Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Thiết kế trang trí nội thất quán bar sàn nhảy theo phong cách hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (782.27 KB, 49 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Từ đầu thế kỷ XX đến nay nhiều xu hướng nội thất đã xuất hiện
tạo nên một bề dầy lịch sử. Tiếp nối những thay đổi của cuộc sống thăng
hoa theo sự phát triển của của thời đại đã tạo nên một ngành trang trí nội
thất, bắt kịp những xu hướng về hình, về khối, tạo nên cái đẹp trong
khơng gian nội thất. Trang trí nội thất là một ngành Công Nghiệp được
kết hợp của nhiều ngành nghề khác nhau từ Kỹ thuật đến Mỹ thuật cũng
như vai trị tổ chức mơi trường của kỹ sư thiết kế nội thất và là đặc trưng
của ngành này. Kỹ sư thiết kế nội thất phải hiểu cặn kẽ mối liên quan giữa
kiến trúc và nội thất, nắm được những yếu tố kỹ thuật, đồng thời phải có
một vốn kiến thức cơ bản, một cái nhìn thẩm mỹ một quan điểm đúng đắn
về nghệ thuật.
Cuộc sống chúng ta chủ yếu diễn ra ở bên trong những không gian
nội thất do các cấu trúc và mái che của các cơng trình tạo nên. Những
khơng gian này chuẩn bị đầy đủ những gì chúng ta có thể sáng tạo ra và
làm cho kiến trúc hàm chứa chúng có hình thức sinh động. Vì thế đối với
những kỹ sư thiết kế nội thất thì không gian là số một trong ý tưởng của
người thiết kế và là yếu tố cơ bản trong thiết kế nội thất. Trong khơng
gian, chúng ta khơng chỉ có cảm xúc mà cịn phân biệt hình khối, nghe
tiếng động, cảm thấy dễ chịu với luồng gió nhẹ và ánh nắng ấm áp của
mặt trời, hương thơm của hoa. Không gian là sự thừa hưởng thuộc tính
giác quan và đặc thù thẩm mĩ của những yếu tố trong phạm vi lĩnh vực
của chúng.
Trên cơ sở đó khơng ngừng thoả mãn nhu cầu được hưởng thụ các
giá trị văn hoá tinh thần, phát triển trí tuệ vươn tới những sáng tạo mới.
Trong xu thế đơ thị hố phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam, các thành phố
lớn ngày càng xuất hiện những địa điểm vui chơi giải trí. Đồng thời xã hội
đã xuất hiện nhiều tầng lớp cư dân đơ thị có điều kiện hưởng thụ khác
nhau về những địa điểm vui chơi giải trí cao hơn, có cá tính hơn. Những
1



địa điểm vui chơi với lối kiến trúc và nội thất rập khn khơ cứng đã
khơng cịn thích hợp .
Từ tình hình đó, nhiều qn bar - sàn nhảy mọc lên với nhiều dáng
vẻ khác nhau nhưng chủ yếu với các phong cách khác nhau, còn phần nội
thất tuỳ người sở hữu đầu tư theo khả năng và sở thích.

2


CHƢƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG.
1. Lý do chọn đề tài.
Bar-sàn nhảy luôn là một trong những đề tài được bàn luận rất
nhiều trong cuộc sống, nó là mối quan tâm hàng đầu của mọi tầng lớp
người dân trong xã hội. Thiết kế và xây dựng như thế nào để đáp ứng
được nhu cầu của cuộc sống vật chất và tinh thần. Tính năng sử dụng phù
hợp với con người cũng như thời tiết khí hậu của nước ta, đây là một bài
tốn khó đối với người kỹ sư thiết kế.
Cuộc sống chúng ta chủ yếu diễn ra ở bên trong những không gian
nội thất do các cấu trúc và mái che của các cơng trình tạo nên. Những
khơng gian này chuẩn bị đầy đủ những gì chúng ta có thể sáng tạo ra và
làm cho kiến trúc hàm chứa chúng có hình thức sinh động. Vì thế đối với
những kỹ sư thiết kế nội thất thì khơng gian là số một trong ý tưởng của
người thiết kế và là yếu tố cơ bản trong thiết kế nội thất.
Trong quá trình học tập tại trường Đại học Lâm Nghiệp với chuyên
ngành đã chọn, em đã được tiếp xúc và nghiên cứu nhiều tài liệu liên quan
đến trang trí nội thất. Từ những đồ án nhỏ nhất đến những đồ án mang tính
quy mơ lớn như các cơng trình khách sạn, triển lãm, nhà văn hoá, bảo tàng ...
Mỗi đồ án đều có các nét riêng biệt mà em cần phải cố gắng tận dụng để khai
thác nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Tuy có các nét riêng nhưng trong tồn bộ

q trình thực hiện các đồ án đều có chung một mục đích là tổ chức và giải
quyết khơng gian - hay nói cách khác là kiến tạo khơng gian - một đặc thù của
trang trí nội thất. Em nhận thấy mảng đề tài cơng trình cơng cộng ln có sức
thuyết phục với riêng em về mặt chủ quan và khách quan. Với đề tài này em
có thể đi sâu vào nghiên cứu và có điều kiện để tham khảo một cách dễ dàng
hơn. Bar - sàn nhảy đang từng bước đứng trước nhu cầu phải sắp xếp không
gian và trang trí nội thất nhằm hội đủ các cơng năng để thoả mãn nhu cầu
hưởng thụ ngày càng cao của con người đối với văn hoá tinh thần. Trên cơ sở
3


đó khơng ngừng thoả mãn nhu cầu được hưởng thụ các giá trị văn hố tinh
thần, phát triển trí tuệ vươn tới những sáng tạo mới.
Là sinh viên ngành Thiết kế sản phẩm mộc và trang trí nội thất trường
Đại học Lâm nghiệp, đựơc sự giúp đỡ của các thầy trong khoa chế biến lâm
sản, và những kiến thức học trong nhà trường, các kiến thức thu được trong
thực tế về nhu cầu vui chơi giải trí, em đã chọn cho mình đề tài “Thiết kế
trang trí nội thất qn Bar - sàn nhảy theo phong cách hiện đại” nhằm tạo
cho mình một hướng đi mới và nâng cao thêm kiến thức để phù hợp với sự
chuyển biến không ngừng trong các không gian nội thất trong tương lai. Đáp
ứng đầy đủ chức năng sử dụng, phù hợp với khả năng kinh tế, đạt được độ
bền vững có hiệu quả thẩm mỹ và có nét riêng. Từ đó tạo ra đồ vật có tính
phù hợp phục vụ nhu cầu sử dụng của con người thời đại mới.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở tổ chức khơng gian Bar - sàn nhảy, mục đích nghiên cứu
nhằm tiếp cận vấn đề về cái đẹp, cái mới và tính khoa học trong trang trí
nội thất giúp ta hình thành ý tưởng ban đầu từ phác thảo cho tới hồn
thiện khơng gian mang tính thực tiễn.
2.2. Mục tiêu cụ thể.

- Tìm hiểu cụ thể về nội thất các quán Bar-sàn nhảy .
- Tổng hợp, phân tích và lựa chọn nội thất quán Bar- sàn nhảy.
- Thiết kế nội thất quán Bar- sàn nhảy.
- Thiết kế bóc tách một số đồ đạc sử dụng trong nội thất quán .
3. Nội dung nghiên cứu
Khoá luận tập trung giải quyết các nội dung cơ bản sau:
- Nghiên cứu các nguyên tắc, cơ sở lý luận về thiết kế nội thất.
- Tìm hiểu, khảo sát các phong cách và xu huớng thiết kế quán bar - sàn nhảy
ở nước ta hiện nay.

4


- Phân tích tổng hợp và rút ra ý tưởng thiết kế nội thất quán bar - sàn nhảy và
thể hiện ý tưởng đó trên bản vẽ thiết kế.
- Thiết kế sản phẩm tiêu biểu, quy hoạch tổ chức không gian, đáp ứng yêu cầu
cần thiết về ánh sáng, màu sắc, chất liệu sao cho khơng gian hài hịa, tính
năng hợp lý.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.
- Các vấn đề tìm hiểu về khơng gian kiến trúc thơng qua hệ thống bản vẽ
thiết kế của kiến trúc sư
- Nguồn thông tin thu thập thông qua thực tế, trên mạng internet, và các tài
liệu của kiến trúc sư khi thiết kế cơng trình.
- Thiết kế thi cơng một số hạng mục tiêu biểu.
- Đề tài chỉ dừng lại ở mức độ khóa luận tốt nghiệp khơng đi sâu vào thi
công cụ thể .
5. Phƣơng pháp thực hiện
- Phương pháp kế thừa.
Phương pháp này tổng hợp các tư liệu nghiên cứu về các nguyên tắc
thiết kế nội thất, nghiên cứu qua tư liệu có sẵn, tìm hiểu về trang trí nội thất

quán Bar - sàn nhảy (tài liệu trong các trang web, sách, báo, đài, ti vi…)
- Phương pháp tư duy lơgíc.
Bằng việc tìm hiểu, phân tích, đánh giá và từ đó đưa ra các phương án bố
trí khơng gian nội thất cho quán Bar - sàn nhảy trình tự các bước sau:
+) Thu thập thông tin.
Xác định đối tượng (ăn, ở nghề nghiệp, quốc tịch, quan niệm và tâm
lý đối tượng) và hoạt động thường diễn ra của đối tượng.
Xác định các không gian trong quán Bar- sàn nhảy có chức năng gì?
u cầu của đối tượng với những khơng gian đó? Sau đó nghiên cứu phân tích
tổ chức hợp lý các không gian trong bar - sàn nhảy.
+) Xây dựng và lựa chọn phương án thiết kế

5


Thiết kế, quy hoạch tổ chức không gian, đáp ứng yêu cầu cần thiết về
ánh sáng, màu sắc, chất liệu sao cho khơng gian hài hịa, tính năng hợp lý,
khang trang và phù hợp với tính cách của chủ nhân và sau đó lặp đi lặp lại 3
cơng đoạn: Phân tích – Tổng hợp - Đánh giá cho đến khi tìm ra được kết quả
như mong muốn.
+) Trình bày bản vẽ và thuyết minh của bản vẽ
Khi đã có phương án thiết kế thì đến phần tiến hành trình bày bản vẽ
và thuyết minh, bản vẽ phải có tất cả các chi tiết trung thực nhất, và có thể thi
cơng được.
- Phương pháp phân tích
Tìm hiểu và khảo sát phong cách, tính thẩm mỹ, tính cơng năng trong
trang trí nội thất các quán Bar - sàn nhảy. Việc phân tích phải được thông qua
cơ sở thực tiễn, cơ sở lý luận khoa học.
- Phương pháp thiết kế mô phỏng.
Dựa trên sự phân tích, cách biểu diễn bản vẽ trong kỹ thuật, sự sáng tạo

dựa trên tìm hiểu thực tiễn và những phần mềm đồ họa như: autocad, 3d max,
photoshop,… thiết kế mô phỏng nội thất quán Bar - sàn nhảy.
- Phương pháp nhân trắc học và tư duy lơgíc.
Dựa vào kích thước cơ thể người, mối quan hệ giữa kích thước cơ thể
người với các sản phẩm mộc để từ đó lựa chọn kích thước phù hợp cho bản vẽ
thiết kế, đảm bảo công năng, thẩm mỹ của sản phẩm.
6. Dự kiến kết quả đạt đƣợc.
- Tìm hiểu được các yếu tố cơ bản về thiết kế trang trí nội thất quán bar - sàn
nhảy.
- Phân tích được các bộ phận cấu thành thiết kế nội thất.
- Cách sử dụng hợp lý màu sắc cho ánh sáng nội thất quán Bar - sàn nhảy.
- Nghiên cứu hệ thống tiêu âm, cách âm,…

6


CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.
2.1. Các nguyên lý thiết kế nội thất.
Khi đã hình thành đầy đủ cơ sở thiết kế thì các nhà thiết kế sẽ bắt tay
vào cơng việc của mình. Trong q trình thiết kế các nhà thiết kế ln lấy các
điều sau làm kim chỉ nam để có thể tạo ra khơng gian nội thất hồn hảo nhất
có thể.
a) Luật cân bằng.
Sự cân bằng phù hợp của các yếu tố là sự cần thiết đối với một mẫu
thiết kế. Khi tuân theo sự cân bằng ta có thể cảm nhận được trọng lượng đồng
đều nhau của hình ảnh trong khơng gian nội thất. Luật cân bằng có ba phong
cách cân bằng đó là cân bằng đối xứng, cân bằng bất đối xứng và cân bằng
xuyên tâm đối xứng.
Cân bằng đối xứng biểu thị tất cả các yếu tố như chiều cao, chiều rộng,
chiều dày… được sắp đặt một cách đối xứng. Cân bằng đối xứng thường thấy

ở các nội thất truyền thống, cân bằng đối xứng được đặc trưng bởi các đối
tượng lặp đi lặp lại trong cùng một vị trí ở hai bên của một trục. Cân bằng đối
xứng được chia ra làm nhiều loại như cân bằng đảo ngược, cân bằng hai trục,

Cân bằng bất đối xứng đạt được khi khơng có sự đối xứng. Khi tất cả
các yếu tố được xếp đặt khơng có sự đối xứng với nhau , cân bằng bất đối
xứng được thiết lập. Luật cân bằng được áp dụng trong rất nhiều thiết kế mà
tiêu biểu là thiết kế logo.
Cân bằng xuyên tâm đối xứng là khi tất cả các yếu tố của thiết kế được
dàn trận xung quanh một điểm trung tâm. Một cầu thang xoắn ốc cũng là một
ví dụ tuyệt vời cho sự cân bằng xuyên tâm đối xứng. Mặc dù khơng thường
xun sử dụng trong nội thất, nó có thể cung cấp một ví dụ thú vị nếu được sử
dụng thích hợp.

7


b) Luật nhịp điệu.
Trong thiết kế nội thất việc sử dụng các cơ chế: sự lặp lại, chuyển đổi,
liên tục và ngược lại,… sẽ có thể truyền đạt sự chuyển động trong không gian
của bạn tới người khác. Người nghệ sĩ, thơng thường sủ dụng tất cả các hình
thức của nhịp điệu trong một bố cục. Họ phát triển thành một sự liên kết của
nhịp điệu trong xây dựng, vẽ, các sản phẩm thủ công một cách nhuần nhuyễn
và khéo léo. Nhịp điệu có thể tạo nên bằng 3 cách đó là: sự lặp lại, dùng chuỗi
và dùng sự liên tục.
Sự lặp lại là việc sử dụng cùng một yếu tố nhiều hơn một lần trong suốt
một không gian. Bạn có thể lặp lại một mơ hình, màu sắc, bố cục, đường
thẳng, hoặc yếu tố nào khác, hoặc yếu tố thậm chí nhiều hơn một.
Dùng chuỗi là thực hiện một yếu tố và tăng, giảm một hoặc một số
phẩm chất của nó. Việc thực hiện rõ ràng nhất của điều này sẽ là phân cấp

theo kích cỡ. Một nhóm các kích cỡ khác nhau trên một yếu tố, đơn giản tạo
ra quan tâm vì sự tiến triển tự nhiên được hiển thị. Bạn cũng có thể đạt được
sự tiến triển qua màu sắc, chẳng hạn như trong một bảng màu đơn sắc mà mỗi
phần tử là một màu hơi khác nhau của cùng một màu.
Sụ liên tục là một chút khó khăn hơn để xác định. Khơng giống như sự
lặp lại hay tiến triển, q trình chuyển đổi có xu hướng được một dòng chảy
mượt mà, nơi mà mắt tự nhiên lướt từ vùng này sang vùng khác. Việc chuyển
đổi phổ biến nhất là việc sử dụng một đường cong nhẹ nhàng dẫn con mắt
như một ô cửa cong hoặc con đường quanh co.
c) Luật nhấn mạnh.
Những yếu tố cần phải nối bật thì sẽ cần được nhấn mạnh. Sự nhấn
được tạo ra bởi sự sắp đặt các yếu tố một cách hợp lý. Hoặc đặt chúng ở vị trí
đáng được chú ý bằng cách dùng sự tương phản, có nghĩa là làm chúng nổi
bật lên bằng những nét đặc trưng như màu sắc, hình dạng, tỉ lệ. Sự nhấn mạnh
hoặc tương phản mang lại sự muôn màu muôn vẻ cho một mẫu thiết kế. Một
số loại tương phản phổ biến là: cong và thẳng, rộng và hẹp, hoa mỹ và xù xì
8


…Nhấn mạnh bằng tương phản xuất phát từ rất nhiều phương cách, nhưng
cách phổ biến nhất có lẽ là dùng màu sắc. Sự tương phản về đường nét, hình
dạng và kích thước làm nên ưu thế của một chi tiết so với tổng thể. Thí dụ
như một đóa hoa được đặt trước một bức tường tĩnh lặng và đơn sắc thu được
hiệu quả nhiều hơn trong một môi trường ồn ào náo nhiệt.
d) Luật đồng nhất.
Sự đồng nhất hoặc hài hào tạo nên sự liên kết giữa các yếu tố trong một
diện mạo. Nó là sự cân bằng phù hợp của tất cả các yếu tố để tạo nên một
tổng thể dễ chịu. Sự đồng nhất được phản ảnh trong tổng thể hài hòa. Sự đồng
nhất ám chỉ đến sự hợp nhất của tất cả các yếu tố trong một khối, nơi mà mỗi
phần khác nhau hỗ trợ những phần cịn lại và tất cả sự kết hợp đó làm thành

một khối nghệ thuật đồng nhất. Nó đạt được bằng cách sử dụng sự liên tục và
sự hài hòa.
e) Luật đơn giản.
Sự đơn giản trong thiết kế dẫn đến sự nhận thức chủ đề một cách dễ
dàng hơn. Sự đơn giản là thực sự cần thiết, đặc biệt trong sự bố trí, để tạo nên
sự rõ ràng, sáng sủa.
f) Luật cân xứng.
Luật cân xứng là mối quan hệ giữa hình dạng và kích thước. Nó giúp
cho chúng ta đạt được sự cân bằng, đồng nhất. Để có được một sự cân xứng
tốt thì các yếu tố phải được chiều chỉnh. Sự điều chỉnh kích thước của các yếu
tố với một sự cân xứng hoàn hảo tạo nên một mẫu thiết kế tốt. Đó chính là sự
liên quan giữa kích thước của các yếu tố với nhau, và với sự cân xứng tổng
thể. Sự cân xứng bao gồm những mối liên quan đó là liên quan về chiều cao,
chiều rộng, chiều sâu và không gian chung quanh.
g) Quy mô và Tỷ lệ
Hai yếu tố nay ln đi cạnh nhau, vì cả hai đều liên quan đến kích
thước và hình dạng. Tỷ lệ đã làm với các tỷ lệ của một trong những yếu tố

9


thiết kế khác, hoặc một yếu tố để toàn bộ. Quy mơ mối quan tâm chính với
kích thước của một đối tượng so với khác.
Khoảng không gian mở chung quanh một chủ đề tạo nên một yếu tố gọi
là tỉ lệ. Chúng ta có thể thấy rằng tỉ lệ liên quan mật thiết đến cuộc sống hằng
ngày của chúng ta. Chúng ta đi vào siêu thị để mua một cái đèn ngủ trang trí
cho căn phịng của chúng ta. Và chúng ta tìm được một cái ngỡ là phù hợp
trong con mắt chúng ta lúc đó. Nhưng khi về nhà thì mới nhận thấy rằng nó
q to so với căn phịng. Chúng ta khơng thay đổi gì ở cái đèn, nhưng đối với
khơng gian chung quanh đã có sự thay đổi về tỉ lệ. Đối với thiết kế cũng vậy

bạn cứ ngỡ rằng nó rất phù hợp trên màn hình vi tính, nhưng khi nhìn ra thì
đó là cả một khoảng cách khơng thể khơng xem xét. Do đó có thể nói rằng tỉ
lệ là một yếu tố quan trọng nhất trong thiết kế, mặc dù nó chỉ được xếp ở vị trí
thứ sáu trong những yếu tố của thiết kế (các yếu tố kia là đường nét, phương
hướng, hình dạng, màu sắc, chất liệu và độ sáng tối).
2.2. Các nguyên tắc tổ chức không gian nội thất.
2.2.1. Nguyên tắc trang trí nội thất.
a) Nguyên tắc đầu tiên trong trang trí nội thất là cần đẳm bảo khơng làm
ảnh hưởng tới kết cấu kiến trúc cũng như ý đồ của kiến trúc sư, trừ trường
hợp mục đích sử dụng của khơng gian nội thất đó đã bị thay đổi.
b) Ngun tắc thứ hai là phải tạo ra được một không gian nội thất độc đáo
có tiếng nói riêng, có tâm hồn và đầy ý nghĩa. Qua mỗi không gian nội thất ta
có thể biết được, cảm nhận được nét riêng của người sử dụng( gia chủ ).
c) Ngoài ra khi trang trí nội thất cần phải được tuân theo các nguyên tắc
mỹ thuật cơ bản và mỹ thuật ứng dụng. Từ đó mới tạo ra được giá trị thẩm mỹ
hài hoà.
2.2.2. Nguyên tắc “ 5 Đ” trong nội thất.
a) Đủ.
Đối với mỗi khơng gian nội thất nào đó ln được tạo ra cho mục đích
cơng năng sử dụng nào đó, mỗi cơng năng sử dụng đó được thể hiện ở những
10


cách bài trí đồ nội thất, các vật liệu nội thất riêng biêt. Chính vì thế một khơng
gian nội thất không thể là nơi tập hợp, phô trương nhiều đồ nội thất, vật liệu
khác nhau và không thể nhồi nhét qua nhiều công năng cho mỗi không gian
nội thất được. Nguyên tắc đủ là ta phải biết chọn lựa đúng đắn công năng sử
dụng cho mỗi không gian nội thất, kéo theo việc sử dụng vừa vặn về đồ nội
thất, vật liệu, chủng loại vật liệu. Đôi khi tuỳ thuộc vào yêu cầu riêng của
từng trường hợp khác nhau mà ta quyết định như thế nào là đủ. Có như thế ta

mới có thể đảm bảo cơng năng chính được hoạn thiện và sự hài hồ đồng nhất
trong một khơng gian được đảm bảo.
b) Đúng.
Khi bố trí khơng gian nội thất, các đồ nội thất đều có chức năng riêng
và khi kết hợp với nhau cũng có hệ thống riêng, hay mỗi công năng lại cần
những loại vật liệu riêng biệt mới đáp ứng được. Nếu làm sai đi chức năng
hay kết hợp không theo hệ thống sẽ làm nội thất lộn xộn, không đảm bảo công
năng sử dụng hay tính thẩm mỹ của khơng gian đó. Ngun tắc đúng là rất
quan trọng, nó ảnh hưởng nhiều tới kết qua của không gian nội thất.
c) Đáng.
Mỗi nhà thiết kế luôn phải tính tốn tới cả mức kinh tế của cơng trình,
các hạng mục tham gia. Mà các thành phần cấu thành nội thất lại rất nhiều: đồ
nội thất, vật liệu, phương án,… Chính vì vậy cần phải cân nhắc, lựa chọn sao
cho phù hợp với yêu cầu, kinh tế, phát huy tối đa công dụng của mỗi thành
phần để giảm thiểu các yếu tố không cần thiết. Trong thực tế đôi khi cần phải
them nhiều yếu tố nội thất mà khơng có cơng năng sử dụng nhưng lại đem lại
giá trị thẩm mỹ rất cao.
d) Đẹp.
Đẹp ở đây chính là giá trị thẩm mỹ của không gian nội thất đem lại, tạo
cảm hứng, giá trị tinh thần cho người sử dụng. Hiện nay, nhu cầu về cái đẹp
của nội thất đang ngày càng cao, địi hỏi nhà thiết kế khơng ngừng gia tăng vẻ
đẹp lên tầm cao bất ngờ hơn nữa.
11


e) Độc.
Một không gian nội thất đã đẹp, đúng đủ về cơng năng sử dụng thì vẫn
chưa hồn thiện, vẫn chưa tạo ra giá trị thực sự khác với các khơng gian nội
thất khác, chưa chứng minh được mình nếu nó chưa thực sự độc. Cái độc là
cái khác biệt, cái độc đáo, ấn tượng mạnh mẽ tạo ra cho người thưởng thức.

Vật liệu độc đáo sẽ làm nên phong cách riêng của khơng gian và giúp nổi bật
khí, tạo những điểm nhấn bên trong cũng như ngồi nhà.
Tóm lại, giá trị của không gian nội thất thông qua cách trang trí nội thất
ln có sự thay đổi và chuyển biến đáng kể, bắt đầu là sự đảm bảo công năng
(nhờ dùng đủ và đúng), sau đó là sự hài hòa (nhờ đẹp và xác đáng) và cuối
cùng là sự gia tăng cái tôi (nhờ sự độc đáo). Nhưng trên thực tế lại có rất
nhiều những trường hợp khác nhau, với cái khơng gian nội thất này thì như
thế là đủ, là đúng nhưng với chỗ khác thì lại là thiếu, là sai,… chỗ này là đẹp
nhưng chỗ khác lại là xấu. Vậy khi thiết kế nội thất ta phải biết đưa nguyên
tắc “ 5 Đ ” cho thật hợp lý và phù phợp với các trường hợp khác nhau hay các
mức độ khác nhau.
2.3. Nguyên tắc tổ chức không gian nội thất cơng trình cơng cộng.
2.3.1. Định nghĩa về cơng trình cơng cộng.
Cơng trình cơng cộng là những cơng trình hay tổ hợp cơng trình được
xây dựng để đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng của số đông người thường xuyên
hay định kỳ, hay là những không gian được tạo ra đẻ thoả mãn mọi nhu cầu
hoạt động vật chất, tinh thần của mọi thành viên trong xã hội.
2.3.2. Đặc điểm của cơng trình cơng cộng.
Mỗi cơng trình cơng cộng đều phục vụ rất nhiều người cùng sử dụng,
cùng mục đích hay có phần khác nhau. Những đối tượng sử dụng này lại khá
đa dạng từ mọi thành phần, mọi tầng lớp trong xã hội. Chính vì thế các cơng
trình cơng cộng đều có các đặc điểm chung nhằm đáp ứng công năng sử dụng
cho nhiều người như trên. Các đặc điểm đó như sau:

12


a) Tính dây chuyền.
Mỗi cơng trình cơng cộng đều thể hiện tính hệ thống rất rõ, nghiêm
ngặt tạo sự phong phú đa dạng. Một cơng trình cơng cộng được đặc thù bởi

một cơng năng chính và tồn bộ hệ thống trong cơng trình này đều phải tập
trung đáp ứng cơng năng này với ngôn ngữ, diện mạo riêng phù hợp, tạo tính
đa dạng cho cả cơng trình. Việc lập lên các sơ đồ cơng năng chính là tạo tính
dây chuyền cho tồn bộ cơng trình. Khi đó mọi hoạt động, mọi cơng năng nhỏ
trong cơng trình mới liên kết chặt chẽ với nhau theo một thứ tự phù hợp.
b) Tính hệ thống.
Nhà công cộng không chỉ được tập hợp phân loại theo từng tính chất
dựa theo chức năng mà thường trong một nhóm loại hình cịn được phân loại
theo hệ thống tầng bậc, nghĩa là các cơng trình cơng cộng phân chia theo
chiều dọc quản lý như: Bộ GD-ĐT, Bộ y tế, Bộ Kinh tế, … thì cịn được phân
chia theo chiều ngang như:
+) Cấp cơ sở: dành cho các cơng trình gắn liền với nhóm nhà ở, tiểu khu, với
các đối tượng phụ vụ là người dân, có bán kính lục vụ =200- 500 m. VD: các
trường học, các cửa hàng, trạm y tế, …
+) Cấp trung gian: bao gồm các cơng trình phục vụ các đối tượng trong vịng
bán kính = 800 - 1200m, như các cửa bách hoá, trung tâm bưu điện,…
+) Cấp trung ương: dành cho các cơng trình phục vụ trong tỉnh, thị xã,…như:
nhà văn hóa, bệnh viện tỉnh,…
+) Cấp quốc gia: là các cơng trình phục vụ tồn dân, tồn quốc,… như nhà
Quốc Hội, viện bảo tàng,…
Cấp độ của nhà công cộng không chỉ thể hiện ở tầm ảnh hưởng, bán
kính phục vụ,… mà cịn thể hiện ở nội dung thành phần các khơng gian,
buồng phịng và cấp chất lượng tiện nghi. Từ đó hình thành tính hệ thống
hồn chỉnh của các cơng trình công cộng.

13


c) Tính quảng đại quần chúng.
Với đặc điểm dùng để phục vụ nhiều người, đơng đảo quần chúng của

mình thì các cơng trình cơng cộng phải quan tâm tới địa điểm thiết kế có giao
thơng thuận lợi, dễ tìm kiếm và mang tính phơ trương, ấn tượng cho quần
chúng biết đến. Bên cạnh đó tính quảng đại quần chúng cịn u cầu các cơng
trình cơng cộng tn thủ các ngun tắc phịng cháy chữa cháy, gặp sự cố,
thốt hiểm cho nhiều người. Ngồi ra cịn các yếu tố như, âm thanh, tầm
nhìn,… cần được chú ý trong cơng trình cơng cộng.
d) Tính dân tộc.
Tính dân tộc thể hiện ở rất nhiều lĩnh vực trong cuộc sống mỗi dân tộc
chúng ta. Trong thiết kế các cơng trình cơng cộng, nó thể hiện trong cả nội
dung và hình thức, tương ứng với ý tưởng và ngoại hình của cơng trình thiết
kế, để tạo nên thể thống nhất cho cơng trình như: các hoạ tiết hoa văn, màu
sắc, những cách thức làm việc, xây dựng thi cơng truyền thống. Nhờ có những
tinh hoa dân tộc mà chúng ta nhận ra được bản sắc riêng của mỗi quốc gia.
Chúng ta ln phải có sự kế thứa, phát huy các tinh hoa ấy trên phương diện
có chọn lọc.
Nếu chúng ta áp dụng khoa học hiện đại, những cái đẹp mới mà quên đi
truyền thống thì chỉ tạo ra các cơng trình xa lạ với bản sắc dân tộc. Mà trong
mỗi con người lịng tự tơn dân tộc là vơ cùng mãnh liệt, nó tạo nên sức mạnh
tinh thần và thơi thúc con người đồn kết lại cùng phát triển chung. Nhưng
khi phát triển, các nền văn hoá du nhập vào nhau, nhất là thời kỳ mở cửa hội
nhập của nước ta hiện nay đã đem những cái đẹp mới quyến rũ lòng người ta
hơn. Nhiệm vụ của các nhà thiết kế nội thất nhất là nội thất cơng cộng là hồ
những cái đẹp mới, khoa học hiện đại vào tinh hoa truyền thống, tạo nên
phong cách riêng của dân tộc mình. Có hồ nhưng khơng hoà tan mà chỉ kế
thứa cái hay cái đẹp, phát huy cái mới, tiến bộ.

14


e) Tính nghệ thuật.

Các cơng trình cơng cộng thường được xem như những hình tượng
nghệ thuật của một thành phố hay quốc gia,… Thơng qua nó mà người sử
dụng có thể cảm nhận được sự phồn vinh, giá trị cuộc sống, tư tưởng, văn
hoá, nghệ thuật của dân tộc, quốc gia đó. Chính vì thế, thiết kế cơng trình
cơng cộng phải được đặc biệt xử lý yếu tố nghệ thuật, vừa tiên tiến hiện đại
vừa đậm đà bản sắc dân tộc. Thường nội thất trong nhà công cộng rất sang
trọng lộng lẫy, hấp dẫn, vừa phong phú chi tiết, vừa tạo ấn tượng thẩm mỹ
đẹp, độc đáo thông qua các mảng vật liệu, các mảng màu sắc, hiệu ứng ánh
sáng.
f) Tính sớm lỗi thời.
Tn theo quy luật phát triển khơng ngừng của giới tự nhiên thì yêu
con người chúng ta cũng luôn phát triển cả về ý thức vật chất lẫn tinh thần.
Việc đó kéo theo những nhu cầu ngày càng tăng về mọi mặt. Các cơng trình
kiến trúc - nội thất nhằm đáp ứng những nhu cầu sử dụng của con người cũng
theo đấy phải đổi mới cho phù hợp thậm chí cịn phải đi trước, tiến bộ trước
để kích thích giác quan con người phát triển. Nhưng mọi thứ cứ phát triển là
phải thay đổi như vậy thì giá trị sử dụng của một cơng trình nội thất sẽ khơng
khấu hao được hết chi phí tạo ra nó. Điều đó là rất lãng phí nhưng nó chỉ lãng
phí khi cơng trình đó khơng đáp ứng được tính sớm lỗi thời.
Vì vậy khi thiết kế nội thất nhất là với cơng trình cơng cộng thì phải
tính tốn đến việc thiết kế kiểu vạn năng hay đưa ra các giải pháp thay thế đổi
mới theo thời gian cho cơng trình đó vẫn theo kịp thời đại và thậm trí là luôn
luôn mới mẻ.
g) Hệ thống không gian - kết cấu phong phú đa dạng.
Cơng trình cơng cộng khác với nhà ở khi nó bao gồm một hệ thống
khơng gian phức hợp gồm những phòng ốc nhỏ ( S ≤ 20 m2 , H ≤ 3.3 m ), các

15



khơng gian trung bình ( S= 40 - 80 m2 , H = 3.3 - 3.9 m ), kết hợp với các
không gian vừa và lớn ( S ≥ 300 m2 , H ≥ 6m ).
Cơng trình cơng cộng là một hệ thống chuỗi không gian phong phú
phức hợp, đan xen cùng thống nhất trong một hệ kết cấu.
2.4. Nguyên lý mỹ thuật ứng dụng trong thiết kế nội thất.
Mỗi ngành có một ngơn ngữ riêng ví dụ như là nhà văn dùng chữ, nhạc
sĩ dùng âm thanh, còn nhà thiết kế nội thất dùng các nhân tố tạo hình như
khơng gian và hình thể, đường nét và chất liệu, ánh sáng và màu sắc…Những
yếu tố tạo hình này nằm trong cảnh vật nhìn thấy xung quanh. Dựa vào những
mục tiêu, nguyên tắc thiết kế, hoạ sĩ thiết kế nội thất sử dụng chúng làm
phương tiện để tạo nên vẻ đẹp biểu cảm trong thiết kế trang trí nội thất một
khơng gian nội thất.
Thiết kế nội thất là tồn bộ tiến trình quyết định mục tiêu, phát triển
một kế hoạch và chọn lựa, phối hợp, tổ chức hình thể, khơng gian, màu sắc và
chất liệu thích hợp nhất sao cho có tính thẩm mỹ và có cá tính. Cũng như mọi
ngành nghệ thuật khác, thiết kế nội thất cũng có những mục tiêu và quan
niệm. Đó là hình thức phải đi theo cơng năng, và những việc tìm hiểu phân
tích và nắm bắt được những yêu cầu công năng, xu hướng thẩm mỹ nghệ
thuật, cùng với những kiến thức và sự hiểu biết tích lũy được qua nghiên cứu,
qua thực nghiệm, từ đó mơ phỏng các khả năng, lập ra các phương án, giải
pháp cho vấn đề. Thiết kế đòi hỏi phải xét duyệt chặt chẽ các giải pháp, và so
sánh các ưu điểm, nhược điểm của từng đề xuất cho đến khi đạt được sự phù
hợp nhất giữa vấn đề thiết kế cụ thể và giải pháp. Giải pháp có giá trị và được
coi là thiết kế tốt chỉ khi nó dễ hiểu, thể hiện được ý tưởng thế mạnh trong
cách xử lý, và trả lời được hầu hết những nhu cầu công năng đặt ra.
2.4.1. Sắp xếp bố trí tổ chức khơng gian.
Khơng gian bên trong của các ngôi nhà được thiết kế cho sự vận động
và nghỉ ngơi của con người. Do vậy cần có sự ăn khớp giữa hình dáng và kích
thước khơng gian với kích thước của con người, hình thức của cơng trình và
16



sự bao che tác động đến tính chất và hiệu quả việc sử dụng khơng gian đó. Bố
trí khơng gian phù hợp với cách sống của con người là do việc thiết kế phần
khơng gian đó.
Trong một khơng gian khống đạt, tất cả những người thiết kế nội thất
có nhiệm vụ bố trí, sắp xếp khơng gian bên trong dù nhỏ hay lớn, trước hết
phải hợp lý và phù hợp với công năng của từng không gian, phải xác định và
làm rõ mối quan hệ tương hỗ giữa những mảng chính và mảng phụ, cần chú
trọng vào vấn đề lưu thông của không gian, các hướng giao thông phải thuận
tiện và linh hoạt. Bên cạnh đó là phải đạt được tiêu chuẩn thẩm mỹ. Nói
chung, tuỳ theo việc sử dụng khơng gian sẵn có cách bố trí mặt bằng có thể
chia thành hai dạng:
- Dạng thứ nhất đưa ra sự kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động và cách bố
trí đồ đạc trong nhà, cách này được đánh giá cao khi không gian phù hợp và
đảm bảo chức năng. Bởi vì một sự phối hợp chặt chẽ sẽ dẫn đến phù hợp với
các nhu cầu khác nhau, nó thật quan trọng khi thiết kế đã quan tâm đầy đủ tới
các mục đích sử dụng. Một phối hợp chặt chẽ thường dùng các hình mẫu hoặc
đồ đạc đơn lẻ hợp thành, có thể phù hợp với nhau theo nhiều cách để trở
thành một thể thống nhất. Sự sắp xếp linh hoạt những hình mẫu đồ đạc có thể
dùng để phân chia khơng gian lớn có những khơng gian riêng biệt ấm cúng.
- Dạng thứ hai thơng dụng hơn, cách bố trí này đưa ra một sự phóng
khống giữa chức năng và khơng gian, sự phóng khống phù hợp với việc bố
trí là điều mong muốn vì nó đem lại sự linh hoạt và đa năng.
Phần nhiều những không gian với việc bố trí phóng khống có thể sử
dụng phù hợp với nhiều cách sử dụng khác nhau, đặc biệt là đồ đạc có thể di
chuyển và bố trí lại một cách dễ dàng. Sự sắp xếp linh hoạt vốn có trong cách
này để thay đổi cách sử dụng tạo nên nhiều phương pháp bố trí khơng gian
một cách linh hoạt, nó cũng đem lại nhiều cơ hội trong việc hoà trộn trang
thiết bị, hình dáng kính thước và phong cách để lựa chọn phù hợp với nhiều

cách sắp xếp bố trí nội thất.
17


2.4.2. Mối quan hệ tổng hồ trong khơng gian nội thất.
Trang trí nội thất được coi là một loại hình nghệ thuật mang tính thị
giác cao, nó cịn được coi như một ngành khoa học vì nó khơng cịn là nghệ
thuật đơn thuần mà cịn có sự lơgic, hợp lý qua từng chi tiết nhỏ nhất.
Người thiết kế nội thất ln phải gắn những sáng tạo, ý tưởng của mình
vào cuộc sống và gợi mở, dung hoà chung cho loại hình nghệ thuật này.
Trang trí là phương pháp bố cục trong khơng gian ba chiều ở đó người hoạ sĩ
phải giải quyết mối quan hệ tổng hồ giữa khơng gian, ánh sáng, màu sắc,
đường nét, hình khối, chất liệu, âm thanh đến điều hồ khơng khí sao cho đem
lại hiệu quả tốt nhất cho từng mục đích sử dụng để thoả mãn nhu cầu về công
năng vật chất cũng như các công năng tinh thần. Người thiết kế nội thất bên
cạnh những sáng tạo của mình, cịn phải điều phối, sử dụng các sản phẩm sẵn
có như tranh ảnh, thiết bị ánh sáng, âm thanh, cây cảnh để tạo nên một khơng
gian hài hồ tiện dụng và có tính thẩm mỹ cao.
Một khơng gian nội thất hồn hảo, đáp ứng được các yêu cầu về mặt
công năng thẩm mỹ và công năng sử dụng bao gồm các yếu tố: Không gian
nội thất (hình khối bố cục), màu sắc, chất liệu, ánh sáng.
2.4.2.1. Không gian nội thất.
Những sinh hoạt của con người diễn ra ở trong nhà, khoảng không gian
được tạo ra bởi các kết cấu của ngôi nhà. Những khoảng không gian này tạo
nên bản thể và sức sống của cơng trình kiến trúc, đồng thời chứa đựng các
hoạt động của con người trong đó. Khơng gian là yếu tố đầu tiên mà người
thiết kế nội thất cần chú ý. Tuy nhiên để diễn tả nó thì lại là cả một nghệ thuật
không gian được thống nhất bởi nhiều yếu tố cấu thành nên nó, cụ thể như
trong một khơng gian nội thất, đó là trần, tường, sàn...
Đó là những thành phần kiến trúc xác định giới hạn vật lý, nhờ đó mà

phân định được bên ngồi và bên trong. Khi thiết kế đồ đạc trong nhà người ta
phải nhận thức được kích thước, tỷ lệ và sự cân đối trong căn phòng, việc bố
18


trí phải đạt được hiệu quả cao, một đồ vật được đặt trong khơng gian, nó
khơng những chiếm khơng gian của bản thân nó mà cịn ảnh hưởng đến cả
khơng gian của những vật thể khác.
Ta không chỉ biết được duy nhất một dáng vẻ của đồ vật đó, mà cịn có
thể tìm thấy những thay đổi của chính nó khi được bài trí trong một khơng
gian khác, hoặc đặt cạnh một đồ vật khác, người ta để thị giác tập trung vào
ba chiều của khơng gian. Trong đó chiều thứ nhất của không gian nội thất là
chiều ngang của sân hay nhà, chiều thứ hai là chiều sâu, chiều thứ ba là chiều
cao. Chúng có sự ảnh hưởng qua lại lẫn nhau tạo nên sự khác biệt của từng
không gian. Cụ thể như trần nhà cao thường đem lại cảm giác thoáng, cởi mở,
trong khi trần nhà thấp lại cho cảm giác ấm cúng và thân mật. Để giải quyết
khơng gian một cách hợp lý thì phải giải quyết tốt, đồng bộ mối quan hệ ấy.
Hình thể là cấu trúc ba chiều là phần đối xứng của không gian. Hình
thể và khơng gian khơng thể tách rời nhau, vì thế hình thể cho khơng gian bất
cứ dạng gì nó có, và khơng gian làm hiện rõ, hay nói đúng hơn là quy định
hình thể. Tuy nhiên hình thể thường cố định, thường trực, trong khi không
gian bao hàm thay đổi. Trong kiến trúc và trang trí nội thất cịn có sự phân
biệt khu vực và mặt phẳng. Khu vực là khơng gian hai chiều hoặc dạng hình
thể, như khu vực sàn của nhà, khu vực tường của phòng. Mặt phẳng là dạng
hai chiều, một hình thể khơng gian được kiến trúc quan niệm như là một lực
trong hoạt động trong cấu tạo thiết kế.

Hình 1 : Những đường cong ở trần tạo điểm nhấn cho không gian

19



Đường nét về lý thuyết chỉ coi như có một chiều mặc dù thực tế có thể
dày hay mỏng. Đường nét thường dùng để mô tả viền giới hạn bao quanh của
một hình thể hay khơng gian, hoặc để nêu rõ chiều hướng nổi bật như khi nói
những đường nét dễ chịu, nằm ngang của căn nhà hay đồ đạc. Đường nét
cũng dùng để tô điểm hoặc nhấn mạnh một hình thể: ví dụ thảm trải sàn có
thể trang trí bằng những đường nét thẳng hay cong, đồ gốm có thể được trang
trí những hoạ tiết là những đường nét có thể coi là những lực rất có ảnh
hưởng đến tâm lý tình cảm con người. Trước những đồ vật hoặc cách bày
biện khác nhau, ta có cảm giác khác nhau, tuỳ theo chiều hướng chính là
những đường thẳng, ngang, dọc, cong hay chéo… Điều này cần được khai
thác trong trang trí nội thất.
2.4.2.2. Màu sắc trong nội thất.
Trong khơng gian nội thất, màu sắc là một yếu tố rất quan trọng. Màu
sắc là sự cảm nhận phức tạp có thể nhìn thấy được, nó bị chi phối bởi nhiều
yếu tố như mơi trường, ánh sáng, văn hố tâm sinh lý của con người, khiến
cho sự cảm nhận và sử dụng màu sắc cũng theo mỗi người và theo từng nơi.
Chính vì vậy, màu sắc được sử dụng với những ý nghĩa và sở thích khác nhau.
Màu sắc gồm ba khía cạnh: màu, sắc, cường độ. Độ nóng lạnh của màu sắc,
độ đậm nhạt và mức độ bão hoà quyết định sức mạnh thị giác, tạo nên sự hấp
dẫn và gây sự chú ý, từ đó tạo ra khơng gian, độ tối gây cảm giác ủ rũ, ảm
đạm. Màu sắc chói và tương phản sẽ hấp dẫn sự chú ý. Màu của thiên nhiên,
của cây cỏ hoa lá, của môi trường hoang dã là những màu thay đổi tích cực.
Các vật màu xám có tác dụng làm vật nhỏ bé đi, màu xám ấm có xu hướng
làm làm vật to hơn và làm rõ sự khác biệt của các mặt khác nhau khi nhìn
chúng trên một nền sẫm. Khi sử dụng một mặt bằng khơng gian khép kín màu
sáng lạng và trung tính có tác dụng đẩy xa, hoặc tăng diện tích căn phịng, các
màu sẫm và bão hồ gợi sự gần gũi. Đặc điểm này được sử dụng để giảm bớt
diện tích của một khơng gian lớn, có ba cách sử dụng màu sắc trong không

gian nội thất.
20


- Dùng màu thống nhất: Nghĩa là tất cả vật liệu trang trí, đồ trang trí và vật
dụng đều có màu sắc đồng nhất, thủ pháp này có hiệu quả tốt đem lại cảm
giác hài hoà, nhưng cũng dẽ tạo cảm giác đơn điệu.
-Dùng màu làm nổi bật: Tất cả các đồ dùng trong phòmg đều sử dụng trong
cùng một gam màu, từ sắc độ đậm nhất đến nhẹ nhất, cách này cũng rất có
hiệu quả hiện đang được ưa chuộng.
- Màu sắc tương phản: Nghĩa là vật dụng sự tương phản giữa các màu sắc. Ví
dụ như tơ điểm khơng gian bởi những vật dụng trang trí sặc sỡ trong bối cảnh
màu nhạt nhằm làm nổi bật những đường nét chính. Tuy nhiên cần thận trọng
khi áp dụng cách này, vì nếu áp dụng sai sẽ tạo cảm giác vơ ích, khơng hợp
lý. Màu trong nội thất theo quan niệm của người Trung Quốc xét dưới góc độ
của thuật phong thuỷ. Trước tiên màu sắc của bức tường và đồ đạc phụ thuộc
vào kích thước của căn nhà và độ chiếu sáng của nó, thường thì căn nhà q
lớn hoặc quá nhiều ánh sáng, màu sắc của các bức tường của một căn nhà như
phòng ngủ, phòng tắm nên sơn màu xanh dương, màu hồng hoặc màu xanh lá,
màu sắc có thể dùng để điều chỉnh dịng khí của một căn nhà. Một thương
nhân có thể phát đạt bằng cách đặt vào một màu đối xứng trong vùng bát quái
tương ứng. Ngũ hành được dùng để tìm ra một màu nào là tốt nhất của từng
vùng, như màu trắng sẽ làm gia tăng danh tiếng. Màu đỏ và màu trắng sẽ làm
tốt cho hôn nhân. Màu vàng, màu trắng, màu đen sẽ giúp cho con cái. Màu
đen, màu trắng sẽ đem đến quý nhân phù trợ. Màu trắng, màu đen, màu xanh
lá sẽ giúp cho sự nghiệp. Màu đen, màu xanh lá và màu đỏ sẽ giúp cho gia
đình… Màu sắc trong trang trí nội thất thật đa dạng và phong phú.

21



Hình 2 : Màu sắc đa dạng và phong phú

2.4.2.3. Chất liệu – ngơn ngữ của nội thất
Trong trang trí nội thất, chất liệu chiếm một vị trí hết sức quan trọng.
Nó làm sinh động và phong phú thêm khơng gian, định rõ ranh giới đồ đạc
trong nhà, đồng thời góp phần làm tăng giá trị thẩm mỹ và tính hiện đại cho
cơng trình. Kết hợp và sáng tạo ra các cách bố trí chất liệu khác nhau cũng
quan trọng như tổ hợp màu sắc ánh sáng trong khơng gian.

Hình 3 : Tổ hợp màu sắc và ánh sáng trong không gian

22


Chất liệu liên quan đến tính chất của bề mặt, và mỗi chất liệu cho một
cảm nhận khác nhau, tuỳ theo tác động của ánh sáng chiếu vào nó. Nó tác
động đến con người về nhiều phương diện vật chất, tâm lý cũng như thẩm mỹ.
Mỗi loại chất liệu xung quanh cuộc sống của chúng ta đều chứa đựng
một năng lượng riêng, đều mang những tính chất của ngũ hành, và chúng ảnh
hưởng tới khí của khu vực chúng ta đang sống. Những chất liệu có bề mặt
sáng bóng như nhơm, kính, inox mang tính dương, giúp khí di chuyển nhanh
hơn. Ngược lại, bề mặt bám, thơ, sẫm lại có tác dụng làm chậm dịng khí.
Bởi thế, lựa chọn chất liệu phải phù hợp với đặc điểm và tính năng sử
dụng, lựa chọn chất liệu phải phù hợp với mục đích cũng như vị trí sẽ giúp
cho khơng gian sống của chúng ta trở nên hoàn hảo hơn. Mỗi loại chất liệu
đều có một điểm mạnh riêng của nó vì thế khơng thể nói chất này đẹp hơn
chất kia, cụ thể như trong việc chọn lựa. Trong trang trí nội thất hiện đại
người ta chú ý đến tính tương phản của các loại chất liệu, cái thô sần được đặt
bên cái mềm mại để làm tăng hiệu quả thể hiện cái phong phú, phức tạp được

đặt cạnh cái đơn giản để bổ sung cho nhau.
2.4.2.4. Ánh sáng trong không gian nội thất
Yếu tố khơng thể thiếu trong trang trí nội thất là trang trí bằng ánh
sáng. Bởi như chúng ta đã biết, ánh sáng là một nhân tố quan trọng giúp mọi
người phân biệt và nhận thức được thế giới xung quanh. Khơng có ánh sáng
sẽ khơng có hình thể, màu sắc, chất liệu. Thế giới mà ta có thể trông thấy
được là nhờ ánh sáng phản xạ vào mắt, nhờ vậy ta tĩnh hội được sự vật nhiều
hơn là do các giác quan khác đem lại, từ đó giúp cho con người ta cảm nhận
được cái đẹp và cảm giác được mơi trường sống quanh mình. Do vậy, nó
cũng chính là yếu tố đánh thức sự tổ chức khơng gian nội thất và làm rõ
những nét đẹp về hình thể, màu sắc, chất liệu trong cơng trình.
Ngồi ánh sáng tự nhiên, con người đã phát minh và tạo ra những
nguồn sáng nhân tạo để phục vụ cho đời sống sinh hoạt của mình. Nếu như
23


trước đây, việc bố trí ánh sáng chỉ nhằm chức năng chiếu sáng là chính đưa
ánh sáng nhân tạo vào vật thể, cho phép người sử dụng thực hiện các hoạt
động với nhịp độ thích hợp, thoải mái, thì ngày nay, khơng đơn thuần chỉ như
vậy, nó có tác dụng rất quan trọng là trang trí, tạo điểm nhấn cho kiến trúc,
mang lại cảm nhận về thẩm mỹ cao hơn. Việc bố trí ánh sáng và hình thức
chiếu sáng được kết hợp với đặc điểm không gian kiến trúc và tính năng sử
dụng, sự kết hợp này đặc biệt quan trọng trong việc quy hoạch từng nguồn
sáng theo khu vực, hay chiếu sáng theo từng nơi.
Trong các quán bar - sàn nhảy, ánh sáng càng được „hiện đại hoá‟,
được bố trí một cách nghệ thuật theo từng vùng khơng gian khác nhau, với
cơng suất và cơng dụng khác nhau. Ngồi việc chiếu sáng chan hồ để tạo nên
khơng gian sang trọng và tràn ngập ánh sáng, trong nội thất còn sử dụng thiết
bị chiếu sáng trực tiếp để giúp nâng cao năng lực cảm nhận về hình dáng và
chất liệu bề mặt, do có những bóng đổ và độ sáng trên vật liệu một cách mạng

mẽ và rõ ràng. Ánh sáng còn được sử dụng chiếu sáng khuếch tán - phát tán
xạ hướng đi của ánh sáng khi nó phát ra từ nguồn, nhằm tăng hiệu quả hỗ trợ
cho một không gian tổng thể đơn điệu. Đèn trong hốc tường, đèn trần, đèn
đứng góc nhà.... mỗi vị trí đều có ý đồ riêng và tất cả tạo thành bản hợp ca
ánh sáng thật hài hoà. Nguồn sáng cũng thường được giấu đi để cho cảm giác
dễ chịu hơn với những mảng ánh sáng đẹp.

24


Hình 4: Ánh sáng được bố trí thành từng mảng trong các sàn nhảy

2.5. Giới thiệu chung về nội thất một số quán bar- sàn nhảy hiện nay.
2.5.1. Velvet Bar- 26 Hồ Huấn Nghiệp, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
Trong không gian huyền ảo với những ngọn nến lung linh và ánh đèn
laser nhấp nháy trên những bức màn nhung tím quyến rũ cùng với giai điệu
âm nhạc sơi động, như mời gọi, cuốn hút đã làm thỏa mãn những đam mê
kiếm tìm…Tọa lạc gần khách sạn Paloma, ngay góc đường Đồng Khởi và Hồ
Huấn Nghiệp, Velvet Bar không quá nổi bật với ban cơng tường khá kín đáo
và bạn phải lách mình qua con phố đơng đúc để đến với đường dẫn vào trong
bar. Vừa bước lên cầu thang tím biếc của Velvet Bar, bạn sẽ nhận thấy những
bức tường được trang trí với những ơ kính màu đen và nghe tiếng bass êm
dịu. Nhưng khi cánh cửa gỗ hé mở, khơng gian bên trong chắc chắn cịn làm
bạn ngạc nhiên hơn nữa. Khách đến đây đủ mọi thành phần, lứa tuổi đều ấn
tượng với màu sắc, âm thanh và ánh sáng của bar. Để thiết kế một quán bar
hiện đại và mang cảm giác tuyệt vời như thế, nhà thiết kế hàng đầu DWP
25



×