Tải bản đầy đủ (.docx) (103 trang)

Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu tập đoàn cây gỗ bản địa rừng thực nghiệm trường đại học lâm nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.31 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
------------------------------

LÊ ĐÌNH THUẬN

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU TẬP ĐOÀN
CÂY GỖ BẢN ĐỊA RỪNG THỰC NGHIỆM TRƯỜNG
ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Hà Nội, 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
---------------------------------

LÊ ĐÌNH THUẬN

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU
TẬP ĐOÀN CÂY GỖ BẢN ĐỊA RỪNG THỰC
NGHIỆM TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP


Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên rừng
Mã số: 60620211

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HOÀNG VĂN SÂM

Hà Nội, 2013


i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được bài Luận văn này, cho phép tơi được bày tỏ lịng
biết ơn sâu sắc đến TS. Hoàng Văn Sâm, giáo viên đã trực tiếp hướng dẫn và
giúp đỡ tơi trong suốt q trình nghiên cứu và thực hiện luận văn này.
Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo khoa
Quản lý tài nguyên rừng, Trung tâm đa dạng sinh học, Khoa sau đại học
trường Đại học Lâm Nghiệp đã giúp đỡ tơi hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tơi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới Lãnh đạo và các cán bộ Ban quản
lý dự án FLITCH Trung ương đã tạo điều kiện giúp đỡ về thời gian để tơi thực
hiện và hồn thành luận văn.
Cuối cùng, Tơi xin trân thành cảm ơn những nhận xét, đóng góp ý kiến
và sự động viên của bạn bè đồng nghiệp.
Tôi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Tơi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2013

Tác giả

Lê Đình Thuận


ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................................................... i
MỤC LỤC............................................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................................................ v
DANH MỤC CÁC HÌNH................................................................................................................ vi
ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................................................ 1
Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.................................................................................. 2
1.1. Quan điểm về đa dạng sinh học.............................................................................................. 3
1.2. Nghiên cứu đa dạng sinh học trên thế giới......................................................................... 5
1.3. Nghiên cứu đa dạng thực vật ở Việt Nam........................................................................... 6
1.4. Nghiên cứu thực vật ở Núi luốt.............................................................................................. 9
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

12
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................................... 12
2.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................................. 12
2.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................................................ 12
2.4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................................ 12
2.4.1. Phương pháp luận.................................................................................................................. 12
2.4.2. Công tác ngoại nghiệp.......................................................................................................... 13
2.4.2.1. Công tác chuẩn bị............................................................................................................... 13
2.4.2.2. Phương pháp kế thừa tài liệu......................................................................................... 13

2.4.2.3. Điều tra sơ thám.................................................................................................................. 13
2.4.2.4. Điều tra tỷ mỷ...................................................................................................................... 13
2.4.3. Công tác nội nghiệp.............................................................................................................. 15
Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI............................................ 19
3.1 Điều kiện tự nhiên....................................................................................................................... 19
3.1.1 Vị trí địa lý................................................................................................................................. 19
3.1.2 Địa hình....................................................................................................................................... 19
3.1.3 Địa chất thổ nhưỡng............................................................................................................... 19
3.1.4. Khí hậu thuỷ văn.................................................................................................................... 21


iii

3.1.5 Tình hình thực vật................................................................................................................... 22
3.2. Điều kiện kinh tế xã hội.......................................................................................................... 23
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................................................ 24
4.1. Nghiên cứu tính đa dạng thành phần lồi các lồi cây gỗ bản địa tại rừng thực
nghiệm Trường Đại học Lâm Nghiệp......................................................................................... 24
4.1.1. Đa dạng về thành phần loài................................................................................................ 24
4.1.2. Đa dạng về dạng sống.......................................................................................................... 26
4.1.3. Đa dạng về công dụng của các loài................................................................................. 28
4.2. Nghiên cứu sự phong phú của các loài cây gỗ quý hiếm tại khu vực nghiên cứu. . 29

4.3. Xây dựng cơ sơ dữ liệu các loài thực vật qúy hiếm tại khu vực núi Luốt...........32
4.3.1. TRÁM ĐEN – Canarium tramdenum Dai et Jakovl................................................. 33
4.3.2. LIM XANH – Erythrophloeum fordii Olv................................................................... 34
4.3.3. GỤ LAU – Sindora tonkinensis A.Chev....................................................................... 36
4.3.4. CHÒ NÂU – Dipterocarpus retusus Blume................................................................. 37
4.3.6. TÁU NƯỚC – Vatica subglabra Merr............................................................................ 40
4.3.7. SAO ĐEN – Hopea odorata Roxb................................................................................... 42

4.3.8. SƯA BẮC BỘ - Dalbergia tonkinensis Prain.............................................................. 43
4.3.9.GIÁNG HƯƠNG QUẢ TO – Pterocarpus macrocarpus Kurs ..............................45
4.3.11. CHÒ ĐÃI – Carya sinensis (Dode) J.F.Leroy.......................................................... 48
4.3.12. KHÁO XANH – Cinnadenia paniculata (Hook.f.) Kosterm..............................49
4.3.13. GIỔI LÔNG – Michelia balansae (A.DC) Dandy.................................................. 50
4.3.14. LÁT HOA –Chukrasia tabularis A.Juss...................................................................... 52
4.3.15. SẾN MẬT – Madhuca pasquieri (Dubard)H. J. Lam............................................ 53
4.3.16 NGHIẾN - Burretiodendron hsienmu Chun et How............................................... 55
4.3.17. TRẦM HƯƠNG - Aquilaria crassna Pierre............................................................... 56
4.4. Xây dựng cơ sở dữ liệu trên trang Web Trung tâm đa dạng sinh học - Trường đại

học Lâm Nghiệp.................................................................................................................................. 58
4.5. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng rừng thực nghiệm trong đào tạo và
nghiên cứu............................................................................................................................................. 61
KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KHUYẾN NGHỊ.......................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................... 64


Chữ viết tắt
C
G
Q
T
N
Mi
MM
Na
IUCN
VQG
WWF

CR
EN
VU
LR
DD
IA
IIA
NE


v

DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

Tên bảng

3.1

Một số chỉ tiêu Khí hậu - Thuỷ văn khu

4.1

Tỷ lệ các họ có số lồi nhiều ở núi Luố

4.2

So sánh một số họ TV thân gỗ giàu lồ

4.3


Thống kê giá trị cơng dụng của thực vậ

4.4

Thành phần loài thực vật qúy hiếm của


vi

DANH MỤC CÁC HÌNH
STT

Tên hì
4.1

Hình thái Trám đen

4.2

Hình thái Lim xanh

4.3

Hình thái Gụ lau

4.4

Hình thái Chị nâu


4.5

Hình thái Dầu rái

4.6

Hình thái Táu nước

4.7

Hình thái Sao đen

4.8

Hình thái Sưa bắc bộ

4.9

Hình thái Dáng hương quả to

4.10

Hình thái Dẻ phảng

4.11

Hình thái Chị đãi

4.12


Hình thái Kháo xanh

4.13

Hình thái Giổi lơng

4.14

Hình thái Lát hoa

4.15

Hình thái Sến mật

4.16

Hình thái Nghiến

4.17

Hình thái Trầm hương


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học hiện nay đã và đang được
rất nhiều nước quan tâm và nó đã trở thành chiến lược trên toàn thế giới.
Nhiều tổ chức quốc tế ra đời để hướng dẫn, giúp đỡ và tổ chức việc đánh giá,
bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học trên phạm vi toàn thế giới. Một số tổ

chức thế giới về đa dạng sinh học như: Hiệp hội quốc tế bảo tồn thiên nhiên
(IUCN), Chương trình mơi trường Liên Hợp quốc (UNEP), Quỹ quốc tế bảo
tồn thiên nhiên (WWF), Viện tài nguyên di truyền quốc tế (IPGRI) v.v…Năm
1992, tại Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu ở Rio de Janeiro đã thông qua công
ước về bảo tồn đa đạng sinh học. Việt Nam là một trong năm nước chịu ảnh
hưởng sâu sắc nhất của việc suy giảm đa dạng sinh học.
Nghiên cứu về đa dạng sinh học và hệ thống hóa thực vật đã được nhiều
nước trên thế giới nghiên cứu và thực hiện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho
việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập, trao đổi thông tin và hợp tác. Việt Nam là
nước có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới với khoảng 15.000 loài thực
vật bậc cao có mạch, trong đó có nhiều lồi bản địa được ghi trong sách Đỏ
Việt Nam và danh lục đỏ thế giới IUCN. Trường Đại học Lâm nghiệp Việt
Nam là trường đầu ngành của cả nước về Lâm nghiệp, trường đã được Nhà
nước đầu tư xây dựng rừng thực nghiệm nhằm tạo điều kiện cho cán bộ và
sinh viên học tập và nghiên cứu. Rừng thực nghiệm trường Đại học Lâm
nghiệm được ví như bảo tàng sống với nhiều loài thực vật cả bản địa và nhập
nội, đến nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu tại đây như nghiên cứu về điều
kiện đất đai, động thái rừng và nhiều nghiên cứu về thực vật. Tuy nhiên, sau
hơn 20 năm từ khi trồng các loài cây bản địa đầu tiên vẫn chưa có cơng trình
nghiên cứu nào về hệ thống hóa tập đồn cây bản địa tại đây.
Được sự đồng ý của trường Đại học Lâm Nghiêp và giáo viên hướng
dẫn tôi tiến hành nghiên cứu đề tài sau “Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu
tập đoàn cây gỗ bản địa tại rừng thực nghiệm trường Đại học Lâm nghiệp”


2

Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Thực vật thân gỗ là các lồi thực vật bậc cao có mạch, phần thân cơ thể

thực vật chứa nhiều yếu tố gỗ, thân thường cứng rắn, đảm nhiệm tốt chức
năng nâng đỡ cơ thể. Chúng thường là những cây lâu năm và đóng vai trị
quan trọng nhất trong hệ sinh thái rừng.
Thực vật thân gỗ phân bố rộng khắp trên thế giới. Nhất là các nước
nhiệt đới như Việt Nam thì thực vật thân gỗ có sự phân bố đa dạng và sâu sắc
hơn. Ở nước ta thực vật thân gỗ phân bố rộng khắp trên cả nước và chúng
đóng vai trị lớn nhất trong hệ thực vật của nước ta. Thực vật thân gỗ khơng
chỉ phân bố những nơi vùng cao, vùng núi có rừng mà nó cịn phân bố ở mơi
trường nước tạo nên những khu rừng ngập nước ven sông, ven biển. Sự phân
bố của thực vật phụ thuộc nhiều vào yếu tố khí hậu nên ở mỗi vùng miền khác
nhau thì có sự phân bố khác nhau của thực vật thân gỗ nói riêng và của hệ
thực vật nói chung.
Khơng chỉ có phân bố rộng khắp mà thực vật thân gỗ cịn có giá trị và
vai trị rất lớn đối với hệ sinh thái và con người. Sự có mặt của thực vật thân
gỗ trong các hệ sinh thái rừng đóng vài trò rất lớn trong việc tạo nên diện mạo
của hệ sinh thái, trong một hệ sinh thái rừng thì thành phần cây gỗ ln chiếm
ưu thế, nó là nhân tố tạo nên kết cấu, tổ thành và hiện trạng của rừng.
Đối với con người thực vật thân gỗ có giá trị to lớn không chỉ về nhu
cầu sử dụng, mà cịn có giá trị lớn về khoa học, tâm linh. Đối với người dân
Việt Nam chúng ta, rừng là một cái nơi lớn và có giá trị, nó được chứng minh
qua lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Thực vật thân gỗ nói
riêng và hệ thực vật nói chung đã cung cấp thức ăn, dược liệu, dòng năng
lượng, và là nơi trú ẩn của con người cũng như nhiều lồi động thực vật khác.
Tóm lại thực vật thân gỗ có giá trị và vai trị to lớn đối với hệ sinh thái,
cũng như với con người và là nhân tố góp phần tạo nên tính đa dạng sinh học,
là cơ sở cho nhiều nhà nghiên cứu khoa học về hệ sinh thái rừng và tính đa
dạng sinh học.


3


1.1. Quan điểm về đa dạng sinh học.
Vấn đề nghiên cứu, bảo vệ đa dạng sinh học đang là mối quan tâm hàng
đầu trong những năm qua. Mặc dù được quan tâm nhiều nhưng vẫn đang còn
một số quan điểm chưa thống nhất, chưa đầy đủ hoặc chưa rõ ràng về đa dạng
sinh học.
Theo Quỹ bảo tồn thiên nhiên quốc tế WWF (1989) đã đưa ra định
nghĩa về đa dạng sinh học như sau: “Đa dạng sinh học là sự phồn thịnh của sự
sống trên trái đất, là hàng triệu loài thực vật, động vật và vi sinh vật, là những
gen chứa đựng trong các loài và là những hệ sinh thái vô cùng phức tạp cùng
tồn tại trong môi trường”.
Theo IUCN (1994) đã đưa ra định nghĩa đa dạng sinh học như sau: “Đa
dạng sinh học là thuật ngữ chỉ sự phong phú của sự sống trên trái đất của hàng
triệu loài thực vật, động vật, vi sinh vật cùng nguồn gen của chúng và các hệ
sinh thái mà chúng là thành viên. Từ đó, đa dạng sinh học được định nghĩa là
sự đa dạng của các sinh vật từ tất cả các nguồn, trong đó bao gồm các hệ sinh
thái trên cạn, dưới biển, các thủy vực khác và các phức hệ sinh thái mà chúng
cấu thành. Đa dạng sinh học bao gồm sự đa dạng của loài, giữa các loài và hệ
sinh thái”.
Trong tác phẩm “Đa dạng cho sự phát triển” của viện Tài nguyên gen
thực vật quốc tế (IPGRI) thì đa dạng sinh học được định nghĩa như sau: “Đa
dạng sinh học là toàn bộ những biến dạng trong tất cả cơ thể sống và các phức
hệ sinh thái mà chúng sống. Đa dạng sinh học có 3 mức độ: Đa dạng hệ sinh
thái, đa dạng lồi và đa dạng di truyền”.
Trong chương trình hành động đa dạng sinh học quốc gia Việt Nam
cũng đưa ra một khái niệm về đa dạng sinh học như sau: “Đa dạng sinh học là
tập hợp tất cả nguồn sinh vật sống trên hành tinh bao gồm tổng số các lồi
động vật và thực vật; tính đa dạng và sự phong phú trong từng lồi, tính đa



4

dạng sinh thái của các cộng đồng sinh thái khác nhau hoặc tập hợp tất cả các
loài sống ở các vùng khác nhau trên thế giới với các hoàn cảnh khác nhau”.
Khái niệm này tuy có đề cập đến 3 vấn đề đa dạng trong từng loài, đa dạng
giữa các loài và đa dạng hệ sinh thái nhưng khái niệm này cịn dài, chưa rõ
ràng và nhầm lẫn giữa tính phong phú, tính đa dạng và chỉ nhấn mạnh hai
nhân tố là động vật và thực vật, bỏ quên các quần xã sinh vật khác.
Trong công ước về bảo tồn đa dạng sinh học thông qua tại Hội nghị
thượng đỉnh toàn cầu ở Rio De Janeiro (1992) đã đưa ra định nghĩa đa dạng
sinh học như sau: “Đa dạng sinh học là sự biến đổi giữa các sinh vật ở tất cả
mọi nguồn, bao gồm hệ sinh thái trên đất liền, trên biển và các hệ sinh thái
nước khác, sự đa dạng thể hiện trong từng loài, giữa các loài và trong các hệ
sinh thái”. Định nghĩa này tương đối đầy đủ và rõ ràng.
Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau về đa dạng sinh học nhưng nhìn
chung các định nghĩa đều có điểm chung đó là:
-

Đa dạng di truyền thể hiện bằng sự đa dạng về gen nằm trong mỗi

loài. Sự thay đổi vật liệu di truyền trong một lồi có thể làm cho nó tiến hóa
thơng qua chọn lọc tự nhiên.
-

Đa dạng về loài bao gồm toàn bộ các sinh vật sống trên trái đất từ vi

khuẩn đến các loài động vật, thực vật và các loài nấm.
-

Đa dạng hệ sinh thái thể hiện bằng sự khác biệt giữa các quần xã mà


trong đó các lồi sinh sống, các hệ sinh thái nơi mà các loài cũng như các
quần xã tồn tại và cả sự khác biệt của mối tương tác giữa chúng với nhau.
Một quần xã sinh học được xác định bởi các loài sinh vật phân bố trong một
sinh cảnh xác định và có những mối tương tác lẫn nhau.
Cho đến nay loài người chỉ biết và mơ tả được khoảng 1,4 triệu lồi
sinh vật, lồi được phát hiện hầu hết là những lồi có giá trị và lồi có kích
thước lớn. Trong khi đó các nhà khoa học ước tính cịn ít nhất gấp hai lần con


5

số này chưa được con người biết đến và mô tả chúng, ở mỗi điều kiện sống
khác nhau có mức độ đa dạng khác nhau.
1.2. Nghiên cứu đa dạng sinh học trên thế giới.
Việc nghiên cứu các hệ thực vật trên thế giới đã có từ lâu, tuy nhiên
những cơng trình nghiên cứu có giá trị lại chủ yếu xuất hiện vào thế kỷ XIX –
XX
(1866),

như: Thực vật chí Hong Kong (1861), Thực vật chí Australia

Thực vật chí rừng Tây Bắc và trung tâm Ấn độ (1874), Thực vật chí Ấn độ 7
tập (1872 – 1897), Thực vật chí Miến Điện (1877), Thực vật chí Malaysia
(1892 – 1925), Thực vật chí Hải Nam (1972 – 1977), Thực vật chí Vân Nam
(1977).
Năm (1907 – 1952) H. Lecomte công bố “Thực vật chí Đơng Dương”
Trong cơng trình này, các tác giả người Pháp đã thu mẫu và định tên, lập khố
mơ tả các lồi thực vật có mạch trên tồn bộ lãnh thổ Đông Dương .



Nga, từ 1928 đến 1932 được xem là thời kỳ mở đầu cho thời kỳ

nghiên cứu hệ thực vật cụ thể. Tolmachop A.I. cho rằng “ Chỉ cần điều tra
trên một diện tích đủ lớn để có thể bao chùm được sự phong phú của nơi sống
nhưng khơng có sự phân hố mặt địa lý”. Ơng gọi đó là hệ thực vật cụ thể.
Tolmachop đã đưa ra một nhận định là số loài của một hệ thực vật cụ thể ở
vùng nhiệt đới ẩm thường là 1500- 2000 lồi.
Năm 1965, Pócs Tamás thống kê miền Bắc được 5190 loài
Xây dựng cơ sở dữ liệu:
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều Trung tâm Đa dạng sinh học, ở đây
không chỉ lưu trữ và bảo quản tiêu bản lớn mà còn là trung tâm đào tạo,
nghiên cứu và hợp tác quốc tế về Đa dạng sinh học. Trung tâm cũng có các
phương pháp quản lý, lưu trữ thơng tin tiên tiến. Tiêu bản được bố trí khoa
học theo hệ thống phân loại tại các phòng lưu trữ. Phương pháp bảo quản tiêu
bản của trung tâm cũng có nhiều điểm mới bằng cách không sử dụng


6

foocmon để xử lý mẫu, tạo môi trường không độc hại cho người làm công tác
bảo quản tiêu bản như: Trung tâm Đa dạng sinh học Hà Lan.
Hệ thống thông tin đa dạng sinh học của Trung Quốc (CBIS) gồm có
nguồn thơng tin của năm lĩnh vực: thực vật, thú, thuỷ sinh, vi sinh vật, sinh
vật biển. Bên cạnh đó CBIS cịn có cơ sở dữ liệu về tiêu bản, vườn thực vật,
khu dự trữ sinh quyển, ngân hàng giống, ngân hàng gen. Website của CBIS
cho phép tra cứu thông tin miễn phí về các lồi sinh vật, tìm kiếm bằng cách
gõ từ khoá về: tên khoa học, tên thường gọi, tên tiếng anh.
Bảo tàng thiên nhiên quốc gia Inđônêsia, hay còn gọi là bảo tàng
Cibinong là bảo tàng thiên nhiên lớn nhất Đông Nam Á với 7,5 triệu tiêu bản,

trong đó 2 triệu tiêu bản Thực vật, 2,7 triệu tiêu bản Động vật và 2,8 triệu tiêu
bản Côn trùng.
Bảo tàng sinh vật học của Malaysia đã lưu trữ được trên 300000 tiêu
bản thực vật, mô tả và giám định được trên 15000 loài phân bố khắp
Malaysia.
Hiện nay, hầu hết bảo tàng, trung tâm đa dạng sinh học có phần mền
quản lý cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học. Quá trình làm, bảo quản, lưu trữ và
quản lý mẫu đều tuân theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt nên phần lớn mẫu tiêu bản
đều đạt chuẩn cao. Tuy nhiên, việc chia sẻ thông tin đa dạng sinh học giữa các
quốc gia còn nhiều hạn chế do cơ sở dữ liệu chưa được upload thường xuyên
trên đó. Do vậy, việc xây dựng cơ sở dự liệu và chia sẻ thông tin đa dạng sinh
học vẫn đang được nhiều nước quan tâm.
1.3. Nghiên cứu đa dạng thực vật ở Việt Nam.


Việt Nam, từ trước tới nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về hệ

thực vật, trong số các cơng trình nghiên cứu có giá trị chúng ta phải kể đến
như:


7

Cơng trình “Thực vật chí Đơng Dương”, gồm 7 tập chính và 1 tập bổ
sung, đã được cơng bố từ năm 1907 tới 1952 bởi nhà thực vật người Pháp H.
Lecomte chủ biên. Trong cơng trình này tác giả đã thu mẫu, định tên và lập
khóa mơ tả cho 7004 lồi thực vật bậc cao có mạch ở Đơng Dương trong đó
có Việt Nam. Trên cơ sở thực vật chí Đơng Dương, Thái Văn Trừng (1978)
trong cơng trình “Thảm thực vật rừng Việt Nam” đã thống kê ở khu hệ thực
vật nước ta có 7004 lồi thực vật bậc cao có mạch thuộc 1850 chi và 289 họ.

Thái Văn Trừng đã khẳng định ưu thế của ngành Hạt kín trong hệ thực vật
Việt Nam với 6336 loài (chiếm 90,9%), 1727 chi (chiếm 93,4%) và 239 họ
(chiếm 82,7%).
Năm 1965, Pooc Tamas đã thống kê ở miền Bắc Việt Nam có 5190 loài,
năm 1969 Phan Kế Lộc đã thống kê và bổ sung nâng số loài ở miền Bắc lên
5609 loài, 1660 chi. Cùng với thống kê đó, ở miền Bắc từ năm 1969 đến 1976
Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật đã xuất bản 6 tập sách “Cây cỏ thường thấy ở
Việt Nam” do Lê Khả Kế chủ biên. Cùng giai đoạn này ở miền Nam tác giả
Phạm Hoàng Hộ cũng cho xuất bản cơng trình “Cây cỏ miền Nam Việt Nam”
gồm 2 tập, trong cơng trình ơng đã cơng bố 5326 lồi thực vật có ở miền Nam
nước ta. Trong đó thực vật bậc thấp có 60 lồi, rêu 20 lồi, cịn lại là các
ngành thực vật có mạch 5246 lồi.
Vào năm 1991 – 1993, trong cơng trình “Cây cỏ Việt Nam” gồm 3 tập, tác
giả Phạm Hoàng Hộ đã thống kê mơ tả 10419 lồi thực vật bậc cao có mạch ở
Việt Nam. Trong 2 năm 1999 – 2000, tác giả đã chỉnh lý, bổ sung và tái bản bộ
sách đã thống kê mơ tả 11611 lồi thuộc 3179 chi, 295 họ và 6 ngành.

Ngoài các nghiên cứu trên phạm vi cả nước hay tại 2 khu vực Bắc,
Nam Việt Nam, cịn có các cơng trình nghiên cứu khu hệ thực vật ở các vùng
miền khác được công bố như: Hệ thực vật Tây Nguyên đã công bố 3754 lồi
thực vật có mạch do Nguyễn Tiến Bân, Trần Đình Đại và Phan Kế Lộc làm


8

chủ biên (1984). Danh lục thực vật Phú Quốc của Phạm Hoàng Hộ (1985),
Nghiên cứu hệ thực vật vùng núi cao Sa Pa - Phan xi phăng của Nguyễn
Nghĩa Thìn và Nguyễn Thị Thời (1998) đã giới thiệu tại khu vực vùng núi cao
của dãy Hồng Liên có 2024 lồi thực vật bậc cao 771 chi, 200 họ thuộc 6
ngành thực vật.

Theo hướng nghiên cứu vế tính đa dạng thực vật tại vườn Quốc gia của
Việt Nam đến nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu, trong đó phải kể tới
những nghiên cứu khá đầy đủ về đa dạng thực vật tại VQG Cúc Phương.
Công việc lập danh lục thực vật của VQG Cúc Phương được bắt đầu từ năm
1971 và kể từ đó tới năm 1997 đã có 4 danh lục được công bố. Trước hết phải
kể tới các nghiên cứu của Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự đã nghiên cứu khá
hồn chỉnh và hệ thống về tính đa dạng sinh học VQG Cúc Phương. Các
chuyên đề báo cáo về đa dạng dạng sống hệ thực vật, đa dạng về nguồn gen
cây có ích, đa dạng về các quần xã thực vật cho ta thấy tác giả đã dầy công
nghiên cứu về vấn đề này. Cùng với cuốn “cẩm nang nghiên cứu về đa dạng
sinh vật” sản xuất năm 1997, tác giả đã xây dựng nên một số mẫu chuẩn có
thể vận dụng vào việc nghiên cứu đa dạng thực vật cho các vùng khác nhau
của Việt Nam.
Nguyễn Bá Thụ trong luận án phó Tiến sỹ khoa học Nơng nghiệp với đề
tài “ Nghiên cứu tính đa dạng thực vật ở VQG Cúc Phương” tác giả đã thống
kê được 1944 loài thực vật bậc cao thuộc 911 chi, 219 họ, cơng trình nghiên
cứu đã bổ sung thêm 270 lồi thực vật cho hệ thực vật Cúc Phương so với
danh lục thực vật năm 1971. Đồng thời phân tích khá đầy đủ sự đa dạng về
dạng sống, yếu tố địa lý….
Gần đây, năm 2004 cơng trình “Danh lục thực vật có hạt ở vườn Quốc
gia Cúc Phương - Seed Plants of Cuc Phuong National Park- A Documented
Checlist” do tập thể các nhà thực vật Hoa Kỳ, Viện Sinh thái và Tài nguyên


9

sinh vật và vườn Quốc gia Cúc Phương của dự án nghiên cứu tính đa dạng
thực vật tại Việt Nam và Lào thuộc nhóm hợp tác Quốc tế nghiên cứu đa dạng
sinh học ( International Cooperative Biodiversity Groups - ICBG) đã cơng bố
1926 lồi thực vật.

Nhìn chung các cơng trình nghiên cứu này có ý nghĩa rất lớn cho cơng
tác bảo tồn đa dạng sinh học ở nước ta, là cơ sở để đề ra các chiến lược quốc
gia về bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và thực vật nói riêng. Đây cũng là
những tài liệu quan trọng và là cơ sở khoa học cho việc tìm hiểu và phân tích
tính đa dạng thực vật thân gỗ của khu vực nơi tôi nghiên cứu.
1.4. Nghiên cứu thực vật ở Núi luốt.
Năm 1997 và 1998, Lê Mộng Chân trong đề tài “ Phúc tra quy hoạch
và thiết kế sơ bộ Vườn sưu tập và bảo tồn nguồn gen cây rừng thuộc trung
tâm nghiên cứu thực nghiệm trường Đại học Lâm nghiệp” đã thống kê được
250 loài cây bản địa thuộc 68 họ thực vật bậc cao có mạch
Năm 2003, Trần Ngọc Hải và Nguyễn Văn Huy trong đề đài “ Đánh giá
tính đa dạng sinh học khu hệ động thực vật ở núi Luốt” đã thống kê được 342
loài cây bản địa thuộc 257 chi, 90 họ và 3 ngành thực vật bậc cao có mạch.

Năm 2005, Trần Văn Quỳnh trong chuyên đề “ Điều tra thành phần,
tình hình sinh trưởng và đặc điểm trồng các loài cây bản địa thuộc lô C
khoảnh 3” đã bước đầu thống kê được 69 loài cây bản địa.
Năm 2005, Lê Sĩ Việt và cộng sự thực hiện đề tài về “Xây dựng cơ sở
dữ liệu các khu rừng thực nghiệm của trường Đại học Lâm nghiệp”. Đề tài đã
xây dựng được bộ cơ sở dữ liệu về điều kiện tự nhiên, dữ liệu về các trạng
thái rừng, điều kiện thổ nhưỡng, kinh tế xã hội tại khu vực nghiên cứu.
Năm 2006, Phùng Văn Phê trong chuyên đề cấp khoa “Đánh giá hiện
trạng các lồi cây bản địa được trồng tại lơ A khoảnh 3” đã bước đầu thống
kê được 283 loài.


10

Từ năm 2006 đến năm 2009, Vũ Thị Thuần đã đánh giá hiện trạng và
tình hình sinh trưởng một số loài ở tầng cây cao như: Bạch đàn, Keo tai

tượng, Keo lá tràm, Thơng; một số lồi cây bản địa: Dẻ, Đinh thối, Re hương,
Lát hoa, Lim xẹt, Gội, Trám đen,…và một số loài cây bụi thảm tươi.
Năm 2009, Nguyễn Văn Thanh đã xác định được tại khu vực núi Luốt
và núi Voi gồm 415 loài thuộc 282 chi và 98 họ. Trong đó, tại núi Luốt là 397
lồi thuộc 272 chi và 95 họ còn tại núi Voi là 198 loài thuộc 157 chi và 61 họ.
Đồng thời đã thống kê được 346 lồi thực vật có giá trị sử dụng chiếm tỷ lệ
83,37% tổng số loài đã điều tra được.
Tuy nhiên những nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc lập danh lục
mà chưa có bất kỳ hình ảnh, tiêu bản hay bộ cở sở dữ liệu nào nên tính khoa
học cũng như tính thuyết phục khơng cao, đặc biệt là sự chia sẻ, trao đổi và
nghiên cứu hợp tác.
Xây dựng cơ sở dữ liệu:
Người đi tiên phong trong lĩnh vực cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học Việt
Nam là ông Jean Baptiste Louis Pierre – quốc tịnh Pháp (1833 - 1905), người
sáng lập ra Thảo Cầm Viên Sài Gịn. Ơng để lại bộ sưu tập hơn 100000 tiêu
bản thực vật hiện được lưu giữ tại Bảo tàng thực vật thuộc Viện Sinh Học
Nhiệt Đới Thành phố Hố Chí Minh và nhiều cây rừng tự nhiên được lưu giữ
tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn.
Trường Đại học Lâm nghiệp lưu giữ gần 4000 tiêu bản Thực vật, 68
lồi thú và 82 lồi chim. Trong đó phần nhiều là kém chất lượng và rất nhiều
loài chưa được giám định tên (hơn 1000 mẫu tiêu bản thực vật được thu hái từ
những năm 1960, 1970, 1980 chưa giám định tên).
Bảo tàng động vật Khoa sinh học Trường đại học khoa học tự nhiên, Hà
Nội được thành lập từ năm 1926. Đến nay, Bảo tàng động vật khoa sinh vật
Trường đại học khoa học tự nhiên - Đại học quốc gia Hà Nội có trên 3000


11

tiêu bản cá nước ngọt và cá biển, 1200 tiêu bản lưỡng cư và bò sát, 3400 tiêu

bản chim, 970 tiêu bản thú lớn và trên 700 tiêu bản thú nhỏ và nhiều loài thực
vật.
Viện sinh học nhiệt đới Việt Nam: Bộ thảo tập (mã quốc tế là VNM)
hiện đang lưu trữ và quản lý khoảng 100000 mẫu tiêu bản thực vật được thu
thập tại Lào, Campuchia và Việt Nam trong hơn 100 năm.
Các bảo tàng mới chỉ mang tính chất lưu trữ là chính, thơng tin chủ yếu
lưu trữ trên giấy tờ, máy tính chưa có dữ liệu về các lồi cụ thể và khơng
được kết nối Internet gây khó khăn cho việc học tập nghiên cứu và hợp tác
trong lĩnh vực đa dạng sinh học.


12

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là tập đoàn cây gỗ bản địa tại rừng thực nghiệm
Trường đại học Lâm nghiệp.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu
-

Đánh giá được tính đa dạng của thành phần cây gỗ bản địa tại khu vực

nghiên cứu.
-

Xây dựng được bộ cơ sở dữ liệu các loài cây gỗ quý hiếm tại khu vực

nghiên cứu.
-


Đề xuất được giải pháp nhằm sử dụng hiệu quả hơn rừng thực nghiệm

trong nghiên cứu khoa học và đào tạo tại Trường Đại học Lâm nghiệp.
2.3. Nội dung nghiên cứu
vực

Điều tra xây dựng được danh lục các loài cây gỗ bản địa tại khu

nghiên cứu.
-

Nghiên cứu tính đa dạng về thành phần lồi, cơng dụng, giá trị bảo

tồn và dạng sống của tập đoàn cây gỗ bản địa tại khu vực nghiên cứu.
-

Xây dựng được bộ cơ sở dữ liệu và bản đồ phân bố các loài cây gỗ

quý hiếm tại khu vực nghiên cứu.
-

Đề xuất giải pháp nhằm sử dụng hiệu quả hơn rừng thực nghiệm trong

nghiên cứu khoa học và đào tạo tại Trường Đại học Lâm nghiệp.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
Muốn đạt được các mục tiêu trên ta cần thực hiện nội dung theo các
phương pháp sau:
2.4.1. Phương pháp luận
Xuất phát từ nhận thức đa dạng sinh học là lĩnh vực khoa học rộng lớn,

nó khơng chỉ là sự đa dạng trong từng lồi mà cịn là sự đa dạng các loài và hệ


13

sinh thái. Hơn nữa là những nghiên cứu về loài bản địa để có thể tìm ra những
loại cây trồng phù hợp nhất cho từng khu vực với mục tiêu “đất nào cây ấy”
góp phần giúp cho sinh viên nâng cao được sự hiểu biết của mình thì điều đó
lại càng trở nên có ý nghĩa. Vì vậy, nghiên cứu tính đa dạng sinh học là
nghiên cứu tổng hợp mọi yếu tố cấu thành của hệ sinh thái và mối quan hệ
giữa chúng trong hệ sinh thái có nhiều lồi, sự phân bố của các loài ... Cuối
cùng dựa vào kết quả nghiên cứu thu được làm cơ sở đề xuất các biện pháp
nhằm nâng cao sự hiểu biết của sinh viên trong học tập và bảo tồn thực vật.
2.4.2. Công tác ngoại nghiệp
2.4.2.1. Công tác chuẩn bị
Để đạt được kết quả tốt trong thời gian nghiên cứu cần phải làm tốt
cơng tác chuẩn bị:
-

Chuẩn bị các tài liệu có liên quan, bản đồ của khu vực núi Luốt.

Chuẩn bị đầy đủ các loại bảng biểu, sổ ghi chép để ghi lại những kết

quả điều tra được.
Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết như: Thước dây, Máy ảnh, địa
bàn,
kẹp kính, dụng cụ lấy mẫu, kẹp tiêu bản....
2.4.2.2. Phương pháp kế thừa tài liệu
Kế thừa tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu
vực.

Kế thừa những tài liệu, đề tài nghiên cứu về thực vật ở núi
Luốt.
2.4.2.3. Điều tra sơ thám
Mục đích của việc điều tra sơ thám là nhằm xác định ranh giới phạm vi
khu vực nghiên cứu, điều kiện địa hình thực tế của khu vực nghiên cứu từ đó
làm cơ sở để xác định vị trí đặt các tuyến, các ơ điều tra cho phù hợp, vừa
mang tính đại diện lại vừa thuận lợi cho quá trình điều tra.
2.4.2.4. Điều tra tỷ mỷ


*

Điều tra theo tuyến.


14

Các tuyến điều tra được lập dựa vào bản đồ địa hình và địa hình thực tế
đã qua điều tra sơ thám của khu vực nghiên cứu.
Trên mỗi tuyến tiến hành điều tra tất cả các loài thực vật nằm trong
phạm vi 10 m về cả hai phía.
Do khu vực nghiên cứu tương đối hẹp (khoảng 107 ha) và địa hình khá
thuận lợi cho điều tra nên chúng tơi thực hiện 15 tuyến đi qua hầu hết diện
tích của khu vực nghiên cứu.
Kết quả điều tra được ghi vào mẫu biểu:
Số hiệu tuyến ..............................
Điểm bắt đầu ..............................
Người điều tra ..........................
Địa điểm điều tra:…………………………………………………….
STT


Tên lồi
1
2


* Điều tra theo ơ tiêu chuẩn (OTC)
Để chi tiết hơn tơi tiến hành lập 30 ƠTC diện tích 500 m

2

( 20 x 25)

ngẫu nhiên trên khu thực nghiên để điều tra cụ thể về lồi, tình hình sinh
trưởng, dạng sống của chúng và xác định phân bố các lồi cây gỗ bản địa có
giá trị bảo tồn cao.
Trên các OTC tiến hành điều tra tất cả các lồi thực vật thân gỗ, đo
đường kính, chiều cao và đánh giá sinh trưởng của chúng thông qua 3 chỉ tiêu
tốt, trung bình, và xấu.


15

Số liệu được ghi vào các mẫu biểu.
BIỂU ĐIỀU TRA ÔTC
Số hiệu ÔTC: ………..…..…………… Độ dốc: ...........................................
Diện tích: .............................................. Độ cao:............................................
Hướng phơi: ......................................

Ngày điều tra: …..…………………


Địa điểm điều tra:……..…………..……………………………………………
STT

Tên loài
1
2


* Lấy mẫu, và mô tả.
-

Phương pháp thu mẫu

Dùng túi nilon để đựng mẫu, bút chì mềm 2B để ghi nhãn, sổ tay ngoại
nghiệp để mô tả các đặc điểm của loài.
Mẫu thu phải đủ cành, lá (cả lá non và lá già), hoa, quả (nếu có); mỗi
lồi lấy 5 mẫu.
Các tiêu bản lấy cùng một cây phải ghi cùng số hiệu.
2.4.3. Công tác nội nghiệp
-

Giám định mẫu.

Sau khi lấy mẫu, tiến hành xử lý xong ta tiến hành giám định mẫu bằng
các phương pháp: tra cứu các tài liệu, so sánh với các tiêu bản trong phòng
tiêu bản, phương pháp chuyên gia. Để xác định tên phổ thông và tên khoa học
của loài.
+ Xác định và kiểm tra tên khoa học.
Để định được tên tôi làm theo các bước sau:



16

+

So mẫu: Trước hết so sánh mẫu với bộ mẫu tại phòng tiêu bản thực

vật, trường Đại học Lâm nghiệp, để có tên sơ bộ ban đầu. Những mẫu chưa
biết tên sơ bộ, tiếp tục được xác định bằng cách tra cứu tài liệu chuyên khảo
hoặc hỏi ý kiến chuyên gia.
+

Kiểm tra lại tên khoa học:

Khi đã xác định được tên các lồi thì tiến hành kiểm tra lại tên khoa
học để hạn chế đến mức tối đa sự nhầm lẫn, sai sót. Tiến hành so sánh, điều
chỉnh tên theo các danh lục thực vật Việt Nam của nhiều tác giả và trên các
trang Web để xác định được tên khoa học của lồi một cách chính xác và cập
nhật nhất.
Xây dựng danh lục và đánh giá đa dạng hệ thực vật
Chỉnh lý tên khoa học và xây dựng danh lục:
Tên đầy đủ của loài được áp dụng theo Danh lục các loài thực vật Việt
Nam (tập I – 2001, tập II – 2003 và tập III – 2005), Tên cây rừng Việt Nam và
trang web quốc tế về tên Thực vật www.ipni.org .
Danh lục cây gỗ bản địa tại khu vực nghiên cứu được xây dựng theo hệ
thống phân loại của Takhtajan (2009). Các họ trong từng ngành, các chi trong
từng họ và các loài trong từng chi được sắp xếp theo thứ tự ABC. Trong danh
lục thể hiện được tên khoa học, tên Việt Nam, dạng sống, giá trị sử dụng, mức
độ đe dọa.

*
Đánh giá đa dạng về phân loại: Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) ,
bao
gồm:
+

Thống kê và đánh giá thành phần loài, chi, họ của các ngành từ thấp

đến cao và tính tỷ lệ phần trăm.
+

Tính chỉ số đa dạng ở cấp họ (số lồi trung bình của một họ), cấp chi

(số lồi trung bình của một chi).


×