Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết xác phàm của nhà văn nguyễn đình tú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.59 MB, 139 trang )


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp hệ đại học của mình, trước hết em xin
gửi lờicảm ơn chân thành nhất đến tồn thể q thầy cơ của trường Đại học Thủ
Dầu Một, quý thầy cô của khoa Ngữ văn vì đã ln dạy dỗ và truyền đạt những
kiến thức vô cùng quýbáu cho em trong suốt bốn năm học tập và rèn luyện tại
trường.
Em xin cảm ơn TS. Hà Thanh Vân, người đã nhiệt tình hướng dẫn em
thực hiệnthành cơng khóa luận tốt nghiệp. Ngồi ra em xin chân thành cảm ơn
các thầy cô của khoa Lịch sử vì đã ln tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ em hồn
thành khóa luận, giúpem giải đáp những thắc mắc về lý thuyết và thực tiễn.
Với vốn kiến thức hạn hẹp và quỹ thời gian tìm hiểu có hạn nên em
khơng tránhkhỏi những thiếu sót trong bài khóa luận tốt nghiệp của mình. Em
rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phê bình của q thầy cơ. Đó sẽ là
hành trang quý giá giúp em hoàn thiện kiến thức của mình sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN
Với đề tài khóa luận tốt nghiệp Đại học: “Thế giới nhân vật trong tiểu
thuyết Xác phàm của nhà văn Nguyễn Đình Tú” , tơi xin cam đoan đây là cơng
trình nghiên cứu của riêng tơi. Các kết quả nêu ra trong khóa luận là trung thực và
chưa được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Bình Dương, tháng 5 năm 2015

Sinh viên

Phạm Tuấn Kiệt



MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ..................................................................................... 1
1.1. Về phía nhà văn – tác giả: ...................................................................... 1
1.2. Về phía tác phẩm: .................................................................................. 2
1.3. Về bản thân người nghiên cứu đề tài: ...................................................... 2
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẦN ĐỀ. ................................................................. 4
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. ................................................ 10
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. .................................................................. 10
5. Ý NGHĨA CỦA KHÓA LUẬN. ....................................................................... 11
6. CẤU TRÚC KHĨA LUẬN. ............................................................................ 12
CHƯƠNG 1: NHÀ VĂN NGUYỄN ĐÌNH TÚ VÀ NỀN VĂN HỌC VIỆT
NAM SAU NĂM 1975 ......................................................................................... 13
1.1. Khái quát chung về tình hình văn học sau năm 1975. ............................ 13
1.1.1. Những bước chuyển của đất nước về lịch sử - xã hội. ................ 13
1.1.2. Những thay đổi đáng ghi nhận của văn học Việt Nam sau 1975. 18
1.2. Tiểu thuyết đương đại Việt Nam – Sự vận động và tiếp cận hiện thực
không ngừng nghỉ. ...................................................................................... 37
1.2.1. Khái quát về thể loại tiểu thuyết. ................................................ 37
1.2.2. Đặc điểm tiểu thuyết sau 1975 ................................................... 42
1.3. Nhà văn Nguyễn Đình Tú .................................................................... 47
1.3.1. Con người và sự nghiệp sáng tác ................................................. 47
1.3.2. Quan niệm sáng tác ..................................................................... 50
Chương 2: THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT“XÁC PHÀM” . 56
2.1. Khái quát về chủ nghĩa hiện thực huyền ảo. (Magic Realism) ................ 56
2.1.1. Yếu tố kỳ ảo ................................................................................ 62
2.1.2. Tóm tắt tác phẩm “Xác phàm” ................................................... 65
2.2. “Xác phàm” và thế giới nhân vật mang tính điển hình ......................... 66
2.2.1. Nhân vật kỳ ảo phi giới tính; nhiều linh hồn................................ 71



2.2.2. Nhân vật xúc tác, mật mã đi vào quá khứ .................................... 90
2.2. 3. Những người vợ liệt sĩ thời hậu chiến ........................................ 97
CHƯƠNG 3: VẤN ĐỀ NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT “XÁC
PHÀM” .............................................................................................................. 109
3.1. Mang đặc trưng của chủ nghĩa hiện thực ............................................ 109
3.2. Người kể chuyện xa lạ ....................................................................... 114
3.3. Dị biệt hóa nhân vật ........................................................................... 122
3.4. Phá vỡ trật tự tuyến tính ..................................................................... 124
3.5. Hịa hợp thế giới ảo và cuộc sống thực ............................................... 126
PHẦN III: KẾT LUẬN ..................................................................................... 128
PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 132


1

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Văn học luôn vận động song hành cùng với tiến trình lịch sử của dân tộc. Nó
phát triển khơng ngừng về thể loại, nội dung và cả các thế hệ nhà văn - lực lượng
sáng tác, cũng liên tục được hình thành và phát triển.
Từ sau năm 1986, quá trình đổi mới mở cửa và giao lưu về kinh tế; văn hóa
và tư tưởng của Việt Nam cơ bản được thúc đẩy đổi mới tồn diện. Cùng với q
trình đó thì văn học Việt Nam nói chung và thể loại văn học tiểu thuyết nói riêng đã
đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Các tác phẩm văn học ra đời theo quá trình
hội nhập và phát triển ngày càng nhiều, góp phần làm phong phú về số lượng và nội
dung phản ảnh hiện thực của văn đàn Việt Nam.

Đồng thời với tình hình đó, thực tế cũng cho thấy rằng các tác phẩm văn học
nói chung và các tác phẩm thể loại tiểu thuyết đương đại nói riêng, xét về khuynh
hướng thẩm mĩ và tư tưởng cũng như cách thức thể hiện đề cập nội dung rất đa
dạng và táo bạo với những bút pháp nghệ thuật sáng tạo, trong các sáng tác ln đầy
tính mới mẻ.
1.1. Về phía nhà văn – tác giả:

Comment [SCD1]: Bỏ

Có thể thấy rằng bắt đầu từ năm 2002, văn đàn Việt Nam chứng kiến sự ra
mắt của nhà văn trẻ Nguyễn Đình Tú với tiểu thuyết đầu tay Hồ sơ một tử tù đầy ấn
tượng gây được rất nhiều tiếng vang. Ngay tiếp những năm sau, đó là sự ra đời của
tác phẩm Bên dịng Sầu Diện xuất bản năm 2005, tài năng và ngòi bút của cây bút
trẻ Nguyễn Đình Tú tiếp tục được khẳng định, cụ thể là thông qua ba cuốn tiểu
thuyết được trình làng liên tục trong ba năm: Nháp (2008), Phiên bản (2009), Kín
(2010). Đến tháng 8 năm 2014, tác giả đã thực sự khẳng định được tên tuổi và ngòi
bút năng lực của mình trong nền tiểu thuyết đương đại Việt Nam bằng tác phẩm tiểu
thuyết Xác phàm.

GVHD: TS. Hà Thanh Vân

SV: Phạm Tuấn Kiệt


2
Nguyễn Đình Tú là một cái tên cịn khá mới trong văn đàn Việt Nam nhưng
năng lực sáng tác của nhà văn lại rất dồi dào và mạnh mẽ, cụ thể là qua 14 năm sáng
tác và cống hiến, nhà văn Nguyễn Đình Tú đã cho ra đời 7 đứa con tinh thần – 7
tiểu thuyết chất lượng cả về nội dung và nghệ thuật.
1.2. Về phía tác phẩm:


Comment [SCD2]: Bỏ

Nội dung chứa đựng của tác phẩm, Xác phàm đã đề cập đến cuộc chiến
biên giới phía bắc Việt Nam – Trung Quốc, vào năm 1979. Về tính mới mẻ trong
việc phản ánh nội dung hiện thực lịch sử, có thể nhận xét rằng Xác phàm là cuốn
tiểu thuyết đầu tiên của văn đàn Việt Nam đề cập đến và đề cập thành cơng cuộc
chiến biên giới phía Bắc giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nó là tiếng nói của hiện
thực, là bài ca đầy tính nghệ thuật của ngịi bút văn học. Nó là cuốn tiểu thuyết
“nhỏ” nhưng dám nói lên những điều khơng hề nhỏ, nói lên được cái mà chưa ai
dám nói.
Xét về thời điểm ra đời thì tiểu tuyết Xác phàm được ra đời chính thức vào
ngày 13 tháng 8 năm 2014. Đây là cuốn tiểu thuyết được xuất bản ngay sau sự kiện
giàn khoan HD 981 của Trung Quốc xâm phạm trái phép vùng biển Việt Nam vào
tháng 5 năm 2014, một sự kiện ngoài ý muốn, mang đầy tính thời sự trong và ngồi
nước.
Nghệ thuật sáng tác của nhà văn, Nguyễn Đình Tú đã thể hiện trong tiểu
thuyết Xác phàm một lối sáng tác vô cùng mới mẻ và hết sức độc đáo. Nhà văn kết
nối thành công được chiếc cầu nối giữa hiện thực và quá khứ, giữa hư và thực, giữa
hai vấn đề hồn tồn trái ngược nhau, đó là câu chuyện về phẫu thuật chuyển đổi
giới tính và câu chuyện của lịch sử, của chiến tranh. Tất cả nhuần nhuyễn và đan
xen nhau thông qua yếu tố kỳ ảo, nét riêng của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo.
1.3.

Về bản thân người nghiên cứu đề tài:

Người nghiên cứu đề tài nhận thấy và đánh giá được rằng:

GVHD: TS. Hà Thanh Vân


SV: Phạm Tuấn Kiệt


3
Khi nghiên cứu, theo đuổi đề tài Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết “Xác
phàm” của nhà văn Nguyễn Đình Tú người nghiên cứu đề tài sẽ hiểu được sâu
hơn q trình vận động của văn học Việt Nam nói chung và thể loại tiểu thuyết
đương đại nói riêng.
Bên cạnh đó, bản thân người nghiên cứu lại u thích với những sáng tác
Việt Nam đương đại phản ánh về chiến tranh, đặc biệt là những cuộc chiến sau năm
1975, câu chuyện về cuộc chiến biên giới Việt – Trung năm 1979 trong tiểu thuyết
Xác phàm là một điển hình. Nó thật sự gây được hứng khởi từ phía bản thân người
nghiên cứu.
Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo và các yếu tố kỳ ảo bên trong nó, ln mang
một ma lực hấp dẫn cao nơi người đọc và cả người nghiên cứu đề tài. Các câu
chuyện giữa hư và thực, giữa cõi nhân gian hiện tại và cõi âm quá khứ trong tiểu
thuyết Xác phàm là một cụ thể điển hình cho sự hấp dẫn trên.
Khi triển khai nghiên cứu đề tài Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết “Xác
phàm” của nhà văn Nguyễn Đình Tú, bản thân người nghiên cứu đề tài cũng
muốn bổ sung thêm kiến thức hiểu biết của mình về một nhà văn triển vọng – cây
bút trẻ Nguyễn Đình Tú.
Cùng với sự mới mẻ đối với thời gian xuất bản, cuốn tiểu thuyết Xác phàm
hiện tại vẫn chưa có một cơng trình nghiên cứu hay đề tài nào nghiên cứu về nội
dung Xác phàm cũng như chưa có cơng trình nào thực hiện việc tìm hiểu sâu về thế
giới nhân vật, về yếu tố kỳ ảo của chứa đựng song hành đan xen bên trong nội dung
của nó.
Ngồi ra mỗi tác phẩm văn học đều có một tính thẩm mĩ, tính nhân văn và
giáo dục con người, việc nghiên cứu sâu về nghệ thuật và nội dung của tác phẩm
tiểu thuyết Xác phàm sẽ góp phần bồi dưỡng cho bản thân người nghiên cứu những
điều cần nên tiếp thu và học hỏi từ tác phẩm. Bởi vì đối với người nghiên cứu đề tài

khóa luận, là một giáo viên Ngữ văn trong tương lai cho nên những điều thu nhận

GVHD: TS. Hà Thanh Vân

SV: Phạm Tuấn Kiệt


4
được từ tiểu thuyết Xác phàm của nhà văn Nguyễn Đình Tú sẽ có tác dụng khơng
nhỏ trong việc gợi ý, để người nghiên cứu đề tài thực hiện công việc đào tạo học
sinh trung học phổ thông sau này, đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của
xã hội, đất nước và thời đại.
Tại sao những tác phẩm tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú – tiểu thuyết Xác
phàm lại tồn tại sự thu hút nơi người đọc? Yếu tố kỳ ảo của nghệ thuật sáng tác và
thế giới nhân vật trong Xác phàm cụ thể tồn tại ra sao? Những góc khuất sâu hơn
nữa về cuộc chiến tranh biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 1979 là gì?
Lằn ranh biên giới giữa hư và thực tồn tại như thế nào trong tiểu thuyết Xác phàm?
Ta sẽ tiếp thu và học được điều gì khi đọc tác phẩm Xác phàm?... Đó là những câu
hỏi mà bản thân người nghiên cứu đề tài đặt ra, việc nghiên cứu đề tài sẽ là cách để
trả lời thấu đáo những câu hỏi trên.
Và tất cả những điều vừa nói trên cũng chính là những lý do để người nghiên
cứu chọn đề tài: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết “Xác phàm” của nhà văn
Nguyễn Đình Tú.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẦN ĐỀ.

Comment [SCD3]: Ấ

Cây bút trẻ Nguyễn Đình Tú từ năm 2002 đến nay, tuy chỉ mới góp mặt
vào làng văn Việt Nam 12 năm nhưng đã để lại những tác phẩm sáng tác đáng ghi
nhận về số lượng và chất lượng. Bên cạnh đó, những cơng trình nghiên cứu về

Nguyễn Đình Tú và các tác phẩm của anh từ nghệ thuật, phong cách sáng tác đến
nội dung, các mặt hiện thực của cuộc sống được phản ánh… cũng ngày càng nhiều,
cụ thể như sau:
Bản thân Nguyễn Đình Tú là một sĩ quan quân đội, hoạt động binh nghiệp
song song với công việc sáng tác văn chương, cho nên Nguyễn Đình Tú và các sáng
tác của ơng trước hết gây được sự chú ý từ các nhà văn quân đội như Nam Hà, Lê
Lựu, Khuất Quang Thụy, Chu Lai... Các nhà văn trên đã có những đánh giá sắc sảo
về nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm của Nguyễn Đình Tú trong các bài viết:
“Một khái niệm mới về tiểu thuyết “Hồ sơ một tử tù”; “Nguyễn Đình Tú và
“Nháp”; “Phiên bản”- một mệnh đề mang tính tường luận lý thú”.

GVHD: TS. Hà Thanh Vân

SV: Phạm Tuấn Kiệt

Comment [SCD4]: Bỏ


5
Ngồi ra, cây bút trẻ Nguyễn Đình Tú cịn thu hút được sự quan tâm của các
nhà phê bình văn học như Trần Đình Sử, Nguyễn Thị Minh Thái, Nguyễn Thanh
Tú, Nguyễn Chí Hoan, Ngơ Tự Lập, Văn Giá, Inrasara, Trần Tố Loan, Đoàn Minh
Tâm, Đoàn Ánh Dương, Trịnh Sơn, Đào Bá Đồn, Bùi Việt Thắng, Ngơ Hương
Giang... Các nhà phê bình văn học trên cũng đã đưa ra những nhận xét có giá trị về
tác phẩm của Nguyễn Đình Tú qua các bài viết như: “Kín”- một dịng tiểu thuyết
miên man; “Từ Hồ sơ một tử tù” đến “Nháp” - một chặng đường tiểu thuyết
Nguyễn Đình Tú; “Phiên bản” - Hồ sơ một sự thanh tẩy, “Hoang tâm “ hay sự trở
về với căn tính văn hóa, Thế hệ “Nháp”, “Bên dòng Sầu Diện” - Cách tiếp cận
chiến tranh của người viết trẻ, Dịch chuyển tiêu cực trong tiểu thuyết “Nháp”, Lối
viết nước đôi hay phép lợi thế trong tiểu thuyết “Phiên bản”...

Bên cạnh đó, liên quan đến các tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú cũng có
những bài viết lớn, nhỏ được in trên báo chí và các diễn đàn văn học như: Hoài
Hương với “Nháp” hay sự yếm thế trong tâm hồn con người; Nguyễn Thanh Tú
với “Nháp” hay sự nối dài những bi kịch; Phạm Thùy Linh với “Phiên bản” - góc
tiếp cận nhân văn; Nghiêm Tuấn Anh với “Phiên bản” những mảng tối của cuộc
đời, Hương Giang với “Phiên bản” của bạo lực và tình người; Phong Lan với
Nguyễn Đình Tú và hé lộ “Kín”; Lãm Ngun với “Kín – cuộc tìm lối của người
trẻ”; Tiểu Quyên với “Nhà văn Nguyễn Đình Tú: Nội lực sáng tạo khơng giới
hạn”; Dương Tử Thành với Nguyễn Đình Tú không tránh sắc dục trong sách mới…
Gần đây nhất là những bài chuyên luận về nhà văn Nguyễn Đình Tú và tác
phẩm Xác phàm, cụ thể ta có: Nguyễn Thị Minh Thái với “Xác phàm” - pha trộn
tinh tế hai màu đen trắng”, Ngô Hương Giang với “Xác phàm”, bước ngoặt tiểu
thuyết của Nguyễn Đình Tú”, Nguyễn Hữu Quý với “Xác phàm”, tiểu thuyết 3
trong 1, Lam Thu với bài viết chuyên luận “Xác phàm” - cuốn sách quyết không
'chết' trên bàn kiểm duyệt, Nguyễn Đình Tú viết về chiến tranh biên giới phía Bắc;
Nguyễn Hiền với “Xác phàm” – một tiểu thuyết về chiến tranh biên giới phía Bắc.
Nói riêng về tác phẩm tiểu thuyết Xác phàm, một số ý kiến đánh giá của các
nhà phê bình văn học đưa ra khá tổng quan và sắc sảo. Như nhà phê bình văn học

GVHD: TS. Hà Thanh Vân

SV: Phạm Tuấn Kiệt


6
Trịnh Sơn từng đánh giá “Xác phàm” của Nguyễn Đình Tú là một cuốn tiểu thuyết
phân vùng. Không đơn thuần phân chia theo địa lý, mà được cắt sâu bằng lưỡi dao
của thời gian, tâm linh, lịch sử, giới tính và tâm hồn... Vượt khỏi địa hạt thế mạnh
là hiện thực, văn Nguyễn Đình Tú trong Xác phàm thiên về cảm luận và bay bổng
lâng lâng giữa đường biên tam giác lãng mạn - tượng trưng - huyền ảo” [23]. Từ ý

kiến của nhà phê bình Trịnh Sơn, ta thấy rằng Nguyễn Đình Tú sáng tác tiểu thuyết
Xác phàm bằng việc kết hợp giữa hiện thực và huyền ảo với các yếu tố kỳ ảo của
thời gian, con người, lịch sử và suy cảm tâm hồn.
Giáo sư Trần Đình Sử cho rằng: “Cuốn tiểu thuyết rất hấp dẫn, tôi đọc một
hơi không dứt ra được cho đến khi đọc hết. Một cuốn siêu tiểu thuyết, một truyện
trong truyện” [28]. Từ ý kiến trên của Giáo sư Trần Đình Sử, một sức hút mạnh mẽ,
một ma lực thu hút độc giả tồn tại nội tại bên trong cuốn tiểu thuyết Xác phàm là có
thật. Đó là lối hành văn tinh tế vừa cổ điển lại vừa sáng tác, đặc biệt với một nội
dung đề tài nhạy cảm cả về mặt hiện thực chính trị lẫn hiện thực xã hội.
Theo như ý kiến của nhà phê bình văn học Bùi Việt Thắng thì: “Với Xác
phàm, tác giả có vẻ như đã làm chủ được cái khả năng "thơng linh" các hình thức
thể hiện nghệ thuật đời sống của tiểu thuyết hiện đại... Đi vào thế giới tâm linh con
người, như cách Nguyễn Đình Tú thực hiện bằng tiểu thuyết, theo tơi, là một cuộc
thám hiểm, nên phải chấp nhận mạo hiểm. Nhưng sự phiêu lưu, mạo hiểm bao giờ
cũng gây men hứng thú, thậm chí trở thành "hưng cảm" trong hành xử của con
người. Tơi nghĩ, nếu nói về cảm hứng chủ đạo xui khiến sự viết của ngòi bút tác giả,
trong trường hợp này, chính là một năng lượng "hưng cảm".Tác giả đã truyền cái
chất men say nồng ấy sang nhân vật cho đến tận “ chân tơ kẽ tóc, khơng trừ ai...”
[23]. Có thể nói chính cảm xúc chân thực, chính q trình muốn tìm hiểu hiện thực
lịch sử q khứ đã nung nấu và làm cho tác giả “thai nghén” trong việc dự định
sáng tác một tác phẩm tiểu thuyết. Sự ra đời của tiểu thuyết Xác phàm là một kết
quả tất yếu. Sự sáng tạo đầy mạo hiểm trong việc cách tân chấp bút sáng tác thể loại
tiểu thuyết đã tạo ra một hiệu ứng đáng ghi nhận.
Nhận xét về mặt nội dung, nhà văn Đào Bá Đoàn cũng từng ý kiến về Xác

GVHD: TS. Hà Thanh Vân

SV: Phạm Tuấn Kiệt



7
phàm: “Xác phàm” thực ra là một dịng sơng ký ức cuộn chảy của dân tộc Việt thời
đoạn một phần ba thế kỷ qua - Ấy là cuộc chiến vệ quốc với kẻ thù truyền kiếp; sự
khốc hại của chiến tranh; cái nhân văn trong cảnh ngộ máu; những đớn đau mất
mát của thân phận đàn bà; sự “lệch chuẩn” trong hoàn thiện nhân cách trẻ em những cơn buồn và những vẻ đẹp hoang đường như một mê sảng của thế giới tiếp
tục còn bị đẩy sâu vào vùng tăm tối - đường còn lắm mê loạn, cái đẹp cịn cịn bị
dìm, bị tàn hại bởi bao tảng đá hộc; khát vọng nhân văn còn vời vợi và bản thân nó
vẫn gây khát như người bệnh trót uống cả biển mặn mà mặt trời đã đổ lửa, rang tất
cả trong một khung trời…” [23] .
Nhà văn Đào Bá Đoàn muốn nhấn mạnh về nội dung chính của cuốn tiểu
thuyết 275 trang. Đó là câu chuyện về cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc năm
1979, đó là một câu chuyện hồn tồn có thực của lịch sử Việt Nam. Song hành với
câu chuyện của mặt trận biên giới phía Bắc là những mảnh vụn hoàn hảo đề cập đến
số phận của những người “phía sau cuộc chiến”, đó là những người vợ mất chồng,
những đứa con thiếu cha, những đứa trẻ bị ám ảnh bởi ký ức chiến tranh và cả
những mặt trái của xã hội trong giai đoạn hậu chiến tranh.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Thái đưa ra đánh giá khách quan: “Cuốn tiểu
thuyết đầu tiên của Tú viết về đề tài chưa ai từng viết tiểu thuyết ấy đã gặp vơ vàn
khó khăn khi biên tập và xuất bản. Và có thể nó khơng dễ tiếp nhận với số đông
người trẻ, đã luôn chỉ thấy chiến tranh trong kí ức những người già… Có thể chính
vì vậy mà tôi phát hiện thêm một nét độc đáo nữa của tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú,
chính là sự hư cấu thơng minh, biết dựa trên tâm thế của chính mình, là người viết
từng có nhiều quan sát và linh nghiệm, học được từ nghiệm sinh của những nhà
ngoại cảm chân chính, thực sự có tài năng” [21].
Dựa vào ý kiến trên, ta thấy nội dung và đề tài của Xác phàm đó là những đề

Comment [SCD5]: Bỏ

tài và nội dung rất cổ điển – chiến tranh. Văn học Việt Nam nói chung, khi chắp
cánh bay ra khỏi biên giới tổ quốc để đến với các nước khác trên thế giới, được đọc

giả đón nhận, hầu hết là những tác phẩm liên quan đến chiến tranh mà thật sự thì tác
phẩm văn học là lời tự sự của hiện thực, là tấm gương phản chiếu hiện thực, và có lẽ

GVHD: TS. Hà Thanh Vân

SV: Phạm Tuấn Kiệt

Comment [SCD6]: Dùng cách nói khác


8
chính vì thể mà nhiều độc giả nước ngồi nhận định Việt Nam là một quốc gia đa
phần và vẫn còn chiến tranh?!

Comment [SCD7]: ?

Bên cạnh việc các độc giả nước ngoài nhận định Việt Nam là một quốc gia
vẫn cịn chiến tranh thơng qua tác phẩm văn học phần nhiều nghiêng về chiến tranh
của Việt Nam, giới trẻ ngày nay ngày càng xa rời với các câu chuyện của lịch sử,
các vấn đề nóng đáp ứng nhu cầu cầu tiếp nhận của đọc giả trẻ, ngày nay đa phần là
những vấn đề của giới tính (từ văn học đồng tính; điện ảnh đồng tính; đến cả những
loại hình nghệ thuật khác), những vấn đề của thời đại và tình u... Đâu đó đã có sự
lãng qn hoặc cố tình lảng tránh những đề tài nội dung liên quan đến chiến tranh –
những câu chuyện của quá khứ lịch sử. Và thật độc đáo và tài tình khi Nguyễn Đình
Tú nắm bắt được tâm lý trên và đã thu hút thành công đọc giả trẻ đến với tiểu thuyết
thứ 7 của mình bằng một câu chuyện về phẫu thuật chuyển đổi giới tính.
Nhà văn Võ Thị Xn Hà bình luận về tiểu thuyết Xác phàm như sau:
“Những Xác phàm sinh ra làm người, có thể hồn chỉnh, có thể thiếu hụt, dự phần
trong hịa bình hay trong chiến tranh, được đủ đầy hay thiếu vắng, sống trong hạnh
phúc hay đau khổ... Nhưng cho dù là trạng huống nào, ở thể nào, con người ta vẫn

nhất quyết đi tìm cho mình một bản ngã căn cốt. Và tâm hồn con người được vươn
lên ngạo nghễ từ bản ngã đó. Thành cơng của Xác phàm được xác quyết như vậy”
[28]. Vấn đề nhân vật và số phận cũng như diễn tiến của nhân vật trong Xác phàm
được nhà văn Võ Thị Xuân Hà chú ý. Vấn đề Xác phàm và bản ngã của những Xác
phàm, vấn đề con người và quá trình diến tiến suy nghĩ và hành động của từng cá
nhân trong xã hội được tác giả Nguyễn Đình Tú đề cập khéo léo trong tiểu thuyết
của mình.
“Xác phàm” một lần nữa đưa Nguyễn Đình Tú vào danh sách những nhà
văn có nhiều độc giả nhất hiện nay. Một Nguyễn Đình Tú ngồn ngộn vốn sống, dày
dặn trải nghiệm và đặc biệt cực kỳ phong phú trí tưởng tượng. Văn phong vẫn cứ
sắc ngọt, hoạt. Nhưng bắt đầu chín muồi về độ triết lý [27], nhà phê bình Bùi Việt
Thắng đã từng nhận định như vậy. Nguyễn Đình Tú thành cơng với 6 tác phẩm tiểu
thuyết trước đó và Xác phàm góp phẩn khẳng định thêm giá trị và sự điêu luyện từ

GVHD: TS. Hà Thanh Vân

SV: Phạm Tuấn Kiệt

Comment [SCD8]: ầ


9
ngịi văn của anh. Chính vốn sống đa dạng và dày dặn, trí tưởng tượng đúng mực
của một nhà văn mặc áo lính, của một trái tim và khối óc đầy những suy cảm về
cuộc sống và đời người đã giúp tạo nên thành công của nhà văn.
Đồng thời với những nhận xét đánh giá và những bài viết báo, những chun
luận trên thì vẫn cịn có một số báo cáo khoa học, tiểu luận và khóa luận tốt nghiệp
cũng nghiên cứu các khía cạnh khác nhau trong sáng tác của Nguyễn Đình Tú, mà
chủ yếu ở thể loại tiểu thuyết.
Cụ thể như: luận văn thạc sĩ của Phạm Anh Hào với đề tài “Hiện thực đương

đại trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú” chuyên ngành Lý luận văn học; mã số
60.22.32 được bảo vệ tại đại học Vinh năm 2011; Nguyễn Thị Phương Nhi với đề
tài luận văn thạc sĩ“Yếu tố tính dục trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú” chun
ngành văn học Việt Nam; mã số 60.22.36 được bảo vệ tại Đại học Đà Nẵng năm
2012; Dương Thị Hương với đề tài khóa luận“Đặc điểu tiểu thuyết Nguyễn Đình
Tú” chun ngành văn học Việt Nam; mã số 60.22.34 được bảo vệ tại trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn; Nguyễn Trọng Hiếu với “Tiểu thuyết Nguyễn
Đình Tú từ góc nhìn phân tâm học” được bảo vệ tại Đại học Tiền Giang, Phạm Thị
Huyền Trang với “Vấn đề thân phận con người trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú”,
Phan Thị Trang Nhung với “Hình tượng khơng gian và thời gian trong tiểu thuyết
Nguyễn Đình Tú”…
Tuy nhiên, tất cả các cơng trình nghiên cứu trên ngồi các báo cáo khoa học
và khóa luận chun sâu thì phần nào mới chỉ dừng lại trên phạm vi nhỏ hẹp nên
chưa có cái nhìn toàn diện về thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú,
đặc biệt là chưa có cơng trình nào nghiên cứu riêng về tác phẩm tiểu thuyết Xác
phàm . Điều đó tạo tiền đề cho, người nghiên cứu đề tài tiếp tục khai thác sâu hơn
về nội dung Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết “Xác phàm” của nhà văn Nguyễn
Đình Tú, từ đó khẳng định sự độc đáo trong nghệ thuật sáng tác, cũng như cách tiếp
cận nội dung, những đóng góp cho thể loại tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Đình Tú
trong dịng chảy vơ tận của văn học Việt Nam nói chung và văn học Việt Nam
đương đại nói riêng.

GVHD: TS. Hà Thanh Vân

SV: Phạm Tuấn Kiệt


10
3.


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.

Comment [SCD9]: Bỏ

Khi tiến hành thực hiện khóa luận với đề tài nghiên cứu Thế giới nhân vật
trong tiểu thuyết “Xác phàm” của nhà văn Nguyễn Đình Tú, người thực hiện đề tài
xác định đối tượng khóa luận là việc khám phá, nghiên cứu về các nhân vật và sự
vận động diễn tiến từ hành động suy nghĩ và những thơng điệp đầy tính nhân văn
biểu hiện trong tiểu thuyết Xác phàm của nhà văn Nguyễn Đình Tú.
Về phạm vi nghiên cứu, để thực hiện trọn vẹn đề tài nghiên cứu trên, người
thực hiện đề tài chú trọng vào cuốn tiểu thuyết Xác phàm của nhà văn Nguyễn Đình
Tú, xuất bản ngày 13 tháng 8 năm 2014, nội dung chính thức 275 trang. Đồng thời
người nghiên cứu đề tài cũng khảo sát thêm một vài các tiểu thuyết đã xuất bản của
Nguyễn Đình Tú để tìm hiểu cụ thể xem các nhân vật và mật mã nhân vật xuất hiện
và tồn tại như thế nào trong các tiểu thuyết của anh. Ngoài ra, người thực hiện đề tài
cũng đọc tham khảo thêm những tiểu thuyết tiêu biểu của các tác giả Việt Nam và
các sáng tác của các nhà văn nước ngoài tiêu biểu về cách sáng tác theo chủ nghĩa
hiện thực huyền ảo, trong tác phẩm có chứa các yếu tố kỳ ảo để có căn cứ đánh giá
góp phần làm sáng rõ hơn đối tượng nghiên cứu của khóa luận, sáng rõ hơn về bức
màn nhân văn đầy ý nghĩa ẩn chứa trong từng nhân vật của tiểu thuyết “Xác phàm”.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

Comment [SCD10]: Bỏ

Thực hiện khóa luận này, người thực hiện đề tài chủ yếu sử dụng các phương
pháp nghiên cứu sau: Trước hết là phương pháp tổng hợp và phương pháp hệ thống
- cấu trúc. Bằng 2 phương pháp này chúng tôi sẽ tiến hành tổng hợp các nhân vật và
các yếu tố kỳ ảo theo những hệ thống, cấu trúc đã đặt ra.
Bên cạnh đó, với phương pháp so sánh chúng tôi sẽ tiến hành so sánh tác
phẩm “Xác phàm” với các tác phẩm có liên quan nhằm làm nổi bật các khía cạnh

cần bàn đến. Song song với các phương pháp trên thì phương pháp phân loại và
phân tích nhân vật được người nghiên cứu đề tài chú trọng thực hiện, thông qua các
hành động và ngoại hình, số phận nhân vật, chúng tơi sẽ đưa ra những nhận định
nhằm có một cái nhìn tốt nhất về từng nhân vật trong thế giới nhân vật hết sức đa

GVHD: TS. Hà Thanh Vân

SV: Phạm Tuấn Kiệt

Comment [SCD11]: hai


11
dạng của tác phẩm. Phương pháp cuối cùng được chúng tơi sử dụng đó là phương
pháp đối chiếu lịch sử - xã hội, với phương pháp này, bản thân người nghiên cứu đề
tài rất tâm đắc và yêu thích, cụ thể những câu chuyện và sự kiện; những địa điểm di tích hư cấu trong tác phẩm sẽ được đối chiếu với thực tế để thấy rõ những nét
mới lạ đầy tính sáng tạo trong điểm nhìn và cách tiếp cận hiện thực của tác giả.
5.

Ý NGHĨA CỦA KHÓA LUẬN.

Comment [SCD12]:

Đây là khóa luận với đề tài đầu tiên nghiên cứu về thế giới nhân vật trong
tiểu thuyết Xác phàm của nhà văn Nguyễn Đình Tú. Thơng qua việc thực hiện

Comment [SCD13]: Bỏ

nghiên cứu khóa luận này, bản thân người thực hiện đề tài muốn bồi đắp thêm tri
thức cho mình về văn học đương đại Việt Nam, về chủ nghĩa hiện thực huyền ảo và

các nhân vật trong tác phẩm văn học viết về chiến tranh, cụ thể là qua sáng tác của
nhà văn Nguyễn Đình Tú với tác phẩm tiểu thuyết Xác phàm.
Đồng thời việc nghiên cứu đề tài khóa luận này cịn giúp người thực hiện đề
tài có cái nhìn tổng quan hơn về sự tồn tại và phát triển của văn học Việt Nam từ
sau năm 1975 đến nay.
Đất nước chúng ta đang xây dựng và phát triển với nhiều hạn chế và tích

Comment [SCD14]: Việt Nam

cực, nội dung tái hiện trong tác phẩm là cuộc chiến tranh biên giới Việt – Trung
năm 1979 và hiện thực con người - xã hội Việt Nam thời hậu chiến, tồn tại như một
bài học lịch sử quá khứ và lịch sử đương đại sinh động, thật sự đáng trân trọng và
tiếp thu. Đó là một cách giúp người thực hiện đề tài hiểu thêm về lịch sử dân tộc
Việt Nam, hiểu thêm phần nào về những mặt hạn chế của xã hội trong thời kỳ quá
độ xây dựng xã hội chủ nghĩa và đổi mới phát triển đất nước.
Ngồi ra việc nghiên cứu này cịn giúp làm sáng rõ thêm ý đồ của nhà văn,
một ý đồ mang đầy tính thời sự và cấp bách nhất là khi cả dân tộc Việt đang trong
giai đoạn chung tay bảo vệ lãnh hải và biên giới quốc gia trước các thế lực thù địch.

GVHD: TS. Hà Thanh Vân

SV: Phạm Tuấn Kiệt

Comment [SCD15]: ,


12
6.

CẤU TRÚC KHĨA LUẬN.


Comment [SCD16]:

Xét về cấu trúc, khóa luận với đề tài Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết
“Xác phàm” của nhà văn Nguyễn Đình Tú, có 4 phần.
Phần I là mở đầu, trong phần này người thực hiện đề tài sẽ khái quát và trình

Comment [SCD17]: Trong phần mở đầu,

bày về lý do chọn đề tài, tóm tắt sơ lược về các ý kiến đánh giá và nhận xét về
những sáng tác của nhà văn Nguyễn Đình Tú được thực hiện bởi các chuyên gia và
các nhà nghiên cứu khác, đồng thời đưa ra ý kiến cá nhân người thực hiện đề tài cho
từng nội dung trong phần lịch sử nghiên cứu vấn đề về tiểu thuyết Xác phàm. Ngồi
ra trong phần I có các các mục nội dung như đối tượng và phạm vi nghiên cứu;
phương pháp nghiên cứu đề tài; ý nghĩa của khóa luận khi thực hiện hoàn thành…
Phần II là phần nội dung gồm 3 chương chính. Cụ thể như sau Chương I:
Những vấn đề chung; Chương II: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết “Xác phàm”;
Chương III: Một số đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết “Xác phàm”.
Phần tiếp theo là phần III, trong phần kết luận này người thực hiện nghiên

Comment [SCD18]: ,
Comment [SCD19]: này cịn có

Comment [SCD20]: Bỏ
Comment [SCD21]: chính
Comment [SCD22]: bỏ
Comment [SCD23]: :
Comment [SCD24]: Trong phần kết luận,

cứu đề tài sẽ tổng kết về nội dung đã nghiên cứu phía trên, đồng thời cũng sẽ đưa ra

những khuyến nghị nếu có. Cuối cùng là phần IV - phần tài liệu tham khảo và phụ
lục, trong phần này những tài liệu tham khảo và trích dẫn sẽ được ghi chú ứng với
nội dung sử dụng và trích dẫn trong khóa luận. Những tài liệu kèm theo nếu có sẽ
được thể hiện tại phần này.

GVHD: TS. Hà Thanh Vân

SV: Phạm Tuấn Kiệt

Comment [SCD25]: Bỏ


13
CHƯƠNG 1:

Comment [SCD26]: Bỏ

NHÀ VĂN NGUYỄN ĐÌNH TÚ VÀ NỀN VĂN HỌC VIỆT NAM
SAU NĂM 1975
1.1.

Khái quát chung về tình hình văn học sau năm 1975.

Comment [SCD27]: Mục này phải là 1.1 chứ
em?

1.1.1. Những bước chuyển của đất nước về lịch sử - xã hội.

Comment [SCD28]: Bỏ


Việt Nam là một quốc gia nằm sát biển, có đường bờ biển khá dài. Đây là

Comment [SCD29]: Tương tự, mục này là 1.1.1
Comment [SCD30]:

một quốc gia với bề dày lịch sử và văn hóa hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước.
Bằng lăng kính của lịch sử chúng ta sẽ nhìn lại những bước chuyển của Việt Nam

Comment [SCD31]: ,

về tình hình lịch sử và xã hội sau năm 1975.
Cách đây đúng 40 mùa xuân, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của
nhân dân ta đã kết thúc thắng lợi và thành công tuyệt đối trên mặt trận giải phóng

Comment [SCD32]: năm
Comment [SCD33]: Việt Nam

dân tộc – một dân tộc nhỏ bé nhưng đầy sức mạnh và khí phách. Việt Nam đã gây
nên một tiếng vang to lớn cho nhân dân trên toàn thế giới bằng thắng lợi thành công
đầy vẻ vang trong công cuộc kháng chiến chống lại Đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai.

Comment [SCD34]: Chú ý: không dùng cách nói
có sự phân biệt, kỳ thị, cần có cách diễn đạt khác.

Vào mùa Xuân năm 1975, chúng ta đã đánh bại đế quốc Mỹ - một đế quốc có thế

Comment [SCD35]: tháng 4
Comment [SCD36]: tương tự như trên.

lực kinh tế, quân sự hùng mạnh vào bậc nhất thế giới.

Có thể nhận định rằng, sau chiến thắng vẻ vang mang tên Điện Biên Phủ
trong cuộc chiến tranh chống Pháp 1945 – 1954 chấn động địa cầu thì việc tiếp tục
chiến thắng thành công Đế quốc Mỹ vào năm 1975 thật sự là một trong những chiến
thắng lịch sử oanh liệt và lẫy lừng của toàn thể nhân dân dân tộc Việt Nam. Một kỷ
nguyên mới, một chân trời mới rộng lớn và đầy sức sống đã được mở ra đón chào
cho sự phát triển rực rỡ của đất nước Việt Nam.
Sau chiến thắng năm 1975, đó là kỷ nguyên cả nước được độc lập, thống
nhất. Toàn thể nhân dân hai miền Nam – Bắc cùng nhau phát triển mạnh mẽ đi lên
theo con đường chủ nghĩa xã hội.
Mặc dù đã thắng lợi trong việc bảo vệ biên giới và bờ cõi quốc gia thế nhưng
nỗi đau và những tàn dư của chiến tranh để lại cho dân tộc ta lại không hề nhỏ và

GVHD: TS. Hà Thanh Vân

SV: Phạm Tuấn Kiệt


14
đơn giản. Hàng vạn những cơng trình và nhà cửa đã bị phá hủy; đất đai canh tác
nơng nghiệp hịa mình với bom đạn và những chất độc vơ hình ln ẩn mình đe dọa
nhân dân ta; những thế địch thù địch từ phía bên ngồi và cả bên trong ln tìm

Comment [SCD37]:

cách phá hoại q trình khơi phục và phát triển đi lên theo con đường chủ nghĩa xã
hội của nhân dân ta. Con đường thống nhất nước nhà và phát triển của dân tộc ta

Comment [SCD38]:

theo chủ nghĩa xã hội sau năm 1975 khó khăn và gian nan hơn bao giờ hết.


Comment [SCD39]: C

Trong giai đoạn chiến tranh giải phóng miền Nam 1954 – 1975, nhân dân
miền Bắc vừa phải khôi phục đổ vỡ chiến tranh, vừa phải xây dựng chủ nghĩa xã
hội và vừa cả phải làm nhiệm vụ của hậu phương lớn. Miền Bắc đã phải trực tiếp
chống lại cả hai cuộc chiến tranh phá hoại của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cho
nên “Kinh tế miền Bắc chủ yếu vẫn là sản xuất nhỏ, nông nghiệp lạc hậu, cơ chế
quản lý vốn nặng về tập trung quan liêu bao cấp, lại bị chi phối thêm bởi quy luật
chiến tranh nên càng bị méo mó, phi kinh tế” [26]. Cơ bản, tình hình kinh tế và phát
triển của miền Bắc lúc này vẫn chưa phát huy được tính khả thi, chưa thu được kết
quả đáng ghi nhận.
Sau năm 1975, đến lúc khi mà Nam – Bắc thống nhất, chiến tranh kết thúc cơ
bản trên phạm vi lãnh thổ tồn dân tộc thì tình hình Việt Nam nói chung và miền
Bắc nói riêng, được ghi nhận bằng những điểm đáng chú ý sau:
Về mặt kinh tế, cơ chế quản lý kinh tế lại bộc lộ rõ hơn những bất cập và
mặt trái của nó. Quan hệ sản xuất và trao đổi giao thương có dấu hiệu của sự khủng
hoảng. Do vậy, việc chấn chỉnh lại cơ chế quản lý kinh tế cho phù hợp với quy luật
vận động là một vấn đề cấp thiết nhưng lại hết sức khó khăn khi tiến hành thực
hiện.
Về mặt xã hội, chiến tranh đã làm xáo trộn và gây tổn thất lớn cho lực lượng
lao động, hàng vạn những thanh niên mang trên mình những vết thương và sự mất
mát. Vết thương và nỗi đau từ chiến tranh để lại hậu quả rất nặng nề và kéo dài cho
những người còn lại sau cuộc chiến và cả một dân tộc Việt thời hậu chiến.

GVHD: TS. Hà Thanh Vân

SV: Phạm Tuấn Kiệt

Comment [SCD40]: C



15
Đối với miền Nam, về kinh tế, do chính sách thực dân kiểu mới, “yếu tố tư
bản chủ nghĩa đã xâm nhập mạnh vào các ngành công nghiệp, thương nghiệp, tài
chính ngân hàng...” [25]. Trong chừng mực nhất định, kinh tế ở các vùng bị tạm
chiếm đã phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa, ở miền Nam ruột thịt đã hình
thành các đơ thị kiểu Mỹ và Pháp với cách thức phát triển kinh tế hết sức đa dạng
nhưng phần nào lại trái ngược với lối phát triển theo chủ nghĩa xã hội của Đảng và
nhà nước đã đề ra vào tình hình lịch sử lúc bấy giờ.
Mặc dù được miền Nam hình thành các đơ thị và vận động giao thương kinh

Comment [SCD41]: Thay bằng: đã

tế theo lối “Mỹ - Pháp”, nhưng nếu xét về tổng thể thì kinh tế miền Nam chủ yếu
vẫn là sản xuất nhỏ, cơ cấu mất cân đối và lệ thuộc nặng nề vào viện trợ từ bên
ngồi. Vì vậy, khi Mỹ rút quân, cắt giảm viện trợ, nền kinh tế miền Nam lập tức rơi
vào khủng hoảng. Nhiệm vụ khôi phục và phát triển một nền kinh tế vốn mang tính
lệ thuộc cao như vậy trở nên hết sức khó khăn. Đó là chưa kể đến khó khăn ở những
vùng bị tàn phá bởi chiến tranh, bị hủy diệt bởi chất độc hóa học.
Sau giải phóng ngày 30 tháng 4 năm 1975, miền Nam cịn có sự phức tạp về
mặt xã hội. Chiến tranh và q trình cưỡng bức đơ thị hóa của Mỹ đã gây xáo trộn
trong phân bố lực lượng lao động, Mỹ ép buộc quy hoạch những vùng thuộc miền
Nam Việt Nam để biến chúng trở thành những khu đơ thị nhằm mục đích phục vụ
nhu cầu và qn sự của Mỹ.
Nông thôn ở miền Nam Việt Nam rất nghèo nàn - Nông nghiệp thiếu lao

Comment [SCD42]: , ngành n

động. Các vùng đô thị, mật độ dân số quá đông, không tương xứng với sự phát

triển về kinh tế. Những di hại do chế độ thực dân mới của Mỹ gây ra và để lại cũng
rất nặng nề như tệ nạn ma túy, lưu manh, bụi đời, mại dâm...; số người thất nghiệp,
đặc biệt là số người mù chữ chiếm tỷ lệ lớn trong dân cư.
Về vấn đề bảo vệ bờ cõi quốc gia. Sau năm 1975, mặc dù cơ bản nước ta đã
đi vào trạng thái hịa bình thống nhất, dân tộc Việt Nam đã thốt khỏi vịng vây xâm
lược nhưng đâu đó vẫn cịn những cuộc chiến xâm lược từ phía các nước láng

GVHD: TS. Hà Thanh Vân

SV: Phạm Tuấn Kiệt

Comment [SCD43]: :


16
giềng. Nổi bật và tiêu biểu cho cả biên giới hai miền Nam – Bắc đó là chiến dịch
bảo vệ biên giới phía Tây- Nam ở miền Nam và chiến dịch phản cơng bảo vệ biên
giới phía Bắc ở miền Bắc.
Ở miền Nam Việt Nam, chiến dịch bảo vệ biên giới Tây- Nam xuất hiện ngay
sau sự kiện giải phóng hoàn toàn miền Nam. Đây là một loạt các chiến dịch quân sự
do Việt Nam tiến hành nhằm phản công lại các hoạt động quân sự của quân Khmer
Đỏ tấn công vào lãnh thổ ở miền Nam Việt Nam. Quân Khmer Đỏ tàn độc giết chết
thảm sát diệt chủng người dân và đốt phá làng mạc Việt Nam trong những năm
1975-1978.
Ở biên giới phía Bắc của thủ đơ Hà Nội, chiến tranh giữa Việt Nam - Trung
Quốc đã chính thức nổ ra vào năm 1979, sau này thường được gọi là Chiến tranh
biên giới phía Bắc Việt - Trung năm 1979. Đây là một cuộc chiến ngắn nhưng khốc
liệt giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam,
nổ ra vào ngày 17 tháng 2 năm 1979 khi Trung Quốc đưa quân tấn công Việt Nam
trên toàn tuyến biên giới trên bộ giữa hai nước.

Cả hai cuộc chiến tranh ở Biên giới Tây Nam và Biên giới phía Bắc, 1979
đều có liên quan với nhau về mặt chiến lược quân sự của các thế lực thù địch.
Về tình hình sự kiện kinh tế - xã hội. Năm 1986 gắn liền với một sự kiện

Comment [SCD44]: :

quốc gia làm thay đổi tích cực hơn về cục diện nhiều mặt. Đây là năm diễn ra Đại
hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trước những kết quả không khả quan cho
việc phát triển nền kinh tế theo hướng “tự cung tự cấp”, tổng Bí thư Nguyễn Văn
Linh tuyên bố “cởi trói”, “đổi mới tư duy”, với rất nhiều “việc cần làm ngay” [29].
Đảng và nhà nước ta đã chính thức thay đổi tư duy và cách thức trao đổi giao
thương với các nước trong khu vực và thế giới về các mặt kinh tế; chính trị; văn
hóa; văn học nghệ thuật… Tất cả, theo hướng hội nhập và phát triển.
Kể từ năm 1986 trở đi là thời kỳ “mở cửa” phát triển và hội nhập của Việt
Nam, và cũng chính việc thay đổi tư duy và đường lối phát triển kinh tế đã nhanh

GVHD: TS. Hà Thanh Vân

SV: Phạm Tuấn Kiệt

Comment [SCD45]:


17
chóng thúc đẩy cho Việt Nam có những bước chuyển mình đáng ghi nhận về các
mặt kinh tế; chính trị và cả văn học nghệ thuật.

Comment [SCD46]: ,

Với việc mở cửa hội nhập nên tình hình giữa Việt Nam và các nước từng là

“phía bên kia chiến tuyến” đã nhanh chóng bắt kịp xu thế “bình thường hóa”, cả
Việt Nam và các nước “phía bên kia chiến tuyến” đã tạm quên đi quá khứ xung đột
để cùng nhau phát triển lợi ích quốc gia.
Việt Nam đã và ln quan hệ với Trung Quốc theo phương thức hữu nghị
hịa bình. Thế nhưng với âm mưu và tham vọng bá quyền của mình, muốn làm chủ
khu vực Châu Á và thế giới, Trung Quốc đã và đang nhiều lần tiến hành chống phá
xâm lược và vô cớ lấn át bờ cõi biên cương đất liền lẫn hải đảo của Việt Nam.
Đó là sự kiện ồn ào về tranh chấp lãnh hải ở đảo Gạc Ma; Hoàng Sa và
Trường Sa của Việt Nam, gần đây nhất dư luận trong nước và thế giới lại rúng động
và xôn xao với việc Trung Quốc thi hành chính sách của cái gọi là “đường lưỡi bị”
trên biển Đông một cách ngang ngược và trái với luật pháp quốc tế, bên cạnh đó sự
việc chính quyền Trung Quốc bồi lấp biển một cách trái phép ở đảo Chữ Thập,
thuộc vùng biển Việt Nam thành đảo lớn nhất trong hệ thống quần đảo của Trường
Sa với diện tích hết sức to lớn, lên tới 49 hecta, lớn hơn cả đảo Ba Bình vốn lớn
nhất trước đây.
Sự kiện Trung Quốc đánh phá và bắn hại tàu cá của ngư dân Việt Nam tại
ngư trường Hoàng Sa – Trường Sa; sự kiện Trung Quốc xây dựng căn cứ quân sự
một cách phi pháp trên lãnh thổ thuộc quần đảo Hoàng Sa; sự kiện Trung Quốc hạ
đặt trái phép giàn khoan HD981 trên biển Đông thuộc vùng biển chủ quyền của Việt
Nam… Tất cả những điều trên đã như những giọt nước làm tràn ly, bộc lộ hoàn toàn
những sai trái trong cách hành xử của một quốc gia với bề dày lịch sử và văn hiến
lâu đời như Trung Quốc.
Giai đoạn này, chúng tôi nhận định rằng đây là cơ hội để văn học phản ánh
những hiện thực mới trong thời kỳ mới, là cơ hội để văn học tái phản ánh những

GVHD: TS. Hà Thanh Vân

SV: Phạm Tuấn Kiệt

Comment [SCD47]: V

Comment [SCD48]: đã khiến


18
hiện thực trong quá khứ lịch sử, là thời kỳ phù hợp để văn học tiếp tục thực hiện sứ
mệnh thiêng liêng của mình - “phục vụ tuyên truyền” cho dân tộc Việt Nam.

Comment [SCD49]: :

Tóm lại, tình hình đất nước sau Đại thắng mùa Xuân 1975 mặc dù có nhiều
thuận lợi nhưng đồng thời cũng có rất nhiều khó khăn và cả những phức tạp mà
chúng ta chúng ta chưa lường được hết. Sau 1975 chiến tranh vẫn luôn nổ ra trên
mặt trân đất liền biên giới và hải đảo biển Đông tổ quốc, và khi dân tộc Việt Nam bị
xâm lược bờ cõi thiêng liêng thì bao giờ nhân dân Việt cũng đứng lên kháng chiến
bảo vệ đất mẹ yêu thương.
1.1.2. Những thay đổi đáng ghi nhận của văn học Việt Nam sau 1975.
Do đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài khóa luận là tiểu thuyết “Xác
phàm”, một nhánh của thể loại văn xuôi, cho nên bản thân người nghiên cứu sẽ chủ

Comment [SCD50]: Mục này là 1.1.2
Comment [SCD51]:

Comment [SCD52]: chúng tôi

yếu nhấn mạnh những thay đổi đáng ghi nhận của văn học sau năm 1975 ở khía
cạnh văn xi, đặc biệt là thể loại sáng tác tiểu thuyết.
Kể từ sau năm 1975 cho đến nay, văn học Việt Nam đã trải qua hơn 40 năm
lịch sử với nhiều thăng trầm và những lần thay đổi chuyển mình. Như đã nói ở phần
trên, văn học ln gắn liền với q trình thay đổi và phát triển của tiến trình lịch sử,
cho nên kể từ sau khi thống nhất nước nhà, sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, văn


Comment [SCD53]: bỏ

học đã có những thay đổi đáng ghi nhận về cách thức thể hiện nội dung và cả về
nghệ thuật.
Dựa vào tiến trình lịch sử Việt Nam cho đến nay, chúng tôi tạm chia văn học
Việt Nam sau 1975 ra thành 2 thời kỳ, giai đoạn cụ thể 1975 – 1985 và 1985 –
2015.
Giai đoạn lớn thứ nhất 1975 – 1985

Comment [SCD54]: Nên đặt tên mục theo số
thứ tự: 1.1.2.1

Đây là thời kỳ giai đoạn mà văn học Việt Nam vẫn còn những đặc trưng và
mang hơi hướng của văn học cách mạng, văn học sử thi 1945 – 1975. Trong giai
đoạn 10 năm này thì văn học Việt Nam đã có những thay đổi bước đầu đáng ghi
nhận, khi mà từng bước nhẹ nhàng thể hiện sự chuyển mình ở khía cạnh nội dung

GVHD: TS. Hà Thanh Vân

SV: Phạm Tuấn Kiệt


19
và hình thức nghệ thuật của bản thân văn học từ văn học sử thi thời chiến sang văn
học Việt Nam thời hậu chiến.
Ở giai đoạn trước, 1945 – 1975, nội dung phản ánh của văn học chủ yếu là
những vấn đề chung hết sức to lớn, mang tầm vóc sử thi. Con người trong giai đoạn
đỉnh cao của văn học thời chiến những năm 1945 – 1975, được nhắc đến và đề cập


Comment [SCD55]: Bỏ

thể hiện bằng những hình ảnh chung, những nhân vật, những số phận điển hình của
hồn cảnh điển hình. Họ được khắc họa và miêu tả thơng qua góc nhìn từ xa của tác
giả.
Sau năm 1975, lịch sử Việt Nam chuyển qua một thời đại mới, văn học có
những sự đổi mới về cách thức sáng tác và nội dung. Tuy nhiên văn học sau 1975
vẫn “vận động theo một quán tính nhất định của văn học thời chiến” [31]. Mặc dù
vẫn tập trung hướng về đề tài chiến tranh và người lính, thế nhưng điều đáng ghi
nhận đó là số phận và những nhân vật người lính trong văn học của giai đoạn này
được thể hiện rõ hơn. Họ được ngòi bút của tác giả tập trung thể hiện nhiều hơn, thể
hiện và khắc họa chân thực hơn với một cự li gần hơn. Có thể liệt kể ra một số tác
phẩm tiêu biểu cho dạng sáng tác “cự li gần” như “Năm 75 họ đã sống như thế” của
Nguyễn Trí Huân; “Tháng ba ở Tây Nguyên” của Nguyễn Khải…
Cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc vào năm 1975 đã thành công
trọn vẹn. Và khi tiếng súng; tiếng bom mìn - những âm thanh chết chóc của chiến
trường yên ắng, các tác giả - nhà văn lại có thêm thời gian và khoảng rộng của
những khoảnh khắc suy tư để chiêm nghiệm lại những gì đã qua.
Các nhà văn trong giai đoạn này chủ động nhìn lại cuộc chiến tranh, phản
ánh những mất mát hy sinh của các chiến sĩ, những người đã nằm xuống mặt trận để
góp mình cao đẹp cho sự chiến thắng của tổ quốc. Những số phận và câu chuyện
của những người đã hy sinh, được tái hiện sinh động trong tác phẩm văn học sau
1975, và đó như một cách làm tăng thêm lòng yêu nước cho độc giả, như một cách
khẳng định ý nghĩa của sự hy sinh và vất vả gian lao của chiến thắng quân thù.

GVHD: TS. Hà Thanh Vân

SV: Phạm Tuấn Kiệt

Comment [SCD56]: Bỏ



20
Tiếng súng của chiến tranh đã yên ắng. Tổ quốc Việt Nam bước vào giai
đoạn của hịa bình và thống nhất. Thế nhưng tất cả chỉ là bước đầu, sau chiến tranh

Comment [SCD57]: Bỏ

ngồi sự bình n và hịa bình thống nhất thì cả dân tộc cịn phải đối mặt với rất
nhiều thử thách và khó khăn. Các tác phẩm của Nguyễn Mạnh Tuấn như tập truyện
ngắn “Năm hịa bình đầu tiên”, tiểu thuyết “Những khoảng cách còn lại”; hay sáng
tác “Miền cháy” của Nguyễn Minh Châu… đều là những tác phẩm thể hiện rõ nhất
điều này.
Bước vào những năm 1980, tình hình kinh tế; xã hội và cả văn học của Việt
Nam gặp nhiều khó khăn hơn bao giờ hết. Các đề tài sáng tác văn học dần rơi vào
ngõ cụt, rất nhiều tác giả - nhà văn lâm vào tình trạng chung là bối rối, đuối sức và
khơng tìm thấy phương hướng để giải thốt cho ngịi bút sáng tác và cả chính lối đi
cho chính bản thân họ. Những thay đổi đột ngột của thời cuộc lịch sử làm cho các
ngịi bút sáng tác chưa kịp thích nghi, cho nên những sáng tác của họ lâm vào tình
trạng chung là trở nên lạc lõng với độc giả và quần chúng nhân dân trong thời kỳ
mới.
Thêm vào đó, ngay trong tình hình lịch sử lúc bấy giờ, trong một quãng thời
gian tương đối dài về giai đoạn thời kỳ văn học, khoảng 30 năm từ 1945 đến 1975,
phần đông độc giả Việt Nam “chỉ được tiếp xúc với nền văn học cổ điển châu Âu
qua một số đỉnh cao từ thế kỉ XIX đổ về trước” [31].
Các sáng tác văn học nước ngoài trong giai đoạn 1945 – 1975 vì lý đo khách
quan từ thời cuộc và cả chủ quan về tư tưởng chính trị, cho nên khi du nhập vào
Việt Nam rất hạn chế về sự đa dạng, chiếm đa số vẫn là các sáng tác từ các nước
thân hữu trong phe Xã hội chủ nghĩa. Chính những khó khăn nói trên đã như một
cách kích thích cho sự vươn mình đổi mới và phát triển của văn học. Bản thân văn

học không thể ngưng lại so với tiến trình phát triển của lịch sử, cho nên các tác giả
cũng khơng thể tụt lùi, họ tìm cho mình những suy cảm với chiều sâu tâm hồn đầy
tinh tế.

GVHD: TS. Hà Thanh Vân

SV: Phạm Tuấn Kiệt

Comment [SCD58]: ,


×