Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Thiết kế nội thất phòng khách biệt thự tại khu đô thị mới nguyên kê đông anh hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (790.58 KB, 54 trang )

LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hoàn thành luận văn tốt nghiệp, em xin gửi lời cảm ơn chân
thành và sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn NGƢT. PGS. TS Trần Văn Chứ đã
tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian hồn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Chế biến
Lâm sản đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo em trong suốt quá trình học tập tại trường
Đại học Lâm Nghiệp, và trong suốt thời gian hồn thành khóa luận.
Em xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám đốc và tồn thể cán bộ cơng nhân
viên Cơng ty cổ phần và kiến trúc VIETST đã tạo điều kiện, giúp đỡ em trong
suốt q trình tham gia thực tập tại Cơng ty.
Em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã động viên,
giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt thời gian thực tập và
hồn thành khóa luận tốt nghiệp của mình.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 2012
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Khánh Ly


LỜI MỞ ĐẦU

Với cuộc sống xã hội mở rộng hội nhập quốc tế, kinh tế phát triển, cuộc
sống ngày càng được nâng cao. Kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của các ngành
dịch vụ, nhu cầu thưởng thức đời sống, hưởng thụ, nghỉ ngơi ngày một tăng.
Một trong số đó là sự phát triển của ngành kiến trúc xây dựng, hiện đang là một
trong số các ngành có sự đầu tư lớn từ phía các cá nhân, tập thể và tồn xã hội.
Tuy rất nhiều các cơng trình đã được đầu tư và đưa vào sử dụng, song vẫn chưa
đáp ứng hết các nhu cầu của người tiêu dùng. Vì vậy mà sự phát triển của ngành
xây dựng cịn có tiềm năng rất lớn. Điều đó cũng là sự thúc đẩy cho ngành thiết
kế và ngành cung ứng đầu tư vật liệu cho xây dựng cùng phát triển.


Mỗi người trong chúng ta đều mong muốn rằng sau những giờ làm việc
căng thẳng, được trở về ngôi nhà ấm cúng, đầy tình thương yêu của mình. Nên
việc đầu tư xây dựng một căn nhà tiện nghi, sang trọng mang đậm phong cách
của chủ nhân luôn là mơ ước của mỗi người. Trong nhiều năm gần đây nhu cầu
xây dựng nhà ở, biệt thự ngày càng phổ biến. Bởi mơ hình nhà biệt thự là sự kết
hợp không gian nội, ngoại thất hài hòa; kiến trúc và vốn đầu tư tương đối phù
hợp với cuộc sống người Việt. Bên cạnh đó nó còn mang lại sự gần gũi giữa con
người với thiên nhiên – điều mà đời sống tinh thần của mỗi chúng ta ngày càng
đề cao, sau những tất bật, lo toan của cuộc sống.
Được sự đồng ý của Nhà trường, ban chủ nhiệm Khoa Chế biến Lâm sản
tôi thực hiện đề tài:
“ Thiết kế nội thất phòng khách biệt thự tại khu đô thị mới
Nguyên Khê – Đông Anh – Hà Nội”.

1


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ
Trong đời người, một trong số những việc được coi là quan trọng nhất đó
là việc có thể xây dựng một ngôi nhà như mơ ước, với đầy đủ tiện nghi, mang
đậm nét đặc sắc, cá tính của chủ nhà. Với bao cố gắng, nỗ lực đó thì người ta lại
tìm đến sự hồn hảo trong căn nhà, chính vì thế mà họ không ngần ngại khi nhờ
đến sự trợ giúp của các nhà thiết kế nội thất. Để mang lại cho ngơi nhà ấm cúng
của mình nét thẩm mỹ bên ngoài, cả nét đẹp bên trong theo luật phong thủy, và
thầm ước rằng điều đó sẽ đem lại sức khỏe, sự bình an cho các thành viên, gia
đình ấm no hạnh phúc.
Đơi mắt được ví như cửa sổ tâm hồn, với một ngơi nhà thì phịng khách
chính là trái tim - nơi có thể cảm nhận, bộc lộ những nét đẹp tinh túy nhất.

Phịng khách khơng chỉ là nơi nghỉ ngơi thư giãn, giải trí, nơi mà các thành viên
trong gia đình qy quần bên nhau. Nó cịn là khơng gian giao tiếp, trao đổi, thể
hiện lịng mếm khách và cái tôi cá nhân của chủ nhà với những vị khách mời
thân thiết của mình. Trong khơng gian nội thất, không phải bạn đặt nhiều loại đồ
dùng đắt tiền là tạo ra một không gian đẹp, dễ chịu cho người sử dụng. Những
đồ dùng đơn giản, bình dị khơng phải không thể tạo cho bạn môi trường sinh
hoạt thoải mái, không gian đầy màu sắc của riêng bạn. Bởi khơng phải ai cũng
có sự hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực thiết kế, nếu ta biết lấy cái ít, cái đặc sắc
làm nổi bật thì nó sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
Do đó, việc thiết kế nội thất nói chung và thiết kế nội thất phịng khách
nói riêng đặc biệt được coi trọng. Để có được một khơng gian nội thất mơ ước,
đòi hỏi người thiết kế phải nắm vững các yêu cầu về mặt bằng kiến trúc, ý tưởng
vận dụng những độc chiêu, sáng tạo trong thiết kế, khắc phục những nhược điểm
vốn có của khơng gian, tôn vẻ đẹp về kiến trúc, đồng thời khẳng định phong

2


cách riêng của nhà thiết kế. Điều đó sẽ khơng quá phức tạp khi bạn nắm bắt
được các nguyên tắc, phương pháp thiết kế, đặc biệt là việc vận dụng ngun tắc
phong thủy trong thiết kế. Ngồi ra, bạn có thể phát triển hơn nữa nếu bạn là
một nhà thiết kế có óc thẩm mỹ, tinh thần ham học hỏi, cầu tiến,… bản lĩnh đó
sẽ tạo ra một nhà thiết kế tài ba trong tương lai.
Để đáp ứng một phần rất nhỏ vào mục tiêu lớn cho tương lai phát triển
của ngành thiết kế nội thất, mục tiêu cho sự phấn đấu nỗ lực trong suốt quá trình
học tập và rèn luyện dưới mái trường Lâm Nghiệp, tôi thực hiện đề tài thiết kế
phịng khách biệt thự. Với mơ hình biệt thự nhà vườn hiện đang phổ biến, tuy
không mới lạ nhưng đề tài mong muốn sẽ đem lại cho mọi người cái nhìn tổng
quát về quá trình thiết kế, cách ứng dụng đơn giản các nguyên tắc thiết kế,
nguyên lý mỹ thuật ứng dụng trong thiết kế, việc sử dụng các đồ dùng không

cầu kỳ, phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng để tạo ra một không gian phịng
khách rộng rãi, thống đãng, hịa quyện cùng thiên nhiên; gần gũi, thân thiết với
con người.
Một phần không thể thiếu trong không gian nội thất là đồ gia dụng, tuy
chưa đi sâu và nghiên cứu thiết kế chi tiết cho các sản phẩm nội thất nhưng đề
tài muốn đem đến cho độc giả nhận định tổng thể cho một không gian nội thất
hoàn chỉnh. Bao gồm các đối tượng kết cấu không gian( trần, tường, sàn), màu
sắc, âm thanh, ánh sáng, đồ gia dụng…với sự kết hợp chất liệu phong phú đầy
màu sắc, đem lại hiệu ứng cao trong không gian nội thất.
1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu tổng quát:
Thiết kế nội thất cho một phòng khách biệt thự theo một không gian kiến
trúc cụ thể đã lựa chọn qua đó củng cố thêm những kiến thức về thiết kế đồ mộc
và nội thất.

3


1.2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá được thực trạng về không gian nội thất biệt thực hiện tại trên
cơ cở các nguyên tắc thiết kế, công thái học, phong thuỷ và sự hài hồ giữa các
đối tượng của khơng gian kiến trúc,…
- Thiết kế được không gian kiến trúc phòng khách biệt thự.
- Đưa ra thiết kế sơ bộ một số đối tượng trong khơng gian nội thất phịng
khách như: bộ salon, kệ tivi.
1.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu các ngun tắc bố trí nội thất phịng khách và tìm hiểu về xu
hướng thiết kế phịng khách biệt thự hiện đại.
- Khảo sát hiện trạng kiến trúc và yêu cầu của đối tượng sử dụng.
- Xây dựng, lựa chọn và thể hiện phương án thiết kế không gian nội thất

phòng khách.
- Thiết kế sơ bộ một số sản phẩm mộc sử dụng trong không gian.
1.4. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tƣợng
Khơng gian nội thất phịng khách nhà ở biệt thự.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Các vấn đề tìm hiểu về khơng gian kiến trúc, cơ sở thiết kế nội thất
phịng ở nói chung và phịng khách biệt thự nói riêng thơng qua hế thống bản vẽ
kỹ thuật.
- Dựa trên các cơ sở đã tìm hiểu, tham khảo, đưa ra nhận xét, đánh giá và
lựa chọn phương án thiết kế hợp lý nhất.

4


- Đồ án thiết kế là hệ thống các bản vẽ chi tiết, mang tính minh họa và
tham khảo, chưa đi sâu thiết kế thi công cụ thể.
1.5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp kế thừa.
- Phương pháp điều tra, khảo sát, phân tích, đánh giá thực tiễn.
- Phương pháp tư duy logic, egonomics: Tổng hợp các kiến thức đã có,
các tài liệu sưu tầm, kết hợp với tư duy sáng tạo để đưa ra các phương án thiết
kế sao cho phù hợp nhất với yêu cầu.
- Phương pháp đồ hoạ vi tính: Là phương pháp thiết kế hợp ý tưởng và thể
hiện ý tưởng thiết kế một cách chính xác và chân thực nhất thông qua các phần
mềm đồ hoạ như: Autocad, 3Dsmax, Photoshop…
- Phương pháp tổ chức thực hiện: Tiến hành thu thập thông tin, dựa trên
cơ sở đó xây dựng các phương án thiết kế và hồn thành quá trình thiết kế tạo ra
các sản phẩm được trình bày trên các bản vẽ, kèm theo các thuyết minh về
phương án.


5


Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Khơng gian nội thất phịng khách là nơi diễn ra các hoạt động chính trong
nhà, là nơi đầu tiên khách bước vào nên khi thiết kế phải tạo ra được một phong
cách riêng biệt nhưng không làm mất đi cảm giác thân thiện, thoải mái. Bên
cạnh đó khi lên kế hoạch thiết kế phịng khách, yếu tố đầu tiên và cũng là yếu tố
quan trọng nhất để đi đến quyết định cuối cùng đó là mục đích của căn phịng là
gì? Khi thiết kế cần phải lưu ý các khơng gian xung quanh phịng khách, diện
tích phòng để đưa ra các phương án thiết kế phù hợp nhất nhưng phải dựa trên
các nguyên tắc chung về thiết kế và các nguyên tắc mỹ thuật được ứng dụng.
Thiết kế nội thất một ngành khoa học, mang tính nghệ thuật cao, là việc
thể hiện các phương án thiết kế thông qua sự hiểu biết kiến thức về nhiều mặt,
sự trau dồi kinh nghiệm về lý thuyết và thực tế. Đánh giá một khơng gian kiến
trúc được trang trí nội thất, dựa trên các quy phạm về kiến trúc, thẩm mỹ, chất
liệu, kinh tế… Mỗi thiết kế đều có sự so sánh giữa ưu, nhược điểm của từng
phương án đề xuất. Từ đó đưa ra phương án tối ưu, có giá trị nhất là phương án
dễ hiểu, thể hiện rõ ý tưởng, đáp ứng tốt các công năng đặt ra, hạn chế thấp nhất
các khuyết điểm, có các giải pháp khắc phục hiệu quả nhất mang lại vẻ đẹp hồn
thiện hơn cho ngơi nhà.
2.1. BIỆT THỰ VÀ MỘT SỐ NGUYÊN TẮC CHUNG KHI THIẾT KẾ
BIỆT THỰ
2.1.1. Khái niệm về biệt thự
So với khái niệm biệt thự trước những năm 1975, thì khái niệm nhà biệt
thự ngày nay có một khoảng cách tương đối xa. Vì “biệt thự” có nghĩa là nhà
rộng có vườn riêng biệt. Những biệt thự được xây dựng trước giải phóng đều có
diện tích lớn có thể lên tới vài ngàn mét vng. Ngồi diện tích xây nhà cịn có

phần đất cho vườn cây cảnh, hịn non bộ, khơng ít biệt thự cịn có cả hồ bơi,
6


thậm chí là cả sân tennis…Trong khi đó, hiện nay khơng ít biệt thự tại các dự án
khu dân cư, khu đơ thị mới có diện tích nhà đất rất hẹp, khoảng 200m2 đất, thậm
chí có thể ít hơn. Biệt thự là một khơng gian sống Vì vậy mơ hình biệt thự hiện
nay không đầy đủ nhất, tiện nghi nhất dành cho các đại gia, doanh nhân thành
đạt, quan chức nhà nước.Khơng chỉ có là biệt thự nhà vườn đơn lập mà đã xuất
hiện biệt thự liên lập, song lập, tứ lập, biệt thự phố…
Theo quy chuẩn xây dựng [4]: kích thước mặt bằng của biệt thự đơn lập:
14m x 18m; biệt thự song lập: 10m x 14m; biệt thự liên lập: 7m x 15m. Các
cơng trình đảm bảo tính thống nhất về bố cục kiến trúc theo dạng nhà biệt thự,
việc phân chia khu đất trong khuôn viên phải đảm bảo kích thước tối thiểu,
khơng chen lấn. Theo thơng tư ban hành của Bộ xây dựng [4] quy định đối với
các cơng trình nhà biệt thự là nhà ở riêng biệt, có sân vườn, có hàng rào và lối ra
riêng. Nhà biệt thự có số tầng nhà chính khơng quá 3 tầng ( không kể mái che,
tầng mái và tầng hầm), có 3 mặt nhà trơng ra sân, vườn. Diện tích xây dựng
khơng vượt q 50% diện tích khn viên đất, tỷ lệ đất tối thiểu trồng cây xanh
là 25% diện tích lơ đất. Cơng trình được xác định là khu chức năng trong quy
hoạch chi tiết xây dựng đơ thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2.1.2. Ngun tắc chung khi thiết kế phịng khách biệt thự
2.1.2.1 Hình dáng mặt bằng
Phịng khách là nơi tụ khí nên phải duy trì sự cân bằng ổn định. Kiến trúc
mặt bằng khơng vng vắn, địi hỏi nhà thiết kế phải đưa ra những giải pháp bố
trí nội thất, khơng gian chức năng phù hợp, đi lại dễ dàng giúp khơng khí trong
phịng dễ lưu thơng, tạo sự thống mát, ln chuyển khí tốt tới các khơng gian
xung quanh.
2.1.2.2. Khơng gian nội thất
Là khoảng không được tạo bởi các kết cấu, tạo nên bản thể và sức sống

của cơng trình kiến trúc. Đồng thời chứa đựng tồn bộ khơng gian tĩnh, động

7


của ngôi nhà; là giới hạn vật lý nhờ sự phân định không gian của trần, tường,
sàn, đồ nội thất… Mỗi đồ đạc đặt trong không gian phải tuân thủ các yêu cầu về
kích thước, tỷ lệ và sự cân đối. Vì nó khơng chỉ chiếm phần khơng gian bản
thân, cịn ảnh hưởng tới khơng gian của vật khác và khơng gian tồn căn phịng.
a. Phân loại khơng gian nội thất
Yêu cầu đối với không gian sinh hoạt nội thất khơng chỉ là một kích thước
cố định, đặc biệt là kích thước khơng gian tâm lý chịu ảnh hưởng của môi
trường. Từ những yêu cầu khác nhau của con người đối với khơng gian nội thất
có thể phân ra:
- Khơng gian hành vi (không gian vật lý): Không gian thoả mãn nhu cầu
hoạt động hành vi của con người, không gian thường căn cứ vào kích thước
động thái cơ thể và phạm vi hoạt động hành vi để xét. Như khơng gian nội thất
phịng khách cần đủ khơng gian đi lại, khơng gian để có thể tụ tập đơng đủ cả
gia đình, khơng gian hồn thành các hoạt động sinh hoạt chung của gia đình
trong phịng khách…
- Khơng gian sinh lý: Kích thước khơng gian nhu cầu sinh lý của người
yêu cầu như kích thước cửa sổ thoả mãn điều kiện lấy ánh sáng theo nhu cầu của
thị giác, kích thước thơng gió theo u cầu của khứu giác và hô hấp, ...
- Không gian tâm lý (không gian tri giác): Kích thước khơng gian thoả
mãn nhu cầu tâm lý của người, như chiều cao trần nhà không gây cảm giác đè
nén, sàn nhà không gây cảm giác lơ lửng, bức tường phải chắc chắn…
Trong sinh hoạt hàng ngày, con người có một khơng gian cá nhân, khoảng
cách khơng gian giữa người với người, người với đối tượng sự vật xung quanh,
kích thước của khơng gian này liên quan đến mơi trường, dân tộc, tính biệt lập,...
Vì thế, cần phải tìm hiểu, có cái nhìn tổng thể về khơng gian; thiết kế kích thước

khơng gian phải chú ý đến đặc điểm, vị trí khơng gian và yếu tố con người để
thiết kế đạt hiệu quả cao nhất.

8


b. Tri giác tâm lý của ngƣời đối với không gian nội thất
Thông qua thực nghiệm [2] nghiên cứu khi người ở trong nội thất, đối với
tri giác tâm lý kích thước khơng gian, được các kết quả thực nghiệm như sau:
-

Phương hướng chính tiền:
Cự ly tri giác tâm lý của 80% số người ngắn hơn cự ly thực tế, bình qn
ngắn khoảng 1/8. Điều này có nghĩa là người ngồi đối diện với tường, cự ly tri
giác thực tế 1/8cm. Nhưng, khi có cửa sổ đối diện trên tường, thì cự ly tri giác so
với khơng có cửa sổ dài 1/15 - 1/20; cự ly trái phải cũng hẹp, cự ly tri giác tương
đối của hướng phía trước cũng xa.

- Phương trái, phải:
Khi người ở trong nội thất, khoảng cách trái phải với tường bằng nhau, cự
ly tri giác tâm lý và cự ly thực tế cơ bản nhất trí. Và khi cự ly trái phải với tường
khơng bằng nhau, cự ly tri giác tâm lý phía gần dài hơn thực tế, và phía xa thì
cảm giác ngắn.
- Phương đỉnh đầu:
Chiều cao cảm giác tâm lý của khoảng 70% số người cao hơn chiều cao
thực tế khoảng 1/15. Khi phòng rộng 15 - 20 m2, trần thấp hơn khoảng 230 cm,
con người có cảm giác bị đè nén, chiều cao cơ thể và tri giác tâm lý chiều cao
hầu như khơng có quan hệ với nhau, nhưng chiều cao cơ thể càng cao, cảm giác
đè nén càng lớn.
c. Cảm giác tâm lý đối với diện tích

- Tri giác diện tích nội thất: Sự thay đổi đối với diện tích nội thất không
phản ứng được trên tri giác tâm lý. Đây là khỏang cách không khác biệt của tri
giác tâm lý của người đối với diện tích.

9


- Sai khác có ý thức và khơng có ý thức: Diện tích tri giác khi vơ ý thức
chính xác hơn khi có ý thức, và khi dự đốn có ý thức, rất nhiều nhân tố khác
sinh tác động gây nhiễu, làm cho phán đốn khơng chuẩn xác.
- Tình huống bình thường: Ở phương diện tính chính xác của tri giác
không gian, nữ giỏi hơn nam, nhưng nữ giới dễ bị ảnh hưởng của các nhân tố
gây nhiễu (như mở cửa sổ, sắc màu, ánh sáng...)
d. Ứng dụng của cảm giác tâm lý
Các tài liệu tâm lý của kiến trúc nội thất [5] có tác dụng chỉ đạo quan
trọng đối với thiết kế không gian kiến trúc nội thất. Trong thiết kế xem xét tác
dụng tâm lý của người, có thể lợi dụng khơng gian có hiệu quả, hợp lý. Ví dụ:
khỏang cách phía trước do cảm giác tâm lý ngắn lại, có thể dùng màu lạnh, có
độ màu thấp để tăng cảm giác tâm lý không gian như rộng hơn. Ngồi ra, thơng
qua thay đổi yếu tố cấu tạo nội thất (vị trí cửa sổ, kích thước, phối màu nội
thất,...) để điều tiết không gian cảm giác.
e. Hành vi giữa ngƣời với ngƣời.
Hành vi giữa người với người là các loại hành vi tác dụng qua lại biểu
hiện ra trong quá trình trao đổi, tạo nên quan hệ người với người. Mối quan hệ
trong sinh hoạt hàng ngày vô cùng phức tạp, khi thiết kế không gian nội thất,
phải xem xét đầy đủ. Trong quá trình trao đổi duy trì cự ly khơng gian, đáp ứng
các u cầu của khí quan cảm giác khác nhau về cự ly khơng gian.
2.1.2.3. Môi trƣờng nội thất
Để đánh giá chất lượng môi trường khơng gian, ta cần phải đưa ra các tính
tốn chi tiết về kích thước khơng gian, kích thước đồ nội thất, phần không gian

dành cho các hoạt động và hiệu ứng khi thiết kế như màu sắc, ánh sáng, chất
liệu… trong không gian tác động lên sự cảm nhận, tâm lý, hành vi và thói quen
của con người. Ngồi ra cịn một số yếu tố tác đơng đến mơi trường sống của
con người như:
10


a. Mơi trường nhiệt độ và độ ẩm (khơng khí).
Như chúng ta đã biết, nhiệt độ và độ ẩm không khí có ảnh hưởng rất lớn
đến sức khoẻ, trạng thái tinh thần, hiệu suất làm việc và nghỉ ngơi của con
người. Trong nội thất để tạo ra mơi trường khí hậu tốt, ngồi thiết bị điều hồ
khơng khí phổ cập, cần tạo ra mơi trường khí hậu nội thất hợp lý là điều hết sức
cần thiết, song lại là thách thức cho các nhà kiến trúc sư, kĩ sư thiết kế.
Khi con người tham gia các loại hoạt động, chất lượng và hiệu suất làm việc và
nghỉ ngơi có quan hệ chặt chẽ với nhiệt độ môi trường. Khi thiết kế mơi trường
nội thất, phải căn cứ vào mục đích sử dụng, dân tộc, địa phương, yếu tố con
người để điều hịa nhiệt độ mơi trường nội ngoại thất, nhiệt độ tốt nhất cho cơ
thể tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái nhất thường từ 2130C.
b. Ánh sáng nội thất
Ánh sáng là yếu tố tác động đầu tiên tới con người, ánh sáng cho chúng ta
những hình dung đầu tiên về hình dáng, màu sắc của vật thể, sau đó là sự nhìn
nhận đánh giá về chất liệu, tính chất, đặc điểm về vật thể đó. Chính vì thế, ánh
sáng có vai trị hết sức quan trọng trong trang trí nội thất.
Cách thức tổ chức, bố trí ánh sáng giúp chúng ta phân biệt, nhận thức về
thế giới xung quanh, cảm nhận nét đẹp của từng cá thể trong đời sống. Ánh sáng
có hai loại: ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo.
Chiếu sáng tự nhiên được thay đổi theo thời tiết của từng giờ, từng ngày,
từng tháng trong năm và đồng thời kéo theo sự thay đổi cảm thụ màu sắc của
con người. Nhờ có ánh sáng phản xạ của bầu trời vào phòng, được khuếch tán
định hướng giúp ta cảm nhận màu sắc tốt hơn. Song trong một số trường hợp, do

ánh sáng tự nhiên làm cho ta cảm thụ màu sắc bị sai lệch. Ánh sáng mặt trời
chiếu vào phòng ở mỗi vùng là khác nhau. Nên có sự tính tốn, lựa chọn kích
thước cửa phù hợp với diện tích, nằm tạo một khơng gian đầy đủ ánh sáng tự
nhiên, thơng thóang khí.

11


Chiếu sáng nhân tạo có ảnh hưởng nhất định đến cảm thụ màu sắc nội
thất. Những ảnh hưởng đó là thành phần quang phổ của nguồn chiếu sáng,
hướng chiếu sáng, lượng chiếu sáng khuếch tán và phản xạ. Đèn huỳnh quang
có lượng quang phổ xấp xỉ trong tia sáng mặt trời, thích hợp với thị giác con
người. Để cảm thụ màu sắc phong phú hơn, người ta xác nhận sử dụng chiếu
sáng bằng đèn huỳnh quang kết hợp với rất nhiều loại đèn trang trí khác cho suốt
cả năm. Vì thế mà việc chọn màu sắc và chọn hướng chiếu sáng nói lên vai trị
của tường và cửa sổ là rất quan trọng. Cần được tận dụng chiếu sáng tự nhiên
qua cửa sổ để tiết kiệm năng lượng điện và hợp lí hố q trình sử dụng kinh phí
của người sử dụng. Mặt khác chúng ta hạn chế cửa mở về hướng tây, tránh được
nắng, ánh sáng gay gắt vào nhà. Nếu cần mở cửa thì phải có giải pháp che như
bố trí ngoại thất là hệ thống cây lớn, tỏa bóng mát, bố trí nội thất có rèm cửa.
So với các phịng khác thì phịng khách là nơi đón nhận nhiều ánh sáng
nhất, nên việc bố trí nhiều cửa sổ là rất hợp lý, khi thiết kế cửa chính và cửa sổ
nên để độ rộng tối đa ở mức cho phép để lấy ánh sáng tự nhiên. Sự kết hợp hài
hòa giữa hai yếu tố sẽ đem lại hiệu quả cao trong thiết kế. Cần phải bố trí ánh
sáng nhân tạo từ đèn trang trí sao cho đủ ánh sáng, bố trí theo chủ đề, tạo nhịp
điệu, điểm nhấn mang lại hiệu ứng về màu sắc cao.
c. Màu sắc trong nội thất
Màu sắc đóng vai trị quan trọng trong việc điều hịa khơng gian, người
thiết kế cần tạo được nét cá tính, sở thích của gia chủ cũng như phong cách thiết
kế riêng của bản thân. Qua những nghiên cứu khoa học [3] đã khẳng định, màu

sắc tác dụng khơng nhỏ đến tâm lí, các giải pháp màu sắc giúp cho nội thất có
những ấn tượng tốt mang ý nghĩa tượng trưng gây cảm xúc với con người như:
màu trắng tinh khôi, dịu dàng nhưng buồn tẻ, cô đơn. Màu đen huyền bí, lơi
cuốn nhưng tang tóc, đau thương. Màu tím sang trọng, quý phái nổi bật nhưng
gây áp lực lớn. Bản thân mọi sự vật, sự việc luôn tồn tại hai mặt đối lập song
biết phối hợp chúng với nhau cho chúng ta nét đẹp riêng biệt. Ngoài sự thể hiện
12


đó, màu sắc cịn thể hiện tính cách, cá tính của mỗi người ví như người thích
màu hồng là người nhẹ nhàng, yếu đuối, giàu cảm xúc và dễ tổn thương. Người
thích màu tím là người cá tính, bản lĩnh, sâu lắng, đầy tâm trạng. Người thích
màu đỏ là người nhiệt tình, năng động, sống hết mình nhưng nóng tính…
Màu sắc tác động tới thị giác, xúc giác đem lại cảm nhận màu lạnh cảm
giác mát mẻ, không gian và khoảng cách dường như thu hẹp. Màu nóng tạo cảm
giác về nhiệt độ, gây nóng, bức bối, khó chịu. Nhưng màu nóng lại tạo cho
khơng gian mở rộng, cường độ sáng càng cao không gian càng trở nên rộng
hơn... Sự kết hợp màu sắc tạo nên các tính cách, phong cách riêng.
Màu sắc trong phịng khách mang tính chủ đạo, có tác dụng điều hịa
màu sắc của tồn bộ ngơi nhà. Khi lựa chọn màu sắc ở những mảng không gian
lớn như sàn, tường và trần cần lưu ý: sàn nhà nên có màu đậm nhất, tạo cảm giác
vững chắc, ổn định. Tường nhà nên có màu sắc nhẹ hơn, nên chọn những màu
lạnh tạo không gian mát mẻ, thư thái. Trần nhà chọn màu nhạt nhất theo ý nghĩa
trời nhẹ, đất nặng. Mặt khác, trần nhà màu sáng tạo cảm giác khơng gian rộng
rãi, thống đãng hơn.
2.1.2.4

Chất liệu nội thất

Trong trang trí nội thất, chất liệu là một trong những yếu tố quan trọng.

Nó làm mọi vật trở nên gần gũi, chân thật hơn, không gian sinh động và phong
phú. Cùng với sự kết hợp ánh sáng, cách bố trí nhằm phân định ranh giới giữa
các đồ dùng, khơng gian riêng tăng tính thẩm mỹ của từng loại đồ gia dụng.
Chất liệu thể hiện ở tính chất bề mặt, mỗi loại vật liệu cho những cảm
nhận khác nhau về thị giác, xúc giác và thính giác tạo cho con người nhiều cảm
xúc, tâm lí khó diễn đạt. Mỗi đặc điểm, tính chất bề mặt khác nhau, tạo nên các
loại vật liệu khác nhau. Chúng mang những năng lượng riêng, mang tính chất
ngũ hành làm nên vẻ đẹp hồn hảo cho không gian sống.

13


Vật liệu có ảnh hưởng trực tiếp đến các giác quan của con người, màu sắc,
chất liệu tạo độ tương phản tác động lên thị giác, bề mặt tác dụng lên xúc giác,
chất liệu tạo mùi tác dụng lên khứu giác... Vì vậy cần có sự lựa chọn hợp lý, tạo
cảm giác gần gũi, thoải mái nhất cho người sử dụng. Mỗi loại vật liệu đều mang
một năng lượng riêng, theo phong thủy quan niệm mọi vật đều mang tính ngũ
hành, đều ảnh hưởng đến môi trường sống của chúng ta.
Vật liệu có bề mặt sóng như nhơm, kính mang dương tính giúp di chuyển
nhanh hơn cần thiết cho một phịng khách năng động. Với các vật liệu có bề mặt
thô, nhám như gỗ, đá, đồ gốm, đất sét... mang âm tính, có tác dụng làm chậm
dịng khí lưu thơng, chúng phản chiếu ánh sáng hay khơng thì tùy thuộc vào tính
nhẵn bóng của bề mặt. Sàn nhà và tường nên sử dụng chất liệu mang âm tính, bề
mặt chúng ít phản quang, các hoa văn tự nhiên khiến chúng có chiều sâu hơn.
2.1.2.5 Âm thanh trong nội thất
Trong khơng gian tự do ngoại thất, âm thanh trong quá trình truyền dẫn
suy giảm dần, vấn đề không quá phức tạp. Nhưng trong nội thất, do phản xạ,
chiếu xạ, thấu xạ, diễn xạ và hấp thụ của sàn, trần, tường nên vấn đề rất phức
tạp. Người thiết kế kiến trúc nội thất, cần phải nắm vững tri thức liên quan đến
thanh học nội thất, đối với thiết kế cách âm và thu âm nội thất và thiết kế âm

hưởng nội thất có ý nghĩa rất quan trọng.
Âm thanh từ nguồn âm trực tiếp truyền vào tai người và âm thanh sau khi
phản xạ từ tường, trần nhà… vào tai người có thể khác nhau về thời gian. Cần
tránh các hiện tượng dao động âm thanh trong phòng, để khỏi ảnh hưởng đến
sức khỏe, thần kinh của con người.
2.2 MỘT SỐ NGUYÊN TẮC CẦN THIẾT KHI BỐ TRÍ NỘI THẤT
PHỊNG KHÁCH.
Khi bố trí nội thất gian phịng nói chung, phịng khách nói riêng phải dựa
trên các yếu tố về kiến trúc, nhằm khắc phục các khuyết điểm trong kiến trúc,

14


các yếu tố ảnh hưởng từ môi trường, vận dụng khéo léo luật phong thủy để bố trí
nội thất hợp lý về bố cục không gian, nguyên tắc thẩm mỹ, tạo cảm giác thuận
tiện, thoải mái cho người sử dụng.
Trang sức kiến trúc không gian nội thất phải xem xét rất nhiều yếu tố về
tính chất khơng gian, đồ gia dụng cần thiết trong phòng như: cửa, sàn nhà, màu
sắc, thu âm, thơng gió, ...
2.2.1 Mặt bằng:
Theo luật phong thủy [6], các phịng trong nhà nên có hình thức vng
vắn mang ý nghĩa “cát lợi”, tốt nhất là hình vng hoặc hình chữ nhật, tạo sự
ln chuyển tốt của khơng khí và ánh sáng.Nếu căn phịng khơng được vng
vắn, gia đình bạn có thể bố trí tủ kệ hoặc đặt một chậu cây để che góc xấu,
giúp khơng khí khơng bị dồn nén vào một chỗ.
Nhà có hai phịng khách, thì diện tích hai phịng khơng được tương
đương, phải một lớn, một nhỏ. Phòng khách lớn ở đằng trước, phòng khách nhỏ
ở phía sau. Kị trước nhỏ sau lớn.
- Phịng khách và gian bếp khơng nên q gần.
- Khi phịng khách quá rộng, kị có gian gác xép ở bên cạnh. Khơng nên bố

trí phịng ngủ phía sau phịng khách.
2.2.2 Mơi trƣờng nội thất
Ánh sáng và màu sắc trang trí tường có vai trị quan trọng đối với vẻ
đẹp căn phòng, đồng thời ảnh hưởng lớn đến phong thủy của phịng khách
nói riêng và tồn bộ ngơi nhà nói chung. Khi sơn tường, bạn nên chọn màu
tươi tắn, sáng sủa như xanh, vàng nhạt, trắng, kem, hồng phấn… không nên
chọn sắc sơn u tối như xám, đen, tím thẫm… Những sắc màu này khiến căn
phòng mang đến cảm giác u ám, xám xịt.
Ngoài màu sơn, ánh sáng cũng là yếu tố mà các gia đình nên lưu ý.
Phịng khách là nơi mà gia đình và khách tới chơi thường xuyên gặp gỡ và trò
15


chuyện, do đó khơng gian này ln phải đảm bảo sự sạch sẽ, sáng sủa. Khi
thiết kế, gia chủ có thể để cửa chính và cửa sổ rộng để hứng”ánh sáng. Nếu
phịng khách thiếu sáng, bạn có thể sử dụng đèn chiếu, đèn âm trần, đèn trang
trí, đèn chiếu sáng tồn bộ phịng và chiếu sáng từng khu vực.
- Phịng khách nhìn phải xun suốt, tầm nhìn khơng bị che chắn.
- Cần có lượng ánh sáng phù hợp cho căn phịng, mơi trường nhiệt ẩm cũng
cần được đảm bảo.
2.2.3 Bố trí nội thất
Trong q trình khảo sát mặt bằng, càn phân tích và đưa ra các phương án
thiết kế, bố trí đồ đạc dựa trên các nguyên tắc thiết kế mỹ thuật, đảm bảo tính
cơng năng, tiện lợi của đồ gia dụng. Song cần chú ý một số nguyên tắc sau:
Khi bố trí đồ đạc trong phịng khách, ghế ngồi hay sofa nên kê theo
hình dáng tương ứng của căn phòng như sofa dạng chữ L, ghế đặt kiểu đối
diện… Tuy nhiên, gia chủ không nên đặt ghế khiến người ngồi quay lưng lại
phía cửa ra vào vì kiểu sắp xếp này sẽ che mất tầm nhìn, khiến chủ nhà
khơng thể bao quát được nếu có khách tới chơi. Đồng thời, điều này cịn có
thể khiến mọi người có tâm trạng bất an. Không nên kê bàn ghế dưới xà hoặc

dầm nhà vì nó có thể làm người ngồi dưới có cảm giác bị áp lực như vật thể
đè nặng lên mình.
Ngồi ra, bàn ghế trong phịng khách cũng kỵ đặt ở vị trí đối diện cửa
ra vào, vừa chiếm diện tích căn phịng, vừa ngăn chăn giao thơng trong nhà,
ngăn cản luồng khí luân chuyển. Trong kiến trúc hiện đại, nhiều gia đình
trang trí tường bằng cách treo tranh ảnh trang trí tường phịng khách. Tuy
nhiên, khơng nên treo kiếm, đao, các bức tranh thú vật hay quá nhiều gương.
2.2.3.1 Cửa
Khi thiết kế cửa nội thất, cần xem xét đặc điểm của cửa và tập quán sử dụng
của người, và khơng gian cửa chiếm giữ . Kích thước cửa phụ thuộc vào chiều
16


cao trần, kích thước và diện tích phịng ( theo thiết kế kiến trúc là chủ yếu).
Chiều rộng có thể thay đổi nhiều, nhưng chiều cao cửa tại mỗi phòng thường
bằng nhau. Tùy đặc điểm từng không gian nội thất mà có phương án thiết kế,
lựa chọn các lọa cửa phù hợp.Đối với cửa thuỷ tinh: kính trong, rất dễ làm cho
cảm giác của con người phát sinh sai lầm, khơng phán đốn chính xác khoảng
cách, vì thế nên dán một số tiêu chí bằng keo khơng khơ lên cửa kính, làm cho
người ta có thể phán đốn chính xác khoảng cách phía trước của cửa kính, đề
phịng sự cố va đập. Cửa gỗ hiện được ứng dụng bởi nhiều tính năng cách âm,
cách nhiệt, khơng gian kín đáo, ấm cúng và sang trọng hơn. Chú ý trong cùng
một căn phịng nếu có cửa hai cánh, kị mở sang hai bên, tốt nhất là mở về cùng
một bên, không nên dùng hai khố trên một cửa.
- Cửa sổ trong phịng nhất thiết phải cao hơn cửa đi, các cửa trong một phịng
nên có độ cao bằng nhau. Hướng mở cửa của phòng tối kị ngược với hướng mở
cửa phòng vệ sinh. Nhà ở trong phạm vi 100 m2 tốt nhất khơng nên dùng kiểu
cửa vịm.
- Cửa phịng khách kị đối diện với cửa phòng khác. Cổng ở bên trái, cửa vào
nội thất kị mở sang bên phải.

2.2.3.2

Sàn nhà
Chủng loại chất liệu sàn nhà rất nhiều, có thể chia thành chất liệu sinh

vật, chất liệu tự nhiên và chất liệu nhân tạo. Chất liệu sinh vật có ván sàn gỗ
và thảm len, ... chất liệu tự nhiên có đá, gạch, xi măng, ... chất liệu nhân tạo
có da, thảm sợi nhân tạo, .... Các chât liệu này cần căn cứ vào mục tiêu sử
dụng khác nhau của căn phòng để lựa chọn. Chất liệu là lựa chọn đầu tiên của
sàn nhà nội thất, ván sàn gỗ tự nhiên có thể là chất liệu sàn nhà lý tưởng để
trang sức: vân thớ gỗ đẹp tự nhiên, có hiệu ứng sinh lý và tâm lý thoải mái
hơn cho con người: cảm giác bước đi vững vàng, bề mặt gỗ chân thật, khơng
trơn bóng tránh sự trươn trượt, vấp ngã... Đồng thời hiệu quả thu chấn, thu
ẩm của gỗ đều tốt, mà cịn có tính năng hút ẩm, truyền nhiệt rất tốt. Nhưng
17


giá thành tương đối cao, tính chịu nước, chịu nhiệt của gỗ kém, khơng phù
hợp ở phịng vệ sinh, nhà bếp,... Các loại ván sàn công nghiệp hay các loại
gạch ốp có giá thành thấp hơn, phong phú về chủng loại, màu sắc, kích
thước… đem lại nhiều sự lựa chọn hơn cho người sử dụng. Khi đi lại trên các
chất liệu cứng như đá hoa cương, gạch men, gỗ cứng, ... thường có cảm giác
khơng dễ chịu. Nhưng tính chịu lực, chịu va đập và mài mòn của chúng cao
hơn ván sàn gỗ tự nhiên.
- Nền nhà phải bằng phẳng, chống trơn trượt
- Trần nhà không nên dùng tranh ảnh, hoạ đồ hay trang trí q cầu kỳ vì trần
khơng quá cao để tạo không gian thoải mái. Màu sắc phải nhạt hơn tường xung
quanh.
- Tường khơng nên có kết cấu quá phức tạp, trừ trường hợp là tường trang trí.
Màu sắc tường đậm hơn màu trần, nhạt màu hơn màu sàn.

- Phịng khách khơng dùng các vật phản quang.
- Phịng khách đại kị có cầu thang cuốn.
- Nên dùng các loại đèn khơng phải hình ống, nhất là khơng dùng đèn
“tp”. Trần phịng khách có thể trang trí bằng các vật lồi lõm.
- Thảm chùi chân phải đặt bên ngồi cửa. Dọc hai bên lối đi vào nhà khơng
nên bày các chậu cây cảnh cao, to khiến người ta có cảm giác bị trấn áp, thiếu
thoải mái. Khơng nên có bình phong che chắn lối đi vào cửa chính.
Xuất phát từ quan điểm công thái học [2] ta cần chú ý đến thiết kế bàn ghế,
salon và các đồ gia dụng nhằm đạt đúng chuẩn mực tạo cảm giác thoải mái, dễ
chịu. Khơng nên kê, trang trí q nhiều đồ dùng trong phịng khách để tạo cảm
giác thống đãng, ngăn nắp.
2.3. CÔNG THÁI HỌC VÀ MỘT SỐ NGUYÊN TẮC PHONG THỦY
TRONG THIẾT KẾ NỘ THẤT PHÒNG KHÁCH

18


2.3.1. Cơng thái học trong thiết kế nột thất phịng khách
2.3.1.1 Tìm hiểu chung về Cơng thái học
Ở Việt Nam, Công thái học( Ergonomics) tên theo các lĩnh vực chuyên
môn là “Nhân thể cơng trình học”. “Nhân thể cơng trình học” là môn khoa học
nghiên cứu yếu tố giải phẫu học, sinh lý học, tâm lý học,... của con người,
nghiên cứu tác dụng tương hỗ của các bộ phận tổ chức trong hệ thống (hiệu suất,
sức khoẻ, an toàn, dễ chịu...), nghiên cứu mơi trường trong cơng việc và gia
đình, trong nghỉ ngơi, như: làm thế nào để thực hiện vấn đề tối ưu hố giữa
người - vật - mơi trường, làm tăng tính phù hợp với đặc tính sinh lý học, tâm lý
học và giải phẫu học, từ đó cải thiện môi trường làm việc và nghỉ ngơi, nâng cao
tính dễ chịu và hiệu quả.
Quan hệ giữa kiến trúc nội thất, đồ mộc với con người rất mật thiết, hợp
lý hay không giữa chúng trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe an toàn con người,

ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Thiết kế nội thất và đồ mộc ở nước ta hiện
nay là một chuyên môn sôi động, nhưng nghiên cứu và ứng dụng của
Ergonomics chưa phát triển xứng với tiềm năng. Tuy có một số trường đại học
và đơn vị nghiên cứu theo đuổi nghiên cứu mặt này, nhưng cũng chỉ là bước
đầu, chỉ nắm vững đặc tính của người, và mối quan hệ giữa người và môi
trường, mới có thể thiết kế khơng gian nội thất, mơi trường và đồ mộc thích hợp
với đặc điểm sinh lý và tâm lý của con người.
2.3.1.2. Nguyên tắc vận dụng số liệu cơ thể ngƣời.
Vận dụng chính xác số liệu cơ thể người [2] là mấu chốt liên quan đến
tính hợp lý của thiết kế. Khi vận dụng các số liệu cơ thể người, phải tuân theo
các nguyên tắc sau đây:
- Xác định kích thước quan trọng nhất trong thiết kế.
- Xác định quần thể người sử dụng, từ đó xác định kích thước thiết kế phự
hợp nhất.
19


- Chuẩn tắc vận dụng số liệu cơ thể người: chuẩn tắc lớn nhất, nhỏ nhất;
chuẩn tắc có thể điều chỉnh; chuẩn tắc trung bình.
Kích thước cơ thể người thay đổi theo tuổi tác, vì thế phải sử dụng số liệu
cơ thể người mới nhất, đồng thời phải xem xét đến tính địa phương, phạm vi
hoạt động của cơ thể người.
Con người có rất nhiều tính bản năng thích ứng mơi trường, chúng hình
thành do tác dụng qua lại giữa mơi trường và con người, gọi là tập tính hành vi
của người. Khi thiết kế ta cần chú ý để có thể tận dụng, kết hợp hài hịa tạo
khơng gian nội thất sinh động, dễ chịu và thoải mái nhất cho người sử dụng.
- Tập tính nhận biết đường đi, đi tắt đường gần.
Sau khi vào một nơi nào đó, sẽ tìm đường cũ trở về, tập tính này gọi là tính
nhận biết đường đi. Để đạt đến mục đích dự định, người ta ln có xu hướng
chọn con đường ngắn nhất, ,vì thế khi thiết kế kiến trúc, đường giao thông, nội

thất cần phải xem xét để tạo lối đi hợp lý, tiện lợi nhất, có chỉ dẫn vị trí, phương
hướng rõ ràng.
- Tập tính đi bên trái, rẽ trái
Khi mật độ đi lại trong nội thất quá đông ta thường vô ý chọn lối đi bên
trái, rẽ trái. Tập tính này có ý nghĩa chỉ đạo quan trọng trong thiết kế kiến trúc,
lối đi trong nội thất, đường thoát nạn, thứ tự xếp đặt trưng bày đối với các nhà
thiết kế cơng trình mang tính tập thể, quần chúng như triển lãm, showroom,
công viên…
- Hiệu ứng tụ tập.
Nghiên cứu khoa học [2] cho rằng, khi mật độ người tăng thì tốc độ bộ
hành giảm, con người có xu hướng tụ tập thành đám đông, hiện tượng này gọi là
hiệu ứng tụ tập. Khi thiết kế lối đi trong nội thất, cần chú ý đến mật độ người,
không gian lối đi thiết kế hợp lý, tránh phát sinh hiện tượng ngưng lại. Trong

20


quá trình thiết kế cần đưa ra các yêu cầu, phân tích tác động của từng yếu tố đối
với con người, với môi trường sống
2.3.2 Nguyên tắc phong thủy trong thiết kế phòng khách biệt thự
Phong thủy là nghệ thuật bày trí mọi vật từ việc chọn hướng dịng khí đến
những chi tiết nhỏ trong phòng. Phong thủy giúp con người sử dụng các lực tự
nhiên của trái đất và cân bằng âm dương để có được sinh khí, mang lại sức khỏe
và sinh lực. Thông thường phong thủy tốt đạt được nhờ sự kết hợp giữa nhận
thức chung về khiếu thẩm mỹ trong quan niệm về không gian, bố trí đồ đạc và
sử dụng hiệu quả các cơng trình xây dựng. Điều kiện sống tối ưu góp phần nâng
cao sức khỏe, từ đó thường mang đến thành cơng và sung túc.
Để thấy được hiệu quả của việc ứng dụng thuật phong thủy trong thiết kế
nội thất biệt thự, ta phải tìm được mối liên hệ giữa các yếu tố, xác định các tiêu
chí, nguyên tắc, quy ước dựa trên thực tại khách quan. Theo nguyên lý ngũ hành,

môi trường gồm 5 yếu tố: Kim (kim loại), Mộc (cây cỏ), Thủy (nước), Hỏa (lửa), Thổ
(đất) và mỗi yếu tố đều có những đặc trưng rất khác biệt.
Tính tương sinh của ngũ hành: Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh
Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc. Tính tương khắc của ngũ hành: Kim
khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim.
Khi ứng dụng thuật phong thủy trong thiết kế, ta cần tăng cường và phát huy
tính tương sinh để con người có thể khỏe mạnh, bình an; gia đình hạnh phúc, an
khang thịnh vượng. Cần tránh các yếu tố tương khắc, hay hiểu về chúng để có
thể bố trí nội thất hiệu quả nhất.
Ở Việt Nam, phong thủy vẫn luôn được coi là lĩnh vực nhạy cảm, liên
quan đến nhiều vấn đề trong cuộc sống. Gần đây phong thủy được nhắc đến
nhiều hơn, phải chăng nó đã được thừa nhận là cần thiết, có giá trị sử dụng và
đặc biệt là nhu cầu hiểu biết, ứng dụng thuật phong thủy trong đời sống. Phong
thủy được xem là việc hấp thụ dịng khí lưu thơng, phịng khách đặt ở trước nhà

21


là nơi tiếp nhận dịng khí, dịng năng lượng đầu tiên. Do đó việc thiết kế nội thất
trong phịng khách đặc biệt quan trọng và ngày càng được quan tâm.
Theo phong thủy [6], ngoài việc tuân thủ nguyên tắc bài trí nhà ở, cần chú
ý cảnh quan xung quanh. Biệt thự được xây dựng ở vị trí trung tâm; chiều dài,
chiều rộng, diện tích nên vng vắn để tạo sự cân bằng trong đời sống, thành
công trong sự nghiệp, đời sống hưng thịnh. Trên mơ hình bản vẽ mặt bằng, biệt
thự được xây theo hướng dài Nam Bắc, hẹp theo hướng Đông Tây là cát. Tiếp
giáp 3 mặt tiền giúp thuận lợi cho giao thông, tạo nét đẹp riêng về thẩm mỹ. Đặc
biệt khi thiết kế nội thất cần chú ý một số đặc điểm phong thủy sau:
- Bố trí trần :
Đối với khơng gian phịng rộng bố trí trần giả là một trong các xu thế
hiện nay, nó thể hiện hoa văn công phu, dễ dàng khi thi công và có nhiều kiểu

dáng, màu sắc tăng tính lựa chọn, mang đậm phong cách riêng cho người sử
dụng. Thiết kế trần thạch cao với mảng giữa cao hơn khung viền xung quanh,
thuận lợi cho việc bố trí đèn trùm sang trọng làm điểm nhấn, kết hợp với các
loại đèn âm trần tạo nhip điệu ánh sáng.
Theo phong thủy, việc bố trí trần này thuộc kiểu trần “thiên trì” – ao trên
trời, kết hợp với chùm đèn thủy tinh, pha lê có màu vàng có tác dụng “ rồng
điểm nhãn” cho vận khí ngơi nhà rất tốt, gia chủ có sức khỏe, làm ăn thịnh
vượng.
- Bố trí, vật liệu nội thất:
Đồ đạc cần bố trí tạo sự di chuyển hợp lí. Cần thể hiện được tính chào
đón, mếm khách của gia chủ. Hướng bố trí phải tương sinh theo mệnh của gia
chủ thì cát, nên bố trí theo hướng Tây thì tốt vì kim sinh thủy. Vật dụng làm
bằng kim loại, thuộc hành kim được bố trí theo hướng tây( thuộc hành kim) sẽ
phát huy tối đa sức mạnh, kim sinh thủy.
- Cầu thang:
22


Cầu thang đóng vai trị như xương sống trên cơ thể, dẫn luồng khí qua cầu
thang lên các phịng mang lại khơng khí trong lành cho tồn ngơi nhà. Cầu thang
cần tạo tư thế khỏe mạnh, duyên dáng, đảm bảo giao thơng theo chiều đứng nên
bố trí cầu thang ở vị trí trung tâm ngơi nhà là tốt nhất, đảm bảo tính tiện ích và
thuận lợi cho việc đi lại.
Theo phong thủy [6], cầu thang là điểm khởi đầu dẫn luồng khí tốt đến
khắp các khơng gian, bậc đầu của cầu thang nên đặt ở vị trí thơng thống, hướng
tốt nhất đối với gia chủ. Tuyệt đối không đặt cầu thang ở giữa nhà (trung cung)
thuộc hành thổ, cầu thang thuộc mộc khắc, gây tai họa cho chủ nhà. Khu vực
cầu thang cần nhiều ánh sáng chiếu vào, thu hút sự tươi mới mang năng lượng
tốt lên cầu thang. Bậc cầu thang được bao kín, liền nhau khơng có lỗ hổng giữa
các bậc, theo phong thủy thì điều này sẽ giúp tài chính của gia chủ khơng bị thất

thóat, đồng thời thu hút nhiều năng lượng tốt vào nhà. Dưới cầu thang nên để
trống, tránh tận dụng hết khoảng không gian này để đồ đac như nhà kho.
- Cửa chính
Đối với cửa phòng khách, xu thế ngồi đối diện với cửa ra vào và nhìn
thẳng ra cửa sổ được ứng dụng rộng rãi. Họ cho rằng khi ngồi cần quan sát được
ai đó sắp bước vào nhà, đồng thời cảm nhận được không gian ngoại thất sân
vườn tạo cảm giác tâm lý thư thái, thoải mái và gần gũi với thiên nhiên.
Các nghiên cứu thực nghiệm [2] vị trí cửa và bố trí nội thất có mối quan
hệ tương quan về tâm lý. Người có tập quán ngồi làm việc quay lưng về phía
cửa nhiều hơn 3 lần so với người làm việc quay mặt về phía cửa. Họ cảm thấy
quay lưng về phía cửa có cảm giác an tồn, nhẹ nhàng, khơng bị làm nhiễu, bí
mật riêng tư mạnh.
- Cửa sổ
Cửa sổ phịng hướng về phía nam thì nhận được ánh sáng quanh năm. Cửa sổ
hướng về phía đơng và phía tây chỉ nhận được ánh sáng có nửa ngày, cửa mở

23


hướng bắc không thu được chiếu sáng trực tiếp cũng như ánh sáng khuếch tán.
Muốn cảm nhận được màu sắc trong phịng tốt thì cửa sổ phải đón được tia sáng
mặt trời qua cửa sổ, tốt nhất là hướng nam, nên sơn phịng màu lạnh. Ngược lại,
phía bắc sơn màu ấm, phía đơng và tây sơn phịng màu trung tính.
2.4 XU THỂ THIẾT KẾ PHÒNG KHÁCH HIỆN ĐẠI
Biệt thự là loại hình nhà ở được thiết kế và xây dựng trên một khơng gian
hồn thiện và biệt lập tương đối với khơng gian xây dựng chung. Đây là một
cơng trình nhà ở có diện tích lớn, có khn viên bao quanh ngơi nhà, rộng rãi
và thống mát, thường có hàng rào chắn. Biêt thự phải là sự kết hợp hài hoà giữa
kiến trúc và cảnh quan xung quanh, kiến trúc phải đảm bảo cơng năng, hình khối
phải đạt tỷ lệ phù hợp. Tạo ra một không gian sống tiện nghi và thoải mái, yên

tĩnh không ồn ào với yếu tố đẹp và sang trọng.
Do diện tích đất dành cho các cơng trình xây dựng ngày càng bị han chế
so với trước kia, nên xu thế thiết kế hiện nay mang tính quy hoạch hơn. Các loại
biệt thự ở nước ta hiện nay rất đa dạng và phong phú, tuy nhiên chúng được biểu
hiện ở các hình thái cơ bản đó là Biệt thự phong cách kiến trúc Pháp, biệt thự
kiểu hiện đại và biệt thự cổ điển cách tân.
2.4.1 Phòng khách biệt thự phong cách Phƣơng Tây.
Phong cách kiến trúc Phương Tây được du nhập vào nước ta từ các thời
kỳ thuộc địa, khi đó cơ sở hạ tầng được xây dựng để phục vụ chính quyền, hình
thành kiểu kiến trúc nhiệt đới hóa và sau này đã trở thành một trường phái kiến
trúc riêng, kiến trúc Đông Dương mang dấu ấn đến nay.
Phong cách biệt thự Phương Tây rất đa dạng như kiến trúc kiểu Pháp,
phong cách Tây Ban Nha... đặc trưng bởi các cơng trình quan trọng như: phủ
tồn quyền Đơng Dương, Tịa án tối cao, Dinh Thống sứ, Nhà thờ Lớn,… Kiến
trúc mang đặc trưng của phong cách Roman, Gothique: bề mặt thơ ráp, ít yếu tố
trang trí, kiến trúc nặng nề sử dụng nhiều cột trụ, mái vịm nơi, vịm bán cầu.

24


×