Tải bản đầy đủ (.docx) (81 trang)

Nghiên cứu một số tính chất của đất dưới các trạng thái thảm thực vật tại xã ayun, huyện mang yang, tỉnh gia lai​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 81 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Luận văn “Nghiên cứu một số tính chất của đất dưới các trạng thái thảm thực
vậttại xã Ayun, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai” là cơng trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, được phân tích, thu thập từ
điều tra thực tế ở địa phương.
Tôi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tơi. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào.

Hà Nội, ngày 02 tháng 12 năm 2015
Tác giả luận văn

Cao Quốc Cường


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành chương trình đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Lâm học tại
trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, tôi xin chân thành cảm ơn:
Cha mẹ và những người thân trong gia đình đã tạo điều kiện cho tôi về tinh
thần cũng như vật chất trong thời gian vừa qua.
Quý thầy cô giáo trường Đại học Lâm nghiệp, Khoa Lâm học, Phòng Đào
tạo Sau đại học, Ban giám hiệu nhà trường đã tận tình giảng dạy và tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian khoá học.
Lãnh đạo Trường Trung học Lâm nghiệp Tây nguyên và Trung tâm thực nghiệm
Mang Yang đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt thời gian khóa học

Cán bộ xã Ayun - huyện Mang Yang - tỉnh Gia Lai, các đơn vị chủ rừng đóng
chân ttrên địa bàn xã đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thu thập số


liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu.
Đặc biệt tơi xin trân trọng cảm ơn TS.Nguyễn Minh Thanh, đã giành nhiều
thời gian quý báu, tận tình hướng dẫn tơi trong suốt thời gian học tập và hồn thành
luận văn này.
Do thời gian có hạn và trình độ chun mơn cịn hạn chế, bản thân mới bước
đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, nên đề tài khơng tránh khỏi những
thiếu sót. Kính mong quý thầy, cô giáo và bạn bè đồng nghiệp quan tâm góp ý để đề
tài được hồn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

Cao Quốc Cường


iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan.......................................................................................................................................... i
Lời cảm ơn............................................................................................................................................. ii
Mục lục................................................................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt............................................................................................................... vi
Danh mục các biểu........................................................................................................................... viii
Danh mục các hình............................................................................................................................. ix
ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................................ 2
1.1. Trên thế giới....................................................................................................... 2
1.2. Ở Việt Nam......................................................................................................... 7
Chương 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU........................................................................................................ 13
2.1. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................... 13
2.2. Giới hạn nghiên cứu......................................................................................... 13
2.3. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................... 13
2.4. Nội dung nghiên cứu........................................................................................ 13
2.5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 13
2.5.1. Thu thập và kế thừa các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu............13
2.5.2. Thu thập số liệu ngoại nghiệp........................................................................ 14
2.5.3. Phương pháp phân tích trong phịng thí nghiệm............................................ 16
2.5.4. Tổng hợp và xử lý số liệu.............................................................................. 17
Chương 3. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI XÃ AYUN,
HUYỆN MANG YANG, TỈNH GIA LAI............................................................... 18
3.1. Điều kiện tự nhiên............................................................................................ 18
3.1.1. Vị trí địa lý và ranh giới hành chính.............................................................. 18
3.1.2. Địa hình địa thế............................................................................................. 18


iv

3.1.3. Khí hậu.......................................................................................................... 18
3.1.4. Thuỷ văn........................................................................................................ 19
3.1.5. Đất đai........................................................................................................... 19
3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội................................................................................. 20
3.2.1. Nguồn nhân lực............................................................................................. 20
3.2.2. Về kinh tế...................................................................................................... 20
3.3. Đánh giá chung điều kiện dân sinh, kinh tế xã hội........................................... 21
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...................................... 23
4.1. Một số đặc điểm của các trạng thái thảm thực vật ở khu vực...........................23
4.1.1. Đặc điểm tầng cây cao................................................................................... 23
4.1.2. Một số đặc điểm lớp cây bụi thảm tươi và vật rơi rụng.................................25

4.2. Đặc điểm hình thái phẫu diện đất dưới một số trạng thái TTV.........................27
4.2.1. Hình thái phẫu diện đất rừng tự nhiên giàu................................................... 28
4.2.2. Hình thái phẫu diện đất dưới trạng thái rừng tự nhiên nghèo........................29
4.2.3. Hình thái phẫu diện đất dưới rừng Khộp....................................................... 30
4.2.4. Hình thái phẫu diện đất dưới trạng thái rừng Bạch đàn Urophylla................31
4.2.5. Hình thái phẫu diện đất rừng trồng Thơng ba lá............................................ 32
4.2.6. Hình thái phẫu diện đất dưới trạng thái Trảng cỏ cây bụi.............................. 33
4.3. Một số tính chất lý học của đất dưới các trạng thái thảm thực vật....................35
4.3.1. Thành phần cơ giới........................................................................................ 35
4.3.2. Một số tính chất vật lý đất khác..................................................................... 37
4.4. Một số tính chất hóa học đất ở khu vực............................................................ 40
4.4.1. Độ chua của đất............................................................................................. 40
4.4.2. Hàm lượng chất hữu cơ tổng số (OM%)....................................................... 42
4.4.3. Đạm tổng số.................................................................................................. 44
4.4.4. Tỷ lệ C/N của đất........................................................................................... 45
4.4.5. Trữ lượng chất hữu cơ và trữ lượng đạm trong đất................................................... 45
4.4.6. Hàm lượng mùn và một số chất dễ tiêu......................................................... 48
4.5. Đề xuất một số biện pháp cải thiện tính chất của đất ở khu vực.......................52


v

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ........................................................ 57
1. Kết luận............................................................................................................... 57
2. Tồn Tại................................................................................................................ 58
3. Khuyến nghị........................................................................................................ 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO


vi


Từ viết tắt
Al

BV&PTR
CHC
D1.3
Dt
Đ-T
FAO
H
Htb
Hvn
K2 O
KCl
Kh
KHCN
KVNC
Min, max
N
N%
N-B
NN&PTNT
OC%
ODB
OM%
OTC
P2O5



vii

PCCCR
P(mm)
PTR
QLBV
RN
TB
TBL
TCCB
TCVN
o

tC
TL
TN
TTV
UNESCO
VRR


viii

DANH MỤC CÁC BIỂU
TT

Tên biểu
01

Phiếu điều tra tầng cây cao


02

Phiếu điều tra cây bụi thảm tươi và vật rơi rụ

3.1

Tổng hợp yếu tố nhiệt độ và lượng mưa bình
2014) tại KVNC

3.2

Những thuận lợi và khó khăn của KVNC

4.1

Một số đặc điểm cấu trúc TTV khu vực nghiê

4.2

Một số đặc điểm lớp cây bụi thảm tươi và vậ

4.3

Một số chỉ tiêu mơ tả phẫu diện dưới các trạn

4.4

Một số tính chất vật lý đất dưới các trạng thá


4.5

Thành phần cơ giới của các trạng thái thảm th

4.6

Độ pH của đất dưới các trạng thái TTV

4.7

Hàm lượng chất hữu cơtổng số trong đất tại k

4.8

Trữ lượng CHC và trữ lượng đạm trong đất

4.9

Mùn và các chất dễ tiêu ở khu vực nghiên cứ


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH
TT

Tên hình
2.1

Sơ đồ bố trí phẫu diện nghiên cứu


4.1

Tỷ lệ các cấp hạt ở các trạng thái TTV

4.2

Dung trọng của đất dưới các trạng thái TTV

4.3

Tỷ trọng của đất dưới các trạng thái TTV

4.4

Độ xốp của đất dưới các trạng thái TTV

4.5

Độ pH của đất tại khu vực nghiên cứu

4.6

Chất hữu cơ tổng số trong đất dưới các trạng

4.7

Đạm tổng số trong đất ở khu vực nghiên cứu

4.8


Tỷ lệ C/N dưới các trạng thái TTV

4.9

Trữ lượng CHC dưới các trạng thái TTV

4.10

Trữ lượng đạm dưới các trạng thái TTV

4.11

Hàm lượng mùn ở các trạng thái TTV

4.12

Hàm lượng đạm dễ tiêu trong đất ở khu vực n

4.13

Hàm lượng lân dễ tiêu trong đất ở khu vực

4.14

Hàm lượng kali dễ tiêu trong đất ở khu vực


1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất là một thành phần quan trọng của hệ sinh thái. Nó có ý nghĩa rất lớn tới
khả năng cung cấp nước, chất dinh dưỡng cho cây. Do đó nó có ảnh hưởng tới q
trình sinh trưởng, phát triển của thảm thực vật. Mỗi loại đất sẽ có một kiểu thảm
thực vật riêng. Ngược lại mỗi kiểu thảm thực vật sẽ đặc trưng cho một kiểu đất xác
định. Các kiểu đất này sẽ khác nhau bởi hàng loạt chỉ tiêu như: màu sắc, tính chất lí
học, hố học, hệ vi sinh vật và động vật đất.
Ayun là một xã thuộc huyện MangYang, tỉnh Gia Lai, có độ che phủ bình
quân của rừng đạt xấp xỉ 30%, phần lớn là rừng thứ sinh nghèo và rừng trồng phòng
0

hộ, địa hình đồi núi, độ dốc trung bình từ 25 - 35 , rừng đầu nguồn bị tàn phá cộng
với phương thức canh tác của cộng đồng tại địa phương còn lạc hậu nên tình trạng
thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khơ và xói mịn mạnh vào mùa mưa làm giảm
năng suất cây trồng và đe doạ khả năng cung cấp lương thực, thực phẩm của hệ
thống canh tác nông lâm nghiệp. Ba loại cây trồng chính hiện nay ở địa phương là
Bạch đàn đỏ, Bời lời đỏ và Thông ba lá. Tuy nhiên năng suất và sản lượng thấp,
rừng tự nhiên phục hồi chậm hơn một số vùng khác.
Để đi sâu nắm bắt được tình hình các vấn đề đất và sự khác biệt các tính chất
lý, hóa học cơ bản dưới các trạng thái rừng là hết sức cần thiết. Do đó đề tài:
“Nghiên cứu một số tính chất của đất dưới các trạng thái thảm thực vật tại xã
Ayun, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai” đãđược đề xuất và triển khai thực hiện.
Kết quả đề tài làm cơ sở đánh giá tiềm năng sản xuất của đất dưới tán rừng,
phục vụ công tác quy hoạch, sử dụng và lựa chọn lồi cây trồng thích hợp góp phần
làm tăng chất lượng rừng.


2

Chương 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
Sự thiếu hiểu biết của con người, đồng thời nhằm hướng dẫn những quyết định
về sử dụng và quản lý đất đai, sao cho nguồn tài nguyên này có thể được khai thác
tốt nhất cho nhu cầu của con người, cũng như có thể giúp bảo vệ những tài ngun.
Cơng tác nghiên cứu về đất và đánh giá đất đã thực hiện từ khá lâu và được xem
như là những nỗ lực ban đầu và quan trọng cuả nền khoa học, kỹ thuật loài người.
Những nghiên cứu này khởi đầu trên phạm vi từng quốc gia, trên toàn thế giới. Hiện
nay những kết quả và những thành tựu về nghiên cứu đất và đánh giá đất đai đã
được cộng đồng thế giới tổng kết và khái quát chung trong khuôn khổ hoạt động của
các tổ chức liên hiệp quốc (FAO, UNESCO…) như tài sản tri thức chung của nhân
loại.
Đất được hình thành từ đá do sự biến đổi của nó theo thời gian dưới tác động
của thực vật, động vật, vi sinh vật trong các điều kiện khác nhau của địa hình và khí
hậu. Tính chất quan trọng của đất chính là độ phì vì độ phì có ảnh hưởng tới sự phân
bố, sự sinh trưởng và phát triển của cây rừng và hệ sinh thái rừng.
Dokuchaev (1879), người sáng lập ra môn thổ nhưỡng học đã định nghĩa đất
(hay thổ nhưỡng) là một thể tự nhiên hình thành từ lớp trên của vỏ trái đất dưới ảnh
hưởng tổng hợp của các yếu tố: khí hậu, đá mẹ, địa hình, sinh vật và tuổi địa chất
của từng đia phương. Như vậy sinh vật nói chung và thực vật nói riêng là một trong
các yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới sự hình thành của đất. Theo kết quả nghiên cứu của
S.V.Zon cho thấy: đối với từng loại cây khác nhau, lượng chất trả lại cho đất cũng
khác nhau. Ở rừng Thông là 4,1 tấn/ha , rừng Vân sam là 6,0 tấn/ha , rừng Dẻ là 3,9
tấn/ha. Ngoài ra tuổi rừng cũng ảnh hưởng tới khả năng cung cấp chất dinh dưỡng
cho đất. Tuổi rừng càng cao thì lượng chất rơi rụng càng nhỏ: rừng 20 tuổi là 2,5
tấn/ha, rừng 40 tuổi là 2,3 tấn/ha, rừng 100 tuổi chỉ có 1,3 tấn/ha.
Từ lâu trong vùng ôn đới vấn đề nghiên cứu ảnh hưởng của rừng tự nhiên và
rừng trồng đến độ phì của đất đã được nghiên cứu nhiều năm như Richard (1948,



3

1959), Zon C.V (1954, 1971), Remezov (1959), Rodin và Bazilevich (1967), Saly.R
(1985), William. Fritchett (1979).
Ormand và Will khi nghiên cứu sau khai thác rừng P. Radiata với chu kỳ ngắn
đã cho thấy đất rừng bị thối hóa khá rõ. Năm 1978 Turvey cũng cho biết khi thay
3

thế rừng tự nhiên bằng P.radiata với chu kỳ 15 - 20 năm sản lượng 400 m /ha đã
làm giảm độ phì đất do khai thác. Hơn nữa do thảm thực mục rừng thông khó phân
giải nên làm chậm quay vịng các chất khống ở các dạng lập địa này (dẫn theo
Phạm Văn Điển).
Độ phì của đất đóng vai trị cực kỳ quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến sinh
trưởng và năng suất cây trồng. Ngược lại các loài cây khác nhau cũng có ảnh hưởng
khác nhau đến độ phì đất. Trong những năm gần đây có một số cơng trình nghiên
cứu cụ thể về vấn đề này và mới chỉ nghiên cứu cho từng đối tượng cây trồng cụ
thể. Mối quan hệ giữa sinh trưởng của Tếch (Tectona grandis) và một số yếu tố đất
được xây dựng thơng qua phương trình: R = 1/3 (P x S) (Week, 1970) [13], trong đó
3

R là lượng tăng trưởng hàng năm (m /ha); P là độ dày của tầng đất (cm) và S là độ
no bazơ (mg/100 đất).
B.B.

Pôlưnôv (1877-1952). Cống hiến to lớn của Pôlưnôv là đã nêu ra khái

niệm quan trọng về vai trò của các hiện tượng sinh-địa-hố trong phong hố và hình
thành đất. Sự phát triển thổ nhưỡng về mặt hoá học, lý-hố học liên quan với tên
tuổi của K.K. Gêđrơits, A.N. Sơcơlơvski, I.N. Antipơv-Karatêv… K.K. Gêđrơits
(1872-1932) có cơng lớn trong lĩnh vực keo đất và khả năng hấp phụ của đất. Ông

đã nêu ra ý nghĩa của keo đất và khả năng hấp phụ trao đổi cation đối với sự phát
triển những tính chất của đất và dinh dưỡng khống của thực vật. Đồng thời, ông
cũng nêu ra nhiều phương pháp nghiên cứu lý, hoá học đất, đề ra các biện pháp cải
tạo đất như bón vơi cho đất chua, bón thạch cao cho đất mặn, rửa mặn, bón phốt pho
cho đất… những cơng trình của ơng được tiến hành trong giai đoạn thổ nhưỡng
đang phát triển mạnh và là cơ sở cho những quan điểm lý-hố học của q trình
hình thành đất và biện pháp nâng cao độ phì nhiêu của đất.
Trên thế giới, các cơng trình nghiên cứu về ảnh hưởng của đất tới thảm thực
vật được hình thành từ rất sớm. Các tác giả Alêkhin (1904), Graxits (1927),


4

Sennhicop (1938) đã thống nhất và đưa ra kết luận mỗi vùng sinh thái xác định sẽ
hình thành một kiểu thảm thực vật đặc trưng khi các tác giả này nghiên cứu trên loại
hình đồng cỏ và thảo nguyên ở Liên Xơ.
Khi nghiên cứu về vai trị của mùn trong đất đối với cây A.Giacốp (1956) đã
kết luận: Ngoài khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cải tạo đất nâng cao độ phì,
trong mùn cịn có chất quynon có tác dụng kích thích sự tăng trưởng của rễ, do đó
ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển cây rừng.
I.V. Tiurin (1892-1962) tác giả của nhiều cơng trình về phát sinh học, địa lý thổ
nhưỡng, hoá học đất và nhiều phương pháp phân tích hố học đất. Tiurin đã có cống
hiến lớn lao về lĩnh vực chất hữu cơ, nhất là chất mùn của đất. Ông cho rằng chất mùn
được hình thành là kết quả của quá trình sinh hoá học phân giải và tổng hợp chất hữu
cơ trong đất. Đồng thời, ông đã nêu ra phương pháp nghiên cứu chúng.

Webb và Tracey (1969) trong rừng Nula nhiệt đới ở Úc sinh trưởng của thực
vật phụ thuộc vào đá mẹ, độ ẩm của đất, trong rừng thứ sinh một số nhân tố quan
trọng là độ dày tầng đất, thành phần cấp hạt, CaCO 3, hàm lượng mùn và đạm (dẫn
theo Ngơ Đình Quế, 2008).

Ormand và Will khi nghiên cứu sau khai thác rừng P. Radiata với chu kỳ
ngắn đã cho thấy đất rừng bị thối hóa khá rõ. Năm 1978 Turvey cũng cho biết khi
3

thay thế rừng tự nhiên bằng P.radiata với chu kỳ 15 - 20 năm sản lượng 400 m /ha
đã làm giảm độ phì đất do khai thác. Hơn nữa do thảm mục rừng thơng khó phân
giải nên làm chậm quay vịng các chất khống ở các dạng lập địa này (dẫn theo
Phạm Văn Điển).
Chakraborty. R. N và Chakraborty. D (1989) đã nghiên cứu về sự thay đổi
tính chất đất dưới rừng Keo lá tràm ở các tuổi 2, 3 và 4, các tác giả cho rằng rừng
trồng Keo lá tràm cải thiện đáng kể một số tính chất độ phì đất như độ chua của đất
biến đổi 5,9 - 7,6; khả năng giữ nước của đất tăng từ 22,9% lên 32,7%, chất hữu cơ
tăng từ 0,81% lên 2,70%, đạm tăng từ 0,36 lên 0,50% và đặc biệt màu sắc của đất
cũng biến đổi một cách rõ rệt từ màu nâu vàng sang màu nâu.
Nghiên cứu các loài cây lá kim vùng núi cao Rocky Mountain (Hoa Kỳ)
Merrill R. Kaufmann and Michael G. Ryan (1986) đã kết luận: giữa tăng trưởng thể


5

tích hàng năm (Ann VolGr) và hiệu suất sinh trưởng (Growth Efficency) có mối
quan hệ với một số nhân tố lập địa là: tiềm năng hấp thụ bức xạ (PAI - Potential
absorbed irradiance), tọa độ địa lý (Azim - Azimuth), độ cao so với mực nước biển
(Elev - Elevation), khả năng cung cấp nước (Water Sup - Water Supply), sự cạnh
tranh diện tích lá (LA Comp - Leaf area competition) và các hệ số sử dụng cho các
biến tuyệt đối (b1, b2).
Khi phân chia các kiểu rừng trong mối quan hệ với thổ nhưỡng ở Inđônêxia
và Malaixia, P.W Richards và Braming đã cho rằng: Trong vùng nhiệt đới dù chỉ
khác biệt rất ít về đất đai cũng dẫn đến sự khác nhau về thành phần thực vật. Ở Việt
Nam cũng có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về ảnh hưởng của đất đến thảm thực

vật. A.Chavalier (1918) là người đầu tiên đưa ra bảng phân loại rừng Bắc Bộ ở Việt
Nam với 10 kiểu thảm khác nhau và cho rằng đất là yếu tố hình thành các kiểu
thảm. Trên cơ sở tổng hợp các nghiên cứu của P.Maurand (1943), Dương Hàm Hy
(1956) cũng đưa ra bản phân loại các kiểu rừng Việt Nam dựa trên nhiều yếu tố
trong đó thổ nhưỡng là yếu tố phát sinh ra các kiểu thảm thực vật (Theo Thái Văn
Trừng, 1978. Nhiều tác giả như: Trần Ngũ Phương(1970), Nguyễn Ngọc Bình (1996
Nguyễn Thoan (1986) cho rằng đá mẹ và thế nằm của đá, độ dày tầng đất cũng như
độ ẩm, độ cứng của đất là yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển hình thái của rễ cây
rừng, độ ẩm của đất và chất dinh dưỡng trong đất ảnh hưởng đến sự phát triển của
những bộ phận trên mặt đất. Đặng Ngọc Anh (1993) đã có nhận xét là hàm lượng
chất dinh dưỡng trong đất, độ sâu tầng đất đã ảnh hưởng tới khả năng tái sinh rừng
Dẻ ở Hà Bắc. Như vậy điều kiện đất và loại đất có ảnh hưởng lớn tới khả năng tái
sinh của cây rừng. Đặc điểm lí, hóa học của đất (đặc biệt là thành phần dinh dưỡng,
độ pH, thành phần cơ giới và độ ẩm của đất) có ảnh hưởng rất lớn đến tổ thành
rừng. Đất phát triển trên loại đá mẹ nào thì sẽ có loại đất ấy tương ứng phù hợp với
thành phần khoáng của loại đá mẹ đó.
Năm 1970, Weck, J đã nghiên cứu và cho thấy mối quan hệ giữa sinh trưởng
của loài Techtona Grandis tại Su Đăngvới một số yếu tố đất: R = 1/3 x P x S. Trong


6

3

đó R là sinh trưởng hàng năm (m /ha); P là độ dày tầng đất (cm); S là độ no bazơ
(mg/100g).
Các nghiên cứu của Evan (1978) với Acacia trong chu kỳ cho thấy năng suất
rừng khơng bị giảm. Độ phì của đất đóng vai trị cực kỳ quan trọng và ảnh hưởng
trực tiếp đến sinh trưởng và năng suất cây trồng. Ngược lại các lồi cây khác nhau
cũng có ảnh hưởng khác nhau đến độ phì đất. Trong những năm gần đây có một số

cơng trình nghiên cứu cụ thể về vấn đề này và mới chỉ nghiên cứu cho từng đối
tượng cây trồng cụ thể.
Những kiến thức về đất được tích luỹ từ khi nghề nơng bắt đầu phát triển, tức
là từ lúc con người chuyển từ thu lượm thực vật hoang dại sang trồng trọt ở đồng
ruộng và bắt đầu canh tác đất, trong sản xuất họ không ngừng quan sát đất, ghi nhớ
các tính chất đất. Những kiến thức đó được tích luỹ từ đời này qua đời khác cùng
với sự phát triển của khoa học, chúng được đúc kết lại và nâng cao, đó là nguồn gốc
sinh ra khoa học thổ nhưỡng.
Những kinh nghiệm đầu tiên về đất được tích luỹ từ thời cổ Hy lạp.”Sự phân loại
đất” độc đáo thấy trong các tuyển tập của những nhà triết học cổ Hy-lạp Aristos,
Teoflast. Các ông lúc bây giờ đã chia ra đất tốt, đất phì nhiêu và đất căn cỗi, khơng phì
nhiêu. Tuy vậy, thổ nhưỡng phát triển thành một khoa học muộn hơn nhiều.

Trong lĩnh vực đất rừng, đã có nhiều cơng trình của các tác giả trên thế giới
đi sâu nghiên cứu về tính chất của đất ở các khu vực khác nhau, ở các trạng thái
khác nhau và đã rút ra được kết luận là: Nhìn chung độ phì của đất dưới rừng trồng
đã được cải thiện tăng dần theo tuổi (Shosh, 1978; Iha.M.N, Pande.P và
Ranthore,1984; Báu.P.K và Aparajita Mandi, 1987; Chakraborty.R.N và
Chakraborty.D, 1989; Ohta, 1993). Các lồi cây khác nhau có ảnh hưởng rất khác
nhau đến độ phì của đất, cân bằng nước, sự thủy phân thảm mục và chu trình dinh
dưỡng khoáng (Bernhard Reversat.F, 1993; Trung tâm lâm nghiệp quốc tế (CIFOR),
1998; Chandran.P, Dutta.D.R, Gupta.S.K và Baaerjee.S.K, 1988).
Trong lĩnh vực phát triển khoa học thổ nhưỡng còn phải kể đến nhiều nhà khoa
học khác. ví dụ : Prianitnicơv, trong lĩnh vực keo đất-Gorbunôv, trong lĩnh


7

vực chất hữu cơ của đất-Cônônôva, Alecxandrôva, trong lĩnh vực vật lý thổ nhưỡng
Katrinski, trong lĩnh vực trao đổi giữa đất và cây Pêive, Petecbuaski, và nhiều nhà

khoa học khác cũng có nhiều cơng lao to lớn trong thổ nhưỡng.
1.2. Ở Việt Nam
Nghiên cứu đất rừng mang những đặc trưng rõ nét mà các nhà nghiên cứu đều
quan tâm chú ý đó là mối quan hệ hữu cơ giữa đất và thảm thực vật rừng, tức ảnh
hưởng của đất tới rừng và ngược lại ảnh hưởng của rừng tới đất. Việt Nam nằm
trong khu vực nhiệt đới khí hậu nóng ẩm, bởi vậy sự phân bố của thực vật vô cùng
phong phú. Trước đây, khi rừng còn chiếm 3/4 diện tích đất nước, hầu hết các lồi
thực vật nhiệt đới đều có mặt ở các loại đất Việt Nam. Ngày nay rừng bị tàn phá,
nhiều loài thực vật đã bị suy giảm nghiêm trọng, một số lồi có nguy cơ tuyệt
chủng, nhất là những lồi thực vật q hiếm có tác dụng làm thuốc hoặc có giá trị
kinh tế cao. Tuy nhiên sự phân bố về thành phần và số lượng của thực vật trên đất
Việt Nam vẫn còn phong phú.Có nhiều nhà khoa học nghiên cứu về đất lâm nghiệp
và đã có nhiều đóng góp quan trọng tiêu biểu như:
Nguyễn Ngọc Bình (1970) nghiên cứu sự thay đổi các tính chất và độ phì của
đất qua các q trình diễn thế thoái hoá và phục hồi rừng của các thảm thực vật ở
miền Bắc Việt Nam cho thấy, độ phì đất biến động rất lớn ứng với mỗi loại thảm
thực vật. Thảm thực vật đóng vai trị rất quan trọng trong việc duy trì độ phì đất.
Nghiên cứu của Hoàng Xuân Tý (1976) cho thấy, sau 10 - 20 năm trồng Bạch
đàn liễu và Bạch đàn trắng trên đồi trọc, các tính chất hố học cơ bản của đất chưa
có sự thay đổi nào đáng kể. Các thí nghiệm theo dõi động thái độ ẩm đất dưới 3 khu
rừng Bạch đàn liễu 2 - 8 tuổi, bước đầu cho thấy, độ ẩm dưới rừng bạch đàn 7 và 8
tuổi luôn khô hơn khu 2 tuổi và đối chứng (đất trống) rõ rệt. Tuy nhiên, hiện nay
chưa đánh giá được hiện tượng đất khô là do rễ bạch đàn hút, hay do bốc hơi vật lý
vì thảm thực bì dưới rừng bạch đàn thường kém phát triển và thường xuyên bị quét
lá.
Khi nghiên cứu đặc điểm của đất trồng rừng Thơng nhựa và ảnh hưởng của
rừng đến độ phì đất, Ngơ Đình Quế (1985) cho rằng: sau 8 - 10 năm trồng rừng
Thơng nhựa, tính chất hố học đất có thay đổi nhưng khơng nhiều, khả năng tích luỹ



8

mùn của rừng thấp, độ chua thuỷ phân tăng. Tuy nhiên, lý tính của đất được cải
thiện đáng kể, cụ thể là độ xốp của đất dưới rừng Thông tăng lên ở tầng 0 - 20 cm từ
2 - 4%, độ ẩm của đất tăng từ 1 - 3% so với nơi đất trống.
Nhiều tác giả đã nhấn mạnh vai trị của độ dày tầng đất và sự thối hóa đất
rừng khi phân hạng đất cho rừng tự nhiên và chọn đất cho trồng rừng ở Việt Nam:
Bồ đề, Luồng, Tếch, Bạch đàn, Thơng nhựa, Quế...của Đỗ Đình Sâm (1983 - 1985),
Hồng Xn Tý (1974), Nguyễn Ngọc Bình (1980), Nguyễn Xn Qt - Ngơ Đình
Quế (1970 -1977). Ngơ Đình Quế (1983 - 1988), đã tìm thấy một số quan hệ giữa
độ dày tầng đất, độ pH, độ xốp, mùn, đạm, thành phần cơ giới, với sinh trưởng của
cây và xây dựng tiêu chuẩn cho việc chọn lập địa, phân hạng đất cho việc trồng các
lồi cây trên.
Độ phì của đất đóng vai trị cực kỳ quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến sinh
trưởng và phát triển của các thảm thực vật rừng và cây trồng. Ngược lại các thảm
thực vật rừng khác nhau cũng có ảnh hưởng đến độ phì đất rất khác nhau. Vì vậy,
duy trì và làm tăng độ phì đất là yếu tố then chốt để làm bền vững tài nguyên đất.
Nguyễn Ngọc Bình (1970) nghiên cứu sự thay đổi các tính chất và độ phì của đất
qua các q trình diễn thế, thối hố và phục hồi rừng của các thảm thực vật ở Miền
Bắc Việt Nam cho thấy độ phì đất biến động rất lớn ứng với mỗi loại thảm thực vật,
thảm thực vật đóng vai trị rất quan trọng trong việc duy trì độ phì đất [1].
Ngơ Văn Phụ (1985) cho biết khi khai phá các rừng gỗ tự nhiên để trồng các
loài cây mọc nhanh như Mỡ, Bồ đề, Tre thì chất mùn biến đổi theo hướng fulvic hóa
và dễ bị rửa trơi. Cũng trong năm này Ngơ Đình Quế khi nghiên cứu đặc điểm của
đất trồng Thông và ảnh hưởng của Thơng tới độ phì của đất đã cho kết quả như sau:
Sau 8 – 10 năm trồng. Thông nhựa bắt đầu cho thấy tính chất hóa học thay đổi
nhưng khơng nhiều, khả năng tích lũy mùn ở rừng thấp, độ chua thủy phân tăng, tuy
nhiên lý tính của đất được cải thiện đáng kể.
Các phương thức khai thác phục hồi rừng khác nhau đã ảnh hưởng trực tiếp
đến độ phì đất, kết quả nghiên cứu của Đỗ Đình Sâm (1985) cho thấy đối với đất

Bazan ở Kon Hà Nừng thì cường độ khai thác mạnh (40 - 50%) thậm chí gần như
khai thác kiệt thì độ phì đất có giảm nhưng khơng lớn và khả năng phục hồi độ phì
cũng khá cao do địa hình bằng phẳng và đất mau chóng được che phủ bởi lớp thực


9

vật tầng dưới. Đối với đất có độ phì khá lớn, thành phần cơ giới nhẹ, độ dốc lớn ở
Quì Châu - Nghệ An thì sau 20 năm chặt trắng độ phì đất giảm rõ rệt so với đối
chứng và sau 20 năm độ phì đất chưa thể khơi phục được mặc dù rừng mới đã che
kín đất. Đối với đất có thành phần cơ giới nặng hơn, độ dốc lớn, phát triển trên
phiến thạch sét ở Hương Sơn - Hà Tĩnh, qua một năm chặt cường độ 40% cho thấy
độ phì đất giảm so với đối chứng 15%.
Trong năm 1993, vấn đề rừng với tác dụng dòng chảy đã được Phạm Ngọc
Dũng (1993) nghiên cứu và kết luận, ở nước ta cây rừng có khả năng tiêu thụ một
lượng nước rất lớn. Đất rừng cũng là một nhân tố ảnh hưởng rất rõ nét đến dòng
chảy mặt. Sự khác nhau về tính chất, chủ yếu là tính chất vật lý của các loại đất sẽ
ảnh hưởng trực tiếp đến xói mịn đất và sự hình thành dịng chảy Nguyễn Ngọc
Lung và cộng sự (1995) đã dựa vào mức độ thấm, thoát nước và sự thoái hoá của
các loại đất để cho điểm và đánh giá vai trò của nhân tố đất ảnh hưởng tới xói mịn
và dịng chảy (dẫn theo Phạm Văn Điển).
Năm 1997 chương trình mơi trường liên hợp quốc đã đánh giá tổng thể về
thoái hoá đất ở 17 quốc gia Đông Nam á. Với sự tham gia của Việt Nam (Thái
Phiên, Nguyễn Tử Xiêm, UNEP, 1997). Hai mươi tiêu thức được sử dụng để đánh
giá các kiểu thối hố và lập bản đồ tồn vùng, trong đó chú trọng đến thối hố đất
do con người gây ra về quy mô, tốc độ, nguyên nhân và ảnh hưởng của quá trình
này đến sức sản xuất của đất. Kết quả cho thấy rằng bên cạnh xói mịn rửa trơi do
nước thì thối hố hố học đất Việt Nam là khá nghiêm trọng so với các nước trong
vùng. Nhận thức được những đặc điểm quan trọng này, trong nhiều thập kỷ qua
khoa học đất đã tạo ra cơ sở khoa học và đề xuất nhiều giải pháp kỹ thuật để khắc

phục các mặt hạn chế hoá học của độ phì nhiêu, chuyển hố độ phì nhiêu tiềm năng
sang độ phì nhiêu hữu hiệu .
Nguyễn Minh Thanh (2010) nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái
đến sinh trưởng của Mây nếp (Calamus tetradactylus Hance) tại Hồ Bình và Hà Giang
đã chỉ ra rằng: Ngoài yếu tố độ tàn che, độ dốc, độ cao, lượng mưa, nhiệt độ..thì một số
tính chất cơ bản của đất pH, hàm lượng chất hữu cơ (OM%), đạm dễ tiêu


10

(Ndt), lân dễ tiêu, Kali dễ tiêu, là những nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng
của loài. Kết quả nghiên cứu đựơc thể hiện thơng qua phương trình:
Di x Li = - 63,624 + 9,6832pHKCl - 0,2375OM% + 0,4264Ndt +
1,32927P2O5dt - 0,1568 K2Odt - 0,0243 độ dốc - 1,4335 tàn che + 0,0047 độ cao +
2,6121 nhiệt độ - 0,0015 lượng mưa, với R = 0,99, F = 288,79.
Phương trình này được khuyến cáo dùng để phân chia mức độ thích hợp cho
lồi Mây nếp với những nơi có điều kiện tương tự [10].
Nghiên cứu về ảnh hưởng của thảm thực vật rừng đến tính chất hố sinh của
đất ở Bắc Sơn của Nguyễn Trường và Vũ Văn Hiển (1997) đã chứng minh rằng tính
chất hố học đất thay đổi phụ thuộc vào độ che phủ của thảm thực vật. Ở những nơi
đất có độ che phủ thấp tính chất của đất biến đổi theo xu hướng xấu. Đất bị chua
+

hoá, tỷ lệ mùn, hàm lượng các chất dễ tiêu NH4 , P2O5 đều thấp hơn rất nhiều so với
đất được che phủ tốt [14].
Nguyễn Minh Thanh, Dương Thanh Hải (2013), nghiên cứu một số tính chất
lý hóa học cơ bản dưới 7 trạng thái thảm thực vật tại xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc,
tỉnh Hịa Bình cho thấy: Các trạng thái thảm thực vật ảnh hưởng rất rõ đến tính chất
lý hố học của đất, nhất là độ pH, hàm lượng chất hữu cơ trong đất.
Nguyễn Minh Thanh, Dương Thanh Hải (2013), nghiên cứu ảnh hưởng của

của một số trạng thái thảm thực vật đến môi trường đất tại xã Vầy Nưa, Đà Bắc, tỉnh
Hịa Bình đã cho thấy: Nếu giảm độ tàn che từ 0,7 - 0,8 xuống 0,5 - 0,6 thì xói mịn
tăng 123,7% - 149,7% (với rừng tự nhiên) và 318,5% với trạng thái trảng cỏ. Tỷ lệ
lượng nước giữ hữu hiệu của vật rơi rụng từ 187,81% (trảng cỏ), đến 320,72% (rừng
3

giàu); lượng nước giữ hữu hiệu của vật rơi rụng dao động 4,32 - 22,59 m /ha, trung
3

bình là 11,04 m /ha, tương đương với một trận mưa 0,432 - 2,26 mm. Độ xốp tăng
12,3- 14,8% (rừng tự nhiên), 3,46% (rừng luồng) và trạng cỏ cây bụi là 1,1%. Độ
ẩm đất thay đổi 0,05 - 0,25%. Độ pH thay đổi không đáng kể. Hàm lượng chất hữu
cơ tăng gần 1% (rừng giàu), còn ở trảng cỏ cây bụi mức tăng (0,03%) thấp hơn
33,33 lần: ở trảng cỏ giảm 0,02%. Đạm dễ tiêu ởtrảng cỏ giảm 0,39 mg/100 gam
đất, ở rừng giàu tăng 1,65 mg, ở rừng trung bình tăng 1,11 mg, ở rừng luồng tăng


11

0,14 mg, bằng 14%. Lượng P2O5 tăng nhiều nhất ở trạng thái rừng giàu (0,41 mg),
tiếp theo là rừng trung bình (0,24 mg), thấp nhất ở trảng cỏ (0,11 mg). Lượng K 2O
tăng cao nhất ở rừng trung bình là 2,22 mg, tiếp theo là rừng nghèo 2,1 mg, rừng
giàu là 1,71 mg, thấp nhất ở trảng cỏ và rừng luồng là 0,05 mg.
Nguyễn Minh Thanh, Hoàng Thị Thu Duyến (2014), đã nghiên cứu đất dưới
tán rừng tự nhiên tại Con Cuông, Nghệ An cũng khẳng định: Đất ở các trạng thái
rừng khác nhau có những đặc điểm khác nhau khá rõ: Độ xốp của đất tại khu vực
nghiên cứu thuộc diện khá xốp từ 52,3% - 58,2%; độ chua mạnh (pH KCl từ 3,214,15), hàm lượng chất hữu cơ dao động từ 2,08% đến 2,58%; đạm tổng được đánh
giá ở mức trung bình đến giàu từ 0,12% - 019%; hàm lượng đạm dễ tiêu ở mức khá
đến giàu (7,0 - 9,34 mg/100 g đất), hàm lượng lân từ trung bình đến giàu (3,75 - 5,1
mg/100 g đất). Kali ở mức trung bình (4,3 - 6,4 mg/100 g đất).

Nguyễn Minh Thanh, Dương Thanh Hải (2014), đã nghiên cứu đặc điểm vi
sinh vật đất dưới tán một số trạng thái thảm thực vật tại xã Vầy Nưa cho thấy: Mật
độ vi sinh vật, hoạt tính vi sinh vật và tính đa dạng của chúng phụ thuộc nhiều vào
trạng thái thảm thực vật: Mật độ tế bào vi khuẩn tổng số cao nhất ở rừng tự nhiên
8

(1,9 - 2,9).10 CFU/g, tiếp theo ở 2 loại rừng trồng (Keo, Luồng): (3,3 - 4,2) .10

7

6

CFU/g, ở đất Trảng cỏ cây bụi 1,4.10 CFU/g và thấp nhất ở đất Trảng cỏ
5

1,7.10 CFU/g. Kết quả này cũng đúng với các nhóm vi sinh vật khác như nấm mốc,
xạ khuẩn, vi sinh vật phân giải xenlulo. Đất rừng tự nhiên có 48 - 57% số chủng thử
nghiệm với hoạt tính phân giải xenlulo tốt, đường kính vịng phân giải đạt tới 25 35 mm. Đất trảng cỏ có 7% số chúng có hoạt tính tốt và 60% có hoạt tính yếu. Ở
từng loại đất khác nhau, tính đa dạng vi sinh vật rất khác nhau, nhất là thành phần
lồi: ở đất rừng tự nhiên có 20 giống, đất rừng trồng 14 - 15 giống, đất trảng cỏ cây
bụi có 14 giống, trảng cỏ có 10 giống.
Tuy nhiên các nghiên cứu còn tản mạn. Nghiên cứu một số tính chất của đất
dưới các trạng thái thực bì khác nhau đã được nhiều nhà chuyên gia trong và ngoài
nước tiến hành nghiên cứu rất công phu, đây là các cơng trình rất có giá trị về khoa
học, cung cấp nhiều thơng tin cần thiết trong q trình nghiên cứu về đất rừng. Nên


12

cần quan tâm và ưu tiên nhiều hơn đến các lĩnh vực nghiên cứu về quản lý, sử dụng

đất hợp lý, để bảo vệ rừng, làm tăng độ phì cho đất, tăng hiệu quả kinh tế cho cây
trồng, chính là làm giàu cho người dân và cho môi trường sinh thái.


13

Chương 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG,
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định được tính chất lý học, hóa học của đất dưới một số trạng thái thảm
thực vật chủ yếu ở khu vực, làm cơ sở đề xuất một được một số định hướng cải
thiện tính chất của đất và giải pháp quản lý đất bền vững tại xã Ayun, huyện Mang
Yang, tỉnh Gia Lai.
2.2. Giới hạn nghiên cứu
Đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu tính chất đất dưới các trạng thái thảm thực vật
chủ yếu ở độ sâu 0 - 30 cm, tại xã Ayun và định hướng một số biện pháp kỹ thuật
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất cho khu vực nghiên cứu.
2.3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu đất ở 6 trạng thái thảm thực vật: rừng tự nhiên giàu, rừng tự
nhiên nghèo, rừng Khộp, rừng Bạch đàn đỏ Urophylla, rừng Thông ba lá và so sánh
0

với trạng thái Trảng cỏ cây bụi, với cùng cấp độ dốc 15 - 25 .
2.4. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài tập trung thực hiện những nội dung sau:

-

cứu;


Đặc điểm cấu trúc các trạng thái thảm thực vật ở khu vực nghiên

-

Đặc điểm hình thái phẫu diện đất;

Một số tính chất lý học cơ bản của đất dưới các trạng thái thảm thực vật tại

khu vực nghiên cứu;
-

Một số tính chất hóa học cơ bản của đất dưới các trạng thái thảm thực vật

tại khu vực nghiên cứu;
-

Đề xuất một số biện pháp cải thiện tính chất của đất và giải pháp quản lý sử

dụng đất hiệu quả, bền vững.
2.5. Phương pháp nghiên cứu
2.5.1. Thu thập và kế thừa các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
-

Bao gồm các tài liệu liên quan đến các nội dung nghiên cứu (Điều kiện tự

nhiên, dân sinh kinh tế, bản đồ hiện trạng, bản đồ hành chính,…)


14


2.5.2. Thu thập số liệu ngoại nghiệp
-

Điều tra cấu trúc các trạng thái thảm thực vật

Trên từng trạng thái thảm thực vật tiến hành lập ơ tiêu chuẩn (OTC), diện
2

tích ô tiêu chuẩn phụ thuộc vào từng trạng thái: rừng trồng diện tích ơ là 500 m ,
2

2

rừng tự nhiên phục hồi là 1.000 m , trảng cỏ là 100 m . Số ô tiêu chuẩn được thiết
lập là 18 ô, cụ thể: Mỗi trạng thái thảm thực vật được lập 3 OTC, riêng đối với trảng
cỏ lập 3 OTC để đối chứng.
Phương pháp lập ô tiêu chuẩn: Sử dụng bản đồ, thước dây, địa bàn cầm tay
để xác định vị trí ơ tiêu chuẩn. Ơ tiêu chuẩn hình chữ nhật được lập theo định lý
Pitago.
+

Đối với rừng tự nhiên lập OTC có chiều dài 40 m song song với đường

đồng mức, chiều rộng 25 m vng góc với đường đồng mức.
+

Đối với rừng trồng lập OTC chiều dài 25 m song song với đường đồng

mức, chiều rộng 20 m vng góc với đường đồng mức.

Trên mỗi OTC tiến hành đo đếm các chỉ tiêu:
+

Đo đường kính ngang ngực (D1.3) bằng thước kẹp kính cho tất cả các cây

có đường kính ≥ 6cm.
+

Đo chiều cao vút ngọn (Hvn) bằng thước đo cao Blumeiss của tất cả các

cây trong OTC, độ chính xác đến 0,1m.
+

Đo đường kính tán (Dt) của tất cả các cây trong OTC bằng cách đo gián

tiếp thông qua hình chiếu tán của cây trên mặt đất, độ chính xác 0,1m.
Số liệu điều tra được ghi vào mẫu biểu:
Biểu 01. Phiếu điều tra tầng cây cao
Vị trí:

Ngày điều tra:

Hướng dốc:

Người điều tra:

Độ dốc:
Trạng thái thảm thực vật:

Số hiệu OTC:


TT

Loài cây
1




15

+

Trong mỗi ô tiêu chuẩn lập 5 ô dạng bản, 4 ơ được bố trí 4 góc và 1 ơ ở
2

giữa OTC. Diện tích là 25 m (5 x 5 m)và tiến hành điều tra các chỉ tiêu về cây bụi
thảm tươi, vật rơi rụng.
Số liệu điều tra được ghi vào mẫu biểu sau:
Biểu 02: Phiếu điều tra cây bụi thảm tươi và vật rơi rụng
Vị trí:
Hướng dốc:
Độ dốc:
Trạng tháithảm thực vật :

TT

Loài cây chủ

ODB


yếu

1

-

Điều tra đất duới các trạng thái thảm thực vật khác nhau

Mỗi ô nghiên cứu đào 1 phẫu diện, như vậy với 18 OTC nghiên cứu tương
ứng với tổng số 18 phẫu diện. Kích thước phẫu diện, mô tả đặc điểm phẫu diện, lấy
mẫu đất được thực hiện theo quy trình trong TCVN 9487-2012.
Trên mỗi ơ tiêu chuẩn đào một phẫu diện chính và 4 phẫu diện phụ.Việc tiến
hành đào phẫu diện trên cùng các ô thứ cấp và ô dạng bản để điều tra cây bụi thảm
tươi và thu thập thảm mục, đề tài ưu tiên điều tra cây bụi thảm tươi trước tiên sau đó
tiến hành lấy thảm mục ở 1 góc và đào phẫu diện đất ở 1 góc chéo nhau. Đào phẫu
diện được thực hiện ở bước cuối cùng. Các phẫu diện được bố trí theo sơ đồ sau:


×