Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống phong lữ thảo pelargonium zonale l bằng phương pháo gieo hạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 77 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
VIỆN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN VÀ NỘI THẤT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG CÂY
PHONG LỮ THẢO (Pelargonium zonale L)
BẰNG PHƢƠNG PHÁP GIEO HẠT

Ngành: Lâm nghiệp đô thị
Mã số: 7620202

Giảng viên hƣớng dẫn : KS. Lê Thị Trang
Sinh viên thực hiện

: Nông Hồng Hạnh

Mã sinh viên

: 1453042223

Lớp

: 59B – LNĐT

Khóa

: 2014 – 2018

HÀ NỘI, 2018



LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành chương trình học tại Trường Đại học Lâm Nghiệp, với
mong muốn hoàn thiện kiến thức đồng thời đánh giá quá trình học tập tại
trường và từng bước làm quen dần với công tác nghiên cứu thực tế, được sự
nhất trí của Viện Kiến Trúc Cảnh Quan và Nội Thất, tôi đã tiến hành nghiên
cứu thực nghiệm đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây Phong lữ thảo
(Pelargonium zonale L) bằng phương pháp gieo hạt” nhằm củng cố kiến thức
cho bản thân, khảo nghiệm thực tế cũng như đóng góp ý kiến kinh nghiệm
của mình vào việc gieo hạt và chăm sóc cây hoa Phong lữ thảo nói riêng, kĩ
thuật trồng và chăm sóc hoa thảo nói chung.
Trong q trình thực hiện khóa luận, mặc dù bản thân đã cố gắng song
do trình độ bản thân cũng như thời gian có hạn nên khóa luận khơng tránh
khỏi những thiếu sót. Vì vậy, mong nhận được những góp ý, bổ sung của các
thầy cơ giáo và bạn bè để đề tài được hoàn thiện hơn.
Qua đây, tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc với giáo viên hướng
dẫn KS.Lê Thị Trang, người đã nhiệt tình hướng dẫn và ủng hộ tơi trong suốt
q trình thực hiện đề tài. Đồng thời, tôi cũng bày tỏ sự biết ơn đối với các
thầy cô giáo trong Bộ môn Lâm Nghiệp Đô Thị cũng như Viện Kiến Trúc
Cảnh Quan và Nội Thất đã tạo điều kiện cho tôi được thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 09 tháng 05 năm 2018
Sinh viên thực hiện

Nông Hồng Hạnh


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................... 1
1.1 Giới thiệu về đối tƣợng nghiên cứu ......................................................... 1
1.1.1 Đặc điểm hình thái ................................................................................... 1
1.1.2 Đặc điểm sinh thái .................................................................................... 2
1.1.3 Giá trị của đối tượng nghiên cứu ............................................................. 2
1.2 Cơ sở lý luận của các phƣơng pháp nhân giống từ hạt ......................... 4
1.2.1 Ưu, nhược điểm của phương pháp nhân giống từ hạt .............................. 4
1.2.2 Hạt giống .................................................................................................. 4
1.2.3 Các phương pháp gieo hạt ........................................................................ 5
1.2.4 Chăm sóc trước khi hạt nảy mầm ............................................................ 6
1.2.5 Những nhân tố ảnh hưởng đến gieo ươm................................................. 6
1.3 Một số nghiên cứu về gieo hạt trên Thế giới .......................................... 7
1.4 Một số nghiên cứu về gieo hạt ở Việt Nam ............................................. 9
Chƣơng 2. MỤC TIÊU - ĐỐI TƢỢNG - NỘI DUNG - PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .........................................................................................................................10
2.1 Mục tiêu nghiên cứu................................................................................ 10
2.1.1 Mục tiêu tổng quát ................................................................................. 10
2.1.2 Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 10
2.2 Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu.............................................................. 10
2.2.1 Đối tượng nghiên cứu............................................................................. 10
2.2.2 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 10
2.3 Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 10


2.4 Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................ 10
2.4.1 Phương pháp ngoại nghiệp ..................................................................... 10
2.4.2 Phương pháp nội nghiệp ........................................................................ 17

Chƣơng 3. ĐẶC ĐIỂM CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU ................................21
3.1 Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 21
3.1.1 Vị trí địa lý ............................................................................................. 21
3.1.2 Đặc điểm khí hậu ................................................................................... 21
3.1.3 Địa hình .................................................................................................. 22
3.2 Điều kiện Kinh tế - Văn hóa -Xã hội ..................................................... 22
3.3 Điều kiện vƣờn ƣơm Trƣờng Đại Học Lâm Nghiệp ............................ 23
3.3.1 Thời gian xây dựng ................................................................................ 23
3.3.2 Điều kiện vườn ươm .............................................................................. 23
Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .........................................................................24
4.1 Đánh giá khả năng nảy mầm của hạt Phong lữ thảo ........................... 24
4.2 Đánh giá ảnh hƣởng của giá thể tới tình hình sinh trƣởng của cây hoa
Phong lữ thảo sau khi ra bầu ....................................................................... 28
4.3 Tình hình sâu bệnh của cây hoa Phong lữ thảo ................................... 36
Chƣơng 5 : KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KHUYẾN NGHỊ ..................................41
1. Kết luận ...................................................................................................... 41
2. Tồn tại......................................................................................................... 42
3. Kiến nghị .................................................................................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ BIỂU
SỐ LIỆU GỐC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Nghĩa các từ viết tắt


1

CCT

Chiều cao thân

2

CDL

Chiều dài lá

3

CRL

Chiều rộng lá

4

CT

Công thức

5

CTTN

Công thức thí nghiệm


6

TB

Trung bình

7

SLL

Số lượng lá


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

Bảng

Trang

1

Bảng 2.1 Theo dõi nhiệt độ, độ ẩm trong thời gian gieo ươm

12

2

Bảng 2.2 Đánh giá tỉ lệ nảy mầm của hạt.


12

3

Bảng 2.3 Tỷ lệ sống của cây mầm

12

4

Bảng 2.4 Tình hình sinh trưởng của cây mầm

13

5

Bảng 2.5 Ảnh hưởng của giá thể tới sự tỉ lệ sống của cây con
sau khi ra bầu

16

6

Bảng 2.6 Tình hình sinh trưởng của cây Phong lữ thảo sau
khi ra bầu

16

7


Bảng 2.7 Tình hình sâu bệnh hại cây

17

8

Bảng 2.8 Thống kê trong bảng ANOVA

19

9

Bảng 4.1 Theo dõi nhiệt độ, độ ẩm trong thời gian gieo ươm
lần 1

24

10

Bảng 4.2 Theo dõi nhiệt độ, độ ẩm trong thời gian gieo ươm
lần 2

25

11

Bảng 4.3 Đánh giá tỉ lệ nảy mầm của hạt.

25


12

Bảng 4.4 Tỷ lệ sống của cây mầm

26

13

Bảng 4.5 Tình hình sinh trưởng của cây mầm

27

14

Bảng 4.6 Ảnh hưởng của giá thể tới sự tỉ lệ sống của cây con
sau khi ra bầu

32

15

Bảng 4.7 Tình hình sinh trưởng của cây Phong lữ thảo sau
khi ra bầu lần 1

33

16

Bảng 4.8 Tình hình sinh trưởng của cây Phong lữ thảo sau
khi ra bầu lần 2


33

17

Bảng 4.9 Tình hình sâu bệnh hại cây ra bầu đợt 1

37

18

Bảng 4.10 Tình hình sâu bệnh hại cây ra bầu đợt 2

38


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Stt

Hình

Trang

1

Hình 1.1 Hình thái cây Phong lữ thảo

1

2


Hình 1.2 Hình ảnh so sánh quả Phong lữ thảo

2

3

Hình 1.3 Một số hình ảnh về cách trang trí của cây
Phong lữ thảo

3

4

Hình 2.1 Các dụng cụ, vật liệu cần thiết khi tiến
hành gieo hạt

11

5

Hình 2.2 Sau khi gieo hạt

12

6

Hình 2.3 Các thành phần giá thể

14


7

Hình 4.1 Cây con sau 10 ngày gieo hạt

27

8

Hình 4.2 Cây ra bầu đợt 1

29

9

Hình 4.3 Cây con bị chết sau khi ra bầu

30

10

Hình 4.4 Cây con ra bầu đợt 2

31

11

Hình 4.5 Cây con ra bầu đợt 1 sau 20 và 30 ngày

35


12

Hình 4.6 Cây con ra bầu đợt 2 sau 10 và 20 ngày

35

13

Hình 4.7 Cây con ra bầu đợt 2 sau 30

36

14

Hình 4.8 Cây con ra bầu đợt 2 sau 40

36

15

Hình 4.9 Cây bị héo rũ dần rồi chết

39

16

Hình 4.10 Thuốc phun trị bênh thối rễ

39


17

Hình 4.11Cây bị sâu ăn lá

40

18

Hình 4.12 Cây bị bệnh thối ngọn

40


ĐẶT VẤN ĐỀ
Xã hội ngày càng phát triển, điều kiện kinh tế ngày càng cao, thì nhu
cầu thưởng thức cái đẹp ngày càng được chú trọng. Trên thế giới hiện nay,
việc thiết kế các vườn cảnh, công viên kiến trúc đô thị, khách sạn… được
quan tâm đầu tư, phát triển. Ở Việt Nam, các thành phố lớn trong các ngày lễ
tết, việc trang trí hoa chậu, hoa thảm là một trong những khâu quan trọng làm
tôn thêm vẻ đẹp uy nghi, trang trọng trong con mắt du khách trong và ngồi
nước đến thăm. Với nhu cầu trang trí cảnh quan ngày càng lớn, nên việc sản
xuất hoa cây cảnh, đặc biệt là hoa chậu, hoa thảm là một trong những vấn đề
cấp thiết mang lại giá trị kinh tế cao cho người trồng hoa. Phong lữ thảo
(Pelargonium zonale L) là một lồi hoa đẹp, với những chiếc lá to trịn, mềm
mại, dịu dàng, vẻ đẹp của cây với màu sắc hoa phong phú đa dạng như: đỏ,
vàng, trắng, phấn hồng… Cụm hoa Phong lữ thảo càng rực rỡ thêm khi
vươn thẳng trên đám lá xanh mướt, hoa có độ bền lâu, hài hồ với thân cành
nên có giá trị thẩm mỹ cao khi được trồng ở chậu hay trang trí trong gia đình,
khn viên, vườn hoa… và đặc biệt hơn, những nơi có khí hậu mát mẻ như:

Sapa, Tam đảo… thì cây sinh trưởng và phát triển tốt và cho hoa quanh năm.
Mặc dù mới du nhập vào nước ta, song nhờ các đặc điểm ưu việt trên
mà hoa Phong lữ thảo đã được người sản xuất cũng như người tiêu dùng rất
ưa chuộng và hiện đang là một trong những loại hoa trồng chậu đang được
phát triển, có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên cây có có những yêu cầu nhất định
về giá thể, ánh sáng, độ ẩm… để cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt, cho
hoa đẹp. Vì vậy em đã lựa chọn cây Phong lữ thảo là đối tượng để nghiên cứu
với đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây Phong lữ thảo
(Pelargonium zonale L) bằng phƣơng pháp gieo hạt” để xác định được khả
năng nảy mầm của hạt Phong lữ thảo và giá thể phù hợp để trồng Phong lữ
thảo.


Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Giới thiệu về đối tƣợng nghiên cứu
Tên Việt Nam: Phong lữ, Thiên trúc quỳ, Phong lữ thảo
Tên khoa học: Pelargonium zonale L
Tên tiếng anh: Zonal Geranium, garden Geranium
Họ: Geraniaceae(Họ Mỏ Hạc)
Chi: Pelargonium
Lớp: Magnoliopsida
Ngành: Magnoliophyta
Bộ: Geraniales
1.1.1 Đặc điểm hình thái

Hình 1.1 Hình thái cây Phong lữ thảo
Phong Lữ Thảo là cây thân thảo lâu năm cao khoảng 20 – 50 cm, cây mọc
thẳng đứng, phân nhánh nhiều.
- Thân: cây thân trịn có lông tơ nhỏ bao phủ.
- Lá: mọc đối, lá xanh mướt to trịn mềm, trên bề mặt có lớp lơng dày nhám

bảo vệ lá khỏi các lồi cơn trùng. Lá có dạng hình thùy, phiến lá có răng cưa, càng
gần ngọn cuống lá càng dài.
+ Lá thơm có mùi thơm đặc biệt tỏa ra từ tinh dầu có trong lá. Khi vị nát sẽ
ngửi thấy mùi hương tốt ra từ lá, có thể là mùi chanh, bạc hà, thơng, trái cây, thậm
chí là cả socola. Chính vì mùi hương tuyệt vời mà loại phong lữ thảo này được ví
như "Thiên thần nước hoa".
- Hoa: hoa nở thành chùm vươn cao từ đài hoa ở thân, nổi bật lên hẳn so với
tán lá phía dưới. Chùm hoa lớn hình cầu bao gồm 10-30 bông hoa nhỏ với 5 cánh
hoa ghép lại. Hoa có nhiều màu sắc khác nhau như hồng, đỏ, trắng, hồng đậm, phớt
hồng và hoa đan sắc.
- Quả: có hình dạng như mỏ sếu nên trong tiếng Anh, nó được gọi dưới tên
Geranium do xuất xứ từ chữ Hy Lạp "geranos" nghĩa là con sếu.[10]
1


Hình 1.2 Hình ảnh so sánh quả Phong lữ thảo
1.1.2 Đặc điểm sinh thái
- Nguồn gốc: từ các nước vùng Địa Trung Hải, hiện được trồng phổ biến ở
nhiều quốc gia có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới.
- Mùa vụ: mùa xuân, mùa thu, mùa đông.
- Hoa dễ trồng và ít sâu bệnh, tốn ít cơng chăm sóc.
- Yêu vầu về nhiệt độ:
+ Phong lữ thảo là loài ưa mát mẻ, chịu lạnh tốt, chịu nóng kém.
+ Nhiệt độ lý tưởng để sinh trưởng là 20oC– 35oC, nhiệt độ thích hợp để hạt
nảy mầm: 22oC– 26oC.
+ Cây trồng từ hạt có thể ra hoa sau 90 – 100 ngày.
+ Thời gian nở hoa: hoa nở rộ nhiều đợt suốt từ mùa đông đến hè và sẽ lại nở
khi khơng khí lạnh kéo đến. Mỗi đợt hoa từ khi bắt đầu nở cho đến khi tàn kéo dài
hơn 2 tuần.
- Yêu cầu về độ ẩm: cây ưa ẩm khoảng 80- 85%.

- Yêu cầu về ánh sáng: cây có thể sống tốt trong nhiều điều kiện ánh sáng
bán phần đến ánh sáng toàn phần. Khi thời tiết mùa thu hoặc đơng, xn nên trưng
cây tự nhiên ngồi trời. Mùa hè thì cần tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào cây.[5]
+ Giai đoạn cây con chỉ cần lượng ánh sáng vừa phải.
- Yêu cầu về đất: là loại cây rễ mảnh, nhỏ, ăn nơng nên đất trồng phải tơi
xốp, thống, giàu dinh dưỡng.
1.1.3 Giá trị của đối tượng nghiên cứu
1.1.3.1 Giá trị tinh thần
Hoa có màu sắc rự rỡ tạo cho con người cảm giác thư thái, yêu đời. Hương
hoa dịu nhẹ kéo dài giúp tinh thần sản khoái, hiệu quả công việc tăng cao.
Hoa Phong lữ thảo đa dạng với nhiều màu sắc mang ý nghĩa khác nhau. Nếu
như Phong lữ thảo sẫm màu tượng trưng cho sự mất mát, u sầu thì Phong lữ thảo lá
sồi lại thể hiện một tình bạn chân thành, Phong lữ đỏ hoặc hồng – ưu ái, Phong lữ
đỏ tươi – an ủi, vỗ về.
+ Loại phổ biến và được ưa chuộng nhất có hương rất thơm và thường là
màu hồng hoặc đỏ, biểu tượng của “sự ưu ái”.
2


1.1.3.2 Giá trị vật chất
+ Tạo ra hiệu quả kinh tế: là loài hoa đẹp và dễ gieo ươm, chăm sóc, bán
được giá. Có hương thơm từ hoa có tác dụng xua đuổi côn trùng.
+ Trong ẩm thực phong lữ thảo còn được lựa chọn làm gia vị cho các món
cá, gà, giúp tăng cường hệ miễn dịch và kích thích tiêu hóa rất tốt.
+ Trong y học: hoa Phong lữ thảo còn được dùng để bào chế thuốc trị cảm
lạnh, cúm, viêm phế quản cấp, viêm loét đại tràng… Đặc biệt, cuống hoa, lá và hoa
còn được dùng chưng cất tinh dầu đuổi muỗi hay sản xuất các loại nước hoa dành
cho nam giới.[9]
1.1.3.3 Giá trị cảnh quan
Phong lữ thảo ưa thời tiết khí hậu mát mẻ, ưa sáng và nắng nhẹ của

mùa đông xuân từ tháng 10 âm cho hết tháng 3 âm tại miền bắc hoặc quanh năm đối
với những vùng có khí hậu mát mẻ như sapa, đà lạt... nên được trồng tương đối phổ
biến ở nước ta.
+ Hoa đẹp cả về màu sắc và hình dáng hoa lá, được trồng làm hoa trang
trí phịng khách, bàn làm việc, trang trí khơng gian sinh hoạt của gia đình…hay làm
quà tặng khách hàng, tặng bạn bè, người thân…
+ Có thể trồng hoa Phong lữ thảo thành từng luống hoặc trong chậu cảnh để
xếp thành những thảm hoa trang trí thuần màu hay xen kẽ với nhiều màu sắc khác
nhau trong khách sạn, biệt thự, lối đi nơi cơng viên,…nhìn rất đẹp mắt và sinh động.

Phong lữ thảo trồng chậu

Phong lữ thảo trồng dải

Phong lữ thảo trồng thảm
Hình 1.3 Một số hình ảnh về cách trang trí của cây Phong lữ thảo
3


1.2 Cơ sở lý luận của các phƣơng pháp nhân giống từ hạt
1.2.1 Ưu, nhược điểm của phương pháp nhân giống từ hạt
Ưu điểm: tốn ít cơng lao động, kĩ thuật trồng đơn giản, dễ làm, nhanh.
+ Tuổi thọ của cây nhân giống từ hạt thường cao hơn cây nhân giống bằng
phương pháp giâm hom.
+ Hệ số nhân giống cao.
+ Cây trồng bằng hạt thường có khả năng thích ứng rộng hơn với điều kiện
ngoại cảnh.
+ Giá thành cây con thấp.
+ Nhanh tạo ra cây con.
+ Có thể vận chuyển đi xa được.

+ Cây thích nghi tốt, bộ rễ khỏe.
+ Cây tạo ra đồng loại, cùng kích cơ, cùng độ tuổi.
Nhược điểm:
+ Khó giữ được những đặc tính tốt từ cây mẹ.
+ Dễ bị thối hóa giống.
+ Cây giống trồng từ hạt thường ra hoa kết quả muộn.
1.2.2 Hạt giống
Cần lựa chọn những hạt giống có chất lượng tốt để gieo. Dù kĩ thuật trồng
hoa có khéo mà gặp hạt giống chất lượng khơng tốt thì chất lượng hoa sẽ kém, cơng
sức bỏ ra ra bằng khơng. Nên muốn có hạt giống để gieo cần:
- Cây mẹ làm giống:
+ Chọn ra những cây giống mập mạp, tươi tốt từ lúc còn là cây non trong
vườn.
+ Chọn ra những cây nảy nở hoa và chọn những hoa to nhất để lấy hạt làm
giống.
+ Những hoa được chọn đều được là dấu và cứ để trên cây đến khi hoa thật
khô mới hái xuống.
+ Nên chọn những hạt to hơn để làm giống.
+ Hạt được tách ra phải được đem phơi nắng để phơi khô, sau đem cất vào
chai lọ, bảo quản nơi thoáng mát để trồng lứa sau.
Hạt giống hoa chất lượng tốt phải có đủ các yếu tố sau:
+ Xuất xứ rõ ràng: hạt giống của Việt Nam, Mỹ, Thái, Hà Lan…tránh mua
hạt giống xuất xứ Trung Quốc.
+ Còn hạn sử dụng: hạn sử dụng có ghi rõ trên bao bì hay khơng? Khơng
chọn những hạt giống đã hoặc sắp hết hạn.
+ Bao bì nhãn dán thương hiệu rõ ràng, không cào xé hoặc rách nát. Đối với
những hạt giống nhập từ nước ngồi, phải xem rõ thuộc cơng ty nào.
+ Tỷ lệ nảy mầm > 80% là tốt. Nên chọn những hạt có tỉ lệ nảy mầm cao.
+ Khả năng ra hoa > 80%.[7]
4



1.2.3 Các phương pháp gieo hạt
- Gieo ươm trên đất luống:
+ Gieo vãi đều: Hạt được rải đều trên toàn bộ diện tích gieo hạt. Phương
pháp này tận dụng được khơng gian dinh dưỡng, song khó áp dụng cơ giới hóa
trong gieo hạt và chăm sóc, thường áp dụng cho các loại hạt nhỏ.
+ Gieo theo hàng: hạt được gieo vào các hàng đã được rạch sẵn, rãnh gieo
rộng 2,5 cm, cự ly hàng phụ thuộc vào loài gieo ươm và tuổi nuôi cây, thường 15 –
20 cm. Dễ sử dụng cơ giới hóa trong gieo hạt và chăm sóc, tiết kiệm hạt giống,
bứng cây để đem trồng, có điều kiện thống khí như ánh sáng tốt nên sinh trưởng
nhanh.
+ Gieo theo dải: mỗi dải có 3-5 hàng, phương pháp này có ưu điểm tương tự
như gieo theo hàng.
+ Gieo hạt vạt: vạt rộng 20 – 30 cm, cự ly giữa các hạt 15 – 20 cm, trong mỗi
vạt, hạt được gieo vãi đều.
+ Gieo theo hốc: cách một cự ly nhất định cuốc một hốc, sâu 3 – 5 cm, rộng
5 – 8 cm, mỗi hốc gieo 1 – 3 hạt tùy vào kích thước và phẩm chất hạt. Phương pháp
này tiết kiệm hạt giống, dễ thực hiện chọn lọc nhân tạo, mỗi hốc chỉ giữ một cây,
tốn đất, diện tích chăm sóc rộng, thường áp dụng cho các hạt có kích thước lớn.
- Gieo hạt trực tiếp vào bầu:
+ Áp dụng cho các hạt có kích thước trung bình, hoặc sau khi xử lý đã nứt
nanh, nhú rễ để tạo cây con có bầu mà khơng cần cấy cây.
+ Bầu đã được đóng và xếp trên luống, vào khay. Dùng que tạo lỗ nông ở
giữa bầu rồi tra hạt vào.
+ Mỗi bầu gieo 1 – 3 hạt đã xử lý. Tùy theo tỷ lệ nảy mầm.
+ Lấp đất, tưới nước và che phủ đúng kĩ thuật.
+ Làm giàn che nắng, che mưa sau khi gieo hạt.
- Gieo hạt vào khay.
+ Áp dụng cho các hạt quý hiếm, dễ bị động vật phá hoại ở nơi có thời tiết

thất thường, loại hạt nhỏ cần tạo cây mầm, cây mạ để cấy cây vào bầu hoặc luống.
+ Khay bằng gỗ, nhựa cứng, đáy có lỗ thốt nước.
+ Cho đất tơi nhỏ hoặc cát đã chuẩn bị sẵn vào khay.
+ Gieo hạt đều, lấp đất, tưới nước, che phủ bạt.
+ Khay gieo hạt xong đặt ở vươn ươm hay trong nhà để chăm sóc.[1]

5


1.2.4 Chăm sóc trước khi hạt nảy mầm
- Chọn vị trí để khay: đặt lên cao trong khu vực có dàn che bảo vệ nhưng
cũng có đủ ánh sáng, tránh đặt ở những chỗ có nhiều nước.
- Che phủ: vật liệu để che phủ phải không mang hạt cỏ dại và sâu bệnh,
không làm cản trở nước tưới thấm xuống đất, không làm gãy hoặc làm hỏng cây
mầm. Rẻ tiền và sẵn ở các địa phương: rơm, rạ, cỏ khô, trấu…
- Tưới nước: nhu cầu nước tưới của phong lữ thảo ít hơn so với một số loại
cây thân thảo khác. Chỉ nên tưới 1-2 ngày/ lần tùy vào điều kiện thời tiết khi thấy
đất trên mặt chậu đã khô, se lại. Tưới nhiều làm rễ cây bị úng, tưới ít làm lá rụng.
Số lượng nước tưới tùy loại hạt và khí hậu thời tiết. Phải dùng hệ thống tưới phun
sương và bình hoa sen.
- Phịng trừ chim, kiến, sâu bệnh: có thể bơi mỡ xe máy xung quanh để tránh
kiến, hoặc rắc dầu hỏa, thuốc trừ sâu xung quanh luống. Canh trừng để đuổi gia
cầm, chim, chuột phá hoại.
- Làm cỏ, phá váng: nhổ cỏ, xới đất kết hợp với phá váng sau khi hạt mọc 1 –
2 tuần đối với các hạt nhỏ, 2 – 3 tuần đối với hạt lớn. Dùng tay nhổ cẩn thận, kế hợp
loại bỏ những cây mạ mọc yếu ở những nơi quá dầy. Dùng dụng cụ cho đất ở lớp
sâu 3 – 4 cm để phá váng, tăng độ thốt khí, khả năng giữ và thấm nước cho đất.
- Tỉa, dặm cây:
+ Đối với những cây gieo thẳng (không qua giai đoạn cấy cây) để tạo cây
con phải tỉa nơi quá dày kết hợp loại bỏ những cây con mọc kém, sâu bệnh, để lại

những cây con khỏe mạnh.
+ Cấy dặm thêm ở những cây còn trống, thưa để điều tiết cự ly.
+ Đối với cây gieo hạt vào bầu cũng có thể cho mỗi bầu một cây khỏe mạnh
và cấy bổ sung vỏ bầu khơng có cây.
+ Trước khi tỉa dặm cây phải tưới nước cho đầy đủ ẩm, sau khi tỉa dặm cây
phải tưới nước lại.
+ Nên tỉa dặm khi trời dâm mát.
1.2.5 Những nhân tố ảnh hưởng đến gieo ươm
 Nhân tố ngoại sinh
- Nhiệt độ: tùy loại hạt mà có nhiệt độ khác nhau để nảy mầm, tuy nhiên giao
động từ 20 – 25oC thích hợp cho đại đa số hạt. Không cần quá chú trọng đến vấn đề
này, chỉ cần che lưới là ổn.
- Độ ẩm: chú ý luôn đảm bảo độ ẩm tốt cho đất, không được đề đất bị khơ,
bao lâu phun một lần thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố nơi gieo hạt (nhiệt độ, gió,
nước…), địi hỏi phải có kinh nghiệm và quan sát thường xuyên.
6


- Ánh sáng: đặt chậu hoặc khay ươm ở nơi có ánh sáng khuếch tán, dùng lưới
che nắng màu đen, vì hạt cần ánh nắng để nảy mầm nhưng nếu cường độ quá mạnh
sẽ làm đốt cháy hạt và làm khơ chất trồng nhanh chóng, cũng có một số loại (rất ít)
cần gieo hạt trong bóng tối.
- Dinh dưỡng: đối với cây con, hệ rễ vẫn chưa đủ mạnh để hấp thụ phân có
nồng độ cao, cho nên việc dùng phân bón lá là thích hợp nhất. Thơng thường chỉ
nên tưới phân bón lá bằng 1/2 hoặc 2/3 nồng độ trên bao bì hướng dẫn.
- Sâu bệnh: giai đoạn cây con phải chú ý quan sát thường xuyên vì rất dễ rệp
sáp, rầy, thối nhũn do nấm. Cần theo dõi và cắt tỉa những lá úa để thơng thống cho
cây, loại bỏ cành sâu bệnh, tránh lây lan….một tuần một lần. Ngồi ra cũng phải
chú ý đất trồng khơng được để úng tránh thối cây.
- Nước: nước là yếu tố cơ bản cho sự nảy mầm vì hạt muốn lên mầm thì phải

trải qua quá trình hút nước, quá trình nảy mầm phụ thuộc vào các yếu tố: các thành
phần có trong hạt, khả năng thấm của vỏ hạt, áp lực của nước, sự có mặt của nước.
 Nhân tố nội sinh
- Cây mẹ: cây mẹ khỏe mạnh, không sâu bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt
thì cho hạt giống tốt và có chất lượng cao.
- Thời gian bảo quản hạt giống: bảo quản hạt giống ở nơi thoáng mát, tránh
nơi có nhiệt độ cao và ẩm ướt như trên hướng dẫn của bao bì.
- Hạt giống: to, mẩy, khơng bị mốc hay sâu bệnh, hạt cịn ngun vẹn khơng
bị sứt mẻ. Hạt giống mua ở của hàng uy tín, có chất lượng cao.
- Xử lý hạt giống: xử lí hạt giống trước khi gieo như ngâm hạt trong nước
lạnh hoặc ngâm hạt trong nước ấm cũng là một cách kích thích, tạo điều kiện cho
hạt dễ nảy mầm, tiết kiệm thời gian gieo trồng đối với những loại hạt có lớp vỏ dày.
1.3 Một số nghiên cứu về gieo hạt trên Thế giới
Nghiên cứu về Kỹ thuật gieo hạt, trồng và chăm sóc hoa thảo được rất nhiều
người quan tâm từ lâu, kết quả đã có nhiều cơng trình nghiên cứu được công bố ở
những mức độ khác nhau về phương pháp xử lý hạt, kỹ thuật trồng và chăm sóc cho
một số lồi hoa…
- Trung tâm nghiên cứu rau Châu Á khi nghiên cứu về giá thể cho cây con,
việc phối trộn rêu, than bùn và khoáng chất cho giá thể phù hợp nhất với sinh
trưởng và phát triển của cây con.
Trấu hun và trấu đốt cũng được sử dụng như thành phần của giá thể. Trung
tâm này vào năm 1992, đã giới thiệu cách phối trộn giá thể này dùng làm bầu cho
cây gồm đất + phân + cát + trấu hun theo tỉ lệ 5:3:1:1. Cây con trồng trên giá thể
này có thể đạt tỉ lệ sống 100%, có bộ rễ phát triển khỏe mạnh, lá nhiều, hạn chế tỉ lệ
chết của cây sau khi trồng ra bên ngoài đồng ruộng. [4]
7


Theo Lawtence, Neverell (1950) cho biết ở Anh thường sử dụng hỗn hợp
gồm đất mùn + than bùn + cát thơ (tính theo thể tích) có tỷ lệ 2:1:1 làm giá thể để

gieo hạt. Bên cạnh đó giá thể cũng gồm các thành phần trên với tỷ lệ phối trộn (tính
theo thể tích) có tỷ lệ 7:3:2 được sử dụng để trồng cây.
Tác giả Bunt (1965) đã sử dụng giá thể để gieo hạt (tính theo thể tích) 1 than
bùn + 1 cát + 2,3 kg/m3 đá vôi nghiền đều để cho cây mập.
Theo tác giả Northen (1974) cho rằng, giá thể bao gồm 3 phần vỏ thông xay
nhuyễn + 1 phần cát (hoặc 8 phần asminda xay nhuyễn) + 1 phâng than bùn, phù
hợp cho việc cấy cây phong lan lấy ra từ ống nghiệm. Giá thể này cho tỷ lệ sống cây
lan con cao và cây sinh trưởng, phát triển tốt.
Kết quả nghiên cứu của Kaplinna (1976) đối với cùng một loại cây nhưng
với thành phần giá thể khác nhau sẽ cho năng suất khác nhau.
Theo tác giả Masstalers (1997) cho biết ở Mỹ đưa ra các công thức giá thể
với thành phần gồm: mùn sét, mùn cát sét và mùn cát có tỷ lệ phối trộn (tính theo
thể tích) 1:2:2, 1:1:1, 1:2:0 dùng làm bầu cho cây con có tỷ lệ sống cao và sinh
trưởng, phát triển tốt.
Kết quả nghiên cứu của Jiang, Qing Hai (2004) cho thấy để cây sinh trưởng,
phát triển tốt khi phối chế các vật liệu nuôi cần chú ý đến điều kiện cơ bản bao gồm
các tính chất.
- Tính vật lý: chủ yếu là mức độ tơi xốp, thơng thống khí, khả năng hấp thụ,
khả năng hút nước và độ dày vật liệu.
- Tính chất hóa học: là độ chua, trị số pH và mức độ hút dinh dưỡng. Nếu vật
liệu có khả năng hấp thu giữ các ion dinh dưỡng khó bị mước rửa trơi mới có thể
giải phóng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, giá thể trồng cây có lượng trao đổi
ion khá cao có thể tích nhiều dinh dưỡng. Nếu lượng trao đổi ion thấp chỉ tích được
một ít dinh dưỡng thì cần phải thường xun bón phân. Đồng thời lượng trao đổi
ion cao cho việc trộn không mùi, sạch sẽ, giá cả rẻ. [4]
Ở các nước đang phát triển, hỗn hợp đặc biệt gồm trấu sống, than bùn có sẵn
ở dạng sử dụng được cung cấp ngay cho mục đích thay thế cho đất. Các trại thâm
canh chủ yếu ở các nước đang phát triển thiên về nhập khẩu những hỗn hỗn hợp
không phải đắt này, không có khả năng khai thác việc sử dụng vật liệu sẵn có tại địa
phương. Thực tế, mơi trường nhiệt đới có rất nhiều loại vật liệu sử dụng pha chế

hỗn hợp bầu trong vườn ươm. Hỗn hợp bầu trong vườn ươm cần đảm bảo khả năng
giữ nước và làm thoáng khí, khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng sạch
bệnh. Hỗn hợp bầu vườn ươm được sử dụng có rất nhiều cơng thức pha trộn, dựa
vào khả năng có sẵn nguyên liệu có tỉ lệ 1:1:1 là cát rây + đất vườn + phân hữu cơ
đất vườn + bột xơ dừa + phân hữu cơ hay đất vườn + phân chuồng + bột xơ dừa.

8


Các vật liệu trồng hoa và cây cảnh thường dùng là: đất, lá mục, đất rác, than
bùn, gạch vụn, mùn cưa, cỏ cây, sỏi…phần lớn các giá thể trồng cây phai phối trộn
2 – 3 vật liệu khác nhau.
1.4 Một số nghiên cứu về gieo hạt ở Việt Nam
Các nghiên cứu về gieo hạt ở Việt Nam tương đối ít, chủ yếu là một số khóa
luận nghiên cứu kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp gieo hạt ở một số cây hoa
thảo và một số ít về cây gỗ như: “Nghiên cứu thực nghiệm nhân giống bằng phương
pháp gieo ươm hoa Dừa cạn (Catharantus roseus)”, “Nghiên cứu khả năng nhân
giống bằng hạt và sinh trưởng của cây Viết (Mimusops elengi L.) ở giai đoạn vườn
ươm”, “Nghiên cứu một số kỹ thuật trong gieo ươm loài cây Sa Mộc dầu
(Cunninghamia Konishi Hayata)”…
Ưu điểm của phương pháp gieo hạt qua các nghiên cứu thực nghiệm:
+ Tìm ra được loại giá thể phù hợp để gieo hạt cho từng loài cây, giá thể phù
hợp để ra bầu cây.
+ Đưa ra được các cách chăm sóc riêng cho từng lồi cây về lượng nước
tưới, cách bón phân, cách xử lý khi cây bị sâu bệnh.
+ Hệ số nhân giống cây cao.[6]
Theo Nguyễn Thị Yến (2017) cho biết, “Phương pháp xử lý hạt giống trước
khi gieo khác nhau có ảnh hưởng rõ rệt đến tỉ lệ nảy mầm, thế nảy mầm và chỉ số
nảy mầm của hạt giống cây Viết”.[3]
Tác giả Lưu Chí Tùng (2009) trong cuốn “Phương pháp trồng 100 loài hoa

trong chậu” đã cơng bố kết quả nghiên cứu của mình về 100 lồi hoa. Cơng trình
của ơng chủ yếu tập trung nghiên cứu về đặc điểm phân loại, đặc điểm sinh trưởng,
phát triển, kỹ thuật trồng, chăm sóc, nhân giống cho các loài. Tuy nhiên, về kỹ thuật
trồng tác giả chỉ mới giới thiệu chung về loài đất trồng, chưa đi sâu vào quy trình kỹ
thuật.[8]

9


Chƣơng 2. MỤC TIÊU - ĐỐI TƢỢNG - NỘI DUNG
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1 Mục tiêu tổng quát
- Đánh giá được khả năng nhân giống bằng hạt của lồi Phong lữ thảo.
- Góp phần cung cấp những cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc nhân giống
Phong lữ thảo.
2.1.2 Mục tiêu cụ thể
- Xác định khả năng nảy nầm của hạt Phong lữ thảo.
- Xác định được giá thể phù hợp trồng Phong lữ thảo.
2.2 Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
2.2.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Phong lữ thảo (Pelargonium zonale L)
2.2.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi ngiên cứu: gieo hạt, trồng và chăm sóc tại vườn ươm Bộ mơn Lâm
Nghiệp Đơ Thị - Trường Đại học Lâm Nghiệp.
2.3 Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá khả năng nảy mầm của hạt Phong lữ thảo.
- Ảnh hưởng của thành phần giá thể và tỷ lệ phối trộn giá thể tới sự sinh
trưởng của cây Phong lữ thảo.
2.4 Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1 Phương pháp ngoại nghiệp
2.4.1.1 Đánh giá tỷ lệ nảy mầm của hạt hoa Phong lữ thảo
Đây là bước cần thiết để thu thập số liệu một cách khoa học, đồng thời đảm
bảo được tính chính xác:
- Vật liệu nghiên cứu: hạt hoa phong lữ thảo: 300 hạt. Mua tại Công ty
TNHH Hạt Giống Hoa Việt Nam.
- Công tác chuẩn bị: giá thể gieo ươm, giàn che, khay gieo ươm, bình tưới
nước…đã được chuẩn bị trước và đã qua xử lý.
- Để đánh giá được sự nảy mầm của hạt, tiến hành gieo hạt bằng giá thể gieo
hạt chuyên dụng 100% được mua sẵn.
 Kỹ thuật gieo trồng cây Phong lữ thảo.
 Công tác chuẩn bị trước khi gieo:
- Chuẩn bị giá thể gieo hạt: TS2.
10


- Dụng cụ: khay gieo hạt 200 lỗ, bình tưới mini, bình tưới odoa, que tra hạt.
- Xử lý hạt giống trước khi gieo: do hạt có kích thước nhỏ nên khơng cần
ngâm nước trước khi gieo.

Hình 2.1 Các dụng cụ, vật liệu cần thiết khi tiến hành gieo hạt

Tiến hành gieo hạt:
- Cho giá thể TS2 vào đầy khay gieo hạt, dùng ngón tay nén nhẹ phần đất
xuống nhưng khơng nén q chặt làm đất bị dí, hạt khó nảy mầm.
- Với hạt nhỏ, ta có thể dùng que gắp từng hạt tra vào ô trong khay, mỗi ô
một hạt. Tiến hành tra hạt lần lượt cho hết.

Gieo hạt lần 2


Gieo hạt lần 1

Hình 2.2 Sau khi gieo hạt
- Phủ một lớp giá thể mỏng lên trên hạt.
- Dùng bình phun sương tưới đẫm nước để cung cấp độ ẩm cho hạt nảy mầm.
- Che phủ: hạt gieo vào khay được đặt trong nhà kính nơi râm mát. Khay
gieo nên được đặt lên cao để tránh côn trùng như kiến.
- Tưới nước: sử dụng bình phun sương để tưới nước cung cấp độ ẩm cho đất.
Ngày tưới 2 lần vào buổi sáng và chiều muộn.
11


- Khi cây ra lá thật và dần ổn định phát triển thì cách chăm sóc cây có phần
thay đổi.
- Cần theo dõi và ghi chép những số liệu cần thiết cho sinh trưởng và phát
triển của cây.
- Quan sát để phát hiện những trường hợp bất thường của cây, cây chết do
thối rễ cần lấy cây ra khỏi khay gieo để tránh lây cho cây khác và giảm lượng nước
tưới.
+ Kết hợp với làm cỏ, phá váng đất cho cây phát triển tốt.
- Theo dõi sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm trong suốt quá trình gieo ươm. Kết
quả thu thập được ghi vào bảng số liệu sau:
Bảng 2.1 Theo dõi nhiệt độ, độ ẩm trong thời gian gieo ƣơm
Tại thời điểm Tại thời điểm Tại thời điểm
9h sáng
13h chiều
17h chiều
Ngày

Nhiệt

độ

Độ
ẩm

Nhiệt
độ

Độ
ẩm

Nhiệt
độ

Nhiệt
độ TB

Độ
ẩm

Độ ẩm
TB

Theo dõi kết quả tỷ lệ nảy mầm của cây và tổng hợp vào bảng sau:
Bảng 2.2 Đánh giá tỉ lệ nảy mầm của hạt.
Ngày theo dõi

Tổng số hạt gieo

Số hạt nảy mầm


Tỉ lệ (%)

Sau 3 ngày
Sau 5 ngày
Sau 7 ngày
Sau 9 ngày
Sau khi hạt nảy mầm theo dõi tỷ lệ sống của cây trong quá trình chăm sóc,
kết quả thu được ghi vào bảng sau:
Bảng 2.3 Tỷ lệ sống của cây mầm
Tỷ lệ sống sau các ngày thí nghiệm
10 ngày
Cây

15 ngày
Tỷ lệ

20 ngày
Tỷ lệ

Cây

12

Cây

Tỷ lệ


Bảng 2.4 Tình hình sinh trƣởng của cây mầm

Kích thƣớc TB lá
Ngày

Tổng số
cây

Tỷ lệ cây
sống (%)

Số lá
TB/cây

Chiều
dài
(cm)

Chiều
rộng
(cm)

Chiều
cao TB
của cây
(cm)

2.4.1.2. Đánh giá tình hình sinh trưởng của cây sau khi trồng ra bầu.
- Để đánh giá được ảnh hưởng của giá thể tới tình hình sinh trưởng của cây,
khi cây con có từ 2 – 4 lá thật (40 ngày gieo hạt) thì tiến hành cấy cây vào bầu với
thành phần theo 3 cơng thức sau:
+ Cơng thức thí nghiệm 1 (CTTN 1): 45% đất vườn + 20% xơ dừa + 30%

trấu hun + 5% phân NPK.
+ Cơng thức thí nghiệm 2 (CTTN 2): 40% đất vườn + 20% xơ dừa + 20%
trấu hun + 10% xỉ than + 10% phân NPK.
+ Cơng thức thí nghiệm 3 (CTTN 3): 50% đất vườn + 20% xơ dừa + 20% xỉ
than + 10% phân hữu cơ.
Lưu ý: tất cả các cơng thức thí nghiệm đều được tiến hành trong điều kiện
mát mẻ, luôn giữ ẩm trong suốt quá trình, tránh tình trạng cây khơ héo thiếu nước.
- Tiêu chuẩn cây con: cây có từ 2 – 4 lá , thân cứng, có nhiều rễ con, có tỷ lệ
giữa phần thân và phần rễ đồng đều. Màu sắc lá tươi, khơng có sâu bệnh.
Tiến hành ra bầu và chăm sóc cây con sau khi xuất ra vườn:
- Công tác chuẩn bị:
+ Cây phong lữ thảo con.
+ Xử lý đất trước khi sử dụng: đất lấy tại vườn ươm, phơi ải rồi đập nhẹ cho
đất tơi xốp.
+ Trấu hun 50%
+ Xơ dừa
+ Phân gà, phân trâu, phân NPK.
+ Xỉ than

13


Đất

Xơ dừa

Xỉ than

Phân gà


Trấu hun

Phân NPK bón lót

Hình 2.3 Các thành phần giá thể
- Tiến hành ra bầu với các CTTN 1, CTTN 2, CTTN 3:
+ Trộn đều giá thể theo các tỷ lệ ở các CTTN 1, CTTN 2, CTTN 3.
+ Cho giá thể vào bầu, giá thể to cho xuống dưới để giúp cây dễ thoát nước,
tiến hành vỗ nhẹ bầu để giá thể trong bầu không bị rỗng cũng như tránh nén quá
chặt đất trong bầu.
+ Sau khi đóng xong bầu cần tưới nước cho đẫm bầu trước khi trồng 1 – 2
giờ.
+ Tưới 1 lượt nước vào khay gieo hạt trước khi nhấc cây con ra, dùng que nhọn
nhẹ nhàng nhấc cây con ra khỏi khay gieo (tránh mạnh tay làm vỡ bầu cây).
+ Dùng que tạo lỗ bầu bằng kích thước của bầu cây, nhẹ nhàng đặt cây vào
lỗ, lấp đầy xung quanh gốc cây, sao cho mặt đất của bầu cây ngang với mặt bầu đất.
Dùng 2 ngón trỏ và 2 ngón cái ấn nhẹ phần đất xung quanh gốc cây để tạo độ vững
chắc cho cây và để cây không bị đổ.
+ Đặt bầu vào phần đất trống, bằng phẳng, khơ thống, khơng có mầm mống
sâu bệnh và có lưới che nắng để cây thích nghi dần (tốt nhất nên đặt cây trong vườn
ươm).
- Sau khi trồng cây con vào bầu xong dùng odoa tưới nước để cung cấp độ
ẩm cho cây.
- Chăm sóc cho cây sau khi trồng:

14


+ Thường xuyên theo dõi và ghi chép lại những biểu hiện của cây để phát
hiện vấn đề của cây và tìm cách khắc phục.

+ Thời gian chăm sóc cây con từ khi cây con ra bầu đến lúc xuất vườn nhằm
nuôi cây con đạt chuẩn đem trồng. Các khâu chăm sóc chủ yếu là: che nắng, tưới
nước, làm cỏ phá váng, bón phân…
+ Tưới nước: Chỉ nên tưới 1-2 ngày/ lần tùy vào điều kiện thời tiết khi thấy đất
trên mặt chậu đã khô, se lại. Tưới nhiều làm rễ cây bị úng, tưới ít làm lá rụng.
+ Sử dụng nước sạch khi tưới cây.
+ Không tưới cây khi trời đang nắng to (khoảng 11h – 15h)
+ Những ngày nắng to nên tăng lượng nước tưới cho cây.
+ Nếu bầu bị đóng váng nên dùng que để phá váng. Chú ý: không chọc sát
cây sẽ ảnh hưởng đến bộ rễ. Kết hợp với làm cỏ dại.
+ Bón phân: nên bón điều độ 15 ngày/lần bằng các loại phân chuồng, NPK
tổng hợp, tránh bón phân lên lá cây làm cháy lá. Nên dùng liều lượng bằng 1/4 so
với hướng dẫn trên bao bì tránh gây sót cây.
- Quan sát cây và phát hiện sâu bệnh hại trong giai đoạn phát triển của cây để
kịp thời khắc phục và tránh lây lan ra các cây xung quanh.
- Đánh giá tình hình sinh trưởng và phát triển của cây con:
Chiều cao trung bình cây (cm/cây) =
(Chiều cao cây được tính từ mặt đất đến lá cao nhất của cây)
Số lá TB/cây (lá) =
(Số lá trên thân chính được tính từ gốc lên đến đỉnh ngọn lá)
Tuy nhiên, khi ra bầu cây đợt 1 các cây ở CTTN 1 và cây ở CTTN 2 chết
hơn 75%, các cây sống thì khơng phát triển, lá màu xanh sậm. Nguyên nhân: có thể
lượng phân NPK nhiều gây sót cây và chất lượng hạt giống kém dẫn đến cây phát
triển kém dẫn đến chết cây hàng loạt.
Vì vậy, đợt 2 thay đổi cơng thức thí nghiệm 1 và cơng thức thí nghiệm 2. Với
thành phần cơng thức ra bầu như sau:
+ Cơng thức thí nghiệm 1’ (CTTN 1)’: 65% đất vườn + 10% xơ dừa + 20%
trấu hun + 5% phân trâu hoai mục.
+ Công thức thí nghiệm 2’ (CTTN 2)’: 58% đất vườn + 10% xơ dừa + 10%
trấu hun + 20% xỉ than + 2% phân NKP.

+ Công thức thực nghiệm 3 (CTTN 3): 50% đất vườn + 20% xơ dừa + 20%
xỉ than + 10% phân gà hoai mục.
15


Sau khi đưa cây ra bầu, tiến hành theo dõi ảnh hưởng của giá thể tới tỉ lệ
sống của cây. Kết quả được ghi dưới bảng sau:
Bảng 2.5 Ảnh hƣởng của giá thể tới sự tỉ lệ sống của cây con sau khi ra bầu
Ngày theo dõi
10

CTTN
Cây
sống

20
%

Cây
sống



30
%

Cây
sống

Cây

sống

%

%

1
2
Tình hình sinh trưởng của cây Phong lữ thảo sau khi ra bầu được theo dõi và
tổng hợp vào bảng sau:
Bảng 2.6 Tình hình sinh trƣởng của cây Phong lữ thảo sau khi ra bầu
Kích thƣớc
Ngày
theo dõi

CTTN

Chiều cao
TB cây
(cm)

CTTN 1
10 ngày

CTTN 2
CTTN 3
CTTN 1

20 ngày


CTTN 2
CTTN 3
CTTN 1

30 ngày

CTTN 2
CTTN 3
CTTN 1

Sau …

CTTN 2
CTTN 3

16

Số lá
TB/cây (lá)

TB lá (cm)
Chiều dài

Chiều
rộng


Bảng 2.7 Tình hình sâu bệnh hại cây
Ngày theo
dõi sau khi

cây ra bầu

Tổng số
cây

CTTN

Sâu hại

Tỷ lệ
(%)

Bệnh

Tỷ lệ
(%)

CTTN 1
Sau 10 ngày

CTTN2
CTTN3
CTTN 1

Sau 20 ngày

CTTN2
CTTN3
CTTN 1


Sau 30 ngày

CTTN2
CTTN3
CTTN 1

Sau ….

CTTN 2
CTTN 3

2.4.2 Phương pháp nội nghiệp
- Tổng hợp các tài liệu, số liệu thu thập được bằng phần mềm Word.
- Phân tích, xử lý các thông tin, số liệu bằng phần mềm Word, Excel, Paint.
- Xử lý các số liệu thu thập được trong q trình làm thí nghiệm và tổng hợp
dưới dạng các bảng biểu.
- Qua đó đưa ra được các khả năng thích nghi của từng lồi và có chế độ
chăm sóc cũng như gieo ươm hợp lý.
- Tính đặc trưng của mẫu thể hiện qua: các trị số trung bình mẫu (chiều dài
trung bình của cây, số lá trung bình trên cây) của mỗi cơng thức được tính bằng
cơng thức:
= ∑
là trị số quan sát.
- Tỷ lệ % số hạt nảy mầm :
Tỷ lệ hạt nảy mầm =



17



×