Tải bản đầy đủ (.ppt) (34 trang)

Luan Van Thac Sy Danh gia cong tac quan ly Nhanuoc ve dat dai tren dia ban huyen Dong Trieutinh Quang Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.88 KB, 34 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TÊN LUẬN VĂN THẠC SỸ. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH. Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Đình Hòa THÁI NGUYÊN - 2012.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> CẤU TRÚC LUẬN VĂN MỞ ĐẦU Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> MỞ ĐẦU * Tính cấp thiết của đề tài Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá đặt ra những yêu cầu to lớn đối với công tác quản lý Nhà nước về mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó quản lý nhà nước về đất đai. Để phù hợp với quá trình đổi mới kinh tế, Đảng và nhà nước luôn quan tâm đến vấn đề đất đai và đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để quản lý đất đai, điều chỉnh các mối quan hệ đất đai theo kịp với tình hình thực tế. Đông Triều là huyện cửa ngõ phía tây của tỉnh Quảng Ninh, có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Các ngành dịch vụ, thương mại, công nghiệp của huyện phát triển mạnh..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Chủ trương của tỉnh Quảng Ninh xây dựng huyện Đông Triều trở thành thị xã công nghiệp trước năm 2015 nên tốc độ gia tăng dân số, sự đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ và sâu sắc dẫn đến nhu cầu về đất đai gia tăng, gây sức ép lớn đến quỹ đất cho các ngành kinh tế nói riêng và quỹ đất đai nói chung. Xuất phát từ những yêu cầu, điều kiện thực tiễn trên, em tiến hành nghiên cứu đề tài " Đánh giá công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh".

<span class='text_page_counter'>(5)</span> * Mục tiêu chung của đề tài. Đánh giá kết quả và hạn chế để tìm ra nguyên nhân, đề xuất biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Đông Triều nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung trong thời gian tới. Nghiên cứu cơ sở lý luận và những căn cứ pháp lý của công tác quản lý Nhà nước về đất đai **Mục Mụctiêu tiêucụ cụ. thể thểcủa củađề đềtài tài. Đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh theo 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai quy định tại Luật đất đai năm 2003. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý đất đai, giúp cơ quan quản lý Nhà nước quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Quản lý nhà nước về đất đai 1.1.1. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về đai Khi tham gia vào nền kinh tế thị trường, đất đai có sự thay đổi căn bản về bản chất kinh tế - xã hội: Từ chỗ là tư liệu sản xuất, điều kiện sống chuyển sang là tư liệu sản xuất chứa đựng yếu tố sản xuất hàng hoá, phương diện kinh tế của đất trở thành yếu tố chủ đạo quy định sự vận động của đất đai theo hướng ngày càng nâng cao hiệu quả. Chính vì vậy việc quản lý nhà nước về đất đai là hết sức cần thiết nhằm phát huy những ưu thế của cơ chế thị trường và hạn chế những khuyết tật của thị trường khi sử dụng đất đai, ngoài ra cũng làm tăng tính pháp lý của đất đai. 1.1.2. Nội dung quản lý Nhà nước về đất đai Tại Điều 6 Luật đất đai 2003 quy định 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu. 1. Đánh giá thực trạng điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường huyên Đông Triều. 2. Đánh giá tình hình phát triển kinh tế, chính trị, xã hội trên địa bàn huyện Đông Triều Đánh giá thực hiện các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, trong đó đi sâu vào đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Đông Triều. 3. 4. Đề xuất các biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> 2.2. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp kế thừa tài liệu. Phương pháp điều tra thu thập số liệu ngoại nghiệp. Sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp và phân tích số liệu. Các phương pháp phân tích: Phương pháp thống kê mô tả; Phương pháp so sánh; Phương pháp chuyên gia.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. Huyện Đông Triều nằm ở phía Tây của tỉnh Quảng Ninh với vị trí: Phía Bắc giáp huyện Lục Nam, Sơn Động; Tỉnh Bắc Giang; Phía Đông giáp thành phố Uông Bí; Phía Nam giáp huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương và huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng; Phía Tây giáp thị xã Chí Linh - Tỉnh Hải Dương. Tổng số dân là 163.984 người, mật độ dân số bình quân 412người/km2. Huyện Đông Triều có 21 đơn vị hành chính cấp cơ sở, gồm 19 xã và 02 thị trấn (thị trấn Mạo Khê và Thị trấn Đông Triều). Theo số liệu thống kê đất, tính đến 01/01/2010 tổng diện tích theo địa giới hành chính của huyện Đông Triều là: 39.721,55 ha..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> 3.2. Tình hình quản lý đất đai của huyện Đông Triều 3.2.1. Công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó UBND huyện đã thực hiện tốt công tác ban hành văn bản quy phạm. Các văn bản đã đảm bảo tính pháp lý, kịp thời đáp ứng yêu cầu về chỉ đạo trong công tác quản lý ở địa phương. 3.2.2. Công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính Huyện Đông Triều đã thực hiện theo đúng quy định của Luật đất đai năm 2003. Ranh giới hành chính của huyện được xác định rõ ràng, mốc giới ngoài thực địa được định vị cụ thể theo đúng tiêu chuẩn..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 3.2.3. Công tác khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất Đã được UBND huyện và các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đông Triều triển khai một cách nghiêm túc, có hiệu quả, từ năm 2009 UBND huyện Đông Triều đã triển khai công tác đo đạc bản đồ địa chính chính quy đến nay đã thực hiện đo đạc bản đồ địa chính chính quy xong 14/21 xã, thị trấn. Các xã còn lại đơn vị tư vấn đang đẩy nhanh tiến độ đo đạc..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> 3.2.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Công tác lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện Đông Triều trong những năm qua đã đạt được những thành tựu đáng kể. Nội dung phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phù hợp với tình hình địa phương; mang tính thực tiễn và khả thi cao. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện và triển khai quy hoạch còn có một số điểm chưa được hợp lý, nhiều chỉ tiêu đưa ra chưa sát với tình hình thực tế, tính khả thi không cao. 3.2.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất * Công tác thu hồi đất: Được thể hiện cụ thể qua bảng 3.2 và 3.3..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Bảng 3.2: Tổng hợp các dự án thu hồi đất từ 2008 đến năm 2010.. STT. Nhóm dự án. Số lượng DA. DT. thu hồi (ha). Số hộ bị thu hồi (hộ). 1. Dự án về cơ sở hạ tầng, công trình công cộng. 10. 43,28. 719. 2. Dự án xây dựng nhà ở, khu Tái định cư. 5. 11,97. 218. 3. Dự án di tích lịch sử. 3. 236,21. 105. Qua bảng 3.2 cho thấy từ năm 2008 đến năm 2010, huyên Đông Triều đã thực hiện 18 dự án với tổng diện tích thu hồi là 291,46 ha, số hộ là 1.042 hộ với số tiền bồi thường là 49.779,64 triệu đồng.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Bảng 3.3: Tổng hợp các trường hợp tỉnh Quảng Ninh thu hồi đất do sử dụng đất vi phạm luật đất đai đến năm 2010 STT. Chủ đầu tư. Diện tích (m2). QĐ giao, thuê đất. 1. Thu hồi đất của Công ty CPXD Đông Triều. 5957. 2163. 30/6/2004. 2. Thu hồi và TGĐ đất cho UBND Huyện Đông Triều. 6096. 2940. 3/10/2006. 3. Thu hồi đất của Công ty TNHH sản xuất Yên Đức. 67040. 858. 19/3/2007. 4. Thu hồi đất của Công ty DV 3/2 Đông Triều. 496. 962. 29/3/2007. 5. Thu hồi Công ty đóng tàu & vận tải Kim Sơn. 3178,4. 1801. 28/5/2007. 6. TH QĐ số 1299 của Công ty CP TM Đức Mạnh. 22700. 2186. 21/6/2007. 7. TH đất của Công ty TNHH Quang Vinh. 23021. 2236. 29/6/2007. 8. TH đất của Công ty TNHH Thanh Tuyền. 25902. 2238. 29/6/2007. 262769. 372. 4/2/2010. 9. TH của Công ty TNHH Ánh Dương.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> * Giao đất nông nghiệp theo Nghị định 64/CP: Được thể hiện thông qua bảng 3.4: Bảng 3.4: Tổng hợp kết quả giao đất nông nghiệp theo Nghị định 64/CP. STT. Đơn vị hành chính. Toàn huyện. Tổng diện tích (ha). Tổng số hộ. 11.838,83. Đất SX nông nghiệp. Đất lâm nghiệp Số hộ. Đât NT thuỷ sản. Số hộ. DT (ha). DT (ha). Số hộ. DT(ha). 32.897. 29.408. 8.441,13. 1.959. 2.709,46. 1.530. 688,24. 1. TT.Mạo Khê. 246,16. 1.598. 1588. 235,74. 2. 7,1. 8. 3,32. 2. Xã Hồng Phong. 359,36. 1.940. 1831. 311,7. 9. 6. 100. 41,66. 3. Xã Việt Dân. 452,48. 1.182. 1054. 431,88. -. -. 128. 20,6. 4. Xã Xuân Sơn. 344,68. 1.474. 1454. 335,91. -. -. 20. 8,77. 5. Xã Kim Sơn. 544,55. 2.353. 2017. 370,92. -. -. 336. 173,63. Qua bảng 3.4 cho thấy kết quả giao đất nông ghiệp, tổng số hộ gia đình, cá nhân được giao đất là 32.897 hộ, diện tích 11.838,83 ha..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> * Giao đất nông nghiệp cho tổ chức sử dụng đất: Kết quả được thể hiện qua bảng 3.6: Bảng 3.6: Tổng hợp kết quả giao đất nông nhiệp cho các tổ chức. TT. Đơn vị hành chính. Tổng diện tích (ha). Tổng số tổ chức. 14.237,54. Đất SX nông nghiệp. Đất lâm nghiệp. Đất NT thuỷ sản. Số TC. DT (ha). Số TC. DT (ha). Số TC. DT(ha). 54. 32. 1.568,37. 11. 12.578,76. 11. 90,41. 549,29. 5. 1. 30,25. 2. 492,66. 2. 26,38. 1. Toàn huyện. 2. TT. Mạo Khê. 3. Xã Hồng Phong. 58,76. 2. 1. 45,57. -. -. 1. 13,19. 4. Xã Việt Dân. 40,76. 2. 1. 31,12. -. -. 1. 9,64. 5. Xã Xuân Sơn. 9,57. 1. 1. 9,57. -. -. -. -. 6. Xã Kim Sơn. 20. 1. 1. 20. -. -. -. -. Từ bảng 3.6 cho thấy tổng số tổ chức nhận giao đất nông nghiệp là 54 tổ chức, diện tích 14.237,54 ha..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> * Giao đất thực hiện các dự án: Từ năm 2004 đến năm 2010, trên địa bàn huyên Đông Triều có 104 dự án được UBND tỉnh Quảng Ninh ký quyết định giao đất cho các chủ đầu tư thực hiện dự án. Kết quả được thể hiện qua bảng 3.7: Bảng 3.7: Tổng hợp kết quả giao đất thực hiện các dự án đến năm 2010 STT. Vị trí đất (Xã, thị trấn). Số dự án. Diện tích (m2). 1. Bình Dương. 2. 54.550,00. 2. Bình Khê. 2. 8.673,30. 3. Đức Chính. 8. 109.295,40. 4. Hưng Đạo. 1. 5.200,00. 5. Hoàng Quế. 5. 449.347,50. 6. Hồng Phong. 4. 20.772,00. 7. Hồng Thái Đông. 2. 46.083,40. 8. Hồng Thái Tây. 2. 216.770,50. 9. HQuế. HTTây. 1. 45.839,90. 10. Hưng Đạo. 1. 64.255,50. 11. Kim Sơn. 31. 877.222,60. 12. Mạo Khê. 18. 1.273.033,30. 13. Nguyễn Huệ. 1. 66.067,20. 14. Thuỷ An. 3. 24.050,10. 15. Tràng An. 4. 281.315,20. 16. Tràng Lương. 3. 314.865,30. 17. Việt Dân. 3. 156.117,60. 18. Yên Đức. 4. 440.748,50. 19. Yên Thọ. 9. 415.005,80. Tổng cộng. 104. 4.869.213,10.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> 3.2.6. Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất * Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính: Cho đến nay hầu hết các xã, thị trấn, các cơ quan đơn vị, các chủ sử dụng đất đều đã tiến hành kê khai, đăng ký quyền sử dụng đất của mình, 21/21 xã, thị trấn đã lập hồ sơ địa chính theo quy định. * Công tác cấp GCN quyền sử dụng đất: - Công tác cấp giấy CNQSD đất nông nghiệp được tiến hành từ năm 1991 cho 21 xã, thị trấn (kết quả được thể hiện qua bảng 3.8) - Cấp giấy CNQSHN ở và QSD đất ở được tiến hành từ năm 2002 đến nay, UBND huyện đã chỉ đạo, đôn đốc Phòng Địa chính nay là phòng Tài nguyên và Môi trường cùng với UBND các xã, thị trấn tập trung, tăng cường công tác cấp giấy CNQSD đất (kết quả được thể hiện qua bảng 3.9).

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Bảng 3.8: Kết quả cấp giấy chứng nhận QSD đất cho hộ gia đình Đất sản xuất nông nghiệp. Đơn vị hành chính xã, thị trấn. Diện tích đất giao cho hộ (ha). Số hộ được giao đất (hộ). Diện tích đất cấp GCN cho hộ (ha). Toàn huyện. 8.510,22. 29.408. Mạo Khê. 235,74. Hồng Phong. Đất lâm nghiệp. Đất nuôi trồng thuỷ sán. Số hộ được cấp GCN (hộ). Diện tích đất giao cho hộ (ha). 2.311. 620,99. Số hộ được giao đất (hộ). Diện tích đất cấp GCN cho hộ (ha). Số hộ được cấp GCN (hộ). 1.530. 441,5. 1.055. Số hộ được cấp GCN (hộ). Diện tích đất giao cho hộ (ha). Số hộ được giao đất (hộ). Diện tích đất cấp GCN cho hộ (ha). 7.078,58. 24.918. 2.703,46. 2.519. 2.386,65. 257. 209,14. 228. 7,1. 4. -. -. -. -. -. -. 311,7. 1.732. 308,08. 1.723. -. -. 7,1. 4. 3,32. 8. 0,56. 1. Việt Dân. 438,88. 1.007. 411,2. 915. -. -. 298,67. 192. -. -. -. -. Xuân Sơn. 338,91. 1.461. 307,55. 1.326. -. -. -. -. 41,66. 168. 36,78. 132. Kim Sơn. 370,92. 1.950. 344,67. 1.812. -. -. 523,67. 995. -. -. -. -. Từ bảng 3.8 cho thấy, tính đến ngày 31/12/2010 đã cấp được 28.284 giấy CNQSD đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân, đạt tỷ lệ 85,03%. Diện tích đất nông nghiệp đã cấp 9.906,7 ha đạt tỷ lệ 83,71%..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Bảng 3.9: Kết quả cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo loại đất (Tính đến 31/12/2010) Hiện trạng đang sử dụng đất TT. Loại đất cấp GCN. Hộ gia đình cá nhân Diện tích (ha). Số hộ. Kết quả cấp GCN. Tổ chức Số tổ chức. Hộ gia đình cá nhân. Diện tích (ha). Số GCN đã cấp. Tổ chức. DT đã cấp (ha). Số GCN đã cấp. DT đã cấp (ha). Toàn huyện Đông Triều I Đất nông nghiệp. 75.351. 13.058,44. 295. 16.718,35. 68.510. 11.079,18. 377. 898,74. 33.263. 11.834,67. 54. 14.237,55. 28.284. 9.906,73. 193. 327,12. 1. Đất sản xuất nông nghiệp. 29.408. 8.510,22. 32. 1.568,37. 24.918. 7.078,58. -. -. 2. Đất lâm nghiệp. 2.519. 2.703,46. 11. 12.578,76. 2.311. 2.386,65. 192. 299,84. 3. Đất nuôi trồng thuỷ sản. 1.530. 621. 11. 90,42. 1.055. 442. 1. 27. II. Đất phi nông nghiệp. 42.088. 1.224. 241. 2.480,80. 40.226. 1.172. 184. 572. 1. Đất ở. 42.088. 1.224. -. -. 40.226. 1.172. -. -. 1.1. Đất ở nông thôn. 31.401. 945. -. -. 30.140. 906. -. -. 1.2. Đất ở đô thị. 10.687. 278. -. -. 10.086. 266. -. -. 2. Đất chuyên dùng. -. -. 202. 2.344,74. -. -. 174. 567. 3. Đất tôn giáo.. -. -. 18. 13,9. -. -. 6. 3. 4. Đất nghĩa trang.. -. -. 21. 122,16. -. -. -. -. 5. Đất phi nông nghiệp khác. -. -. -. -. -. -. 4. 1. Nguồn: Phòng tài nguyên và Môi trường huyện Đông Triều. Từ bảng 3.9 cho thấy, tính đến ngày 31/12/2010 trên địa bàn huyện đã cấp được 40.226 giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đạt 95,58% số giấy cần cấp; diện tích đất đã cấp là 1.172,45 ha, đạt 95,81%..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> 3.2.7. Thống kê, kiểm kê đất đai Bảng 3.10: Tổng hợp diện tích các loại đất theo địa giới hành chính STT. Đơn vị hành chính Toàn huyện. Diện tích TN(ha). Diện tích đất NN(ha). Diện tích đất Phi NN(ha). Diện tích đất CSD(ha). 39.721,55. 27.877,42. 8.973,01. 2.871,12. 76,51. 16,59. 59,64. 0,28. 1. Thị trấn Đông Triều. 2. Thị trấn Mạo Khê. 1.906,46. 801,44. 781,44. 323,58. 3. Xã Nguyễn Huệ. 1.080,85. 799,37. 238,62. 42,86. 4. Xã Hồng Phong. 731,86. 423,22. 308,64. -. 5. Xã Tràng An. 955,26. 458,91. 496,35. -. 6. Xã Việt Dân. 723,94. 471,42. 250,37. 2,15. .... .... 19. Xã Kim Sơn. 20. Xã Đức Chính. 21. Xã Thuỷ An. .... .... .... .... 1.045,01. 559,96. 485,05. -. 627,81. 352,16. 275,65. -. 788. 625,18. 160,54. 2,28. Qua bảng 3.10 cho thấy, tính đến ngày 1/1/2010 Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Đông Triều là 39.721,55 ha, trong đó: Diện tích đất nông nghiệp là 27.877,42 ha; diện tích đất phi nông nghiệp là 8.973,01 ha; diện tích đất chưa sử dụng là 2.871,12 ha..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Bảng 3.11: Tổng hợp diện tích và cơ cấu đất đai theo đối tượng sử dụng STT. 1 2. Đối tượng sử dụng đất. Tổng DTTN Hộ gia đình, cá nhân UBND phường sử dụng. Tổng diện tích các Cơ cấu diện tích loại đất loại đất so trong địa với tổng giới hành diện tích tự chính nhiên (%). 39.721,55 13.515,86 1.199,34. 100 34,027 3,019. Diện tích đất Nông nghiệp (ha). NNP 27.877,42 12.290,90 919,75. Diện tích đất Diện tích đất Phi Cơ cấu theo chưa Cơ cấu theo Cơ cấu theo nông sử DTT DTT DTTN nghiệp dụng N N (%) (ha) (ha) (%) (%). 70,18 30,94 2,32. PNN CSD 8.973,01 22,59 2.871,12 7,228 1.224,96 3,084 279,31 0,703 0,28 0,001. 3 4. UBND phường quản lý 7.369,01 18,552 473,95 1,19 4.024,62 10,132 2.870,44 7,226 Tổ chức kinh tế sử dụng 15.844,32 39,888 13.994,67 35,23 1.849,65 4,657 Cơ quan, đơn vị của nhà 5 613,9 1,546 198,15 0,5 415,75 1,047 nước 6 Liên doanh Doanh nghiệp 100 vốn 7 1,72 0,004 1,72 0,004 NN 8 Cộng đồng dân cư 6,32 0,016 -5,92 0,015 0,4 0,001 9 Tổ chức phát triển quỹ đất 10 Tổ chức khác sử dụng 33,42 0,084 33,42 0,084 11 Tổ chức khác quản lý 1.137,66 2,864 1.137,66 2,864 Nguồn: Báo cáo thuyết minh Kiểm kê đất đai huyện Đông Triều năm 2010. Từ bảng 3.11 cho thấy đối tượng là hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng 12.290,90 ha đất nông nghiệp và 1.224,96 ha đất phi nông nghiệp là đối tượng chiếm tỷ lệ lớn nhất với 34,03% trên tổng diện tích đất tự nhiên..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> 3.2.8. Công tác quản lý tài chính về đất đai. UBND huyện đã chỉ đạo Chi cục thuế, Kho bạc Nhà nước huyện Đông Triều là những cơ quan trực tiếp thực hiện việc quản lý tài chính về đất đai. Bảng 3.12: Kết quả thực hiện công tác quản lý tài chính về đất đai Đơn vị: Triệu đồng STT. Nội dung. Tổng số. Năm 2008. Năm 2009. Năm 2010. 1. Thuế sử dụng đất nông nghiệp. 3.725. 1.350. 1.270. 1.105. 2. Thuế nhà đất. 18.684. 4.016. 6.548. 8.120. 3. Lệ phí trước bạ. 22.426. 5.012. 8.158. 9.256. 4. Thuế chuyển quyền sử dụng đất. 48.261. 11.286. 15.325. 21.650. 5. Tiền sử dụng đất. 6.035. 1.156. 2.019. 2.860. 6. Tiền thuê đất. 94.211. 21.019. 35.088. 38.104. 7. Lệ phí địa chính. 5.183. 981. 1.642. 2.560. 8. Đấu giá quyền sử dụng đất. 39.263. 2.579. 16.502. 20.182. 237.620. 47.311. 86.472. 103.837. Tổng cộng.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> 3.2.9. Nội dung quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản Công khai quy hoạch sử dụng đất tới toàn thể nhân dân, nhằm lành mạnh thị trường bất động sản. Tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất là một biện pháp hữu hiệu nhằm quản lý chặt chẽ quỹ đất đai, đồng thời tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương. 3.2.10. Công tác quản lý giám sát thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất Các quyền của người sử dụng đất được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Mọi nghĩa vụ của người sử dụng đất đều được chính quyền giám sát và quản lý tốt..

<span class='text_page_counter'>(25)</span> 3.2.11. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và UBND các xã, thị trấn đã cung cấp các dịch vụ công cho người dân. 3.2.12. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai. UBND huyện Đông Triều đã thường xuyên, định kỳ thực hiện thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai của các đơn vị, tổ chức, cá nhân sử dụng đất trên địa bàn..

<span class='text_page_counter'>(26)</span> 3.2.13. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai Từ năm 2009 đến năm 2010, UBND huyện đã tiếp nhận 56 đơn thư kiếu nại, tố cáo, giải quyết tranh chấp các nội dung liên quan đến đất đai của các tổ chức, đơn vị, cá nhân trên địa bàn. Bảng 3.13: Tình hình tranh chấp đất đai ở các Xã được điều tra. Tổng số Chỉ tiêu. Số vụ. Xuân Sơn. Hồng Phong. Kim Sơn. T.T Mạo Khê. Việt Dân. Năm 2009. Năm 2010. (+-%). Năm 2009. Năm 2010. Năm 2009. Năm 2010. Năm 2009. Năm 2010. Năm 2009. Năm 2010. Năm 2009. Năm 2010. 21. 35. 14. 2. 2. 1. 2. 2. 1. 3. 5. 2. 4. Qua điều tra cho thấy: Điều kiện kinh tế - xã hội cũng có ảnh hưởng đến tình hình tranh chấp đất đai ở các vùng.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> 3.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện Đông Triều 3.3.1. Quan điểm về việc quản lý đất đai: Quan điểm kết hợp giữa quyền sở hữu với quyền sử dụng và đảm bảo sự quản lý tập trung thống nhất của nhà nước; Quan điểm kết hợp quản lý đất đai với vấn đề bảo vệ môi trường và các vấn đề xã hội; Quan điểm quản lý đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ. 3.3.2. Giải pháp 3.3.2.1. Nhóm giải pháp chung: Công tác tuyên truyền; Công tác cán bộ; Công tác quản lý; Vấn đề sử dụng đất đai 3.3.2.2. Một số giải pháp cụ thể Xây dựng và chuẩn hoá hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin địa chính Đối với công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận Qua nghiên cứu đề tài: “Đánh giá quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh” tác giả rút ra một số kết luận về công tác quản lý, sử dụng đất trên địa bàn huyện Đông Triều theo 13 nội dung quy định tại điều 6, luật đất đai 2003 đã được UBND huyện Đông Triều tổ chức thực hiện theo đúng tinh thần nội dung quy định.. Một là. Công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật về đất đai, ban hành chủ yếu là cụ thể hoá các văn bản pháp luật của Trung ương và của Tỉnh.. Hai là. Ranh giới hành chính của huyện được xác định rõ ràng, mốc giới ngoài thực địa được định vị cụ thể theo đúng tiêu chuẩn. Các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều có hệ thống hồ sơ địa giới hành chính..

<span class='text_page_counter'>(29)</span> Ba là. Các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều có bản đồ hiện trạng và bản đồ quy hoạch sử dụng đất, riêng đối bản đồ địa chính chính quy chưa thực hiện đo vẽ xong đối với 7 xã còn lại, đối với 14 xã, thị trấn đã đo đạc xong bản đồ địa chính chính quy nhưng chưa đưa vào sử dụng (duy nhất có thị trấn Đông Triều đã thực hiện đo vẽ bản đồ địa chính chính quy và đưa vào sử dụng từ tháng 6/2010).. Bốn là. Công tác lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện Đông Triều trong những năm qua đã đạt được những thành tựu đáng kể. Nội dung phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phù hợp với tình hình địa phương; mang tính thực tiễn và khả thi cao..

<span class='text_page_counter'>(30)</span> Năm là. Công tác giao đất nông nghiệp cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất thực hiệu quả, theo đúng quy định.. Sáu là. Số hộ gia đình, cá nhân được cấp GCN quyền sử dụng đất nông nghiệp đạt tỷ lệ 85,03%; Số hộ gia đình, cá nhân được cấp GCN quyền sử hữu nhà và quyền sử dụng đất ở sử dụng đất đạt tỷ lệ 95,81% (Trong đó, đất ở đô thị đạt tỷ lệ cấp GCN là 94,38%; đất ở nông thôn đạt tỷ lệ cấp giấy là 95,98%).. Bảy là. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai được thực hiện đầy đủ, đúng quy định của pháp luật..

<span class='text_page_counter'>(31)</span> Tám là. Chín là. Mười là. Công tác quản lý tài chính về đất đai được thực hiện chặt chẽ, theo đúng nguyên tắc quản lý tài chính của Nhà nước. Thông qua công tác đấu giá quyền sử dụng đất, thành lập các sàn giao dịch bất động sản, huyện Đông Triều bước đầu hình thành và phát triển thị trường quyền sử dụng đất nói riêng và thị trường bất động sản nói chung. Quyền lợi của người sử dụng đất được đảm bảo tốt. Đồng thời thông qua công tác quản lý, giám sát đó đôn đốc người dân thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước..

<span class='text_page_counter'>(32)</span> Mười một là. Các hoạt động dịch vụ công về đất đai trên địa bàn huyện đã được triển khai thực hiện, bước đầu đáp ứng nhu cầu về dịch vụ công liên quan đến đất đai của người dân.. Mười hai là. Công tác thanh tra, kiểm tra được tổ chức thường xuyên. Qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời nhiều vụ việc vi phạm pháp luật đất đai; việc thanh tra, kiểm tra để ngăn ngừa, xử lý các vụ vi phạm về đất đai của các tổ chức và các hộ gia đình, cá nhân ở một số ngành chức năng và UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện còn nhiều hạn chế.. Mười ba là. Công tác tiếp công dân và giải quyết các tranh chấp và khiếu nại, tố cáo về đất đai của tổ chức, công dân đã được các cấp chính quyền từ huyện đến cơ sở tập trung giải quyết đúng quy định của pháp luật, đã hạn chế vụ việc khiếu kiện tập thể kéo dài. Tuy nhiên, một số vụ việc phức tạp kéo dài, đông người chưa được giải quyết triệt để, dứt điểm; thời hạn giải quyết đơn thư đôi lúc chưa đảm bảo theo quy định..

<span class='text_page_counter'>(33)</span> Mười bốn là. Một số giải pháp nêu ra trong đề tài được dựa trên tình hình thực tiễn của địa phương, được đề xuất trên cơ sở phát huy những điểm tích cực và hạn chế những vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý, sử dụng đất đai.. 1 2. 3. 4.2. Kiến nghị Công tác đào tạo cán bộ sau khi thi tuyển cần được quan tâm hơn nữa. Đầu tư cơ sở vật chất, ứng dung khoa học công nghệ nhằm chuẩn hoá hệ thống quản lý Nhà nước về đất đai từ huyện xuống cơ sở. Hạn chế việc chuyển đổi diện tích trồng lúa 2 vụ sang đất phi nông nghiệp phục vụ cho mục đích xây dựng khu tái định cư, nhằm đảm bảo ổn định diện tích đất trồng lúa..

<span class='text_page_counter'>(34)</span> Xin chân thành cảm ơn!.

<span class='text_page_counter'>(35)</span>

×