Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu cấu trúc, sinh trưởng làm cơ sở tỉa thưa rừng trồng keo lai (acacia auriculiformis mangium) tại khu vực xuyên mộc thuộc tỉnh bà rịa vũng tàu​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 99 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi tên Dỗn Thị Thu Hằng xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu
của tơi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Học viên cam đoan

Dỗn Thị Thu Hằng


ii

LỜI CẢM ƠN

Luận văn này được hoàn thành theo chương trình đào tạo Thạc sĩ chun
ngành Lâm học, khóa 2016 - 2018 tại Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp.
Trong q trình học tập và hồn thành luận văn tốt nghiệp này, tác giả đã
nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ của Phòng đào tạo Sau đại học, Ban giám hiệu
Trường Đại học Lâm nghiệp và Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp cùng quý
Thầy – Cô đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian
học tập tại trường.
Đặc biệt, tơi xin tỏ lịng biết ơn chân thành đến Thầy PGS.TS. Phạm Thế
Dũng đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn tập thể Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tàu đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt q trình thu
thập số liệu ngồi thực tế.
Xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ nhiệt tình của đồng nghiệp, đến các bạn
bè thân hữu gần xa đã giúp đỡ, động viên tơi trong q trình học tập cũng như
trong thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc nhất đến gia đình đã ln


bên cạnh và động viên ủng hộ cho tơi có được ngày hơm nay.
Đồng Nai, tháng 11 năm 2018

Doãn Thị Thu Hằng


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ...........................................vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG ................................................................................ vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ...................................................................................xi
ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1
2. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................... 3
Chương 1. TỔNG QUAN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................... 4
1.1. Khái quát về cây Keo lai ................................................................................. 4
1.2. Những nghiên cứu về rừng trồng Keo lai ....................................................... 5
1.3. Phương pháp phân cấp sinh trưởng cây rừng.................................................. 8
1.3.1. Phân loại cấp sinh trưởng cây rừng của Kraft (1884) .................................. 8
1.3.2. Phân cấp năng suất cây rừng của Zưnkin..................................................... 9
1.4. Phân tích cấu trúc rừng..................................................................................10
1.5. Phân tích sự cạnh tranh của những cây gỗ trong quần thụ ...........................11
1.6. Những mơ hình tăng trưởng và sản lượng rừng ............................................12
1.7. Thảo luận chung ............................................................................................13
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU ...........................................14
2.1. Vị trí địa lý ....................................................................................................14

2.2. Khí hậu – thủy văn ........................................................................................14
2.3. Địa hình và thổ nhưỡng .................................................................................14
2.4. Tài nguyên rừng ............................................................................................15
Chương 3. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG........................16
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................16
3.1. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................16


iv

3.1.1. Mục tiêu tổng quát .....................................................................................16
3.1.2. Mục tiêu cụ thể ...........................................................................................16
3.2. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................16
3.3. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................16
3.4. Nội dung nghiên cứu .....................................................................................16
3.5. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................17
3.5.1. Phương pháp luận.......................................................................................17
3.5.2. Phương pháp thu thập số liệu .....................................................................17
3.5.3. Phương pháp xử lý số liệu..........................................................................20
3.5.4. Cơng cụ tính tốn .......................................................................................24
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................25
4.1. Cấu trúc của rừng trồng Keo lai ....................................................................25
4.1.1. Phân bố số cây theo cấp đường kính ..........................................................25
4.1.2. Phân bố số cây theo cấp chiều cao .............................................................33
4.2. Xây dựng những hàm sinh trưởng đối với rừng trồng Keo lai .....................42
4.2.1. Xây dựng những hàm sinh trưởng đường kính thân cây ...........................42
4.2.2. Xây dựng những hàm sinh trưởng chiều cao thân cây...............................44
4.2.3. Xây dựng những hàm sinh trưởng thể tích thân cây ..................................47
4.2.4. Xây dựng những hàm sinh trưởng trữ lượng rừng trồng Keo lai...............49
4.3. Sinh trưởng của rừng trồng Keo lai ..............................................................51

4.3.1. Sinh trưởng bình quân của rừng trồng Keo lai trên ba cấp đất ..................51
4.3.2. Sinh trưởng của rừng trồng Keo lai trên cấp đất I .....................................56
4.3.3. Sinh trưởng của rừng trồng Keo lai trên cấp đất II ....................................60
4.3.4. Sinh trưởng của rừng trồng Keo lai trên cấp đất III ...................................64
4.3.5. So sánh tăng trưởng của rừng trồng Keo lai trên ba cấp đất ......................69
4.4. Phân hóa và tỉa thưa đối với rừng trồng Keo lai ...........................................72
4.4.1. Sự suy giảm mật độ theo tuổi.....................................................................72
4.4.2. Phân hóa và tỉa thưa tự nhiên đối với rừng trồng Keo lai ..........................74


v

4.5. Thảo luận .......................................................................................................77
4.5.1. Cấu trúc và sinh trưởng của rừng trồng Keo lai.........................................77
4.5.2. Đề xuất áp dụng kết quả nghiên cứu ..........................................................78
KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ .............................................................82
1. Kết luận ............................................................................................................82
2. Tồn tại ..............................................................................................................82
3. Kiến nghị ..........................................................................................................82
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
CV%

Hệ số biến động


D (cm)

Đường kính thân cây ngang ngực.

H (m)

Chiều cao vút ngọn

g và G (m2)

Tiết diện ngang thân cây và quần thụ

MAE

Sai số tuyệt đối trung bình (Mean Absolute Error)

MAPE (%)

Sai số tuyệt đối trung bình theo phần trăm (Mean Absolute
Percent Error)

M (m3/ha)

Trữ lượng gỗ thân cây/ha

N (cây/ha)

Mật độ cây gỗ

S


Sai tiêu chuẩn

SSR

Tổng bình phương sai lệch (Sum of Square Residuals)

V (m3)

Thể tích thân cây và lâm phần

Z(D)

Tăng trưởng thường xun (về đường kính)

∆(D)

Tăng trưởng bình qn năm (về đường kính)

P(D)%

Suất tăng trưởng (đường kính thân cây)

N/H

Phân bố số cây theo cấp chiều cao

N/D

Phân bố số cây theo cấp đường kính


SCI

Chỉ số cấu trúc

SDI

Chỉ số mật độ quần thụ


vii

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Đặc trưng thống kê đường kính đối với rừng trồng Keo lai 4 tuổi trên
ba cấp đất. Đơn vị tính: 1.000 m2.........................................................................25
Bảng 4.2. Phân bố N/D của rừng trồng Keo lai 4 tuổi trên ba cấp đất. Đơn vị
tính: 1,0 ha. ...........................................................................................................26
Bảng 4.3. Dự đốn phân bố N/D đối với rừng trồng Keo lai 4 tuổi trên cấp đất I.
Đơn vị tính: 1 ha...................................................................................................31
Bảng 4.4. Dự đoán phân bố N/D đối với rừng trồng Keo lai 4 tuổi trên cấp đất II.
Đơn vị tính: 1 ha...................................................................................................32
Bảng 4.5. Dự đoán phân bố N/D đối với rừng trồng Keo lai 4 tuổi trên cấp đất
III. Đơn vị tính: 1 ha.............................................................................................32
Bảng 4.6. Đặc trung thống kê chiều cao đối với rừng trồng Keo lai 4 tuổi trên ba
cấp đất. Đơn vị tính: 1.000 m2. ............................................................................34
Bảng 4.7. Phân bố N/H của rừng trồng Keo lai 4 tuổi trên ba cấp đất. Đơn vị
tính: 1,0 ha. ...........................................................................................................35
Bảng 4.8. Phân bố N/H đối với rừng trồng Keo lai 4 tuổi trên cấp đất I. Đơn vị
tính: 1 ha. ..............................................................................................................40
Bảng 4.9. Phân bố N/H đối với rừng trồng Keo lai 4 tuổi trên cấp đất II. Đơn vị

tính: 1 ha. ..............................................................................................................40
Bảng 4.10. Phân bố N/H đối với rừng trồng Keo lai 4 tuổi trên cấp đất III. Đơn
vị tính: 1 ha. ..........................................................................................................41
Bảng 4.11. Những hàm ước lượng đường kính đối với cây bình quân của rừng
trồng Keo lai trên ba cấp đất. ...............................................................................43
Bảng 4.12. Tương quan và sai lệch đối với những hàm ước lượng đường kính
cây bình qn của rừng trồng Keo lai trên ba cấp đất..........................................43
Bảng 4.13. Những hàm ước lượng chiều cao đối với cây bình quân của rừng
trồng Keo lai trên ba cấp đất. ...............................................................................45


viii

Bảng 4.14. Tương quan và sai lệch đối với những hàm ước lượng chiều cao đối
với cây bình quân của rừng trồng Keo lai trên ba cấp đất. ..................................45
Bảng 4.15. Những hàm ước lượng thể tích thân đối với cây bình quân của rừng
trồng Keo lai trên ba cấp đất. ...............................................................................47
Bảng 4.16. Tương quan và sai lệch đối với những hàm ước lượng thể tích thân
cây bình qn của rừng trồng Keo lai trên ba cấp đất..........................................47
Bảng 4.17. Những hàm mật độ đối với rừng trồng Keo lai trên ba cấp đất. Đơn vị
tính: 1 ha. ..............................................................................................................49
Bảng 4.18. Những hàm ước lượng trữ lượng gỗ đối với rừng trồng Keo lai trên
ba cấp đất. .............................................................................................................50
Bảng 4.19. Tương quan và sai lệch đối với những hàm ước lượng trữ lượng gỗ
của rừng trồng Keo lai trên ba cấp đất. ................................................................50
Bảng 4.20. Những hàm ước lượng sinh trưởng đối với cây bình quân và quần thụ
Keo lai trên ba cấp đất I - III. ...............................................................................52
Bảng 4.21. Sinh trưởng đường kính bình qn của rừng trồng Keo lai...............52
Bảng 4.22. Sinh trưởng chiều cao cây bình quân của rừng trồng Keo lai. ..........53
Bảng 4.23. Sinh trưởng thể tích thân cây bình qn của rừng trồng Keo lai.......53

Bảng 4.24. Sinh trưởng trữ lượng gỗ bình quân của rừng trồng Keo lai. ............54
Bảng 4.25. Những đặc điểm sinh trưởng đối với đường kính, chiều cao, thể tích
cây bình qn và trữ lượng gỗ của rừng trồng Keo lai từ 2 - 10 tuổi. .................54
Bảng 4.26. Những hàm ước lượng sinh trưởng đối với cây bình quân và quần thụ
Keo lai trên cấp đất I. ...........................................................................................56
Bảng 4.27. Sinh trưởng đường kính bình qn của rừng trồng Keo lai trên cấp
đất I. ......................................................................................................................56
Bảng 4.28. Sinh trưởng chiều cao của rừng trồng Keo lai trên cấp đất I.............57
Bảng 4.29. Sinh trưởng thể tích thân cây bình qn của rừng trồng Keo lai trên
cấp đất I. ...............................................................................................................58
Bảng 4.30. Sinh trưởng trữ lượng gỗ đối với rừng trồng Keo lai trên cấp đất I. .58


ix

Bảng 4.31. Những đặc điểm sinh trưởng đối với đường kính, chiều cao, thể tích
cây bình qn và trữ lượng gỗ của rừng Keo lai từ 2 - 10 tuổi trên cấp đất I......59
Bảng 4.32. Những hàm ước lượng sinh trưởng đối với cây bình quân và quần thụ
Keo lai trên cấp đất II. ..........................................................................................60
Bảng 4.33. Sinh trưởng đường kính bình quân của rừng trồng Keo lai trên cấp
đất II. ....................................................................................................................61
Bảng 4.34. Sinh trưởng chiều cao cây bình quân của rừng trồng Keo lai trên cấp
đất II. ....................................................................................................................61
Bảng 4.35. Sinh trưởng thể tích thân cây bình qn của rừng trồng Keo lai trên
cấp đất II. ..............................................................................................................62
Bảng 4.36. Sinh trưởng trữ lượng gỗ đối với rừng trồng Keo lai trên cấp đất II. 63
Bảng 4.37. Những đặc điểm sinh trưởng đối với đường kính, chiều cao, thể tích
cây bình qn và trữ lượng gỗ của rừng trồng Keo lai từ 2 - 10 tuổi trên cấp đất
II. ..........................................................................................................................63
Bảng 4.38. Những hàm ước lượng sinh trưởng đối với cây bình quân và quần thụ

Keo lai trên cấp đất III..........................................................................................65
Bảng 4.39. Sinh trưởng đường kính bình qn của rừng trồng Keo lai trên cấp
đất III. ...................................................................................................................65
Bảng 4.40. Sinh trưởng chiều cao cây bình quân của rừng trồng Keo lai trên cấp
đất III. ...................................................................................................................66
Bảng 4.41. Sinh trưởng thể tích thân cây bình qn của rừng trồng Keo lai trên
cấp đất III. ............................................................................................................67
Bảng 4.42. Sinh trưởng trữ lượng gỗ đối với rừng trồng Keo lai trên cấp đất III.
..............................................................................................................................67
Bảng 4.43. Những đặc điểm sinh trưởng đối với đường kính, chiều cao, thể tích
cây bình qn và trữ lượng gỗ của rừng Keo lai từ 2 - 10 tuổi trên cấp đất III. ..68
Bảng 4.44. Đặc điểm tăng trưởng đường kính đối với cây bình qn của rừng
trồng Keo lai trên ba cấp đất. ...............................................................................69


x

Bảng 4.45. Đặc điểm tăng trưởng chiều cao đối với cây bình quân của rừng trồng
Keo lai trên ba cấp đất. .........................................................................................69
Bảng 4.46. Đặc điểm tăng trưởng thể tích thân đối với cây bình quân của rừng
trồng Keo lai trên ba cấp đất. ...............................................................................70
Bảng 4.47. Đặc điểm tăng trưởng trữ lượng gỗ đối với rừng trồng Keo lai trên ba
cấp đất. Đơn vị tính: 1 ha. ....................................................................................70
Bảng 4.48. Mật độ hiện còn đối với rừng trồng Keo lai trên ba cấp đất khác nhau.
..............................................................................................................................73
Bảng 4.49. Phân cấp sinh trưởng đối với những cá thể hình thành rừng trồng Keo
lai tại cấp tuổi 4 trên cấp đất I. Đơn vị tính: 1 ha.................................................74
Bảng 4.50. Phân cấp sinh trưởng đối với những cá thể hình thành rừng trồng Keo
lai tại cấp tuổi 4 trên cấp đất II. Đơn vị tính: 1 ha. ..............................................75
Bảng 4.51. Phân cấp sinh trưởng đối với những cá thể hình thành rừng trồng Keo

lai tại cấp tuổi 4 trên cấp đất III. Đơn vị tính: 1 ha. .............................................76
Bảng 4.52. Những hàm ước lượng sinh trưởng đối với cây bình quân và quần thụ
Keo lai trên ba cấp đất I - III. ...............................................................................79
Bảng 4.53. Những hàm ước lượng sinh trưởng đối với cây bình quân và quần thụ
Keo lai trên cấp đất I. ...........................................................................................80
Bảng 4.54. Những hàm ước lượng sinh trưởng đối với cây bình quân và quần thụ
Keo lai trên cấp đất II. ..........................................................................................80
Bảng 4.55. Những hàm ước lượng sinh trưởng đối với cây bình quân và quần thụ
Keo lai trên cấp đất III..........................................................................................80


xi

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 3.2. Sơ đồ mơ tả áp dụng kết quả nghiên cứu. ............................................18
Hình 4.1. Phân bố N/D của rừng trồng Keo lai 4 tuổi trên ba cấp đất. ................27
Hình 4.2. Đồ thị biểu diễn hàm phân bố Weibull và hàm phân bố Richards được
làm phù hợp với phân bố N/D đối với rừng Keo lai 4 tuổi trên cấp đất I. ...........28
Hình 4.3. Đồ thị biểu diễn hàm phân bố Weibull và hàm phân bố Richards được
làm phù hợp với phân bố N/D đối với rừng trồng Keo lai 4 tuổi trên cấp đất II. 29
Hình 4.4. Đồ thị biểu diễn hàm phân bố Weibull và hàm phân bố Richards được
làm phù hợp với phân bố N/D đối với rừng trồng Keo lai 4 tuổi trên cấp đất III.
..............................................................................................................................30
Hình 4.5. Đồ thị biểu diễn phân bố N/D đối với rừng trồng Keo lai 4 tuổi trên ba
cấp đất I – III theo hàm phân bố Richards. ..........................................................33
Hình 4.6. Phân bố N/H của rừng trồng Keo lai 4 tuổi trên ba cấp đất. ................35
Hình 4.7. Đồ thị biểu diễn hàm phân bố Weibull và hàm phân bố Richards được
làm phù hợp với phân bố N/H đối với rừng Keo lai 4 tuổi trên cấp đất I. ...........36
Hình 4.8. Đồ thị biểu diễn hàm phân bố Weibull và hàm phân bố Richards được
làm phù hợp với phân bố N/H đối với rừng Keo lai 4 tuổi trên cấp đất II. .........37

Hình 4.9. Đồ thị biểu diễn hàm phân bố Weibull và hàm phân bố Richards được
làm phù hợp với phân bố N/H đối với rừng Keo lai 4 tuổi trên cấp đất III. ........39
Hình 4.10. Đồ thị biểu diễn phân bố N/H đối với rừng trồng Keo lai 4 tuổi trên
ba cấp đất I – III theo hàm phân bố Richards. .....................................................41
Hình 4.11. Đồ thị biểu diễn mối quan hệ D = f(A) đối với cây bình quân của
rừng trồng Keo lai trên cấp đất I-III (a), I (b), II (c) và III (d). ............................44
Hình 4.12. Đồ thị biểu diễn mối quan hệ H = f(A) đối với cây bình quân của
rừng trồng Keo lai trên cấp đất I-III (a), I (b), II (c) và III (d). ............................46
Hình 4.13. Đồ thị biểu diễn mối quan hệ V = f(A) đối với cây bình quân của
rừng Keo lai trên cấp đất I - III (a), I (b), II (c) và III (d). ...................................48


xii

Hình 4.14. Đồ thị biểu diễn mối quan hệ M = f(A) đối với rừng Keo lai trên ba
cấp đất I - III (a), cấp đất I (b), cấp đất II (c) và cấp đất III (3). ..........................51
Hình 4.15. Đồ thị biểu diễn tăng trưởng (D, H, V và M) đối với cây bình quân và
quần thụ Keo lai từ 2 – 10 tuổi. ............................................................................55
Hình 4.16. Đồ thị biểu diễn tăng trưởng (D, H, V và M) đối với cây bình quân và
quần thụ Keo lai 2 – 10 tuổi trên cấp đất I. ..........................................................59
Hình 4.17. Đồ thị biểu diễn tăng trưởng (D, H, V và M) đối với cây bình quân và
quần thụ Keo lai từ 2 – 10 tuổi trên cấp đất II. ....................................................64
Hình 4.18. Đồ thị biểu diễn tăng trưởng (D, H, V và M) đối với cây bình quân và
quần thụ Keo lai 2 – 10 tuổi trên cấp đất III. .......................................................68
Hình 4.19. Đồ thị biểu diễn quá trình sinh trưởng trữ lượng gỗ đối với rừng Keo
lai trên ba cấp đất. ................................................................................................71
Hình 4.20. Đồ thị biểu diễn số cây hiện còn (a) và số cây bị đào thải (b) đối với
rừng trồng Keo lai trên ba cấp đất khác nhau. .....................................................73



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Rừng là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với con người. Rừng có
chức năng phịng hộ sinh thái rất quan trọng cho mỗi đất nước và cả nhân loại.
Rừng giữ vai trị rất lớn và có ý nghĩa trong nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã
hội, chính trị, an ninh quốc phịng. Rừng là cái nơi sinh ra, là lá phổi xanh và là
môi trường sống của mọi sinh vật sống trên trái đất.
Việt Nam nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu. Vị trí địa
lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi đã tạo điều kiện cho hệ động thực vật phát triển
phong phú. Chính điều này đã tồn tại trong tư tưởng, ý nghĩ của nhiều người
rừng là nguồn tài nguyên vô tận. Thực tế, do tác động vào rừng một cách tùy tiện
mà sức sản xuất của rừng ngày càng giảm dần, rừng suy thối và khó phục hồi,
diện tích rừng ngày càng thu hẹp.
Trước sự giảm sút về mặt chất lượng và diện tích rừng đã đặt ra cho các
nhà làm cơng tác Lâm nghiệp một nhiệm vụ cấp bách là phải gia tăng diện tích,
từng bước nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng, đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao về gỗ, củi và bảo vệ môi trường sống của con người. Hiện nay, cây Keo
lai (Acacia auriculiformis*mangium) đang là loại cây đáp ứng tốt mục đích, yêu
cầu của con người, xã hội và môi trường. Rừng Keo lai cung cấp gỗ để làm nhà
và đồ gia dụng, nguyên liệu chế biến ván ghép thanh, ván ép và bao bì…Ngồi
ra, rừng trồng Keo lai cịn góp phần bảo vệ và cải thiện môi trường sống. Việc
phát triển rừng trồng Keo lai đã và đang gia tăng trong nhiều năm qua, tuy nhiên
sản phẩm cung cấp gỗ từ rừng chủ yếu vẫn là làm nguyên liệu giấy, dăm gỗ với
giá cả thấp làm cho việc phát triển này thiếu tính bền vững, nhất là ở vùng Đông
Nam Bộ, khi quỹ đất dành cho lâm nghiệp phải cạnh tranh với nhiều lồi cây
cơng nghiệp khác như Cao su, Điều, và các loài cây lấy quả khác. Để đảm bảo



2

nguồn nguyên liệu gỗ cung ứng tại chỗ, việc nâng cao giá trị gia tăng của rừng là
yêu cầu cần thiết.
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đề án tái cấu trúc ngành Lâm
nghiệp của Việt Nam đã được cụ thể hóa bởi Quyết định số 774 và 919 /QĐBNN-TCLN ngày 18/4/2018 và 5/5/2014 của Bộ Nông nghiệp & PTNT, về
“Nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất ” và “Nâng cao
gía trị sản phẩm gỗ qua chế biến” giai đoạn 2014-2020”. Theo đó, tập trung
chuyển hóa và trồng rừng gỗ lớn, phần đấu “đạt tỷ lệ gỗ lớn (gỗ xẻ có đường
kính >15 cm) từ 30-40% sản lượng khai thác hiện nay lên đến 50-60% vào năm
2020 và > 60% vào từ năm 2020 trở đi”. Tuy nhiên, việc trồng rừng ở nước ta,
nhìn chung vẫn cịn đang thiếu cả về nguồn giống chất lượng cao đến kỹ thuật
tạo rừng cho gỗ xẻ.
Về kỹ thuật, một trong những nhiệm vụ quan trọng đó là xác định những
biện pháp nuôi rừng bằng những biện pháp khác nhau như chăm sóc rừng, xử lý
lập địa, tỉa thưa, tỉa cành…; Trong đó, tỉa thưa là biện pháp được ưu tiên trong
việc tạo ra chất lượng và quy cách sản phẩm gỗ đáp ứng được mục tiêu gỗ xẻ.
Để việc tỉa thưa có cơ sở khoa học, lâm học cần phải xác định cường độ tỉa thưa,
kỳ dãn cách giữa các lần tỉa thưa liên tiếp và mật độ thích hợp cho từng cấp tuổi.
Cường độ tỉa thưa có thể được xác định bằng tỷ lệ giữa số cây chặt và tổng số
cây hình thành quần thụ. Mật độ thích hợp là mật độ đảm bảo cho những cây để
lại nuôi dưỡng sinh trưởng và phát triển ổn định, đây là một đặc tính của quần
thụ mà nhà lâm học cần phải xác định được mức độ cạnh tranh tán của những
cây gỗ trong quần thụ, xác định được mức độ lợi dụng không gian sống và tính
tốn mật độ tối ưu đối với quần thụ ở từng giai đoạn tuổi và trên những lập địa
khác nhau, để từ đó xác định được năng suất và sản lượng rừng.
Trước đây, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về năng suất và sản lượng
rừng trồng Keo lai (Viện khoa học Lâm nghiệp, 1995; Lê Đình Khả, 1997,
2000[8, 9]; Nguyễn Hoàng Nghĩa, 1999 [13]; Nguyễn Huy Sơn và cộng sự, 2006



3

[16, 17]; Phạm Thế Dũng, 2005[4, 5]) được thực hiện ở nhiều nơi khác nhau.
Tuy nhiên, tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, trong đó có huyện Xuyên Mộc, dù Keo
lai được trồng tập trung ở nhiều nơi khác nhau, nhưng hiện nay khoa học và thực
tiễn vẫn còn thiếu những thông tin về sinh trưởng, cấu trúc, sự cạnh tranh, sự
phân hóa và tỉa thưa tự nhiên đối với rừng trồng Keo lai ở tỉnh này. Vì thế, đến
nay cơ quan quản lý tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn chưa đủ căn cứ khoa học để xây
dựng phương thức nuôi dưỡng rừng trồng Keo lai ở những cấp tuổi khác nhau.
Từ những lý do trên đây, đề tài “Nghiên cứu cấu trúc, sinh trưởng làm cơ
sở tỉa thưa rừng trồng Keo lai (Acacia auriculiformis*mangium) tại khu vực
Xuyên Mộc thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” được thực hiện nhằm góp phần giải
quyết những tồn tại này.
2. Ý nghĩa của đề tài
Về lý luận, đề tài này sẽ cung cấp những thơng tin để phân tích đặc tính
sinh thái của rừng trồng Keo lai ở những cấp tuổi khác nhau. Về thực tiễn, đề tài
sẽ cung cấp những thông tin về cấu trúc, phân hóa và tỉa thưa, các chỉ số mật độ
và chỉ số cạnh tranh để làm cơ sở cho việc xác định những chỉ tiêu kỹ thuật nuôi
dưỡng rừng.


4

Chương 1. TỔNG QUAN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái quát về cây Keo lai
Keo lai là giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng (Acacia mangium) và Keo
lá tràm (Acacia auriculiformis). Keo lai tự nhiên được Messrs Hepbum ghi chép
lần đầu tiên vào năm 1972 tại Malaysia. Năm 1978, Keo lai được Pedkey xác
định là giống lai (Prasal, 1992) [30]. Tại Việt Nam, Keo lai được phát hiện lần

đầu tiên vào năm 1992 ở Ba Vì (Hà Nội). Sau này người ta cịn tìm thấy Keo lai
ở khu vực Đơng Nam Bộ và Trung Trung Bộ (Lê Đình Khả, 1997) [8].
Từ năm 1991[29], nghiên cứu và khảo sát của Cyril Pinso đã cho thấy Keo
lai có rất nhiều đặc trưng nổi bật so với bố mẹ đó là sinh trưởng nhanh, hình thân
có độ thẳng trung gian giữa hai lồi cây bố và mẹ, chất lượng gỗ khá hơn so với
lồi A.mangium.
Keo lai là cây ưa sáng mạnh, thích hợp và sinh trưởng nhanh ở vùng khí
hậu nóng ẩm và cận ẩm; nhiệt độ khơng khí nóng quanh năm, bình qn từ 22260 C, nhiệt độ bình qn tháng nóng nhất từ 32- 340C và lạnh nhất từ 17- 200C;
lượng mưa bình qn từ 1800- 2500 mm và chỉ có từ 1-2 tháng mùa khô. Tuy
nhiên, Keo lai là cây có biên độ sinh thái khá rộng, có khả năng chịu hạn tương
đối cao. Vì thế, chúng có thể sống ở những nơi khô hạn với lượng mưa hàng năm
dưới 1000 mm như vùng đất cát ven biển miền Nam Trung Bộ nước ta. Keo lai
sinh trưởng kém ở những nơi có mùa khơ kéo dài hay nơi có mùa đơng lạnh,
nhiệt độ xuống thấp hơn 100C và có sương giá. Khi trồng ở những vùng có gió
mạnh hoặc gió xốy, rừng trồng Keo lai có thể bị hại nặng (Nguyễn Huy Sơn,
2006) [16, 17].
Keo lai có nhiều đặc điểm hình thái trung gian giữa bố và mẹ, đồng thời có
ưu thế lai rõ rệt như: Sinh trưởng nhanh, có hiệu suất bột giấy cao, độ bền cơ học
và độ trắng của giấy hơn hẳn các lồi bố mẹ, có khả năng trồng được trên nhiều
điều kiện lập địa khác nhau, đặc biệt là cạnh tranh với cỏ tranh và có khả năng cố


5

định đạm khí quyển trong đất nhờ có nốt sần ở hệ rễ. Gỗ thẳng, màu vàng trắng
có vân, có giác lõi phân biệt, gỗ có tác dụng nhiều mặt: Kích thước nhỏ làm
nguyên liệu giấy, kích thước lớn sử dụng trong xây dựng, đóng đồ mộc mỹ nghệ,
hàng hóa xuất khẩu.
1.2. Những nghiên cứu về rừng trồng Keo lai
Đến nay, đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về rừng trồng Keo lai.

Theo Zuhaidi và Noor (1997) [31], khi tỉa thưa với cường độ mạnh, thì lượng
tăng trưởng thường xuyên hàng năm và lượng tăng trưởng bình quân chung của
rừng trồng Keo lai đạt lớn nhất ở tuổi 7 - 8. Nếu không tỉa thưa hoặc tỉa thưa với
cường độ vừa, thì đường kính tập trung nhiều nhất từ 20-25 cm (tương ứng 39%
và 49.2%). Khi tỉa thưa với cường độ mạnh, đường kính tập trung nhiều nhất từ
25-30 cm (62.9%).
Theo Lê Đình Khả (1997) [8], khối lượng thể tích gỗ Keo lai khơ kiệt là
0,455 g/cm3. Trị số này ở dạng trung gian giữa Keo lá tràm và Keo tai tượng. Độ
chịu kéo, độ gấp và độ trắng giấy của Keo lai cũng cao hơn rõ rệt so với các loài
keo bố mẹ.
Khi nghiên cứu về sinh trưởng của rừng trồng Keo lai, Lê Đình Khả và
cộng sự (1997; 2000) [8, 9] cho rằng những cây trội Keo lai F1 sinh trưởng về
chiều cao và đường kính lớn hơn so với cây bố mẹ. Ngoài ra, đất dưới tán rừng
trồng Keo lai cũng được cải thiện tốt hơn so với đất dưới tán rừng keo bố mẹ.
Những nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Nghĩa (1999) [13], Phạm Văn Tuấn và
Lưu Bá Thịnh (1999) [23] cho thấy, hầu hết các dịng Keo lai ở vùng Đơng Nam
Bộ đều sinh trưởng vượt trội so với Keo tai tượng và Keo lá tràm. Vũ Tấn
Phương (2001) [14] đã nghiên cứu mối quan hệ sinh trưởng của Keo lai với một
số tính chất đất. Nghiên cứu của Phạm Thế Dũng (2005) [4, 5] cho thấy rừng
trồng Keo lai ở Đông Nam Bộ sinh trưởng trên đất nâu đỏ tốt hơn so với đất xám
phù sa cổ. Ngoài ra, mật độ trồng rừng trồng Keo lai thích hợp từ 1.100 - 1.660
cây/ha.


6

Từ năm 2000 – 2004[2], Phạm Thế Dũng và cộng sự đã thực hiện nghiên
cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh rừng cho các dòng Keo lai được tuyển
chọn trên đất phù sa cổ tại tỉnh Bình Phước làm nguyên liệu giấy. Kết quả bước
đầu cho thấy Keo lai sinh trưởng nhanh trong ba năm đầu và có thể trồng Keo lai

trên nhiều loại đất ở vùng Đông Nam Bộ, nhưng trên đất xám bạc màu phù sa cổ
cần thiết phải bón phân khi trồng. Trên đất feralit phát triển trên phù sa cổ và
trên đất xám bạc màu Đơng Nam Bộ có thể bón lót hỗn hợp phân vi sinh Sông
Danh với NPK theo liều lượng 0,5 kg + 0,1 kg/ hố trước khi trồng. Trong điều
kiện đất dốc, khơng nhất thiết phải san ủi thực bì mà có thể phát dọn thủ cơng để
trồng rừng, khơng nên đốt dọn thực bì mà sử dụng chúng làm lớp thảm rải đều
trên mặt đất.
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của quản lý lập địa tới năng suất rừng
trồng cây Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) vùng Đông Nam Bộ, Phạm Thế
Dũng và cộng sự (2001 - 2005)[3] cho rằng, để lại cành nhánh sau khai thác có
tác động tới tăng trưởng rừng trồng chu kỳ 2 và có tác động tới thành phần hóa
học trong đất. Có mối tương quan chặt chẽ giữa hàm lượng đạm tổng số và chất
hữu cơ.
Khi nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của rừng trồng Keo lai tại Đông Nam
Bộ, Nguyễn Huy Sơn (2006) [16, 17] đã chỉ ra rằng tuổi thành thục số lượng của
rừng trồng Keo lai tại Đông Nam Bộ xuất hiện ở khoảng tuổi 7 - 8. Nếu kinh
doanh gỗ nhỏ, thì đường kính khai thác ở tuổi 7 - 8 năm có thể đạt từ 18,7 - 21,5
cm. Khi nghiên cứu kỹ thuật trồng rừng thâm canh Keo lai tại Đông Nam Bộ,
Nguyễn Huy Sơn và cộng sự (2006) cho rằng, để kéo dài thời gian tăng trưởng
cực đại, thúc đẩy khả năng tăng trưởng cũng như làm tăng lợi nhuận trong q
trình kinh doanh rừng, có thể tiến hành tỉa thưa lần 1 vào trước khi lượng tăng
trưởng thường xuyên đạt cực đại ở tuổi 5, mật độ để lại từ 800 - 900 cây/ha.
Kiều Thanh Tịnh (2002) [24] cho rằng, nếu mục tiêu trồng rừng để lấy gỗ
nguyên liệu giấy và gỗ cỡ nhỏ, thì mật độ trồng rừng trồng Keo lai thích hợp là


7

1.100 cây/ha. Ngồi ra, nếu cải thiện về giống thì có thể trồng dày hơn sau đó tỉa
thưa vào năm thứ 3 và để lại mật độ 1.100 cây/ha sẽ đạt được sản lượng cao

nhất.
Sản lượng rừng trồng Keo lai bị ảnh hưởng bởi mật độ. Tuy vậy, do chất
lượng gỗ tăng, nên giá trị gỗ tăng cao. Tỉa thưa thúc đẩy tăng trưởng nhanh về
đường kính. Nếu kinh doanh gỗ nguyên liệu, thì chu kỳ khai thác rừng trồng Keo
lai thích hợp là 8 năm (Nguyễn Thanh Minh (2005)[11]). Nguyễn Thanh Minh
(2007) [12] cũng đã lập biểu thể tích và tỉa thưa rừng trồng Keo lai tại Đông
Nam Bộ.
Khi nghiên cứu một số cơ sở khoa học của kỹ thuật tỉa thưa rừng trồng
Keo lá tràm tại vùng Đông Nam Bộ, Bùi Việt Hải (1998) [6] cho rằng, khi mật
độ trồng ban đầu từ 2660- 3300 cây/ha, thì tuổi thích hợp nhất để tỉa thưa rừng
trồng Keo lá tràm là tuổi 4. Phương pháp tỉa thưa là tỉa thưa tầng dưới có kết hợp
loại bỏ từng cây một cách cơ giới. Rừng Keo lá tràm chỉ cần tỉa thưa một lần.
Nói chung, rừng đã qua tỉa thưa có thể cho sản phẩm sớm hơn so với rừng không
qua tỉa thưa.
Sau khi khảo nghiệm và xây dựng mơ hình trồng rừng Keo lai cung cấp
gỗ lớn tại Tây Nguyên, Hồ Đức Soa (2015)[15] cho rằng: Căn cứ vào đường
kính, chiều dài và phẩm chất gỗ, gỗ rừng trồng Keo đạt tiêu chuẩn, quy cách gỗ
lớn theo quy định hiện hành. Keo lai là lồi cây có biên độ sinh thái rộng, trồng
được trên hầu hết các loại đất và vùng khí hậu khác nhau ở Tây Nguyên. Với kĩ
thuật thâm canh hợp lí, cây trồng sinh trưởng nhanh cho năng suất tương đối cao
và ổn định, gỗ tương đối tốt, thích hợp với cơng nghệ chế tạo đồ mộc gia dụng
và được thị trường chấp nhận. Các dòng Keo lai đều sinh trưởng nhanh, năng
suất cao, tăng trưởng đường kính đạt 2,0 -3,3 cm/năm, chiều cao 2 - 3,3 m/năm,
chu kì kinh doanh ngắn thường 8 - 12 năm, gỗ màu sáng đẹp, làm đồ mộc và
nguyên liệu giấy. Có thể nói đây là lồi cây dễ trồng thích hợp với đại đa số các
dạng lập địa tại Tây Nguyên, cho năng suất tương đối cao.


8


1.3. Phương pháp phân cấp sinh trưởng cây rừng
1.3.1. Phân loại cấp sinh trưởng cây rừng của Kraft (1884)
Theo Kraft (1884; dẫn Nguyễn Văn Thêm, 2002, 2005)[21, 22], toàn bộ
cây gỗ của một quần thụ có thể được phân chia thành 5 cấp sinh trưởng cơ bản
(hoặc cấp “ưu thế “ và cấp bị “chèn ép”) theo thứ tự giảm dần sức sống; trong đó
cây cấp I – những cá thể tốt nhất, cây cấp II và III - tương ứng là những cá thể
khá và trung bình, cây cấp IV và V - tương ứng là những cá thể xấu (bị chèn ép)
và sắp bị đào thải. Chỉ tiêu được Kraft sử dụng để phân cấp sinh trưởng cây rừng
bao gồm vị trí tán cây trong tán rừng, độ lớn và hình dạng tán lá, khả năng ra hoa
quả, tình trạng sinh lực, cây cịn sống hay đã chết...Mỗi chỉ tiêu có một hệ thống
tiêu chuẩn để nhận biết và đánh giá.
Cây cấp I là những cá thể cao nhất, đường kính thân cây to nhất, tán lá
phát triển tốt nhất. Chiều cao của chúng bằng 1,2 - 1,3Hbq, với Hbq là chiều cao
bình quân lâm phần. Đây là nhóm cây sinh sản mạnh nhất, cho chất lượng hạt tốt
nhất. Cây cấp II là những cá thể sinh trưởng và phát triển tốt, nhưng có các tiêu
chuẩn thấp hơn cây cấp I. So với Hbq của quần thụ, chiều cao cây cấp II đạt 1,1 1,15Hbq. Cây cấp II cũng có khả năng sinh sản tốt, chất lượng di truyền tốt, tỉa
cành tự nhiên tốt và thường chiếm số lượng cá thể khá lớn. Cây cấp III là những
cá thể trung bình, chiều cao đạt 0,95 - 1,0Hbq, lượng hoa quả đạt 35 – 40 % so
với cây cấp I. Số lượng cây cấp III thường đạt lớn nhất. Cây cấp IV là những cá
thể bị chèn ép, nhưng chúng vẫn có thể tham gia vào tầng thấp của tán rừng. Cây
cấp IV được phân nhỏ thành hai nhóm: IVa - cây có tán hẹp nhưng đều, và IVb cây có tán dạng cờ lệch về một phía. Nói chung, cây cấp IV không ra hoa quả.
Nếu loại bỏ cây cấp IVb ra khỏi tán rừng thì khơng để lại lỗ trống trong tán rừng.
Ngược lại, khi loại bỏ cây cấp IVa thì để lại lỗ trống nhỏ trong tán rừng. Cây cấp
V là những cá thể đang chết hoặc đã chết, nhưng chúng chưa bị đổ gẫy. Cây cấp
V được chia ra hai phân cấp nhỏ: Va - cây đang chết nhưng một vài bộ phận còn
sống, Vb - cây đã chết, nhưng chúng chưa bị đổ gãy. Nhóm cây cấp V được gọi


9


là nhóm cây bị đào thải. Nếu loại bỏ cây cấp V thì khơng để lại lỗ trống trong tán
rừng.
Phân cấp sinh trưởng cây rừng của Kraft có những ưu điểm sau đây: (1)
đơn giản, (2) sử dụng nhiều chỉ tiêu biểu thị vai trò của mỗi cá thể trong quần
thể, (3) có ý nghĩa trong tuyển chọn cây giống và chặt nuôi rừng, (4) dễ áp dụng
trong phân loại cây theo cấp sinh trưởng ở rừng thuần loại đồng tuổi...Hệ thống
phân loại của Kraft có một số nhược điểm. Trước hết, hệ thống phân loại này chỉ
áp dụng tốt cho rừng thuần loài đồng tuổi và rừng chưa qua tỉa thưa. Hai là, sử
dụng các chỉ tiêu định tính nên khó đưa ra tiêu chuẩn định lượng. Chẳng hạn,
bằng mắt thường chúng ta rất khó so sánh những cây ra hoa quả nhiều với cây ra
hoa quả ít, cây sinh trưởng tốt với cây sinh trưởng kém...Ba là, cách phân loại
này không phản ánh rõ động thái biến đổi của cây rừng theo thời gian. Thật vậy,
cây ưu thế và cây bị chèn ép không phải lúc nào cũng giữ vị trí ổn định đến tuổi
trưởng thành. Do tương tác qua lại giữa các cá thể cây rừng với nhau và giữa cây
rừng với môi trường, nên một bộ phận cây cấp I và II có thể chuyển xuống nhóm
cây cấp III và cấp IV, cịn một bộ phận cây cấp III và IV lại chuyển lên nhóm
cây thuộc cấp cao hơn. Bốn là, phương pháp này chưa cho biết rõ chất lượng cây
rừng về mặt kỹ thuật. Ví dụ, hai cây có vị trí tán trong tán rừng như nhau, nhưng
chất lượng thân cây có thể khác nhau (một cây có thân thẳng và trịn đều, cịn
cây kia có thân cong hoặc hai thân). Mặc dù cịn một vài nhược điểm, nhưng hệ
thống phân loại của Kraft rất thông dụng và được áp dụng nhiều trong nghiên
cứu và sản xuất.
1.3.2. Phân cấp năng suất cây rừng của Zưnkin
Để đơn giản cho việc nhận biết các cấp sinh trưởng của những cây gỗ ở
rừng thuần loài đồng tuổi, Zưnkin (1972; dẫn Nguyễn Văn Thêm, 2005 [22]) đã
cải tiến hệ thống phân cấp sinh trưởng cây rừng của Kraft bằng cách chỉ sử dụng
đường kính thân cây. Những cây có đường kính thân cây bằng đường kính bình
qn lâm phần (Dbq1,3) được quy ước hệ số bằng 1,0 và xếp vào những cây thuộc



10

cấp năng suất (sinh trưởng) III. Những cây điển hình của 5 cấp sinh trưởng (từ I
đến V) của Kraft sẽ có các hệ số giữa cấp tương ứng như sau: cây cấp I bằng 1,6
Dbq; cây cấp II - 1,3 Dbq; cây cấp III - 1,0 Dbq; cây cấp IV - 0,8 Dbq; cây cấp V 0,6 Dbq. Ranh giới giữa hai cấp kế cận nhau được lấy bằng 1/2 kích thước đường
kính bình qn của các cấp cây tương ứng.
Vì chỉ dựa vào một chỉ tiêu là đường kính thân cây, nên hệ thống phân cấp
sinh trưởng cây rừng của Zưnkin là hệ thống phân cấp rất đơn giản, dễ ứng dụng
và tính tốn. Tuy vậy, kích thước đường kính thân cây khơng thể phản ánh đầy
đủ tình trạng sinh trưởng và năng suất của cây rừng. Thật vậy, hai cây có đường
kính bằng nhau nhưng chiều cao, hình dạng thân cây và những đặc trưng về tán
lá, về khả năng sinh sản có thể khác nhau. Một cây có thân thẳng đẹp, tán lá cân
đối, ra hoa quả nhiều, cịn cây kia có thân cong, cụt ngọn, tán lệch, hoa quả ít. Vì
thế, nhiều nhà lâm học cho rằng, nếu ứng dụng cách phân cấp của Zưnkin thì cần
phải phối hợp với phân cấp của Kraft.
1.4. Phân tích cấu trúc rừng
Cấu trúc rừng biểu thị những thành phần về sự tổ chức, sắp xếp của các
thành phần theo không gian (đứng và ngang) và thời gian. Nội dung mô tả cấu
trúc rừng bao gồm xác định thành phần lồi cây gỗ theo cấp đường kính (D, cm)
và cấp chiều cao (H, m); xác định kết cấu mật độ (N, cây/ha), tiết diện ngang (G,
m2/ha) và trữ lượng gỗ (M, m3/ha) theo cấp D và cấp H; xác định phân bố N/D,
phân bố N/H, phân bố N/G và phân bố N/V (Nguyễn Văn Thêm, 2002)[21].
Tùy theo mục tiêu nghiên cứu, cấu trúc rừng có thể được mơ tả bằng
những phương pháp định tính hay phương pháp định lượng. Theo phương pháp
định tính, Davis và Richards (1934 – 1936; dẫn theo Thái Văn Trừng, 1999 [20])
đã mô tả cấu trúc rừng bằng những biểu đồ phẫu diện đứng và ngang. Ưu điểm
của phương pháp biểu đồ trắc diện là đơn giản và dễ thực hiện. Nhược điểm của
phương pháp này là không định lượng được những tham số cấu trúc rừng.
Nhược điểm này có thể được khắc phục bằng cách sử dụng phương pháp định



11

lượng hay những mơ hình tốn học (Nguyễn Hải Tuất, 1982 [18]; Nguyễn Văn
Trương, 1984 [19]).
Phân bố N/D và phân bố N/H đối với rừng trồng thuần loài đồng tuổi
thường có dạng bất đối xứng. Ở giai đoạn tuổi non, đỉnh đường cong phân bố
N/D và phân bố N/H thường tồn tại dưới dạng lệch trái. Khi rừng bước vào giai
đoạn trung niên, đỉnh đường cong phân bố N/D và phân bố N/H có dạng tiệm
cận phân bố chuẩn. Ở giai đoạn thành thục, đỉnh đường cong phân bố N/D và
phân bố N/H có dạng lệch phải (Nguyễn Văn Thêm, 2002 [21]; Vũ Tiến Hinh,
2003 [7]). Những dạng phân bố này có thể được mơ hình hóa bằng phân bố
chuẩn, phân bố Lognormal, phân bố Gamma và phân bố Weibull 2 hoặc 3 tham
số (Nguyễn Hải Tuất, 1982)[18].
Đa dạng cấu trúc hay tính phức tạp về cấu trúc rừng biểu thị ảnh hưởng
của hai hoặc nhiều đặc tính của rừng. Các đặc tính của rừng được chọn là những
đặc tính có ý nghĩa và dễ đo đạc. Tính phức tạp về cấu trúc rừng được mô tả
bằng chỉ số cấu trúc (SCI). Chỉ số SCI có thể được biểu diễn bằng tổng số điểm
của các đặc tính, tổng số điểm trung bình của các nhóm đặc tính và tích số giữa
các đặc tính của rừng. Holdridge (1967; dẫn theo Cintrón và ctv, 1984 [27]) đã
xây dựng chỉ số phức tạp về cấu trúc ở dạng tích số giữa số lồi (S), mật độ (N,
cây), chiều cao (H, m) và tiết diện ngang (G, m2) của quần thụ trên ô mẫu.
1.5. Phân tích sự cạnh tranh của những cây gỗ trong quần thụ
Sự cạnh tranh của những cây gỗ trong quần thụ xảy ra khi nguồn sống
(nước, ánh sáng, chất khoáng) không đủ cung cấp cho chúng. Những dấu hiệu
phản ánh sự cạnh tranh của những cây gỗ được nhận biết rõ ràng là sự che tán và
sự giao nhau về hệ rễ. Sự che tán có liên quan đến mật độ quần thụ (N, cây/ha)
và đường kính tán (DT, m). Mật độ quần thụ biểu thị số cây trên đơn vị diện tích.
Đây là một đặc tính của quần thụ. Từ mật độ quần thụ và diện tích tán trung bình
của 1 cây, nhà lâm học có thể xác định được mức độ che tán trung bình của 1 cây

và toàn bộ quần thụ. Mật độ quần thụ được sử dụng để xác định mức độ lợi dụng


12

khơng gian sống và tính tốn mật độ tối ưu đối với quần thụ trên những lập địa
khác nhau (Ngô Quang Đê và ctv, 1992[1]; Nguyễn Văn Thêm, 2005 [22]).
Những nghiên cứu cho thấy diện tích tán cây và đường kính thân cây có quan hệ
chặt chẽ với nhau. Diện tích tán cây cũng có quan hệ chặt chẽ với hệ thống rễ,
quang hợp và hô hấp của quần thụ. Vì thế, diện tích tán cây trong quần thụ là
một chỉ tiêu phản ánh mức độ cạnh tranh của các cây gỗ (Nguyễn Văn Trương,
1984[19]; Nguyễn Ngọc Lung và Đào Cơng Khanh, 1999 [10]).
Nói chung, cạnh tranh biểu thị mức độ xâm chiếm không gian sống bởi
những cây gỗ. Sự “Cạnh tranh” (nước, ánh sáng, khoáng) là một yếu tố chủ yếu
điều khiển năng suất và sản lượng quần thụ. Cạnh tranh có thể xảy ra ở mức giữa
các cây gỗ. Cạnh tranh ở mức quần thụ có thể biểu thị bằng chỉ số cạnh tranh
(Stand Competition Index = SCI). Chỉ số SCI cần phải kể đến N, phân bố của
cây trong khơng gian, G, M, diện tích tán (ST, m2), chỉ số mật độ quần thụ (SDI),
không gian tương đối, tỷ lệ D và Dbq, tỷ lệ H và Hbq hoặc tỷ lệ G/Gbq. Chỉ số
cạnh tranh tán của tất cả những cây trong quần thụ được xác định bằng tỷ lệ giữa
tổng diện tích tán của tồn bộ cây gỗ (∑Si) và diện tích 1 ha (Contreras và ctv,
2011)[28].
1.6. Những mơ hình tăng trưởng và sản lượng rừng
Trong lâm học và điều tra rừng, mơ hình tăng trưởng và sản lượng rừng là
cơ sở để đánh giá chất lượng lập địa, dự đoán lượng tăng trưởng và sản lượng gỗ
của quần thụ. Mơ hình tăng trưởng và sản lượng rừng trồng là cơ sở để ước
lượng chu kỳ kinh doanh, tuổi khai thác rừng, sản lượng gỗ thu hoạch từ quần
thụ (Nguyễn Ngọc Lung và ctv, 1999[10]; Vũ Tiến Hinh, 2003[7]).
Theo Nguyễn Ngọc Lung và ctv (1999), đối với những loài cây gỗ và
rừng trồng ở nước ta, mơ hình Y = f(A) (với Y = D, H, V, M) phù hợp tốt với

các hàm (1.1) - (1.5). Những hàm này cũng được sử dụng để mô tả mối quan hệ
giữa H với D.
Hàm Sigmoid (1825): Y = a*exp(-b*exp(-c*A))

(1.1)


13

Hàm Schumacher (1939): Y = a*exp(-b/A^c)

(1.2)

Hàm Drakin-Vuevski: Y = a*(1-exp(-b*A))^c

(1.3)

Hàm Sloboda (1971): Y = a*exp(-b*exp(-c*A^d))

(1.4)

Hàm lũy thừa: Y = a*A^b

(1.5)

1.7. Thảo luận chung
(1) Những phương thức lâm sinh (trồng rừng, chặt tỉa thưa, khai thác gỗ)
được xây dựng dựa trên những kiến thức cơ bản về đặc điểm cấu trúc rừng và
sinh trưởng của rừng. Hai đặc tính này thay đổi tùy theo loại rừng, điều kiện lập
địa và tuổi rừng. Đến nay vẫn còn thiếu những nghiên cứu về sinh trưởng, cấu

trúc đối với rừng trồng Keo lai ở những giai đoạn tuổi khác nhau thuộc khu vực
Bà Rịa - Vũng Tàu. Khi nghiên cứu về cấu trúc rừng, nhà lâm học thường tập
trung làm rõ những đặc trưng thống kê và hình thái đối với phân bố đường kính
(N/D) và phân bố chiều cao (N/H). Vì thế, đề tài này cũng mơ tả và xây dựng
những mơ hình phân bố N/D và phân bố N/H đối với những cấp tuổi (A, năm)
khác nhau của rừng trồng Keo lai.
(2) Những chỉ tiêu kỹ thuật tỉa thưa rừng trồng cũng dựa trên những kiến
thức về sự phân hóa và tỉa thưa của rừng. Cấp sinh trưởng cây rừng có thể được
phân chia theo phương pháp của Kraft và phương pháp của Zưnkin. Mục đích
phân cấp sinh trưởng đối với những cây gỗ hình thành quần thụ thuần lồi đồng
tuổi là xác định những tiêu chuẩn cây rừng để lại nuôi dưỡng và cây đưa vào
chặt tỉa thưa. Những dấu hiệu dùng để phân loại là hình thái và chất lượng thân
cây, vị trí tương đối và điều kiện tán lá, sinh lực và năng lực phát triển của cây.
Sự tổ hợp những chỉ tiêu này phản ánh khá đầy đủ ý nghĩa của cây gỗ cả về mặt
lâm sinh lẫn kinh tế. Vì thế, đề tài này phân cấp sinh trưởng đối với rừng trồng
Keo lai để làm cơ sở cho nuôi dưỡng rừng bằng cách tỉa thưa.


×