Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Bước đầu tìm hiểu về công giáo ở tỉnh thủ dầu một từ năm 1899 đến năm 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 59 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA SỬ

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH SƢ PHẠM LỊCH SỬ

BƢỚC ĐẦU TÌM HIỂU VỀ CƠNG GIÁO
Ở TỈNH THỦ DẦU MỘT TỪ NĂM 1899
ĐẾN NĂM 1945

PHẠM THỊ VÂN ANH

Bình Dƣơng, 5/2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA SỬ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NIÊN KHĨA 2010 – 2014

BƢỚC ĐẦU TÌM HIỂU VỀ CÔNG GIÁO
Ở TỈNH THỦ DẦU MỘT TỪ NĂM 1899
ĐẾN NĂM 1945

Chuyên ngành:

SƢ PHẠM LỊCH SỬ

Giảng viên hƣớng dẫn: TS. NGUYỄN VĂN HIỆP
Sinh viên thực hiện: PHẠM THỊ VÂN ANH


MSSV: 1056020001
Lớp: D10LS01

Bình Dƣơng, 5/2014


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là khóa luận do chính tơi thực hiện, khơng sao chép
bất kỳ kết quả nghiên cứu nào của các tác giả khác. Nội dung của khóa luận có
tham khảo và sử dụng một số thông tin, tài liệu từ các nguồn sách, tạp chí được
liệt kê trong danh mục các tài liệu tham khảo.

Sinh viên
Phạm Thị Vân Anh


LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian học tại trường Đại học Thủ Dầu Một em đã tiếp thu và tích
lũy những kiến thức vô cùng quý báu do Thầy, Cô truyền đạt. Đó là tiền đề cho
em hồn thành bài khóa luận này.
Trước tiên em xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám Hiệu nhà trường, cùng
các Thầy Cô trong khoa Sử của trường Đại Học Thủ Dầu Một đã cho em những
định hướng và tạo điều kiện cho em làm bài khóa luận này. Đặc biệt em xin
chân thành cảm ơn GVHD T.S. Nguyễn Văn Hiệp đã tận tình hướng dẫn em
trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin gửi lời cám ơn chân thành đến gia đình
và bạn bè đã động viên và giúp đỡ trong thời gian làm khóa luận.
Mặc dù đã cố gắng, nhưng do hạn chế về thời gian và kinh nghiệm, những
vấn đề trình bày trong bài này chắc chắn khó tránh khỏi những sai sót, do đó em
rất mong nhận được góp ý của quý Thầy Cô và bạn bè để vấn đề nghiên cứu
được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên thực hiện

Phạm Thị Vân Anh


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
Bình Dương, Ngày…..tháng.….năm 2014
Giảng viên hƣớng dẫn


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
......................................................................................................................

......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
Bình Dương, Ngày…..tháng.….năm 2014
Giảng viên phản biện


MỤC LỤC
DẪN LUẬN ....................................................................................................4
1.Lý do chọn đề tài .......................................................................................4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề........................................................................5
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài................................................6
4. Nguồn tài liệu ...........................................................................................7
5. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................7
6. Đóng góp của đề tài ..................................................................................7
7. Bố cục của đề tài.......................................................................................8
NỘI DUNG .....................................................................................................9

Chƣơng 1: KHÁI QUÁT VỀ TỈNH THỦ DẦU MỘT ...............................9
1.1. Đặc điểm tự nhiên tỉnh Thủ Dầu Một ...................................................9
1.2. Lịch sử hình thành tỉnh Thủ Dầu Một .................................................10
1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Thủ Dầu Một ......................................13
1.3.1. Đặc điểm cư dân ..........................................................................13
1.3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ............................................................15
CHƢƠNG 2: CÔNG GIÁO Ở TỈNH THỦ DẦU MỘT TỪ NĂM 1899 ĐẾN
NĂM 1945 .....................................................................................................21
2.1. Sự du nhập của Công giáo vào tỉnh Thủ Dầu Một .............................21
2.1.1. Giai đoạn Từ đầu thế kỷ XVII – 1802 .........................................21
2.1.2. Giai đoạn 1802 - 1899 .................................................................22
2.2. Công giáo năm 1899 đến năm 1945 ....................................................24

1


2.2.1. Hệ thống tổ chức của Công giáo tỉnh Thủ Dầu Một từ 1899 đến năm
1945 .......................................................................................................24
2.2.2. Một số hoạt động xã hội của giáo hội Công giáo ở tỉnh Thủ Dầu Một
...............................................................................................................31
2.2.2.1. Trường câm điếc Lái Thiêu ....................................................31
2.2.2.2. Cô Nhi Viện Lái Thiêu ...........................................................33
2.2.3. Lịch sử hình thành và phát triển của một số cộng đồng giáo xứ ở
tỉnh Thủ Dầu Một năm 1899 – 1945 .....................................................34
2.2.3.1. Giáo xứ Lái Thiêu ..................................................................34
2.2.3.2. Giáo xứ Chánh Tòa ................................................................36
2.2.3.3.Giáo xứ Búng ..........................................................................37
2.2.3.4.Giáo họ Lộc Tấn ......................................................................38
2.2.3.5.Giáo xứ Dầu Tiếng ..................................................................38
2.2.3.6.Giáo xứ Vàm Vá ......................................................................39

KẾT LUẬN ..................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................45
PHỤ LỤC .....................................................................................................48

2


Bản đồ tỉnh Thủ Dầu Một

Nguồn: Địa chí Bình Dương

3


DẪN LUẬN
1. Lý do chọn đề tài
Tôn giáo là một hiện tượng văn hóa tinh thần đã kịp thời đáp ứng nhu cầu
tìm hiểu thế giới, giải tỏa tạm thời những bức xúc chưa giải quyết được trong
cuộc sống của đa số dân chúng. Từ đó đến nay cùng với sự biến đổi và tồn tại
của xã hội loài người, các kiểu và các hình thức tơn giáo ngày càng phong phú
và ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của mọi người dân về mặt tâm linh, tinh thần,
tôn giáo đã và đang tự thể hiện như là một trong những bộ phận cấu thành quan
trọng của đời sống xã hội lồi người.
Trên thế giới hiện nay, có rất nhiều loại hình tơn giáo khác nhau như: Đạo
Phật, Đạo Hồi, Đạo Tin lành,... Trong số đó có Cơng giáo với số lượng tín đồ
lớn nhất, vào khoảng 1/6 dân số thế giới(1) và có ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt
động trên tồn thế giới nói chung cũng như ở Việt Nam nói riêng. Cơng giáo bắt
đầu được du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ XVI, quá trình này gắn liền với quá
trình xâm lược của thực dân phương Tây. Từ khi được truyền vào Việt Nam đến
nay đạo Cơng giáo đã khơng ngừng phát triển cả về tín đồ, chức sắc, chức việc,

về các dòng tu. Trải qua bao bước thăng trầm, đến nay Việt Nam đã có trên 6
triệu tín đồ cơng giáo(2). Ở Việt Nam nói chung và các tỉnh nói riêng thì Cơng
giáo trong q trình truyền giáo đều có những sự khác nhau về thời gian hình
thành đạo, quá trình thăng trầm của sự phát triển đạo, cơ cấu tổ chức…
Cũng như các tỉnh khác, Tỉnh Thủ Dầu Một là một địa bàn dưới thời thuộc
Pháp, thành lập từ năm 1899, nằm dưới sự cai trị của thực dân Pháp và là tỉnh
thu hút một số lượng lớn các cư dân ở vùng khác đến lập nghiệp, trong q trình
di dân đó có những cư dân Cơng giáo đã góp phần tạo nên cộng đồng Cơng giáo
(1)

Niên giám Tịa Thánh 2013 và Thống kê Giáo hội thường niên năm 2011 của
Tòa Thánh Vatican, số tín đồ Cơng Giáo trên tồn thế giới từ 1.196 tỉ người năm
2010, 1.214 tỉ người năm 2011 với dân số trên toàn thế giới khoảng 6,9 tỷ người
(2)
Số liệu thống kê dân số các tôn giáo tại Việt Nam theo cuộc điều tra dân số
năm 2009 của Tổng cục Thống kê Việt Nam.
4


ở đây. Tình hình Cơng giáo ở tỉnh Thủ Dầu Một từ khi thành lập cho đến hết
thời thuộc Pháp có sự phát triển nhanh chóng về số lượng giáo dân và có những
ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội, văn hóa của cư dân tỉnh Thủ Dầu Một.
Từ những lý do nêu trên tác giả muốn tìm hiểu về chọn đề tài “Bước đầu
tìm hiểu về Cơng giáo ở tỉnh Thủ Dầu Một từ năm 1899 đến năm 1945” cho
bài luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hiện nay các vần đề về tôn giáo đang thu hút nhiều tác giả nghiên cứu có
thể kể đến các cơng trình tiêu biểu như:
Nguyễn Văn Kiệm, Sự du nhập của đạo Thiên chúa giáo vào Việt Nam từ
thế kỷ XVII đến thê kỷ XIX, Hội khoa học lịch sử Việt Nam, 2001, quá trình du

nhập của Thiên chúa giáo vào Việt Nam từ đầu thế kỉ XVII đến thế kỉ XIX, tác
giả chủ yếu đề cập đến con đường du nhập đạo Thiên chúa vào Việt Nam và sự
phát triển của đạo thiên chúa trong thế kỉ XVII đến thế kỉ XIX.
Nguyễn Quang Hưng, Công giáo Việt Nam thời kỳ triều Nguyễn (1802 –
1883), Nxb Tôn giáo, 2009, tác giả đề cập đến sự truyền giáo của các dịng thừa
sai trước năm 1802 và sự tình hình Cơng giáo dưới triều Nguyễn (1802 – 1883),
cuối cùng là rút ra một số kinh nghiệm từ việc nghiên cứu công giáo triều
Nguyễn.
Kỷ yếu giáo xứ Lái Thiêu, Nxb Thời đại, 2012, kỷ yếu chủ yếu dề cập đến
lịch sử phát triển của giáo xứ lái Thiêu và một số hoạt động của giáo xứ.
Tổng giáo phận thành phố Hồ Chí Minh, 150 năm chủng viện thánh Giuse
Sài Gịn 1863 – 2013, Nxb Tôn giáo, 2013, tác gải đề cập đến quá trinh hình
thành và phát triển của chủng viện Sài Gịn, các khóa đào tạo của chủng viện từ
năm 1863 – 2013.
Kỷ yếu giáo phận Phú Cường 1965 – 2005, Nxb Tơn giáo, 2005, kỷ yếu
nói đến sự phát triển của giáo phận Phú Cường, lịch sử hình thành cũng như

5


phát triển của các giáo xứ trong giáo phận Phú Cường và các hoạt động của giáo
phận.
Vũ Đức Thành, Thủ Dầu Một – Bình Dương đất lành chim đậu, Nxb Văn
nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 1999, tác giả tập hợp những bài viết về sự phát
triển của Bình Dương, trong đó có đề cập đến cơng giáo ở bình dương nhưng
với cách khái quát sơ lược sự phát triển của Cơng giáo trong tỉnh Bình Dương.
Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương (2010), Địa chí Bình Dương, tập 4,
Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, tác giả giới thiệu tổng quan về sự du nhập Cơng
giáo vào Bình Dương từ đầu thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XXI và chỉ đề cập một
phần sự du nhập của công giáo vào tỉnh Thủ Dầu Một.

Những cơng trình trên của các tác giả chủ yếu thể hiện một cách tổng qt
về tình hình Cơng giáo ở Việt Nam từ khi du nhập đến ngày nay và lịch sử hình
thành một số giáo xứ trong tỉnh Thủ Dầu Một. Nhưng các đề tài đó chưa hồn
chỉnh, nghiên cứu một cách hệ thống về Công giáo ở tỉnh Thủ Dầu Một từ năm
1899 đến năm 1945. Do vậy, trên cơ sở kế thừa, cập nhật và phát triển những
nội dung, vấn đề đã được nghiên cứu ở các cơng trình trên luận văn cố gắng
bước đầu phục dựng bức tranh Công giáo tỉnh Thủ Dầu Một từ năm 1899 –
1945.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu đã được xác định như tên gọi của đề tài là bước đầu
tìm hiểu về Cơng giáo ở tỉnh Thủ Dầu Một từ năm 1899 đến năm 1945. Tìm
hiểu về lịch sử du nhập, hệ thống tổ chức, sự phát triển của đạo từ đó đánh giá
các hoạt động và vai trị của Cơng giáo đối với tỉnh Thủ Dầu Một.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Mặc dù đề tài giới hạn phạm vi thời gian nghiên cứu Công giáo ở tỉnh Thủ
Dầu Một từ năm 1899 – 1945, nhưng để có cái nhìn tổng thể, xun suốt q
trình phát triển của Cơng giáo thì luận văn sẽ đề cập thỏa đáng đến các giai đoạn
6


trước đó: từ khi Cơng giáo du nhập vào Đàng Trong từ đầu thế kỉ XVI đến trước
năm 1802, từ năm 1802 đến năm 1899. Nhằm làm rõ các bước phát triển thăng
trầm của Công giáo từ khi mới du nhập thông qua con đường buôn bán tự do và
đến khi có sự quản lý của triều đình. Tuy nhiên đó cũng mới chỉ là những nội
dung khái quát làm nổi bật nội dung trọng tâm của đề tài là bước đầu tìm hiểu
Cơng giáo ở tỉnh Thủ Dầu Một từ năm 1899 đến năm 1945.
Về không gian, luận văn nghiên cứu về Công giáo trong phạm vi tỉnh Thủ
Dầu Một.
4. Nguồn tài liệu

Để thực hiện đề tài, luận văn chủ yếu tiếp cận, khai thác nguồn tài liệu từ
các thư viện: Thư viện Quốc gia, thư viện Khoa học Xã hội và nhân văn, thư
viện tỉnh Bình Dương, các cơng trình nghiên cứu về lịch sử Cơng giáo của
những tác giả là giáo dân của Công giáo và những cơng trình nghiên cứu của các
nhà khoa học.
Ngồi ra, tơi cịn khai thác một số tác phẩm, tạp chí: tạp san hội Khoa học
lịch sử Bình Dương, tạp chí nghiên cứu tôn giáo…
Dù số lượng tài liệu chưa được tập hợp thật đầy đủ, song là cơ sở giúp
luận văn giải quyết những vấn đề do đề tài đặt ra.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu vấn đề này tác giả sử dụng chủ yếu phương pháp lịch sử và
phương pháp Logic, ngồi ra cịn có các phương pháp liên ngành như: Phương
pháp phân tích tổng hợp, thu thập xử lý các nguồn tư liệu….
6. Đóng góp của đề tài
Bước đầu tìm hiểu về Cơng giáo ở tỉnh Thủ Dầu Một, luận văn góp phần
làm rõ việc hình thành và phát triển của Công giáo trên địa phận tỉnh Thủ Dầu
Một và những đóng góp của Cơng giáo đối với đời sống văn hóa, xã hội tỉnh
Thủ Dầu Một thơng qua những hoạt động xã hội thiết thực của đạo.

7


Đề tài khi được hồn thành có thể là một nguồn tài liệu tham khảo cho các
đề tài nghiên cứu về sau khi muốn tìm hiểu về Cơng giáo tỉnh Thủ Dầu Một tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu tôn giáo địa phương.
7. Bố cục của đề tài
Luận văn có 2 chương chính, ngồi ra cịn có phần dẫn luận, kết luận, tài
liệu tham khảo, phụ lục.
Chƣơng 1: KHÁI QUÁT VỀ TỈNH THỦ DẦU MỘT
Chương này gồm 3 mục nêu khái quát lịch sử hình thành tỉnh Thủ Dầu
Một và đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Thủ Dầu Một từ năm 1899 –

1945 có liên quan đến sự du nhập và phát triển của Cơng giáo ở tỉnh Thủ Dầu
Một.
Chƣơng 2: CƠNG GIÁO Ở TỈNH THỦ DẦU MỘT
TỪ NĂM 1899 – 1945
Chương này gồm 2 mục chính trình bày tiến trình du nhập Cơng giáo vào
tỉnh Thủ Dầu Một, q trình phát triển Công giáo ở tỉnh Thủ Dầu Một từ năm
1899 đến năm 1945.

8


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TỈNH THỦ DẦU MỘT
1.1. Đặc điểm tự nhiên tỉnh Thủ Dầu Một
Tỉnh Thủ Dầu Một có diện tích khoảng 250.000 hecta. Phía bắc giáp
Campuchia, phía Nam và Tây giáp sơng Sài Gịn và các tỉnh Gia Định, Tây
Ninh, phía Đơng giáp sơng Bé và tỉnh Biên Hịa. Người Pháp gọi Thủ Dầu Một
là “cơng viên của Nam Kỳ”, có lẽ vì là nơi giàu lâm sản và trái cây(3).
Đất đai tỉnh Thủ Dầu Một rất đa dạng và phong phú về chủng loại. Các
loại đất như đất xám trên phù sa cổ, đất nâu vàng trên phù sa cổ nằm trên các
vùng đồi thấp thoải xuống. Đất phù sa Glây (đất dốc tụ), chủ yếu là đất dốc tụ
trên phù sa cổ, đất thấp mùn Glây nằm rải rác tại những vùng trũng ven sông
rạch, suối. Về mặt địa lý, tỉnh Thủ Dầu Một là không bằng phẳng như nhau mà
rất nhấp nhô, tỉnh Thủ Dầu Một phân thành 2 vùng rõ rệt: vùng thấp với ruộng
lúa phì nhiêu và các đồn điền mía, vùng cao là cao nguyên được giới hạn bởi
sông Sài Gịn và sơng Bé(4).
Chế độ thủy văn của các con sông chảy qua tỉnh và trong tỉnh Thủ Dầu
Một thay đổi theo mùa: mùa mưa nước lớn từ tháng 5 đến tháng 11 (dương lịch)
và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, tương ứng với 2 mùa mưa nắng.
Thủ Dầu Một có 3 con sơng lớn (Sơng Sài Gịn, Sơng Bé, Sơng Thị Tính) và đặc

biệt là nằm giữa hai con sông lớn là Sông Bé và Sơng Sài Gịn, nhiều rạch ở các
địa bàn ven sơng và nhiều suối nhỏ khác.
Về hệ thống giao thông đường thủy, do Thủ Dầu Một nằm gọn trong 3 con
sông lớn, nhất là sơng Sài Gịn. Vì vậy, tỉnh Thủ Dầu Một có thể nối với các

(3)

Hội khoa học lịch sử Bình Dương (2007), Thủ Dầu Một xưa qua địa chí 1910
và bưu ảnh, tr. 5
(4)
Hội khoa học lịch sử Bình Dương (2007), Thủ Dầu Một xưa qua địa chí 1910
và bưu ảnh, tr. 6
9


cảng lớn ở phía Nam và giao lưu hàng hóa với các tỉnh của vùng đất Nam Kỳ
với những cảng thị lớn của vùng như Sài Gòn – Chợ Lớn, Biên Hịa....
Do đặc điểm khí hậu ẩm nhiệt đới và đất đai màu mỡ nên rừng ở Thủ Dầu
Một xưa rất đa dạng, phong phú và có nhiều loại cây gỗ quý như: gỗ, trắc, sao,
cẩm lai, dầu, giáng hương... Hệ thực vật có nhiều loại như: lan, dương xỉ, cây
tuế, dây thường xuân… Rừng Thủ Dầu Một còn cung cấp nhiều loại dược liệu
làm thuốc chữa bệnh, cây thực phẩm và đặc biệt là những loại cây công nghiệp
lâu năm phục vụ cho nhu cầu sản xuất công nghiệp như cao su, cà phê, trái
cây… Đặc biệt là cây cao su. Chính vì điều này khi thực dân Pháp tiến hành
công cuộc khai thác thuộc địa phục vụ cho nhu cầu của chính quốc. Thủ Dầu
Một chính là một trong những tỉnh có diện tích cao su lớn nhất cả nước. Cùng
với sự ưu ái về mặt trồng cây cơng nghiệp, thiên nhiên cịn mang đến cho đất và
người Thủ Dầu Một những danh lam thắng cảnh, những vườn trái cây đã trở
thành thương hiệu đi vào lòng người như vườn trái cây Lái Thiêu. Bên cạnh đó,
rừng Thủ Dầu Một cịn có nhiều loại động vật và trong đó có nhiều loại động vật

quý hiếm như: voi, tê giác, báo, gấu, chồn…
1.2 Lịch sử hình thành tỉnh Thủ Dầu Một
Lưu dân Việt đã đến vùng đất phía nam của Việt Nam khai hoang và làm
ăn sinh sống vào đầu thế kỷ 17, nhờ có cuộc hơn nhân giữa công nữ Ngọc Vạn
với vua Chân Lạp Chey Chetta II vào năm 1620.
Vào năm 1698, Thống suất Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh được Chúa
Nguyễn Phúc Chu cử vào nam kinh lược lập nên những đơn vị hành chính đầu
tiên ở phần đất phía Nam của nước ta. Tỉnh Thủ Dầu Một thuộc tổng Bình An
thuộc huyện Phước Long dinh Trấn Biên, tổng Bình An có đại phận khá lớn,
đơng giáp sông Bé và sông Đồng Nai, tây giáp sông Sài Gịn và sơng Thị Tính,
nam gồm cả Giồng Ơng Tố, bắc giáp Campuchia(5).

(5)

Địa chí Sơng Bé, nxb Tổng hợp Sơng Bé, 1991, tr. 162
10


Năm 1790, chúa Nguyễn Phúc Ánh sai đắp thành Bát Qi, đồng thời
chọn Sài Gịn (thuộc tổng Bình Dương, huyện Tân Bình) làm nơi đóng đơ của
mình, và gọi là Gia Định kinh. Địa vị kinh đô này chỉ tồn tại được trên 10 năm
(1790 - 1801), vì sau khi lấy được Phú Xuân (1801), chúa Nguyễn liền dời đô ra
đấy.
Năm Nhâm Tuất (1802), vua Gia Long (tức chúa Nguyễn Phúc Ánh) cho
đổi phủ Gia Định thành trấn Gia Định, đồng thời cho các dinh cũng đổi thành
các trấn, gồm: Phiên An, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Thanh và Hà Tiên. Tất cả
các trấn này nằm dưới sự cai quản của trấn Gia Định.
Năm 1808, Phước Long được đổi thành phủ gồm bốn huyện: Bình An,
Phước Chánh, Long Thành, Phước An; Tân Bình cũng thành phủ gồm bốn
huyện: Bình Dương, Tân Long, Thuận An, Phước Lộc.

Năm Minh Mạng thứ 13 (Nhâm Thìn, 1832), sau khi Lê Văn Duyệt từ
trần, nhà vua bãi bỏ chức Tổng trấn, chia miền Nam Việt Nam ra làm 6 tỉnh là:
Phiên An, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên (gọi chung
là Nam Kỳ lục tỉnh).
Tháng 5 (âm lịch) năm Quý Tỵ (1833), Lê Văn Khôi khởi binh chiếm
thành Phiên An. Tháng 8 (âm lịch) năm đó, vua Minh Mạng cho đổi tỉnh Phiên
An thành tỉnh Gia Định.
Ngay sau khi chiếm được ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, thực dân Pháp đặt
bộ máy cai trị đứng đầu là viên thống đốc (Lieutenant - Gouverneur) do một sĩ
quan cao cấp từ chuẩn đô đốc trở lên đảm nhận. Tên đơn vị hành chính có nhiều
thay đổi. Pháp chia cắt lại địa phận và đặt tên cho các tỉnh mới lập (lúc đẩu gọi
là địa hạt, anondissement). Pháp bỏ các địa danh hành chính cũ và đặt lại tên cho
các địa danh này như tỉnh Chợ Lớn, Gị Cơng, Bà Rịa, Bến Tre, Sa Đéc, Sóc
Trăng, Bạc Liêu, Rạch Giá...

11


Cuối năm 1861, chiếm được tỉnh Biên Hòa, Pháp vẫn giữ y nguyên các
đơn vị hành chính như cũ với hai phủ: Phước Long và Bình Phước Tuy và 4
huyện: Phước Chánh, Bình An, Long Thành, Phước An.
Năm 1864 đơ đốc La Grandière chia ba tỉnh miền Đơng: Biên Hịa, Gia
Định, Định Tường thành 7 tiểu khu chỉ huy (cercles de commandement) thì tỉnh
Biên Hịa chia thành hai tiểu khu: Biên Hịa và Bà Rịa.(6)
Năm 1871 cả Nam kỳ có 18 sở tham biện thì tỉnh Biên Hịa cịn lại 3 sở
tham biện: Biên Hòa, Bà Rịa, Thủ Dầu Một.
Sau khi chiếm được Nam Kỳ, thực dân Pháp cải tổ đơn vị hành chính cho
phù hợp với chế độ thuộc địa. Ngày 5 tháng 1 năm 1876, đô đốc Đuyperê
(duperré), tổng chỉ huy lực lượng viễn chinh pháp tại Nam Kỳ ra nghị định phân
chia toàn bộ Nam Kỳ thành 4 khu vực hành chính lớn là: Sài Gịn, Mỹ Tho,

Vĩnh Long, Bát Xắc (Bassac). Mỗi khu vực hành chính lại chia nhỏ thành nhiều
tiểu khu hành chính. Trong đó, khu vực Sài Gòn gồm 5 tiểu khu: Tây Ninh,Thủ
Dầu Một, Biên Hòa, Bà Rịa Và Gia Dịnh (ngoại vi Sài Gòn)(7). Đến ngày 20
tháng 12 năm 1899, đổi tiểu khu thành tỉnh, tiểu khu Thủ Dầu Một thành tỉnh
Thủ Dầu Một.
Tỉnh Thủ Dầu Một tựu trung nằm gần như trên địa phận huyện Bình An
đã tách ra bớt đất Nghĩa An (Thủ Dức) nhưng lại nhận thêm địa bàn tổng Dương
Hịa Hạ (tức xứ Dầu Tiếng, ngun thuộc Bình Dương, phủ Tân Binh, tỉnh Gia
Định).

(6)

5 tiểu khu khác là: Sài Gòn - Chợ Lớn, Cần Giuộc, Mỹ Tho, Tân An - Gị
Cơng, Tây Ninh.
(7)
Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương (2010), Địa chí Bình Dương, tập 2, Nxb.
Chính trị Quốc gia Hà Nội, tr. 90
12


1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Thủ Dầu Một
1.3.1. Đặc điểm cƣ dân
Thuở xa xưa, Tỉnh Thủ Dầu Một là một vùng đất hoang vu, núi rừng rậm
rạp. Qua các di chỉ khảo cổ được khai quật tại Vườn Di Dũ, Gò Đá, Cù Lao Rùa,
Dốc Chùa (huyện Tân Uyên), các nhà khảo cổ đã phát hiện từ thời đồ đá mới
đến thời đồ đá đồng và đã từng là địa bàn sinh tụ của tộc người Anh-đô-nê-điên
cổ đại-tổ tiên của người Stiêng, Châu Ro, Châu Mạ, Mơ-nơng ngày nay. Từ đó,
các nhóm dân tộc bản địa: Stiêng, Châu Ro, Châu Mạ, Mơ-nơng…từng bước
được hình thành, quy tụ khai phá đất đai và sinh sống trên vùng đất này(8). Đến
đầu thế kỷ XVII, trên vùng đất trù phú này dần dần xuất hiện những tầng lớp cư

dân mới. Đó là những di dân người Việt từ các tỉnh phía Bắc, thuộc tầng lớp
nơng dân và thợ thủ cơng nghèo khổ khơng chịu nổi sự áp bức, bóc lột của chế
độ phong kiến hà khắc, buộc phải vào đây tìm đường sinh sống. Đặc biệt, khi
cuộc chiến tranh giữa Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn diễn ra khốc liệt, mâu thuẫn
giữa địa chủ phong kiến và nông dân ngày càng trở nên gay gắt, thì tiến trình di
cư của người Việt vào phương Nam (trong đó có vùng đất Thủ Dầu Một) diễn ra
liên tục và dồn dập hơn.
Trong q trình di dân vào Đàng Trong, ngồi người Việt cịn có người
Hoa. Người Hoa di cư vào Đàng Trong bao gồm nhiều đợt, vào những giai đoạn
lịch sử khác nhau với điều kiện xã hội khác nhau. Đáng chú ý là từ 1678 đến
1685, khi cuộc kháng chiến “ Phân Thanh phục Minh” ở Đài Loan tan vỡ
(1683), các di thần nhà Minh đã đến Đàng Trong định cư lâu dài với khoảng
3000 binh lính của Trần Thượng Xuyên và Dương Ngạn Địch(9). Từ năm 1685
trở đi, khi cuộc chiến tranh kéo dài hơn 40 năm giữa hai họ Trịnh - Nguyễn

(8)

Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Dương (2003), Lịch sử đảng bộ tỉnh Bình
Dương (1930 – 1975), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.21
(9)
Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Dương (2003), Lịch sử đảng bộ tỉnh Bình
Dương (1930 – 1975), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.22
13


chấm dứt với thế cân bằng, tình hình chính trị-xã hội đã tương đối ổn định, nền
ngoại thương đang trên đà phát triển rất cao, cả một vùng lãnh thổ trải dài từ
Thuận - Quảng đến Cà Mau đang chờ nguồn lao động của con người đến từ mọi
hướng. Cũng trong giai đoạn lịch sử này, người Hoa được phép xuất cảnh đến
nước để bn bán, vì vậy, đơng đảo người Hoa đã đến định cư ở Đàng Trong

(trong đó có vùng đất Thủ Dầu Một). Một đợt di dân quan trọng khác của người
Hoa vào miền Nam và Thủ Dầu Một đã diễn ra Hòa ước Thiên Tân) được ký kết
giữa Pháp và triều đình Mãn Thanh. Đơng đảo người Hoa đang sống ở Thủ Dầu
Một là con cháu của những di dân đợt này(10).
Tiến trình nhập cư của người Việt diễn ra liên tục trong suốt thế kỷ thứ
XVII. Để thể chế hóa một tình hình thực tế về dân cư và hành chính, mùa xuân
năm Mậu Dần (1698), Chưởng Cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào vùng
kinh lược vùng đất phương Nam, xác lập cương thổ, xây dựng thiết chế hành
chính lập phủ Gia Định gồm hai huyện Phước Long với dinh Trấn Biên và
huyện Tân Bình với dinh Phiên Trấn Đây là đơn vị hành chính được xác lập đầu
tiên trên vùng đất mới khai khẩn của người Việt ở phương Nam. Từ đó, vùng
đất mới dần dần phát triển sôi động. Cư dân ngày càng đơng, xóm làng, phố chợ
mọc lên nhộn nhịp. Trên đất Thủ Dầu Một, những tên đất, tên làng đã sớm xuất
hiện như Lái Thiêu, Chợ Búng, Chợ Phú Cường, Chợ Tân Ba (Đồng Ván), Chợ
Tân Uyên (Đồng Sứ), Chợ Thị Tính, Chợ Dầu Giếng (Dầu Tiếng)…là biểu hiện
sức sống mạnh mẽ và sôi động của sức sản xuất và trao đổi hàng hóa trên vùng
đất mới.
Đến thời thuộc Pháp, sau khi chiếm được 3 tỉnh miền Đơng Nam Kì, thực
dân Pháp đã chia lại ranh giới hành chính và cùng với việc mộ phu của thực dân
Pháp ở vùng đất này đã làm cho dân số Thủ Dầu Một cũng có sự gia tăng đáng
kể. Năm 1915 dân số tỉnh Thủ Dầu Một vào khoảng 110.796 người đến năm
(10)

Nguyễn Văn Hiệp (2005), luận văn thạc sĩ “Những chuyển biến kinh tế - xã
hội ở Bình Dương từ ngày tái lập tỉnh (1997 – 2003)”, tr. 15
14


1925 dân số toàn tỉnh đã vào khoảng 126.730 người, năm 1931 là 177.259.
Nhưng từ những năm 1932, 1933 đến năm 1943 thì do khủng hoảng kinh tế thế

giới đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế tỉnh chính vì vậy dân cư trong tỉnh đã
giảm cịn 146.600 (năm 1943)(11).
Trong thành phần dân cư của tỉnh thì người Việt chiếm khoảng 90% tiếp
đến là người Hoa, Khmer, Stieng. Số người phương Tây khá ít ỏi khi năm 1915
mới chỉ có 59 người, năm 1925 tăng lên 174 người.
Như vậy trong suốt thời thuộc Pháp người Việt lần lượt mở rộng địa bàn
cư trú ra khắp toàn Tỉnh. Nét độc đáo về dân cư Thủ Dầu Một là sự quy tụ cư
dân từ bốn phương trong cả nước cùng với các dân tộc bản địa mà hình thành.
Dưới tác động của đời sống kinh tế - chính trị đã làm cho dân số ở Thủ Dầu Một
tăng lên nhanh chóng. Cùng với sự tăng nhanh của cư dân là quá trình hình
thành các cụm cư dân mới, những khu hành chính, những trung tâm thương
mại… đã biểu hiện sức sống mạnh mẽ và sinh động của dân cư Thủ Dầu Một
thời thuộc Pháp.
1.3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Năm 1897, Thực dân Pháp bắt đầu triển khai kế hoạch khai thác thuộc địa
lần thứ nhất trên toàn liên bang Đông Dương. Ở Nam Kỳ, bộ máy cai trị thực
dân đẩy mạnh các biện pháp chính trị, quân sự, kinh tế - tài chính… nhằm củng
cố hệ thống chính quyền, tăng cường kiểm soát trị an, tăng các nguồn lợi
nhuận… và Thủ Dầu Một cũng khơng nằm ngồi cuộc khai thác thuộc địa. Cuộc
khai thác thuộc địa bước đầu đã làm xáo trộn và thay đổi nền kinh tế - xã hội của
tỉnh Thủ Dầu Một.
Về kinh tế, với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển cây cơng
nghiệp chính vì lẽ đó mà ngay từ những năm đầu của cuộc khai thác thuộc địa
những đồn điền cao su ở Thủ Dầu Một liên tục được mọc lên và tăng về diện
(11)

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương (2010), Địa chí Bình Dương, tập 1, Nxb.
Chính trị Quốc gia Hà Nội, tr. 178
15



tích. Nếu tính từ năm 1910 tồn tỉnh có khoảng 550 ha cao su (đứng thứ 3 ở
Nam Kỳ sau Biên Hòa với 1027 ha và Gia Định 2090 ha) nhưng tới năm 1920
thì tỉnh Thủ Dầu Một đã vươn lên đứng đầu Nam kỳ về diện tích cao su với
13399 ha (Biên Hịa có 8000 ha và Gia Định có 5954 ha) và đến năm 1929 thì
diện tích cao su của tỉnh đã tăng lên 35000 ha (Biên Hòa 27000 ha và Gia Định
8000 ha)(12).
Ngoài cây cao su liên tục được mở rộng và phát triển thì cà phê và các loại
cây ăn trái khác cũng được chú trọng. Những năm cuối thập niên 20 của thế kỷ
XX diện tích cà phê tại tỉnh đạt khoảng 500 ha (Biên Hịa có 120 ha, Bà Rịa có
35 ha…). Các loại cây trái khác như Xồi, Măng Cụt, Dừa, Thơm, Chơm Chơm,
Cam… chiếm diện tích khoảng 6000ha đặc biệt là vườn trái cây Lái Thiêu.
Chính sự đa dạng về các loại cây ăn trái đã biển Thủ Dầu Một thành trung tâm
cây ăn trái đặc sản của vùng đất Nam Kỳ và cả nước.
Trong việc mở rộng và phát triển công nghiệp đặc biệt là các ngành cơng
nghiệp có liên quan phục vụ lợi ích cho cơng cuộc khai thác của tư bản Pháp thì
liên tục được đầu tư và phát triển trong đó có ngành giao thơng vận tải mà đặc
biệt là hệ thống đường sắt mà việc xây dựng đề pô xe lửa Dĩ An(13) là một minh
chứng điển hình. Số cơng nhân làm việc tại đề pơ xe lửa vào khoảng 300 người
chủ yếu xuất thân từ nông dân và thợ thủ công nghèo. Họ làm việc trong bốn
phân xưởng chính với nhiệm vụ lắp ráp, sửa chữa đầu máy và toa xe lửa cho các
tuyến đường sắt phía Nam (Sài Gịn – Biên Hịa – Nha Trang, Sài Gòn – Mỹ
Tho, Sài Gòn – Lộc Linh…). Đây chính là một bộ phận quan trọng của đội ngũ
cơng nhân công nghiệp hiện đại đầu tiên của Thủ Dầu Một và của cả nước.

(12)

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương (2010), Địa chí Bình Dương, tập 2, Nxb.
Chính trị Quốc gia Hà Nội, tr. 93
(13)

Đề pô xe lửa Dĩ An được khởi công xây dựng vào năm 1902 và trở thành nhà
máy xe lửa lớn thứ 2 ở Đông Dương, sau nhà máy xe lửa Trường Thi.
16


Năm 1901, trường Bá nghệ được Pháp cho thành lập tại tỉnh Thủ Dầu Một
sau đổi tên thành Trường Kỹ nghệ thực hành, trường đào tạo cho học sinh kỹ
năng về nghề mộc và chạm khắc gỗ. Do đó, sản phẩm gỗ Thủ Dầu Một ngày
càng trở nên nổi tiếng khắp vùng đất Nam kỳ và Nam Trung Kỳ bởi kiểu dáng
mới mẻ và trình độ kỹ thuật tinh xảo.
Một nghề thủ công khác ở Thủ Dầu Một cũng được nhiều nơi biết đến là
nghề vẽ tranh kiểng. Dọc bờ rạch Lái Thiêu đã xuất hiện nhiều cơ sở thủ công
mỹ nghệ chuyên vẽ tranh thờ, liễn, câu đối bằng sơn vẹc – ni trên kính thủy tinh.
Nhiều bức tranh, câu liễn được cẩn xà cừ hoặc chạm khắc tinh vi miêu tả phong
cảnh hoặc thể hiện mơ ước làm ăn phát đạt. Nghề gốm Thủ Dầu Một vẫn phát
triển đều đặn, số lượng các lò lu, lò chén tăng lên, ngồi các sản phẩm truyền
thống cịn sản xuất thêm chén hứng mủ cao su(14).
Sự phát triển của nông nghiệp, các ngành công nghiệp và thủ công nghiệp
ở Thủ Dầu Một đã góp phần quan trọng tạo nên sự khởi sắc của hoạt động
thương mại. Chợ Phú Cường, tỉnh Thủ Dầu Một, chợ Lái Thiêu, chợ Búng, chợ
Bình Nhâm là những chợ lớn được xếp vào hàng thị tứ, bên cạnh đó, chợ Dĩ An
cũng khá nhộn nhịp kể từ khi đề pô xe lửa được xây dựng và đưa vào hoạt động.
Về văn hóa - xã hội, cơ cấu dân cư của Thủ Dầu Một có các giai cấp, tầng
lớp hiện diện trong đời sống xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX, bao gồm các giai
cấp đã hình thành từ lâu đời (địa chủ, nông dân) và các giai cấp, tầng lớp mới (tư
sản, tiểu tư sản, công nhân). Tuy nhiên, số địa chủ (tính cả phú nơng) thì người
việt chiếm số lượng rất ít, bởi phần lớn các đồn điền trồng cao su, cà phê, cây ăn
trái. Dưới tác động của công cuộc khai thác thuộc địa, các thành phần xã hội
mới lần lượt hình thành ở Thủ Dầu Một. Một số ít thợ thủ cơng làm ăn khá giả
và phú nơng nhanh chóng mở rộng quy mơ sản xuất, kinh doanh rồi dần dần “tư

sản hóa”; tuy nhiên đội ngũ tư sản tại đây hết sức nhỏ bé cả về số lượng, lĩnh
(14)

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương (2010), Địa chí Bình Dương, tập 2, Nxb.
Chính trị Quốc gia Hà Nội, tr. 94
17


vực sản xuất kinh doanh cũng như thực lực kinh tế. Tiểu tư sản có bước phát
triển khá nhanh, bao gồm nhiều bộ phận: tiểu chủ (đa phần là chủ các cơ sở thủ
cơng), tiểu thương, trí thức, học sinh… do Thủ Dầu Một là nơi các trường tiểu
học Pháp – Việt, trường nghề hoạt động sớm nên lực lượng trí thức và học sinh
ở đây có phần đơng hơn so với các địa phương khác ở miền Đông Nam Kỳ. Lực
lượng thanh niên trí thức của Thủ Dầu Một có vai trị quan trọng trong các
phong trào u nước và cách mạng tại địa phương.
Đáng chú ý nhất là vào những năm 20 của thế kỷ XX, trên địa bàn tỉnh đã
hình thành 4 vạn người bao gồm cơng nhân cao su, công nhân xe lửa và thợ thủ
công các nghề như lị chén, lị đường…(15). Phần đơng cơng nhân làm việc ở đề
pô xe lửa Dĩ An xuất thân từ nông dân và thợ thủ công nghèo người Việt sống ở
các tỉnh miền Đơng Nam Kỳ. Ngồi bộ phận công nhân làm việc tại đề pô xe lửa
Dĩ An cịn phải kể đến lực lượng cơng nhân làm việc trong các đồn điền chủ yếu
là đồn điền cao su (xuất thân từ nông dân lao động nhưng đa phần là lớp cư dân
từ các tỉnh miền Bắc và miền Trung chuyển vào).
Đời sống cơng nhân đồn điền có phần cơ cực hơn lực lượng công nhân tại
đề pô xe lửa họ làm những công việc như cạo mủ, chế biến mủ, nhân viên kỹ
thuật giống, thợ cơ khí…cuộc sống cả về vật chất lẫn tinh thần họ đều bị bóc lột
nặng nề:

“cao su đi dễ khó về
khi đi trai tráng khi về bủng beo”


Sự ra đời của đội ngũ giai cấp công nhân đông đảo đã đem lại luồng sinh
khí mới cho phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Thủ Dầu Một.
Bên cạnh đời sống khổ cực thì mọi sinh hoạt mang tính chất văn hóa dân
tộc đều bị thực dân Pháp bóp chẹt. Nền âm nhạc chỉ dành cho những người giàu
có, tầng lớp trung lưu trở lên. Thời gian này, việc hoạt động âm nhạc là tự phát ở
một số người, một số nhóm u thích và có tâm huyết. Nhac dân tộc, hị vè dân
(15)

Ban thường vụ tỉnh ủy (1995), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Sông Bé, tập 1, nxb Ban
thường vụ tỉnh ủy Sông Bé,Tr.45
18


gian thời kỳ này chỉ phổ biến ở các dịp cúng đình, chùa, miếu, các dịp tết giỗ,
cưới xin và ma chay. Đầu thế kỉ XX, có sự ra đời và trưởng thành nhanh chóng
của nghệ thuật cải lương. Ngồi ra cịn nhiều nghệ nhân rất giỏi về đàn kìm, đàn
tranh, đàn ghi ta phím lõm. Một số địa phương có truyền thống âm nhạc khá sơi
nổi của tỉnh lúc đó là Phú Cường, Bến Thế, Lái Thiêu, Dĩ An…
Về tín ngưỡng, cũng như một số tỉnh ở miền Đơng Nam Bộ, tín ngưỡng
của cộng đồng cư dân người Việt ở Bình Dương phần đơng được hình thành trên
cơ sở các tập tục truyền thống của làng xã miền Trung và miền Bắc Việt Nam,
mà trực tiếp là mơ hình thơn làng Thuận – Quảng được các nhóm lưu dân người
Việt mang theo vào vùng đất mới.
Tơn giáo có nhiều tôn giáo xuất hiện theo sự di cư của người dân vào
vùng dất này như đạo Phật du nhập vào Thủ Dầu Một khoảng cuối thế kỷ XVI,
khi có lớp cư dân đầu tiên từ phía Bắc đến dịnh cư ở vùng này, Công giáo vào
Thủ Dầu Một vào khoảng đầu thế kỷ XVII, khi các nhà truyền giáo phương Tây
theo thương nhân ngoại quốc đến vùng đất này. Khi thực dân Pháp hoàn tất việc
tổ chức bộ máy cai trị trong cả nước, thì Cơng giáo phát triển tương đối nhanh.

Tóm lại, những đặc điểm về tự nhiên tương đối thuận lợi và đặc điểm cư
dân mới di cư từ miền trung và miền bắc vào với tính cách cần cù lao động, tinh
thần tương thân tương ái đã tạo nên tình đồn kết của người dân nơi đây, mặt
khác, những thay đổi về kinh tế - xã hội đã làm cho tỉnh Thủ Dầu Một mang một
màu sắc mới và sự phát triển nhanh chóng cả về dân số cũng như tình hình kinh
tế - xã hội đã đánh dấu một bước thay đổi cả về vật chất lẫn tinh thần của cộng
đồng cư dân trong tỉnh. Trong đó, gắn liền với q trình xâm lược của thực dân
Pháp thì tình hình tơn giáo ở đây có những chuyển biến rõ rệt, số cư dân theo
Công giáo ngày càng tăng lên và số giáo dân này cũng chịu tác động trực tiếp
của cuộc chiến tranh, nhưng bên cạnh đó, các giáo dân cũng có những đóng góp
nhất định trong đời sống xã hội trong tỉnh Thủ Dầu Một thơng qua các hoạt
động Cơng giáo của mình.
19


×