Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) một số phương pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua môn địa lí lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.57 KB, 20 trang )

Một số phương pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua
mơn địa lí lớp 12
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
Năm 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đặt ra nhiệm vụ tăng cường các hoạt
động ngoại khóa và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Sau khi học xong, học sinh
có được những kĩ năng sống cần thiết để bước vào đời, có trách nhiệm với bản thân,
cộng đồng và xã hội. Tuy nhiên thực tế  hiện nay học sinh rất thiếu các kĩ năng cơ
bản cần trong cuộc sống hiện đại như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng sinh hoạt tập thể, kĩ
năng hoá giải căng thẳng... Để cùng học tập sinh sống và làm việc trong xã hội hiện
đại, những kĩ năng trên là không thể thiếu. Nhiều ý kiến của các chuyên gia giáo dục
và xã hội cho rằng việc nhiều bộ phận học sinh ở nước ta hiện nay thiếu các kĩ năng
để có thể đương đầu và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, học sinh còn thờ ơ với
nhiều vấn đề xảy ra xung quanh mính... Trong nhà trường phổ thơng trong suốt thời
gian dài chúng ta chỉ quan tâm đến giáo dục trí dục, nhiều trường nhiều địa phương
lấy tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp, học sinh đạt điểm cao là thước đo chất lương giáo
dục mà ít quan tâm đến sự chăm ngoan, chuyên cần, phát triển nhân cách cho học
sinh. Điều đó sẽ dẫn đến sự khập khiễng trong đào tạo, nó sẽ ảnh hưởng đến đầu ra
của giáo dục.
Để đạt được mục tiêu trên trong quá trình dạy học giáo viên cần vận dụng mọi
phương pháp dạy học một cách linh hoạt nhằm giúp học sinh biết cách tự học, cách
hợp tác trong q trình tự học, tích cực, chủ động sáng tạo trong việc phát hiện và
giải quyết vấn đề để vừa có được những kiến thức cần thiết, vừa rèn luyện được các
kĩ năng địa lí, đặc biệt là những kĩ năng sống. Giáo dục cần đi liền với giáo dưỡng,
dạy học không chỉ trang bị hệ thống kiến thức cho học sinh mà cần phải giáo dục tư
tưởng đạo đức, rèn luyện kĩ năng sống cho các em. Rèn luyện kĩ năng sống cho học
sinh được xác định là một trong những nội dung cơ bản của phong trào thi đua “Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thơng giai đoạn
2008 - 2013 do Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo.
Địa lí là mơn học có nhiều điều kiện thuận lợi để tích hợp, giáo dục kĩ năng
sống cho học sinh vì có nhiều kiến thức thực tế gắn với tự nhiên, kinh tế xã hội.


Thông qua tổ chức dạy học địa lí sẽ có nhiều cơ hội tích hợp giáo dục kĩ năng sống
cho các em.
 Hiện nay, trong dạy học mơn Địa lí đã thực hiện việc tích hợp giáo dục kĩ năng
sống cho học sinh; giúp học sinh có những kĩ năng hành động ứng xử phù hợp với
mơi trường tự nhiên, với xã hội; có khả năng ứng phó và giải quyết một số vấn đề
thường gặp trong cuộc sống do điều kiện tự nhiên, xã hội mang lại. Tuy nhiên tích
hợp giáo dục kĩ năng sống qua bài dạy địa lí cần phải sử dụng các phương pháp thích
hợp, giáo dục kĩ năng sống nhưng không làm bài giảng quá nặng nề, quá tải nội dung
môn học mà phải giúp cho môn học trở nên nhẹ nhàng, thoải mái, thiết thực và hiệu
quả.
Tổ chức các trị chơi Địa lí sẽ giúp các em học sinh dễ dàng trao đổi, bộc lộ, học
tập và rèn luyện các kĩ năng sống như kĩ năng trao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ
Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2018 - 2019

1


Một số phương pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua
mơn địa lí lớp 12
năng ứng phó và tự bảo vệ trước những thiên tai, những hiểm họa trong xã hội, hình
thành ở các em kĩ năng cảm thông, chia sẻ với mọi người... Trước nhiệm vụ của Bộ
Giáo dục và Đào tạo đã đặt ra việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phổ thông
ngày càng trở nên cấp thiết nhằm đào tạo “con người mới” với đầy đủ các mặt: trí,
đức, thể, mỹ để góp phần xây dựng sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất
nước. bản thân tơi ln đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Tích cực
hố hoạt động học tập luyện tập của học sinh, hình thành các phương pháp dạy học
thích hợp, qua đó để tích lũy được kiến thức, nâng cao hiệu quả dạy học ở trường
THPT, tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số phương pháp nâng cao hiệu

quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua mơn địa lí lớp 12 ”
1.2. Mục đích nghiên cứu
Tổ chức các trị chơi địa lí thích hợp trong dạy học chính khóa nhằm nâng cao
hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 12. Qua đó nâng cao chất lượng dạy
học bộ môn Địa lí ở trường phổ thông.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua bài dạy dạy địa lí lớp 12
- Học sinh các lớp 12A1, 12A2 Trường THPT Lê Hồn, Thọ Xn, Thanh Hố
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Các phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Đọc tài liệu nghiên cứu
cơ sở lí luận của đề tài.
- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp khảo sát điều tra, thực
nghiệm tổ chức trên lớp...
- Phương pháp thớng kê , xử lí số liệu, báo các kết quả

Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2018 - 2019

2


Một số phương pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua
mơn địa lí lớp 12
2. NỢI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.1 Kĩ năng sống:
2.1.1.1 Khái niệm:
  Kĩ  năng sống là một phạm trù rộng bao hàm nhiều vấn đề của cuộc sống, đó
là những vấn  đề phát sinh trong mối quan hệ giữa con người và  con người, con

người với thiên nhiên nhiên, con người với sự phát triển kinh tế xã hội... Những
người có kĩ năng sống là những người có sự trải nghiệm hiệu quả nhất, giúp giải
quyết hoặc đáp ứng những nhu cầu cụ thể, trong suốt quá trình tồn tại và phát triển
của con người.
2.1.1.2. Tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT
Học sinh cắp sách đến trường với một mục tiêu quan trọng nhất là học chữ, “học
lấy cái chữ” nhà trường cũng có mục đích quan trọng nhất là dạy chữ cho các em,
truyền đạt những tri thức khoa học để các em chuẩn bị đầy đủ hành trang tri thức
bước vào đời. Chính vì điều đó các mục tiêu đề ra cũng chỉ xoay quanh việc đào tạo
tri thức, trong khi sự phát trển mạnh mẽ của nền kinh kế xã hội các em học sinh khi
đến trường ngồi tiếp xúc với mơi trường giáo dục trong nhà trường các em còn tiếp
cận với xã hội mà ở đó nhiều vấn đề của cuộc sống địi hỏi các em phải có kiễn thức
về nó, phải có kĩ năng giải quyết hợp lí mới đem lại hiệu quả tích cực. Giáo dục kĩ
năng sống nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, và phù hợp với xu
thế giáo dục của thế giới.
2.1.1.3. Những kĩ năng sống cần được giáo dục cho học sinh trong 
nhà trường phổ thơng qua dạy học mơn Địa lí
a. Kĩ năng tự nhận thức
  Tù  nhËn thøc lµ mét kĩ năng sng cơ bản, giúp hc sinh biết nhìn
nhận, đánh giá đúng về bản thân mình (tiềm năng, tình cảm,
sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu,...)
b. K nng gii quyt vấn đề     
Trong cuộc sống mỗi học sinh thường gặp nhiều vấn đề khó khăn. Đó là những
khó khăn trong học tập,  trong các mối quan hệ,  trong công việc...Kĩ năng giải quyết
các tình huống khó khăn trong cuộc sống là kĩ năng biến những vấn đề khó khăn đó
trở thành những vấn đề đơn giản, hay đó cũng là năng lực cá nhân có thể vượt qua
những vấn đề khó khăn đó một cách hiệu quả.
c. Kĩ năng giao tiếp
Giao tiếp là q trình tiếp xúc trao đổi những thơng tin, mong muốn, suy nghĩ, tình
cảm giữa người này với người khác

d. Kĩ năng tư duy
Trong quá trình làm việc cá nhân và nhóm, học sinh ln phải tìm kiếm và xử lí
thơng tin từ SGK, từ các nguồn tư liệu khác nhau để các được những tri thức cần
thiết gắn với nội dung bài học địa lí. Vận dụng các kĩ năng phân tích, so sánh đối
Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2018 - 2019

3


Một số phương pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua
mơn địa lí lớp 12
chiếu các hiện tượng sự vật địa lí giúp học sinh hiểu sâu vấn đề và có thể đưa tới
những ý kiến sáng tạo khi đề xuất biện pháp giải quyết tình huống của thực tiễn...
e. Kĩ năng làm chủ bản thân 
    Hoạt động nhóm hoặc thực hiện những bài tập nhỏ trong các tiết học Địa lí theo
yêu cầu và nhiệm vụ mà giáo viên giao sẽ tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện kĩ
năng đặt ra mục tiêu cho từng hoạt động, ví dụ phân tích lược đồ để nhận xét sự phân
bố của một số đối tượng địa lí. Tham gia hoạt động nhóm, mỗi học sinh nhận nhiệm
vụ theo sự phân cơng và việc hồn thành nhiệm vụ sẽ luyện tập cho các em khả năng
chịu trách nhiệm (đảm nhận trách nhiệm) với công việc được giao.
g. Một số kĩ năng khác
- Kĩ năng xác định mục tiêu
 - Kĩ năng đương đầu, hóa giải stress và cảm xúc tiêu cực  
 - Kĩ năng xác định giá trị
 - Kĩ năng ra quyết định
 - Kĩ năng làm việc nhóm       
 - Kĩ năng bảo vệ mơi trường
 - Kĩ năng sống về phịng chống thiên tai

- Kĩ năng sống về sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng...
2.1.2 Trị chơi Địa lí 
2.1.2.1. Khái niệm trị chơi Địa lí
Trị chơi trong dạy học địa lí là trị chơi học tập, có tác dụng mở rộng, nâng cao
hiểu biết Địa lí và các kĩ năng hoạt động của học sinh. Tổ chức trò chơi tốt vừa phát
huy được sự nhanh trí, tính sáng tạo, vừa rèn luyện tính tự lập và tinh thần tập thể
của học sinh. Ngoài ra, hứng thú học tập, niềm tin và tình cảm của học sinh được
nâng cao, mơn địa lí trở nên sinh động, gần gũi thiết thực hơn đối với học sinh.
2.1.2.2. Một số trị chơi Địa lí có thể được tổ chức trong dạy học chính khóa
a. Đố vui địa lí
Đố vui địa lí là hình thức trị chơi trí tuệ đơn giản nhằm tăng cường sự hiểu biết
kiến thức địa lí của học sinh, là hình thức dễ vận dụng, ở mọi nơi
b. Trò chơi “kẻ giấu tên”
c. Trò chơi “ai biết nhiều hơn”
d. Trị chơi “ giải ơ chữ”
e. Trò chơi “ai nhanh hơn”
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi chưa áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
2.2.1. Kết quả điều tra dành cho giáo viên:
     - Có 100% giáo viên cho rằng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là rất quan
trọng
    - Có 100% giáo viên đồng ý cần đưa mục tiêu giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
vào mục tiêu giáo dục chung cho học sinh.
    - Có 100% giáo viên cho rằng cần tăng cường giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
thơng qua dạy học chính khóa trên lớp và cả thông qua các hoạt động ngoại khóa
Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2018 - 2019

4



Một số phương pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua
mơn địa lí lớp 12
     -66% giáo viên cho rằng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở trường chỉ được
quan tâm ở mức bình thường.
     -Sự chú ý của giáo viên trong giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khi giảng dạy
chủ yếu ở mức trung bình chiếm 75%.
    - 66% ý kiến cho rằng việc tổ chức các trị chơi Địa lí trong dạy học hiện nay ít
được thực hiện.
    - 100% ý kiến cho rằng học sinh ít có cơ hội rèn luyện kĩ năng sống.
2.2.2. Kết quả điều tra dành cho học sinh:
     - 80% ý kiến cho rằng chưa được giáo dục kĩ năng sống.
    - 40% ý kiến cho rằng các em chưa bao giờ tìm sự tư vấn khi gặp các vấn đề khó
giải quyết trong cuộc sống.
   - 70% ý kiến cho rằng hiện tượng bạo lực học đường diễn ra một cách thường
xuyên.
    - 50% cho rằng khi các em gặp những vấn đề khó khăn trong cuộc sống các em
khơng có hướng giải quyết hiệu quả.
    - 50% ý kiến cho rằng các em tham gia các hoạt động bề nổi của nhà trường ở
mức trung bình.
    - 60% ý kiến cho rằng các em thường ngại ngùng khi đề cập đến các vấn đề tâm
sinh lí.
    - 70% ý kiến cho rằng các em thường tỏ ra không tự tin khi trình bày ý kiến trước
đám đơng.
   - 60% ý kiến cho rằng các em thường ít đề ra những mục tiêu trong cuộc sống.
2.2.3. Nguyên nhân của thực trạng   
- Với xu hướng đổi mới giáo dục hiện nay, đặc biệt là đổi mới phương pháp… tạo
điều kiện thuận lợi cho việc đưa nội dung giáo dục kĩ năng sống vào trường học, việc
sử dụng các phương pháp dạy học mới cũng tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh dễ
dàng bộc lộ những quan điểm, suy nghĩ cũng như thể hiện mình đó là yếu tố thuận

lợi để tìm hiểu và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh .
 - Sự phát triển mạnh của xã hội cho phép các em học sinh có thể rèn luyện các kĩ
năng sống từ thực tế một cách thuận lợi.
- Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh vẫn chưa được trú trọng đúng mức, thập chí
coi nhẹ, việc tích hợp các nội dung kĩ năng sống vào các tiết học, mơn học cịn hạn
chế.
 - Những hiểu biết về kĩ năng sống của nhiều giáo viên còn chưa cao dẫn đến hiệu
quả giáo dục thấp. 
2.3. Các giải pháp tổ chức thực hiện:
2.3.1. Tổ chức đố vui địa lí 
  Đố vui địa lí là hình thức trị chơi trí tuệ đơn giản nhằm tăng cường sự hiểu biết
kiến thức địa lí của học sinh, là hình thức dễ vận dụng, ở mọi nơi.
  * Ý nghĩa của đố vui địa lí 
Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2018 - 2019

5


Một số phương pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua
mơn địa lí lớp 12
 - Giúp học sinh nắm vững kiến thức địa lí và vận dụng vào lí giải một số hiện
tượng địa lí đang diễn ra xung quanh các em.
  - Tạo hứng thú học tập của học sinh.
 - Giúp các em hiểu được các vấn đề địa lí địa phương .
 - Giáo dục kĩ năng sống như:
+ Kĩ năng giao tiếp
+ Kĩ năng hóa giải căng thẳng
     * Trong dạy học địa lí lớp 12 giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua đố vui

địa lí là hình thức được tiến hành dễ dàng và có hiệu quả cao vì:
  - Các kiến thức địa lí lớp 12 thường gần gũi với thiên nhiên và các hoạt động sản
xuất cũng như đời sống của con người.
 - Đố vui là hình thức tạo khơng khí vui vẻ, thoải mái, kĩ thuật thực hiện đơn giản,
khơng địi hỏi cao về các u cầu cơ sở vật chất, thời gian phục vụ nên được tiến
hành một cách dễ dàng và hiệu quả cao.
 * Cánh thức tiến hành giáo dục kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hóa giải cảm xúc căng
thẳng thơng qua đố vui địa lí.
       Khi thiết kế hoạt động giáo dục kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hóa giải cảm xúc
căng thẳng thơng qua đố vui địa lí giáo viên nên thực hiện theo các bước như sau:
  + Bước 1. Bước đọc câu đố: giáo viên đọc câu đố cho cả lớp nghe, cho các em
trao đổi ý kiến, với các bạn trong lớp, trong nhóm
  + Bước 2. Trình bày lời giải: giáo viên tổ chức cho các em trình bày lời giải thích
của mình
 + Bước 3. Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận
 + Bước 4. Bước giáo viên tổng kết hoạt động
Ví  dụ. Giải thích câu tục ngữ: “Rét tháng ba, bà già chết cóng”
    - Mục tiêu 
   + Kiến thức: làm rõ và khắc sâu kiến thức đã được học trong bài 10 địa lí lớp 12
cơ bản.
 + Kĩ năng: liên hệ thực tế về ảnh hưởng tiêu cực của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió
mùa đến đời sống, kĩ năng phân tích vấn đề.
  + Thái độ: tạo hứng thú trong học tập địa lí
 + Giáo dục kĩ năng sống kĩ năng giao tiếp, hóa giải cảm xúc căng thẳng
 - Các bước hoạt động
 + Bước 1.
 Giáo viên đọc câu tục ngữ “Rét tháng ba, bà già chết cóng”
  Giáo viên yêu cầu các em học sinh vận dụng sự hiểu biết của mình lí giải câu tục
ngữ trên.
Học sinh suy nghĩ trao đổi với các bạn: khi trao đổi với bạn bè các em cần chú ý

lắng nghe tích cực và phản hồi tích cực, tơn trọng nhu cầu của đối tượng giao tiếp,
các bạn cùng trao ụi mụt cach chân thành, cảm thông chia sẻ với ngời
mình giao tiếp, vui vẻ, hoà nhÃ, chân thành, cầu thị, luôn tìm ở
Sỏng kin kinh nghim

Nm hc 2018 - 2019

6


Một số phương pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua
mơn địa lí lớp 12
ngời khác những điều tốt hơn mình để học tập, kết hợp giữa lời
nói với cử chỉ, điệu bộ, động tác để tạo sự hấp dẫn đối với ngời
khác trong giao tiÕp.
Học sinh chủ động đưa ra quan điểm của mình về vấn đề tìm hiểu.
 + Bước 2. Giáo viên tổ chức cho học sinh trình bày lời giải 
    Giáo viên tổ chức cho từng em học sinh trình bày phần lí giải của mình theo các
hướng:
         Vì sao có câu tục ngữ trên?
+ Bước 3. Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận
      Giáo viên cho học sinh tiến hành tranh luận kết quả để phát triển kĩ năng giao
tiếp giáo viên có thể hướng các em thảo luận theo yêu cầu sau:
  Tranh luận đúng trọng tâm.
  Có  thể đưa ra các ý kiến, suy nghĩ khác nhau.
  Tơn trọng ý kiến của các bạn trình bày.
  Khi trao đổi cần theo hướng người nói phải có người nghe.
  Tích cực tham gia trao đổi ý kiến.
 + Bước 4. Giáo viên tổng kết hoạt động
      Giáo viên tổng kết đáp án, đưa ra phương án trả lời hiệu quả nhất.

* Lưu ý khi giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thơng qua đố vui địa lí.
 Muốn đạt hiệu quả giáo viên cần lưu ý yêu cầu các em học sinh thực hiện theo
các hướng như sau:
 - Các em cần xác định nhu cầu giao tiếp
 -  Các em cần tôn trọng đối tượng giao tiếp 
-  Khi giao tiếp các em cần vui vẻ 
-  Các em cần chủ động tham gia vào hoạt động
-  Các em cần không cảm thấy mất tự tin khi trả lời sai yêu cầu câu hỏi trong đố
2.3.2. Tổ  chức  trò chơi ai nhanh hơn
Ai nhanh hơn là trò chơi đơn giản, thể hiện sự nhanh nhẹn và tính tập thể của HS
tăng cường sự hiểu biết kiến thức địa lí, là hình thức dễ vận dụng, có thể tổ chức ở
trong lớp học.
  * Ý nghĩa của trò chơi ai nhanh hơn 
 - Giúp học sinh nắm vững kiến thức địa lí
 - Tạo hứng thú học tập của học sinh.
 - Giúp các em hiểu được các vấn đề địa lí địa phương .
 - Giáo dục kĩ năng sống như:
+ Kĩ năng giao tiếp
 + Kĩ năng hóa giải căng thẳng
+ Kĩ năng tự nhận thức...
* Trong dạy học địa lí lớp 12 giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua trò chơi ai
nhanh hơn là hình thức được tiến hành dễ dàng và có hiệu quả cao vì:
Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2018 - 2019

7


Một số phương pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua

mơn địa lí lớp 12
  - Các kiến thức địa lí lớp 12 thường gần gũi với thiên nhiên và các hoạt động sản
xuất cũng như đời sống của con người.
 - Là hình thức tạo khơng khí vui vẻ, thoải mái, kĩ thuật thực hiện đơn giản, khơng
địi hỏi cao về các u cầu cơ sở vật chất, thời gian phục vụ nên được tiến hành một
cách dễ dàng và hiệu quả cao.          
Ví dụ 1:
Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm.
Mục 1. Công nghiệp năng lượng
*Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống :
- Qua hoạt động này học sinh thấy được nguồn năng lượng than đá, dầu mỏ, khí
đốt là tài ngun khơng thể phục hồi, mặc dù đây là những thế mạnh trong phát triển
công nghiệp của nước ta nhưng nếu như với mức khai thác như hiện nay thì tương lai
nguồn năng lượng này sẽ cạn kiệt. Học sinh ý thức được nước ta cần phải khai thác
sử dụng tiết kiệm, hiệu quả.
- Các kĩ năng sống được giáo dục qua hoạt động:
 Kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng hóa giải stress, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng
làm việc nhóm, kĩ năng sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn năng lượng
* Hoạt động: Sau khi giáo viên tổ chức, hướng dẫn cho học sinh nắm được, trữ
lượng, sản lượng và phân bố của các ngành công nghiệp khai thác than, khai thác dầu
trong bài giảng. Giáo viên chức cho học sinh thực hiện trò chơi.
- Thời gian thực hiện 4 phút.
- Bước 1: Giáo viên chuẩn bị một số thứ trước như:
+ Các cục đá tượng trưng cho những mỏ than đá với nhiều kích cỡ khác nhau.
+ Các túi nước tượng trưng cho những túi dầu, các túi này có kích cỡ khác nhau.
- Bước 2: Giáo viên đưa ra luật chơi: lớp có 4 tổ chia làm 4 đội mỗi đội có 3 học
sinh.
Giáo viên trọng tài, sau khi giáo viên hô bắt đầu các học sinh chạy lên “cướp” các
thứ đã chuẩn bị sẵn trên bàn giáo viên, đội nào cướp được nhiều thì đội đó sẽ thắng.
- Bước 3: Tổ chức thực hiện trò chơi: Giáo viên làm trọng tài hô bắt đầu các HS

chạy lên cướp các thứ đã chuẩn bị sẵn trên bàn.
- Bước 4 kết thúc trò chơi: khi giáo viên thấy trên bàn còn lại một vài túi nước nhỏ,
cục đá nhỏ thì cho dừng trị chơi.
Giáo viên nhận xét kết luận: Qua trị chơi chúng ta có thể thấy than đá, dầu mỏ và khí
đốt của nước ta có trữ lượng lớn nhưng con người với mức khai thác và sử dụng như
hiện nay thì tương lai khơng xa nguồn tài nguyên này của nước ta sẽ chỉ còn lại những
cục than đá rất nhỏ, những túi dầu mỏ rất nhỏ rồi dần dần sẽ dẫn đến cạn kiệt loại tài
ngun này và lúc đó ngành cơng nghiệp này của nước ta khơng cịn là ngành cơng
nghiệp trọng điểm nữa. Vì vậy, ngay từ bây giờ cần phải khai thác và sử dụng hợp lí, sử
dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn năng lượng này đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
Giáo viên :là học sinh chúng ta cần làm gì để sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn năng
lượng?
Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2018 - 2019

8


Một số phương pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua
mơn địa lí lớp 12
Học sinh tự nhận thức được những hành vi của mình như:
- Tắt đèn, tắt quạt điện, điều hịa khi đi ra khỏi phòng học
- Vận động mọi người xung quanh sử dụng tiết kiệm nguồn năng lượng, sử dụng
năng lượng sạch như năng lượng từ mặt trời, từ gió, từ thủy triều....
- Học tập thật giỏi để tìm ra những nguồn năng lượng mới thay thế nguồn năng lương
truyền thống.
Ví dụ 2: Bài 15. Bảo vệ mơi trường và phòng chống thiên tai
Mục 2. Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng tránh.
a) Bão

* Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống:
- Qua hoạt động này học sinh thấy được phạm vi hoạt động, tần suất hoạt động,
hướng chuyển động của bão ở nước ta.
- Qua đó các em có được các kĩ năng sống cần thiết như: kĩ năng giao tiếp: phản
hồi lắng nghe tích cực; trình bày ý tưởng, suy nghĩ về vấn đề bảo vệ mơi trường và
phịng chống thiên tai. Thể hiện sự cảm thông chia sẻ với những người không may
gặp thiên tai. kĩ năng làm chủ bản thân: Ứng phó với thiên taỉ ở nước ta đặc biệt là ở
khu vực Miền Trung trong đó có tỉnh Quảng Bình.
* Hoạt động:
- Thời gian thực hiện 5 phút
- Chuẩn bị
+ Hai bản đồ Việt Nam, dạng bản đồ câm (khuyết một số thông tin) trên đó có các
chấm điểm, kí hiệu các tỉnh thành phố. Mỗi điểm được đánh một số;
+ Các thẻ được cắt bàng giấy tương ứng với các mũi tên thể hiện hướng, cường độ
và tần suất của bão ở nước ta.
- Thực hiện:
+ Có 2 đội tham gia chơi, mỗi đội có 5 học sinh, khi có hiệu lệnh bắt đầu, bản đồ
câm được treo lên, đồng thời mỗi học sinh trong mỗi đội sẽ cầm thẻ giấy lên gián
vào bản đồ câm, lần lượt từng học sinh. Đội nào dán đúng, nhanh, đội đó thắng cuộc
* Lưu ý khi giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thơng qua trị chơi ai nhanh hơn.
     Muốn đạt hiệu quả giáo viên cần lưu ý yêu cầu các em học sinh thực hiện theo
các hướng như sau:
 - Các em cần xác định nhu cầu giao tiếp, làm việc theo nhóm nhưng bản thân của
mỗi cá nhân phải hết sức cố gắng mới tạo được sự thành cơng của nhóm
 -  Các em cần tơn trọng đối tượng giao tiếp, khi thực hiện trò chơi phải thực sự
vui vẻ, khơng có tính “ăn, thua” khi thực hiện trò chơi
 -  Các em cần chủ động tham gia vào hoạt động
 -  Các em cần không cảm thấy mất tự tin khi đội mình khơng thắng cuộc.
2.3.3. Tổ  chức trị chơi giải ô chữ
 - Giải ô chữ là hình thức hoạt động dựa trên sự tham gia của tất cả các em học


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2018 - 2019

9


Một số phương pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua
mơn địa lí lớp 12
sinh trong lớp hoặc đại diện của mỗi đội tham gia giải ơ chữ. Thơng qua trị chơi
khuyến khích các em học tập, tìm hiểu, liên hệ kiến thức địa lí với các kiến thức của
các mơn học khác nhằm mở rộng kiến thức địa lí làm giàu tri thức địa lí.
  Rèn luyện kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hoạt tư duy, kĩ năng xác định mục tiêu trong
giờ học cũng như kĩ năng xác định giá trị trong cuộc sống.
Ví dụ:
Bài 42: Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phịng ở Biển Đơng và các
đảo, quần đảo.
Mục 4. Tăng cường hợp tác với các nước láng giềng trong giải quyết các vấn đề
về biển và thềm lục địa.
  *Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống
- Qua hoạt động này giáo dục học sinh tình yêu quê hương đất nước, các em có kĩ
năng tự làm chủ bản thân, tự nhân thức được rằng mỗi cơng dân ngồi quyền được
hưởng những nguồn lợi từ biển cả, thì cần có nghĩa vụ bảo vệ nó, là chủ nhân tương
lai của đất nước các em cần có bổn phận và nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo của
quốc gia.
- Các kĩ năng sống được giáo dục qua hoạt động:  Kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng
xác định giá trị, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng kiên định, và kĩ năng giải quyết một số
vấn đề khó khăn trong cuộc sống
* Hoạt động - Hình thức: Cả lớp

- Thời gian thực hiện 4 phút
Tìm từ chìa khóa gồm 8 kí tự: “CHỦ QUYỀN”
* Luật chơi:
- Học sinh nào tìm được từ chìa khóa khi chỉ có gợi ý đầu tiên: từ chìa khóa gồm
có 8 kí tự được 10 điểm
- Học sinh nào tìm được từ chìa khóa khi 2 hàng ngang đã mở được 9 điểm
- Học sinh nào tìm được từ chìa khóa khi 4 hàng ngang đã mở được 8 điểm
- Học sinh nào tìm được từ chìa khóa khi tất cả các hàng ngang đã mở được 7
điểm...
1

N

B

2

M U Ố

I

3

D

B

I

4




6

I

Q U

Sáng kiến kinh nghiệm

C

U

L



C H

C



A

T

A O


T

H Ô N G



N

T Ự D O

Câu 1. Gồm 7 kí tự: từ cịn thiếu trong đoạn thơ sau:
Những ngày không gặp nhau
............... đầu thương nhớ
5
Những ngày khơng gặp nhau
Lịng thuyền đau rạn vỡ

G



Y

Từ chìa khóa gồm 8 kí tự

A

Năm học 2018 - 2019 10



Một số phương pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua
mơn địa lí lớp 12
Câu 2: Gồm 4 kí tự: Nước biển và đại dương có độ mặn là do có chứa chất gì?
Câu 3: Gồm 6 kí tự: Người ta ví ngành này là ngành cơng nghiệp khơng khói.
Câu 4: Gồm 5 kí tự: từ còn thiếu trong đoạn thơ sau:
Biển....................... đảo...................
Ta ra quăng lưới, ta ra khoan dầu
Quyền ta cơng lí năm châu
Chí ta, Hàm Tử, Lục, Đầu, Đằng Giang
Câu 5: Gồm 9 kí tự: Đây là ngành dịch vụ rất quan trọng có nhiệm vụ vận tải
người và hàng hóa
Câu 6: Gồm 9 kí tự: điều được nhấn mạnh trong tuyên ngơn độc lập của Hồ Chí
Minh
Như vậy từ chìa khóa gồm 8 kí tự là từ: “CHỦ QUYỀN”
Các chứng cứ lịch sử để chúng ta khẳng định rằng Việt Nam là nước đầu tiên trên
thế giới đã chiếm hữu và thực hiện chủ quyền của mình một cách liên tục và hịa
bình các quần đảo Hồng Sa và Trường Sa. Vì vậy các bên liên quan cần tn thủ
cơng ước về luật biển của Liên hợp quốc (1982) không nên có những hành động làm
phức tạp thêm tình hình, góp phần duy trì hịa bình, ổn định và hợp tác khu vực...
2.3.4. Tổ  chức trò chơi ai biết nhiều hơn
Bài 44. Tìm hiểu Địa lí tỉnh Thanh Hố
* Mục tiêu: Qua hoạt động này học sinh nắm được các điểm du lịch nổi tiếng của
Tỉnh Thanh Hố thơng qua làm việc nhóm các em có được các kĩ năng cần thiết như:
kĩ năng giao tiếp: kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng tư duy, kĩ năng tự nhận thức về
những điều kiện để phát triển du lịch của tỉnh Thanh Hố thơng qua các địa danh nổi
tiếng đó.
* Hoạt động:
- Thời gian thực hiện 3 phút
- Chuẩn bị

+ Hai bản đồ tỉnh Thanh Hoá, dạng bản đồ câm (khuyết một số thơng tin) trên đó
có các chấm điểm, kí hiệu các đơn vị hành chính.
+ Bút lơng
+ Có 2 đội tham gia chơi, mỗi đội có 5 học sinh, khi có hiệu lệnh bắt đầu, bản đồ
câm được treo lên, đồng thời mỗi học sinh trong mỗi đội sẽ cầm bút ghi vào bản đồ
câm tên của một điểm du lịch tương ứng ở trên bản đồ. Lần lượt em này ghi xong sẽ
đến em khác ghi, hết thời gian đội nào ghi được nhiều địa danh đúng, đội đó thắng
cuộc.
Học sinh ghi được các điểm du lịch của Tỉnh Thanh Hố.
2.3.5. Mẫu giáo án có sử dụng phương pháp tổ chức trò chơi nhằm nâng cao
hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
VẤN ĐỀ SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TỰ NHIÊN
Bài 14: SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2018 - 2019 11


Một số phương pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua
mơn địa lí lớp 12
I. Mục tiêu: Sau bài học, giáo viên giúp học sinh hiểu:
1. Kiến thức:
- Hiểu rõ tình hình suy giảm tài nguyên rừng và đa dạng sinh vật ở nước ta, tình
trạng suy thối và hiện trạng sử dụng tài nguyên đất ở nước ta. Phân tích được
nguyên nhân và hậu quả của sự suy giảm tài nguyên sinh vật, sự suy thoái tài nguyên
đất.
- Biết được các biện pháp của nhà nước nhằm bảo vệ tài nguyên rừng và đa dạng
sinh vật và các biện pháp bảo vệ tài nguyên đất.
2. Kĩ năng:
- Có kĩ năng liên hệ thực tế về các biểu hiện suy thoái tài nguyên đất.

- Phân tích được bảng số liệu để nhận xét sự suy giảm tài nguyên rừng và đa dạng
sinh học ở nước ta.
3. Thái độ:
Có ý thưc sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
4. Kĩ năng sống được giáo dục trong bài
- Kĩ năng tự nhận thức
- Kĩ năng giao tiếp
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thơng tin, phân tích so sánh
- Kĩ năng quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm
- Kĩ năng làm việc nhóm
- Kĩ năng sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường...
II. Phương tiện dạy học:
- Hình ảnh về các hoạt động chặt phá, phát đốt rừng, hậu quả của mất rừng, làm
suy thoái đát và mơi trường.
- Hình ảnh về các lồi chim, thú q cần bảo vệ.
- Atlat địa lí Việt Nam.
- Bản đồ hình thể Việt Nam.
- Máy chiếu, máy vi tính
III. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số
2. Kiểm tra bài cũ: Thu một số bài thực hành để chấm.
Mở bài: Gv cho học sinh xem đoạn phim về hậu quả của việc khai thác và sử dụng
một số loại tài ngun thiên nhiên khơng hợp lí. GV đặt câu hỏi: Tại sao lại xảy ra
các hiện tượng như trên? để hạn chế các hiện tượng trên thì cần phải làm gì?
GV: Trong quá trình sản xuất và đời sống, vấn đề sử dụng hợp lí và bảo vệ các
nguồn tài nguyên bao giờ cũng được đặt ra với tất cả tính chất nghiêm trọng và hầu
như khơng có sự thay đổi của nó.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Hoạt động 1: Phân tích sự biến động diện tích rừng.

1) Sử dụng và bảo vệ tài
Hình thức: Cặp.
nguyên sinh vật:
Bước 1: GV đưa câu hỏi, yêu cầu HS trao đổi với bạn a. Tài nguyên rừng:
Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2018 - 2019 12


Một số phương pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua
mơn địa lí lớp 12
bên cạnh để trả lời.
- Rừng của nước ta đang
Các HS thuộc số 1, 2: Quan sát bảng 17.1, hãy nhận được phục hồi. Năm
xét sự biến độngtổng diện tích rừng, rừng tự nhiên, 1983 tổng diện tích rừng
rừng trồng và độ che phủ rừng. Giải thích nguyên là: 7,2 triệu ha, năm 2006
nhân của sự thay đổi trên.
tăng lên thành 12,1 triệu
(Nguyên nhân do: Khai thác thiếu hợp lí và diện tích ha. Tuy nhiên tổng diện
rừng trồng khơng nhiều nên diện tích rừng và tỉ lệ che tích rừng và tỉ lệ che phủ
phủ rừng giảm sút. Từ năm 1990 cùng với các biện rừng năm 2006 vẫn thấp
pháp bảo vệ rừng và đẩy mạnh công tác trồng rừng nên hơn năm 1943.
diện tích rừng và tỉ lệ che phủ rừng đã tăng lên nhanh - Chất lượng rừng bị
chóng).
giảm sút, diện tích rừng
Các HS thuộc số 3, 4: Đọc SGK mục 1.a, kết hợp hiểu giảm.
biết của bản thân hãy:
* Ý nghĩa của việc bảo vệ
- Nhận xét sự thay đổi của diện tích rừng giảm.
tài nguyên rừng:

- Một khu rừng trồng và một khu rừng tự nhiên có cùng - Về kinh tế
độ che phủ thì rừng nào có sản lượng gỗ cao hơn?
- Về mơi trường
- Hãy nêu ý nghĩa về kinh tế, về môi trường của việc * Biện pháp bảo vệ:
bảo vệ rừng. Cho biết những quy định của nhà nước về - Đối với rừng phòng hộ:
bảo vệ và phát triển của rừng?
- Đối với rừng đặc dụng:
Bước 2: Hai HS cùng bàn bạc trao đổi để trả lời câu - Đối với rừng sản xuất:
hỏi.
Bước 3: Đại diện HS trình bày trước lớp, các HS khác
nhận xét, bổ sung, GV nhận xét phần trình bày của HS
và bổ sung kiến thức.
Chuyển ý: Mặc dù tổng diện tích rừng đang tăng lên
nhưng chất lượng rừng vẫn bị suy giảm vì diện tích
rừng tăng chủ yếu là rừng mới trồng và chưa đến tuổi
khai thác. Suy giảm diện tích rừng là nguyên nhân cơ
bản dẫn tới suy giảm tính đa dạng sinh học và suy thoái b. Đa dạng sinh học:
tài nguyên đất.
(Xem thơng tin phản hồi
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự suy giảm tính đa dạng sinh ở phần phụ lục - phiếu
học
học tập số 1)
Hình thức: Nhóm.
Bước 1: GV nêu khái niệm đa dạng sinh học: là sự
phong phú, mn hình, mn vẻ của các lồi sinh vật
bao gồm tồn bộ các gen, các loài và các hệ sinh thái.
GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm; các
nhóm đều cùng làm phiếu học tập số 1 (Xem phiếu học
tập phần phụ lục)
GV gợi ý: Quan sát hình 17.2 để nhận xét sự suy giảm

đa dạng sinh học.
Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2018 - 2019 13


Một số phương pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua
mơn địa lí lớp 12
Bước 2: HS trong các nhóm trao đổi, đại diện các
nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến
Bước 3: GV nhận xét phần trình bày của HS và kết
luận các ý đúng của mỗi nhóm. (Xem thơng tin phản
hồi phần phụ lục)
GV đặt thêm câu hỏi cho các nhóm:
- Dựa vào bản đồ Du lịch trang 20 Atlat Địa lí Việt
Nam, hãy kể tên các vườn quốc gia ở nước ta?
- Kể tên một số loài động vật được ghi vào sách đỏ
Việt Nam? (Hổ, bò xám, bò tót, trâu rừng, sếu đầu đỏ,
gà lam màu trắng,...).
- GV yêu cầu HS liên hệ ở vườn Quốc Gia Phong Nha
- Kẻ Bàng có những lồi nào có nguy cơ bị tuyệt chủng
và tìm ra những nguyên nhân dẫn đến sự tuyệt chủng
đó
- Người dân ở địa phương em đã làm gì để cải tạo đất
nơng nghiệp?
* Sau khi thực hiện hoạt động 1 và hoạt động 2 giáo
viên tổ chức 1 trò chơi
- Thời gian thực hiện 5 phút
- Bước 1: Giáo viên chuẩn bị một số thứ trước như:
+ Các khúc gỗ tượng trưng cho những cánh rừng

với nhiều kích cỡ khác nhau.
+ Các con thú, chim, cá bằng nhựa tượng trưng cho
những loài sinh vật, các con vật này cũng có kích cỡ
khác nhau.
- Bước 2: Giáo viên đưa ra luật chơi: lớp có 4 tổ
chia làm 4 đội mỗi đội có 3 học sinh.
Giáo viên là trọng tài, sau khi giáo viên hô bắt đầu
các học sinh chạy lên cướp các thứ đã chuẩn bị sẵn
trên bàn giáo viên, đội nào cướp được nhiều thì đội
đó sẽ thắng.
- Bước 3: Tổ chức thực hiện trò chơi: Giáo viên làm
trọng tài hô bắt đầu các học sinh chạy lên cướp các
thứ đã chuẩn bị sẵn trên bàn. Lần lượt em thứ nhất,
em thứ 2, em thứ 3 rồi trở lại theo thứ tự
- Bước 4: Kết thúc trò chơi: khi giáo viên thấy trên bàn
còn lại một vài khúc gỗ nhỏ, con vật nhỏ thì cho dừng
trị chơi.
Giáo viên nhận xét kết luận: Qua trò chơi chúng ta
có thể thấy tài nguyên sinh vật của chúng ta rất giàu
Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2018 - 2019 14


Một số phương pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua
mơn địa lí lớp 12
có, đa dạng về thành phần lồi, đa dạng về HST; các
cánh rừng, các loài chim, thú... nhưng con người với
mức khai thác và sử dụng như hiện nay thì tương lai
khơng xa nguồn tài ngun này sẽ chỉ cịn lại những

khúc gỗ rất nhỏ (cánh rừng thưa, cây bụi, đất trơ sỏi
đá..), những con vật rất nhỏ rồi dẫn đến tuyệt chủng
các lài động vật này nếu như chúng ta cứ săn bắt nó.
Vì vậy, ngay từ bây giờ chúng ta phải khai thác và sử
dụng hợp lí, bảo vệ tài nguyên rừng, khoanh nuôi và
trồng mới rừng, bảo vệ sự đa dạng sinh học như xây
dựng hệ thống vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên
nhiên, ban hành “ Sách đỏ Việt Nam”, quy định trong
khai thác....
Qua trò chơi học sinh tự nhận thức được những hành
vi của mình như:
- Phải sử dụng hợp lí tài ngun thiên nhiên, bảo vệ mơi
trường
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh chung ở trong và ngoài nhà
trường
- Vận động mọi người xung quanh bảo vệ môi trường,
không phá rừng bừa bãi, không săn bắn và tiêu thụ các
loại động vật quý hiếm...
- Tham gia các phong trào của Đoàn thanh niên như
phong trào trồng cây xanh...
2) Sử dụng và bảo vệ tài
Hoạt động 3: Tìm hiểu vấn đề sử dụng, bảo vệ tài ngun đất:
ngun đất.
(Xem thơng tin phản hồi
Hình thức: Nhóm. GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho ở phần phụ lục phiếu học
từng nhóm; các nhóm đều cùng làm phiếu học tập số 2 tập số 2)
(Xem phiếu học tập phần phụ lục)
3) Sử dụng và bảo vệ tài
Hoạt động 4: Tìm hiểu tình hình sử dụng và bảo vệ tài nguyên khác:
nguyên khác ở nước ta:

(Xem thơng tin phản hồi
Hình thức: Cả lớp.
ở phần phụ lục)
GV kẻ bảng (xem phiếu học tập ở phần phụ lục) và
hướng dẫn HS cùng trao đổi trên cơ sở câu hỏi.
- Hãy nêu tình hình sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước
ở nước ta. Giải thích nguyên nhân làm ô nhiễm môi
trường nước. (Do nguồn nước thải công nghiệp, nước
thải sinh hoạt và dư lượng phân bón, thuốc trừ sâu
trong sản xuất nơng nghiệp)
- Hãy nêu tình hình sử dụng và bảo vệ tài nguyên
Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2018 - 2019 15


Một số phương pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua
mơn địa lí lớp 12
khoáng sản, tài nguyên du lịch ở nước ta?
- Tại sao phải đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái?
(Phát triển du lịch sinh thái sẽ khai thác tốt những
quần thể môi trường sinh thái rộng lớn và đặc sắc
mà thiên nhiên đã ban tặng, thúc đẩy du lịch phát
triển, tăng thu nhập quốc dân. Phát triển du lịch
sinh thái cịn là biện pháp hiệu quả để bảo vệ mơi
trường).
IV. Củng cố:
Dựa vào kiến thức đã học trong bài hãy hoàn thành sơ đồ sau
Hậu quả của chặt phá rừng


Đất

Mực nước
ngầm

Tốc độ
dịng chảy

Khí hậu

Mơi trường
sống của
sinh vật

IV. Họat động nối tiếp:
Làm câu hỏi 1, 2, 3 SGK.
Liên hệ thực tế tác động của con người đến sinh vật ở địa phương em. Em đã có
những hành động gì để bảo vệ đa dạng sinh vật ở địa phương mình.
2.4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm:
- Để kiểm tra tính khả thi và tính hiệu quả của phương pháp tổ chức trị chơi trong
dạy học mơn Địa lí nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp
12 THPT bản thân giáo viên đã tổ chức các trị chơi trong các tiết dạy tại trường
THPT Lê Hồn.
- Thông qua dạy thực nghiệm ở 2 lớp 12A1, 12A2 đưa ra những nhận xét, đánh
giá, kết luận về phương pháp tổ chức trị chơi trong dạy học mơn Địa lí nhằm nâng
cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 12 THPT
- Xây dựng các trò chơi thích hợp với các bài dạy trong chương trình Địa lí lớp 12
THPT
- Lấy mẫu ví dụ minh họa cho các bài dạy
Sáng kiến kinh nghiệm


Năm học 2018 - 2019 16


Một số phương pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua
mơn địa lí lớp 12
Bản thân đã tổ chức kiểm tra theo phương pháp tiền và hậu kiểm tra và phương
pháp này được tiến hành thông qua các hoạt động sau:
- Lớp thực nghiệm 12A2 và lớp đối chứng 12A1 được cùng một giáo viên dạy với hai
phương pháp khác nhau.
+ Lớp thực nghiệm được giáo viên hướng dẫn theo mẫu hướng dẫn HS học tập theo bài
học có tổ chức các trị chơi thơng qua đó giáo dục các kĩ năng sống cho các em.
+ Lớp đối chứng được giáo viên tiến hành dạy bình thường.
- Trước khi tiến hành thực nghiệm , giáo viên cho hai lớp thực nghiệm và đối chứng
làm chung một đề kiểm tra.
- Sau khi dạy xong cả hai lớp thực nghiệm và đối chứng được đánh giá lại bằng
bài kiểm tra đã được tiến hành trước khi thực nghiệm nhằm đánh giá mức độ tiến bộ
của học sinh. Ngoài ra còn căn cứ vào kết quả phỏng vấn để phân tích kết quả thực
nghiệm.
1. Nhận xét định lượng
Kết quả thực nghiệm được xác định dựa trên so sánh độ chênh kết quả kiểm tra
trước và sau thực nghiệm của lớp thực nghiệm so với lớp đối chứng.
- Điểm trung bình bài kiểm tra trước khi tiến hành thực nghiệm ở cả hai lớp đối
chứng và thực nghiệm là tương đương nhau. Nhưng sau khi tiến hành dạy thực nghiệm
thì kết quả trung bình điểm kiểm tra của lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối
chứng.
- Độ chênh của hai lần kiểm tra trước và sau thực nghiệm của lớp thực nghiệm cao
hơn so với lớp đối chứng và kết quả bài kiểm tra sau cao hơn bài trước. Như vậy có
thể thấy tổ chức trò chơi trong dạy học mơn Địa lí đã nâng cao được hiệu quả giáo
dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 12 THPT. Điều đó chứng tỏ giáo viên đã tổ chức

hoạt động của các trò chơi đạt hiệu quả, học sinh đã rèn luyện được các kĩ năng sống
cần thiết và qua đó cho thấy tính hiệu quả của đề tài.
Bảng điểm trung bình và độ chênh bài kiểm tra của lớp đối chứng và thực nghiệm
Lớp
12A1(đối chứng)

Số HS
42
41

Điểm trung
bình lần 1
5,33
5,50

Điểm trung
bình lần 2
5,97
7,73

Độ
chênh
0,64
2,23

12A2(thực nghiệm )
2. Nhận xét định tính
- Ở các lớp thực nghiệm
+ Đa số học sinh khi được giáo viên sử dụng phương pháp tổ chức trị chơi trong
dạy học mơn Địa lí đều tỏ ra rất hứng thú. Trong các tiết học tổ chức trò chơi học

sinh có điều kiện phát huy năng lực tư duy, sự nhanh trí, sự sáng tạo, năng lực tự
khẳng định mình cũng như nắm bài học tớt hơn và có thể khắc sâu được các kiến
thức đã học. Các em đã rèn luyện các kĩ năng sống cần thiết cho bản thân mình để
khi tốt nghiệp ra trường các em có những kĩ năng sống cần thiết biểu hiện:
Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2018 - 2019 17


Một số phương pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua
mơn địa lí lớp 12
+ Nhiều học sinh đã có kĩ năng xác định mục tiêu một cách rõ ràng, các em biết
lựa chọn ngành nghề phù hợp với khả năng học tập của bản thân qua đợt làm hồ sơ
thi Đại học.
 + Kĩ năng hoạt động nhóm được thực hiện tốt hơn.
 + Các em có kic năng tư duy để tìm ra hướng giải quyết khi gặp khó khăn trong
học tập, cuộc sống và các vấn đề tâm lí. Một số học sinh đã biết xác định những giá
trị của cuộc sống, đúng với chuẩn mực cũng như thực hiện tốt nội quy quy định của
nhà trường đặt ra.
+ Các em đã có kĩ năng làm chủ bản thân, kĩ năng từ chối, kĩ năng kiên định, học
sinh trong lớp 12A2 khơng có hiện tượng đánh nhau, khơng có học sinh nào vi phạm
điều cấm của nhà trường như đốt pháo hay vi phạm luật giao thơng...
 + Nhiều em có kĩ năng giao tiếp tốt, chủ động trong nhiều hoạt động tập thể của
nhà trường.
+ Ngồi phương pháp tổ chức trị chơi giáo viên còn sử dụng linh hoạt các phương
pháp dạy học khác nhau, sử dụng các phương pháp phù hợp với trình độ của từng đối
tượng học sinh, phù hợp với nội dung bài học nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh qua bài dạy Địa lí 12 hiệu quả nhất.
- Ở các lớp đối chứng
+ Do học sinh không được giáo viên tổ chức các trị chơi Địa lí một cách cụ thể

và có hệ thống mới chỉ hình thành kĩ năng sống cho học sinh, sử dụng kĩ năng sống
của các em hiện nay còn yếu. Đa phần các em chưa có kĩ năng xác định mục tiêu
một cách rõ ràng. Kĩ năng hoạt động nhóm chỉ ở mức trung bình thậm chí yếu. Các
em hầu như chưa tìm ra hướng giải quyết khi gặp khó khăn trong học tập, cuộc sống
và các vấn đề tâm lí. Khả năng giao tiếp chủ động còn hạn chế. Hầu như các em
chưa có kĩ năng ra quyết định, mà chỉ quyết định các vấn đề một cách cảm tính. Nên
chất lượng bộ môn chưa cao và chưa tạo được hứng thú học tập bộ môn cho các em.

Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2018 - 2019 18


Một số phương pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua
mơn địa lí lớp 12

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
 Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ và những kết quả nghiên cứu khi thực hiện đề tài
tổ chức trò chơi nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống học sinh lớp 12 thơng qua
dạy học mơn địa lí chúng tơi thu được các kết quả sau :
 - Góp phần làm phong phú thêm cơ sở lí luận và thực tiễn của tài liệu giáo dục kĩ
năng sống cho học sinh lớp 12 thông qua tổ chức các trị chơi địa lí.
- Nắm  được thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh 12 THPT hiện nay,
nêu ra được nguyên nhân của thực trạng đó.
 - Đưa ra được những kiến thức cơ bản về kĩ  năng sống, tầm quan trọng của việc
giáo dục kĩ năng sống cho học sinh 12 THPT.
 - Nêu ra các nội dung và cách thức tiến hành giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
lớp 12 thơng qua tổ chức các trị chơi Địa lí.
 - Thông qua kết quả điều tra thực trạng và thực nghiệm sư phạm cho phép rút ra

kết luận bước đầu về hiệu quả của việc sử dụng các trò chơi trong dạy học Địa lí đã
nâng cao được hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
 - Những nghiên cứu của đề tài trước hết giúp người làm đề tài áp dụng vào thực tế
dạy học của mình góp phần nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn Địa lí.
- Phạm vi thực nghiệm còn hẹp chỉ ở 2 lớp 12A2 và 12A1 trong thời gian thực
nghiệm ngắn. Đề tài chưa mở rộng được nội dung thực nghiệm và địa bàn thực
nghiệm ra các trường khác.
3.2. Kiến nghị
- Trong nhà trường phổ thông cần quan tâm nhiều hơn nữa đến việc giáo dục kĩ
năng sống cho học sinh.
- Đối với giáo viên:
+ Trong dạy học cần tăng cường nhiều hơn việc tổ chức các hoạt động khác nhau
nhưỏtanh luận, thảo luận nhóm, phỏng vấn... nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh. 
+ Giaó viên nên thường xuyên giáo dục các kĩ năng sống cho học sinh không chỉ
trong nội dung dạy học mà cịn thơng qua các hoạt động ngồi giờ lên lớp.
- Đối với tổ chun mơn:
Tăng cường sinh hoạt nhóm chun mơn, dự giờ rút kinh nghiệm nhằm tìm ra
được nhiều phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, qua đó nâng cao hiệu
quả dạy học bộ mơn Đia lí nói chung và Địa lí lớp 12 nói riêng.
- Đối với trường và cấp trên: Thực hiện đúng mục tiêu yêu cầu trong việc kiểm tra
đánh giá giáo viên và học sinh. Tạo môi trường học tập tốt, thân thiện để học sinh
Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2018 - 2019 19


Một số phương pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua
mơn địa lí lớp 12
phát huy tối đa khả năng tự học, tự rèn luyện, phát huy tính tích cực, chủ động sáng

tạo trong q trình học tập của mình.
Tơi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của tôi được đúc rút trong quá
trình dạy học.
Thọ Xuân, tháng 5 năm 2019

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thanh Bình (2008), “Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT”,
Tạp chí KHGD (số 5), tr. 16.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Sách giáo khoa địa lí lớp 12 cơ bản, NXB Giáo dục, TP.
Hồ Chí Minh.
3 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Tài liệu tập huấn kĩ năng sống và giới, NXB Giáo dục
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Giáo dục kĩ năng sống trong mơn Địa lí ở Trường
Trung Học Phổ Thông, NXB Giáo dục, Hà Nội.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Giáo dục kĩ năng sống trong môn Giáo dục công dân ở
Trường Trung Học Phổ Thông, NXB Giáo dục, Hà Nội.
6. Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc (2007), Lí luận dạy học địa lí, NXB Đại Học sư
phạm, Hà Nội.
7. Huỳnh Văn Sơn (2008), Bạn trẻ và kỹ năng sống, NXB Lao động Xã hội,
Hà Nội.

Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2018 - 2019 20



×