Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) sử dụng một số câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ liên quan đến kiến thức vật lý trong các giờ học nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (838.96 KB, 21 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Kho tàng ca dao, tục ngữ, thành ngữ trong văn học Việt Nam được ông
cha ta đúc kết từ thực tế cuộc sống và lao động sản xuất. Thông qua ca dao, tục
ngữ, thành ngữ ông cha ta muốn răn dạy con cháu cách sống đẹp, sống tốt…
đồng thời cũng để lại cho con cháu những kinh nghiệm quý báu trong lao động
sản xuất.
Trong trường học, những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ tưởng như chỉ
liên quan đến môn Văn học nhưng thực tế ta lại thấy nó có mặt trong rất nhiều
các môn học khác nữa mà cụ thể là môn vật lý. Ta có thể sử dụng kiến thức vật
lý để giải thích các hiện tượng tự nhiên có trong ca dao, tục ngữ, thành ngữ.
Việc sử dụng các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ trong các tiết học vật lý sẽ giúp
các tiết học bớt khô khan, nhàm chán, học sinh sẽ hứng thú hơn trong học tập.
Vì những lý do trên nên tôi đã chọn vấn đề “Sử dụng một số câu ca dao, tục
ngữ, thành ngữ liên quan đến kiến thức vật lý trong các giờ học nhằm tạo
hứng thú học tập cho học sinh” để làm đề tài cho sáng kiến kinh nghiệm của
mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu các kiến thức liên quan đến vật lý trong các câu ca
dao, tục ngữ, thành ngữ, đề tài đề xuất một số biện pháp sử dụng kiến thức vật lý
phù hợp với nội dung bài học để giải thích các hiện tượng được nêu trong các
câu ca dao tục ngữ mà ông cha ta đã đúc rút được nhằm tăng hứng thú học tập
cho học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Sự hứng thú học tập của học sinh khi sử dụng các câu ca dao tục ngữ có
nội dung liên quan đến vật lý.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp nghiên cứu lý luận: thu thập tài liệu, phân tích, tổng
hợp…
+ Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Sử dụng phiếu điều tra.


- Thu thập các ý kiến (thơng qua trị chuyện, trao đổi...)
- Phương pháp quan sát (thái độ của học sinh với môn học)

1


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luâ ̣n của sáng kiến kinh nghiê ̣m
Theo tinh thần nghị quyết 40/2000/QH 10 ngày 9/12/2000 của Quốc hội
khoá X về đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng đã khẳng định “Việc đổi
mới chương trình giáo dục phổ thơng phải quán triệt mục tiêu, yêu cầu nội
dung, phương pháp giáo dục của các cấp học, bậc học qui định trong luật
giáo dục, khắc phục những mặt hạn chế của chương trình SGK tăng cường
tính thực tiễn, kỹ năng thực hành, năng lực tự học của học sinh...” (Trích
theo những vấn đề chung về đổi mới giáo dục phổ thông). Thực hiện ngun lí
“Học đi đơi với hành, nhà trường gắn liền với xã hội” trong việc giảng dạy,
việc gắn lí thuyết ở nhà trường với thực tế cuộc sống là hết sức cần thiết.
Thời xưa, tuy chưa có cơ sở khoa học nhưng bằng những kinh nghiệm
qua quá trình lao động sản suất, qua đời sống hằng ngày, qua những quan sát
thực tế… tổ tiên chúng ta đã nắm được những hiểu biết nhất định của qui luật tự
nhiên. Những kinh nghiệm ấy thông qua tập thể, được đúc kết thành những câu
xuôi tai hoặc vần vè đọc trong dân gian, được truyền miệng cho nhau. Đó là
những câu ca dao tục ngữ nói về thời thiết khí hậu, chăn nuôi, cày cấy, các quan
hệ giữa con người với tự nhiên...Tục ngữ ca dao có 2 vế: vế đầu là nguyên nhân,
vế sau là kết quả [4].
2.2. Thực trạng của vấn đề
Để đánh giá thực trạng về sự hứng thú học tập của học sinh; nguyên nhân
vì sao học sinh chưa hứng thú học tập và mong muốn của HS, tôi tiến hành khảo
sát bằng phiếu ở 5 lớp (11B3, 11B4, 11B7, 10C7, 10C8 trường THPT Như
Xuân) với 199 HS.

Kết quả khảo sát như sau:
Câu 1: Em có thích học vật lý khơng?

STT
Phương án
Số HS
Tỷ lệ
A
Rất thích
30
15,07%
B
Khơng thích lắm
142
71,36%
C
Khơng thích
27
13,57%
Qua bảng số liệu ta thấy số học sinh khơng thích lắm là 71,36%, tiếp đến
là rất thích 15,07%. Điều này thể hiện các em đã có sự thích thú với mơn vật lý
nhưng chưa thực sự thích hẳn.
Câu 2: Vì sao em chưa thích mơn vật lý?

STT
A
B
C

Phương án

Số HS
Tỷ lệ
Kiến thức vật lý khó
45
22,61%
Bài tập vật lý nhiều
62
31,16%
Tiết học nhàm chán,
92
46,23%
nhiều kiến thức chưa
thực tế
Qua bảng số liệu cho ta thấy nguyên nhân làm các em chưa yêu thích môn
vật lý chủ yếu là do nội dung tiết học cịn nhàm chán, thiếu tính thực tế
2


(46,23%). Ngồi ra kiến thức mơn vật lý cịn khó với học sinh (22,61%) và có
nhiều bài tập vật lý (31,16%)
Câu 3: Các em có vận dụng được kiến thức vật lý vào thực tế không?

STT
A
B

Phương án
Số HS
Tỷ lệ
Vận dụng tốt

43
21,61%
Vận dụng ở những vấn
114
57,29%
đề đơn giản
C
Không vận dụng được
42
21,10%
Qua bảng số liệu ta thấy một số HS đã vận dụng tốt được kiến thức vào
thực tế (21,61%) nhưng phần đông HS chỉ mới vận dụng được ở mức độ đơn
giản (57,29%) cịn một bộ phận khơng nhỏ HS chưa vận dụng được vào thực tế
(21,1%)
Câu 4. Các em mong muốn gì ở 1 tiết học vật lý?

STT
A
B

Phương án
Số HS
Tỷ lệ
Giảm kiến thức khó
89
44,72%
Tăng cường liên hệ
110
55,28%
thực tế

C
Khơng cần thay đổi gì
0
0%
Qua bảng số liệu ta thấy: HS mong muốn được giảm tải bớt kiến khó
(44,72%) và đặc biệt là GV cần tăng cường liên hệ các nội dung bài học với
thực tế (55,28%). Không HS nào muốn giữ nguyên khơng thay đổi gì.
Như vậy có thể khẳng định thực trạng của dạy học vật lý ở trường THPT
Như Xuân là:
Đối với học sinh: Nhiều học sinh làm các bài tập tính tốn trong vật lý rất
tốt nhưng những câu hỏi mang tính vận dụng thực tế hoặc giải thích các hiện
tượng liên quan đến thực tế lại rất hạn chế do các em chủ yếu vận dụng các công
thức tốn hoặc một cách máy móc nhưng khơng hiểu rõ bản chất của các hiện
tượng vật lý.
Đối với giáo viên:
- Đã có sự đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) nhưng chưa thường
xuyên, một bộ phận giáo viên vẫn còn dạy học theo lối truyền thống, truyền thụ
kiến thức theo lối một chiều.
- Giáo viên lên lớp thiếu sự chuẩn bị phương tiện, đồ dùng dạy học, các ví
dụ về những hiện tượng thực tế liên quan đến vật lý dẫn đến tình trạng dạy chay,
giờ học mang tính hàn lâm, giờ học vật lý nhưng nặng nề về toán học, giờ học
nhàm chán, thiếu tính thực tế, thiếu thu hút, không gây được hứng thú cho học
sinh.
* Hâ ̣u quả của thực trạng trên
- HS giải bài tập vật lý như giải toán;
- Học sinh chưa hứng thú trong học tập, thiếu tính liên hệ thực tế;
- Số học sinh u thích mơn Vâ ̣t lý chưa nhiều.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Sưu tầm các câu ca dao tục ngữ liên quan đến kiến thức vật lý
3



Để có một tiết dạy hấp dẫn, mang tính thực tế thì cơng tác chuẩn bị là vơ
cùng quan trọng. Trước hết GV phải sưu tầm được những câu ca dao, tục ngữ,
thành ngữ liên quan đến nội dung liên quan đến các kiến thức vật lý trong
chương trình THPT.
2.3.2. Tìm mối liên hệ giữa nội dung các câu ca dao, tục ngữ, thành
ngữ với các kiến thức vật lý và bài học có liên quan
Trên cơ sở những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ GV đã sưu tầm được,
GV giải thích ý nghĩa thơng thường của các câu cao dao, tục ngữ, thành ngữ đó;
sau đó giải thích các hiện tượng xuất hiện trong câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ
dưới góc nhìn vật lý. Cuối cùng là xem câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ đó sử
dụng vào thời điểm nào của tiết dạy?
2.3.3. Một số câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ tác giả đã sưu tầm được.
[4]
1. “Thùng rỗng kêu to”
Bài học có liên quan: Bài 10- Đặc trưng vật lý của âm – Vật lý 12

*Ý nghĩa: Câu thành ngữ ý chỉ người chẳng có gì thì lại thích khoe
khoang, hunh hoang, khốc lốc, tự cao tự đại, làm như ta đây hay, giỏi.
*Góc nhìn Vật lí: Khi gõ vào thùng, thùng bắt đầu dao động. Tuỳ theo
mức độ gõ vào thùng lớn hay nhỏ mà khơng khí trong thùng sẽ có biên độ dao
động lớn hơn. Với cùng mức gõ, thùng rỗng không khí bên trong thùng dao
động mạnh hơn vì khơng có vật cản (là vật chứa trong thùng) nên âm thanh nghe
được to hơn.
*Thời điểm sử dụng câu thành ngữ trên: Ở hoạt động củng cố bài học.
4


2. “Ráng mỡ gà có nhà thì giữ”.

Bài học có liên quan: Bài 25: Khúc xạ ánh sáng – Vật lý 11

*Ý nghĩa: Khi trời có ráng mỡ gà, sẽ có mưa bão lớn (ráng mỡ gà là
những đám mây màu vàng giống như mỡ gà, câu tục ngữ nhắc nhở con người ý
thức phịng chống bão lụt.
*Góc nhìn Vật lí (sự truyền ánh sáng): Nguyên nhân của sự xuất hiện
những áng mây vàng giống như những đám mây mỡ gà xuất hiện ở chân trời
vào sáng sớm hay hoàng hơn. Khi bão tới gần, khơng khí ở trong bão xáo động
mạnh làm gia tăng những hạt hơi nước nhỏ trong khơng khí. Ánh Mặt Trời chiếu
qua lớp khơng khí này sẽ bị tán xạ mạnh hơn, khiến các tia sáng có bước sóng
ngắn tán xạ ra hết xung quanh, chỉ còn lại ánh sáng màu vàng chiếu xuống cho
ta nhìn thấy.
*Thời điểm sử dụng câu tục ngữ trên: Ở hoạt động củng cố bài học.
3. “Ở bầu thì trịn, ở ống thì dài”.
Bài học có liên quan: Bài 28 - Thuyết động học phân tử chất khí – Vật lý 10

5


*Ý nghĩa: Khi ở trong một xã hội nào đó thì ta sẽ bị ảnh hưởng bởi nó và
có xu hướng biến đổi cho phù hợp.
*Góc nhìn Vật lí: Đây cũng chính là tính chất của chất lỏng, khơng có
hình dạng xác định mà có hình dạng của bình chứa.
* Thời điểm sử dụng câu thành ngữ trên: Sau mục I.3. Các thể rắn, lỏng,
khí bài 28 SGK vật lý 10 cơ bản.
*Câu thành ngữ có ý nghĩa tương tự: "Gần mực thì đen, gần đèn thì
sáng"
4. “Trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói”
Bài học có liên quan: Bài 38 - Sự chuyển thể của các chất – Vật lý 10


*Góc nhìn Vật lí:
+ Trời nóng: Câu này nói về hiện tượng bay hơi nước phụ thuộc vào nhiệt
độ, liên quan mật thiết đến kiến thức sự bay hơi ở chương trình lớp 10. Vào
những ngày trời nóng, lỗ chân lông mở rộng, cơ thể con người bị mất nước
nhiều do hiện tượng bay hơi nước qua da. Vì vậy làm cho ta mau khát nước.
Cho nên chúng ta phải bổ sung đầy đủ lượng nước cho cơ thể để không bị mất
nước làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
+ Trời mát: Nhiệt độ bên ngoài thấp hơn nhiệt độ cơ thể nhiều các cơ co
dãn liên tục gây phản xạ run để tăng sinh nhiệt, thức ăn được tiêu hóa nhanh hơn
để bổ sung năng lượng cho cơ thể.
*Thời điểm sử dụng câu tục ngữ trên: Sau mục II. Sự bay hơi.
6


5. “Nước chảy đá mịn”
Bài học có liên quan: Bài 13 - Lực ma sát – Vật lý 10

*Ý nghĩa: Câu tục ngữ trên nói lên sự chăm chỉ, kiên nhẫn trong công việc
và cuộc sống sẽ dẫn đến một kết quả rõ rệt.
*Góc nhìn Vật lí: Khi nước chảy thì lực tác dụng lên hịn đá là lực đẩy
của nước và lực ma sát giữa đá và nước. Lực làm cho vật biến dạng hoặc biến
đổi chuyển động, trong trường hợp dịng nước khơng đủ mạnh thì lực này khơng
thể làm hịn đá dịch chuyển. Lực này tác dụng lâu ngày sẽ làm cho hòn đá bị
mài mòn.
*Thời điểm sử dụng câu tục ngữ trên: Ở hoạt động củng cố bài học.
*Câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự “Có cơng mài sắt có ngày nên kim”
6.
“Lúa chiêm lấp ló đầu bờ.
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”.
Bài học có liên quan: Bài 15- Dịng điện trong chất khí - Vật lý 11


7


*Ý nghĩa: Lúa vụ chiêm đang thì con gái (giai đoạn tăng trưởng nhanh)
khi gặp mưa giơng có sấm sét thì lúa phát triển nhanh và tươi tốt hơn.
*Góc nhìn Vật lí: Mưa giơng thường diễn ra trong mùa hè, khi có mưa
giơng thì kèm theo hiện tượng sấm, sét.
Sét là sự phóng điện giữa các đám mây tích điện trái dấu hoặc giữa đám
mây với mặt đất. Khi hai đám mây tích điện trái dấu lại gần nhau, hiệu điện thế
của chúng có thể lên hàng triệu vơn, giữa hai đám mây có hiện tượng phóng
điện. Dịng điện phóng qua khơng khí làm nó trở thành plasma và phát sáng ta
gọi là chớp (tức là hình ảnh của tia lửa điện). Khơng khí bị dãn nở đột ngột tạo
nên âm thanh gọi là sấm. Mặt khác thành phần không khí chủ yếu là N 2 và O2. Ở
điều kiện thường thì N2 và O2 khơng phản ứng với nhau, nhưng khi có sấm chớp
(tia lửa điện) thì chúng lại phản ứng tạo thành đạm cung cấp cho cây trồng. Nhờ
đó mà sau các trận mưa giơng có sấm chớp thì cây cối trở nên xanh tốt.
*Thời điểm sử dụng câu ca dao trên: Ở hoạt động củng cố bài học.
7. “Mưa tránh trắng, nắng tránh đen”.
Bài học có liên quan: Sự hấp thụ và phản xạ ánh sáng – Vật lý 12
(nâng cao)

*Góc nhìn Vật lí: Ban đêm trời có mưa thì các vũng nước đóng vai trị là
gương phản xạ ánh sáng nên có màu trắng, cịn nếu trời nắng thì chỗ có sình lầy
khơng phản xạ ánh sáng và có màu đen. Vì vậy, đi ban đêm nếu trời mưa thì nên
tránh những chỗ đường màu trắng, và ngược lại khi trời nắng thì tránh chỗ
đường màu đen.
*Thời điểm sử dụng câu tục ngữ trên: Ở hoạt động củng cố bài học.
8



8.

“Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng bay vừa thì râm”.
Bài học có liên quan: Bài 39 - Độ ẩm khơng khí – Vật lý 10

*Góc nhìn Vật lí : Chuồn chuồn bay thấp hay bay cao phụ thuộc độ ẩm
của khơng khí. Do cánh của chuồn chuồn quá mỏng lại có các nan đặc biệt
hút được độ ẩm của khơng khí. Vậy nên khi trời sắp mưa thì độ ẩm trong khơng
khí tăng cao, khơng khí có nhiều hơi nước, đọng vào những bộ cánh mỏng của
chuồn chuồn, làm tăng tải trọng, khiến chúng chỉ có thể bay thấp gần sát mặt
đất. Khi trời nắng, độ ẩm khơng khí giảm, cánh của chuồn chuồn khơ đi và nhẹ
hơn nên sẽ bay được cao hơn.
*Thời điểm sử dụng câu ca dao trên: Ở hoạt động củng cố bài học.
9.
“Cầu gì chỉ mọc sau mưa.
Lung linh bảy sắc bắc vừa tới mây?”
Bài học có liên quan: Bài 28 - Lăng kính – Vật lý 11
Bài 24 - Tán sắc ánh sáng – Vật lý 12

9


*Góc nhìn vật lý: Cầu vồng là hiện tượng tán sắc của các ánh sáng từ Mặt
Trời khi khúc xạ và phản xạ qua các giọt nước mưa. Tùy vào số lần phản xạ mà
người ta phân ra làm cầu vồng bậc 1, bậc 2... Trong đó cầu vồng bậc 1 là rõ nhất
(chỉ có 1 lần phản xạ nên năng lượng sáng tới mắt lớn nhất). Thường cầu vồng
nhìn thấy là cầu vồng bậc 1. Tuy nhiên đôi khi ta còn quan sát thêm được cầu
vồng bậc 2 hay cầu vồng kép mà trật tự màu sắc lại ngược lại với cầu vồng bậc 1

và cường độ sáng yếu hơn. Do cầu vồng được nhìn bởi cùng 1 góc (gần 42 o với
cầu vồng bậc 1 và 53o với cầu vồng bậc 2), là góc mà cường độ sáng của tất cả
các tia Mặt Trời qua các giọt nước là đạt cực đại, nên cầu vồng có dạng
một cung tròn.
*Thời điểm sử dụng câu ca dao trên: Ở hoạt động củng cố bài học.
10. “Trèo cao ngã đau”.
Bài học có liên quan: Bài 27 - Cơ năng – Vật lý 10

+ Ý nghĩa: Khơng tự lượng sức mình, ln tìm những thứ xa vời với năng
lực của bản thân thì sẽ khơng đạt được kết quả mong muốn thậm chí có gây ra
những hậu quả cho bản thân.
+ Góc nhìn vật lý: mối quan hệ giữa động năng, thế năng, cơ năng.
Khi trèo càng cao, thế năng của người càng tăng, khi rơi xuống, thế năng chuyển
dần thành động năng (Giả sử bỏ qua ma sát để cơ năng bảo toàn) làm vận tốc
của người tăng. Vận tốc người càng lớn khi chạm vào đất thì tương tác càng
mạnh nên người càng bị đau.
10


+ Thời điểm sử dụng câu thành ngữ trên: Ở hoạt động củng cố bài học.
11. “Nước đổ đầu vịt” hay “ nước đổ lá khoai’’
Bài học có liên quan: Bài 37 - Các hiện tượng bề mặt chất lỏng – Vật lý
10

*Ý nghĩa: Câu thành ngữ này ý nói những lời dạy bảo, khun can chỉ vơ
ích, tốn cơng khơng có tác dụng gì, câu này thường dùng với những người
không biết nghe lời dạy bảo của cha mẹ, thầy cơ.
*Góc nhìn vật lý: Trong vật lý câu thành ngữ này có liên quan đến một
hiện tượng vật lý đó là hiện tượng ‘Khơng dính ướt’. Khi đổ nước lên tàu lá
khoai lực căng bề mặt của nước sẽ làm cho nước co lại có dạng hình cầu hơi dẹt,

khi nghiêng tàu lá khoai ta thấy nước chảy đi mà không bám lại một chút nào
trên lá.
*Thời điểm sử dụng câu thành ngữ trên: Sau mục II – Hiện tượng dính
ướt, khơng dính ướt.
2.3.4. Ví dụ về biên soạn giáo án tiết dạy tự chọn Vật lý [4]
Chủ đề: CA DAO, TỤC NGỮ, THÀNH NGỮ QUA GĨC NHÌN VẬT LÝ
Ngày soạn: 05/11/2018
Ngày giảng: 08/11/2018
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Giúp học sinh ôn lại những kiến thức vật lý: Về âm học, đặc điểm của
chất khí, chất lỏng, chất rắn, sự bay hơi, đặc điểm của các lực tác dụng vào vật,
động năng, thế năng, cơ năng.
- Tạo cho học sinh một góc nhìn khác về bộ mơn vật lý, nhận thấy các
kiến thức của môn học cũng gần gũi với đời sống, các em có hứng thú hơn với
mơn học.
11


- Tiết học có liên hệ chặt chẽ với bộ mơn ngữ văn, bên cạnh giải thích các
câu ca dao tục ngữ theo hướng thông thường của mạch kiến thức ngữ văn, học
sinh cịn tìm lời giải đáp cho những câu ca dao tục ngữ theo hướng vật lý và
bằng những kiến thức vật lý.
- Qua tiết dạy hình thành cho học sinh những kĩ năng sống tích cực được
đúc rút ra từ những câu ca dao tục ngữ.
2. Kĩ năng
- Hình thành cho học sinh kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng giao tiếp, kĩ
năng và năng lực hoạt động nhóm.
- Học sinh tích cực thể hiện bản thân, mạnh dạn trình bày ý kiến.
- Hình thành cho học sinh kĩ năng tự tìm tịi tài liệu.

II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Chuẩn bị giáo án, tài liệu liên quan.
- Tìm tịi các hoạt động sáng tạo nhằm thúc đẩy năng lực của học sinh.
2. Học sinh
Chuẩn bị các dụng cụ dưới sự hướng dẫn của giáo viên:
+ Tranh vẽ.
+ Tài liệu liên quan đến bài học.
III. Tiến trình lên lớp
Hoạt động của giáo viên và học
Thời
Kiến thức cần đạt
sinh
lượng
Ổn định lớp
1 phút
Đặt vấn đề
2 phút
Kho tàng ca dao, tục ngữ, thành
ngữ trong văn học Việt Nam được
ông cha ta đúc kết từ thực tế cuộc
sống và lao động sản xuất. Thông
qua ca dao, tục ngữ thành ngữ ông
cha ta muốn răn dạy con cháu cách
sống đẹp, sống tốt đồng thời cũng
để lại cho con cháu những kinh
nghiệm quý báu trong lao động sản
xuất.
Trong trường học, những câu ca
dao, tục ngữ tưởng như chỉ liên

quan đến môn Văn học nhưng thực
tế ta lại thấy nó có mặt trong rất
nhiều các môn học khác nữa mà cụ
thể là bộ môn Vật lý. Ta có thể sử
dụng kiến thức vật lý để giải thích
các hiện tượng tự nhiên có trong ca
dao tục ngữ đó. Trong phạm vi tiết
12


học ngày hơm nay chúng ta sẽ cùng
nhau tìm hiểu một số câu ca dao tục
ngữ có thể vận dụng kiến thức vật lý
để giải thích,
Hoạt động 1. Giới thiệu cấu trúc 2 ph
bài học
GV: chia lớp thành 2 nhóm, các
nhóm sẽ cùng thi với nhau qua 3
phần:
Phần I. Trị chơi ơ chữ
Phần II. Ngơn ngữ hình thể
Phần III. Đuổi hình bắt chữ
Hoạt động 2. Phần I. Trị chơi ơ 15 phút Phần I. Trị chơi ơ chữ
chữ
* Ơ chữ số 1
Ở phần này có 2 ơ chữ, mỗi ơ chữ
“Trèo cao ngã đau”
ứng với 1 câu ca dao tục ngữ nào
+ Ý nghĩa: Khơng tự lượng sức
đó. Nhiệm vụ của HS như sau: Lần

mình, ln tìm những thứ xa vời
lượt từng nhóm chọn hàng ngang,
với năng lực của bản thân thì sẽ
trả lời câu hỏi để tìm từ hàng ngang.
không đạt được kết quả mong
Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm.
muốn thậm chí có gây ra những
Nếu nhóm chọn khơng trả lời được
hậu quả cho bản thân.
thì nhóm cịn lại được quyền trả lời.
+ Góc nhìn vật lý: mối quan hệ
Các nhóm được quyền trả lời câu ca
giữa động năng, thế năng, cơ
dao tục ngữ bất cứ lúc nào (ngay cả
năng.
khi chưa mở hết từ hàng ngang) số
Khi trèo càng cao, thế năng của
điểm cho nhóm trả lời đúng câu ca
người càng tăng, khi rơi xuống,
dao tục ngữ là 20 điểm.
thế năng chuyển dần thành động
GV: Sau khi học sinh trả lời được
năng (Giả sử bỏ qua ma sát để cơ
tồn bộ ơ chữ, u cầu học sinh giải
năng bảo tồn) làm vận tốc của
thích theo 2 hướng
người tăng. Vận tốc người càng
(1) Giải thích theo ý nghĩa thơng
lớn khi chạm vào đất thì tương
thường

tác càng mạnh nên người càng bị
(2) Giải thích theo góc nhìn vật lý
đau.
* Ô chữ số 2
“ Nước đổ lá khoai’’
+ Ý nghĩa: Câu thành ngữ này ý
nói những lời dạy bảo, khuyên
can chỉ vơ ích, tốn cơng khơng có
tác dụng gì, câu này thường dùng
với những người không biết nghe
lời dạy bảo của cha mẹ, thầy cơ.
+ Góc nhìn vật lý: Trong vật lý
câu thành ngữ này có liên quan
13


đến một hiện tượng vật lý đó là
hiện tượng ‘Khơng dính ướt’. Khi
đổ nước lên tàu lá khoai lực căng
bề mặt của nước sẽ làm cho nước
co lại có dạng hình cầu hơi dẹt,
khi nghiêng tàu lá khoai ta thấy
nước chảy đi mà không bám lại
một chút nào trên lá.
Hoạt động 3. Phần II. Ngôn ngữ 10 phút Phần II. Ngơn ngữ hình thể
hình thể
(1) “Trời nóng chóng khát, trời
Mỗi nhóm cử 2 thành viên, 1 thành
mát chóng đói”
viên bốc thăm câu ca dao tục ngữ.

+ Ý nghĩa: Một kinh nghiệm ơng
Dùng ngơn ngữ hình thể diễn tả
cha ta đúc kết qua đời sống thực
từng từ một, thành viên còn lại đốn
tiễn.
xem bạn muốn diễn đat từ nào.
+ Góc nhìn vật lý: Nói về hiện
Đốn đúng được câu ca dao tục ngữ
tượng bay hơi nước phụ thuộc
được 20 điểm.
vào nhiệt độ. Vào những ngày
trời nóng, lỗ chân lơng mở rộng,
cơ thể con người bị mất nước do
hiện tượng bay hơi nước qua da.
Trời mát: nhiệt độ bên ngoài thấp
hơn cơ thể nhiều, các cơ co dãn
liên tục gây phản xạ run để tăng
nhiệt, thức ăn được tiêu hóa
nhanh hơn để bổ sung năng lượng
cho cơ thể.

Hoạt động 4: Đuổi hình bắt chữ
Mỗi nhóm chuẩn bị một bức tranh
và yêu cầu nhóm cịn lại đốn câu
ca dao, tục ngữ ẩn chứa trong bức
tranh đó và giải thích.

(2) “Ở bầu thì trịn, ở ống thì
dài”
+ Ý nghĩa: Khi ở trong một xã

hội nào đó thì ta sẽ bị ảnh hưởng
bởi nó và có biến đổi cho phù
hợp.
+ Góc nhìn vật lý: Đây cũng là
tính chất của cất lỏng, khơng có
hình dạng xác định mà có hình
dạng của bình chứa.
10 III. Phần III: Đuổi hình bắt chữ
phút (1) “Chuồn chuồn bay thấp thì
mưa.
Bay cao thì nắng, bay vừa thì
râm”.
14


Đoán đúng câu ca dao, tục ngữ được
20 điểm.

Hoạt động 5: Củng cố
Dựa vào những kiến thức đã học
trong tiết này, bằng cách thức tương
tự GV yêu cầu HS hãy giải thích
theo hướng thơng thường và theo
góc nhìn vật lý các câu ca dao, tục
ngữ, thành ngữ khác:

+ Ý nghĩa: Một kinh nghiệm của
ông cha ta được đúc rút từ thực
tiễn cuộc sống, nhìn độ cao của
cánh chuồn chuồn khi bay mà dự

báo thời tiết.
+ Góc nhìn vật lý: Chuồn chuồn
bay thấp hay bay cao phụ thuộc
vào độ ẩm của khơng khí.
Do cánh chuồn chuồn q mỏng
lại có các nan đặc biệt hút được
độ ẩm của khơng khí. Vậy nên
khi trời sắp mưa thì độ ẩm của
khơng khí tăng cao, khơng khí có
nhiều hơi nước đọng vào những
bộ cánh mỏng của chuồn chuồn
làm tăng tải trọng khiến chúng
chỉ có thể bay thấp gần sát mặt
đất.
Khi trời nắng, độ ẩm không khí
giảm, cánh của chuồn chuồn khơ
đi và nhẹ hơn nên sẽ bay được
cao hơn.
(2) “Có cơng mài sắt, có ngày
nên kim”.
+ Ý nghĩa: Nói lên sự chăm chỉ,
kiên nhẫn trong công việc và
cuộc sống sẽ dẫn đến một kết quả
rõ rệt.
+ Góc nhìn vật lý: Khi mài sắt thì
lực tác dụng vào sắt. Lực có hai
tác dụng là hoặc làm cho vật biến
dạng hoặc làm biến đổi chuyển
động. Lực tác dụng lâu dài (thời
gian lớn) sẽ làm vật biến dạng

càng nhiều.
5 phút Học sinh nhận nhiệm vụ

15


1. Nước chảy đá mòn.
2. Mưa tránh trắng, nắng tránh
đen.
3. Trăng quầng trời hạn, trăng tán
trời mưa.
4. Lúa chiêm lấp ló đầu bờ.
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.
*) Có những câu ca dao tục ngữ cịn
được giải thích bằng kiến thức hóa
học, sinh học… GV yêu cầu HS về
nhà tìm hiểu thêm.
2.4. Hiêụ quả của sáng kiến đối với hoạt đô ̣ng giáo dục.
Sau khi áp dụng đề tài này vào giảng dạy, bằng phương pháp thu thập các
ý kiến (thơng qua trị chuyện, trao đổi...) và phương pháp quan sát (thái độ của
học sinh với môn học) bản thân tôi nhận thấy:
- Học sinh đã hứng thú hơn, tích cực hơn trong học tâ ̣p.
- Học sinh đã trao đổi thảo luâ ̣n với nhau và với giáo viên nhiều hơn.
- Học sinh đã u thích mơn vật lý nhiều hơn.

16


3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luâ ̣n

Trong thực tế còn rất nhiều những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ khác
nữa có liên quan đến các mơn khoa học tự nhiên, việc vận dụng chúng linh hoạt,
đúng bài, đúng lúc sẽ giúp cho việc tiếp thu các kiến thức KHTN khô khan trở
lên hấp dẫn hơn đối với các em học sinh. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng
học tâ ̣p của học sinh, giúp các em hứng thú hơn trong học tâ ̣p và yêu thích mơn
học vâ ̣t lí.
3.2. Kiến nghị
Những giải pháp đổi mới thường liên quan đến nhiều vấn đề, tuy nhiên sự
thành công của các giải pháp phụ thuô ̣c rất lớn vào yếu tố con người. Để đề tài
thực sự mang lại hiê ̣u quả, tôi mạnh dạn đề nghị mô ̣t số vấn đề sau:
* Đối với người dạy
Mỗi thầy cô giáo phải nhận thức được đổi mới PPDH là nhiệm vụ trọng
tâm và thường xuyên trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập ở
trường THPT. Giáo viên phải tích cực nghiên cứu đầu tư trong thiết kế bài
giảng, vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực
phù hợp với đối tượng học sinh; chuẩn bị tốt, đầy đủ nội dung kiến thức cần
truyền đạt cho học sinh. Khi lên lớp phải biết cách tổ chức các hoạt động giáo
dục, dẫn dắt học sinh tích cực, chủ động trong việc tìm tòi chiếm lĩnh kiến thức,
đánh thức khả năng tư duy sáng tạo của học sinh.
* Đối với người học
- Phải thực sự u thích mơn học;
- Phải nắm vững được kiến thức;
- Phải tích cực hợp tác với người dạy để hoạt đô ̣ng dạy - học đạt kết quả
cao nhất
* Đối với các cấp quản lý
- Thường xuyên quan tâm đến giáo viên, tạo mọi điều kiê ̣n về cơ sở vâ ̣t
chất để giáo viên có thể áp dụng các phương pháp mới vào giảng dạy;
- Có hình thức đô ̣ng viên khen thưởng kịp thời giáo viên và học sinh có
kết quả dạy – học tốt.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiê ̣m của tôi trong năm học 2018 – 2019.

Rất mong được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiê ̣p để viê ̣c dạy và học vâ ̣t lý ở
trường THPT đạt kết quả ngày càng tốt hơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 25 tháng 4 năm
2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nơ ̣i dung
của người khác

17


Đinh Viết Khánh

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. SGK vâ ̣t lý 10 cơ bản – Lương Duyên Bình (tổng chủ biên) - NXB giáo
dục, năm 2008.
2. SGK vâ ̣t lý 11 cơ bản – Lương Duyên Bình (tổng chủ biên) - NXB giáo
dục, năm 2008.
3. SGK vâ ̣t lý 12 cơ bản – Lương Duyên Bình (tổng chủ biên) - NXB giáo
dục, năm 2008.
4. Một số địa chỉ trang web:
/> Ca dao tục ngữ dưới góc nhìn Vật Lý Thầy giáo : Phạm Quốc Toản

19



DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Cấp đánh giá Kết quả
xếp loại
đánh giá
Năm học
TT
Tên đề tài SKKN
(Ngành GD
xếp loại
đánh giá
cấp huyện/tỉnh; (A, B,
xếp loại
Tỉnh...)
hoặc C)
1.
Tăng cường sử dụng các câu
Ngành GD
C
2011 - 2012
hỏi thực tế nhằm nâng cao
Thanh Hóa
kết quả học tập cho học sinh
phần động lực học chất điểm
– môn vật lý lớp 10 trường
THPT Như Xuân

2.
Hình thành kiến thức đúng
Ngành GD
C
2015 - 2016
cho học sinh phần dao đơ ̣ng
Thanh Hóa
cơ học mơn Vâ ̣t lý 12 từ
những lời giải sai
3.
Rèn luyện cho học sinh kỹ
Ngành GD
C
2016 - 2017
năng phân tích để tìm ra
Thanh Hóa
hướng giải cho các bài toán
vật lý.

20


MỤC LỤC

Trang
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.

2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận.
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.4. Hiê ̣u quả của sáng kiến đối với hoạt đô ̣ng giáo dục.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luâ ̣n.
3.2. Kiến nghị.
Tài liê ̣u tham khảo.

1
1
1
1
2
2
2
3
16
17
17
17

21



×