Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Nghiên cứu giải pháp kết cấu hệ thống khung cửa thông phòng cho căn hộ chung cư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 50 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
VIỆN CÔNG NGHIỆP GỖ VÀ NỘI THẤT
--------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP KẾT CẤU HỆ THỐNG KHUNG
CỬA THƠNG PHỊNG CHO CĂN HỘ CHUNG CƯ
Ngành

: Chế biến Lâm sản

Mã số

: 7549001

Giáo viên hướng dẫn

: TS. Phan Duy Hưng

Sinh viên thực hiện

: Trần Thị Mưa

Lớp

: K61 - CBLS

Khóa học

: 2016 - 2020


Hà Nội - 2020


LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hồn thành khóa luận tốt nghiệp, tôi xin chân thành cảm ơn TS.
Phan Duy Hưng đã tận tình hướng dẫn tơi hồn thành khóa luận này. Tôi cũng
xin gửi lời cảm ơn tới tập thể thầy cô giáo trong Viện Công nghiệp gỗ và Nội
thất đã nhiệt tình giúp đỡ tơi trong suốt thời gian học tập và thực hiện khóa luận.
Cũng nhân dịp này tơi xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể cán bộ, công nhân
viên Công ty Cổ Phần Mái Ấm Việt đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ nhiệt
tình trong xuất q trình tơi hồn thành khóa luận này.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện

Trần Thị Mưa

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ i
MỤC LỤC ............................................................................................................. ii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ iv
DANH MỤC HÌNH .............................................................................................. v
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..................................... 2
1.1. Tình hình sản xuất khung cửa tại Việt Nam .................................................. 2
1.1.1. Sơ lược về thị trường tiêu thụ và sản xuất khung cửa ................................ 2
1.1.2. Phân loại khung cửa .................................................................................... 3
1.1.3. Nhu cầu khung cửa cho chung cư ............................................................... 7

1.2 Mục tiêu của đề tài .......................................................................................... 8
1.2.1. Mục tiêu tổng quát....................................................................................... 8
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................ 8
1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu....................................................................... 8
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................. 8
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 8
1.4. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 9
1.5 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 9
Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................ 11
2.1. Khái niệm khung cửa gỗ .............................................................................. 11
2.2. Cấu tạo khung cửa gỗ ................................................................................... 12
2.2.1. Cấu tạo chung của khung cửa ................................................................... 12
2.2.2. Cấu tạo chi tiết........................................................................................... 12
2.3. Yêu cầu kĩ thuật khung cửa gỗ ..................................................................... 15
2.3.1. Yêu cầu về sử dụng ................................................................................... 15
2.3.2. Yêu cầu về độ bền ..................................................................................... 16
2.3.3. Yêu cầu về thẩm mĩ ................................................................................... 16
2.3.4. Yêu cầu về tính kinh tế.............................................................................. 19
ii


2.3.5. Yêu cầu về gia công .................................................................................. 20
2.4. Các dạng liên kết của khung cửa gỗ truyền thống ....................................... 21
2.4.1. Liên kết mộng............................................................................................ 21
2.4.2. Liên kết đinh.............................................................................................. 22
2.4.3. Liên kết keo ............................................................................................... 22
2.4.4. Liên kết vít ................................................................................................ 22
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 23
3.1. Tìm hiểu chung địa điểm thực tập................................................................ 23
3.1.1. Thông tin chung về công ty ....................................................................... 23

3.1.2. Sản phẩm khung cửa truyền thống của Công ty ....................................... 24
3.1.3. Ngun vật liệu chính sản xuất của Cơng ty............................................. 25
3.1.4. Thiết bị sản xuất của Công ty .................................................................... 26
3.2. Xây dựng và lựa chọn phương án thiết kế khung cửa mới .......................... 30
3.2.1. Phương án 1 ............................................................................................... 30
3.2.2. Phương án 2 ............................................................................................... 32
3.2.3. Phương án 3 ............................................................................................... 34
3.2.4. Lựa chọn giải pháp kết cấu mới cho khung cửa ....................................... 36
3.3. Thiết kế thi cơng ........................................................................................... 36
3.4. Quy trình sản xuất ........................................................................................ 36
3.5. Phân tích đánh giá hiệu quả giải pháp.......................................................... 37
3.5.1. Cơ sở để phân tích đánh giá ...................................................................... 37
3.5.2. Tiết kiệm nguyên liệu gỗ........................................................................... 38
3.5.3. Hiệu quả vấn đề gia cơng, lắp dựng .......................................................... 40
3.5.4. Tính tốn hiệu quả tiết kiệm chi phí sơn ................................................... 40
3.5.5. Tính toán hiệu quả giảm bớt thời gian sấy ................................................ 41
3.5.6. Hiệu quả vận chuyển ................................................................................. 42
KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ ................................................................................... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO

iii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phương pháp nghiên cứu của luận văn ................................................. 9
Bảng 2.1: Kích thước khung theo từng loại tường.............................................. 14
Bảng 3.1: Khảo sát máy móc tại Cơng ty Mái Ấm Việt ..................................... 26
Bảng 3.2. Quy trình gia cơng từng chi tiết .......................................................... 37
Bảng 3.3: Chi phí nguyên liệu gỗ khung cửa truyền thống ................................ 38
Bảng 3.4: Chi phí nguyên liệu gỗ khung cửa kiểu mới ...................................... 39

Bảng 3.5: So sánh quy trình sản xuất khung cửa ................................................ 40
Bảng 3.6: Tính tốn tiết kiệm chi phí sơn ........................................................... 41
Bảng 3.7: Tính tốn hiệu quả giảm bớt thời gian sấy ......................................... 41

iv


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Biểu đồ tỷ trọng đồ gỗ nội thất ............................................................. 3
Hình 1.2: Khung cửa tổng hợp thủy tinh và nhựa................................................. 5
Hình 1.3: Khung cửa bằng Vinyl .......................................................................... 6
Hình 1.4: Khung cửa bằng Aluminum .................................................................. 7
Hình 2.1. Hình ảnh minh họa khung cửa gỗ ....................................................... 11
Hình 2.2. Chi tiết của khung cửa......................................................................... 12
Hình 2.3. Chi tiết của khung cửa......................................................................... 13
Hình 2.4: Chi tiết của hèm cửa ............................................................................ 14
Hình 2.5. Cấu tạo mộng kép ngang ..................................................................... 21
Hình 2.6: Mộng mịi một mặt có lỗ mộng........................................................... 21
Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức hành chính của Cơng ty Mái Âm Việt ........................ 24
Hình 3.2: Khung cửa của Cơng ty Mái Ấm Việt ............................................... 25
Hình 3.3. Khung cửa 2 thành phần từ gỗ tự nhiên .............................................. 30
Hình 3.4: Liên kết giữa các thanh khung ............................................................ 31
Hình 3.5. Khung cửa bằng gỗ ghép thanh ........................................................... 32
Hình 3.6. Kích thước của nẹp khung .................................................................. 33
Hình 3.7. Chi tiết liên kết của khung cửa ............................................................ 33
Hình 3.8: Khung cửa bằng gỗ tự nhiên kết hợp ván nhân tạo cấu tạo bằng nhiều
thành phần ........................................................................................................... 35

v



ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là nước có tốc độ phát triển kinh tế đứng tốp đầu của thế giới,
song song với sự phát triển kinh tế là sự phát triển của các khu chung cư, nhà
cao tầng. Khung cửa là một trong những bộ phận tăng giá trị sử dụng tính thẩm
mỹ cho các căn hộ này.
Khung cửa gỗ truyền thống có nhiều ưu điểm như có kết cấu mộng vng
vững trắc, có khả năng chịu lực uốn cao,… song bên cạnh đó cũng có nhiều
nhược điểm như: Tốn nhiều ngun liệu để gia cơng chế tạo nó, phải dùng
ngun liệu có kích thước lớn, khó gia cơng, chế biến, nhất là khi lắp dựng
khung vào tường, khó vận chuyển và tốn nhiều cơng vận chuyển ra cơng trình,
độ chính xác khi lắp dựng dễ bị thay đổi, khó sấy.
Hiện nay đã có nhiều biện pháp kĩ thuật để khắc phục được các nhược
điểm trên như thay đổi công nghệ sấy, dùng các máy chuyên dụng để sản xuất
khung,.. song vấn đề khắc phục vẫn chưa triệt để và hiệu quả. Hơn nữa, các tịa
nhà chung cư thường thi cơng theo mơ hình là thi cơng theo từng hạng mục, vì
vậy phần xây dựng sẽ được thi cơng trước, sau đó là thi cơng phần cửa. Như
vậy, có thể thấy khung cửa không thể giữ nguyên theo kết cấu cũ mà cần phải có
kết cấu mới phù hợp với phương án thi cơng mới. Chính với những lý do như
trên tơi thực hiện khóa luận tốt nghiệp: “Nghiên cứu giải pháp kết cấu hệ
thống khung cửa thơng phịng cho căn hộ chung cư”

1


Chương 1
TỞNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình sản xuất khung cửa tại Việt Nam
1.1.1. Sơ lược về thị trường tiêu thụ và sản xuất khung cửa
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, ngành chế biến gỗ đã đạt

được những thành tựu to lớn cả về số lượng, chất lượng doanh nghiệp chế biến,
về kim ngạch xuất khẩu và về thị trường tiêu thụ sản phẩm,... Các sản phẩm gỗ
chế biến ngày càng trở nên đa dạng hơn, có mẫu mã và chất lượng sản phẩm
ngày càng phù hợp hơn với cả thị trường trong nước và xuất khẩu. Từ chỗ chỉ
tập trung để tái xuất khẩu sang một nước thứ ba, đến nay các sản phẩm gỗ chế
biến của Việt Nam đã có mặt ổn định ở trên 120 nước và vùng lãnh thổ trên toàn
thế giới với nhiều doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu sang các thị trường dành cho
người tiêu dùng. Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm gỗ đang ngày càng tăng
một cách ổn định. Nếu như năm 2000, giá trị kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm
gỗ của nước ta chỉ mức khiêm tốn là 214 triệu đô la Mỹ thì đến năm 2004 kim
ngạch xuất khẩu này đã lần đầu tiên vượt mốc 01 tỷ đô la Mỹ để đạt giá trị 1,154
tỷ USD và năm 2015 kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản đã đạt mức trên 6,9 tỷ
USD. Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn thứ sáu thế
giới với hơn 4,0% thị phần thương mại đồ gỗ thế giới, thứ hai châu Á và đứng
đầu khu vực Đông Nam Á. Nói cách khác, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm
gỗ đã và đang trở thành một ngành kinh tế quan trọng, chủ lực trong nền kinh tế
của nước ta. Đây là một ngành kinh tế chẳng những có thể đem lại nhiều cơng
ăn, việc làm, tạo ra thu nhập cho người lao động mà còn là một trong những
ngành có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn của nước ta. Các sản phẩm thuộc
nhóm đồ gỗ nội thất phục vụ xây dựng nói chung đều ổn định suốt từ năm 2012
đến nay. Trong nhóm này cửa các loại là loại sản phẩm có sự thay đổi đáng kể
theo chiều hướng tăng lên và chiếm tỷ trọng cao thứ hai với 34,26% - 38,79%.
Khung cửa các loại chiếm tỷ trọng cao nhất với 34,62% - 39,16% tổng số sản
phẩm lưu thơng trên thị trường, nhưng đang có chiều hướng giảm. Sự giảm sút
2


này có lẽ do các loại khung cửa thường được làm từ các loại gỗ tốt, quý, hiếm
mà các loại gỗ này đang bị hạn chế khai thác. Thêm vào đó là sự tăng lên đáng
kể của các loại sản phẩm thay thế không dùng gỗ. Cầu thang gỗ chiếm tỷ trọng

thứ ba một cách ổn định với 16,99% - 18,37% tổng lượng sản phẩm trong nhóm.
Cuối cùng là các loại sản phẩm ốp sàn, ốp tường,... chiếm 5,00% - 5,12% tổng
lượng sản phẩm trong nhóm lưu thơng trên thị trường (hình 1.1).

Hình 1.1. Biểu đồ tỷ trọng đồ gỗ nội thất
1.1.2. Phân loại khung cửa
1.1.2.1. Khung cửa bằng gỗ
- Ưu điểm của khung cửa gỗ:
Gỗ là vật liệu tự nhiên, là vật liệu tái sinh và thân thiện môi trường
Cấu tạo gỗ vững chắc, có thể sơn, phủ nhiều màu, đặc tính cách nhiệt tốt.
Trong tất cả những loại ngun liệu cấu thành khung cửa thì gỗ chính là
lựa chọn phổ biến nhất cho cho ngôi nhà. Chúng ta có thể sơn phủ lên bề mặt
khung bằng nhiều màu sắc khác nhau, vừa tăng tính thẩm mỹ, vừa giúp che đi
những chi tiết ráp nối. Về tính chất thì gỗ cứng, bền, cách điện tốt, thích hợp sử
dụng cho các cơng trình kiến trúc sang trọng và cao cấp.
- Nhược điểm:
Tuy nhiên, gỗ cũng có nhược điểm riêng của nó. Điểm đầu tiên cần xét
đến chính là giá thành cao, tiếp theo đó chính là việc phải bảo dưỡng khung cửa

3


thường xuyên để tránh tình trạng mối, mọt làm hỏng cửa hay lớp sơn phủ bị
bong tróc ở các khu vực khớp nối.
1.1.2.2. Khung cửa bằng Sợi tổng hợp
Khung cửa bằng sợi tổng hợp được cấu thành từ thủy tinh và nhựa - vật
liệu ít chịu sự tác động của nhiệt độ thời tiết dẫn đến việc co giãn của khung
(hình 1.2).
Cửa đi và cửa sổ làm bằng sợi thủy tinh giúp chống giãn nở do nhiệt,
không bị mục nát và cong vênh. Bên cạnh đó, khung cửa bằng sợi thủy tinh

khơng u cầu phải bảo dưỡng liên tục vì độ bền của nó khá cao.
Tuy có nhiều ưu điểm là vậy nhưng khoảng thời gian gần đây, nhiều nhà
thiết kế đã nhận ra rằng loại vật liệu này không phù hợp cho những thiết kế phức
tạp, yêu cầu những chi tiết tinh tế.
- Ưu điểm:
Vẻ ngoài khá giống với khung cửa gỗ tự nhiên.
Giá thành rẻ, dễ gia cơng.
Có thể in nhiều loại vân khác nhau.
Chịu nước tốt
- Nhược điểm:
Vân thớ in giả gỗ không đẹp
Khả năng chịu lực kém
Chỉ sử dụng cho những thiết kế đơn giản như căn hộ thơng thường
Dễ bị phá hủy khi có nhiệt độ cao

4


Hình 1.1: Khung cửa tổng hợp thủy tinh và nhựa
1.1.2.3. Khung cửa bằng Vinyl
Khung cửa bằng nhựa Vinyl được cấu thành chủ yếu từ polyvinyl clorua
(PVC) (hình 1.3).
Vật liệu này có nhiều ưu điểm như khơng cần bảo trì, khơng bị ăn mòn,
độ bền cao,… Mỗi nhà sản xuất vinyl sẽ cho ra chất lượng khác nhau, bởi vì một
khung vinyl được tạo thành từ một hợp chất, với một công thức phụ gia riêng
kết hợp cùng việc điều khiển thời gian chế tạo chặc chẽ sẽ cho ra đặc tính riêng
của khung vinyl đó như độ bền, thẩm mỹ hay khả năng chống chịu thời tiết.
- Ưu điểm:
Độ bền cao
Khơng bị ăn mịn

Chịu nước, chịu nhiệt tốt
- Nhược điểm:
Giá thành cao hơn khung cửa nhựa
Khả năng chịu lực kém

5


Hình 1.2: Khung cửa bằng Vinyl
1.1.2.4. Khung cửa bằng Aluminum
Aluminum hay cịn gọi là tấm hợp kim nhơm nhựa tổng hợp, bề mặt được
sơn nhiều màu sắc sang trọng, đẹp và rất bền (tuổi thọ màu kéo dài đến 15 năm).
Aluminum dày từ 3-5 ly (hình 1.4).
Khung của làm bằng Aluminum thường mỏng, nhẹ nhưng chắc khỏe.
Những khung cửa làm từ nhôm được cấu thành từ nhiều sự kết hợp khác nhau.
Sự kết hợp của hộp khung vững chắc và kính lớn giúp cho tầm nhìn trở nên tốt
hơn. Hệ thống cửa nhiều lớp thường được làm bằng khung nhôm đều thuận tiện
cho việc sử dụng cả bên ngoài và bên trong nhà.
- Ưu điểm:
Trọng lượng nhẹ, độ bền cao
Chống nước, chống ẩm mốc tốt
Dễ tháo lắp, dễ thi công
Không cần bảo trì thường xun
Tính thẩm mỹ cao hợp với kiểu nhà hiện đại
Thân thiện với môi trường, chống bén cháy hiệu quả.

6


- Nhược điểm:

Giá thành cao
Chịu lực kém, chỉ thích hợp làm cửa sổ dạng kính
Cách âm, cách nhiệt kém.

Hình 1.3: Khung cửa bằng Aluminum
1.1.3. Nhu cầu khung cửa cho chung cư
Cửa chung cư là một trong những hạng mục xây dựng quan trọng nhất để
hoàn thiện căn hộ. Cửa chung cư được chia làm 3 loại, gồm cửa chính chống
cháy, cửa phòng ngủ và cửa nhà vệ sinh. Ứng với mỗi vị trí thì cửa căn hộ chung
cư sẽ có công năng sử dụng kèm yêu cầu kỹ thuật khác nhau kèm theo đó là sẽ
có những khung cửa riêng cho từng loại cánh cửa.
Thị trường căn hộ chung cư tại Hà Nội được mở bán hàng quí đạt 15.800
căn, tăng 23% theo quý và 17% theo năm (nguồn: infonet.vietnamnet.vn). Như
vậy, có thể thấy nhu cầu về khung cửa cho chung cư là tương đối cao đạt khoảng
trên 30.000 bộ/ q. Song song với nhà chung cư, khu đơ thị ngày càng phát
triển thì nhu cầu về cửa và khung cửa ngày càng tăng.

7


1.2 Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Đưa ra được giải pháp kết cấu hợp lý cho khung cửa gỗ thơng phịng của
nhà chung cư phù hợp với phương án thi công xây dựng.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đưa ra được tổng quan về khung cửa gỗ thông phòng của nhà chung cư
(cấu tạo, yêu cầu kỹ thuật, các dạng liên kết của khung cửa gỗ). Phân tích được
ưu điểm và nhược điểm của từng loại khung cửa gỗ thơng phịng của nhà chung
cư;
- Xây dựng được giải pháp kết cấu và phân tích đánh giá các giải pháp kết

cấu mới của khung cửa thơng phịng nhà ở chung cư;
- Xây dựng được hệ thống bản vẽ và phương án thi cơng khung cửa thơng
phịng nhà ở chung cư;
- Đánh giá được hiệu quả giải pháp kết cấu mới nhằm mục đích giảm chi
phí nguyên liệu, dễ gia công chế biến, dễ lắp dựng, dễ vận chuyển, giảm chi phí
vận chuyển, giảm chi phí sấy.
1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các giải pháp liên kết mộng, giải pháp kết cấu gỗ.
- Các nguyên tắc thiết kế; bản vẽ thi công.
- Khung cửa bằng gỗ tự nhiên.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận thực hiện trong phạm vi sau:
- Loại gỗ: Gỗ Lim
- Loại khung: Khung cửa đơn dùng cho cửa thơng phịng
- Loại nhà: Căn hộ chung cư, có 2 phịng ngủ.

8


1.4. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu chung về khung cửa gỗ thơng phịng của nhà chung cư (cấu
tạo, u cầu kỹ thuật, các dạng liên kết của khung cửa gỗ, nguyên liệu và quy
trình sản xuất);
- Xây dựng giải pháp kết cấu và phân tích đánh giá các giải pháp kết cấu
mới của khung cửa thơng phịng nhà ở chung cư;
- Xây dựng hệ thống bản vẽ và phương án thi cơng khung cửa thơng
phịng nhà ở chung cư;
- Đề xuất và đánh giá hiệu quả giải pháp kết cấu mới của khung cửa gỗ
thơng phịng của nhà chung cư.

1.5 Phương pháp nghiên cứu
Toàn bộ phương pháp nghiên cứu của khóa luận được trình bày tại bảng 1.1
Bảng 1.1. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
TT

1

Nội dung nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

Tìm hiểu chung về khung cửa gỗ
thơng phịng của nhà chung cư (cấu
- Phương pháp lý thuyết
tạo, yêu cầu kỹ thuật, các dạng liên
- Phương pháp điều tra, khảo sát
kết của khung cửa gỗ, nguyên liệu
và quy trình sản xuất);

Tìm hiểu về khung cửa gỗ thơng
phịng của nhà chung cư (phân loại,
1.1
yêu cầu kỹ thuật, các dạng liên kết
của khung cửa gỗ)

- Phương pháp lý thuyết: Tìm hiểu
tài liệu có sẵn qua sách, báo, website
về cấu tạo, yêu cầu kỹ thuật, các dạng
liên kết của khung cửa gỗ


Phương pháp điều tra, khảo sát: Điều
Tìm hiểu nguyên liệu và quy trình tra, khảo sát các nguyên liệu và quy
1.2
sản xuất khung cửa gỗ
trình sản xuất khung cửa gỗ tại cở sở
sản xuất

2

Xây dựng giải pháp kết cấu và
- Phương pháp điều tra, khảo sát
phân tích đánh giá các giải pháp
- Phương pháp đồ họa vi tính
kết cấu mới của khung cửa thơng
- Phương pháp phân tích, đánh giá
phịng nhà ở chung cư

9


TT

Nội dung nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, khảo sát: Điều
tra khảo sát hiện trạng sản xuất khung
cửa gỗ tự nhiên của công ty để xây
dựng các giải pháp kết cấu mới cho


Xây dựng các giải pháp kết cấu
2.1 mới của khung cửa thơng phịng
nhà ở chung cư

khung cửa thơng phịng
- Phương pháp chun gia: Tham
khảo ý kiến của những người có kinh
nghiệm trong lĩnh vực nội thất để lựa
chọn phương án thi công.
- Phương pháp đồ họa vi tính: Sử
dụng phần mềm đồ họa phác họa ý
tưởng về khung cửa thơng phịng
Phương pháp phân tích, đánh giá:

Lựa chọn giải pháp kết cấu mới
2.2 của khung cửa thơng phịng nhà ở
chung cư

Phân tích ưu, nhược điểm của từng
giải pháp, căn cứ vào thực trạng về
thiết bị máy móc thực tế tại cơng ty,
từ đó đánh giá và đưa ra lựa chọn giải
pháp kết cấu phù hợp nhất
Phương pháp đồ họa vi tính: Sử dụng

Xây dựng hệ thống bản vẽ và các phần mềm đồ họa như autocad,
3

phương án thi công khung cửa exel xử lý số liệu ... để bóc tách và
thơng phịng nhà ở chung cư


xây dựng hệ thống bản vẽ thi công và
lắp ráp của khung cửa thơng phịng
nhà ở chung cư

Đánh giá hiệu quả giải pháp kết
4

cấu mới của khung cửa thơng
phịng của nhà chung cư

Phương pháp phân tích, đánh giá:
Phân tích và đánh giá hiệu quả giải
pháp kết cấu mới của khung cửa thơng
phịng của nhà chung cư

10


Chương 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Khái niệm khung cửa gỗ
Khung cửa, hay còn gọi là khung bao cửa, là một phần trong bộ cửa, là 1
phần trong bộ cửa, được đặt trực tiếp vào tường, có tác dụng ghép nối với cánh
qua bản lề và giữ cửa luôn đứng vững, chắc chắn, tạo độ mượt mà khi mở và
đóng cửa (hình 2.1).

Hình 2.1. Hình ảnh minh họa khung cửa gỗ
Do đó, khung cửa là 1 thành phần rất quan trọng trong cánh cửa, bởi
không giống như các loại cửa nhẹ khác như cửa nhựa lõi thép, cửa nhôm…

trọng tải của cửa thép, đặc biệt là cửa gỗ rất lớn, nên cần 1 loại khung chắc chắn
để đỡ toàn bộ cánh cửa.
Vì thế, ta thường thấy trong xây dựng gia đình, các thợ xây bao giờ cũng
cần khung cửa trước để lắp dựng vào tường trong khi xây dựng. Mục đích của
việc này là xác định và cố định vị trí của cửa, ít gạch và xây tường nhanh hơn,
đồng thời giúp khung và tường được gắn chắt vào nhau, góp phần tăng độ vững
chắc cho khung.
11


2.2. Cấu tạo khung cửa gỗ
2.2.1. Cấu tạo chung của khung cửa
Khung cửa thường có khung cửa đi và khung cửa sổ, khung cửa đi theo
truyền thống người ta thường gọi là khung tam, còn khung cửa sổ người ta gọi là
khung tứ. Cửa sổ bao gồm 2 thanh đứng và hai thanh ngang, cửa đi bao gồm 2
thanh đứng và một thanh ngang, ngồi ra nếu khung cửa có thêm ơ thống thì số
lượng thanh ngang sẽ tăng thêm.
Cấu tạo chung của khung cửa như hình 2.2.

Hình 2.1. Chi tiết của khung cửa
2.2.2. Cấu tạo chi tiết
Khung cửa thường có khung đơn và khung kép, cách gọi này xuất phát từ
tường đơn và tường kép, song ngày nay có nhiều loại gạch mới dùng để xây tường
nên khung cửa đơn và kép được qui định cách gọi như sau: Khung cửa kép có
chiều rộng từ 160- 250, khung cửa đơn có chiều rộng từ 80- 130 (hình 2.3).
12


Hình 2.2. Chi tiết của khung cửa
a) Kích thước khung cửa

+ Chiều dày là 55, 60, 70 mm;
+ Chiều rộng tùy thuộc vào dạng gạch xây nhà và hình thức xây tường,
nếu là gạch đinh (gạch đỏ) xây tường 10 (tường đơn) thì khung cửa có chiều
rộng là 120 mm, nếu là gạch đỏ xây tường 20 ( tường kép) thì khung cửa có
chiều rộng là 250 mm, nếu là gạch xi- đá ( Gạch block) xây đứng thì khung cửa
có chiều rộng 140 mm, cịn gạch này xây nằm thì có kích thước là 160mm,…
Ngồi ra người ta cũng chia khung cửa theo dạng khung đơn và khung kép,
khung kép là dạng khung cửa có chiều rộng thanh khung bằng chiều rộng tường,
khung đơn là khung có chiều rộng thanh khung bằng 1/2, 2/3 chiều rộng chiều
rộng tường (bảng 2.1).

13


Bảng 2.1: Kích thước khung theo từng loại tường
Chiều rộng khung theo loại tường (mm)
Đỏ xây

Loại

Đỏ xây

khung

đơn (đặc)

Khung
đơn
Khung
kép


kép
(đặc)

Xi-đá (block)
xây nghiêng

Xi-đá
(block) xây
nằm

Gạch đỏ
6 lỗ

120

120, 140

100

100, 120

100, 120

x

250

160


180

200

b) Kích thước hèm cửa
Khung cửa gỗ thường có hèm, hèm cửa có chiều rộng bằng chiều dày
cánh cửa thông thường là 40 mm, và chiều sâu là 10, 15 mm. Hèm có tác dụng
chính để chống gió lùa, chống nắng qua khe giữa khung và cửa, ngồi ra hèm
cịn là nơi để bắt và dấu bản lề nhằm tăng tính thẩm mỹ cho cửa (hình 2.4).

Hình 2.4: Chi tiết của hèm cửa

14


c) Kích thước chân và tai khung cửa
Chân khung và tai khung có tác dụng cố định khung cửa vào tường và
nền, phần cửa sổ thì chỉ có tai khung mà khơng có tai khung, chiều dài tai khung
thường là 100 mm, chân khung có chiều dài 50 mm.
Các dạng liên kết này trong quá trình lắp ráp để đảm bảo độ chính xác
người ta thường dùng keo và đinh 10 để cố định mối ghép.
2.3. Yêu cầu kĩ thuật khung cửa gỗ
Khung bao cửa gỗ có vai trị quan trọng trong việc định hình nên khung
viền của bộ phận cửa gỗ. Khi lắp đặt cho bất cứ ngôi nhà nào thì đều phải có
khung bao mới mang lại sự chắc chắn và hoàn thiện cho bộ cửa. Khung bao giúp
tăng tính ổn định cao khi đóng mở cửa, tăng tính thẩm mỹ cho bộ cửa, cân bằng
lực cho các cánh cửa.
Sản phẩm chế biến gỗ nói chung, sản phẩm mộc nói riêng, khi sản xuất ra
sao cho phù hợp với cơng dụng riêng của nó. Sản phẩm đó có độ bền cao, chất
lượng tốt, giá thành hạ. muốn vậy khi gia công hàng mộc ta phải đảm bảo những

yêu cầu sau:
2.3.1. Yêu cầu về sử dụng
Để đánh giá sản phẩm thì yêu cầu đầu tiên là phải đảm bảo tiêu chí về sử
dụng. Yêu cầu sử dụng bao gồm yêu cầu về chức năng, tính thuận tiện và tiện
nghi trong sử dụng.
Yêu cầu về chức năng (công năng) là là kích thước sản phẩm phù hợp với
khơng gian và đối tượng sử dụng. Yêu cầu này căn cứ theo Ergonomics trong
thiết kế sản phẩm để xác định, tức là kích thước sản phẩm ln tn theo kích
thước của đối tượng sử dụng. Dựa vào đó thì chúng ta mới đánh giá được sản
phẩm đó có phù hợp với chức năng sử dụng hay khơng thì ta mới có thể nói đến
các yêu cầu khác.
Yêu cầu về tiện lợi trong sử dụng. Sản phẩm có thể vận chuyển dễ dàng
đến cơng đoạn lắp ráp,thi cơng…u cầu về tiện nghi ví dụ phù hợp về kích
thước tỷ lệ cho người sử dụng,không gian sử dụng…
15


Để đảm bảo yêu cầu về sử dụng ngoài các vấn đề trên ta cần phải chú ý
đến điều kiện sử dụng của đối tượng sử dụng để lựa chọn nguyên vật liệu, màu
sắc một cách hợp lí.
2.3.2. Yêu cầu về độ bền
Yêu cầu về độ bên bền và đảm bảo điều kiện chịu lực trong quá trình sử
dụng với những phương hướng chịu lực khác nhau.
Độ bền của sản phẩm mộc có quan hệ chặt chẽ với cơng dụng của nó.
Tùy thuộc vào hình thức sử dụng để lựa chọn loại nguyên liệu đạt được
độ bền theo thời gian.
Nói chung muốn cho sản phẩm đảm bảo được yêu cầu về độ bền ngoài
yêu cầu về chọn nguyên liệu tốt, thì việc gia cơng chi tiết của sản phẩm có kích
thước phải đảm bảo độ bền. Độ bền chi tiết được người ta tính tốn thiết kế.
Trước đây, kích thước của chi tiết thường lấy theo kinh nghiệm và thường lớn

hơn kích thước tính tốn, nhưng ngày nay nhờ vào những nghiên cứu về nhân
trắc học, việc tính tốn kích thước của chi tiết đã được chính xác và khoa học
hơn, đảm bảo được độ bền của sản phẩm.
2.3.3. Yêu cầu về thẩm mĩ
Với người tiêu dùng khi ở chung cư thường phải có độ thẩm mĩ cao và
phù hợp với yêu cầu sử dụng của người sử dụng.
Sản phẩm đẹp được đánh giá ở tạo dáng hài hòa, màu sắc và vân thớ đẹp,
hài hòa với tổng thể nội thất. Ngồi ra, khung cửa có chất lượng tốt phải đảm
bảo khơng có khiếm khuyết gì về mặt kĩ thuật.
Mỗi sản phẩm đều được tạo dáng, thiết kế kết cấu, màu sắc, chất liệu và
kích thước xác định.
Vì vậy, để đánh giá chất lượng của khung cửa theo yêu cầu chung của xã
hội trước hết phải xem xét chủ yếu kĩ thuật của nó và ước lượng đánh giá về
hình dáng, màu sắc có đẹp hay khơng. Như vậy, nhiệm vụ tạo dáng trong thi
công sản xuất một sản phẩm mộc là rất quan trọng, quyết định đến giá trị thẩm
mỹ của sản phẩm. Tuy nhiên, việc tạo dáng sản phẩm khung cửa phải đảm bảo
16


phù hợp với công nghệ sản xuất thực tế của cơ sở sản xuất. Mỗi cơ sở sản xuất
có cơng nghệ và điều kiện thiết bị sản xuất khác nhau, điều này cũng ảnh hưởng
rất lớn đến hiệu quả tạo dáng của sản phẩm. Để đạt được các yêu cầu đó, khi
thiết kế tạo dáng ngồi phải chú ý đến việc vận dụng các nguyên lí về mỹ thuật
hợp lý thì cịn phải căn cứ vào điều kiện thiết bị sản xuất hiện có nhằm tạo ra sản
phẩm có chất lượng tốt và đảm bảo tính thẩm mỹ cao.
Một số nguyên lý mỹ thuật thường được sử dụng trong tạo dáng sản phẩm
mộc:
a) Sự phân chia các bề mặt
Sự phân chia, cách sắp xếp trên bề mặt có thể cân đối hài hịa hay khơng
cân đối. Sự cân đối ở đây được hiểu theo một cách tương đối, đó là cân đối về

thị lực. Có nghĩa là khi con người nhìn vào thì cảm nhận được sự cân đối. Việc
phân chia các phần phải chú ý đến các quy luật sau:
+ Quy luật cân bằng đối xứng: quy luật này dựa trên những quy luật của
tự nhiên về đối xứng, quy luật đối xứng được vận dụng vào tạo dáng, tạo cảm
giác im lặng, yên tĩnh, cân bằng và ổn định.
+ Quy luật cân bằng bất đối xứng: quy luận này được vận dụng vào trong
việc tạo dáng các đồ dùng. Sự cân bằng bất đối xứng tạo cho sản phẩm sinh
động, nhưng khó thực hiện sự cân bằng này. Bố trí bất đối xứng cần chú ý đến
tính hệ thống của các phần tử để tạo ra sự cân bằng thị lực. Sự cân bằng ở đây
cũng có tính quy luật, song chỉ có những người nhạy cảm mới tạo nên được và
nhận ra nó.
+ Quy luật trọng tâm ánh sáng: các phần trên bề mặt có ảnh hưởng đến
nhau về độ lớn, màu sắc, vị trí của chúng trên bề mặt. Nhìn vào phần trên bề mặt
chúng ta có cảm giác mỗi phần có trọng tâm ánh sáng, chính việc tổng hợp các
trọng tâm ánh sáng này đã tạo ra cho ta cảm giác chung về sản phẩm cân đối hay
không cân đối, ổn định hay không ổn định, chắc chắn hay dễ bị đổ vỡ. Trọng
tâm ánh sáng phải tập trung vào phía dưới và phía giữa thì sẽ cân bằng và ổn
định.
17


b) Nguyên lý về tỷ lệ
Các cạnh của một bề mặt, các kích thước của chi tiết này so với chi tiết
khác, độ lớn của phần này so với độ lớn của phần khác đều tạo cho con người
một cảm giác về tỷ lệ. nếu tỷ lệ hợp lý thì nó sẽ cho ta cảm giác về sự hài hịa,
hồn thiện của sản phẩm, ưa thích sản phẩm. Cịn ngược lại nếu tỷ lệ, kích thước
của sản phẩm đó khơng hợp lý thì sẽ cho ta cảm giác bất hợp lý, thiếu sự hài hòa
hay một cảm giác bấp bênh, khơng thiện cảm với sản phẩm đó. Có rất nhiều yếu
tố ảnh hưởng đến cảm giác tỷ lệ khác nhau do sự ảnh hưởng của các yếu tố đến
cảm giác con người.

c) Nguyên lý về màu sắc và đường nét
Màu sắc và đường nét trang trí trên bề mặt sản phẩm gắn liền với hình
dạng, nó tạo ra giá trị thẩm mĩ của một sản phẩm. Màu sắc và vân thớ cũng phản
ánh sự hài hịa hay khơng hài hịa của sản phẩm. Khi nhìn vào sản phẩm mộc
chúng ta cảm nhận ngay về màu sắc, vân thớ cũng như đường nét trang trí trên
sản phẩm sau đó mới đến hình dạng của nó. Mọi bề mặt sản phẩm đều có màu
sắc riêng của nó, mỗi màu sắc đều tạo nên cảm giác riêng đối với con người.
Màu sắc còn tạo nên sự tương phản có giá trị thẩm mĩ, để làm nổi bật phần nào
đó của sản phẩm người ta sử dụng quy luật tương phản về màu sắc, độ nóng
lạnh của màu cùng với quan hệ về độ đậm nhạt và mức độ bão hòa quyết định
sức mạnh thị giác, nó sẽ hấp dẫn sự chú ý của chúng ta mang lại rõ nét một vật
và tạo ra không gian. Tất nhiên bất kỳ một sản phẩm nào cũng được tạo ra từ
những đường nét kết hợp lại để tạo ra không gian mang đầy ý nghĩa. Một đường
tạo bởi hai điểm xa hơn nữa nó là sự lặp lại các yếu tố tương tự, nếu nó tiếp tục
tăng trưởng trở thành một đường thẳng với một chất lượng có thể cảm nhận
được đầy ý nghĩa. Một đường thẳng cho ta thấy tồn tại hai điểm. Một đặc trưng
quan trọng của đường thẳng là có hướng. Đường nằm ngang cho ta thấy sự ổn
định nghỉ ngơi hay là mặt phẳng mà chúng ta đứng và đi lại trên đó và tương
phản với nó là đường thẳng đứng cho ta thấy sự cân bằng. Đường thẳng xiên
lệch so với đường nằm ngang và đường thẳng đứng có thể xem là sự trỗi dậy.
18


Trong trường hợp khác nó ngụ ý chuyển động nhẹ nhàng phụ thuộc vào hướng
chúng ta co thể nâng lên một cách vững chắc và gắn chặt xuống đất. Đường
cong là biểu hiện của sự phát triển sinh vật hay một mặt nào đó biểu tượng cho
sự sống động.
2.3.4. Yêu cầu về tính kinh tế
Nói đến tính kinh tế nghĩa là khi sản xuất được ra sản phẩm phải đạt được
yêu cầu để xuất ra thị trường nhanh thu hồi lại vốn và đầu vào thì phải thấp hay

khoản chi ra để sản xuất ra sản phẩm phải thấp hơn nhiều so với khoản thu lại
khi bản được sản phẩm và phải thu được lợi nhuận cao. Để đạt được kết quả như
vậy ngoài đáp ứng yêu cầu về sử dụng và thẩm mĩ thì phải sử dụng nguyên vật
liệu hợp lý, công nghệ gia công chế tạo dễ dàng, giá thành thấp. Sản phẩm tốt có
kết cấu chắc chắn, bền lâu mang ý nghĩa kinh tế lớn đối với người sử dụng cũng
như đối với xã hội.
a) Sử dụng nguyên vật liệu hợp lý
Một sản phẩm mộc có thể bao gồm nhiều chi tiết liên kết với nhau. Các
chi tiết được gia công bằng các nguyên vật liệu xác định. Việc lựa chọn nguyên
vật liệu hợp lý là nhằm nâng cao giá trị sử dụng của sản phẩm mộc. Nguyên vật
liệu trong sản xuất hàng mộc bao gồm các loại vật liệu như gỗ, kim loại, chất
dẻo tổng hợp…là vật liệu làm các chi tiết, còn vật liệu cho các liên kết và trang
sức như sơn, keo, vecni, đinh, chất liệu khác… Mỗi loại vật liệu đều có tính ưu
việt riêng của nó. Vì vậy, khi sử dụng cần phải biết tận dụng nguyên vật liệu một
cách hợp lý để phát huy được tính chất của nó và tạo được giá trị cho sản phẩm
về mọi mặt để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Ngược lại nếu khi
đưa sản phẩm này không đúng chỗ, không mục đích sử dụng có thể gây nên
những hậu quả xấu ảnh hưởng đến chất lượng cũng như giá thành sản phẩm.
b) Công nghệ gia công
Khi thiết kế sản phẩm mộc, người thiết kế cần chú ý đến quan điểm chế
tạo. Với phương pháp sản xuất thủ cơng, hình dạng và kết cấu thường mang tính
chất cầu kỳ nhiều hơn tính chất công nghiệp. Khi công nghệ sản xuất được ứng
19


×