Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Chữa tiêu chảy bằng cây cỏ ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.6 KB, 5 trang )

Chữa tiêu chảy bằng cây cỏ


Tiêu chảy là do ăn phải đồ ăn, đồ uống bị nhiễm khuẩn hoặc do dị ứng
thực phẩm, thay đổi thời tiết. Nếu rơi vào tình huống “đi nhanh về chậm”
này thì làm thế nào là tốt nhất?
Dạ dày không tốt sẽ làm bạn cảm thấy khó chịu và mệt mỏi trong người.
Sau một vài ngày thì cơ thể sẽ trở lại bình thường nhưng điều quan trọng là trong
thời gian bị tiêu chảy bạn cần có những biện pháp tránh bị mất nước. Để làm được
điều này thì tốt nhất nên uống nước chanh pha một chút muối và đường. Hoặc sử
dụng loại thuốc ozone hydrat có bán sẵn ở các hiệu thuốc pha với nước uống.



Một số cách để điều trị tiêu chảy:

1. Một cách chữa rất đơn giản là nhai lá ổi sống. Lấy hai đến ba lá ổi rửa
sạch và nhai sống.

Thông thường nó sẽ giúp dạ dày bạn ổn định lại trạng thái cân bằng nhanh
chóng. Nhưng nếu sau 5 giờ bạn cảm thấy chưa ổn lắm thì nên nhai tiếp một vài lá
nữa.



2. Cách chữa khác rất nhanh để trị tiêu chảy là dùng hạt cỏ cà ri (một loại
cỏ thuộc họ đậu có hạt thơm dùng để chế cà ri). Lấy 5gam (một thìa cà phê) hạt cà
ri rang lên sau đó cho vào nửa cốc nước ấm đã pha sẵn và uống. Sau 4giờ bạn sẽ
thấy thoải mái ngay.

3. Bệnh tiêu chảy thường đi kèm với triệu chứng đầy hơi nên bạn có thể


dùng lô hội (có tác dụng giải độc để loại arsenic ra khỏi cơ thể).

Trong trường hợp dạ dày bạn gặp phải một số trục trặc thì nhờ bác sĩ thăm
khám và kê đơn thuốc kháng sinh.

Tuy nhiên dùng kháng sinh sẽ làm mất vị giác của miệng và gây cảm giác
chán ăn cho người bệnh. Đặc biệt trong quá trình điều trị tiêu chảy cần tránh cho
cơ thể khỏi mất nước và uống nhiều dung dịch bù điện giải.

Tốt nhất nên dùng thuốc chữa tiêu chảy từ dược thảo thiên nhiên để tránh
phải sử dụng nhiều thuốc kháng sinh. Nhưng nếu sau hai ngày tự điều trị mà dạ
dày bạn vẫn cảm thấy không “ổn” thì cần đến gặp bác sĩ để tránh cho niêm mạc dạ
dày và ruột bị tổn thương nặng

×