Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Thuốc gây tê, mê - Con dao hai lưỡi doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.15 KB, 5 trang )

Thuốc gây tê, mê - Con dao hai lưỡi

Gây tê cục bộ.
Có thể nói sử dụng thuốc gây tê, mê là một tiến bộ vượt bậc của ngành
y nhằm góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống của con
người. Tuy nhiên sử dụng thuốc loại này giống như việc sử dụng con dao hai
lưỡi mà lưỡi nào cũng thật sắc.
Thuốc đưa đến tác dụng gây tê, mê rất tốt nhưng đồng thời cũng có thể gây
tai biến chết người. Không hiếm xảy ra trường hợp người bệnh chỉ mới được tiêm
một liều thuốc gây tê nhỏ lại bị tử vong vì sốc thuốc.

Thuốc gây tê
Thuốc gây tê là thuốc có tác dụng ức chế dây thần kinh cảm giác để làm
tạm thời mất cảm giác tại nơi thuốc tiếp xúc. Tức là thuốc chỉ gây tê, làm mất cảm
giác đau đớn tại nơi có thuốc chứ không ảnh hưởng đến ý thức, hoạt động của cơ
thể.
Khi nhổ răng và được tiêm thuốc tê chẳng hạn, ta thấy vùng nướu được
tiêm tê cứng và không còn cảm giác nữa nhưng ý thức vẫn hoàn toàn tỉnh táo, tay
chân vẫn hoạt động bình thường.
Thuốc gây tê được chia làm hai loại: gây tê bề mặt (tetracain, ethyl clorid)
dùng để bôi, đặt trên da, niêm mạc, nhỏ mắt; gây tê tiêm (lidocain, bupivacain).
Khi tiêm sẽ xuyên thấm qua da - niêm mạc (trong nhổ răng), gây tê ngoài màng
cứng và gây tê tủy sống (hiện nay mổ lấy thai chỉ cần gây tê tủy sống).
Một số thuốc gây tê thường sử dụng là lidocain, bupivacain, procain... trong
đó lidocain được dùng rộng rãi nhất. Do thời gian tác dụng gây tê quá ngắn, thuốc
thường được thêm chất co mạch adrenalin để kéo dài tác dụng cục bộ của thuốc.
Bác sĩ điều trị cần thận trọng khi dùng adrenalin phối hợp với thuốc gây tê
vì dùng quá mức có thể gây thiếu máu cục bộ. Tác dụng phụ của thuốc gây tê
thường là hạ huyết áp, nhịp tim chậm.
Tác dụng trên thần kinh như gây vật vã, suy hô hấp và co giật. Đặc biệt
thuốc có thể gây dị ứng, trầm trọng nhất là gây sốc phản vệ. Bác sĩ phải đánh giá


được liều dùng an toàn của thuốc gây tê thông qua xác định tuổi, cân nặng của
bệnh nhân, đặc điểm lâm sàng, mức độ vùng mạch máu ở nơi thuốc tiếp xúc và
thời gian dùng thuốc. Nếu dùng đường tiêm, phải cẩn thận theo dõi tác dụng độc
của thuốc trong 30 phút đầu sau khi tiêm và cần có thuốc cấp cứu để xử lý khi bị
tai biến.

Thuốc gây mê

Là thuốc có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương để làm mất hoàn toàn
ý thức, phản xạ và mọi cảm giác của toàn thân. Tức là khi được gây mê người
bệnh sẽ bất động, ngủ say như chết, hoàn toàn không hay biết khi cuộc phẫu thuật
có khi rất nghiêm trọng đang diễn ra. Thuốc gây mê được chia làm hai loại:
Thuốc gây mê dạng hít: là các thuốc gây mê bay hơi ở thể khí được dùng
qua đường hô hấp để duy trì mê sau khi khởi mê bằng thuốc gây mê tĩnh mạch. Có
các thuốc: ether mê, halothan, dinitrogen oxid (N2O)... Để tránh giảm ôxy huyết
phải dùng thuốc gây mê dạng hít phối hợp với một nồng độ ôxy thích hợp.
Thuốc gây mê tĩnh mạch: là các thuốc dùng đường tiêm tĩnh mạch chủ yếu
để khởi mê nhanh và sau đó được duy trì bằng thuốc mê dạng hít thích hợp hoặc
được tiêm truyền gián đoạn hay liên tục. Người ta cũng dùng thuốc gây mê loại
đơn thuần để gây ngủ nhẹ trong các phẫu thuật ngắn, đặc biệt được tiến hành với
sự hỗ trợ của thuốc gây tê. Có các thuốc: thiopental, ketamin, etomidat...
Hiện nay vẫn chưa có được một thuốc gây mê lý tưởng có đặc điểm: khởi
phát tác dụng nhanh, êm dịu; khoảng cách an toàn (tức giữa liều điều trị và liều
độc) rộng; không có tác dụng phụ ở liều điều trị. Tức là các thuốc gây mê được
dùng hiện nay đều độc và có thể gây tác dụng phụ. Hầu hết có thể gây suy hô hấp,
giảm huyết áp, suy chức năng tuần hoàn não. Một số thuốc có thể gây suy gan, suy
thận. Hiện nay người ta không gây mê bằng một thuốc duy nhất mà được thay
bằng “gây mê cân đối”, tức là dùng phối hợp nhiều thuốc có tác dụng khác nhau
để tạo ra trạng thái mê cân đối. Như bên cạnh thuốc gây mê, người ta dùng thuốc
tiền mê là thuốc an thần, thuốc chống co thắt, thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau... Sử

dụng thuốc gây mê luôn luôn có nguy cơ bị tai biến cho nên phải sẵn có và đầy đủ
các phương tiện hồi sức cấp cứu đối phó với trường hợp bị tai biến do thuốc và cả
các tai biến khác xảy ra trong cuộc phẫu thuật (nên lưu ý sốc có thể do thuốc gây
tê, mê nhưng cũng có thể do phản xạ thần kinh khi tiến hành mổ xẻ ở các vùng
nhạy cảm như hầu, họng, cổ, hậu môn... và phải có thuốc, phương tiện cấp cứu
thích hợp). Đặc biệt sử dụng thuốc gây mê chỉ an toàn khi được tiến hành bởi bác
sĩ được đào tạo một cách bài bản chuyên khoa gây mê hồi sức.

×