Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Nghiên cứu đánh giá khả năng sử dụng của vật liệu kim loại trong nội ngoại thất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 82 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu cuộc sống đã đẩy con người
tiến xa hơn nữa trong cuộc hành trình hướng tới cái đẹp và sự tiện ích trong
khơng gian sống, một chốn đi về khơng thể thiếu của con người đó là ngơi nhà
- nơi chúng ta có thể quây quần bên nhau trong những bữa cơm đầm ấm, cùng
nhau chia sẻ những vất vả của cuộc sống đời thường hay đơn giản là để tận
hưởng chút ngọt ngào của cuộc sống mang lại, bỏ xa những xô bồ của hiện
thực xã hội. Để xây dựng được một căn nhà theo đúng các quy chuẩn thiết kế,
thỏa mãn được nhu cầu thẩm mỹ của người sử dụng trong xu thế hiện nay,
chúng ta không thể khơng nói đến vật liệu – một phần vơ cùng quan trọng
trong xây dựng và thiết kế nội ngoại thất. Vật liệu khơng chỉ đơn thuần là đặt
nền móng, tạo một chỗ đứng vững chắc cho ngơi nhà, nó cịn mang một cơng
năng khác nữa – tạo nên vẻ lộng lẫy, hồnh tráng và quyến rũ cho cơng trình,
làm tăng cảm xúc của con người khi được sử dụng đúng cách với không gian
nội thất bên trong.
Với sự tiến bộ không ngừng của khoa học kỹ thuật, vật liệu trang sức rất
đa dạng về chủng loại, tính năng và ngày càng được hồn thiện: có độ bền cao
hơn, mang lại hiệu quả về mặt thẩm mỹ cũng như kinh tế, ít phải bảo trì trong
khi giá trị vẫn cao. Vật liệu kim loại là một trong những vật liệu như thế.
Có thể nói, chưa lúc nào các sản phẩm trang trí nội ngoại thất lại dành
nhiều ưu ái cho vật liệu kim loại như hiện nay. Đơn giản vì chất liệu này có độ
bền cao và dễ tạo dáng hơn so với gỗ, độ bền của những sản phẩm làm bằng
chất liệu này khơng chỉ được tính bằng năm tháng. Vật liệu kim loại có những
đặc tính ưu việt mà các vật liệu khác khơng dễ gì có được đó là sự kết hợp
giữa giá trị sử dụng: chính xác, tiện dụng, an toàn, bền chắc và giá trị thẩm
mỹ. Vật liệu kim loại không chỉ dừng lại ở những kim loại nguyên chất như
sắt, đồng, nhôm…, con người đang ngày càng tìm ra những hợp kim có những
1


đặc tính ưu việt hơn, hạn chế những nhược điểm của ngun tố kim loại chính


như: inox, hợp kim nhơm…mà những cơng trình kiến trúc hiện nay khơng thể
thiếu từ đồ nội thất như bàn ghế, giường tủ, lan can, cầu thang đến tấm ốp
trang trí, trần…
Nhằm thỏa mãn các ý tưởng thiết kế cũng như đáp ứng nhu cầu sử dụng
vật liệu phong phú trong cuộc sống, đồ nội ngoại thất không chỉ dừng lại ở
hợp kim. Các vật liệu khác được kết hợp nhằm tạo sự lịch lãm cho đồ dùng
với ánh sáng bóng của kim loại trắng hoặc xám.
Từ những lý do trên, được sự đồng ý của Nhà trường và khoa Chế biến
lâm sản, em tiến hành thực hiện khóa luận “Nghiên cứu, đánh giá khả năng
sử dụng của vật liệu kim loại trong nội, ngoại thất” .

2


Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Trong nghệ thuật trang trí nội ngoại thất từ xa xưa, chúng ta thường thích
sử dụng gỗ như chất liệu chính, vừa gọn nhẹ, vừa dễ cưa xẻ, đục, chạm,
khắc… Thuận tiện hơn cả là sử dụng luôn chất liệu xây dựng như gạch, đá,
vữa hồ…để tạo nên từ chiếc cầu thang, lan can đến hàng rào…
Ngày nay, chất liệu kim loại đã thuyết phục một cách mạnh mẽ từ nhà
thiết kế đến người sử dụng nhờ tự thân chất liệu đã nói lên tính đa dạng và
nhất là tính thẩm mỹ cao. Chất liệu kim loại đã thoát khỏi hàm nghĩa của một
loại sắt thép đơn thuần, nó thể hiện một phong cách trang trí hiện đại, cá tính.
Vì thế, chủ nhân của những căn nhà, những ngơi biệt thự dù có khó tính một
cách chính đáng đến mấy chăng nữa cũng sẽ hài lòng ngay khi có được những
chiếc cầu thang thích hợp với diện tích, khơng gian sẵn có, được trang trí một
cách tài tình bằng những đường cong uốn lượn thanh thoát, những nét hoa văn
tinh tế, đa dạng. Thêm vào đó chính chất liệu kim loại còn được khai thác một

cách đa dạng phong phú để tạo ra rất nhiều kiểu dáng lan can, khung cửa sổ,
tường rào…mới lạ, với những bình hoa hình dáng độc đáo bằng sứ phủ hợp
kim kim loại, tay nắm cửa bằng đồng phủ màu ánh vàng hay mặt bàn bằng
kính, chân bàn hình đầu voi làm bằng hợp kim đồng…Vì vậy, chất liệu kim
loại đang lên ngơi trong những giải pháp trang trí nội ngoại thất và sự xuất
hiện ngày càng nhiều sản phẩm kết hợp giữa kim loại với các chất liệu khác
như da thuộc, vải, nhựa, gỗ hay các chất liệu tổng hợp làm cho trào lưu “sắc
màu kim loại” dường như ngày càng thịnh hành hơn.
Nhà bác học vĩ đại M.V.Lomonosov đã đánh giá rất cao ý nghĩa của kim
loại đối với sự phát triển của xã hội loài người. Trong cuốn “Mấy lời bàn về
lợi ích của hóa học”, ơng đã viết: “Kim loại tạo nên vẻ đẹp và sự bền vững
cho các đồ dùng quan trọng và cần thiết trong xã hội... Kim loại bảo vệ chúng
3


ta trước sự tấn công của kẻ thù, các con tàu nhờ có kim loại mà trở nên cứng
vững và được chằng buộc bởi sức mạnh của kim loại để lướt trên sóng biển
trước những trận cuồng phong dữ dội. Kim loại làm cho đất đai trở nên phì
nhiêu; kim loại giúp chúng ta trong việc săn bắt các loại động vật trên cạn và
dưới nước để nuôi sống chúng ta... Nói tóm lại, khơng một lĩnh vực nghệ thuật
nào, khơng một nghề thủ cơng đơn giản nào lại có thể tránh được việc sử dụng
kim loại”.
1.2 Lịch sử nghiên cứu
1.2.1 Trên thế giới:
Chất liệu kim loại đã có từ rất lâu đời, nhưng các nhà sản xuất chưa ứng
dụng chúng vào các sản phẩm nội thất. Ở Châu Âu, từ thế kỷ XVII, các nghệ
sĩ và thợ rèn đã đưa hoa sắt trang trí theo phong cách Baroc phát triển tới đỉnh
cao huy hoàng nhất. Tới trào lưu Tân nghệ thuật, Xã hội đã chứng kiến sự gia
tăng bất thường trong việc sử dụng đồ nội thất kim loại vào cuối thế kỷ XVIII,
sắt thép hóa thân thành hoa lá tạo nên vẻ diễm lệ, đài các cho các cánh cổng,

hàng rào, lan can, ban công, cầu thang... Đến đầu thế kỷ XIX, thợ thủ công
người Mỹ đã bắt đầu xây dựng theo phong cách ghế Windsor ở wrought sắt.
Trong năm 1851, một triển lãm lớn tại Anh, Mỹ đã trưng bày những chiếc
khung bằng kim loại, ghế xoay với khung làm bằng gang thép hoặc kết hợp cả
hai. Những năm 1890, giường kim loại đã trở thành một trong những mục nội
thất bán chạy phổ biến nhất ở Mỹ. Lịch sử của đồ nội thất bằng kim loại hình
ống bắt đầu một cách nghiêm túc vào năm 1909 khi một công ty sản xuất Ý
gọi là Dalmine bắt đầu sản xuất ống thép liền mạch thương mại, do đó làm
cho hình ống kim loại trở nên phổ biến và khơng tốn kém. Vai trị của đồ nội
thất bằng kim loại của những năm 1920 – 1930 chưa bao giờ được giá trị bằng
tại bất kỳ thời gian nào trong lịch sử thiết kế, các mẫu thiết kế dường như bao
gồm một thời đại. Sự phát triển của đồ nội thất hiện đại, thép hình ống với
phương pháp cải tiến của nó, kim loại mạ và hàn, tất cả trong số đó đã giúp
4


phổ biến các đồ nội thất mới cho một thị trường rộng lớn hơn. Thiết kế công
nghiệp người Mỹ Donald Deskey thiết kế một dòng sản phẩm nội thất bằng
kim loại đã được sản xuất hàng loạt khoảng năm 1930 và chỉ ra rằng Donald
Deskey đã đi tiên phong trong nội thất hàng đầu tại Mỹ. Năm 1926, hình hài
một chiếc ghế lưng tựa của Marcel Breuer (Đức) có sự xuất hiện của kim loại
kết hợp với gỗ ra đời. Theo đó trong những thiết kế sau này, dạng ống thép
tiếp tục được sử dụng là dàn khung cho các mẫu ghế. Kỹ thuật này vẫn còn
được ứng dụng cho đến ngày nay. Các đồ nội thất từ đó tiết giản được đường
nét và trọng lượng so với những chiếc ghế gỗ nặng nề trước đây. Chính trào
lưu ấy dần tạo nên một phong cách thiết kế táo bạo mà đa số dành cho thử
nghiệm mới mẻ của những người trẻ. Họ lấy cảm hứng từ kim loại cộng với
sự cộng hưởng của các chất liệu khác làm nên xu hướng “Matallic” (sắc màu
kim loại).
1.2.2 Trong nước:

Kim loại trong các cơng trình kiến trúc cổ ít được sử dụng, có lẽ do tính
chất đặc thù của nó. Cho đến thời cận đại, kim loại chỉ được sử dụng cho chế
tác binh khí và cơng cụ sản xuất nhưng hiếm thấy trong trang trí nội ngoại thất
của các gia đình. Tại khu di tích Lam Kinh đã phát hiện ra những chiếc đinh
sắt dùng để liên kết kiến trúc. Dân gian sử dụng các đinh nhỏ trong liên kết
các cấu kiện (rất hiếm hoi vì các cấu kiện đều tra mộng, thậm chí đinh chốt
làm bằng gỗ). Đầu đao của mái nhà có dùng một mảnh sắt hình giống đầu lưỡi
cày thay vì trước đây người ta phải đúc hay nung gốm. Ở giai đoạn sau, kim
loại được kết hợp với các vật liệu hỗn hợp có nhiều cơng dụng và độ bền cao.
Nó được sử dụng nhiều hơn vào những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX,
nhất là sau ảnh hưởng của kiến trúc Pháp, trong cuộc đối thoại Đông – Tây hai
bên đã “phát hiện ra nhau” và rồi, những người thợ sắt tài hoa đã nhanh chóng
làm quen với kỹ thuật và cảm thức phương Tây, tạo nên vô số cửa đi, cửa sổ,
cầu thang, lan can…Những ngôi nhà đầu tiên ở Hà Nội hao hao kiến trúc nhà
5


ở Paris, hoa văn trên cầu Long Biên do kiến trúc sư người Pháp G.Eiffel thiết
kế rất mới lạ với dân bản xứ, những cơng trình văn hóa lịch sử như Nhà hát
lớn, Phủ chủ tịch với những mái vòm, cổng hoa sắt…vẫn còn nguyên giá trị
với thời gian. Nếu các hoa văn theo thẩm mỹ Châu Âu truyền thống nặng tính
kể tả, chú trọng cái hữu hình thì các hoa văn của phương Đông lại giàu giá trị
tượng trưng, chú trọng vào cái vơ hình thể, sự trống rỗng.
Đồ nội ngoại thất bằng kim loại mà chủ yếu là bằng sắt, inox xuất hiện
ở nước ta gần chục năm nay nhưng nó thực sự mới được người tiêu dùng chú
ý đến khoảng 2-3 năm lại đây và đang dần được yêu thích bởi những tính
năng mà những loại vật liệu khác khơng dễ gì có được. Các cơng ty như Hịa
Phát, cơng ty Sắt mỹ thuật Mimosa, Sắt Việt…là những công ty hàng đầu Việt
Nam sản xuất và cung cấp sản phẩm nội ngoại thất bằng kim loại (chủ yếu là
sắt mỹ thuật và inox) không chỉ đáp ứng được cơng năng sử dụng thơng

thường mà cịn có giá trị thẩm mỹ, đem lại nét đẹp hài hòa và là một điểm
nhấn trong vẻ đẹp tổng thể của mỗi cơng trình.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá khả năng sử dụng của vật liệu kim loại trong nội ngoại thất
nhằm ứng dụng rộng rãi hơn nữa vào các hình thái nội ngoại thất.
- Đề xuất và định hướng sử dụng vật liệu kim loại trong nội, ngoại thất
1.4 Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu về vật liệu kim loại dùng trong các hình thái nội, ngoại thất
- Đánh giá khả năng sử dụng vật liệu kim loại trong nội, ngoại thất
- Đề xuất và định hướng sử dụng vật liệu kim loại trong nội, ngoại thất
1.5 Phạm vi nghiên cứu
Thực tế tìm hiểu, đánh giá khả năng sử dụng vật liệu kim loại trong nội,
ngoại thất trên thị trường dựa trên cơ sở các yếu tố:
- Tìm hiểu về vật liệu kim loại: tính chất, phân loại…

6


- Tìm hiểu ứng dụng của vật liệu kim loại trong các hình thái nội, ngoại
thất
- Đánh giá khả năng sử dụng của vật liệu kim loại trong nội, ngoại thất
Vì ứng dụng của kim loại trong nội ngoại thất rất rộng nên trong giới
hạn của khóa luận em xin trình bày những ứng dụng của kim loại trong nội
thất nhà ở và ngoại thất sân vườn.
1.6 Phƣơng pháp nghiên cứu
1.6.1 Phần khảo sát thực tế
+Sử dụng phương pháp phỏng vấn: thu thập tin tức, số liệu tại các cửa
hàng, phỏng vấn những người tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, người
sử dụng đồ gia dụng làm bằng vật liệu kim loại trong nội và ngoại thất, tham
khảo ý kiến của các chuyên gia trong ngành thiết kế nội ngoại thất…

+Tìm hiểu, thu thập thơng tin hình ảnh qua sách báo, tạp chí, internet
1.6.2 Phần phân tích, đánh giá
+Sử dụng phương pháp kế thừa: tham khảo ý kiến của giáo viên hướng
dẫn, của những chuyên gia có kinh nghiệm trong ngành, học hỏi qua sách vở
báo chí, tạp chí và các tài liệu có liên quan…
+Sử dụng phương pháp tư duy phân tích: tổng hợp các kiến thức, các tư
liệu sưu tập (thực tế thị trường…) để đánh giá khả năng sử dụng của vật liệu.
+Sử dụng phương pháp chuyên gia
1.6.3 Phần đề xuất giải pháp
+Sử dụng phương pháp kế thừa: tham khảo ý kiến của giáo viên hướng
dẫn, của những chuyên gia có kinh nghiệm trong ngành, học hỏi qua sách vở
báo chí, tạp chí và các tài liệu có liên quan…
+Sử dụng phương pháp tư duy phân tích: tổng hợp các kiến thức, các tư
liệu sưu tập (thực tế thị trường…) để đánh giá khả năng sử dụng của vật liệu.
+Sử dụng phương pháp chuyên gia
7


Chƣơng 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Tổng quan về vật liệu trong nội và ngoại thất
Vật liệu trang sức nội ngoại thất là vật liệu cơ bản trong các cơng trình
trang sức kiến trúc. Hiệu quả thực tế của cơng trình trang sức có liên quan rất
nhiều đến màu sắc, chất liệu, hoa văn của vật liệu trang sức. Vì vậy, khi tiến
hành trang sức cho một cơng trình kiến trúc nào đó, trước hết phải hiểu rõ tính
năng và đặc điểm của các loại vật liệu trang sức, từ đó mới có thể sử dụng các
loại vật liệu trang sức một cách hợp lý và nghệ thuật.
Mục đích của trang sức kiến trúc là làm cho con người có cảm giác hài
hịa trong sự phân bố khơng gian kiến trúc mà vật liệu trang sức đóng vai trị
quan trọng trong việc tạo ra sự hài hịa đó. Một người thiết kế trang sức tài ba

phải biết xét đến thích hợp trong phạm vi sử dụng của mỗi loại vật liệu để từ
đó mà phối hợp và sử dụng chúng một cách hợp lý trên cơ sở của sự hiểu biết
về cơ cấu bên trong của mỗi loại vật liệu quen thuộc và những lý luận mỹ
thuật liên quan chứ không phải một sự chắp vá giản đơn những vật liệu trang
sức đắt tiền. Do đó, người thiết kế cần chú ý đến tính “có thể tạo dáng” của
vật liệu, tức là cùng một loại vật liệu trang sức nhưng trong trường hợp khác
nhau có thể có những biểu hiện hiệu quả khác nhau. Thông thường việc xem
xét lựa chọn vật liệu xuất phát từ những điểm sau:
+ Bề ngoài của vật liệu: chủ yếu thể hiện ở hình thể cảm giác, chất liệu,
màu sắc, hoa văn…Vật liệu hình khối thường đưa lại cảm giác chắc chắn, vật
liệu dạng tấm đưa lại cảm giác trước mắt là mềm dẻo. Những chất liệu khác
nhau của vật liệu đưa lại cho con người những cảm giác về kích thước, ấm,
lạnh khác nhau như: vật liệu len dạ thường đem lại cảm giác ấm cúng, mạnh
mẽ nhưng vật liệu gương kính lại đem lại cảm giác tinh tế, tỉ mỉ, vật liệu kim
loại đem lại cảm giác mạnh, lạnh, có tính hiện đại… Màu sắc của vật liệu có
ảnh hưởng rõ nét đến cảm giác của con người như: màu đỏ thường đem lại
8


cảm giác hưng phấn, kích thích, màu lục có tác dụng làm tiêu tan căng thẳng,
mệt mỏi…Việc sử dụng hợp lý và nghệ thuật hiệu quả ngoại quan của vật liệu
trang sức sẽ làm cho việc trang sức nội ngoại thất có tầng thứ rõ rệt, lơi cuốn
tự nhiên.
+Tính năng của vật liệu: khi sử dụng vật liệu trang sức cần xét đến tính
phù hợp của tính chất vật liệu với đặc điểm của nơi trang sức như: ở những
nơi đơng người thì vật liệu làm nền cần có đặc tính chống trơn trượt, dễ làm
sạch..., khi trang sức nền, tường, trần của gian bếp cần chọn loại vật liệu
chống ố bẩn, dễ lau chùi…hay ở nhưng nơi có khơng gian hẹp thì sử dụng
những tấm hợp kim màu nhạt có đục lỗ để trang sức trần mang lại cảm giác
rộng rãi, sáng sủa cho không gian, đồng thời giảm được lượng tạp âm lớn…

+Tính kinh tế của vật liệu: chi phí trang sức cho một cơng trình kiến
trúc thường chiếm 1/2, thậm chí có cơng trình đạt đến 2/3 tổng đầu tư của
cơng trình, ngun nhân chủ yếu là do giá cả của vật liệu tương đối cao. Do
vậy, khi đầu tư trang sức cần xem xét từ góc độ thời gian và kinh tế, làm sao
sử dụng nguồn vốn ít nhất mà đạt được hiệu quả tốt nhất, tức là phải đáp ứng
được yêu cầu trước mắt và thuận tiện cho việc thay đổi sau này.
Việc lựa chọn vật liệu và trang thiết bị trang sức đồng bộ cần đạt được
sự hài hịa với khơng gian tổng thể. Để đạt được sự thống nhất trong vấn đề
tính năng và mỹ thuật cần tính đến khơng gian, sự bố trí khơng gian, đặc tính
bên ngồi của vật liệu, tính năng của vật liệu và chi phí bỏ ra, từ đó việc trang
sức mới đạt được hiệu quả như mong muốn.
Thật khó để nói ngay nên chọn đồ kim loại hay đồ gỗ, bởi chất liệu chỉ
là một yếu tố tạo thành của đồ nội ngoại thất.
Chất liệu tạo nên đồ nội ngoại thất gồm có các nhóm chính sau và thế
mạnh của chúng:
+ Gỗ, mây, tre và các chất liệu có nguồn gốc tự nhiên: là chất liệu tự
nhiên mang lại sự gần gũi ấm áp. Các nhà sản xuất sử dụng gỗ tới 50% khối
9


lượng sản phẩm. Một thời gian dài ở nước ta, gỗ gần như là sản phẩm độc tôn,
người ta say sưa nói về gỗ lát, hoa, mun đen như một sự sang trọng đặc biệt,
thậm chí tạo nên sự phân chia đẳng cấp. Chính vì sự gần gũi, vì quan điểm
sang trọng đó mà khi gỗ tự nhiên trở nên khan hiếm, dù phải làm gỗ nhân tạo
thì người ta vẫn tận dụng tính tự nhiên của gỗ. Với gỗ nhân tạo MDF, nhà sản
xuất dùng bột gỗ làm nguyên liệu chính thì vẫn lấy gỗ tự nhiên lạng ra thành
tấm mỏng để dán bên ngoài, tạo cảm giác như gỗ thật.
+ Kim loại: lúc đầu người ta nghĩ rằng, khó sử dụng làm nội thất, nhưng
có tính chịu lực tốt, khả năng uốn cong phong phú khiến các nhà thiết kế thú
vị với chất liệu này. Bàn ghế nội thất bằng kim loại thanh mảnh vẫn giữ chịu

lực được, có thể dễ dàng uốn chịu nét độc đáo. Đèn, cổng, hàng rào, hộp thư
ngoại thất bằng kim loại có tuổi thọ khơng chỉ tính bằng năm tháng…Đó là
những ưu điểm của đồ nội ngoại thất kim loại mà chất liệu khác khơng có
được. Chính vì vậy, kim loại tấn cơng vào thị trường này cũng khơng có gì là
lạ.
+ Nhựa, chất dẻo: đây là loại sản phẩm mang rõ nét cơng nghiệp hóa
nhất. Các nhà thiết kế rất thích chất liệu này vì nó khơng gị bó trong kết cấu
phức tạp như gỗ, trong những mối liên kết hàn đục như kim loại. Với nhựa,
chất dẻo nhà thiết kế có thể sáng tạo thoải mái, tạo ra nhiều kiểu dáng mới lạ,
tiện dụng. Sự phong phú về màu sắc cũng là thế mạnh của chất liệu này.
Nhưng phải nhìn nhận rằng, những điều đó vẫn chưa thay thế được cảm nhận
của người sử dụng là chất liệu nhựa, chất dẻo không mang lại sự gần gũi, mộc
mạc. Qua nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, cái gì gần gũi với thiên nhiên
vẫn dễ dàng được chấp nhận hơn.
+ Tổng hợp của các chất liệu trên: chất liệu tổng hợp tập hợp được ưu
điểm và khắc phục nhược điểm của từng chất liệu trên. Ví dụ như: trước kia
dùng sập gụ tủ chè bằng gỗ thì nay có thể kết hợp thêm đệm mút cho cảm giác
êm ái, thoải mái. Kết hợp chất liệu kim loại với thủy tinh, nhựa với kim loại
10


có thể tạo ra những bộ bàn ăn sang trọng, hợp vệ sinh. Kết hợp kim loại với
gỗ, mây tre để tạo ra những bộ bàn ghế ngoài trời ngồi thư giãn…
Một yếu tố quan trọng cho việc chọn nội ngoại thất theo chất liệu là đồ nội
ngoại thất đó được sử dụng cho khơng gian nào, cho mục đích gì. Ví dụ như:
với khơng gian phịng ngủ thì giường, tủ, đơn, ghế nên thiên về gỗ vì phịng
ngủ địi hỏi sự ấm cúng, gần gũi với con người. Nhưng với phòng ăn, bếp
người ta thiên về chọn đồ kim loại kết hợp nhựa, kim loại với thủy tinh vì nó
tạo ra sự sang trọng, tiện dụng trong sử dụng. Đối với phịng khách, đây là nơi
quan trọng vì qua phịng khách người ta có thể nhận ra cá tính của chủ nhà.

Chính vì vậy, phịng khách là nơi có thể dùng những món đồ có giá trị cao,
mang tính sang trọng, mang phong cách của gia chủ như: dùng gỗ quý, da
thật, thảm loại quý…Đó là xu hướng khi chọn chất liệu cho không gian. Tuy
nhiên, chất liệu chỉ là một trong những yếu tố để quyết định. Cần phải xem xét
tổng thể trên nhiều khía cạnh như kiến trúc từng khơng gian, sở thích, cá tính
của người dùng.
2.2 Tổng quan về vật liệu kim loại
2.2.1 Khái niệm về kim loại
Trong hóa học, kim loại (tiếng Hy Lạp là Metallon) là nguyên tố có thể
tạo ra các ion dương (cation) và có các liên kết kim loại, đơi khi người ta cho
rằng nó tương tự như là cation trong đám mây các điện tử. Kim loại là một
trong ba nhóm các nguyên tố được phân biệt bởi độ ion hóa và các thuộc tính
liên kết của chúng cùng với các á kim và phi kim. Trong bảng tuần hoàn các
nguyên tố, đường chéo vẽ từ Bo (B) tới Poloni (Po) chia tách các kim loại với
các phi kim. Các nguyên tố trên đường này là các á kim, đôi khi còn gọi là các
bán kim loại. Các nguyên tố ở bên trái đường này là kim loại, các nguyên tố ở
góc trên bên phải đường này là các phi kim.
Các phi kim phổ biến hơn các kim loại trong tự nhiên, nhưng các kim
loại chiếm phần lớn vị trí trong bảng tuần hoàn (khoảng 80%). Một số kim
11


loại được biết đến nhiều nhất là nhôm, đồng, vàng, sắt, chì, bạc, titan, urani và
kẽm. Các hình thù của kim loại có xu hướng có ánh kim, dễ kéo, dễ dát mỏng,
thơng thường có điểm nóng chảy cao, cứng và là chất dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.
Trong khi đó, các phi kim nói chung là dễ vỡ (đối với phi kim ở trạng thái
rắn), khơng có ánh kim và là chất dẫn điện, dẫn nhiệt kém.

H


He

Li Be

B

C

N

Na Mg

Al Si P

O F Ne
S

Cl Ar

K Ca Sc

Ti V

Cr Mn Fe Co Ni Cu Zn Ga Ge As Se Br Kr

Rb Sr Y

Zr Nb Mo Tc Ru Rh Pd Ag Cd In Sn Sb Te I

Cs Ba La *


Hf Ta W Re Os Ir

Pt

Au Hg Tl Pb Bi Po At Rn

Fr Ra Ac ** Rf Db Sg Bh Hs Mt Ds Rg

*

Ce Pr Nd Pm Sm Eu Gd Tb Dy Ho Er Tm Yb Lu

** Th Pa U

Np Pu Am Cm Bk Cf Es Fm Md No Lr

Kim loại nhẹ < 5 g/cm³ Kim loại nặng < 10 g/cm³ Kim loại nặng > 10 g/cm³

12

Xe


2.2.2 Các thuộc tính của kim loại
2.2.2.1 Thuộc tính vật lý
Các kim loại có những đặc trưng sau: chúng thơng thường có ánh kim,
có khối lượng riêng tương đối lớn, dễ kéo dài và dát mỏng, thơng thường có
điểm nóng chảy cao, cứng, có khả năng dẫn điện và nhiệt tốt. Các thuộc tính
này chủ yếu là do mỗi nguyên tử chỉ có liên kết lỏng lẻo với các điện tử ở lớp

ngồi cùng của nó (các điện tử hóa trị), vì thế các điện tử hóa trị tạo ra một
lớp mây xung quanh các ion kim loại. Phần lớn các kim loại về mặt hóa học là
ổn định với ngoại lệ đáng kể là các kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ, chúng
nằm ở tận cùng bên trái trong bảng tuần hồn và có độ hoạt động hóa học rất
mạnh. Nói chung kim loại là những nguyên tố mà nguyên tử của nó dễ
nhường electron hóa trị để trở thành ion dương. Nguyên tử kim loại không thể
nhận thêm electron vì thế khơng bao giờ trở thành ion âm. Hầu hết kim loại ở
thể rắn tại nhiệt độ phòng (25oC) trừ thủy ngân (Hg).
2.2.2.2 Hợp kim
Hợp kim là vật thể mang tính chất của kim loại gồm hai hay nhiều
ngun tố mà trong đó ít nhất một ngun tố là kim loại (ngun tố chính) cịn
ngun tố phụ có thể là á kim hoặc kim loại.
Hiện nay có nhiều hợp kim được tạo ra từ hai hay nhiều nguyên tố mà
trong đó có một kim loại là thành phần chính. Phần lớn các kim loại tinh khiết
hoặc là q mềm, giịn hoặc phản ứng hóa học q mạnh hoặc khơng có ứng
dụng thực tiễn. Kết hợp các kim loại với tỷ lệ khác nhau tạo ra hợp kim nhằm
thay đổi các đặc tính của kim loại tinh khiết và tạo ra các đặc tính mong
muốn. Mục đích chính của việc tạo thành hợp kim là giảm độ giòn, giảm thiểu
sự ăn mịn hoặc có khi nhằm tạo ra màu sắc hay ánh kim mong muốn, đặc biệt
nó tốt hơn so với kim loại nguyên chất ở tính đúc, hàn, gia công cắt gọt, gia
công áp lực. Một số hợp kim như: thép (sắt và cacbon), đồng thau (đồng và
kẽm), đồng thiếc (đồng và thiếc)…
13


Vật liệu kim loại hiện được phân làm hai loại: vật liệu kim loại đen và
vật liệu kim loại màu.
a. Vật liệu kim loại đen bao gồm gang và thép. Đây là những hợp kim
trên cơ sở sắt và cacbon. Nếu trong 100 kg thép có 1 kg cacbon thì thành phần
cacbon là 1%. Khi hàm lượng cacbon nhiều hơn 2.14% ta có gang, nếu ít hơn

2.14% ta có thép. Thép có thép hợp kim và thép cacbon.
b. Vật liệu kim loại màu (kim loại khơng có chất sắt), tên gọi kỹ thuật
của tất cả các kim loại và hợp kim, trừ sắt và hợp kim của sắt. Theo quy ước,
kim loại màu được chia thành: kim loại nhẹ (nhôm, titan, magie), khối lượng
riêng 1,7 - 4,5 g/cm3; kim loại nặng (đồng, chì, niken, kẽm, thiếc), khối lượng
riêng 4,5 - 11,3 g/cm3; kim loại quý (vàng, bạc và nhóm platin); kim loại khó
nóng chảy; kim loại phân tán; kim loại đất hiếm (nguyên tố hiếm), bao gồm
một nhóm lớn các KLM. KLM sản xuất từ quặng là KLM nguyên sinh, KLM
sản xuất từ vật liệu phế thải là KLM thứ sinh.
2.2.2.3 Tính chất hóa học
Tính chất đặc trưng của kim loại là tính khử (tức là nguyên tử kim loại
dễ bị oxy hóa thành ion dương).
Phần lớn các kim loại hoạt động hóa học khá mạnh, phản ứng với oxy
trong khơng khí để tạo thành oxit sau một khoảng thời gian khác nhau ( ví dụ
như sắt bị rỉ trong suốt mấy năm nhưng kali bùng cháy chỉ trong vài giây).
Kim loại kiềm phản ứng mãnh liệt nhất, kế tiếp là kim loại kiềm thổ. Ví dụ:
(Natri oxit)
(Calci oxit)
(Nhơm oxit)
Những kim loại chuyển tiếp bị oxy hóa trong thời gian dài hơn (như sắt,
đồng, chì, niken). Một số khác như paladi, bạch kim, vàng không hề phản
ứng. Một số kim loại hình thành một màng lớp oxit vững chắc trên bề mặt của
chúng khiến phân tử oxi không thể xuyên qua được làm cho chúng vẫn giữ
được ánh kim và tính dẫn điện tốt qua hàng thập kỷ (như nhơm, một số loại
14


thép và titan). Các oxit của kim loại mang thuộc tính của bazo (trái ngược với
các oxit phi kim, vốn mang tính axit). Sơn hay phủ một lớp oxit lên kim loại
là một cách rất hiệu quả nhằm ngăn ngừa sự ăn mòn. Tuy nhiên, phải chọn

một kim loại hoạt động mạnh hơn trong dãy điện hóa kim loại để phủ lên (đặc
biệt khi lớp phủ có thể bị mẻ). Nước và hai kim loại tạo nên một pin điện hóa
và nếu lớp phủ kém hoạt động hơn vật phủ thì lớp phủ thực ra sẽ đẩy nhanh sự
ăn mịn.
Trong hóa học, cụm từ “kim loại cơ bản” được dùng để ám chỉ các kim
loại bị oxy hóa hoặc ăn mòn khá dễ dàng và phản ứng khác nhau với clohidric
loãng để tạo ra hydro. Một số kim loại như sắt, niken, kẽm, đồng, chì được
xem là kim loại cơ bản khi nó bị oxy hóa dễ dàng, mặc dù nó khơng phản ứng
với Hcl. Kim loại cơ bản là kim loại thông dụng và rẻ tiền, đối lập với kim
loại quý như vàng hay bạc.
2.2.2.4 Dãy điện hóa chuẩn của kim loại
Dãy điện hóa chuẩn của kim loại là dãy những cặp oxy hóa – khử của
kim loại được sắp xếp theo chiều thế điện cực chuẩn (E0Mn+/M (V)) của các
cặp oxy hóa – khử tăng dần. Dưới đây là dãy của một số kim loại thông dụng:

Mg2+/
Mg

Al3+/ Zn2+/Z Fe2+/ Ni2+/ Sn2+/S Pb2+/P H+/ Cu2+/C Ag1+/ Au3+/
Al
n
Fe
Ni
n
b
H2 u
Ag
Au

-2,37


-1,66 -0,76 -0,44 -0,23 -0,14 -0,13 0,00 +0,34 +0,80 +1,50

2.2.2.5 Tồn tại trong tự nhiên:
Kim loại tồn tại trong tự nhiên, sắt là thành phần chính trong lõi trái đất.
Trong lớp vỏ trái đất, lượng kim loại nhỏ hơn phi kim, hầu hết các kim loại có
dạng hợp chất trong các khống sản, quặng, một số kim loại tồn tại ở dạng
nguyên chất (kim loại quý) như đồng, vàng, bạc, platin…

15


2.3 Kim loại dùng để làm gì trong nội ngoại thất
Kim loại có mặt trong các cơng trình kiến trúc với nhiều vai trò và làm
cho diện mạo kiến trúc ngày càng phong phú hơn. Việc sử dụng vật liệu kim
loại có thể xem là một sự lựa chọn nhưng cũng có thể là một điều tất yếu
mang tính bắt buộc. Kim loại được dùng làm:
2.3.1 Kết cấu chịu lực
Các dạng đá, gạch, khung gỗ…đang lùi dần vào quá khứ do nhược
điểm của chính kết cấu và vật liệu làm kết cấu mang lại. Với các dạng kết cấu
phổ biến hiện nay là kết cấu thép, kết cấu bê tông cốt thép, các biến thể như
kết cấu vỏ mỏng, dây treo đều sử dụng kim loại (thép) ở một tỷ lệ nhất định
cho tới tồn bộ và đóng một vai trị hết sức quan trọng.

Thép có thể tham gia ở tất cả các cấu kiện của hệ kết cấu như móng,
cột, dầm, sàn, mái và có thể kết hợp linh hoạt với nhiều dạng kết cấu, vật liệu
khác.
2.3.2 Hàng rào, hoa sắt, lan can
Hàng rào là nơi kim loại có mặt sớm cùng với kết cấu. Hàng rào bằng
thép có ưu điểm bền chắc, thống, khơng hạn chế tầm nhìn. Ở một góc khác,

hàng rào, cổng sắt dễ tạo hình để tạo nên hiệu quả thẩm mỹ kiến trúc cho mặt
đứng cơng trình. Đa phần các cơng trình cơng cộng và các biệt thự người Pháp
xây dựng ở Việt Nam đều sử dụng hàng rào thép và cổng sắt.

16


Hoa sắt là tên gọi chung chỉ kết cấu kim loại ở cửa hay ơ thống nhằm
tăng cường an ninh. Cũng như hàng rào, hoa sắt được dùng để tạo hình kết
hợp với cửa tăng tính thẩm mỹ.

Hàng rào

Lan can

2.3.3 Mái
Kim loại được sử dụng làm mái ngày càng nhiều do ưu điểm nhẹ, sản
xuất lắp dựng và tháo dỡ đều thuận tiện. Cả khung kết cấu và vật liệu che phủ
mái đều có thể làm bằng kim loại. Hệ kết cấu dàn thép khơng gian có thể cho
phép vượt được những nhịp lớn. Kết cấu mái bằng thép có thể thay thế tương
đương kết cấu truyền thống bằng gỗ và có thể kết hợp với nhiều vật liệu khác
như ngói, tấm lợp kim loại hay kính.
2.3.4 Cửa, cổng
Trước kia, cửa được làm bằng gỗ với phương thức thủ công. Nhưng
thực tế hiện nay, với yêu cầu sản xuất công nghiệp số lượng lớn, cùng với việc
tài nguyên rừng đang dần cạn kiệt thì cửa kim loại là thay thế tất yếu. Hiện
nay, có nhiều dạng cửa kim loại như cửa thép, cửa nhựa lõi thép, cửa
nhôm…Các cửa này hay được kết hợp với vật liệu kính. Kim loại đã được tạo
hình rất đẹp và nét hoa văn hết sức phong phú, chẳng những tạo cảm giác an
tồn mà cịn cung cấp một sự hưởng thụ về thẩm mỹ cho khách qua lại. Cơng

nghệ chế tạo khơng có gì phức tạp, chủ yếu là dùng các phương pháp đúc,
đập, hàn, ghép nối để tạo hình. Chính nhờ các đặc điểm đó, nên có thể thơng
17


qua lần thiết kế thứ hai, cùng một thứ linh kiện giống nhau, có thể kết hợp
được những thành phẩm có hoa văn hồn tồn khác nhau, hoặc mới lạ trang
trọng, hoặc tinh tế thanh nhã, hoặc bé nhỏ xinh xắn, hoặc giản dị tự
nhiên…thiên hình vạn trạng.

2.3.5 Tƣờng, vách ngăn, bình phong, trần
Trong kiến trúc hiện đại, các kết cấu bao che, ngăn chia bằng tường xây
truyền thống đã được thay thế rất nhiều bằng vật liệu khác – đặc biệt trong các
cơng trình cơng cộng. Thép và kính là giải pháp mặt đứng được ứng dụng
rộng rãi trong nhà cao tầng. Với những cơng trình cần sự ngăn chia linh hoạt
như văn phòng, vách thạch cao khung xương kim loại là giải pháp hợp lý và
phổ biến nhất. Kim loại cũng được sử dụng cho kết cấu trần hay vật liệu ốp
trần như nhơm, hợp kim nhơm…

Bình phong hoa sắt nghệ thuật
18


2.3.6 Cầu thang
Cầu thang kim loại ngày càng được sử dụng nhiều hơn do tính thẩm mỹ
(so với bê tơng, gạch xây…) và bền vững hơn so với gỗ. Các bộ phận cầu
thang đều có thể có mặt như lan can, tay vịn…Trong nhà ở dân dụng hiện nay
đang có xu hướng kết hợp “kim – mộc song hành”. Việc phối hợp này phát
huy được tối đa ưu điểm của mỗi loại vật liệu và cho hiệu quả thẩm mỹ cao.
Những bộ phận không nhất thiết phải làm bằng gỗ có thể thay thế bằng kim

loại, góp phần bảo vệ tài nguyên rừng.
Theo các chuyên gia trang trí nội thất, cầu thang dùng sắt hoa văn kết
hợp tay vịn bằng gỗ tạo nên sự sang trọng. Tuy nhiên, đừng quá cầu kỳ, chỉ
nên dùng loại thanh mảnh, họa tiết đơn giản với hình cây, lá và hoa.

Cầu thang hoa sắt kết hợp tay vịn gỗ hay chỉ dùng riêng sắt
2.3.7 Đồ đạc nội thất
Cũng theo xu hướng “kim – mộc song hành”, sự xuất hiện của kim loại
cùng gỗ trong nội thất ngày càng nhiều. Đó cũng là một giải pháp hợp lý trên
nhiều phương diện để tận dụng ưu điểm của kim loại (sắt, thép, nhôm, inox…)
khi kết hợp với gỗ cùng các vật liệu khác như nhựa, da…
19


Kim loại được sử dụng làm khung kết cấu cho đồ nội thất như bàn, ghế,
giường, kệ – giá….

Giường hoa sắt

Bàn hoa sắt
2.3.8 Máy móc, thiết bị, phụ kiện
Trong cơng trình kiến trúc hiện nay, việc tồn tại máy móc, thiết bị là
điều đương nhiên. Đó là thang máy, máy bơm, máy phát điện, máy lạnh…gắn
với cơng trình hay các loại máy rời khác phục vụ cho sinh hoạt như tivi, tủ
lạnh, máy giặt…Các thiết bị bếp, thiết bị điện, nước cũng được cấu thành từ
kim loại như bếp gas, hút mùi, vòi nước, thiết bị chiếu sáng…Kim loại cũng
được sử dụng làm phụ kiện cho các bộ phận, thành phần của các cơng trình

20



kiến trúc để liên kết như bản mã, rãnh trượt, chốt cửa, bản lề…hay là các phụ
kiện, dụng cụ sinh hoạt khác như giá treo, móc đồ, xoong nồi, dao kéo…
Khó có thể tưởng tượng ra trong một cơng trình kiến trúc bây giờ lại
vắng bóng kim loại. Kim loại tham gia vào kiến trúc như một sự tất yếu của
lịch sử và thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của kiến trúc hiện đại thế giới. Sự
có mặt của kim loại làm thay đổi kết cấu, hình thức, quy mơ cơng trình và đưa
thêm nhiều tiện ích mới. Tỷ lệ góp mặt của kim loại trong cơng trình so với
các vật liệu khác càng tăng lên và giữ các vai trò then chốt, quyết định – đặc
biệt là kết cấu và trang thiết bị cơng trình.
Có thể nói, kim loại có mặt ở khắp mọi nơi trong cơng trình, từ lớn nhất
đến nhỏ nhất, từ đầu đến cuối, từ A đến Z.
2.4 Ƣu nhƣợc điểm của kim loại
2.4.1 Ƣu điểm
+ Khả năng chịu lực tốt, cứng – chịu được tác dụng cơ học, chịu nhiệt
tốt so với các loại vật liệu như tre, gỗ.
+ Kim loại bền trong điều kiện thời tiết thông thường nếu được bảo
quản, bảo dưỡng tốt.
+ Kim loại dễ chế tác để tạo nên những hình dáng thẩm mỹ, những chi
tiết nhỏ nhưng có đủ độ cứng mà gỗ không đáp ứng được. Kim loại cũng góp
phần làm phong phú chất liệu bề mặt kiến trúc, làm cho cơng trình sinh động,
đa dạng hơn.
+ Các kết cấu, cấu kiện bằng kim loại có thể sản xuất tiền chế, tháo lắp
vận chuyển thuận tiện. Nếu có những sai sót, hư hỏng dễ dàng xử lý ( hàn, cắt,
khoan…)
+ Kim loại có thể tái chế hồn tồn, giảm thiểu tác động tiêu cực vào
môi trường.
21



2.4.2 Nhƣợc điểm
+ Trong một số điều kiện, hoàn cảnh nhất định, kim loại khơng có sẵn
như các vật liệu tự nhiên khác như đất đá, cây cối…Việc thi công, gia cơng
cấu kiện kim loại địi hỏi thiết bị và năng lượng. Vì vậy, kim loại chỉ thực sự
phát huy vai trị ở những nơi có khoa học kỹ thuật, kinh tế phát triển.
+ Một số kim loại dễ bị oxy hóa bề mặt nếu khơng được bảo quản bề
mặt tốt (sơn) hoặc sử dụng ở những vùng có khí hậu khắc nghiệt (biển).
+ Kim loại truyền điện, ở một số trường hợp có thể gây nguy hiểm.
+ Trong kết cấu, so với bê tông, kim loại (thép) chịu nhiệt (lửa) kém
hơn.
2.5 Một số vật liệu kim loại dùng trong nội và ngoại thất
2.5.1 Sắt thép
Do sắt thép có cường độ cao, tính chảy tốt, tính đồng tính cao, trong
kiến trúc không chỉ được dùng làm vật liệu kết cấu mà còn được dùng làm vật
liệu trang sức các loại khung xương của tấm treo, mặt ngoài tường và mặt nhà.
Thép là hợp kim của sắt và cacbon. Khi hàm lượng cacbon nhiều hơn
2.14% ta có gang, nếu ít hơn 2.14% ta có thép. Thép có thép hợp kim và thép
cacbon.
2.5.1.1 Chủng loại thép
Phương pháp phân loại thường có 3 cách sau:
- Căn cứ vào phương pháp pháp luyện:
+ Phân theo loại lò: . Lò bằng
. Lò quay (lò quay oxy, lị quay khơng khí)
. Lị điện
+ Phân theo mức độ thoát oxy: . Thép tĩnh
. Thép bán tĩnh
. Thép đặc biệt tĩnh
. Thép sợi
22



-Căn cứ vào thành phần hóa học
+ Thép cacbon: . Thép cacbon thấp hàm lượng C < 0.25%
. Thép cacbon vừa hàm lượng C từ 0.25 ÷ 0.6%
. Thép cacbon cao hàm lượng C > 0.6%
+ Thép hợp kim: . Thép hợp kim thấp tổng hàm lượng nguyên tố < 5%
.Thép hợp kim vừa tổng hàm lượng nguyên tố 5 ÷
10%
.Thép hợp kim cao tổng hàm lượng nguyên tố > 10%
- Căn cứ vào tiêu chuẩn chất lượng
+Thép phổ thông theo tiêu chuẩn quốc gia: P  0,045%, S 
0,050,055%
+Thép tốt theo quy định quốc gia: P  0,0350,04%, S  0,04%
+Thép cao cấp theo quy định quốc gia: P  0,030,035%, S <
0,020,03%
Thành phần hóa học của thép ngồi sắt cịn có C, Si, Mn, S, P và một ít
chất khác. Nhưng chỉ với vi lượng chất khác đã đem lại ảnh hưởng lớn của
thép. Hàm lượng than trong thép thấp nhưng tính chảy và chịu xung kích tốt,
dễ gia cơng. Thép có hàm lượng cacbon thì cường độ cao, tính chảy kém,
giịn, khó gia cơng. Si và Mn có thể làm cho thép khơng giảm tính chảy và
xung kích mà lại nâng cao được cường độ. S và P phân biệt làm cho nó có
hiện tượng nóng giịn và lạnh giịn, do đó phải khống chế hàm lượng các chất
trong thép. Khi lựa chọn thép phải căn cứ vào công dụng khác nhau của thép
để xấc định khống chế hàm lượng và thành phần các nguyên tố trong thép, từ
đó mà làm cho nó có thể thỏa mãn các yêu cầu của sử dụng.
2.5.1.2 Đặc tính của thép: thép so với các vật liệu khác có tính năng rất
đặc biệt, đó là:

23



+ Vật liệu có tính đồng nhất, tính năng đáng tin cậy. Thép được luyện ở
lò nhiệt độ cao rất nghiêm khắc. Thành phần các chất hóa học trong thép là
con người hồn tồn có thể khống chế được.
+ Cường độ cao, tính chảy và dẻo dai tốt. Thép do hình thức kết cấu của
các phân tử trong đó mà làm cho nó có cường độ cao, hơn nữa, trước khi phá
hoại làm sản sinh ra biến dạng lớn từ đó mà phát hiện kịp thời hiện tượng này,
mà tránh được sự cố đáng tiếc. Ngồi ra thép cịn có tính dẻo dai và có chịu
xung kích tốt. Nó chịu tác động lâu dài của tải trọng, có thể giữ được tính
năng cơ học.
+Tính năng gia cơng tốt. Thép có thể qua hàn, đinh tán, bulông để tiến
hành nối tiếp thành những hình dạng kết cấu khác nhau, cũng có thể gia công
bào, tiện, cưa…
Phạm vi sử dụng thép trong cơng trình kiến trúc có: thép cốt thép trong
bê tơng và thép kết cấu, thép đường ống và thép trang sức. Chế phẩm thép
dùng trong trang sức cơng trình chủ yếu có thép màu, thép khơng gỉ, thép
khn cửa và thép khung xương.
a. Thép lá phủ màu: còn được gọi là thép màu, nó thường lấy thép cán
nguội hoặc thép lá mạ kẽm làm nền, thông qua công nghệ xử lý hóa học bề
mặt liên tục và phủ sơn làm cho bề mặt tấm thép nền được phủ một lớp hay
nhiều lớp chất phủ mà làm thành. Chất phủ của thép màu có loại là chất vơ cơ,
hữu cơ nhưng chất hữu cơ được sử dụng nhiều hơn. Sự tổ thành kết cấu của
thép phủ màu:
Thép lá màu đồng thời có tính năng của hai loại đó là thép và chất phủ,
trên cơ sở đảm bảo cho độ cứng và cường độ của tấm thép được duy trì mà
tăng thêm tính năng chống gỉ cho nó. Thép màu có tính năng gia cơng tốt, có

24



thể cắt, uốn, khoan, tán đinh và cuộn mép, mà tính chịu nhiệt, cách điện, chịu
ăn mịn và mài mịn rất đặc biệt, màu sắc bề mặt sáng, tính trang sức tốt.
Độ dài của thép lá màu thường là 1800mm và 2000mm, rộng 450, 500,
1000mm, độ dày có 0,35; 0,4; 0,5; 0,6; 0,7; 0,8; 1,0; 1,5 và 2mm. Nó có thể
được dùng làm kết cấu bảo vệ xung quanh tường, tấm trần nhà, các loại đường
ống và lớp lót mặt cửa. Loại thép lá màu này khi dùng làm kết cấu bảo vệ
quanh tường và mặt nhà luôn luôn kết hợp với tấm bơng khống tấm cao phân
tử Styrene, tấm xốp Pu và vật liệu bảo ôn cách nhiệt làm thành tấm phức hợp,
từ đó mà đạt được yêu cầu bảo ôn cách nhiệt và hiệu quả trang sức tốt và cịn
tốt hơn tường gạch phổ thơng.
b.Tấm trang sức men sứ: là lấy thép tấm hoặc gang làm nền, trên bề mặt
được phủ một lớp chất vô cơ, sau khi qua nung có thể bám một cách vững
chắc lên mặt nền trở thành vật liệu trang sức. Vật chất hình thành trên mặt nền
gọi là men sứ.
Tấm trang sức men sứ có được độ cứng của kim loại và tính ổn định
hóa học của lớp men và có tính trang sức. Bề mặt của kim loại sau khi được
phủ một lớp men thì khơng gỉ nữa, chịu axit, chịu kiềm, chịu rửa, cách điện,
mà khi chịu nhiệt vẫn không bị oxy hóa. Bề mặt có thể được dán hoa, in lưới
hoa và phun hoa mà làm thành các đồ án nghệ thuật với các loại màu sắc khác
nhau, tính trang sức tốt, tính chịu mài mịn cao, trọng lượng nhẹ, có thể được
dùng để trang sức trong ngồi tường cơng trình kiến trúc, cũng có thể làm
thành miếng nhỏ trang sức trong gia đình. Quảng trường Muynic của Đức,
nhà đấu kiếm thế vận hội Hán Thành và đường ngầm trên đường “Da PU”
sơng Hồng Phố Thượng Hải đều được trang sức bằng phương pháp này.
c. Chế phẩm thép không gỉ: thép khơng gỉ (hay cịn gọi là inox) là một
dạng hợp kim sắt có thành phần Cr (chứa tối thiểu 10.5% Cr) hoặc Mn, Ti, Ni
25



×