Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.46 KB, 2 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I ( 2012 – 2013) MÔN SỬ - LỚP 12 THỜI GIAN 60 phút. I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH ( 7,0 điểm ) Câu 1 ( 4,0 điểm ). Tình hình nước ta sau Cách mạng thang Tám năm 1945 có những khó khăn gì? Khó khăn nào là chủ yếu nhất” Tại sao? Câu 2 ( 3,0 điểm ). Hãy cho biết nguồn gốc và đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ trong nửa đầu thế kỉ XX. Qua đó, nêu những tác động của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ. II. PHẦN TỰ CHỌN ( 3,0 điểm ) Thí sinh chỉ được chọn 1 trong 2 câu 3a hoặc 3b Câu 3a ( Theo chương trình chuẩn ). Trình bày khái quát diễn biến Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Cơ hội ngàn năm có một mà Đảng và nhân dân ta đã tận dụng khi phát động Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là gì? Tác dụng của cơ hội đó như thế nào? Câu 3b. ( Theo chương trình nâng cao). Trình bày về nội dung của Hiệp định Giơ – ne – vơ năm 1954 về Đông Dương. Hiệp định này có những điểm hạn chế gì? ĐÁP ÁN CÂU NỘI DUNG ĐIỂM I. PHẦN CHUNG ( 7 điểm ) 1 a. Khó khăn:(3 đ ) (4 đ ) - Bắc vĩ tuyến 16: 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc kéo vào theo sau là 0,5 bọn tay sai thuộc các tổ chức treo phản động, hòng cướp chính quyền mà nhân dân ta giành được. - Nam vĩ tuyến 16: hơn 1 vạn quân Anh kéo vào giải giáp quân Nhật, đã 0,5 tạo điều kiện cho Pháp trở lại xâm lược nước ta . - Bọn phản động trong nước ngóc đầu dậy chống phá cách mạng. 0,25 - Chính quyền cách mạng non trẻ, lực lượng vũ trang ta còn yếu. 0,25 - Nạn đói vẫn chưa khắc phục xong. 0,25 - Ruộng đất không canh tác được, hàng hóa khan hiếm, đời sống nhân 0,25 khó khăn… - Hơn 90% dân số mù chữ, tồn tại nhiều tệ nạn xã hội. 0,25 - Ngân quỹ nhà nước trống rỗng, ngoài ra quân Trung Hoa Dân quốc ép 0,25 ta dùng tiền (Quan Kim và Quốc Tệ), làm cho tình hình tài chính thêm rối loạn. - Đất nước đứng trước tình thế hiểm nghèo như “ngàn cân sợi tóc”. 0,5 b. Khó khăn chủ yếu:(1,0 đ ) - Là nguy cơ ngoại xâm và nội phản. 0,5 - Vì nó trực tiếp đe dọa nền độc lập mà nhân dân ta vừa giành được 0,5 2 ( 3đ) a. Nguồn gốc - Do đòi hỏi của cuộc sống và của sản xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu vật 0,5 chất và tinh thần ngày càng cao của con người. - Diễn ra trong bối cảnh đặc biệt: Sự bùng nổ dân số, sự cạn kiệt của tài 0,5 nguyên thiên nhiên, chiến tranh… b. Đặc điểm:.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, mọi phát minh kỹ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. - Khoa học đi trước mở đường cho kỹ thuật và kỹ thuật lại mở đường cho sản xuất, trở thành nguồn gốc của mọi tiến bộ kỹ thuật và công nghệ. c. Tác động: - Tích cực: tăng năng suất lao động, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người. - Tiêu cực: tình trạng ô nhiễm môi trường, hiện tượng trái đất nóng dần lên, tai nạn giao thông, các dịch bệnh, vũ khí hủy diệt, … II. PHẦN RIÊNG ( 3 điểm ) 3a(3 đ) a. Diễn biến Tổng khởi nghĩa tháng Tám - Chiều ngày 16-8-1945, một đơn vị của đội Việt Nam Giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy, tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên. - Ngày 18-8-1945, nhân dân Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam giành chính quyền sớm nhất trong cả nước. - Tại Hà Nội, ngày 19-8, hàng vạn nhân dân đánh chiếm các cơ quan đầu não của địch, như Phủ Khâm sai, Toà Thị chính..., khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội. - Tiếp đó, khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Huế (23-8-1945), Sài Gòn (25-8-1945). - Thắng lợi ở Hà Nội – Huế – Sài Gòn đã tác động mạnh đến các địa phương trong cả nước khởi nghĩa giành chính quyền, Đồng Nai Thượng và Hà Tiên giành chính quyền muộn nhất vào ngày 28-8-1945. b. Cơ hội ngàn năm có một: - Phát xít Nhật đầu hang quân đồng minh ( 15/ 8/ 1945) - Tác dụng: Tổng khởi nghĩa giành thắng lợi một cách tương đối nhanh chóng và ít tổn thất. 3b(3đ ). a. Nội dung - Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương. - Các bên tham chiến ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương. - Các bên tham chiến thực hiện tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực: Ở Việt Nam, quân đội nhân dân VN và quân Pháp tập kết ở 2 miền Bắc - Nam , lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời. - Cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào Đông Dương. - Quy định tháng 7 – 1956, tiến hành hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước Việt Nam. b. Hạn chế: Việt Nam chỉ giải phóng ½ lãnh thổ, Lào có 2 tỉnh được giải phóng, còn Campuchia không có vùng giải phóng. 0,5 0,5. 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,25. 0,5 0,25 0,5. 0,5 0,5 0,5 1,0.
<span class='text_page_counter'>(3)</span>