Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

de thi gv gioi cap truong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.69 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>ĐỀ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP TRƯỜNG</b>


<b>NĂM HỌC 2012-2013</b>



<b>Môn:</b>

Ngữ văn



<b>Thời gian làm bài:</b>

120 phút


<b>Câu 1 (10 điểm):</b>



Anh( chị) hiểu thế nào là đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại?


Nêu những đặc trưng cơ bản của văn bản nghị luận và định hướng đọc hiểu


của thể loại văn bản đó? Minh họa qua định hướng đọc - hiểu một văn bản


nghị luận trong chương trình THCS?



<b>Câu 2 (10 điểm):</b>



Nêu ngắn gọn vai trò của kiểm tra; đánh giá đối với hoạt động dạy học


môn Ngữ văn? Anh (chị) hãy làm hướng dẫn chấm đề bài sau theo hướng đổi


mới phương pháp kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn:



<i>“ Hãy cảm ơn ngọn đèn vì ánh sáng của nó , nhưng chớ qn người</i>


<i>cầm đèn đang kiên nhẫn đứng trong đêm ”</i>

( R.Ta – gor ) .



Trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên.


.



***

<b>Hết</b>

***



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>NĂM HỌC: 2012-2013</b>
(Đáp án gồm có <i><b>02</b> trang)</i>


Đáp án môn:

<b>Ngữ văn</b>




<b>A. Yêu cầu chung</b>


- Đáp án chỉ nêu một số ý chính và có tính chất gợi mở. Do đó giám khảo cần
chủ động, linh hoạt trong đánh giá và cho điểm.


- Tôn trọng những bài viết thể hiện sự sáng tạo, có sức thuyết phục trên cơ sở
khoa học, có giọng điệu riêng. Giám khảo tránh máy móc đếm ý cho điểm.


- Cho điểm 20, chi tiết đến 0,5.
<b>B. Yêu cầu cụ thể:</b>


<b>Câu 1. (10 điểm)</b>


<b>1. Về kiến thức:</b> Người viết trình bày được:


*. Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại là dựa vào đặc trưng của từng thể
loại văn bản để có phương pháp đọc – hiểu thích hợp và hiệu quả nhất đối với
từng văn bản(2đ).


*. Đặc trưng và định hướng đọc-hiểu kiểu VBNL(4đ):


+. Thứ nhất vì vẻ đẹp của văn nghị luận khơng nằm ở vẻ đẹp xúc cảm, không
nhằm tác động chủ yếu vào tâm hồn con người như văn nghệ thuật mà nằm ở khả
năng thức tỉnh nhận thức của người tiếp nhận; nên khi hướng dẫn học sinh đọc –
hiểu văn bản nghị luận, thao tác đầu tiên mà người giáo viên phải hướng dẫn học
sinh là phải đọc ra được các nhân tố xung quanh văn bản đó. Phải tìm kỹ xuất xứ,
hoàn cảnh ra đời của văn bản để hiểu được tác giả viết để hướng tới đối tượng
tiếp nhận nào và nhằm mục đích gì.



+. Thứ hai, như trên đã nói, văn nghị luận thuyết phục người đọc bằng cách
lập luận chặt chẽ và những chứng cứ sinh động. Vậy nên, trong việc tiếp nhận các
văn bản nghị luận, việc tóm tắt các luận điểm cơ bản để nhìn thấy tính lơgic trong
lập luận và mạch vận động trong tư duy của người viết là thao tác không thể bỏ
qua. Điều này đặt ra yêu cầu tiếp theo với người đọc văn nghị luận: Phải tìm cho
được các luận điểm cơ bản và quan trọng hơn là nhận ra mạch lập luận của người
viết.


<b> +. Thứ ba, hệ thống lý lẽ và lập luận sắc sảo, đầy chất trí tuệ trong các văn </b>
bản nghị luận khơng làm mất đi các đặc trưng khác của ngôn từ nghệ thuật như tính
hình tượng, tính truyền cảm, tính hàm súc..Vậy nên, đọc-hiểu văn nghị luận, người
đọc không thể bỏ qua thao tác nhận diện vẻ đẹp của ngơn từ trên nhiều bình diện, từ
hình ảnh, nhịp điệu, giọng điệu đến các biện pháp tu từ nghệ thuật.


*. Người viết trình bày minh họa đúng định hướng một tiết dạy một văn bản
nghị luận trong chương trình THCS(4đ)


<b>2. Về kỹ năng:</b>


- Người làm bài có kỹ năng tạo lập văn bản với bố cục chặt chẽ, tư duy mạch
lạc.


- Ngôn từ trong sáng, dùng từ, đặt câu chính xác.
<b> 3. Biểu điểm</b>


+ 9-10 điểm: Đáp ứng được các yêu cầu trên, có cách trình bày kết hợp hài
hịa giữa nội dung và phương pháp; tư duy và kỹ năng…


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Các mức điểm còn lại giám khảo căn cứ vào bài làm cụ thể để cho điểm
nhưng phải đặt trong tính chỉnh thể.



 Lưu ý:


- Giám khảo cần tơn trọng năng lục tư duy đối với những bài viết có tính sáng
tạo,có thể chưa đầy đủ các ý trên.


- Đối với những bài làm thiết kế giáo án, giám khảo linh hoạt cho điểm nhưng
không qúa 1/2 số điểm tổng.


<b>Câu 2. (10 điểm)</b>
<b>a. Về kỹ năng:</b>


- Giáo viên biết cách làm hướng dẫn chấm cho đề mở, đáp ứng được yêu cầu
đổi mới kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn hiện nay.


<b>b. Về kiến thức:</b>


<b> </b>- Nêu được vai trò của kiểm tra đánh giá: mang tính định hướng cho cách
dạy; cách học.


<b> - </b>Đáp án phải nêu được:
* Yêu cầu về kĩ năng :


- Biết kết hợp nhiều thao tác lập luận để viết một bài văn nghị luận xã hội.
- Bài viết có bố cục rõ ràng, trình bày chặt chẽ, dùng từ đặt câu đúng, diễn đạt
trong sáng, giàu tính biểu cảm và sức thuyết phục.


* Yêu cầu về kiến thức: Đáp án phải nêu được:
1. Giải thích về nội dung ý nghĩa của câu nói:



a. Giải thích nghĩa đen: ánh sáng của ngọn đèn giúp soi rõ mọi vật, tỏa sáng
bóng đêm. Nhưng để có được ánh sáng đó phải có người làm ra ngọn đèn và người
cầm đèn soi sáng trong đêm .


b. Ý nghĩa biểu tượng :


- Hình ảnh ngọn đèn, ánh sáng của ngọn đèn chỉ những thành quả tốt đẹp do
cuộc đời mang lại. Người cầm đèn tượng trưng cho những đóng góp, những hy sinh
lặng thầm bền bỉ.


→ Nhắc nhở chúng ta phải biết ơn, trân trọng những thành quả đang có, biết tri
ân những người làm ra nó và đặc biệt là phải hiểu, tri ân trước những hi sinh âm
thầm, khó thấy.


2. Suy nghĩ, đánh giá của người viết về ý kiến:


Học sinh được tự do nêu những ý kiến của mình trên cơ sở những định hướng cơ
bản sau:


- Khẳng định tính đúng đắn của câu nói.


- Khẳng định ý nghĩa nhân văn và giá trị giáo dục của nó (Nhắc nhở, hướng con
người đến với lối sống ân nghĩa) .


- Bàn bạc mở rộng vấn đề, liên hệ thực tiễn (có thể nêu ra hai mặt của vấn đề để
bàn luận: Lối sống tri ân và lối sống bội bạc, vơ tình).


*. Biểu điểm:


<b>c. Biểu điểm: </b>



+ 9-10 điểm: Đáp án thực hiện đầy đủ các yêu cầu trên.
+ 7- 8 điểm: Đáp án đạt được 2/3 các yêu cầu trên.
+ 5-6 điểm: Đáp ứng 1/2 yêu cầu trên.


Các mức điểm còn lại giám khảo căn cứ vào bài làm cụ thể để cho
điểm hợp lý nhưng phải đặt trong tính chỉnh thể của văn bản.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4></div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×