4.2.5. Đánh giá chung
2.4.3. Những dự báo cơ bản và quan điểm mục tiêu bảo vệ phát triển rừng
2.4.4. Xây dựng phƣơng án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng
2.4.4.1. Phƣơng án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng
2.4.4.2. Tiến độ thực hiện quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng
2.4.4.3. Tổ chức thực hiện và đề xuất một số giải pháp thực hiện
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.5.1. Phƣơng pháp kế thừa các số liệu, tài liệu
Phƣơng pháp này dùng để thu thập và kế thừa có chọn lọc các tài liệu sẵn
có trên địa bàn nghiên cứu hoặc những tài liệu có liên quan tới các vấn đề về
phát triển sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn nghiên cứu từ trƣớc tới nay cịn mang
tính thời sự.
- Các tài liệu:
+ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, huyện.
+ Các thể chế, chính sách và quy định của tỉnh, huyện có liên quan.
+ Các chỉ tiêu, định mức kinh tế, kỹ thuật hiện hành.
+ Các số liệu, tài liệu về tự nhiên, kinh tế - xã hội và tài nguyên rừng.
+ Bản đồ hiện trạng rừng, bản đồ thổ nhƣỡng, bản đồ quy hoạch 3 loại rừng
huyện Đạ Huoai, bản đồ quy hoạch cao su huyện Đạ Huoai .
+ Các báo cáo tổng kết về công tác bảo vệ và phát triển rừng.
+ Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của huyện.
+ Báo cáo về giao đất, cho thuê đất và cấp GCNQSDĐ



15

- Những tài liệu kế thừa cần đảm bảo yêu cầu: Cập nhật, chính thống và độ
chính xác đáp từng yêu cầu công tác quy hoạch.
- Những tài liệu, số liệu về diện tích và trữ lƣợng các loại rừng trên địa
bàn xã.
2.5.2. Phúc tra quy hoạch
Thu thập tài liệu theo các kênh thông tin sau:
1) Phỏng vấn các cán bộ cơ quan quản lý thông qua bảng hỏi bán cấu trúc:
Hạt kiểm lâm Huyện Đạ Huoai, Phịng Nơng nghiệp, Phòng TN&MT, Ban quản
lý rừng ... nhằm thu thập các văn bản, tài liệu, số liệu có liên quan về các biến
động sử dụng đất lâm nghiệp trong thời gian gần đây, tình hình bảo vệ và phát
triển rừng của địa phƣơng trong thời gian gần đây, các cách thức quản lý và sử
dụng đất lâm nghiệp đang đƣợc áp dụng, hiệu quả của các mơ hình quản lý và sử
dụng đất đang đƣợc thực hiện với thực tiễn của địa phƣơng; những tồn tại hạn
chế, bất cập của quá trình quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp; những văn bản
liên quan đến quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng.
2) Phỏng vấn các Chủ rừng: Các công ty, ban quản lý, hộ gia đình, cộng
đồng dân cƣ, nhằm tìm hiểu tình hình sử dụng đất của các chủ rừng, các cách
thức quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp đang đƣợc áp dụng, tình hình bảo vệ và
phát triển rừng của địa phƣơng, hiệu quả của các mô hình quản lý và sử dụng đất
đang đƣợc thực hiện với thực tiễn của địa phƣơng; những tồn tại hạn chế, bất
cập của quá trình quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp, các tiềm năng thực tế trong
phát triển lâm nghiệp bằng phƣơng pháp phỏng vấn dạng phỏng vấn cá nhân
một cách ngẫu nhiên.
Phỏng vấn bằng bảng hỏi: 28 tổ nhận khốn mỗi tổ chọn 5 hộ gia đình
ngẫu nhiên.
2.5.3. Phƣơng pháp phân tích, xử lý số liệu
- Xử lý số liệu bằng phần mềm Microsoft Excel: Hệ thống bảng, biểu, phụ
biểu kèm theo;

- Soạn thảo trình bày văn bản bằng Microsoft Word: Luận văn


16

- Xây dựng các loại bản đồ huyện Đạ Huoai bằng phần mềm Mapinfo 10.5.
+ Bản đồ quy hoạch 3 loại rừng.
+ Bản đồ quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng.
- Phƣơng pháp phân tích điểm mạnh, điểm yếu (SWOT):
Đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã
hội; công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Phân tích các cơ hội và thách
thức của công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng huyện Đạ Huoai.
- Sơ đồ Venn mối quan hệ giữa lâm nghiệp với các ngành khác thông qua
phỏng vấn đại diện chính quyền địa phƣơng và đại diện các ngành.
- Phƣơng pháp chuyên gia tƣ vấn: Nhằm xây dựng các quan điểm, định
hƣớng phát triển lâm nghiệp huyện; các nội dung và giải pháp thực hiện quy hoạch.
Lựa chọn những cán bộ lãnh đạo có kinh nghiệm trong công tác bảo vệ và phát
triển rừng: Lãnh đạo Hạt kiểm lâm, Lãnh đạo Ban quản lý rừng, Lãnh đạo phịng
Nơng nghiệp.


×