Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) sử dụng tin tức thời sự trong dạy học lịch sử phần lịch sử thế giới hiện đại (1945 – 2000), SGK lịch sử lớp 12 ban cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (433.81 KB, 16 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm- Trường THPT Mai Anh Tuấn
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Theo thông tin từ báo chí sau khi Bộ giáo dục và đào tạo cơng bố phổ điểm
thi THPT Quốc gia 2018 thì mơn Sử có 82,24% thí sinh có điểm dưới trung bình,
trong đó điểm trung bình mơn Sử năm 2018 trên cả nước là 3,79 điểm[6].
Đây là thông tin khiến các thầy cô cùng các nhà nghiên cứu lịch sử trăn trở về
thực trạng không vui của việc dạy và học môn Lịch sử trong nhà trường THPT.
Có nhiều nguyên nhân được lý giải dẫn đến thực trạng trên, chẳng hạn như:
nhiều năm qua môn Lịch sử vẫn được coi là môn phụ, một nhận thức không đầy đủ
về môn học này trong việc giáo dục và đào tạo những cơng dân có lịng u nước
sâu sắc, những người lao động có trách nhiệm với xã hội.
Môn học bị đối xử như vậy, người giáo viên dạy Lịch sử cảm thấy vị trí của
mình thấp kém thì làm sao có thể địi hỏi một kết quả khả quan được?
Nhận thức của xã hội ảnh hưởng lớn đến nhận thức của học sinh, trong tư duy
của nhiều em học sinh môn Sử là “môn phụ”, các em đã không coi trọng mà kiến
thức lịch sử lại khác tri thức của nhiều bộ môn khoa học khác, tri thức lịch sử mang
tính cụ thể, tính hệ thống, sự thống nhất giữa “sử” và “luận’ nên học sinh dễ chán,
khó nhớ, lẫn lộn sự kiện và nhân vật, và điều quan trọng là không tạo ra được cảm
xúc trước những trang sử của dân tộc, đối với lịch sử thế giới lại càng khó, tên nước
ngồi khó đọc, địa lý nước ngồi khơng lành, nhân vật nước ngoài chẳng rõ, nhầm
lẫn lung tung.
Mặc dù nhiều giáo viên rất tâm huyết với nghề, ln tìm tịi nhiều biện pháp,
phương pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng bộ môn, nhưng do nhận thức của
xã hội, của học sinh chưa đúng ít nhiều làm ảnh hưởng tới kết quả môn học.
Và cũng xin khẳng định lại, môn Lịch sử là một mơn học có vị trí hết sức
quan trọng trong nhiệm vụ giáo dục học sinh. Khi trả lời phỏng vấn phóng viên báo
Giáo dục thời đại, nhà giáo nhân dân Vũ Dương Ninh (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã
Tác giả: Phạm Thị Nga

1




Sáng kiến kinh nghiệm- Trường THPT Mai Anh Tuấn
nêu rõ: “Đây là một trong những môn khoa học cơ bản có sứ mệnh giáo dục đào tạo
những người cơng dân tốt, những người lao động giỏi, có ý thức đối với đất nước và
có trách nhiệm với xã hội. Dù rằng sau này họ làm cơng việc gì, ở cương vị nào thì
những hiểu biết cơ bản về lịch sử dân tộc vẫn luôn là nguồn tri thức cần thiết cho tư
duy và hành động của mỗi người”[1].
Bản thân tôi là một giáo viên giảng dạy môn Lịch sử đã 10 năm, tôi cũng hết
sức trăn trở với thực trạng của mơn học, tơi ln tìm tịi những phương pháp dạy học
mới nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy của mình, khiến các em học sinh đam mê hứng
thú với mỗi tiết học lịch sử, và muốn nghe thật nhiều những câu nói của học sinh
mỗi khi trống đánh hết giờ: “Ơi trời! đang hay mà hết giờ”, “Cơ ơi! Cơ cứ nói tiếp đi
ạ”. Từ kinh nghiệm của bản thân, tôi muốn đưa ra một trong nhiều kinh nghiệm của
mình để đồng nghiệp và bạn bè tham khảo nhằm mục đích đưa mơn Lịch sử có vị trí
xứng đáng trong lòng học sinh và nhận thức của xã hội. Đó chính là lý do tơi chọn
đề tài: “Sử dụng tin tức thời sự trong dạy học Lịch sử- phần Lịch sử thế giới hiện
đại (1945 – 2000), SGK Lịch sử lớp 12 Ban cơ bản”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Giúp bản thân và đồng nghiệp có những vận dụng mới và gây hứng thú, phát
huy tính tích cực của học sinh đối với môn Lịch sử ở trường THPT.
- Góp phần nâng cao ý thức học tập và chất lượng học môn Lịch sử của học
sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
“Sử dụng tin tức thời sự trong dạy học Lịch sử- phần Lịch sử thế giới hiện
đại (1945 – 2000), SGK Lịch sử lớp 12 Ban cơ bản”, nhằm tạo hứng thú cho học
sinh ở trường THPT Mai Anh Tuấn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Áp dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như tổng hợp hệ thống hóa,
phân tích từ đó rút ra kết luận.

Tác giả: Phạm Thị Nga

2


Sáng kiến kinh nghiệm- Trường THPT Mai Anh Tuấn
- Phương pháp trò chuyện (trao đổi với đồng nghiệp, học sinh)
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm (giảng dạy trên lớp)
- Phương pháp nghiên cứu, sưu tầm tài liệu.
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp đánh giá, đối chiếu (bằng hình thức kiểm tra trắc nghiệm)
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận.
Đề tài “Sử dụng tin tức thời sự trong dạy học Lịch sử- phần Lịch sử thế
giới hiện đại (1945 – 2000), SGK Lịch sử lớp 12 Ban cơ bản” được dựa trên cơ sở
lý luận nhất quán của hai lĩnh vực: phương pháp dạy học lịch sử và đặc trưng ngơn
ngữ báo chí.
Giữa lịch sử và báo chí- đặc biệt là tin tức thời sự có những nét tương đồng
nhất định.
Lịch sử là quá trình phát triển của xã hội lồi người từ lúc con người và xã hội
hình thành đến nay. Tất cả những sự kiện và hiện tượng lịch sử được chúng ta nhắc
đến đều là những chuyện đã xảy ra, nó mang tính q khứ. Tri thức lịch sử nhìn
chung khơng mang tính lặp lại về khơng gian và thời gian[3].
Thời sự nghĩa là gì? Có nhiều cách lý giải nhưng cách lý giải được quan tâm
nhất đó là: “thời sự là tổng thể nói chung những sự việc ít nhiều quan trọng trong
một lĩnh vực nào đó, thường là xã hội – chính trị, xảy ra trong thời gian gần đây
hoặc đang diễn ra. Tin tức có thể tác động đến nhiều người”[8].
Lịch sử là khoa học nghiên cứu tiến trình lịch sử cụ thể của các nước, các dân
tộc khác và quy luật của nó. Lịch sử ln phản ánh khách quan những sự việc đã xảy
ra trong quá khứ của lồi người[3]. Khơng ai có thể tơ vẽ hay thêm bớt được lịch sử.

Đó là những câu chuyện có thật được làm nên bởi những con người bằng xương,
bằng thịt. Lịch sử là cái tồn tại khách quan.

Tác giả: Phạm Thị Nga

3


Sáng kiến kinh nghiệm- Trường THPT Mai Anh Tuấn
Ngôn ngữ báo chí nói chung, tin tức thời sự nói riêng là ngơn ngữ bám sát sự
kiện có thật và ngun dạng để phản ánh. Nhà báo chỉ được quyền nói cái thật mà
độc giả, khán giả, thính giả đều cảm nhận được ngay trong cuộc sông xung quanh
họ. Nhà báo không được bịa ra sự thật hay tưởng tượng ra sự thật. Ngơn ngữ báo chí
phải đạt được các u cầu: “mới- cụ thể” đây là hai yếu tố căn bản tạo ra tính thời
sự, điều này giúp cho các bản tin thời sự “tránh lặp lại, tránh khuôn sáo”. Sự kiện là
cái tồn tại khách quan, sẽ nói lên chân lý, bộc lộ thái độ với hiện thực[8].
Đặc biệt rất nhiều các sự kiện lịch sử với các sự kiện được báo chí phản ánh ở
thời điểm hiện tại có mối quan hệ khăng khít với nhau. Những sự kiện đang và sẽ
xảy ra ở hiện tại và tương lai đều bắt nguồn từ những sự kiện đã xảy ra trong q
khứ. Chính vì có sự gắn bó hết sức mật thiết như vậy nên trong giảng dạy Lịch sử tôi
thường Sử dụng tin tức thời sự trong dạy học Lịch sử. Biện pháp này tôi sử dụng
đã đem lại hứng thú rất tốt đối với học sinh qua mỗi sự kiện lịch sử. Đó là lý do tơi
trình bày kinh nghiệm của bản thân về việc “Sử dụng tin tức thời sự trong dạy học
Lịch sử- phần Lịch sử thế giới hiện đại (1945 – 2000), SGK Lịch sử lớp 12 Ban
cơ bản”.
2.2. Thực trạng của việc “Sử dụng tin tức thời sự trong dạy học Lịch sử”
2.2.1. Đối với giáo viên:
Là giáo viên đã công tác được 10 năm trong ngành, trong quá trình tham gia
tập huấn, dự giờ đồng nghiệp và hơn hết có nhiều năm trực tiếp giảng dạy bộ môn
Lịch sử, tôi thấy nhiều giáo viên vẫn xem nhẹ bộ mơn của mình. Tâm lý “mơn phụ”

đã làm cho khơng ít giáo viên có suy nghĩ “dạy cho xong”, hoặc là chỉ truyền tải
những gì trong sách giáo khoa u cầu mà khơng chú ý đến việc đầu tư chiều sâu
cho bài giảng.
Rất ít giáo viên, thậm chí có giáo viên khơng nghĩ đến việc “Sử dụng tin tức
thời sự trong dạy học Lịch sử” vơ hình dung chính giáo viên khơng cung cấp đầy

Tác giả: Phạm Thị Nga

4


Sáng kiến kinh nghiệm- Trường THPT Mai Anh Tuấn
đủ cho học sinh nắm rõ được mối liên hệ giữa các sự kiện lịch sử với những gì đang
diễn ra ở hiện tại.
2.2.2. Đối với học sinh:
Tâm lý học sinh xem nhẹ môn Lịch sử và coi lịch sử là môn phụ nên các em
chưa thực sự tập trung tìm hiểu sâu bài học lịch sử mà chỉ dừng lại ở mức độ học
thuộc những gì mà thầy cơ cho ghi. Mặt khác, bộ môn Lịch sử vốn khô khan, dễ
nhàm chán, nhiều giáo viên chưa có phương pháp phù hợp nên các em khơng ưa
thích, khơng hứng thú với lịch sử.
Rất nhiều học sinh không nhận thức được rằng, nhiều vấn đề đang diễn ra đều
có nguồn gốc từ các sự kiện lịch sử trước đây, trong nhận thức của các em chưa tạo
được sợ dây liên kết giữa quá khứ và hiện tại. Chẳng hạn như, nhiều học sinh học
thuộc lòng sự kiện Cách mạng tháng Mười Nga thành công (25/10 tức là 7/11/1917),
hay ngày 9/5/1945 Hồng Quân Liên Xơ chiến thắng phát xít Đức. Nhưng khi đến
ngày 9/5 hay 7/11 thì học sinh khơng để tâm, khơng quan tâm ngày hơm đó trước
đây đã từng diễn ra sự kiện gì. Lúc này, nhờ tin tức thời sự đưa tin việc nước Nga kỷ
niệm Cách mạng tháng Mười Nga thành công, kỷ niệm Hồng Quân Liên Xô chiến
thắng phát xít, lúc đó các em sẽ thêm một lần nữa được nhắc lại để nhớ đến. Như
vậy, tin tức thời sự góp phần trong việc củng cố lại kiến thức môn Lịch sử.

Bởi vậy, “Sử dụng tin tức thời sự trong dạy học Lịch sử- phần Lịch sử thế
giới hiện đại (1945 – 2000), SGK Lịch sử lớp 12 Ban cơ bản”, sẽ góp phần giải
quyết phần nào sự lãng quên quá khứ của học sinh, giúp các em tạo được mối liên
hệ giữa quá khứ và hiện tại, giúp các em hiểu sâu sắc hơn về các vấn đề lịch sử, hiểu
biết về lịch sử đầy đủ hơn.
2.3. Biện pháp “Sử dụng tin tức thời sự trong dạy học Lịch sử- phần Lịch
sử thế giới hiện đại (1945 – 2000), SGK Lịch sử lớp 12 Ban cơ bản”:
Đối với Lịch sử lớp 12, chúng ta có thể lồng ghép những tin tức thời sự vào
nội dung của nhiều bài giảng. Tuy nhiên, ở đề tài “Sử dụng tin tức thời sự trong
Tác giả: Phạm Thị Nga

5


Sáng kiến kinh nghiệm- Trường THPT Mai Anh Tuấn
dạy học Lịch sử- phần Lịch sử thế giới hiện đại (1945 – 2000), SGK Lịch sử lớp
12 Ban cơ bản”, tôi chỉ đưa ra một số biện pháp lồng ghép tin tức thời sự trong
giảng dạy Lịch sử thế giới hiện đại từ 1945- 2000 với một vài ví dụ tiêu biểu, nhằm
giúp học sinh hiểu rõ bản chất của nội dung lịch sử, ghi sâu, nhớ lâu, hứng thú với
lịch sử.
Chẳng hạn như, khi giảng dạy phần II- Sự thành lập Liên Hợp Quốc trong Bài
1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1949),
giáo viên phải tập trung làm rõ ba ý chính sau đây:
- Mục đích và nguyên tắc hoạt động của Liên Hợp Quốc
- Bộ máy hoạt động của Liên Hợp Quốc
- Vai trị của Liên Hợp Quốc[4]
Giáo viên có thể lồng ghép tin tức thời sự, giúp học sinh nâng cao nhận thức
về mục đích cao cả nhất của liên Hợp Quốc và nguyên tắc hoạt động có ý nghĩa thực
tiễn lớn nhất trong năm nguyên tắc hoạt động của tổ chức này.
Liên Hợp Quốc ra đời trong bối cảnh thế giới chia thành hai phe, Liên Hợp

Quốc được xem như một cơng cụ nhằm duy trì trật tự thế giới “ hai cực” vừa được
xác lập với nhiệm vụ quan trọng nhất là duy trì hịa bình, an ninh thế giới, ngăn ngừa
một cuộc chiến tranh thế giới mới[4]. Ngày nay, “gìn giữ hịa bình được Liên Hợp
Quốc xác định là một cách giúp đỡ các nước bị tàn phá do xung đột để tạo ra các
điều kiện cho hịa bình...Lực lượng gìn giữ hịa bình của Liên Hợp Quốc có thể bao
gồm những người lính, những cảnh sát dân sự và các dân thường khác”[8].
Theo bản tin thời sự của VTV vào lúc 6h sáng ngày 20/09/2017 đưa tin: “Việt
nam nằm trong số 124 quốc gia có lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hịa bình
của Liên Hợp Quốc. Kể từ năm 2014 đến nay (2017), Việt Nam đã cử 19 lượt sĩ
quan tham gia hoạt động trên các lĩnh vực như: các phái bộ gìn giữ hịa bình và
chuẩn bị tiếp nhận nhiệm vụ hoạt động quân y và công binh. Đây là vinh dự và cũng
là trách nhiệm của Việt Nam trước cộng đồng quốc tế” (Trích)[6].
Tác giả: Phạm Thị Nga

6


Sáng kiến kinh nghiệm- Trường THPT Mai Anh Tuấn

Hình 1: Dấu ấn sĩ quan Việt Nam trong lực lượng gìn giữ hịa bình thế giới

Năm ngun tắc hoạt động của Liên Hợp Quốc cũng phản ánh tinh thần nhằm
duy trì hịa bình và an ninh thế giới. Trong năm ngun tắc hoạt động của tổ chức
này, nguyên tắc cuối cùng có ý nghĩa thực tiễn rất lớn, nhất là với hai siêu cường Mĩ
và Liên Xô đứng đầu mỗi phe[4]. Nguyên tắc cuối cùng nêu rõ: “Chung sống hào
bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn Liên Xơ (nay là Liên Bang Nga), Mĩ, Anh, Pháp
và Trung Quốc”.
Hội đồng bảo an của Liên Hợp Quốc là cơ quan giữ vai trị trọng yếu trong
việc duy trì hịa bình và an ninh thế giới. Mọi quyết định của Hội đồng bảo an Liên
Hợp Quốc phải được sự nhất trí của 5 nước Ủy viên thường trực là Liên Xô (nay là

Liên Bang Nga), Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc mới được thơng qua và có giá trị.
Cũng nhấn mạnh thêm đây không phải là biểu quyết đa số, mà mọi quyết định của
Hội đồng bảo an chỉ được thông qua khi có được sự nhất trí của 5 nước Ủy viên
thường trực ( có 15 nước Ủy viên khơng thường trực).
Giáo viên có thể sử dụng bản tin thời sự để giúp học sinh nhận thức rõ bản
chất của nguyên tắc cuối cùng trong các nguyên tắc hoạt động của Liên Hợp quốc.
“VTV.vn đưa tin từ Phú Nguyễn- Cơ quan thường trú Đài truyền hình Việt
Nam tại Mĩ, vào lúc 8h 16 phút, thứ năm ngày 13/04/2017: Dự thảo nghị quyết yêu
Tác giả: Phạm Thị Nga

7


Sáng kiến kinh nghiệm- Trường THPT Mai Anh Tuấn
cầu chính phủ Syria hợp tác điều tra vụ tấn công nghi là sử dụng vũ khí hóa học vào
ngày 4/4 đã không đạt đủ số phiếu để được Hội đồng bảo an thông qua.
Đêm ngày 12/4/2017, Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc đã bỏ phiếu đối với dự
thảo nghị quyết yêu cầu chính phủ Syria hợp tác điều ta vụ tấn cơng nghi là sử dụng
vũ khí hóa học do quân đội Syria tiến hành vào ngày 4/4. Theo đó kết quả bỏ phiếu
như sau: 10 phiếu ủng hộ, 2 phiếu chống, 3 phiếu trắng. Dự thảo nghị quyết không
được thơng qua do có 1 phiếu chống của Nga- Ủy viên thường trực Hội đồng bảo an
Liên Hợp Quốc” (Trích VTV.vn) [6]

Hình 2: Hội
đồng Bảo an
LHQ khơng
thơng qua nghị
quyết về Syria

Với những minh chứng cụ thể, học sinh sẽ ghi nhớ lâu hơn nội dung lịch sử,

qua đó kích thích sự tò mò, ham hiểu biết của các em, giúp các em có sự liên hệ giữa
quá khứ - hiện tại – tương lai.
Trong Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945-1991). Liên Bang Nga
(1991-2000), khi giảng dạy phần III- Liên Bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000,
giáo viên cần nêu rõ: Liên Bang Nga là quốc gia kế tục Liên Xơ, kế thừa địa vị pháp
lí của Liên Xô trong quan hệ quốc tế, cung cấp những nét nổi bật nhất của Liên
Bang Nga về kinh tế- chính trị - đối ngoại. Đặc biệt từ năm 2000, nước Nga có
nhiều chuyển biến khả quan: kinh tế tăng trưởng, chính trị ổn định, vị thế quốc tế
được nâng cao....Những điều khả quan ấy gắn liền với tên tuổi của V. Putin khi ông
bắt đầu lên làm tổng thống của Liên Bang Nga vào năm 2000.
Hiện nay, ông V.Putin vẫn tiếp tục trên cương vị tổng thống của nước Nga.

Tác giả: Phạm Thị Nga

8


Sáng kiến kinh nghiệm- Trường THPT Mai Anh Tuấn
“Theo Thông tấn xã Việt Nam đưa tin lúc 6h52 phút, thứ năm ngày 21/02/2019: Lúc
12h

Hình 3: Tổng thống Nga V.Putin đọc thông điệp
Liên Bang

ngày 20/02/2019 theo giờ Moska (16h cùng ngày theo giờ Việt Nam), Tổng thống
Nga Vladimis Putin đã đọc thông điệp liên bang thường niên trước Hội đồng Liên
bang. Đây là thông điệp liên bang đầu tiên trong nhiệm kỳ tổng thống thứ 4 của ông
Putin và là bản thông điệp thứ 15 của ông trong những năm giữ cương vị lãnh đạo
cao nhất của nước Nga. Thông điệp lần này tập trung vào các vấn đề phát triển kinh
tế- xã hội của nước Nga. Tổng thống Putin tuyên bố: nước Nga cần phải tiến lên

phía trước, tăng tốc độ phát triển. Việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao là biện
pháp duy nhất để chiến thắng đói nghèo ở Nga” (Trích).[6]
Qua bản tin thời sự về ơng V.Putin, học sinh sẽ nhận thức được vai trò của
nhân vật lịch sử, của cá nhân đối với tiến trình phát triển của một đất nước, một dân
tộc. Từ đó hình thành trong các em ý thức trách nhiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Khi giảng dạy mục 3- Cuộc cải cách – mở cửa từ năm 1978, phần II- Trung
Quốc, Bài 3: Các nước Đông Bắc Á, giáo viên cần giúp học sinh nắm được thời

Tác giả: Phạm Thị Nga

9


Sáng kiến kinh nghiệm- Trường THPT Mai Anh Tuấn
điểm của cuộc cải cách, đường lối của cuộc cải cách, những biến đổi của Trung
Quốc, chính sách đối ngoại trong thời kỳ cải cách mở cửa.
Sau cải cách – mở cửa 1978, Trung Quốc đã đưa đất nước từ 1 nước nghèo
nàn, lạc hậu trở thành nước có nền kinh tế phát triển lớn thứ hai thế giới như hiện
nay.
“Trong bản tin thời sự 17h, thứ 2 ngày 17/4/2017 của VTV, Thái Bình (phóng
viên thường trú Đài TH Việt Nam tại Trung Quốc) đưa tin: Theo số liệu chính phủ
Trung Quốc công bố ngày 17/4 tăng trưởng kinh tế nước này đạt 6,9% trong quý I,
vượt 0,1% so với dự đoán của các chuyên gia đưa ra trước đó. Số liệu mới nhất giúp
củng cố những dấu hiệu về đà phục hồi của nền kinh tế lớn thế giới” (Trích).[6]

Hình 4: Thâm Quyến (Trung Quốc) năm 1982 và ngày nay.

Từ đó, học sinh có cái nhìn sắc nét hơn về thành tựu của Trung Quốc sau khi
tiến hành cải cách và mở cửa năm 1978, các em sẽ có ý thức vươn lên vượt qua mọi
khó khăn, gian khổ để đạt được ước mơ, các em cũng sẽ củng cố niềm tin vào bản

thân, vào đất nước để hướng tới sự phát triển phồn thịnh của dân tộc.
Khi giáo viên giảng dạy mục 3- Sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN,
phần I, Các nước Đông Nam Á- Bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ, cần giúp
Tác giả: Phạm Thị Nga

10


Sáng kiến kinh nghiệm- Trường THPT Mai Anh Tuấn
học sinh hiểu rõ những nội dung: bối cảnh ra đời của ASEAN, sự thành lập của
ASEAN, mục tiêu, sự phát triển, hoạt động của ASEAN và mối quan hệ giữa Việt
Nam với ASEAN.
Giáo viên có thể cung cấp cho học sinh những thông tin mới nhất liên quan
đến sự phát triển của ASEAN, quan hệ giữa Việt Nam với ASEAN.

Hình 5:
Lãnh đạo
cấp cao
ASEAN

“Theo VTV.vn, lúc 21:02, thứ tư ngày 23/08/2017, Phương Mai-Ban Thời sự
đưa tin: Chiều 23/8/2017, tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và Quốc tế
Indonesia, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có buổi nói chuyện trước các học giả,
các nhà nghiên cứu, nhà ngoại giao, một số đại sứ, đại diện cơ quan ngoại giao của
ASEAN tại Indonesia về quan điểm của Việt Nam đối với sự phát triển của ASEAN
trong 50 năm qua. Đặt câu hỏi những bài học nào của 50 năm qua sẽ giúp ASEAN
chèo lái thành cơng đồn tàu hội nhập của Đơng Nam Á trong tương lai, Tổng bí
thư khẳng định: ‘ Bài học lớn nhất để ASEAN giữ được vai trò quan trọng là giữ
vững “độc lập, tự cường và đoàn kết, thống nhất”.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: ‘Trong 22 năm tham gia

ASEAN, dù là thành viên đến sau với trình độ phát triển cịn có hạn nhưng Việt
Nam luôn coi ASEAN là ngôi nhà chung, đặt ưu tiên cao quan hệ với các nước

Tác giả: Phạm Thị Nga

11


Sáng kiến kinh nghiệm- Trường THPT Mai Anh Tuấn
thành viên, gắn bó hài hịa lợi ích quốc gia của Việt Nam với lợi ích của khu vực”
(trích).[6]
Qua đó, học sinh thấy được trách nhiệm của bản thân đối với mối quan hệ
xung quanh, cần gìn giữ bảo vệ mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước trong khu
vực dù chỉ là những hành động nhỏ, học sinh thấy được rằng đất nước muốn phát
triển cần phải có sự đồn kết, gắn bó với các quốc gia láng giềng.
Hay khi cung cấp kiến thức cho học sinh ở phần III- Nước Mĩ từ năm 1991
đến năm 2000- Bài 6: Nước Mĩ, giáo viên cần lưu ý:
- Giai đoạn này là thập kỷ đầu tiên của thời kỳ sau Chiến tranh lạnh.
- Giai đoạn này hầu như nước Mĩ dưới chính quyền của tổng thống B.Clin-tơn
với 2 nhiệm kỳ liên tục (1993-2001), ưu tiên hàng đầu của chính quyền B.Clin-tơn
là chấn hưng nền kinh tế nước Mĩ, đề ra chiến lược “Cam kết và mở rộng”[4].
Đây là giai đoạn gần với hiện nay, giáo viên có thể hỏi để học sinh trả lời: em
biết gì về nước Mĩ trong giai đoạn hiện nay?
Giáo viên cung cấp thêm thông tin từ bản tin thời sự để học sinh thấy rõ sự
chuyển đổi kinh tế- đối ngoại của Mĩ hiện nay.
“Theo báo Nhân Dân- Cơ quan TW của Đảng cộng sản Việt Nam, Tiếng nói
của Đảng và nhân dân Việt Nam, trong ngày chủ nhật 17/03/2019 đưa tin: Tổng
thống D.Trump bày tỏ sự tự hào về những thành tựu kinh tế mà Mĩ đạt được trong
năm 2018 và khẳng định kinh tế Mĩ ở trạng thái tốt hơn bao giờ hết với những kỷ
lục mới. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhận định nền kinh tế đầu tàu thế giới sẽ đối

mặt khơng ít thách thức trong thời gian tới” (Trích)[2].
Hay theo Báo điện tử VOV viết (trích): “Ngày 21/02/2016, Tổng thống
D.Trump chính thức tuyên thệ nhậm chức. Bước vào Nhà trắng với cam kết mang
đến một bộ mặt mới cho nền chính trị Mĩ và theo đuổi học thuyết “Nước Mĩ là trên
hết”. Sau hai năm, tổng thống D.Trump đã tạo ra sự thay đổi lớn không chỉ ở nước

Tác giả: Phạm Thị Nga

12


Sáng kiến kinh nghiệm- Trường THPT Mai Anh Tuấn
Mĩ mà cịn trên tồn thế giới với nhiều chuyển biến bất ngờ trong chính sách đối
ngoại mang đậm dấu ấn cá nhân”[5].
Qua đó, học sinh nhận thấy được sự vận động, phát triển không ngừng của xã
hội , giúp các em ý thức được sự cần thiết vươn lên để có đủ bản lĩnh bắt kịp với sự
chuyển biến mau lẹ của tình hình thế giới.
Khi học sinh tiếp cận kiến thức của phần IV- Nhật Bản từ năm 1991 đến năm
2000- Bài 8: Nhật Bản, giáo viên cần lưu ý: Đây là giai đoạn Nhật Bản sau chiến
tranh lạnh, nêu rõ sự chuyển biến kinh tế- chính trị- đối ngoại Nhật Bản, đặc biệt ở
giai đoạn này cần đề cập đến văn hóa Nhật Bản với đặc điểm cơ bản là sự kết hợp
hài hòa giữa truyền thống và hiện đại.
“ Trong chương trình “Thế giới kết nối” lúc 17h ngày 02/20/2018-do Ban thời
sự Đài truyền hình Việt Nam thực hiện, đã đưa tin: Theo một khảo sát thực hiện ở
các sinh viên Nhật Bản, những giá trị văn hóa được chú ý hàng đầu ở Nhật Bản sẽ
là:
Thứ 1, sự lịch thiệp và cách ứng xử xã giao
Thứ 2, sự biết ơn- với người Nhật không bày tỏ sự biết ơn là 1 biểu hiện cực
kỳ khiếm nhã.
Thứ 3, khả năng nói lời xin lỗi là trung tâm văn hóa của Nhật Bản, nó thậm

chí cịn được ghi nhận trong hệ thống pháp luật.
Thứ 4, sự thân thiện của người Nhật.”[6]
Giáo viên cung cấp điều này trong bài học, giúp học sinh nhận thức một điều
rằng văn hóa của một quốc gia dân tộc dù ở thời điểm nào nó cũng sẽ là yếu tố quan
trọng cấu thành lịch sử dân tộc đó. Gìn giữ và phát huy văn hóa dân tộc cũng sẽ góp
phần bảo vệ lịch sử đất nước, các em nhận thức được trách nhiệm của bản thân đối
với lịch sử - văn hóa dân tộc.
Khi giảng dạy Bài 10: Cách mạng khoa học –công nghệ và xu thế tồn cầu
hóa nửa sau thế kỷ XX. – phần II: Xu thế tồn cầu hóa và ảnh hưởng của nó, giáo
Tác giả: Phạm Thị Nga

13


Sáng kiến kinh nghiệm- Trường THPT Mai Anh Tuấn
viên cần giúp học sinh nắm được những điểm chính về tồn cầu hóa: tồn cầu hóa
là xu thế tất yếu của sự phát triển, bản chất của tồn cầu hóa và đây là tồn cầu hóa
về kinh tế, những biểu hiện, tích cực và hạn chế của tồn cầu hóa.
Trong bối cảnh đó Việt Nam sẽ gặp nhiều thời cơ cũng như thách thức đòi hỏi
Việt Nam phải linh hoạt để đưa đất nước hội nhập và phát triển.
“Theo VTV.vn, đưa tin ngày 09/05/2019, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã
nhắc lại tại Diễn đàn kinh tế tư nhân Việt Nam 2019, ông đã nhấn mạnh nền kinh tế
Việt Nam chỉ có thể hùng mạnh khi có những doanh nghiệp có thể cạnh tranh tồn
cầu, xơng vào tìm kiếm, nắm bắt các cơ hội do công nghệ và thị trường mang lại, nỗ
lực tìm kiếm cơng nghệ mới, thị trường mới, đổi mới tổ chức, đổi mới quản lý, ...để
thực hiện khát vọng một dân tộc “hóa rồng” (trích).[6]
Từ đó, học sinh sẽ xác định được mục tiêu học tập của bản thân, học tập để
ngày mai lập nghiệp, học để góp phần xây dựng và phát triển đất nước.
Những nội dung bài học khác trong sách giáo khoa lớp 12 – Ban cơ bản giáo
viên cũng có thể lồng ghép bản tin thời sự vào bài giảng, không những giúp học sinh

hiểu rõ, hiểu sâu bản chất của nội dung lịch sử, mà còn gây sự hứng thú cho học sinh
trong giờ học, giúp các em nhớ lâu hơn các vấn đề cơ bản của lịch sử, trong khuôn
khổ đề tài này tôi chỉ thực hiện “Sử dụng tin tức thời sự trong dạy học Lịch sửphần Lịch sử thế giới hiện đại (1945 – 2000), SGK Lịch sử lớp 12 Ban cơ bản”.
2.4. Hiệu quả của việc “Sử dụng tin tức thời sự trong dạy học Lịch sửphần Lịch sử thế giới hiện đại (1945 – 2000), SGK Lịch sử lớp 12 Ban cơ bản”
Việc “Sử dụng tin tức thời sự trong dạy học Lịch sử- phần Lịch sử thế giới
hiện đại (1945 – 2000), SGK Lịch sử lớp 12 Ban cơ bản”, học sinh có rất nhiều
tiến bộ, các em nắm vững kiến thức cơ bản, hiểu rõ những vấn đề cốt yếu, hơn hết
các em rất hứng thú với mơn học. Đó là niềm động viên để tơi có thêm kinh nghiệm
quý báu truyền đạt lại cho các em để có kết quả tốt hơn nữa.

Tác giả: Phạm Thị Nga

14


Sáng kiến kinh nghiệm- Trường THPT Mai Anh Tuấn
Sự tiến bộ của học sinh được thể hiện cụ thể thông qua kết quả bài làm kiểm
tra 1 tiết dưới hình thức trắc nghiệm khách quan của học sinh hai lớp 12B- đây là lớp tôi
thường xuyên sử dụng tin tức thời sự vào trong bài giảng, với lớp 12G- tôi hạn chế sử dụng tin tức
thời sự vào bài giảng. Kết quả cụ thể như sau:

Lớp
12G
12B

SL
41
42

Giỏi

SL
8
26

Khá
SL
21
11

%
19,5
61,9

%
51,4
26,2

Trung bình
SL
%
10
24,3
5
11,9

Yếu
SL
2
0


%
4,8
0

Kinh nghiệm này của tôi được tập thể giáo viên nhất là các giáo viên dạy cùng
khối áp dụng nâng cao chất lượng học Lịch sử cho học sinh toàn khối.
3. Kết luận – kiến nghị
Trên đây là những quan điểm riêng của bản thân tơi, dù kinh nghiệm nhỏ
nhưng cũng góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử ở trường THPT
Mai Anh Tuấn. Tạo căn bản để học sinh học Lịch sử tốt hơn, có niềm hứng thú để
vượt qua suốt quãng đường học tập, từ đó giúp các em dễ học, dễ nhớ, dễ hình dung
mỗi bài lịch sử như một câu chuyện của cuộc sống để lưu tâm. Và từ đó các em sẽ
có phương pháp làm bài phù hợp, đúng đắn.
Ý kiến đề xuất: Kinh nghiệm này rất mong được sự đóng góp hồn chỉnh hơn
góp phần nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường THPT.
Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật.
Nga Sơn, ngày 25/5/2019
Người viết SKKN

Phạm Thị Nga
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tác giả: Phạm Thị Nga

15


Sáng kiến kinh nghiệm- Trường THPT Mai Anh Tuấn

[1]. Báo giáo dục thời đại

[2]. Báo Nhân Dân
[3]. Phương pháp dạy học Lịch sử - GS Phan Ngọc Liên- NXB Đại học Sư phạm
[4]. Sách giáo viên Lịch sử lớp 12- GS Phan Ngọc Liên- NXB Giáo dục
[5]. VOV.vn – Đài tiếng nói Việt Nam
[6]. VTV.vn- Đài Truyền hình Việt Nam
[7]. Thông tấn xã Việt Nam
[8]. Wikipedia Tiếng Việt

Tác giả: Phạm Thị Nga

16



×