Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Đánh giá một số tính chất công nghệ của ván sàn 3 lớp phủ mặt bằng gỗ keo lai acacia auriculiformis cunn x acacia mangium wild biến tính bởi hóa chất anhydric axetic

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (472.61 KB, 47 trang )

Đặt vấn đề
Hiện nay khi gỗ mọc nhanh rừng trồng đang được trồng rất nhiều ở các
nước trên thế giới, thì xu thế nghiên cứu biến tính theo hướng thay đổi tính chất
gỗ có lợi cho người sử dụng là hết sức cần thiết. Bên cạnh những ưu điểm của
gỗ rừng trồng như: sinh trưởng nhanh, có khả năng tái sinh tự nhiên tốt. Đây
cũng là lý do mà những năm về trước gỗ rừng trồng chủ yếu phục vụ cho sản
xuất bột giấy, sản xuất ván dăm, một số ít cho sản xuất bao bì hoặc những đồ
mộc không có tính thẩm mỹ cao.
Biến tính gỗ là quá trình tác động hóa học, cơ học, nhiệt học hoặc đồng
thời làm thay đổi lại cấu trúc của gỗ, mà chủ yếu là tác động vào các nhóm
Hyđrôxyl, quá trình này làm cho các tính chất của gỗ thay đổi.
Các công nghệ khác của biến tính gỗ đà được nghiên cứu và ứng dụng
vào sản xuất từ lâu. Nhưng do giá thành gỗ biến tính và đòi hỏi của môi trường
nên chỉ những năm gần đây nó mới được áp dụng. Tạo và nâng cao chất lượng
ván phủ mặt bằng phương pháp biến tính để dán phủ lên bề mặt vật liệu gỗ là xu
hướng sử dụng hiệu quả và nâng cao chất lượng nguyên liệu gỗ đà và đang được
ứng dụng trong thực tế sản xuất ở nhiều nước trên thế giới có ngành công
nghiệp chế biến gỗ phát triển.
Từ những hạn chế trên của gỗ rừng trồng tôi thực hiện Khoá luận: Đánh
giá một số tính chất công nghệ của ván sàn 3 lớp phủ mặt bằng gỗ Keo lai
(Acacia auriculiformis Cunn x Acacia mangium Willd) biÕn tÝnh bëi ho¸
chÊt Anhydric axetic


Phần I
Tổng quan đề tài
1.1. Lược sử nghiên cứu
1.1.1. Trên thế giới
Gỗ là loại vật liệu tự nhiên vừa có tính dẻo vừa có tính đàn hồi, có đặc
tính xốp, mao dẫn, dị hướng có khả năng trao đổi ẩm với môi trường xung
quanh dẫn tới sự thay đổi kích thước, hình dạng và đặc tính cơ lý của gỗ ảnh


hưởng đến thời gian sử dụng và độ bền sản phẩm.
Công nghệ biến tính gỗ được phát triển mạnh mẽ trên thế giới từ những
năm 1970 tại Nga, Mỹ, Đức với mục đích nâng cao tính chất của gỗ. Biến tính
gỗ đà là quá trình thay đổi tính chất của gỗ dưới tác động của các yếu tố hoá
học, vật lý, tác động nên gỗ mà chủ yếu là tác động vào cấu trúc vách tế bào.
Hiện nay có một số loại hình biến tính gỗ như: Gỗ ngâm tẩm, gỗ ép lớp, gỗ nén,
gỗ tăng tỷ trọng, polyme hoá
Để nâng cao tính chất cho gỗ, trên thế giới đà có nhiều công trình nghiên
cứu khoa học tiêu biểu như:
Stamm, Seborg (1955) và Stamm (1964) đà thành công khi cho thực hiện
phản ứng giữa nhóm hyđrôxyl với anydrit axetic và pyridin ở dạng khí.
M. V. Grinberg, D. V. Okonov (Látvia) đà nghiên cứu ổn định kích thước
gỗ Bạch dương bằng anhyđrit axetic kết hợp với xử lý nhiệt.
A. Kalins, M. V. Grinberg, D. V. Okonov (Látvia) đà tiến hành axetyl
hoá gỗ Bạch dương và gỗ Thông bằng anhydrit axetic được làm nóng trong
trường điện cao tần.
K. P. Svalbe, I. O. Odolina, viện Nông nghiệp Látvia, đà xử lý gỗ Thông
bằng hơi anhydrit axetic.
Giáo sư Militz (1999) đà tiến hành nghiên cứu công nghệ biến tính gỗ
bằng phương pháp axetyl hoá không dùng chất xúc tác hoá học mà sử dụng


nhiệt độ để làm tăng tốc độ phản ứng thay thÕ nhãm OH b»ng c¸c nhãm
CH3COO- .
Holger Militz1, Behbood Mohebby, Carsten Mai1 (2003), trường Đại học
tổng hợp Gottingen, Đức đà nghiên cứu khả năng ổn định kích thước và khả
năng chống nấm mốc của gỗ Thông và gỗ Bạch dương (Fagus sylvatica) được
xử lý bằng anhydrit axetic ở nhiệt độ 90 - 1300C.
1.1.2. Tại Việt Nam
ở nước ta công nghệ biến tính gỗ cũng đà bắt đầu được gần 30 năm các

nhà khoa học tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đà nghiên cứu đặt ra
các loại thoi dệt từ gỗ ép và keo phênol.
Để hòa nhập với sự phát triển chung của thế giới thì từ năm 2002 đến nay
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, trường Đại học Lâm nghiệp đà đẩy
mạnh việc nghiên cứu tính gỗ đặc biệt là gỗ rừng trồng. Một số công trình có
thể kể ra như:
Năm 2004, tại trường Đại học Lâm nghiệp T.S. Trần Văn Chứ đà biến
tính một số loại gỗ rừng trồng Bồ đề, Keo lá tràm, Keo lai, làm đồ mộc theo
phương pháp hóa dẻo gỗ bằng dung dịch Urê và tiến hành nén ép ở nhiệt độ và áp
suất cao. Sản phẩm gỗ biến tính có khối lượng thể tích tăng hơn so với ban đầu.
T.S. Vũ Huy Đại đà biến tính gỗ Keo tai tượng bằng phương pháp hóa
dẻo gỗ bởi dung dịch amoniac nồng độ 25% và tiến hành nén ép ở các tỷ suất
nén ép khác nhau 30%, 40%, 50%. Sản phẩm gỗ biến tính có khối lượng thể
tích, tính chất cơ lý cao hơn so với gỗ chưa biến tính.
Tiếp nối các đề tài nghiên cứu của các thầy cô giáo thì cũng có nhiều đề
tài, khóa luận của sinh viên Trường Đại học Lâm nghiệp đà nghiên cứu về lĩnh
vực này. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung theo hướng ảnh hưởng của chế dộ
hóa dẻo, chế độ ép đến tính chất cơ lý và tính đàn hồi trở lại của gỗ biến tính có
thể kể ra một số đề tài khóa lu©n nh­ sau:


Trần Ngọc Thành đà nghiên cứu của tỷ suất nén và nhiệt độ đến tính chất
cơ lý của gỗ Trám trắng làm ván sàn bằng phương pháp nhiệt cơ.
Những công trình trên chỉ là những bước đi đầu tiên trong xu thế phát
triển biến tính gỗ ở nước ta. Để có thể đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển
của ngành Chế biến lâm sản, cần phải có nhiều công trình nghiên cứu về nâng
cao tính chất cơ lý của các loài gỗ bằng các phương pháp khác nhau. Nhằm tạo
ra nguồn nguyên liệu mới thay thế nguồn nguyên liệu rừng tự nhiên hiện đang
bị cạn kiệt.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu

- Xác định một số tính chất công nghệ của ván sàn 3 lớp được phủ mặt
bằng gỗ Keo lai biến tính bởi Anhydric axetic.
- Đánh giá khả năng làm ván sàn 3 lớp được phủ mặt bằng gỗ Keo lai
biến tính bởi Anhydric axetic.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nguyên liệu gỗ Keo Lai (Acacia auriculiformis Cunn x Acacia
magium Will) 10 tuổi.
- Ván phủ mặt là gỗ Keo lai có chiều dày 4mm, được biến tính bằng hoá
chất Anhydric axetic.
- Sản phẩm mộc là ván sµn cã kÝch th­íc 350 x 90 x 15 mm. Có kết cấu 3
lớp, 2 mặt được dán bằng ván phủ mặt đà biến tính, lớp lõi là Keo lai có khối
lượng thể tích 0.452(g/cm3)
1.3.2. Nội dung nghiên cứu
- Thử nghiệm biến tính ván phủ mặt từ gỗ Keo Lai làm đồ mộc bằng
phương pháp axetyl hoá.


- Thực nghiệm dán phủ lên bề mặt ván nền v xác định các tính chất cơ
học của ván sàn: Độ bền uốn tĩnh, modun đàn hồi, độ kéo trượt màng keo, khối
lượng thể tích, trương nở chiều dày, độ hút nước.
- Đánh giá khả năng làm ván sàn 3 lớp được phủ mặt bằng gỗ Keo lai
biến tính bởi Anhydric axetic.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp kế thừa.
Khoá luận kế thừa Chuyên đề nghiên cứu khoa học:

Nâng cao tính

chất của ván phủ mặt từ gỗ Keo lá tràm (Acacia auriculiformis Cunn) làm

đồ mộc bằng phương pháp Anhydric axetic và Anhydric axetic kết hợp nén
ép
Khoá luận đà kế thừa tài liệu nghiên cứu ở trong và ngoài nước có liên
quan đến lĩnh vực nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm.
Thực nghiệm quá trình axetyl hóa ván phủ mặt và dán phủ nên gỗ Keo lai.
1.5. Bố trí thực nghiệm
1.5.1. Yếu tố đầu vào
- Gỗ Keo lai 10 tuổi.
- Hoá chất Anhydric axetic.
- Nhiệt độ xử lý hoá chất 1250C.
- ChÕ ®é Ðp: T = 550C, P = 0,7MPa.
1.5.2. Yếu tố đầu ra
* Mẫu thí nghiệm.
- Ván phủ mặt: KÝch th­íc 350 x 90 x 4mm.
- V¸n lâi: KÝch th­íc 350 x 90 x 8mm.


* Thực nghiệm.
- Xử lý ván phủ mặt bằng Anhydric axetic.
- Xử lý ván ở nhiệt độ 1250C.
- Sấy mẫu đến MC = 10 12% và thoát hết Anhydric axetic.
- Dán ván phủ mặt lên ván lõi.
- Xác định một số tính chất công nghệ của ván sàn.
+ Tính chất vật lý: Khối lượng thể tích, Độ trương nở chiều dày, Độ hút
nước, Khả năng trang sức.
+ Tính chất cơ học: Độ bền kéo màng keo, Modun uốn tĩnh, Modun đàn
hồi uốn tĩnh, Độ cứng xung kích.



Phần II
Cơ sở lý thuyết
2.1. Đặc điểm chung về gỗ
Gỗ là vật liệu rỗng, xốp, mao dẫn được cấu tạo từ các tế bào xếp dọc thân
cây (Mạch gỗ, sợi gỗ, tế bào mô mềm, quản bào, ống dẫn nhựa) và tế bào xếp
ngang thân cây (Tia gỗ, ống dẫn nhựa). Trong mỗi vòng năm, ở gỗ muộn có tế
bào vách dày, ở gỗ sớm có các tế bào vách mỏng.
Vách tế bào được tạo nên bởi thành phần chính là cellulose và các chất
nền matrix (Lignin và hemincellulose)

Hình 2.1. Cấu trúc vách tế bào
Vách tế bào được cấu tạo bởi 3 chất cơ bản.
- Chất cốt lõi (Framwork substance).
- ChÊt nỊn (Matrix substance).
- ChÊt t¹o vá (Encrating substance).
Trong vách tế bào các phần tử cellulose xếp theo chiều dọc thân cây, gọi
là các mixen (Microsibril). Giữa các mixen được lấp đầy, phân cách bởi các
chất nền được tạo thành từ hemicellulose và lignin. Nước và nhiệt độ tạo nªn


những tác dụng khác nhau đối với các chất nền và các mixen. Tuy nhiên, phần
tử nước không thể vào được các vùng kết tinh của mixen, vì vậy nước kết hợp
tồn tại ở giữa các chất nền và ở các khe hở giữa các chất nền và mixen, nó tạo
thành các chất trương nở và hoá dẻo.
Vách tế bào gỗ chủ yếu do cellulose và lignin tạo nên, cellulose làm
thành sườn vững chắc như cốt sắt, lignin tựa như xi măng bán quanh sườn sắt
ấy. Vách tế bào chia thành 3 phần: Màng giữa, vách sơ sinh và vách thứ sinh. 3
phần này khác nhau chủ yếu là do hàm lượng lignin nhiều hay ít.
Gỗ là vật liệu polime được tạo nên bởi các tế bào gồm các thành phần
hoá học 40 50% cellulose, 20 30% hemincellulose và 20 30% lignin.

2.1.1. Cellulose
Cellulose có độ dẻo và là thành phần chịu lực chính của vách tế bào,
lignin có tính cứng và có sức chịu nén lớn khi ép ngang thớ. Theo nhiều tác giả
cellulose là một hợp chất hữu cơ cao phân tử thiên nhiên có công thức
(C6H10O5)n. Phần tử cellulose là sự liên kết của các phân tử D Glucose, chuỗi
cellulose chứa từ 200 3000 phân từ monome liên kết với nhau ở vị trí 1 4
tạo nên sợi cơ bản. Cấu tạo phân tử cellulose được mô tả như hình 2.2.
ở mỗi mắt xích của phần từ cellulose có 3 nhóm hydroxyl (-OH) ở vị trí
2, 3, 6 (Trong đó có một nhóm bậc nhất và 2 nhóm bậc 2). Trong quá trình tạo
thành các dẫn xuất của cellulose, khả năng phản ứng của các nhóm chức
hydroxyl đóng vai trò quan trọng.
H

0

0H

CH20H0

OH

H

H H

0

0
0


CH20H

0

H
0H
H

H
0H

H

H

OH

0H

H

CH20H

H

0

H

0


H
0

CH20H

Hình 2.2. Phân tử Cellulose

0

H
0H

H

H
H

0H


+ Sự tạo thành các hợp chất cộng.
Nguyên nhân của các phản ứng tạo thành các hợp chất cộng là: Trong
thời gian gỗ trương nở, các liên kết hydro giữa các phân tử cellulose ở cạnh
nhau thì đứt và tại những liên kết đó, các phần tử của tác nhân bị đẩy, gỗ có cấu
tạo xốp nên các chất tác nhân có thể phân tán tự do và có điều kiện tác động
nên nhóm hydroxyl (-OH) của phần tử cellulose.
Các kiểu hợp chất cộng của cellulose có thể chia thành 4 nhóm cơ bản là
alkali cellulose (Cellulose kiềm), cellulose acid, amino cellulose và cellulose muối.
+ Quá trình trương nở của cellulose.

Cellulose là hợp chất cao phân tử có cực, như vậy dung môi trương nở
hay hoà tan cellulose cũng phải là dung môi có cực. Thực chất quá trình trương
cellulose là quá trình tác nhân gây trương xâm nhập vào, bứt phá các liên kết
cầu hydro giữa các phân tử cellulose cạnh nhau, khi đó khoảng cách các
cellulose tăng lên, dẫn đến liên kết của chúng (Liên kết vandecvan) yếu đi, các
phân tử cellulose dễ bị xê dịch và trở lên lỏng lẻo hơn, đồng thời khi liên kết
cầu hydro bị phá vỡ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các tác động khác làm thay
đổi cấu trúc của phân tử cellulose trong gỗ.
Hiện tượng trương nở của cellulose có ý nghĩa quan trọng đối với công nghệ
biến tính gỗ do nó làm cho tính chất cơ học, vật lý và hoá học của gỗ thay đổi.
Quá trình trương nở cellulose trong nước là trường hợp điển hình, bản
chất quá trình trương nở cellulose trong nước được mô tả như h×nh 2.3.

Hình 2.3. Q trình trương cellulose trong nước
a - Cellulose với liên kết cầu hydro; b – sự trương nở của cellulose


2.1.2. Lignin
Lignin là một tập hợp các chất hữu cơ có sự biến động lớn về cấu tạo,
thành phần hoá học. Dưới tác động của nhiệt độ cao lignin bị hoá mềm.
Lignin cũng có tính chất trương nở và hoà tan trong những dung môi
thích hợp như dung dịch kiềm.
Lignin là một cao phân tử gồm các đơn vị Phenylpropan. Các nhóm chức
cơ bản trong lignin gồm nhóm metoxyl (-OCH3 ), nhóm hydroxyl (-OH). Các
đơn phân tử trong lignin liên kết với nhau bằng những liên kết ete và liên kết CC, tạo ra cấu trúc mạng phức tạp.
Liên kết C C rất bền vững đối với xử lý hoá học và là yếu tố cơ bản
ngăn cản sự tạo thành các đơn phân tử lignin trong những xử lý hydro hoá, phân
giải băng etanol.
2.1.3. Hemicellulose
Cũng như cellulose, hemicellulose là những chất plysaccharides cấu tạo

nên vách tế bào, nhưng so với cellulose thì hemicellulose kém ổn định hoá học
hơn, dễ bị phân giải khi ở nhiệt độ cao.
Hemicellulose gồm cã pentozan (C5H8O4)n vµ hexosan (C6H10O5)n trong
hemicellulose cã mét tû lệ khá lớn acid uronic, đó là acid của các loại đường có
công thức CHO(CHOH)COOH. Khi thuỷ phân các nhóm cacboxyl của acid bị
phân giải thành CO2.
Hemicellulose chứa các nhóm acetyl và metoxyl, các nhóm này cũng bị
phân giải khi thuỷ phân. Như vậy quá trình thuỷ phân hemicellulose dẫn tới sự
phân giải các hợp tử của hemicellulose để tạo ra các sản phẩm trung gian của
plysaccharides, các chất này không tan trong nước, làm cho khả năng hút nước
và trương nở của gỗ giảm đi.
Ta thấy, tất cả các thành phần hoá học này đều có nhóm hydroxyl (-OH).
Nhóm chức này đóng vai trò quan trọng trong việc tương tác giữa gỗ và nước.
Sự co dÃn của gỗ là do sự thay đổi ẩm của gỗ gây nên, nó phát sinh ở dưới điểm


bÃo hoà thớ gỗ mà nguyên nhân của nó là nh÷ng ion tù do OH- trong khu vùc
phi kÕt tinh của cellulose hấp phụ thành phần nước trong không khí đồng thời
hình thành cầu nối với phân tử nước. Phân tử nước thấm vào làm cho khoảng
cách giữa các phân tử trong thành phần gỗ tăng lên; gỗ thể hiện trạng thái dÃn,
nở dẫn đến kích thước không ổn định. Ngoài ra hemicellulose, lignin và các
thành phần khác cũng có thể hút nước. Hemicellulose hút nước rất mạnh, tiếp
đó là lignin, cuối cùng là cellulose.
Độ bền của các thành phần cấu tạo lên gỗ không giống nhau. Vách tế bào
dày có độ bền cao hơn các loại tế bào vách mỏng. Ví dụ độ bền của quản bào
gỗ muộn có thể lớn hơn quản bào gỗ sớm 3 4 lần. Điều này có thể giải thích
bằng sự khác nhau về chiều dày của vách tế bào.
Sự khác nhau về mật độ của các thành phần cấu tạo lên gỗ xác định bằng
sự khác nhau về độ bền phần gỗ sớm và gỗ muộn. Giữa khối lượng thể tích và
độ bền tồn tại mối quan hệ chặt chẽ.

= a + b.
- Độ bền của gỗ; a,b là hệ số không đổi; - KLTT của gỗ.
Theo mối quan hệ này thì để tăng độ bền của gỗ ta cần phải tăng khối
lượng thể tích của gỗ. Do gỗ là vật liệu xốp, rỗng nên ta có thể đi đến kết luận
là độ bền của gỗ được nâng cao bởi quá trình nén gỗ, có nghĩa là tăng các chất
gỗ trong đơn vị thể tích, nếu quá trình nén đó không phá hoại tế bào gỗ và đàn
hồi trở lại của gỗ sau khi nén không đáng kể.
2.2. Đặc điểm của gỗ Keo Lai
2.2.1. Đặc điểm sinh học và sinh thái học, phân bố địa lý của cây Keo Lai
Keo Lai (Acacia auriculiformis Cunn x Acacia mangium Willd) lµ sản
phẩm của sự lai tạo chéo giữa hai loại keo: Acacia auriculiformis Cunn (Keo
lá tràm) và Acacia mangium Willd (Keo tai tượng), là loài cây mọc nhanh, 12
tuổi có thể cao tới 8m đường kính 20cm, ưa sáng, sống được nhiệt độ bình quân
năm 26 - 300C, lượng mưa 1000 1750 mm. Cây chịu được đất nghèo dinh


dưỡng, có thể sống trên đất thiếu ôxy, đất thịt nặng và cả trên đất cát. Khả năng
tái sinh hạt và chồi đều tốt. Đây là cây nguyên sản ở phía bắc Australia, Tân
Ghi Nê, Indônêsia. Song ngày nay đà được gây trồng ở nhiều nước: Châu á,
Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh. Nó là loài cây đáp ứng được nhiều mục tiêu về
kinh tế và môi trường.
2.2.2. Cấu tạo
a. Cấu tạo thô đại
Việc gia công mẫu tiêu bản nghiên cứu cấu tạo thô đại của gỗ được thực
hiện theo TCVN 356 70, miêu tả cấu tạo thô đại theo bằng mắt thường và
kính lúp x 10.
Keo lai ở độ tuổi 8 9 có vỏ phần gốc màu nâu sần sùi, trên phần vỏ
ngoài có các rÃnh nứt chạy dọc thân cây. Phân thân cây từ ngang ngực trở lên
vỏ nhẵn và có màu nâu, phần vỏ ngoài khô mủn, phần trong xốp.
Keo lai có gỗ giác lõi phân biệt, gỗ lõi màu đen, giác màu sáng (vàng

sáng). Khi mới chặt hạ, phần gỗ giác và gỗ lõi nhìn không phân biệt. Tuy nhiên,
sau một hai ngày phần gỗ lõi trở nên sẫm màu hơn làm cho phần gỗ giác và gỗ
lõi phân biệt khá rõ. Vòng năm của gỗ không rõ. Gỗ sớm, gỗ muộn không phân
biệt. Mạch gỗ có thể nhìn thấy bằng mắt thường, được xếp phân tán, tụ hợp đơn
kép. Tế bào mô mềm xếp dọc thân cây vây quanh mạch hình tròn. Thớ gỗ
thẳng, mịn gỗ nặng trung bình.
b. Cấu tạo hiển vi
Vòng năm nói chung không rõ, đường kính lỗ mạch theo hướng tiếp
tuyến trung bình 0,1- 0,2 mm, số lượng lỗ mạch < 5 lỗ/ mm2. Trong mạch gỗ
có rất ít hoặc không rõ thể bít. Mạch gỗ được xếp phân tán, hình thức tụ hợp
đơn và kép với số lượng từ 2 - 4 lỗ.
Quan sát trên mặt cắt ngang thấy: Tia gỗ có kích thước nhỏ (< 0,1mm) số
lượng trung bình (6 - 11 tia/mm). Tế bào mô mềm trong gỗ có hình thức phân
bố phân tán, hình thức tụ hợp là vây quanh mạch hình tròn. Lỗ th«ng ngang xÕp


so le, kÝch th­íc nhá (6 - 8 m). Ngoµi các đặc điểm trên, gỗ Keo lai còn không
có ống dẫn nhựa dọc, không có cấu tạo lớp.
2.2.3. Một số tính chất cơ, vật lí và hoá học của gỗ Keo Lai
Từ các tài liệu tham khảo trên cơ sở kế thừa, khoá luận đưa ra bảng cơ
tính của gỗ Keo lai. Kết quả được thể hiện ở bảng 2.1.
Bảng 2.1: Tính chất cơ lý chủ yếu của gỗ Keo lai
Tính chất cơ lý

Đơn vị

Giá trị

Khối lượng thể tích cơ bản


g/cm3

0.452

Khối lượng thể tích khô kiệt

g/cm3

0.52

Tỷ lệ dÃn nở thể tÝch, YV

%

12.13

§é hót Èm

%

25.32

§é bỊn Ðp däc

MPa

72.31

§é bỊn Ðp ngang


MPa

- Xuyên tâm

MPa

7.14

- Tiếp tuyến

MPa

7.06

Độ bền trượt dọc

MPa

- Mặt cắt xuyên tâm

MPa

9.548

- Mặt cắt tiếp tuyến

MPa

10.18


MPa

65.5

Độ cứng tĩnh
- Mặt cắt ngang

Cấu tạo gỗ là nhân tố quyết định ảnh hưởng đến tính chất của gỗ, cấu tạo
và tính chất của gỗ có liên quan chặt chẽ với nhau, cấu tạo đươc xem như biểu
hiện bên ngoài của tính chất. Những biểu hiện về cấu tạo là cơ sở để giải thích
các hiện tượng nảy sinh trong quá trình gia công chế biến gỗ. Đồng thời cấu tạo
gỗ cũng là cơ sở để ta lựa chọn thiết bị và công nghệ sản xuÊt.


2.3. Nguyên lý tác dụng của quá trình Axetyl hoá
2.3.1. Khái quát
Axetyl hoá gỗ là dùng dịch Axetyl để lắng đọng gốc CH3CO- thay thế
gốc -OH thân nước trong gỗ, do có sự xâm nhập của gốc CH3CO- làm sản sinh
hiệu ứng tăng thể tích (Bulking Effect). Nhân tố làm cho gỗ xử lý ổn định kích
thước là gốc -OH giảm đi, gốc CH3CO- tăng thể tích, so sánh giữa chúng thì
tính quyết định là hiệu ứng tăng thể tích.
2.3.2. Xư lý axetylho¸
Wood – OH + (CH3CO)2  Wood-OCOCH3 + CH3COOH
Phản ứng trên có thể được tiến hành trong tướng khí hoặc tướng lỏng, nếu
có đưa vào chất xúc tác hoặc tiến hành trong điều kiện có nhiệt độ, phản ứng có
thể được tiến hành nhanh hơn. Để xử lý đồng nhất nên tăng thêm bước xử lý
trương nở. Khi gỗ axetyl hoá, nếu hàm lượng gốc CH3COO- ít, thì phản ứng chỉ
xảy ra trên bề mặt của bó Mixen; Nếu hàm lượng nhiều, thì ngay trong lòng sợi
Mixen cũng có thể axetyl hoá.
2.4. Lý thuyết dán dính

Quá trình dán dính là quá trình dán ép hai hay nhiều vật d¸n víi nhau cã
sù tham gia cđa chÊt kÕt dÝnh trong một điều kiện nhất định.
Có ba loại liên kết trong quá trình dán dính là:
a. Lực liên kết cơ học
- Liên kết keo: Là do sự ăn khớp theo kiểu cài răng lược của lớp keo với
bề mặt của vật dán, trong quá trình dán dính keo sẻ chui vào các khe hở của vật
dán tạo thành đinh keo để tăng lực bám đinh giữa keo và vật dán.
- Liên kết hấp dẫn: Là lực hấp dẩn do hai vật thể có khối lượng và một
khoảng cách nhất định.
b. Liên kết vật lý
Lực liên kết giữa các pha rắn, lỏng, môi trường: Hiện tượng dính kết là kết
quả tổng hợp các lực do sức căng bề mặt khi một dung dịch tiếp xúc với vật rắn
qua các pha: Pha rắn môi trường, pha lỏng môi trường, pha r¾n- pha láng .


- Lực tĩnh điện: Là lực liên kết tĩnh điện khi các phân tử có cực và không
có cực và khoảng cách đủ gần. Đây chính là sự sắp xếp lại các phân tử cực.
c. Liên kết hoá học
Nhà bác học D.A. Kardasev đà đưa ra thuyết liên kiết hoá học như sau:
Độ bền của mối liên kết hoá học phụ thuộc và việc tạo ra những liên kết hoá
học giữa các chất dán dính và vật liẹu dán dính. Các liên kết hoá học ở đây chủ
yếu dựa và các cầu nối là: - CH2- ; - CH2 - O - CH22.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng gỗ biến tính
2.5.1. Thời gian xử lý
Thời gian xử lý ở đây mà ta muốn nói đến là cả thời gian ngâm nguyên
liệu trong dung dịch Anhydic Axetic và thêi gian xư lý ë nhiƯt ®é 1250C trong
tđ sÊy. Thời gian ngâm gỗ trong hoá chất mà quá ngắn thì chiều sâu thấm hoá
chất và lượng hoá chất thấm vào gỗ sẽ không đạt, chính vì vậy mà thời gian này
phụ thuộc vào chiều dày của ván. Gỗ sau khi ngâm Anhydic Axetic được xử lý
ở nhiệt độ 1250C trong tủ sấy. Thời gian này quyết định rất lớn đến chất lượng
gỗ xử lý, bởi vì phản ứng tháy thÕ gèc Hydroxy (-OH) b»ng gèc CH3CO- chđ

u diƠn ra ở nhiệt độ này. Do đó mà ta phải xác định thời gian để phản ứng
xảy ra hoàn toàn.
2.4.2. Độ ẩm gỗ
Độ ẩm gỗ cao hay thấp quyết định đến thời gian thấm hoá chất, cách thức
thấm hoá chất và lượng hoá chất thấm vào trong nguyên liệu. Khi độ ẩm gỗ cao
thì lượng hoá chất thấm vào sẽ theo nguyên lý khuyếch tán. Khi độ ẩm của gỗ
thấp thì hoá chất ta cần ngâm tẩm sẽ thấm theo hai giai đoạn mao dẫn và
khuyếch tán và chiều sâu thấm hoá chất Anhydic Axetic sẽ lớn hơn và nhanh hơn
2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dán dính
2.6.1. Độ ẩm
Độ ẩm có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng ván sàn sau khi dán dính, nếu
độ ẩm gỗ lớn khi dán dính lượng keo không được bôi tráng vµ thÊm vµo trong


gỗ. Do vậy sau khi được dán dính lượng nước trong gỗ thoát ra làm bong màng
keo dẫn đến phá hỏng sản phẩm. Do vậy độ ẩm gỗ phù hợp sẽ làm cho lượng
keo bôi tráng được dàn trải đều trên bề mặt, làm tăng khả năng dán dính của
sản phẩm.
Độ ẩm gỗ có liên quan đến hệ số nội ma sát (đặc trưng cho lượng ẩm liên
kết có trong gỗ), hệ số nội ma sát có ảnh hưởng đến sự đàn hồi trở lại của gỗ
sau khi được dán dính.
Do vậy để tạo gỗ biến tính có chất lượng tốt cần phải thực hiện quá trình
dán dính gỗ có độ ẩm thích hợp phù hợp với từng loại gỗ để hạn chế các khuyết
tật trong quá trình nén ép.
2.6.2. áp suất ép
áp suất ép có liên quan chặt chẽ đến khả năng dán dính của màng keo.
Nếu áp suất ép mà lớn sẽ làm hỏng ván, còn nếu áp suất không đủ thì màng keo
không đảm bảo độ dán dính, cũng như khả năng đàn hồi trở lại là rất lớn.
2.6.3. Nhiệt độ
Nhiệt độ của gỗ có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình đóng rắn màng keo

và ảnh hưởng đến thời gian ép. Với loại Keo PVAc có ®é ®ãng r¾n ngi nÕu ta
®Ĩ nhiƯt ®é Ðp cao sẽ làm dòn màng keo dẫn đến bong màng keo ngay sau khi
ép.
Với nhiệt độ thấp sẽ làm tăng thời gian đóng rắn màng keo giảm năng
suất gây thiệt hại về kinh tế.
2.6.4. Thời gian
Sự hóa dẻo của vách tế bào với mục đích làm tăng độ biến dạng dẻo hay
còn gọi là biến dạng vĩnh cửu để gỗ có thể nén ép một cách dễ dàng. Sự biến
dạng của gỗ có liên quan chặt chẽ đến thời gian.
Khi chịu lực tác động của ngoại lực, biến dạng sản sinh tương ứng với tốc
độ tăng tải trọng gọi là biến dạng đàn hồi tức thời, biến dạng này tuân theo định
luật Hooke khi tải trọng kết thúc thì gỗ lập tức tạo nên biến dạng đàn hồi giảm


các mắt xích phân tử cellulose bị uốn cong hay bị kéo dÃn tạo thành, loại biến
dạng này cũng tỷ lệ nghịch so với biến dạng đàn hồi thì nó có tính trễ thời gian.
Chuỗi phân tử cellulose bị trượt lên nhau khi chịu ngoại lực tác dụng biến dạng
này được gọi là biến dạng dẻo, đây là biến dạng có tính thuận nghịch. Từ đó
cho thấy, gỗ là loại vật liệu vừa có biến dạng đàn hồi vừa có biến dạng dẻo.
Thời gian ép cũng là một nhân tố rất quan trọng trong việc dán dính của
ván sàn. Với thời gian ép dài gây tốn thời gian giảm năng suất. Còn nếu thời
gian không đủ làm màng keo chưa kịp đóng rắn, điều đó sẽ làm màng keo kém
chất lượng, gây bong màng keo, hỏng ván.
2.6.5. ảnh hưởng của chất kết dính
Quá trình dán dính là sự gắn kết giữa hai vật thể dưới tác dụng của vật
thứ ba trong những điều kiện nhất định, vật thứ ba gọi là chất kết dính, vì vậy
chất kết dính sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng mối dán. Độ bền mèi d¸n
phơ thc c¸c u tè thc vỊ chÊt kÕt dính bao gồm: Loại keo, lượng keo,
thông số kỹ thuật của keo, phương pháp tráng.......
a. ảnh hưởng của loại chất kết dính

Mỗi loại chất kết dính có những thông số và đặc tính riêng của nó, từ đó
kéo theo các yếu tố công nghệ khác cũng phải phù hợp. Vì vậy lựa chọn chất
kết dính phù hợp với công nghệ, với mục đích sử dụng, đảm bảo chất lượng sản
phẩm. Trong đề tài này khoá luận sử dụng chất kết dÝnh lµ PVAc cã ký hiƯu
Dynokoll P115A do h·ng DYNEA sản xuất.
b. ảnh hưởng của lượng keo tráng.
Trong các yếu tè thc vỊ chÊt kÕt dÝnh khi nghiªn cøu cho một loại keo
cụ thể, thì yếu tố lượng keo sử dụng trên một đơn vị diện tích bôi tráng là một
trong yếu tố quan trọng nhất. Về công nghệ, các nhà sản xuất mong muốn tạo
ra một màng keo mỏng, đều, liên tục và không có bọt khí. Điều này không
những làm cho độ bền mối dán tăng mà còn làm cho chi phí về keo dán cho một
đơn vị sản phẩm giảm.
Nếu lượng chất kết dính tráng trên một diện tích bề mặt quá ít thì khả
năng dàn trải màng chất kết dính không đều, không liên tục là cho chÊt l­ỵng


mối dán kém. Nếu lượng chất kết dính quá nhiều sÏ lµm cho mµng chÊt kÕt dÝnh
dµy, sinh ra néi ứng suất trong màng chất kết dính khi đóng rắn. Khi dán ép
chất kết dính sẽ bị tràn ra ngoài, gây lÃng phí chất kết dính làm tăng giá thành
ản phẩm một cách đáng kể.
c. ảnh hưởng của thông số kỹ thuật của keo
Hàm lượng khô của chất kết dính có ảnh hượng lớn đến chất lượng mối
dán vì trong quá trình dán ép dung môi của chất kết dính chủ yếu được gỗ hút
thấm (trong điều kiện ép nguội), do đó làm độ ẩm tăng ảnh hưởng đến chất
lượng mối dán, dẫn tới ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Ngược lại nếu hàm lượng khô của chất kết dính quá cao thì khả năng dàn
trải đều giữa chất kết dính và gỗ là khó. Do vậy tạo chất kết dính không đều,
liên tục dẫn tới chất lượng mối dán giảm.
Độ nhớt của chất kết dính là nội lực của dung dịch hình thành do tổng
hợp các lực sinh ra trong lòng dung dịch. Nó biểu hiện qua khả năng thấm ướt

của dung dịch chất kết dính lên bề mặt vật dán. Vì vậy độ nhớt của chất kết
dính ảnh hưởng rất lớn đến công nghệ sản xuất, ảnh hưởng đến khả năng tráng
chất kết dính, chiều dày màng chất kết dính.
Khi độ nhớt của keo quá lớn khả năng tráng lên bề mặt rất khó khăn,
lượng keo khó được dàn trải đều, khả năng thấm ướt lên bề mặt vật dán kém
dẫn tới chất lượng mối dán giảm.
Ngược lại nếu độ nhớt keo quá thấp thì keo dễ bị tràn lên bề mặt ván khi
ép, lượng keo thấm vào gỗ lớn hơn, lượng dung môi thấm vào gỗ làm cho độ ẩm
vật dán tăng dẫn tới chất lượng mối dán giảm.
Độ nhớt của keo quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt, nó ảnh hưởng trực
tiếp đến cường độ mối dán. Lựa chọn độ nhớt của chất kết dính phụ thuộc vào :
Bề mặt vật dán, loại gỗ, phương pháp tráng keo....
Độ pH là đại lượng đặc trưng cho tốc độ phản ứng đa tụ của keo trong
quá trính đóng rắn. Vì vậy độ pH của keo là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
mối dán. Nếu độ pH quá cao sẽ làm cho mối dán khó đóng rắn khi ép, kéo dài
thời gian ép. Nếu độ pH thấp sẽ làm cho mối dán đóng rắn trước khi ép, lµm


cho mối dán khó thực hiện được. Độ pH của keo được xác định tuỳ thuộc vào
loại gỗ, mỗi loại gỗ có độ pH khác nhau.
Bảng 2.2: Thông số kỹ tht cđa chÊt kÕt dÝnh Dynokoll PVAc115A
TT

Th«ng sè kü tht của keo

Đơn vị

Trị số, đặc điểm

1


Dạng tồn tại

Nhũ tương

2

Màu sắc

Trắng sữa

3

Hàm lượng khô

4

Độ nhớt

5

Độ pH

6

Khối lượng riêng

g/cm3

1,054


7

Thời gian sử dụng

Năm

01

8

Độc tính

Không

9

Tính dễ cháy

Không

10

Màng keo

Dẻo và trong

11

Pha loÃng


Có thể thêm nước tối đa 5%

%

35 1

Cps

48000 64000
45

2.7. Yêu cầu nguyên liệu sản xuất ván sàn
Gỗ là nguyên liệu cơ bản trong sản xuất đồ mộc nói chung và ván sàn nói
riêng. Sử dụng gỗ tự nhiên hợp lý không những nâng cao được giá trị của đồ
mộc mà còn có ý nghĩa lớn đối với nền kinh tế quốc dân.
Các loại gỗ thường được dùng trong sản xuất ván sàn có các yêu cầu sau:
2.7.1. Đặc tính bề mặt
Gỗ có màu sắc khác nhau, màu sắc của gỗ rất có ý nghĩa đối với đồ mộc.
Việc sử dụng có màu sắc cao là cả một nghệ thuật thiết kế đồ mộc và trang trí
nội thất. Màu sắc của gỗ thường bị thay đổi theo thời gian, dưới tác dụng của
ánh sáng hay các chất phủ bề mặt. Để làm thay đổi màu sắc của gỗ, có thể


nhuộm màu hoặc ngược lại có thể dùng thuốc để tẩy màu. Nhuộm màu đạt được
yêu cầu không mất màu, vân thớ tự nhiên của gỗ.
Vân thớ được coi là đặc trưng cơ bản của bề mặt gỗ. Hình dạng vân thớ
gỗ đẹp hay xấu phụ thuộc vào loại cấu tạo của loại gỗ, vào mặt cắt và vị trí mặt
cắt trong gỗ. Sử dụng gỗ cần chú ý đến vân thớ để tạo giá trị thẩm mỹ cao.
2.7.2. Tính chất cơ lý của gỗ

Khối lượng thể tích của gỗ là một chỉ tiêu mang tính tổng hợp của gỗ bởi
vì nhiều chỉ tiêu khác liên quan mật thiết đến khối lượng thể tích của gỗ, nhất là
các chỉ tiêu về tính chất cơ học. Đối với việc sản xuất đồ mộc dân dụng khối
lượng thể tích của gỗ không nên quá lớn dẫn đến khó gia công ảnh hưởng đến
giá thành. Các loại gỗ để sản xuất ván sàn ở nước ta và trên thế giới có khối
lượng thể tích > 0,55g/cm3. Tùy theo mục đích sử dụng mà chúng ta lựa chọn
tính chất cơ lý của gỗ ở các mức độ khác nhau cho hợp lý.
Khi sử dụng gỗ cần chú ý đến một số đặc trưng cơ bản sau:
- Tính chất cơ học.
- Tính chịu sâu mọt, nấm mốc.
- Màu sắc, vân thớ của gỗ khả năng co rút giÃn nở.
- Khối lượng thể tích.
- Khả năng gia công.
Khả năng gia công.
Lựa chọn gỗ để sản xuất ván sàn trước hết phải chú ý đến đặc tính của
gỗ. Nếu chọn gỗ không phù hợp với tính chất cơ học, có thể gây ra những
nhược điểm lớn đối với sản phẩm, và thậm chí có thể gây ra tác hại đối với
người sử dụng. Những đặc tính cơ học của gỗ như: Sức chịu nén, sức chịu trượt,
sức chịu uốn, modun đàn hồi, độ cứng xung kích.
- Sức chịu ép nén của gỗ: Là đặc trưng chịu lực của gỗ khi ép nén dọc thớ
hay ngang thớ. Nếu gỗ có sức chịu nén ép kém dễ bị chèn dập. Điều này cần
chú ý khi chọn giải pháp cho liªn kÕt méng.


- Sức chịu uốn: Là đặc trưng về khả năng chịu uốn của gỗ, ứng suất uốn
cho phép của các loại gỗ khác nhau. Các chi tiết của sản phẩm mộc thường
được lưu ý về khả năng chịu uốn nhất là ván sàn. Nếu ứng suất xuất hiện trong
chi tiết vượt quá giới hạn cho phép của gỗ, chi tiết sẽ bị phá huỷ. Để đảm bảo
chịu lực cho chi tiết hoặc là tăng kích thước của chi tiết hoặc là chọn loại gỗ có
khả năng chịu lực cao hơn.

- Modun đàn hồi của gỗ: Là đặc trưng về tính đàn hồi của vật liệu, gỗ có
modun đàn hồi càng lớn càng cứng vững. Điều này có nghĩa là chi tiết chịu uốn
được làm bằng vật liệu có modun đàn hồi lớn sẽ có độ võng bé hơn bằng vật
liệu có môdun đàn hồi bé (Nếu kích thước như nhau). Cần tính toán hay chọn
gỗ sao cho độ võng của chi tiết mộc không vượt quá giới hạn cho phép. Nó
được xác định dựa vào yêu cầu thẩm mỹ cũng như sự hoạt động của kết cấu.
- Độ cứng xung kích của gỗ: Nói lên khả năng chống lại tác dụng của
ngoại lực khi nén vật làm gỗ lõm xuống. Gỗ cứng chịu sự cọ sát tốt hơn gỗ
mềm.
Hiện nay, ở nước ta thông thường gỗ tự nhiên làm ván sàn có khối lượng
thể tích từ nhóm II đến nhóm IV: 0,55 0,85 g/cm3. Độ bền cơ học: độ bền
chịu ép dọc, độ bền uốn tĩnh, modun đàn hồi uốn tĩnh, độ cứng xung kích ở
mức trung bình và cao như các loại gỗ: Giáng hương, trắc, pơmu, do vậy trong
quá trình thực hiện khoá luận này sử dụng một số tính chất cơ lý của các loại gỗ
trên để làm cơ sở đánh giá và so sánh một số chỉ tiêu của gỗ làm ván sàn.


Chương III
Nội dung nghiên cứu
3.1. Quy trình công nghệ tạo ván sàn 3 lớp
Quy trình thực nghiệm tạo ván sàn 3 lớp được phủ mặt bằng ván mỏng
biến tính: L x W x t = 350 x 90 x 15 (mm).
Gỗ tròn

Cắt khúc, Xẻ ván
Sấy trong lò sấy thì nghiệm
đến độ ẩm 8 12%
Cắt mẫu: Ván phủ mặt biến
tính (380 x 110 x 4mm)
v¸n lâi (380 x 110 x 8mm)


Chuẩn bị dung dịch
Axetic anhydride

Ngâm mẫu trong dung dịch
Axetic anhydride (72h)
Để ráo
Xử lý trong tủ sấy ở nhiệt độ
1250C và thời gian 3 ngày

Chuẩn bị khuôn ép

ép gỗ trong khuôn ép
(t = 10 phút)
ổn định 48h

Sản phẩm
Hình 3.1: Sơ đồ tạo ván sàn 3 lớp được phủ mặt bằng
ván phủ mỈt biÕn tÝnh


3.2. Quy trình thực nghiệm tạo ván sàn
3.2.1. Gỗ tròn
Gỗ Keo lai (Acacia auriculiformis Cunn x Acacia mangium Willd)
được khai thác tại rừng thực nghiệm Trường Đại học lâm nghiệp Xuân
Mai Chương Mỹ Hà Tây, có đường kính d = 25cm, cây gỗ 10 năm tuổi
thân mọc thẳng, không sâu bệnh là nguyên liệu phù hợp đến tuổi khai thác.
3.2.2. Cắt khúc, xẻ ván
Để nâng cao tỷ lệ lợi dụng nguyên liệu và tiến hành xẻ ván một cách tốt
nhất ta tiến hành cắt khúc với chiều dài 2,5m.

Gỗ sau khi cắt khúc được xẻ suốt trên cưa vòng nằm thành ván có các cấp
chiều dày t = 20 mm, và t = 45mm.
3.2.3. Sấy
Các ván với các cấp chiều dày được cắt ngắn, sấy trong lò sấy tự động tại
Trung tâm thí nghiệm Trường Đại học Lâm nghiệp với các thông số:
MCtrước khi sấy = 70 - 80%.
MCSau khi s©y = 8 -12%.
Thêi gian sấy: 7 ngày.
Nhiệt độ sấy: 60 800C
3.2.4. Cắt mẫu
Sau khi sấy đến độ ẩm yêu cầu, ta tiến hành cắt mấu với kích thước sau:
- Ván phủ mặt: L x W x t = 380 x 110 x 4 mm.
- V¸n lâi: L x W x t = 380 x 110 x 8 mm.
3.2.5. Tiến hành ngâm mẫu trong hoá chất Axetic anhydride
Axetic anhydride được pha chế với nồng độ:
Ngâm ván phủ mặt có kích thước 380 x 110 x 4 mm trong ho¸ chÊt ë
thïng kÝn víi thêi gian 72h.


3.2.6. Xư lý mÉu trong tđ sÊy ë nhiƯt ®é 1250C
Mẫu sau khi được ngâm trong dung dịch Anhydride Axetic ta cho mẫu và
tủ sấy và sấy ở nhiệt độ 1250C trong vòng 72h để Anhydride Axetic phản ứng.
Phản ứng x¶y ra nh­ sau:
Wood – OH + (CH3CO)2  Wood-OCOCH3 + CH3COOH
3.2.7. Chuẩn bị máy ép và tiến hành ép nhiệt tạo ván sàn 3 lớp
Quy trình dán phủ ván sàn 3 lớp
- Ván phủ mặt là Keo lai được biÕn tÝnh cã kÝch th­íc 380 x 110 x 4mm
- Ván lõi là Keo lai không biến tính có kích thước 380 x 110 x 8mm
Ván phủ mặt biến tính


Anhydric Axetic

Keo lai

Sấy đến
độ ẩm
MC=8%

Tráng
keo

Xẻ ván nền

Kiểm tra tính chất

Rọc cạnh

ổ định

ép nhiệt

Hình 3.2: Quá trình tạo ván sàn 3 lớp được phủ mặt
bằng ván phủ mặt biến tính
- Lựa chọn chế độ dán ván phủ mặt biến tính lên ván nền.
+ Lượng keo tráng: 140g/m2 bề mặt.
+ Pmax = 7 KgF/cm2.
+ Nhiệt độ ép T = 550C.
+ Kích thước mặt bàn ép 800 x 800 mm.
+ Đường kính xi lanh 360mm.
+ Thêi gian Ðp mÉu: t = 10 phót.



- Các bước tiến hành thực nghiệm ván phủ mặt.
Ván phủ mặt được dán dính nên ván lõi với áp st Pmax = 0,7MPa thêi
gian Ðp lµ 10 phót vµ nhiệt độ hai mặt bàn ép là 550C.
+ t1 là thời gian tạo áp suất max (t1 = 30 giây)
+ t2 là thời gian duy trì áp suất max (t2 = 9 phút)
+ t3 là thời gian giảm áp (t3 = 30 giây)
Quá trình thực nghiệm biến tính ván phủ mặt (hình 3.3)
- Gia công mẫu có kích thước 380 x 110 x 4 mm, và đánh số hiệu thứ tự.

2

380.0

1

1
2

800.0

380.0

300.0

300.0
110.0
300.0


15.5

300.0
110.0

Hình 3.3. Sơ đồ ép ván sàn
1 Gỗ Keo lai làm khuôn ép

2 Mẫu ép


×