Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.83 KB, 5 trang )
Từ câu chuyện thở trong túi
polyetylen cấp cứu mắt
Cách đây không lâu, một giáo sư chuyên ngành mắt, người Mỹ, thuyết trình
tại hội trường Viện Mắt Trung ương. Vấn đề vị giáo sư nói là các bệnh cấp cứu về
mắt mà mắt không có dấu hiệu viêm đỏ lộ ra ngoài. Trong đó có chứng tắc động
mạch trung tâm võng mạc và cách sơ cứu đơn giản cho người ở xa cơ sở y tế. Bài
viết sau xin đề cập đến căn bệnh này và thủ thuật thở trong túi polyetylen để giúp
bạn đọc biết cách ứng phó khi gặp tình huống bệnh.
Thủ thuật này như sau:
Chỉ cần có chiếc túi polyetylen rộng mỗi bề 20-30cm, người bệnh tự trùm
nó qua cả mũi và miệng, tự họ giữ lấy cho sát kín vào da với ngón cái và ngón trỏ
(giống như động tác làm loa tay alô để gọi người ở cách xa). Người bệnh thở ra rồi
lại hít vào trong túi đó. Thở như thế từ 2-3 phút. Đến hết phút thứ hai sẽ rất ngột
ngạt và tiếng thở sẽ tự rít lên, nghe rất sợ. Thế nhưng họ đạt được hiệu quả giãn
mạch vùng đầu, mặt, trong đó có động mạch võng mạc. Bởi vì thiếu ôxy hoặc thừa
CO2 đều gây hiệu ứng giãn mạch. Giãn mạch kịp thời với cơn tắc động mạch
trung tâm võng mạc là điều rất cần thiết. Người ta tiên lượng hiệu quả thị lực dựa
theo thời gian bệnh nhân được dùng thuốc giãn mạch càng sớm càng tốt. Có thể
nói hiệu quả điều trị dựa theo thời gian được đưa các thuốc giãn mạch vào cơ thể,
theo từng giờ.
Nếu được dùng thuốc sau cơn 1 giờ kết quả khác; sau 3 giờ, 6 giờ, 12 giờ,
kết quả lại xấu đi nữa. Còn sau 48 giờ mới có thuốc thì thị lực mất vĩnh viễn.
Vậy tắc động mạch trung tâm võng mạc là gì?
Võng mạc là màng mang các tế bào thị giác. Mỗi mắt chỉ có một động
mạch trung tâm võng mạc cung cấp máu nuôi võng mạc. Tất nhiên động mạch đó
phải tỏa ra nhiều nhánh để tưới máu cho toàn bộ võng mạc.
Khi nó bị tắc, võng mạc sẽ không có máu đến để cung cấp ôxy. Khi nó bị