Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

(Luận văn thạc sĩ) một số đặc điểm cấu trúc và đa dạng loài cây của rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi đất tại vườn quốc gia phia oắc phia đén, huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.82 MB, 138 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN THÚY HỒNG

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ ĐA DẠNG
LỒI CÂY CỦA RỪNG KÍN THƢỜNG XANH MƢA ẨM
NHIỆT ĐỚI NÚI ĐẤT TẠI VƢỜN QUỐC GIA PHIA OẮC
- PHIA ĐÉN, HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG
CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC
MÃ SỐ: 8620201

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. CAO THỊ THU HIỀN

Hà Nội, 2019


i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ cơng
trình nghiên cứu nào khác.
Nếu nội dung nghiên cứu của tơi trùng lặp với bất kỳ cơng trình nghiên
cứu nào đã cơng bố, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận
đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học.
Hà Nội, tháng 10 năm 2019


Người cam đoan

Nguyễn Thúy Hồng


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn Thạc sỹ Khoa học Lâm
nghiệp, tôi luôn nhận được sự động viên, giúp đỡ nhiệt tình của nhà trường,
các cơ quan và bạn bè đồng nghiệp.
Nhân dịp này, cho phép tôi gửi lời cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo
Trường Đại học Lâm nghiệp, Chi cục Kiểm lâm Hải Phịng nơi tơi đang cơng
tác đã tạo điều kiện cho tơi trong q trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp.
Đặc biệt cho tơi bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS.Cao Thị
Thu Hiền, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo, động viên tơi trong
suốt q trình học tập và thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới các bạn bè, các bạn đồng
nghiệp gần xa và những người thân trong gia đình đã động viên, giúp đỡ tơi
hồn thành luận văn này.
Mặc dù đã rất cố gắng trong việc thực hiện luận văn. Tuy nhiên, trong
khn khổ thời gian và kinh nghiệm cịn hạn chế, luận văn mới thực hiện
nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và đa dạng loài cây của rừng kín thường
xanh mưa ẩm nhiệt đới núi đất tại Vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén, huyện
Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Trong q trình thực hiện, luận văn khơng tránh
khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp q báu
của các thầy giáo, cơ giáo, các nhà khoa học cùng bạn bè đồng nghiệp để luận
văn được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 10 năm 2019
Tác giả


Nguyễn Thúy Hồng


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................i
MỤC LỤC ............................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT...................................vii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ....................................................................viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................ix
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................ 3
1.1. Trên thế giới ........................................................................................ 3
1.1.1 Nghiên cứu về cấu trúc rừng .......................................................... 3
1.1.2. Cấu trúc tổ thành .......................................................................... 3
1.1.3. Cấu trúc phân bố số cây theo cỡ đường kính ................................. 4
1.1.4. Quy luật phân bố số cây theo cỡ chiều cao (N/H) .......................... 5
1.1.5. Nghiên cứu đa dạng loài cây ......................................................... 6
1.1.6. Tái sinh rừng ................................................................................. 6
1.2. Ở Việt Nam.......................................................................................... 8
1.2.1. Nghiên cứu về phân loại trạng thái rừng ....................................... 8
1.2.2. Cấu trúc tổ thành ........................................................................ 10
1.2.3. Quy luật phân bố số cây theo cỡ đường kính (N/D1.3) ................ 12
1.2.4. Quy luật phân bố số cây theo chiều cao (N/Hvn) .......................... 15
1.2.5. Nghiên cứu về đa dạng loài cây gỗ .............................................. 16
1.2.6. Tái sinh rừng ............................................................................... 16
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU, MỤC TIÊU, NỘI
DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 21
2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 21

2.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 21
2.2.1. Phạm vi về nội dung nghiên cứu .................................................. 21
2.2.2. Phạm vi về không gian ................................................................ 21


iv

2.2.3. Phạm vi về thời gian .................................................................... 21
2.3. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................... 21
2.4. Nội dung nghiên cứu .......................................................................... 22
2.4.1. Một số chỉ tiêu về nhân tố điều tra lâm phần ............................... 22
2.4.2. Nghiên cứu cấu trúc tổ thành tầng cây cao.................................. 22
2.4.3. Nghiên cứu một số quy luật kết cấu lâm phần.............................. 22
2.4.4. Nghiên cứu đa dạng loài tầng cây cao......................................... 22
2.4.5. Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên tại khu vực nghiên cứu .... 22
2.4.6. Đề xuất một số giải pháp góp phần thúc đẩy q trình phục hồi
của các trạng thái rừng tại khu vực nghiên cứu .................................... 22
2.5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 22
2.5.1. Phương pháp kế thừa số liệu ....................................................... 22
2.5.2. Phương pháp ngoại nghiệp ......................................................... 23
2.5.3. Phương pháp chuyên gia ............................................................. 26
2.5.4. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu........................................... 26
Chƣơng 3: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA KHU VỰC
NGHIÊN CỨU ................................................................................................... 37
3.1. Điều kiện tự nhiên.............................................................................. 37
3.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................. 37
3.1.2. Địa hình, đất đai ......................................................................... 37
3.1.3. Khí hậu........................................................................................ 38
3.1.4. Thủy văn...................................................................................... 39
3.1.5. Đánh giá chung ........................................................................... 39

3.2. Hiện trạng rừng và các hệ sinh thái tự nhiên ...................................... 39
3.2.1. Hiện trạng rừng và các loại đất đai ............................................. 39
3.2.2. Thảm thực vật và các hệ sinh thái ............................................... 42
3.3. Các giá trị về đa dạng sinh học, nguồn gen sinh vật ........................... 44
3.3.1. Đa dạng sinh học ........................................................................ 44


v
3.4. Điều kiện dân sinh ............................................................................. 44
3.4.1. Dân số, dân tộc và phân bố dân cư.............................................. 44
3.4.2. Lao động việc làm ....................................................................... 45
3.4.3. Khái quát điều kiện kinh tế - xã hội ............................................ 45
3.4.4. Hiện trạng kết cấu hạ tầng .......................................................... 46
Chƣơng 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 47
4.1. Một số chỉ tiêu về nhân tố điều tra lâm phần ...................................... 47
4.2. Kết quả nghiên cứu cấu trúc tổ thành tầng cây cao ............................. 48
4.2.1. Cấu trúc tổ thành tầng cây cao theo phần trăm số cây ................ 49
4.2.2. Cấu trúc tổ thành tầng cây cao theo chỉ số độ quan trọng IV% ... 53
4.2.3. Đánh giá mức độ đồng nhất giữa tổ thành theo phần trăm số cây
và theo chỉ số độ quan trọng ................................................................. 56
4.2.4. Phân loại loài theo trạng thái rừng ............................................. 56
4.3. Nghiên cứu một số quy luật kết cấu lâm phần .................................... 57
4.3.1. Kết quả các đặc trưng thống kê cơ bản của D1.3 .......................... 57
4.3.2. uy uật phân bố số cây theo cỡ đường kính (N/D1.3) .................. 60
4.3.3. Kết quả các đặc trưng thống kê cơ bản của HVN .......................... 63
4.4. Nghiên cứu đa dạng loài tầng cây cao ................................................ 68
4.5. Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên tại khu vực nghiên cứu .......... 70
4.5.1. Cấu trúc tổ thành, mật độ cây tái sinh ......................................... 70
4.5.2. Chất ượng cây tái sinh ............................................................... 73
4.5.3. Nguồn gốc cây tái sinh ................................................................ 74

4.5.4. Phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao ................................. 75
4.5.5. Phân bố cây tái sinh trên mặt đất ................................................ 77
4.5.6. Ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến tái sinh tự nhiên ..... 78
4.6. Đề xuất một số giải pháp góp phần thúc đẩy q trình phục hồi của các
trạng thái rừng tại khu vực nghiên cứu...................................................... 80
4.6.1. Nhóm giải pháp về quản lý .......................................................... 80


vi
4.6.2.Nhóm giải pháp về đầu tư............................................................. 83
4.6.3.Nhóm giải pháp lâm sinh .............................................................. 83
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ......................................................... 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 95
PHỤ BIỂU


vii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. CÁC KÝ HIỆU
D1.3

Đường kính thân cây tại vị trí 1.3m tính từ cổ rễ

Ex

Độ nhọn

∑G/ha

Tổng tiết diện ngang thân cây/hec ta


IV%

Chỉ số quan trọng (Important Value- IV)

M/ha

Trữ lượng/hec ta

M

Số tổ ghép nhóm

Max

Giá trị lớn nhất

Min

Giá trị nhỏ nhất

N

Mật độ cây/ha

N

Dung lượng mẫu

N/D1.3


Phân bố số cây theo cỡ đường kính

N/Hvn

Phân bố số cây theo chiều cao

S

Sai tiêu chuẩn

S%

Hệ số biến động

S2

Phương sai

Sk

Độ lệch

Sx

Sai số chuẩn của số trung bình

2. CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CTTT


Cơng thức tổ thành

ODD

Ơ đo đếm

ODB

Ơ dạng bản


viii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 3.1. Hiện trạng rừng và đất rừng VQG Phia Oắc - Phia Đén....................... 40
Bảng 3.2. Hiện trạng trữ lượng rừng VQG Phia Oắc – Phia Đén ......................... 41
Bảng 3.3. Thành phần thực vật VQG Phia Oắc - Phia Đén .................................. 44
Bảng 4.1. Kết quả thống kê một số chỉ tiêu về một số nhân tố điều tra lâm phần47
Bảng 4.2. Công thức tổ thành tâng cây cao theo phần trăm số cây Ni% của ba
trạng thái rừng IIIA2, IIIA3 và IIIB tại Vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén ............ 50
Bảng 4.3. Tổ thành loài tầng cây cao theo chỉ số IV% của ba trạng thái rừng
IIIA2, IIIA3 và IIIB tại Vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén………………….53
Bảng 4.4. Phân loại loài cây theo các trạng thái rừng tại khu vực nghiên cứu ..57
Bảng 4.5. Một số đặc trưng mẫu của phân bố N/D1.3 trạng thái rừng IIIA1............ 58
Bảng 4.6. Một số đặc trưng mẫu của phân bố N/D1.3 trạng thái rừng IIIA3............ 58
Bảng 4.7. Một số đặc trưng mẫu của phân bố N/D1.3 trạng thái rừng IIIB ............. 59
Bảng 4.8. Kết quả mô phỏng phân bố N/D1.3 theo hàm Weibull ba tham số của
trạng thái rừng IIIA2, IIIA3 và IIIB tại khu vực nghiên cứu...................................... 60
Bảng 4.9. Một số đặc trưng mẫu của phân bố N/Hvn trạng thái rừng IIIA2........... 63
Bảng 4.10. Một số đặc trưng mẫu của phân bố N/Hvn trạng thái rừng IIIA3......... 64
Bảng 4.11. Một số đặc trưng mẫu của phân bố N/Hvn trạng thái rừng IIIB .......... 65

Bảng 4.12. Kết quả mô phỏng phân bố thực nghiệm N/H cho 3 trạng thái rừng
IIIA2, IIIA3 và IIIB theo hàm Weibull ba tham số .................................................... 66
Bảng 4.13. Đa dạng loài cây của ba trạng thái rừng IIIA2, IIIA3 và IIIB tại khu vực
nghiên cứu ............................................................................................................ 68
Bảng 4.14. Danh sách họ và tần suất xuất hiện của họ tại khu vực nghiên cứu .... 70
Bảng 4.15. Tổ thành và mật độ cây tái sinh của ba trạng thái rừng....................... 72
Bảng 4.16. Chất lượng cây tái sinh của ba trạng thái rừng.................................... 73
Bảng 4.17. Mật độ cây tái sinh theo nguồn gốc .................................................... 74
Bảng 4.18. Mật độ cây tái sinh theo cấp chiều cao ............................................... 76
Bảng 4.19. Phân bố cây tái sinh trên mặt đất của ba trạng thái rừng..................... 78
Bảng 4.20. Ảnh hưởng của độ tàn che, cây bụi, thảm tươi đến tái sinh của 3 trạng
thái rừng................................................................................................................ 79


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Phân bố N/D 1.3 của đối tượng nghiên cứu theo hàm Weibull ba
tham số…. ...................................................................................... …62
Hình 4.2. Phân bố N/H VN của đối tượng nghiên cứu theo hàm Weibull ba
tham số. ft, flt lần lượt là số cây theo phân bố thực nghiệm và phân bố lý
thuyết…. ............................................................................................... 67
Hình 4.3. Biểu đồ tỷ lệ chất lượng cây tái sinh của 3 trạng thái rừng........ 74
Hình 4.4. Biểu đồ tỷ lệ cây tái sinh theo nguồn gốc của 3 trạng thái rừng 75
Hình 4.5. Biểu đồ phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao của 3 trạng thái
rừng…... ............................................................................................... 77


1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Thực vật rừng nói riêng và rừng nói chung là nguồn tài nguyên thiên
nhiên rất quý giá của mỗi quốc gia và đặc biệt quan trọng đối với sự sinh tồn
của sinh vật trên thế giới. Bên cạnh vai trò là nơi cung cấp nơi sinh tồn cho
các loài động thực vật, tạo sinh kế cho người dân bản địa, rừng cịn góp phần
to lớn trong việc bảo vệ nguồn nước, ngăn chặn xói mịn đất và giảm thiểu sự
biến đổi khí hậu. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra hệ sinh thái rừng nhiệt
đới vô cùng phong phú đa dạng và rất phức tạp gồm rất nhiều thành phần
được sắp xếp theo không gian và thời gian với các quy luật khác nhau. Rừng
tự nhiên sẽ mang tính ổn định cao nếu khơng có tác động của con người,
nhưng một khi con người đã tác động vào thì rừng sẽ dần mất đi tính ổn định
vốn có. Do đó, để duy trì được tính ổn định của hệ sinh thái rừng cần có sự
hiểu biết sâu về lĩnh vực này mà các nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc và tái
sinh rừng là những cơ sở để xây dựng nên những biện pháp tác động phù hợp.
Việt Nam có diện tích tự nhiên hơn 331.698km2 (chưa kể diện tích biển
và hải đảo) trải dài trên nhiều vĩ tuyến và đai cao. Với địa hình rất đa dạng,
hơn 2/3 lãnh thổ là đồi núi, tạo nên sự đa dạng về hệ sinh thái tự nhiên với
nhiều như: Các trạng thái rừng như các trạng thái rừng khô lạnh vùng cao, các
trạng thái rừng mưa ẩm vùng thấp, các trạng thái rừng khô hạn ven biển, các
trạng thái rừng ngập mặn, rừng ngập nước ngọt vv…Những năm 40 của thế kỉ
XX, độ che phủ của rừng của nước ta là 43%. Sau chiến tranh, giai đoạn 1979
- 1982, diện tích rừng chỉ cịn khoảng 7,8 triệu ha tương đương độ che phủ
24%. Từ những năm 90 trở lại đây, diện tích từng đã tăng đáng kể, đưa độ che
phủ của rừng từ 24% lên 28% năm 1995, 33% năm 1999 và 41,19% (Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quyết định số 1819/QĐ-BNN-TCLN
ngày 16/5/2017 công bố hiện trạng rừng tồn quốc). Mặc dầu diện tích rừng
thời gian qua đã tăng lên hàng năm thông qua các nỗ lực trồng rừng, phục hồi
rừng; nhưng chất lượng tài nguyên rừng Việt Nam vẫn bị giảm sút do nhiều
nguyên nhân khác nhau, kéo theo đó là suy giảm về đa dạng sinh học đối với
các hệ sinh thái rừng nhất là đối với rừng tự nhiên.



2
Vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén có tổng diện tích là: 10.593,5
ha, nằm trên địa bàn 05 xã và thị trấn thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao
Bằng: xã Thành Công, Quang Thành, Phan Thanh, Hưng Đạo và thị trấn Tĩnh
Túc. Vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén nằm trên dãy núi chạy dài từ Tây
sang Đông, nổi tiếng với đỉnh Phia Oắc, có độ cao 1.935m, từ đây phát triển
thành một dãy núi lớn khác chạy xuống phía nam. Vườn quốc gia được chia
thành 03 phân khu chính là phân khu bảo vệ nghiêm ngặt; phân khu phục hồi
sinh thái; phân khu dịch vụ hành chính. Trong đó, phân khu bảo vệ nghiêm
ngặt có diện tích 4.035,5 ha tại đây có hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa
ẩm nhiệt đới và á nhiệt đới; hệ sinh thái rừng lùn hay còn gọi là “rừng rêu”,
một trạng thái rừng của khí hậu ơn đới đặc trưng của miền Bắc ở Việt Nam.
Tính đa dạng của các hệ sinh thái trên một vùng lãnh thổ không lớn với sự đa
dạng về thành phần lồi động vật có nhiều loài quý hiếm, đặc hữu rất cần
được bảo tồn, bảo vệ.
Tuy nhiên, những nghiên cứu về đặc trưng cấu trúc và đa dạng loài ở
một số trạng thái rừng tự nhiên nơi đây còn hạn chế, chưa phản ánh hết được
tính đa dạng sinh học, quy luật sống của hệ sinh thái rừng nơi đây - một trong
những cơ sở quan trọng trong việc xây dựng các giải pháp để quản lý rừng
bền vững.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn về công tác bảo tồn và phát triển tài
nguyên rừng của Vườn quốc gia, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Một số đặc
điểm cấu trúc và đa dạng loài cây của rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt
đới núi đất tại Vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén, huyện Nguyên Bình,
tỉnh Cao Bằng”. Đề tài được thực hiện nhằm góp phần bổ sung những hiểu
biết mới về cấu trúc và đa dạng loài cây của quần xã thực vật rừng, hướng
phát triển bền vững hệ sinh thái rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt
đới núi đất tại huyện Nguyên Bình.



3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
1.1.1 Nghiên cứu về cấu trúc rừng
Cấu trúc rừng là hình thức thể hiện bên ngoài của những mối quan hệ
bên trong giữa thực vật rừng với nhau và giữa chúng với môi trường. Nghiên
cứu cấu trúc rừng để biết được những mối quan hệ bên trong của quần xã, từ
đó có sơ sở đề xuất biện pháp tác động phù hợp. Trong nghiên cứu cấu trúc
rừng, người ta chia thành ba dạng cấu trúc là cấu trúc hình thái, cấu trúc
không gian và cấu trúc thời gian.
1.1.2. Cấu trúc tổ thành
Cấu trúc tổ thành là sự tham gia của những lồi cây trong lâm phần,
hay nói cách khác là sự phong phú của các loài cây trong quần thụ thực vật.
Theo Richards, P.W (1952), trong rừng mưa nhiệt đới có ít nhất 40 loài cây
gỗ trên mỗi 1 ha, và cũng có trường hợp cịn lên trên 100 lồi [71]. Tác giả đã
phân biệt tổ thành thực vật của rừng mưa thành hai loại: (i) rừng mưa hỗn hợp
có tổ thành loài cây phức tạp; và (ii) rừng mưa đơn ưu có tổ thành lồi cây
đơn giản, trong những lập địa đặc biệt, rừng mưa đơn ưu chỉ bao gồm một vài
loài cây [71].
Theo Evans, J (1984), khi nghiên cứu cấu trúc tổ thành rừng tự nhiên
nhiệt đới thành thục (về sinh thái), tác giả đã xác định có tới 70 - 100 loài cây
gỗ trên 1 ha, nhưng hiếm có lồi nào chiếm hơn 10% tổ thành lồi (dẫn theo
tài liệu [9]).
Theo Tolmachop, A.L (1974) ở vùng nhiệt đới thành phần thực vật rất
đa dạng thể hiện ở chỗ rất ít họ chiếm tỷ lệ 10% tổng số lồi của hệ thực vật
đó và tổng tỷ lệ phần trăm của 10 họ có số lồi lớn nhất chỉ đạt 40 - 50% tổng
số loài. Trong rừng hỗn giao, nhiều loài cây gỗ lớn phân bố theo tỷ lệ khá cân
bằng, tuy nhiên phần lớn trong một quần thụ thường có 1 - 2 lồi chiếm ưu

thế (dẫn theo tài liệu [21]).


4
Baur, G.N (1979) khi nghiên cứu rừng mưa ở khu vực gần Belem trên
sông Amazôn, trên một ô tiêu chuẩn diện tích khoảng 2 ha đã thống kê được
36 họ thực vật và trên mỗi ơ tiêu chuẩn diện tích > 4 ha ở phía Bắc New
South Wales cũng đã ghi nhận được sự hiện diện của 31 họ chưa kể cây leo,
cây thân cỏ và thực vật phụ sinh [1].
Tóm lại, các nghiên cứu từ trước đến nay của các tác giả đi trước cho
thấy, lâm phần rừng tự nhiên nói chung rất đa dạng về thành phần lồi thực
vật. Nhìn chung, có tới hàng trăm lồi cây gỗ trong diện tích 1 ha, tuy nhiên
lại rất ít lồi chiếm hơn 10% tổ thành loài.
1.1.3. Cấu trúc phân bố số cây theo cỡ đường kính
Mối quan hệ giữa các nhân tố điều tra trong lâm phần là những quy luật
cơ bản trong nghiên cứu kết cấu rừng được rất nhiều tác giả quan tâm nghiên
cứu. Ngày nay, bên cạnh những nghiên cứu mang tính chất định tính, các
nghiên cứu cấu trúc rừng trong các thập niên gần đây có xu hướng chuyển
dần từ mơ tả định tính sang định lượng với sự hỗ trợ của phần mềm thống kê
toán học và cơng nghệ tin học, trong đó việc mơ hình hóa cấu trúc rừng, xác
lập mối quan hệ giữa các nhân tố cấu trúc rừng đã được nhiều tác giả nghiên
cứu. Vấn đề về cấu trúc không gian và thời gian của rừng được các tác giả tập
trung nghiên cứu nhiều nhất.
Để nghiên cứu quy luật, hầu hết các tác giả đã dùng phương pháp giải
tích, tìm các phương trình tốn học dưới dạng nhiều phân bố xác suất khác
nhau. Phải kể đến các cơng trình như sau:
Đầu tiên là cơng trình nghiên cứu của Meyer, H. A (1952) đã mơ tả
phân bố N/D bằng phương trình tốn học có dạng đường cong giảm liên tục.
Phương trình này được gọi là phương trình Meyer [65].
Richards P.W (1952) trong cuốn “Rừng mưa nhiệt đới” cũng đề cập

đến phân bố số cây theo cấp đường kính, ơng coi dạng phân bố là một dạng
đặc trưng của rừng tự nhiên [71].


5
Tiếp đó nhiều tác giả dùng phương trình giải tích để tìm phương trình
của đường cong phân bố như Balley (1973) mơ hình hóa cấu trúc phân bố số
cây theo cỡ kính (N-D) bằng hàm Weibull [54]. Prodan, M và Patatscase
(1964), Bill và Kem, K. A (1964) đã tiếp cận phân bố cấu trúc N/D bằng
phương trình hàm Logarit (dẫn theo tài liệu [9]).
Burkhart H. (1974) và Strub U. (1972) sử dụng hàm Beta mô phỏng
phân bố cấu trúc N/D (dẫn theo tài liệu [12]).
Đặc biệt, để tăng tính mềm dẻo, một số tác giả hay dùng các hàm khác
như Loetschau (1973) (dẫn theo Phạm Ngọc Giao, 1997) dùng hàm Beta để
nắn phân bố thực nghiệm. Batista J.L.F và Docouto H.T.Z (1992) trong khi
nghiên cứu 19 ô tiêu chuẩn với 60 loài cây của rừng nhiệt đới ở Maranhoo,
Brazin đã dùng hàm Weibull để mô phỏng phân bố N/D1.3 [54]. Nhiều tác giả
khác dùng hàm Hyperbol, hàm Poisson, hàm Logarith và hàm Pearson.
Roemisch, K (1975), nghiên cứu khả năng dùng hàm Gamma mô
phỏng sự biến đổi theo tuổi của phân bố số cây theo đường kính cây rừng, xác
lập quan hệ của tham số β với tuổi, đường kính trung bình và chiều cao tầng
trội đã khẳng định quan hệ giữa tham số β với chiều cao tầng trội là chặt chẽ
nhất (dẫn theo tài liệu [12]).
Nhìn chung, việc sử dụng hàm này hay hàm khác để biểu thị qui luật
cấu trúc là tùy thuộc vào kinh nghiệm của từng tác giả, cũng như các loài cây
sinh trưởng khác nhau và số liệu đo đạc ngoài thực tế. Do đường kính cây
khơng ngừng tăng lên theo tuổi, nên phân bố đường kính của lâm phần cũng
khơng ngừng thay đổi theo tuổi. Chính vì thế, từ các mơ hình tốn học đã xác
định được, các nhà khoa học đã nghiên cứu sự biến đổi của quy luật phân bố
số cây theo tuổi (gọi là động thái cấu trúc rừng).

1.1.4. Quy luật phân bố số cây theo cỡ chiều cao (N/H)
Phần lớn các tác giả khi nghiên cứu cấu trúc lâm phần theo chiều thẳng
đứng đã dựa vào phân bố số cây theo cỡ chiều cao. Phương pháp nghiên cứu


6
cấu trúc đứng của rừng tự nhiên là vẽ các phẫu đồ đứng với các kích thước
khác nhau tùy theo mục đích nghiên cứu. Các phẫu đồ mang lại hình ảnh
khái quát về cấu trúc tầng tán, phân bố số cây theo chiều thẳng đứng từ đó
rút ra các nhận xét và đề xuất ứng dụng thực tế. Phương pháp này được
nhiều nhà nghiên cứu ứng dụng như Rollet (1979), Meyer (1952) [65],
Richards P.W (1952) [70].
Như vậy, từ các nghiên cứu định lượng cấu trúc phân bố N/D cho thấy,
các nghiên cứu về phân bố số cây theo đường kính và ứng dụng của nó
thường dựa vào dãy tần số lý thuyết. Các hàm toán học được các tác giả sử
dụng để mô phỏng rất đa dạng và phong phú. Nhìn chung, các tác giả đều
biểu diễn quy luật phân bố số cây theo đường kính dưới dạng phân bố xác
suất, các hàm thường sử dụng như hàm Weibull, hàm mũ, hàm chuẩn, hàm
Logarit, hàm Beta, hàm Gama.
1.1.5. Nghiên cứu đa dạng lồi cây
Raunkiaer (1934) [69] đã đưa ra cơng thức xác định phổ dạng sống
chuẩn cho hàng nghìn lồi cây khác nhau. Theo đó cơng thức phổ dạng sống
chuẩn được xác định theo tỷ lệ phần trăm giữa số lượng cá thể của từng dạng
sống so với tổng số cá thể trong một khu vực. Để biểu thị tính đa dạng về loài,
một số tác giả đã xây dựng các cơng thức xác định chỉ số đa dạng lồi như
Simpson (1949) [74], Margalef (1958) [dẫn theo tài liệu 49].
1.1.6. Tái sinh rừng
Tái sinh rừng là một quá trình sinh học mang tính đặc thù của hệ sinh
thái rừng, biểu hiện của nó là sự xuất hiện của một thế hệ cây con của những
loài cây gỗ ở những nơi cịn hồn cảnh rừng như dưới tán rừng, chỗ trống

trong rừng, đất rừng sau khai thác, đất rừng sau nương rẫy. Vai trò lịch sử của
lớp cây con này là thay thế thế hệ cây già cỗi, vì vậy tái sinh rừng hiểu theo
nghĩa hẹp là quá trình phục hồi thành phần cơ bản của rừng, chủ yếu là
tầng cây gỗ.
Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu thì hiệu quả tái sinh rừng được


7
xác định bởi mật độ, tổ thành loài cây, cấu trúc tuổi, chất lượng cây con, đặc
điểm phân bố. Sự tương đồng hay khác biệt giữa tổ thành lớp cây tái sinh và
tầng cây gỗ lớn đã được nhiều nhà khoa học quan tâm như Richards, 1933,
1939; Aubreville, 1938; Beard, 1946; Lebrun và Gilbert, 1954; Schultz, 1960;
Baur 1964; Rollet, 1969.
Do tính chất phức tạp về tổ thành lồi cây, trong đó chỉ có một số lồi
có giá trị nên trong thực tiễn, người ta chỉ khảo sát những loài cây có ý nghĩa
nhất định.
Về phương pháp điều tra tái sinh tự nhiên, nhiều tác giả đã sử dụng
cách lấy mẫu ô vuông theo hệ thống của Lowdermilk (1927) [64], với diện
tích ơ đo đếm thơng thường từ 1 m2 đến 4 m2. Diện tích ơ đo đếm nhỏ nên
thuận lợi trong điều tra nhưng số lượng ô phải đủ lớn mới phản ánh trung thực
tình hình tái sinh rừng, để giảm sai số trong khi thống kê tái sinh tự nhiên,
Barnard (1950) đã đề nghị một phương pháp “điều tra chẩn đốn” mà theo đó
kích thước ơ đo đếm có thể thay đổi tùy theo giai đoạn phát triển của cây tái
sinh ở các trạng thái rừng khác nhau.
Richards (1952) [70] đã tổng kết việc nghiên cứu tái sinh trên các ô
dạng bản và phân bố tái sinh tự nhiên ở rừng nhiệt đới.
Một số tác giả nghiên cứu tái sinh tự nhiên rừng nhiệt đới Châu Á như
Bara (1954), Budowski (1956) có nhận định dưới tái sinh rừn nhiệt đới nói
chung có đủ lượng cây tái sinh có giá trị kinh tế nên việc đề xuất các biện
pháp lâm sinh để bảo vệ lớp cây tái sinh là cần thiết. Nhờ những nghiên cứu

này, nhiều biện pháp tác động vào lớp cây tái sinh đã được xây dựng và đem
lại hiệu quả đáng kể (dẫn theo Nguyễn Văn Hồng, 2010 [19]).
Van Steenis (1956) đã nghiên cứu hai đặc điểm tái sinh phổ biến của
rừng nhiệt đới đó là tái sinh phân tán - liên tục và tái sinh vệt. Hai đặc điểm
này không chỉ thấy ở rừng nguyên sinh mà còn thấy cả ở rừng thứ sinh - một
đối tượng rừng khá phổ biến ở nhiều nước nhiệt đới.
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến tái sinh tự


8
nhiên, nhân tố ánh sáng (thông qua độ tàn che của rừng), độ ẩm của đất, kết
cấu quần thụ, cây bụi thảm tươi được đề cập thường xuyên. Baur G.N (1952,
1964) cho rằng, trong rừng nhiệt đới nếu thiếu ánh sáng thì sẽ ảnh hưởng đến
sự phát triển của cây con, sự nảy mầm và phát triển của cây nảy mầm thì ảnh
hưởng là khơng rõ ràng.
Ngồi ra, các tác giả nhận định: Thảm cỏ và cây bụi có ảnh hưởng đến
sinh trưởng và phát triển của cây tái sinh. Mặc dù ở những quần thụ kín tán,
thảm cỏ và vây bụi kém phát trển nhưng chúng vẫn ảnh hưởng đến cây tái
sinh. Đối với rừng nhiệt đới số lượng lồi cây trên một đơn vị diện tích và mật
độ tái sinh thường khá lớn. Số lượng lồi cây có giá trị về kinh tế không nhiều
và được chú ý hơn, cịn các lồi cây có giá trị kinh tế thấp lại ít được quan tâm
mặc dù chúng có vai trị sinh thái quan trọng. Vì vậy, khi nghiên cứu lớp cây
tái sinh để có những đánh giá chính xác tình hình tái sinh rừng và có biện
pháp tác động thích hợp.
Như vậy, kết quả nghiên cứu tái sinh tự nhiên của thảm thực vật rừng
trên thế giới cho chúng ta những hiểu biết các phương pháp nghiên cứu, quy
luật tái sinh tự nhiên ở một số nơi. Đặc biệt, sự vận dụng các hiểu biết về quy
luật tái sinh để xây dựng các tác động lâm sinh nhằm quản lý tài nguyên rừng
bền vững.
1.2. Ở Việt Nam

1.2.1. Nghiên cứu về phân loại trạng thái rừng
Mục đích chủ yếu của phân loại rừng là nhằm xác định các đối tượng
rừng với những đặc trưng cấu trúc cụ thể, từ đó lựa chọn, đề xuất các biện
pháp lâm sinh thích hợp để điều khiển, dẫn dắt rừng đạt trạng thái chuẩn.
Loestchau (1966) đã phân loại rừng theo trạng thái hiện tại trong cơng
trình: Phân chia kiểu trạng thái và phương hướng kinh doanh rừng hỗn giao
lá rộng thường xanh nhiệt đới. Viện Điều tra, Quy hoạch rừng đã dựa trên hệ
thống phân loại của Loeschau cải tiến cho phù hợp với đặc điểm rừng tự


9
nhiên của Việt Nam và cho đến nay vẫn áp dụng hệ thống phân loại này
(QPN 6 - 84) [33].
Thái Văn Trừng (1978) [36] đứng trên quan điểm sinh thái đã chia rừng
Việt Nam thành 14 kiểu thảm thực vật. Đây là cơng trình tổng qt, đáp ứng
được u cầu về quy luật sinh thái. Xuất phát từ tính đa dạng, phong phú của
rừng nhiệt đới, Thái Văn Trừng đưa ra kết luận: Không thể dùng quần hợp
thực vật làm đơn vị phân loại cơ bản như các tác giả kinh điển đã sử dụng ở
vùng ơn đới. Ơng đề xuất dùng kiểu thảm thực vật làm đơn vị phân loại cơ
bản và lấy hình thái, cấu trúc quần thể làm tiêu chuẩn phân loại.
Bảo Huy (1993) [22] đã xác định trạng thái hiện tại của các lâm phần
Bằng Lăng ở Tây Nguyên theo hệ thống phân loại của Loeschau, đồng thời
tác giả cũng xác định các loại hình xã hợp thực vật với các ưu hợp khác
nhau thông qua trị số IV%.
Lê Sáu (1996) [34], Trần Cẩm Tú (1998) [39], Nguyễn Thành Mến
(2005) khi phân loại trạng thái rừng tự nhiên tại Kon Hà Nừng - Tây
Nguyên, Hương Sơn - Hà Tĩnh, Phú Yên đã dựa trên hệ thống phân loại
rừng của Loeschau (1960) đã được Viện Điều tra, Quy hoạch rừng Việt Nam
bổ sung (QPN6 - 84) [33].
Một số tác giả đã sử dụng mơ hình tốn học để phân loại trạng thái

rừng, điển hình như: Ngơ Út (2003), bước đầu định lượng hoá việc phân loại
các trạng thái rừng thuộc trạng thái rừng kín thường xanh và nửa rụng lá vùng
Đông Nam Bộ; Nguyễn Văn Thêm (2003), ứng dụng hàm lập nhóm trong
phân loại trạng thái rừng và đưa ra kết luận: Các trạng thái rừng theo hệ thống
phân loại của Loeschau có thể được nhận biết chính xác thơng qua các hàm
phân loại tuyến tính như Fisher được xây dựng dựa trên nhiều biến số định
lượng. Ngô Út, Nguyễn Phú Hùng (2003) đưa ra một số ý kiến về cải thiện hệ
thống phân chia trạng thái rừng lá rộng thường xanh Việt Nam…Các tác giả
này đã nghiên cứu và đề xuất các ý kiến nhằm bổ sung cho hệ thống phân loại


10
trạng thái rừng của Việt Nam, khả năng ứng dụng hàm toán học trong phân
chia trạng thái rừng.
1.2.2. Cấu trúc tổ thành
Đây là nhân tố ảnh hưởng quyết định đến cấu trúc sinh thái và hình thái
khác của rừng. Tổ thành rừng là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ đa
dạng sinh học, tính ổn định, tính bền vững của hệ sinh thái rừng. Rất nhiều
cơng trình khoa học của nhiều tác giả đã tập trung vào các đặc điểm cấu trúc
của các trạng thái rừng tự nhiên nhằm phục vụ việc bảo tồn, phát triển và kinh
doanh lâu dài.
Cấu trúc tổ thành thực chất là sự tham gia của các thành phần loài cây
trong quần thể rừng. Nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên ở Việt Nam, trên quan
điểm hệ sinh thái, Thái Văn Trừng (1978, 1999) đã dựa trên số lượng và sinh
khối nhóm lồi ưu thế trong rừng nhiệt đới ẩm Việt Nam để phân định các ưu
hợp và phức hợp. Nhóm lồi ưu thế trong các ưu hợp khơng q 10 lồi, tỉ lệ
cá thể của mỗi loài ưu thế chiếm khoảng 5% và tổng số cá thể của 10 lồi ưu
thế đó phải chiếm 40 - 50% tổng số cá thể của các tầng lập quần trong quần
thể trên đơn vị diện tích điều tra. Trường hợp độ ưu thế các loài cây không rõ
ràng gọi là các phức hợp [36], [37].

Do đặc trưng khí hậu và thổ nhưỡng thuận lợi cho nhiều loài cây cùng
phát triển, cho nên trong rừng tự nhiên hỗn lồi nhiệt đới hiếm khi chỉ có
một lồi ưu thế duy nhất tạo thành các quần hợp như vùng ôn đới. Theo
Nguyễn Hồng Quân (1983), trong rừng loại IB ở Kon Hà Nừng, trên diện
tích 01 ha có khoảng 60 lồi, nhưng các lồi có tổ hợp lớn nhất cũng không
vượt quá 10% [32].
Nguyễn Văn Trương (1983) cho rằng, trong rừng tự nhiên hỗn lồi, chỉ
tính lồi cây gỗ từ trạng thái rừng sào trở lên cũng có đến 30 - 40 lồi/1 ha,
nhưng trong đó lồi cây gỗ lớn có thể vươn đến lớp khơng gian cao 30 m chỉ
từ 10 -20% [38].
Nguyễn Ngọc Lung (1991) qua điều tra các dạng rừng khí hậu ở Hương


11
Sơn, Kon Hà Nừng và một số địa phương khác cũng cho biết: trên ơ tiêu
chuẩn diện tích 1 ha thường có từ 23 - 25 lồi, với số cây thấp nhất cũng đạt
317 cây và cao nhất 859 cây/1 ha (dẫn theo tài liệu [10]).
Bảo Huy (1993) [22], Đào Cơng Khanh (1996) [24] khi nghiên cứu tổ
thành lồi cây đối với rừng tự nhiên ở Đắc Lăk và Hương Sơn - Hà Tĩnh đều
xác định: Tỷ lệ tổ thành của các nhóm lồi cây mục đích, nhóm lồi cây hỗ
trợ và nhóm lồi cây phi mục đích cụ thể, từ đó đề xuất biện pháp khai thác
thích hợp cho từng đối tượng theo hướng điều chỉnh tổ thành hợp lý.
Lê Sáu (1996) [34], Trần Cẩm Tú (1998) [39] khi nghiên cứu cấu trúc
rừng tự nhiên ở Kon Hà Nừng - Tây Nguyên và Hương Sơn - Hà Tĩnh đã xác
định danh mục các loài cây cụ thể theo cấp tổ thành và các tác giả đều kết
luận sự phân bố của số loài cây theo cấp tổ thành tuân theo luật phân bố giảm.
So sánh với khu vực khác trên thế giới, Phạm Hoàng Hộ (1999) cho
biết: nếu ở rừng Amazon, trung bình có khoảng 90 lồi/1 ha thì ở Đơng Nam
Á đến 160 lồi/1 ha (dẫn theo tài liệu [12]).
Để đánh giá tổ thành rừng, nhiều tác giả đã sử dụng công thức tổ thành

trên tỉ lệ phần 10 theo số cây, tiết diện ngang hoặc chỉ số IV% ; trong đó
phương pháp tỉ lệ tổ thành (IV%) theo phương pháp của Daniel Marmil lod
thường được các nhà khoa học vận dụng trong những cơng trình nghiên cứu
cấu trúc rừng (dẫn theo tài liệu [24]).
Nguyễn Mạnh Tuyên (2009) [44] khi nghiên cứu cấu trúc tổ thành tầng
cây cao của rừng đặc dụng tại Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội cho thấy số loài
ghi được là 79 loài trong đó trạng thái rừng IIIA1 có số lượng lồi là 55 lồi,
trạng thái rừng IIB có số lượng lồi là 40 lồi. Hầu hết các cây tham gia vào
cơng thức tổ thành cả 2 trạng thái trên chủ yếu là cây gỗ tạp và loài cây tiên
phong ưa sáng mọc nhanh.
Nguyễn Tuấn Bình (2014) [4] khi nghiên cứu cấu trúc tổ thành rừng
thứ sinh thuộc rừng kín thường xanh nhiệt đới khu vực Mã Đà, Đồng Nai cho


12
thấy rừng thứ sinh có 6 lồi cây gỗ ưu thế và đồng ưu thế đó là Dầu song
nàng, Chị nhai, Làu táu, Trường, Cầy và Bằng lăng ổi.
Võ Đại Hải (2014) [14] khi nghiên cứu về cấu trúc của trạng thái
rừng II A tại khu vực rừng phòng hộ Yên Lập, tỉnh Quảng Ninh cho thấy tổ
thành rừng tự nhiên trạng thái II A tại khu vực nghiên cứu khá đa dạng với
nhiều loài cây khác nhau, dao động từ 28 đến 45 lồi, trong đó chỉ có từ 4 7 lồi tham gia vào cơng thức tổ thành; lồi Dóc nước là lồi ưu thế chính
của tầng cây cao.
Võ Hiền Tuân (2017) [39] khi nghiên cứu cấu trúc tổ thành tầng cây
cao của trạng thái III A1, III A2 và IIIB tại khu vực miền Trung Việt Nam đã
cho thấy trạng thái rừng III A1 có số lượng lồi là 61 lồi, trạng thái rừng
IIIA2 có số lượng lồi là 96 lồi và trạng thái rừng IIIB có 81 lồi. Số lồi
cây tham gia vào cơng thức tổ thành cả 3 trạng thái trên chỉ có 7 lồi và
chủ yếu là những lồi cây ít có giá trị về mặt kinh tế nhưng lại có khả năng
phịng hộ tốt.
Phạm Quý Vân (2018) [49], khi nghiên cứu về cấu trúc tổ thành tầng

cây cao cho trạng thái rừng tự nhiên IIIA tại huyện An Lão, tỉnh Bình Định
cũng cho thấy trạng thái IIIA1 có số lồi cây biến động từ 49 đến 51 loài và số
loài tham gia vào cơng thức tổ thành chỉ có từ 3 - 6 lồi, cịn trạng thái IIIA2
có số lồi nằm trong khoảng từ 51 đến 56 loài và số loài tham gia vào công
thức tổ thành biến động trong phạm vi 5 - 6 loài.
1.2.3. Quy luật phân bố số cây theo cỡ đường kính (N/D1.3)
Mơ hình hố cấu trúc đường kính D1.3trong nghiên cứu định lượng cấu
trúc rừng được nhiều người quan tâm nghiên cứu và biểu diễn theo các dạng
hàm phân bố xác suất khác nhau, các cơng trình tiêu biểu của các tác giả như:
Đồng Sỹ Hiền (1974), khi lập biểu thể tích cây đứng rừng tự nhiên
miền Bắc Việt Nam đã nghiên cứu nhiều lâm phần trên các địa phương khác
nhau và đi đến kết luận chung là: Do q trình khai thác chọn thơ khơng theo


13
quy tắc, nên phân bố N/D là đường phân bố có dạng răng cưa. Với kiểu phân
bố này tác giả đã chọn hàm Meyer và họ đường cong Pearson để mô tả [16].
Nguyễn Hải Tuất (1982) đã sử dụng phân bố giảm, phân bố khoảng cách
để biểu diễn cấu trúc đường kính, cấu trúc chiều cao của rừng thứ sinh, đồng
thời áp dụng phương trình Pearson vào nghiên cứu cấu trúc quần thể [42].
Nguyễn Duy Chuyên (1988) [7] khi nghiên cứu cấu trúc rừng, tăng
trưởng trữ lượng và tái sinh tự nhiên rừng thường xanh lá rộng hỗn loài cho
ba vùng kinh tế (Sông Hiếu, Yên Bái, Lạng Sơn) đã khái qt hố đặc điểm
những lồi có giá trị kinh doanh và biểu diễn bằng hàm lý thuyết.
Trần Văn Con (1991), đã dùng phân bố Weibull để mô phỏng cấu trúc
đường kính cho rừng Khộp ở Tây Nguyên [9].
Lê Minh Trung (1991) qua thử nghiệm mô phỏng phân bố N/D rừng tự
nhiên ở Gia Nghĩa - Đắc Nông bằng 4 dạng hàm: Poisson, Weibull, Hyperbol
và Meyer, đã có kết luận: hàm Weibull có khả năng tiếp cận được phân bố
thực nghiệm của đường kính rất tốt [35]. Tuy nhiên, việc xác định hai tham số

của phương trình rất phức tạp vì thế đã sử dụng hàm Meyer để tính tốn.
Nghiên cứu của Vũ Tiến Hinh (1991) [17] cho thấy có thể dùng hàm
Weibull với hai tham số để biểu thị phân bố N/D cho một số trạng thái rừng
tự nhiên.
Trần Văn Con (1991) [9] sử dụng mơ hình Weibull để mơ phỏng cấu
trúc số cây theo cấp đường kính của rừng Khộp và cho rằng: khi rừng cịn non
thì có dạng phân bố giảm, khi rừng càng lớn sẽ có xu hướng chuyển sang
phân bố một đỉnh và lệch dần từ trái sang phải. Đó là sự biến thiên về lập địa
có lợi hay khơng có lợi cho q trình tái sinh.
Lê Sáu (1996), khẳng định phân bố Weibull thích hợp nhất để mô tả
phân bố N/D cho tất cả các trạng thái rừng tự nhiên, cho dù phân bố thực
nghiệm có dạng giảm liên tục hay một đỉnh [34].
Trong khi nhiều tác giả có xu hướng sử dụng hàm Weibull để mô


14
phỏng cấu trúc đường kính rừng tự nhiên hỗn lồi. Đào Công Khanh (1996)
đã dùng hàm Schumacher để mô phỏng phân bố thực nghiệm N/D cho rừng
hỗn loài ở Hương Sơn - Hà Tĩnh, với kết quả khả quan hơn hẳn so với phân
bố Weibull [24].
Phạm Thanh Loan (2012) [27] khi nghiên cứu cấu trúc rừng trên núi
đá vôi tại Vườn quốc gia Xuân Sơn - Phú Thọ đã kết luận khoảng cách mô
phỏng quy luật phân bố N/D là thích hợp nhất cho rừng trên núi đá vơi tại
khu vực nghiên cứu.
Lê Hồng Việt (2012) [48] khi nghiên cứu về cấu trúc của ba trạng thái
rừng giàu, rừng trung bình, rừng nghèo ở khu vực Mã Đà, tỉnh Đồng Nai cho
thấy phân bố số cây theo đường kính N/D của 03 trạng thái rừng đều có dạng
phân bố giảm và có thể biểu diễn bằng mơ hình: N = a*exp(-b*D) + k.
Võ Đại Hải (2014) [14] khi nghiên cứu về cấu trúc của trạng thái
rừng II A tại khu vực rừng phòng hộ Yên Lập, tỉnh Quảng Ninh cho thấy:

quy luật phân bố số cây theo đường kính có thể mô phỏng tốt bằng phân bố
Weibull và phân bố khoảng cách.
Phùng Văn Khang (2014) [23] khi nghiên cứu đặc điểm lâm học của
rừng kín thường xanh hơi ẩm nhiệt đới ở khu vực mã Đà tỉnh Đồng Nai cho
thấy: phân bố N/D của ba trạng thái nghiên cứu IIB, IIIA2 và IIIA3 đều có
dạng phân bố giảm.
Phạm Quý Vân (2018) [48], khi nghiên cứu về một số đặc điểm cấu
trúc cho trạng thái rừng tự nhiên IIIA tại huyện An Lão, tỉnh Bình Định cho
thấy: có thể dùng phân bố Weibull để mô phỏng phân bố thực nghiệm N/D1.3.
Thống kê các cơng trình nghiên cứu về rừng tự nhiên ở Việt Nam cho
kết quả: Phân bố N/D1.3 của tầng cây cao (D ≥ 6 cm) có 2 dạng chính: (i)
Dạng giảm liên tục và có nhiều đỉnh phụ hình răng cưa và (ii) Dạng một đỉnh
hình chữ J.
Với mỗi dạng cụ thể, các tác giả đã chọn những mô hình tốn học thích
hợp để mơ phỏng.


15
1.2.4. Quy luật phân bố số cây theo chiều cao (N/Hvn)
Những nghiên cứu của Đồng Sỹ Hiền (1974) cho thấy: Phân bố số cây
theo chiều cao (N/H) ở các lâm phần tự nhiên hay trong từng lồi cây thường
có nhiều đỉnh, phản ánh kết cấu phức tạp của rừng chặt chọn. Thái Văn Trừng
(1978), trong cơng trình nghiên cứu của mình đã đưa ra các kết quả nghiên
cứu cấu trúc của tầng cây gỗ rừng loại IV.
Lê Sáu (1996) [34] cũng đã sử dụng hàm Weibull để mô phỏng phân bố
quy luật phân bố N/Hvn ở rừng tự nhiên Kon Hà Nừng - Tây Nguyên và cho
thấy nó rất phù hợp để mô phỏng phân bố thực nghiệm.
Trần Cẩm Tú (1999) [40] khi nghiên cứu quy luật phân bố N/Hvn đã sử
dụng phương pháp vẽ phẫu diện đồ đứng của rừng kết hợp với việc sử dụng
hàm Weibull để nắn phân bố N/Hvn, kết quả cho thấy hàm Weibull mô phỏng

rất tốt cho quy luật cấu trúc N/Hvn ở đây.
Nguyễn Thành Mến (2005) sử dụng các hàm Weibull, Meyer và phân
bố Khoảng cách để mô phỏng quy luật phân bố N/Hvn ở các khu rừng tự
nhiên lá rộng thường xanh sau khai thác ở Phú Yên, kết quả cho thấy: hàm
Meyer và phân bố khoảng cách tỏ ra không phù hợp riêng hàm Weibull với độ
mềm dẻo hơn đã mô phỏng tốt cho quy luật phân bố N/Hvn.
Lê Hồng Việt (2012) [48] khi nghiên cứu về cấu trúc của 03 trạng
thái rừng giàu, rừng trung bình, rừng nghèo ở khu vực Mã Đà, tỉnh Đồng Nai
cho thấy: phân bố số cây theo chiều cao N/H có dạng phân bố nhiều đỉnh.
Võ Đại Hải (2014) [14] khi nghiên cứu về cấu trúc của trạng thái rừng
IIA tại khu vực rừng phòng hộ Yên Lập, tỉnh Quảng Ninh cho thấy quy luật
phân bố số cây theo chiều cao có thể mơ phỏng tốt bằng phân bố Weibull và
phân bố khoảng cách.
Phùng Văn Khang (2014) [23] khi nghiên cứu đặc điểm lâm học của
rừng kín thường xanh hơi ẩm nhiệt đới ở khu vực Mã Đà tỉnh Đồng Nai cho
thấy ba trạng thái nghiên cứu IIB, IIIA2 và IIIA3 đều có dạng phân bố N/H đều
dạng một đỉnh lệch trái, phân bố liên tục.


×