Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Ky yeu 50 nam THCS Lam Thao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.21 MB, 80 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>năm. năm. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. BAN CỐ VẤN: 1.Thầy giáo: Vũ Ngọc Hòa. GV THCS cao cấp – Hiệu trưởng Phó Hiệu trưởng Chủ tịch Công đoàn Tổ trưởng Tổ KHTN. 2. Thầy giáo: Vũ Thắng 3. Cô giáo: Hoàng Thị Nhạn 4. Thầy giáo: Vũ Đức Tuyển. BAN BIÊN TẬP: 1. Thầy giáo: Hoàng Đăng Thúy 2. Thầy giáo: Nguyễn Phương Bắc. 1. 2. GV THCS cao cấp; Tổ trưởng tổ KHXH GV Ngữ văn.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> năm. năm. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. Lời nói đầu. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. hội, thầy và trò nhà trường mọi thế hệ trong bất kỳ hoàn cảnh nào vẫn luôn giữ vững và phát huy truyền thống hiếu học và khoa bảng của quê hương, dù ở đâu, làm gì vẫn luôn luôn nhớ về quê cha đất tổ.. Nếu so sánh với vòng quay bất tận của thời gian, với lịch sử xã hội loài người hay của một quốc gia, một dân tộc thì 50 năm chỉ như là một cái chớp mắt, song đối với một ngôi trường, một đời người, một đời dạy học thì 50 năm lại là một khoảng thời gian dài gắn với bao sự kiện trọng đại và những kỷ niệm chẳng thể nào quên. Trường THCS Lâm Thao đang dần tiến tới lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập trường (1962 - 2012) và vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba vào đúng dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Trong lịch sử của ngôi trường, đây là một sự kiện lớn, một mốc son đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc và là sự ghi nhận những thành quả của biết bao thế hệ thầy, trò nhà trường trong suốt nửa thế kỷ qua. Nhớ lại những ngày đầu, khi trường mới được thành lập, đó là những bước đi đầu tiên đầy khó khăn và thử thách, khi đất nước vẫn còn bị chia cắt hai miền, đế quốc Mỹ ngày càng can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh ở Miền Nam và chuẩn bị leo thang đánh phá công cuộc xây dựng CNXH ở Miền Bắc. Suốt những năm tháng hào hùng ấy, các thế hệ thầy giáo và học sinh trường THCS Lâm Thao (hồi đó là cấp 2 Lâm Thao) đã hăng hái xung phong ra trận. Trong chiến tranh, cũng như khi hòa bình, nhà trường vẫn từng bước đi lên, thầy trò vừa chiến đấu, vừa sản xuất, vừa học tập. Thấm thoắt vậy mà đã nửa thế kỷ trôi qua, ngôi trường THCS Lâm Thao vẫn đều đặn đón và chia tay hết lớp học trò này đến lớp học trò khác. Trải qua bao thăng trầm cùng lịch sử dân tộc, trải qua bao biến đổi trong đời sống xã. Tập thể CBGV nhà trường là một tập thể đoàn kết, gắn bó, sống chan hòa, tình cảm như một gia đình. Mỗi CBGV đều tâm huyết với nghề, không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Những năm qua, BGH nhà trường đã có nhiều đổi mới trong công tác quản lý để làm nên những tiến bộ vượt bậc trong công tác dạy và học, đóng góp nhiều thành tích đáng kể vào sự phát triển của phong trào giáo dục huyện Lương Tài nói chung, phong trào giáo dục Lâm Thao nói riêng. Nhân dịp kỉ niệm trường THCS Lâm Thao (tiền thân là Trường cấp 2 Lâm Thao) tròn 50 tuổi và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba, Ban chấp hành chi bộ nhà trường. 3. 4. Dãy phòng học mới xây dựng năm 2007.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> năm. năm. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. chỉ đạo biên soạn cuốn Kỷ yếu “Trường THCS Lâm Thao 50 năm xây dựng và trưởng thành”.. Cuốn sách trân trọng ghi lại một cách khái quát quá trình xây dựng, phát triển và những thành tựu của nhà trường trong suốt nửa thế kỷ, đồng thời là nơi lưu giữ những hình ảnh, những kỷ niệm, về những chặng đường phát triển của nhà trường. 50 năm đã trôi qua, mái trường THCS Lâm Thao đã lưu giữ biết bao kỷ niệm vui buồn về một thời cắp sách của nhiều thế hệ, biết bao nhiêu mồ hôi, xương máu trong quá trình chiến đấu, giảng dạy, học tập của các thế hệ thầy giáo, cô giáo và học sinh đã từng giảng dạy và học tập dưới mái trường THCS Lâm Thao. Tất cả đã tạo nên những dòng cảm xúc chân thực để làm nên bức chân dung đẹp nhất, phản ánh được diện mạo, tầm vóc và vị thế của nhà trường, trên con đường phát triển sự nghiệp giáo dục Lâm Thao, góp một phần làm nên diện mạo mới cho nền giáo dục Lương Tài ngày càng khởi sắc, làm nên truyền thống 50 năm dạy và học của ngôi trường THCS Lâm Thao hôm nay. Được biên soạn và cho ra đời cuốn Kỷ yếu “Trường THCS Lâm Thao - 50 năm xây dựng và trưởng thành” là niềm vinh dự và trọng trách cao cả. Trong suốt quá trình làm việc, Ban biên tập luôn nhận được những ý kiến đóng góp và 5. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. tư liệu quý giá của nhiều thầy, cô giáo và các thế hệ học sinh – những người đã và đang công tác dưới mái trường THCS Lâm Thao. Với mong muốn để cho lần tái bản cuốn sách này được hoàn thiện hơn, đáp ứng tốt hơn niềm mong mỏi của các thế hệ thầy trò nhà trường và để phản ánh được đầy đủ hơn nữa những thành tựu của nhà trường trong 50 xây dựng, Ban biên tập rất muốn tiếp tục nhận được sự cổ vũ, động viên, cho ý kiến bổ sung và đóng góp tư liệu nhiều hơn nữa của các thầy cô giáo và học sinh nhà trường các thế hệ, để cuốn sách này số trang không bao giờ dừng lại, để trên chặng đường xây dựng, phát triển và trưởng thành của nhà trường không có một mốc son, một thành tựu nào bị bỏ sót, không có công lao nào bị lãng quên, tất cả sẽ được ghi lại một cách đầy đủ và chân thực nhất. Tuy nhiên, do thời gian chuẩn bị không nhiều, kinh nghiệm và khả năng biên soạn của các thành viên, đặc biệt là việc thu thập các thông tin về mọi hoạt động của nhà trường trong 50 năm qua còn chưa đầy đủ, cuốn sách chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót, Ban biên tập rất mong sự cảm thông và chia sẻ của các thầy cô giáo, các thế hệ học sinh và bạn đọc. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ: Trường THCS Lâm Thao - xã Lâm Thao - huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh hoặc E Gmail: Số điện thoại: 0241.3867.031 hoặc 02413.644.040 Xin trân trọng cảm ơn ! Lâm Thao, tháng 11 năm 2012 BAN BIÊN TẬP. 6.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> năm. năm. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. tr−êng THCS l©m thao 50 n¨m mét chÆng ®−êng vÎ vang (Diễn văn trong kỷ niệm 50 năm thành lập trường THCS Lâm Thao và đón nhận Huân chương Lao động hạng ba). Kính thưa các quý vị khách quý, các quý đại biểu! Kính thưa các thế hệ thầy giáo, cô giáo, công nhân viên, các thế hệ học sinh trường THCS Lâm Thao!. Đại diện học sinh các lớp tặng hoa các thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. Trong những ngày này, khắp nơi trên đất nước ta đâu đâu cũng diễn ra các hoạt động tưng bừng kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam, nhằm tôn vinh nhà giáo, tôn vinh nghề dạy học. Đó là nét đẹp truyền thống của dân tộc đã được các thế hệ người Việt Nam xây dựng bồi đắp từ hàng ngàn năm nay, Truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. Hòa trong không khí tưng bừng phấn khởi đó, nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, hôm nay Đảng bộ và nhân dân xã Lâm Thao, thầy và trò trường THCS Lâm Thao long trọng kỷ niệm 50 năm thành lập trường THCS Lâm Thao - trước đây là cấp 2 Lâm Thao (1962-2012). Niềm vui càng nhân lên gấp bội, trong ngày kỷ niệm tròn 50 tuổi, trường THCS Lâm Thao lại có vinh dự được đón nhận Huân chương Lao động hạng ba, phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước trao tặng.. ……..Sân trường rợp bóng cây xanh Nắng xuyên kẽ lá, đan thành ước mơ Lâm Thao! ngày ấy….bây giờ Ước mơ một thuở……bây giờ….vẫn xanh !. 7. 8.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> năm. năm. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. Trước hết tôi xin thay mặt ban tổ chức cùng toàn thể cán bộ giáo viên học sinh nhà trường được gửi tới các đồng chí lãnh đạo Đảng, Chính quyền, ngành Giáo dục, các vị đại biểu khách quý, các thế hệ thầy giáo, cô giáo, cán bộ nhân viên, anh chị em học sinh các thế hệ lời kính chúc sức khỏe, lời chào mừng trân trọng nhất! Thay mặt Hội đồng nhà trường, thầy xin chúc mừng các em học sinh của trường! Các em đã may mắn là những chủ nhân của những giờ phút thiêng liêng tràn ngập niềm vui này, được chứng kiến sự trưởng thành của các thế hệ đi trước, được gặp gỡ giao lưu với những gương mặt xuất sắc về học tập, chiến đấu, lao động sản xuất trên mọi miền Tổ quốc, được thụ hưởng sự quan tâm của các cấp các ngành, được đón nhận tình cảm nồng hậu của toàn thể các vị đại biểu. Qua đây các em có thêm niềm tin, tình yêu và trách nhiệm với đất nước, với quê hương. Kính thưa các quý vị đại biểu! Kính thưa các thầy giáo, cô giáo, cán bộ nhân viên và các thế hệ học sinh ! Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, miền Bắc được giải phóng. Cùng với nhân dân miền Bắc, Đảng bộ và nhân dân xã Lâm Thao ra sức thi đua đẩy mạnh sản xuất, hàn gắn vết thương chiến tranh sau chín năm trường kỳ chống Pháp. Bên cạnh nhiệm vụ phục hồi nền kinh tế, ổn định đời sống nhân dân, Đảng bộ và Chính quyền xã đã bắt tay ngay vào nhiệm vụ phát triển giáo dục, bởi đầu tư cho giáo dục là chìa khóa mở ra con đường phát triển kinh tế xã hội. Phong trào Bình dân học vụ đã giúp cho nhiều bà con nhân dân thoát cảnh mù chữ. Rồi trường cấp I Lâm Thao ra đời giải quyết nhu cầu được học của hàng trăm con em trong xã. Học hết cấp I, con em trong xã phải đi học cấp II ở các địa phương khác như Cẩm Giàng,. Thứa, có khi xuống tận Kẻ Sặt hay lên tận Phố Hồ. Để giải quyết những khó khăn ấy, Đảng bộ và nhân dân xã Lâm Thao đã quyết tâm xây dựng trường cấp II. Và tháng 8 năm 1962, UB hành chính huyện Gia Lương đã ra quyết định thành lập trường cấp II Lâm Thao. Đây là ngôi trường cấp II đầu tiên của khu vực Lâm Thao, Bình Định, Phú Lương nên trường cấp II Lâm Thao đã thu hút đông đảo học sinh của hai xã trên đến học. Sau một số năm sáp nhập với trường cấp I Lâm Thao, đến năm học 1991-1992 lại tách thành trường THCS Lâm Thao. Nửa thế kỷ trôi qua với bao biến động của thiên nhiên, những thăng trầm của lịch sử, nhưng với thầy Phạm Mậu Tố, người Hiệu trưởng đầu tiên của nhà trường năm nay tròn 80 tuổi thì như vừa mới hôm nào. Trong ký ức, thầy Tố còn nhớ như in ngày cầm quyết định về trường, nhưng trường lớp chẳng có, lớp học đặt tại đình Ngọc Quan, chùa Kim Thao.. 9. 10.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> năm. năm. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. Văn phòng nhà trường đặt tại nhà cụ Đỗ Văn Xuyên, giáo viên có 6 người ở nhờ nhà các cụ Đỗ Văn Xuyên và Đỗ Văn Tạc thôn Thái Trì. Năm 1963, xã quyết tâm xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường. Các thầy cô giáo vừa dạy học vừa lao động, có khi thầy trò phải đi bộ lên tận phố Hồ mua ngói lợp trường rồi lên tận Bắc Ninh chở bàn ghế, nửa đêm chưa về tới nhà. Cuối năm học 1963-1964, bốn phòng học khang trang đã được dựng lên trên xứ đồng Bãi Nghệ của làng Nhiêu mà nhân dân trong xã vẫn quen gọi là Trường Mới. Đó chính là vị trí trung tâm tuyệt đẹp mà các cấp lãnh đạo xã đã lựa chọn cho Trường Tiểu học và trường THCS Lâm Thao hiện nay. Năm mươi năm ấy, vượt bao khó khăn vất vả, vốn là vùng quê thuần nông thu nhập thấp, Đảng bộ và nhân dân Lâm Thao luôn giành cho giáo dục, giành cho các nhà trường sự quan tâm sâu sắc. Năm 1976-1977, xã đầu tư xây dựng 8 phòng học cao tầng. Lâm Thao là một trong 4 xã đầu tiên của Huyện Gia Lương có trường học cao tầng. Do nhu cầu phát triển giáo dục, cơ sở vật chất của trường Tiểu học và THCS được tách riêng. Từ năm 2004 đến 2007, xã liên tục khởi công và hoàn thành hai dãy nhà cao tầng và hoàn thiện khuôn viên của trường THCS như hiện nay. Bên cạnh việc đầu tư xây dựng trường lớp, cán bộ và nhân dân Lâm Thao còn giành nhiều tình cảm, sự chăm lo tới đội ngũ các thầy cô giáo. Trong hồi ký của thầy Phạm Mậu Tố người Hiệu trưởng đầu tiên của trường có kể: “Ông chủ tịch xã Đỗ Văn Mỹ là người có trách nhiệm cao trong việc động viên anh em giáo viên và xây dựng trường. Ông đã cử người ra trông nom thợ và phụ huynh đến xây dựng trường. Đó cũng là nguồn cổ vũ lớn cho anh em giáo viên hoàn thành nhiệm vụ chính của mình là giảng dậy”. Với thầy Phạm Đức Hùng quê. ở Thuận Thành, người trưởng thành từ giáo viên mới ra trường trở thành phó Hiệu trưởng rồi Hiệu trưởng tại ngôi trường này, trong bài viết Lâm Thao sâu nặng ơn tình của thầy Hùng có đoạn “Tôi quên sao được cụ Bản, cụ Âu, cụ Ân, cụ Thủy và cả xóm Nhiêu bé nhỏ nhường cơm sẻ áo, ngầm mong chúng tôi tất cả vì con em các cụ. Rộng ra, thôn xóm nào của xã Lâm Thao cũng vậy, chúng tôi đều tìm thấy ở đó nhân dân sống với thầy giáo rất gần gũi thân mật, coi chúng tôi nửa là thầy giáo, nửa là con em. Dẫu đất trời đổi thay, chúng tôi không thể quên được tấm lòng vàng ngọc, sự quan tâm tới thầy giáo, tới phong trào giáo dục của cụ Xuyên, cụ Tạc, cụ Mỹ, cụ Vụ v.v…và cả HTX Thái Trì đã coi chúng tôi là một hộ. Cụ Thử, cụ Sói…(Ngọc Khám) cụ Kính, cụ Chì…(Lâm Thao), Cụ Hỗ, cụ Lý, cụ Dị, cụ Hiệu, cụ Thoái…(Kim Thao). Cụ Tâm, cụ Cúc, cụ Đống, bà Truy, cụ Phú, cụ Cự, cụ Việt (Ngọc Quan) v. v và v. v...” Không phụ lòng yêu thương, quý mến mà cán bộ và nhân dân xã Lâm Thao đã giành cho, 50 năm qua các thế hệ cán bộ giáo viên, nhân viên trường trường cấp II Lâm Thao trước đây và THCS Lâm Thao ngày nay đã không ngừng tu dưỡng rèn luyện phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, chuyên môn nghiệp vụ. Dù trong hoàn cảnh nào các thầy cô cũng nỗ lực vượt lên đặng hoàn thành nhiệm vụ. Chất lượng dạy học của trường không ngừng được củng cố và phát triển. Ngược dòng thời gian, những năm chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, các lớp học phải sơ tán trong thôn xóm. Đình Lâm Thao, chùa Kim Thao, cả nhà chứa phân của HTX Kim Thao cũng trở thành lớp học. Cụ Đỗ Văn Xuyên ở Thái Trì, cụ Đỗ Văn Thoại ở Kim Thao đã giành toàn bộ nhà ở của mình cho nhà trường đặt lớp học suốt mấy năm trời. Nền. 11. 12.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> năm. năm. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. nhà, vườn đất nhà các cụ bị đào bới làm hào giao thông và hầm tránh máy bay. Học sinh đến trường phải mang lùn rơm, mũ rơm, các thầy cô giáo vừa dạy học, vừa phải đào hầm, hướng dẫn học sinh biện pháp tránh máy bay địch, cách băng bó cứu thương. Rồi những năm 80, 90 của thế kỷ trước, kinh tế đất nước muôn vàn khó khăn. Các thầy cô đến trường mà vẫn nặng trĩu nỗi trăn trở cuộc sống gia đình. Nhiều thầy cô phải tranh thủ sớm tối làm thêm đủ nghề để mưu sinh. Ngoài nhiệm vụ dạy học, các thầy cô giáo còn đào đất, đóng gạch, đốt gạch xây trường như những lao động thực thụ. Khó khăn là thế, gian khổ là thế nhưng đội ngũ cán bộ giáo viên nhà trường vẫn đoàn kết gắn bó, yêu thương, quý trọng nhau, cùng nhau chia sẻ buồn vui, chung tay hoàn thành nhiệm vụ.. Ôn lại lịch sử 50 năm. Trường cấp II Lâm Thao nay là THCS Lâm Thao đầy tự hào và kiêu hãnh. Từ ngôi trường thân yêu này đã có gần năm ngàn học sinh ra trường. Trong số đó nhiều người rất thành đạt trên các lĩnh vực xã hội. Hàng trăm người đã tòng quân bảo vệ tổ quốc: 72 liệt sĩ, 28 thương 13. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. binh là những con số nói lên những đóng góp không nhỏ của nhân dân Lâm Thao, trường THCS Lâm Thao với sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, bảo vệ Tổ quốc. Nguyễn Thanh Khương quê xã Bình Định, người học sinh thế hệ đầu tiên của trường cấp II Lâm Thao đã tình nguyện ra chiến trường. Anh đã chiến đấu vô cùng dũng cảm và đã được tuyên dương danh hiệu AHLLVT. Nguyễn Thanh Khương đã anh dũng hy sinh bảo vệ nền hòa bình độc lập. Tiếp theo thế hệ Nguyễn Thanh Khương có hàng chục sĩ quan cao cấp, các nhà khoa học, 7 tiến sĩ, hơn 20 thạc sĩ, hàng ngàn cử nhân, nhiều người trở thành cán bộ giữ trọng trách trong các cơ quan Đảng, nhà nước và lực lượng vũ trang như đại tá Đỗ Văn Thanh, đại tá Vũ Nhã, đại tá Nguyễn Đình Chiểu, đại tá Vũ Tuấn Anh, Tiến sĩ Vũ Văn Cường - Chánh văn phòng bộ Công thương, Tiến sĩ Vũ Trụ tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Thạc sĩ Vũ Ngọc Tĩnh phó vụ trưởng vụ tài chính bộ Tài nguyên môi trường, Tiến sĩ Nguyễn Thế Thịnh, Tiến sĩ Vũ Bá Anh, các doanh nghiệp có tâm có tài như Vũ Văn Vượng, Đỗ Văn Bình, Vũ Đề, Đỗ Văn Trọng, Vũ Văn Long, Phạm Văn Phương, Bùi Đình Hưng, Vũ Huy Chuộng v.v…. Chùa Kim Thao, nơi đặt lớp học sơ tán. Khu văn phòng đầu tiên. 14.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> năm. năm. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. 50 năm qua, vượt qua biết bao khó khăn gian khổ, các thế hệ thầy trò trường THCS Lâm Thao luôn luôn giữ vững phong trào. Trong chiến tranh phá hoại với khẩu hiệu tiếng hát át tiếng bom; những năm 1970 là phong trào thi đua nghìn việc tốt, phong trào Trần Quốc Toản; những năm 1980,1990 là phong trào Vì ngày mai lập nghiệp và gần đây là phong trào Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực; bền bỉ nhất, hiệu quả nhất vẫn là phong trào thi đua thầy dạy tốt, trò học tốt thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dậy tốt, học tốt”. Xã Lâm Thao có quy mô dân số vừa phải nên trường THCS Lâm Thao có quy mô trung bình, năm nhiều nhất có 13 lớp với 543 học sinh. Chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng các phong trào luôn được các cấp quản lý giáo dục đánh giá không ngừng tiến bộ. Những năm 1985- 1988, phong trào Thể dục thể thao, phong trào thiếu nhi của Lâm Thao được cả tỉnh Hà Bắc biết đến. Trước đó là phong trào xây dựng thư viện trường học. Bước sang thế kỷ 21 là phong trào giáo dục toàn diện, là điểm sáng về phong trào xã hội hóa giáo dục, về công tác xây dựng và giáo dục truyền thống, là trường trọng điểm của Huyện về phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Năm 2000 xã Lâm Thao đã được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục THCS. Đến nay, tỷ lệ phổ cập THCS đã rất bền vững, tỷ lệ phổ cập bậc trung học không ngừng nâng lên, năm học này đạt 84,9%. Tỷ lệ học sinh thi vào lớp 10 quốc lập luôn đứng trong tốp đầu của huyện, năm 2012 đứng thứ 2 trong tốp các trường thi vào trường THPT Lương Tài 1. Chất lượng mũi nhọn luôn được nhà trường tập trung bồi dưỡng. Những năm trước, huyện chưa giao nhiệm vụ bồi dưỡng HSG đặc trách cho trường THCS Hàn Thuyên thì năm. nào trường THCS Lâm Thao cũng có HSG cấp tỉnh. Tỷ lệ học sinh xếp loại học lực giỏi không ngừng nâng lên từ 2% lên 11,3%, 18,1% và năm vừa rồi là 23,5%. Số học sinh đạt giải các cuộc thi văn hóa, thể thao luôn đứng trong tốp 5 trường dẫn đầu của huyện. Chất lượng đội ngũ là vấn đề mấu chốt được lãnh đạo nhà trường các thời kỳ quan tâm chú trọng. Cùng với việc xây dựng kỷ cương nề nếp là công tác củng cố xây dựng khối đoàn kết, tạo bầu không khí ấm cúng, thân thiện trong nhà trường, đồng thời nhà trường và Công đoàn thường xuyên làm tốt công tác chăm lo đời sống vật chất tinh thần cán bộ giáo viên. Bởi vậy các thầy cô đến công tác tại đây đều nỗ lực cống hiến hết mình cho giáo dục Lâm Thao. Các thế hệ học sinh Lâm Thao còn nhắc mãi tên tuổi các thầy cô dạy giỏi và hết lòng yêu thương học sinh. Đó là thầy Tửu, thầy Hùng, cô Lâm, cô Chung, thầy Ninh, thầy Vị, cô Thu, cô Lan, thầy Thiện và còn nhiều thầy cô khác đã đóng góp không nhỏ vào bảng thành tích giáo viên dạy giỏi của nhà trường suốt nửa thế kỷ qua.. 15. 16. Nối tiếp các thế hệ đi trước, đội ngũ giáo viên nhà trường luôn là những người tâm huyết với nghề. Trong số các.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> năm. năm. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. thầy cô đã và đang công tác tại trường có 20 người từng là học sinh cũ của trường rồi lại trở về say sưa với công việc dìu dắt thế hệ trẻ ở đây. Cũng có nhiều thầy cô đến từ các tỉnh thành xa xôi hay huyện khác, xã khác. Song ai cũng lấy làm tự hào được về công tác tại trường THCS Lâm Thao, ngôi trường có bề dày truyền thống dạy học. Ai cũng tự nhủ phải ra sức phấn đấu, gìn giữ và phát huy những thành quả các thế hệ trước đã dầy công tạo dựng. Nhiều thầy cô giáo dạy giỏi được học sinh yêu mến, phụ huynh ca ngợi như cô Hoàng Thị Nhạn, thầy Hoàng Đăng Thúy, thầy Vũ Thắng, thầy Nguyễn Việt Dũng, thầy Nguyễn Phương Bắc v.v… Các tổ chức đoàn thể của nhà trường như chi bộ Đảng, Công đoàn cơ sở, chi Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên tiền phong luôn thể hiện vai trò tiên phong trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường, liên tục đạt danh hiệu Trong sạch vững mạnh và Đơn vị xuất sắc. Tổng kết 50 năm, trường THCS Lâm Thao liên tục nhiều năm đạt danh hiệu trường Tiên tiến và trường Khá. Đặc biệt từ năm học 2006-2007, 6 năm liền, trường liên tục được công nhận danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc. Năm 2007 được công nhận đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2001-2010 và được Bộ trưởng bộ Giáo dục&Đào tạo tặng Bằng khen. Năm 2011 được Thủ Tướng Chính phủ tặng Bằng khen. Tháng 4/2012 được UBND tỉnh Bắc Ninh công nhận đạt chuẩn chất lượng giáo dục. Ngoài ra, Bộ trưởng bộ Giáo dục&Đào tạo, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bắc Ninh, Trung ương Đoàn, Công đoàn GD việt Nam, Liên đoàn LĐ tỉnh Bắc Ninh đã tặng nhiều Bằng khen cho các tập thể và cá nhân nhà trường. Kính thưa các quý vị đại biểu, các thầy giáo, cô giáo, các thế hệ học sinh! 17. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. Hôm nay, trường THCS Lâm Thao vinh dự được đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba, phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước trao tặng. Vinh quang này trước hết thuộc về Đảng bộ và nhân dân xã Lâm Thao. Suốt 50 năm qua, dù bất kỳ khó khăn nào, Đảng bộ cũng giành sự quan tâm sâu sắc đến sự nghiệp giáo dục, dù khó khăn đến mấy dân dân Lâm Thao cũng vẫn ủng hộ sự nghiệp trồng người. Thành công này là kết quả của sự quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện, sự quan tâm sâu sát, giúp đỡ tận tình của lãnh đạo, chuyên viên phòng Giáo dục&Đào tạo Lương Tài. Thành tích hôm nay là sự kế thừa và phát huy truyền thống của nhà trường được xây dựng vun đắp suốt 50 năm qua, là công lao sức lực của các thế hệ thầy giáo cô giáo, cán bộ nhân viên và sự đóng góp của các thế hệ học sinh từ trước tới nay, là sự đóng góp công sức, trí tuệ của các bạn đồng nghiệp ở hai trường Mầm non và Tiểu học Lâm Thao.. Tập thể CBGV trường THCS Lâm Thao Thành tích hôm nay là kết quả của sự phối hợp chặt chẽ, bền bỉ giữa nhà trường với hội Cha mẹ học sinh, nhà 18.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> năm. năm. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. trường với chính quyền các thôn và các lực lượng giáo dục, các tổ chức kinh tế xã hội trên địa bàn xã, nhiều tập thể, nhiều gia đình và cá nhân đã có đóng góp tích cực cả tinh thần và vật chất cho nhà trường trong nhiều năm qua. Thay mặt nhà trường, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến các cấp lãnh đạo, các tổ chức cá nhân vì những vinh quang và thành công hôm nay! Trong giờ phút trọng đại và thiêng liêng này, chúng tôi những người được hưởng vinh dự và có trọng trách viết tiếp trang sử nhà trường, xin cảm tạ công ơn Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Thanh Khương và các liệt sĩ nguyên là học sinh cũ của trường, đã anh dũng hy sinh cho nền độc lập tự do của Tổ quốc, bảo vệ sự bình yên cho mái trường thân yêu của chúng ta. Xin được cảm ơn các thế hệ đi trước đã tạo dựng nên ngôi trường này bằng mô hôi, công sức, bằng trí tuệ và cả máu xương trong suốt 50 năm qua. Kính thưa các quý vị đại biểu, các thầy giáo, cô giáo, các thế hệ học sinh! Hôm nay, được sống trong niềm vui, phấn khởi, tự hào của một ngôi trường có bề dày truyền thống dạy học, nhận được sự quan tâm của các cấp các ngành, của nhân dân địa phương, thầy trò trường THCS Lâm Thao luôn ý thức trách nhiệm và xác định những nhiệm vụ trọng tâm sau: Thứ nhất: Thực hiện nghiêm túc chỉ thị 03 của Bộ Chính trị và chỉ thị 1973 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, triển khai có hiệu quả nhiệm vụ năm học thứ hai thực hiện nghị quyết XI của Đảng về “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam”. Thứ hai: tăng cường các biện pháp quản lý giáo dục theo hướng đổi mới, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin,. phát huy dân chủ, xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh. Thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục đạo đức pháp luật, rèn kỹ năng sống cho học sinh.. Phát huy truyền thống 50 năm, thầy trò trường THCS Lâm Thao quyết tâm thi đua dạy tốt, học tốt. Nhà trường rất mong muốn được các cấp ủy Đảng và chính quyền, các ngành đoàn thể, nhân dân địa phương, các thế hệ thầy giáo, cô giáo, học sinh tiếp tục giúp đỡ, ủng hộ nhiều hơn nữa cả về tinh thần, vật chất, để xây dựng nhà trường ngày càng vững mạnh toàn diện, trở thành ngôi trường có uy tín trong huyện, xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng bộ và nhân dân xã Lâm Thao, xứng đáng với phần thưởng cao quý mà Đảng và Nhà nước đã trao tặng.. 19. 20. Thứ ba: Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên đoàn kết thống nhất, vững vàng về chính trị, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, lấy việc tự học tự bồi dưỡng là giải pháp để nâng cao trình độ; tích cực đổi mới phương pháp dạy học, trau dồi phẩm chất đạo đức, lối sống, phấn đấu là tấm gương cho học sinh noi theo. Thứ tư: Tiếp tục tham mưu tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học theo hướng chuẩn hóa đồng bộ, hiện đại, xây dựng cảnh quan môi trường xanh sạch đẹp. Thứ năm: Tiếp tục làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, tăng cường mối quan hệ với cấp ủy Đảng và Chính quyền, các ban ngành, đoàn thể, các nhà trường trong và ngoài địa phương để vừa học hỏi, vừa tranh thủ sự giúp đỡ, ủng hộ mọi mặt để làm tôt nhiệm vụ chính trị của nhà trường. Kính thưa các quý vị đại biểu, các thầy giáo, cô giáo, các thế hệ học sinh!.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> năm. năm. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. Xin kính chúc các vị khách quý, quý vị đại biểu, các thầy cô giáo, cán bộ công nhân viên, các thế hệ học sinh mạnh khỏe, hạnh phúc, thành công! Chúc các em học sinh hôm nay chăm ngoan, học giỏi! Xin trân trọng cảm ơn! Lâm Thao, ngày 18/11/2012 HIỆU TRƯỞNG Vũ Ngọc Hòa. Học sinh trường THCS Lâm Thao năm học 2012-2013 trong buổi chào cờ đầu tuần. Học sinh trường THCS Lâm Thao trong lễ khai giảng năm học 2012-2013. 21. 22.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> năm. năm. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. Trang Wesite điện tử của trường THCS Lâm Thao Xã Lâm Thao có vị trí địa lý khá thuận tiện, nằm cạnh Quốc lộ 5, Quốc lộ 38 và tuyến đường sắt Hà Nội Hải Phòng, lại có Tỉnh lộ 280 chạy qua. Hai dòng sông Thao Giang và sông Sen đã ôm trọn cả 7 xóm làng của cư dân Lâm Thao. Từ ngã ba sông Sen thuyền có thể ngược sang Bình Định, Quảng Phú, Thuận Thành hay xuôi về sông Thái Bình qua Văn Thai hoặc qua sông Cẩm Giàng về sông Ghẽ, sông Luộc. Xã Lâm Thao có diện tích tự nhiêm 628 ha, dân số (tính đến tháng 9 năm 2007) là 6475 người với 6 đơn vị hành chính là Ngọc Quan, Nhiêu Đậu, Thái Trì, Lâm Thao, Kim Thao và Ngọc Khám. Lâm Thao là một xã có truyền thống văn hiến và cách mạng. Trải hàng ngàn năm lịch sử với truyền thống cần cù sáng tạo, người dân Lâm Thao đã biến một vùng rừng rậm sông nước thành một vùng quê trù phú bốn mùa quả ngọt trái sai. Nằm giữa vùng giao thoa của hai vùng văn hoá Kinh Bắc và xứ Đông nên mảnh đất Lâm Thao chứa đựng nhiều nét văn hoá đặc sắc của cả hai vùng văn hoá lớn. Lâm Thao hiện đang lưu giữ sáu công trình kiến trúc cổ được công nhận di tích lịch sử văn hoá và kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia và tỉnh thành. Đó là đình làng Ngọc Quan, đình làng Kim Thao, đình làng Lâm Thao, Đình làng Thái Trì, Văn chỉ làng Ngọc Quan và Nhà thờ gia tộc tiến sĩ Vũ Miên thôn Ngọc Quan. Những lời truyền khẩu dân gian và sử sách văn bia còn ghi rõ: Tổng Lâm Thao mấy trăm năm trước có tiếng là vùng đất hiếu học, có xã Xuân Lan nổi danh khoa bảng với ngót năm chục tiến sĩ, phó bảng, cử nhân sinh đồ. Trong thời kỳ chống Pháp, mặc dù nằm sâu trong vùng địch nhưng ngay từ những năm 1940 thế kỷ XX, Lâm Thao đã. 23. 24. tr−êng THCS L©m Thao 50 n¨m x©y dùng vμ tr−ëng thμnh I/ X· l©m Thao mét vïng quª giμu truyÒn thèng v¨n hiÕn vμ c¸ch m¹ng.. Từ thành phố Bắc Ninh theo quốc lộ 38 đến km 27+400 gặp tỉnh lộ 280, đấy là điểm bắt đầu của dải đất Lâm Thao, mảnh đất được coi là cửa ngõ Tây Nam của huyện Lương Tài. Qua thị tứ Phố Sen, khu công nghiệp Lâm Bình đã sừng sững hiện ra. Đi dọc trục đường xã chừng cây số, thấp thoáng những dày nhà cao tầng mái đỏ dưới những vòm cây cổ thụ xanh um cạnh dòng kênh trong mát, đó là trường THCS Lâm Thao, ngôi trường có bề dày truyền thống dạy và học, liên tục nhiều năm đạt danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến và Tập thể lao động xuất sắc, năm học 2012-2013 trường có vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng 3 đúng vào dịp kỷ niệm 50 năm thành lập..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> năm. năm. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. là địa điểm hoạt động bí mật của tổ chức Đảng Cộng sản Đông Dương, chi bộ Đảng cộng sản Lâm Thao được thành lập rồi từ Lâm Thao phong trào cách mạng lan rộng khắp các xã trong huyện Lương Tài và cả các huyện Mỹ Hào, Văn Lâm tỉnh Hưng Yên, Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương. Ngày 17/8/1945, dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng và Mặt trận Việt Minh, quần chúng nhân dân Lâm Thao đã làm thất bại cuộc lễ Khai cờ của bọn phản động thân Nhật tại đình Kim Thao, làm tê liệt chính quyền địch, tạo điều kiện cho cuộc nổi dậy cướp chính quyền ở xã Lâm Thao vào các ngày 19 20/8/1945. Thực dân Pháp trở lại xây bốt, lập Tề, người dân Lâm Thao kiên cường anh dũng chiến đấu bảo vệ quê hương. Những trận tập kích trên đường 20, trận đánh sập cầu Sen, các trận chống càn còn vang mãi chiến công của người dân Lâm Thao. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, hàng trăm thanh niên Lâm Thao đã hăng hái lên đường đánh giặc. Tổng kết hai cuộc kháng chiến xã đã đóng góp hàng ngàn tấn lương thực, thực phẩm, hàng trăm người con ra trận. Cả xã có 146 liệt sĩ, 92 thương bệnh binh, 6 bà mẹ Việt Nam anh hùng. Đảng và chính phủ đã tặng rất nhiều huân chương huy chương cho đảng bộ và nhân dân Lâm Thao. Hơn 20 năm đổi mới, Lâm Thao vẫn luôn luôn là địa phương đi đầu của Huyện Lương Tài về phong trào sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Từ sau Đại hội Đảng bộ xã Lâm Thao khoá 23 và 24, đời sống kinh tế xã hội Lâm Thao ngày càng khởi sắc. Khu công nghiệp Lâm Bình hình thành, cơ cấu kinh tế thay đổi, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, bộ mặt nông thôn đổi thịt thay da. Làng xóm khang trang: điện đường trường trạm từng bước hoàn thiện.. Những phúc lợi mà người dân Lâm Thao được hưởng hôm nay tuy chưa thật dồi dào song cũng là niềm mơ ước từ bao đời. Năm 2011 mức thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 15 triệu đồng. Toàn xã hiện có gần 20 ô tô các loại, gần 100% gia đình có xe máy và vô tuyến truyền hình; trên 85% gia đình đạt gia đình văn hoá mới. Những năm hoà bình mới lập lại, đất nước còn rất nhiều khó khăn, bên cạnh nhiệm vụ phát triển kinh tế xây dựng đời sống văn hoá mới thì phong trào bình dân học vụ đã phát triển khá mạnh mẽ ở Lâm Thao. Các lớp học bình dân mở ra ở khắp các đình chùa trong toàn xã. Rồi trường cấp I Lâm Thao được thành lập. Năm học 1961- 1962, trường cấp I Lâm Thao đã có thêm một lớp 5 của cấp II. Đáp ứng nhu cầu phát triển ở địa phương, tháng 8 năm 1962 trường cấp II Lâm Thao được thành lập. Năm học đầu tiên 1962 - 1963 trường có 3 lớp (1 lớp 6, 2 lớp 5) với 138 học sinh và 6 thầy cô giáo do thầy Phạm Mậu Tố làm Hiệu trưởng. Các lớp học của trường đặt tại đình Ngọc Quan và đình Lâm Thao. Văn phòng đặt tại nhà cụ Đỗ Văn Xuyên thôn Thái Trì. Trường cấp II Lâm Thao thành lập không chỉ giải quyết nhu cầu học tập cho con em địa phương (trước đây vẫn đi học nhờ ở Cẩm Giàng, Thứa, Hồ) mà còn thu hút cả học sinh ở các xã Bình Định, Phú Lương về học. Do nhu cầu phát triển của giáo dục, năm 1976 chính quyền và nhân dân Lâm Thao tập trung xây dựng khu lớp học mới với 8 phòng học cao tầng. Đây là một trong bốn xã đầu tiên trong huyện Gia Lương có trường học 2 tầng (Lâm Thao, Vạn Ninh, Mỹ Hương và Đại Bái). Cuối năm 1963 Đảng uỷ, Uỷ ban hành chính xã Lâm Thao quyết định xây dựng trường mới tại khu vực Bãi Nghệ. 25. 26. II/ TRƯỜNG THCS LÂM THAO HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> năm. năm. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. với 4 phòng học cấp 4. Khu văn phòng, nhà ở của giáo viên còn đơn sơ chát vách lợp lá gồi. Trường Mới là địa điểm học chung cho cả hai trường cấp I và cấp II. Năm học 2000 - 2001 địa phương đã quy hoạch diện tích cố định cho hai trường, khu nhà hai tầng được nhường cho trường Tiểu học nhằm đạt chỉ tiêu Trường chuẩn quốc gia giai đoạn I cho trường Tiểu học. Sau nhiều năm phấn đấu cật lực, tháng 11 năm 2003, 8 phòng học cao tầng cho trường THCS hoàn thành. Để hoàn thành mục tiêu đạt chuẩn quốc gia, đảng bộ và nhân dân Lâm Thao lại huy động mọi nguồn lực và đầu năm 2007 một dãy nhà cao tầng với 10 phòng học kiên cố được đưa vào sử dụng trong niềm vui khôn tả của thầy trò trường THCS Lâm Thao.. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. mặt được chọn là đơn vị điểm của Huyện. Liên tục 6 năm liền trường đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc. Trường được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục&Đào tạo năm 2007, bằng khen của Thủ Tướng Chính phủ năm 2011 và nhiều bằng khen giấy khen khác. Kết thúc năm học 2011-2012 trường được đề nghị Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng ba. Nửa thế kỷ đã qua, kề từ khi có trường mà không có lớp, không có văn phòng, đến nay trường THCS Lâm Thao đã có một cơ ngơi khang trang đẹp đẽ với khuôn viên diện tích 8019 m2; các hệ thống phòng học, phòng bộ môn, khu văn phòng, khu vệ sinh tiện nghi khá đồng bộ. Hệ thống sân chơi bãi tập thoáng mát, cảnh quan đẹp mắt. Ngược dòng thời gian, những năm đầu thành lập trường còn vô vàn thiếu thốn. Đội ngũ giáo viên hầu hết đều là những người ở xa, có người ở Hưng Yên, Hải Dương có người tận Hà Nội.. Tháng 8 năm 2007 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2001-2010. Không phụ sự quan tâm của Đảng bộ và nhân dân địa phương, thầy trò trường THCS Lâm Thao càng gia sức thi đua dạy tốt, học tốt, từng bước khảng định vị trí của nhà trường trong tốp đầu của Huyện, có nhiều. Đời sống nhân dân còn rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, được sự quan tâm của Đảng và chính quyền địa phương, lại đặt trên mảnh đất vốn có truyền thống học hành khoa bảng nên. 27. 28. Đón Bằng công nhận đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn I. Đón Bằng khen của Thủ tướng Chính Phủ.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> năm. năm. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. trường cấp II Lâm Thao không ngừng lớn mạnh cả về quy mô và chất lượng giáo dục. Năm học. Số lớp. Số học sinh. Tỷ lệ HS đỗ TN. 1962 – 1963. 3. 138. 1975 – 1976. 8. 235. 78.9. 1980 – 1981. 12. 335. 44.7. 1986 – 1987. 10. 358. 83.9. 1990 – 1991. 10. 389. 85.0. 1995-1996. 11. 464. 88,9. 2000 – 2001. 13. 543. 88.2. 2005 – 2006. 12. 419. 100. 2010 - 2011. 12. 390. 100. 2012 - 2013. 11. 351. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. thôn Kim Thao đã nhường toàn bộ ngôi nhà đang ở cho nhà trường đặt lớp học mấy năm liền. Trong nhà, ngoài vườn, giao thông hào phòng chống máy bay chằng chịt. Học sinh đến trường phải mang theo lùn rơm, mũ rơm và cài lá ngụy trang.. 50 năm qua, vượt qua biết bao khó khăn gian khổ, thầy trò trường THCS Lâm Thao luôn luôn giữ vững phong trào thi đua 2 tốt. Gian khổ nhất là những năm chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, các lớp học được sơ tán trong các thôn xóm. Đình chùa lại là địa điểm cho học trò học tập, những nhà kho, nhà chứa phân cũng được sử chữa trở thành lớp học. Gia đình cụ Đỗ Văn Xuyên thôn Thái Trì và cụ Đỗ Văn Thoại. Gian khổ là thế nhưng các lớp học vẫn vang tiếng hát, rộn tiếng cười, chất lượng lên lớp hàng năm vẫn luôn đạt từ 86 đến 90 %. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp hàng năm vẫn khá cao. Thầy Phạm Mậu Tố Hiệu trưởng đầu tiên từng tâm sự: những năm mới thành lập trường không có gì, giáo viên ở nhờ nhà cụ Đỗ Văn Xuyên, Đỗ Văn Tạc thôn Thái trì, bàn ghế mượn của dân. Giáo viên vừa dạy, vừa học, vừa xây dựng; phải đi bộ lên tận phố Hồ mua bàn ghế, lên Bắc Ninh mua ngói móc lợp trường. Gian khổ là thế mà anh chị em giáo viên không hề phàn nàn, mọi người đều say sưa với trường với lớp. Thầy Đỗ Văn Giáp Hiệu trưởng những năm 19711977 còn nhớ như in những năm cả nước dốc ra chiến trường, nhiều thầy giáo phải ra trận. Học sinh bùi ngùi tiễn thầy lên đường. Hầu như gia đình học sinh nào, gia đình giáo viên nào cũng có người thân ra trận. Trường vẫn vang lên khẩu hiệu: “Thi đua dạy tốt học tốt! Tất cả vì miền Nam ruột thịt”. Rồi những ngày đất nước thống nhất, trong niềm vui khôn tả, Đảng bộ lãnh đạo nhân dân khôi phục kinh tế, xây dựng hòa bình. Và mặc dù còn nhiều khó khăn song địa phương quyết tâm tập trung xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường. năm 1977 ngôi trường cao tầng sừng sững mọc lên bên cạnh trục đường trung tâm của xã. Niềm vui sướng không thể tả xiết của thầy trò lần đầu được học trong căn nhà gác. Thầy Đỗ Văn Trại Hiệu trưởng những năm 1987- 1991 lại rất tự hào về phong trào Đội và phong trào thể thao của trường. Những năm thập kỷ 80 của thế kỷ trước trường cấp II. 29. 30. Do cơ cấu dân số thay đổi đồng thời một bộ phận không nhỏ học sinh chuyển lên học tại trường chất lượng cao của Huyện nên hàng năm xã có vài chục học sinh học ở các trường ngoài..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> năm. năm. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. Lâm Thao là một điểm sáng của phong trào thiếu nhi Huyện Gia Lương. Nhiều đoàn khách của Tỉnh Đoàn Hà Bắc và Trung Ương Đoàn về thăm rất khen ngợi. Những năm 80 của thế kỷ trước là thời kỳ đất nước gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều học sinh phải theo gia đình đến các vùng kinh tế mới. Tình trạng học sinh bỏ học tràn lan. Các thầy cô giáo phải đến từng nhà vận động học sinh đến lớp, rồi tổ chức các lớp học bổ túc văn hóa. Để khắc phục tình trạng trường sở xuống cấp, thầy trò cùng nhau đóng gạch đốt lò để xây phòng học. Ngoài giờ lên lớp giáo viên phải tranh tủ làm nhiều việc bất đắc dĩ để mưu sinh như làm hàng xáo, quấn thuốc lá, quấn pháo…; nhà trường liên hệ với địa phương xin cho mỗi giáo viên vài thước ruộng để tăng gia. Bao nhiêu gian khổ không làm thầy cô nản lòng. Không khí trường học lúc nào cũng vui tươi rộn rã. Có lẽ nhìn thấy gương mặt hồn nhiên thơ ngây của các em khiến các thầy cô quên đi nỗi vất vả. Nhiều thầy cô vẫn bám trường bám lớp, thực sự hết lòng vì học sinh thân yêu như cô Nguyễn Thị Thạch, cô Đỗ Thị Trịnh, cô Vũ Thị Hằng, thầy Vũ Bình Minh v.v... Thế kỷ XXI mở ra với nhiều cơ hội cho giáo dục. Sau một số năm trầm lắng, trường THCS Lâm Thao bắt đầu có sự chuyển mình mạnh mẽ. Chi bộ Đảng được củng cố và không ngừng lớn mạnh. Tháng 10/1997, chi bộ nhà trường được tái thành lập sau nhiều năm không đủ số lượng đảng viên nên phải sinh hoạt ghép với chi bộ nông thôn. Lúc đầu chi bộ còn ghép với trường Tiểu học. Chỉ vài năm sau, trường đã có chi bộ riêng. Tính từ năm 1997 đến nay, chi bộ đã bồi dưỡng phát triển được 16 đảng viên. Đội ngũ đảng viên của trường thực sự đều là những người tiên phong, nòng cốt trong các hoạt động. Đội ngũ cán bộ giáo viên lại thường xuyên được bổ sung tăng cường. Khối đoàn kết thường xuyên được Công đoàn chăm lo. vun vén. Các giáo viên có tuổi thực sự mẫu mực tận tình giúp đỡ các em các cháu mới ra trường. Các giáo viên trẻ lấy làm vinh dự an tâm được về công tác tại một môi trường giáo dục thân thiện. Từ năm học 2000-2001 trở đi trường liên tục đạt danh hiệu trường Tiên tiến và Tiên tiến xuất sắc. Nhà trường đã xây dựng và củng cố được niềm tin đối với lãnh đạo và nhân dân địa phương. 50 năm so với lịch sử đất nước thì rất ngắn ngủi song với một ngôi trường nhỏ vùng quê như trường THCS Lâm Thao lại vô cùng có ý nghĩa. Hơn một trăm thầy cô giáo ở nhiều tỉnh thành, nhiều vùng quê đã về đây công tác, có quá nửa số ấy đã về nghỉ chế độ và gần chục người đã vĩnh viễn đi xa. Có nhiều người gắn bó với trường vài chục năm, có người thời gian công tác tại trường chỉ vài tháng, tất cả đều do điều động của tổ chức. Song cho dù công tác ngắn ngày các thầy cô cũng đều để lại cho các thế hệ học sinh và nhân dân Lâm Thao những dấu ấn khó quên. Tình cảm của các thầy cô được các thế hệ học trò lưu giữ và trân trọng. Khóa học sinh 1963-1966 mặc dù đều đã gần 70 tuổi song hàng năm vẫn họp mặt và giữ được mối liên hệ rất mật thiết với các thầy cô Trương Văn Tửu, Phạm Đức Hùng, Trần Thị Lâm, Nguyễn Thị Chung v.v… đã nói lên truyền thống tôn sư trọng đạo của người dân Lâm Thao. 50 năm qua, trường THCS Lâm Thao đã đào tạo hàng ngàn lượt học sinh ra trường. Từ ngôi trường này biết bao thế hệ học sinh đã trưởng thành trở thành những cán bộ của Đảng và Nhà nước. Trong số ấy có 7 tiến sĩ, hơn 20 thạc sĩ, hàng chục sĩ quan cao cấp và hàng trăm cử nhân khoa học, hàng chục các nhà doanh nghiệp trẻ đang có mặt ở khắp mọi miền tổ quốc. Tiêu biểu là Tiến sĩ đại tá Đỗ Văn Thanh học sinh khoá đầu tiên của trường. Tiến sĩ Vũ Văn Cường Chánh văn. 31. 32.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> năm. năm. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. Tập thể CBGV nhà trường năm học 2005-2006. 33. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. phòng Bộ Công thương. Tiến sĩ Lê Kim Tuấn UBKHXH Việt Nam, tiến sĩ Vũ Trụ tập đoàn dầu khí Việt Nam, Tiến sĩ y khoa Vũ Bá Anh, Tiến sĩ Nguyễn Thế Thịnh, Thạc sĩ Nguyễn Bá Phong, Đỗ Văn Hoan, Đỗ Văn Định, Đỗ Thị Yến, nhà doanh nghiệp trẻ Đỗ Văn Bình, Vũ Đề, Vũ Văn Long v.v… Trường THCS Lâm Thao hiện nay có trên 40% giáo viên là người địa phương. Hầu hết các thầy cô này đều đã trưởng thành từ ngôi trường này. Được giảng dạy tại quê nhà vừa là vinh dự đồng thời là trách nhiệm lớn lao. Cô Hoàng Thị Nhạn (học sinh của trường khóa 1978-1981) Chủ tịch Công đoàn. Cô Nhạn là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh từ những năm còn là tỉnh Hà Bắc. Cô là giáo viên có tay nghề vững vàng, là giáo viên màng lưới của Huyện. Cô đã bồi dưỡng rất nhiều học sinh giỏi cấp huyện và cấp tỉnh. Cô Nhạn đồng thời cũng là giáo viên có kinh nghiệm trong công tác quản lý giáo dục học sinh. Nhiều năm qua cô Nhạn đều được công nhận giáo viên chủ nhiệm giỏi. Các thầy cô như Cao Thị Nụ, Nguyễn Thị Bình, Hoàng Đăng Thúy, Vũ Đức Tuyển lấy làm tự hào khi được dạy dỗ chính con em địa phương mình. Các thầy cô đều nhận thấy càng phải nỗ lực trách nhiệm hơn rất nhiều khi công tác trên chính quê hương mình. Tập thể cán bộ giáo viên nhà trường là một tập thể đoàn kết, gắn bó, cộng đồng trách nhiệm, sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau. Nhà trường rất chú trọng công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho từng giáo viên. Các thầy cô giáo đều có tay nghề vững vàng. Nhiều thầy cô đã trở thành giáo viên giỏi cấp Tỉnh, cấp Huyện. Nhiều thầy cô được chọn vào hàng ngũ giáo viên màng lưới của Huyện như thầy Vũ Ngọc Hoà, thầy Hoàng Đăng Thuý môn Văn, cô Hoàng Thị Nhạn môn Sử, thầy Vũ Thắng môn Toán, thầy Nguyễn Tiến Nam môn Tin v.v… 34.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> năm. năm. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. Hưởng ứng các cuộc vận động “Hai không”, Mỗi thầy giáo cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo, cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực, nhà trường đã tổ chức cho giáo viên và học sinh học tập đăng ký và cam kết thực hiện nhất là cuộc vận động Hai không. Thầy thi đua dạy thật, trò cố gắng học thật. Các kỳ thi được tổ chức nghiêm túc, chất lượng đánh giá là trung thực. Mặc dù tỷ lệ học sinh giỏi mấy năm đầu có giảm so với mấy năm trước song cái được của nhà trường là học sinh đã biết phải học thật, thi thật. Bên cạnh việc chú trọng chất lượng giáo dục toàn diện, nhà trường hết sức coi trọng công tác mũi nhọn. Hàng năm, nhà trường xây dựng kế hoạch, phân công giáo viên có kinh nghiệm, tổ chức bồi dưỡng từ sớm nêm kết quả tỷ lệ học sinh giỏi cấp Huyện của trường luôn xếp trong tốp đầu. Trước đây năm nào trường cũng có học sinh giỏi cấp Tỉnh, chỉ từ khi PGD giao công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh cho trường THCS Hàn Thuyên thì số học sinh giỏi cấp tỉnh của trường mới giảm. Năm học. Học sinh giỏi văn hóa Cấp Tỉnh. Cấp Huyện. 1990 - 1991. 1. 6. 1995 - 1996. 4. 9. 2000 - 2001. 2. 7. 2005 - 2006. 12. 2009 - 2010. 2. 11. 2011 - 2012. 2. 11. 35. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. Lâm Thao vốn là một vùng quê thuần nông, thu nhập thấp, đời sống nhân dân khó khăn. Chính vì vậy mà phong trào giáo dục ở địa phương trước đây cũng bị nhiều ảnh hưởng. Do thiếu thốn về CSVC, về điều kiện giảng dạy học tập mà chất lượng giáo dục của nhà trường cũng khiêm tốn. Chỉ từ khi khu công nghiệp Lâm Bình hình thành, kinh tế thay đổi, đời sống nhân dân được cải thiện bộ mặt nông thôn đổi mới từng ngày, giáo dục cũng nhờ đó mà phát triển không ngừng. Hơn mười năm trước, trường THCS Lâm Thao còn được coi là vùng sâu vùng xa với mấy phòng học 2 ca tồi tàn, cổng ngõ chẳng có. Thế mà chỉ vài năm sau, những ngôi nhà cao tầng cứ lần lượt mọc lên. Rồi cầu bê tông, cổng trường, tường bao, rồi sân thềm, đường đi, nhà xe giáo viên, nhà xe học sinh, công trình vệ sinh, nước sạch v.v… Bao nhiêu công sức, ngót 4 tỷ đồng cho một cơ ngơi khang trang đẹp đẽ. Nhiều đoàn khách đến thăm rất ngưỡng mộ. Các phụ huynh đến trường rất hài lòng. Có được cơ ngơi khang trang ấy là do Đảng chính quyền địa phương rất quan tâm. Mặc dù ngân sách địa phương rất hạn hẹp, song Đảng và chính quyền xã đã tập trung mọi nguồn lực đầu tư cho xây dựng cơ sở vật chất các nhà trường bởi Giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển. Địa phương không chỉ chăm lo xây dựng cơ sở vật chất cho dạy học mà các đồng chí lãnh đạo xã còn thường xuyên chăm lo đội ngũ các thầy cô giáo. Các đồng chí thường xuyên tới các nhà trường động viên thầy trò thi đua dạy tốt học tốt. Hàng năm tổ chức tuyên dương khen thưởng giáo viên học sinh từ xã tới các cơ sở. Một trong những yếu tố dẫn đến sự thành công của trường là những năm qua là nhà trường đã làm rất tốt công tác xã hội hoá giáo dục. Việc phối kết hợp giữa ba môi trường 36.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> năm. năm. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. giáo dục đã đem lại những hiệu quả to lớn trong việc giáo dục học sinh. Ngay từ những thập kỷ 80, 90 của thế kỷ trước. Công tác XHH giáo dục ở Lâm Thao đã được xem là điểm sáng trong Huyện. Nhờ làm tốt công tác vận động tuyên truyền mà từ cán bộ đến nhân dân đều nhận thức được giáo dục không chỉ là nhiệm vụ của các nhà trường mà là trách nhiệm chung của mọi người, của toàn xã hội. Các tổ chức đoàn thể càng phát huy vai trò để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Hàng năm xã tổ chức tổng kết giáo dục tuyên dương khen thưởng những giáo viên, học sinh có thành tích xuất sắc. Công tác XHH giáo dục không chỉ đem lại cho nhà trường những nguồn động viên cổ vũ mà còn góp phần tăng cường cơ sở vật chất, cải thiện đời sống và điều kiện làm việc cho cán bộ giáo viên nhà trường. Nhờ có sự ủng hộ của nhân dân, của các bậc cha mẹ học sinh mà ngay từ năm học 1999 2000 nhà trường đã trang bị đầy đủ hệ thống điện thắp sáng, quạt mát cho toàn bộ các phòng học. Nhờ có XHH nhà trường đã sớm đưa chương trình tin học tới toàn bộ học sinh. Toàn bộ cảnh quan khuôn viên nhà trường khang trang đẹp đẽ có phần to lớn của công tác xã hội hoá giáo dục. Nói đến XHH giáo dục và các hoạt động phối hợp không thể không nói tới hoạt động của Hội CMHS. Cán bộ của Hội đều là những người tâm huyết gắn bó với nhà trường. Chương trình hoạt động của Hội được bàn bạc thống nhất với nhà trường từ đầu năm học để có sự phối kết hợp đồng bộ. Nhờ vậy mà luôn tạo được sự gần gũi giữa trường với Hội, giữa cha mẹ học sinh với các thầy cô giáo. Những vị trưởng ban Phụ huynh rất tâm huyết gắn bó với nhà trường phải kể đến là các ông Đỗ Văn Chi, Nguyễn Đăng Hiệp, Trần Văn Huân, Vũ Văn Chiến, Vũ Văn Diệp, Vũ Khải Hiền… Ở các vị. này, việc đến trường gặp gỡ thầy cô không chỉ là trách nhiệm mà còn là tình cảm, sự yêu mến quý trọng các thầy cô, sự chia sẻ với nhà trường trong trách nhiệm giáo dục thế hệ trẻ. III/THÀNH QUẢ 50 NĂM, VINH DỰ VÀ TRÁCH NHIỆM: 50 năm xây dựng và trưởng thành là cả một quãng thời gian dài, trường THCS Lâm Thao đã trải qua những bước thăng trầm vất vả. Khi được sáp nhập với trường Tiểu học, khi lại tách ra. Có biết bao thầy cô giáo dạy ở đây được đề bạt công tác hay chuyển về địa bàn gần nhà, nhiều thầy cô đã về nghỉ hưu. Trường cũng đã nhiều lần thay đổi quản lý. Mỗi một giai đoạn đều ghi lại những dấu ấn trong bảng thành tích truyền thống của nhà trường. Nếu như những năm 1976 - 1980 là phong trào xây dựng trường học và phong trào Hợp tác xã Măng Non thì những năm 1984 - 1990 là phong trào Đội Thiếu niên, phong trào thể thao và điển hình về Thư viện trường học. Từ năm học 2004-2005 trở lại đây, trường THCS Lâm Thao nổi lên là một điểm trường toàn diện: trường trọng điểm của Huyện về Phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực; công tác giáo dục an toàn giao thông; điểm sáng về công tác xây dựng Phòng truyền thống và giáo dục truyền thống cho học sinh; dẫn đầu công tác kiểm định chất lượng, về triển khai các cuộc vận động v.v...Chất lượng dạy học không ngừng được củng cố và phát triển. Cảnh quan và môi trường sư phạm không ngừng được chăm chút. Nhà trường đã nhận được nhiều lời khen ngợi của lãnh đạo các cấp và nhân dân địa phương, sự thán phục của bạn bè. Chặng đường nửa thế kỷ đã đi qua, các thế hệ cán bộ giáo viên và học sinh trường THCS Lâm Thao đã tạo lập nên một cơ ngơi khá vững vàng. Đó không chỉ là những khối nhà. 37. 38.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> năm. năm. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. bê tông kiên cố mà là chất lượng dạy học, là thành tích, bề dày truyền thống của ngôi trường đã được bạn bè gần xa biết tiếng. Sáu năm liền trường được công nhận Tập thể lao động xuất sắc. Tháng 8/2007, trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2001-2010, là ngôi trường THCS thứ 3 trong huyện được vinh dự này. Từ khi được công nhận trường chuẩn quốc gia, chất lượng dạy học càng ngày càng tiến bộ. Qua các kỳ kiểm định khảo sát, tháng 4 năm 2012, UBND tỉnh Bắc Ninh ra quyết định công nhận trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. Đây cũng là vinh dự lớn lao của thầy trò nhà trường mà không phải trường nào cũng có. Vinh dự tự hào, song đồng thời lại là trách nhiệm nặng nề. Bước vào năm học 2012 - 2013 năm học tiếp tục hưởng ứng cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, cuộc vận động Hai không, phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, năm học thứ 2 thực hiện nghị quyết Đại hội XI của Đảng về đổi mới toàn diện, triệt để nền giáo dục…Thực hiện chủ đề Xây dựng kỷ cương, nâng cao chất lượng, Thầy trò nhà trường đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn: phải không ngừng đổi mới công tác quản lý chỉ đạo, tích cự ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các khâu dạy học và quản lý, tăng cường đầu tư nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên; phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục; phấn đấu củng cố và giữ vững chất lượng giáo dục toàn diện, giữ vững danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc, xứng đáng với ngôi trường có bề dày truyền thống và xứng đáng với phần thưởng cao quý mà Đảng và Nhà nước trao tặng - tấm Huân chương Lao động hạng ba.. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. TRƯỜNG CẤP II LÂM THAO. Ngày ấy…..bây giờ !. Lâm Thao, tháng 9 năm 2012 39. 40.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> năm. năm. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. CÁC THẦY LÀ BÍ THƯ CHI BỘ QUA CÁC THỜI KÌ THCS LÂM THAO - 50 NĂM XÂY DỰNG TRƯỞNG THÀNH (1962 -2012). Thầy: Vũ Tính Thầy: Phạm Mậu Dực Thầy: Đỗ Văn Giáp Thầy: Nguyễn Đức Khuếch Thầy: Đỗ Văn Hưởng Thầy: Đỗ Văn Trại Thầy: Vũ Ngọc Hoà. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NĂM HỌC. SỐ LỚP. 1962-1963 1975-1976 1980-1981 1986-1987 1990-1991 1995-1996 2000-2001 2005-2006 2009-2010 2011-2012 2012-2013. 3 8 8 8 8 12 13 12 11 11 11. SỐ HỌC SINH 138 235 298 310 389 501 543 419 391 362 351. SỐ CB GV. TỈ LỆ TỐT NGHIỆP (%). 6 13 16 15 18 17 21 26 27 33 31. 78.9 44.7 83.9 85 58.2 95.7 100 100 100. Thầy Vũ Tính. Thầy Đỗ Văn Giáp. Thầy Vũ Đức Khuếch. Thầy Đỗ Văn Trại. Bí thư 1964-1968. Bí thư 1972-1983. Bí thư 1983-1986. Bí thư 1990-1991. CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC (1990-2012) Xếp loại hạnh kiểm (%). Năm học. Xếp loại học lực(%). Học sinh giỏi Tỉnh H. Giáo viên giỏi Tỉnh H. Tốt. Khá. TB. Yếu. giỏi. Khá. TB. Yếu. kém. 1990-1991. 33.3. 49.7. 15.0. 2. 0. 15.1. 80.2. 4.7. 0. 1. 6. 0. 2. 1995-1996. 41.1. 46.5. 12.4. 0. 0. 19.6. 66.0. 14.4. 0. 4. 9. 1. 2. 2000-2001. 39.9. 49. 10.1. 1. 1.3. 31.8. 58.7. 8.0. 0.2. 2. 7. 2. 4. 2003-2004. 71.4. 26. 2.6. 0. 13.4. 47.6. 33.9. 4.9. 0.2. 2. 15. 2. 4. 2005-2006. 74.9. 24.6. 0.5. 0. 20.1. 41.9. 34.9. 3.1. 0. 0. 12. 3. 3. 2009-2010. 73,9. 22,5. 3,3. 0,3. 13,4. 37,7. 45,7. 2,2. 1,0. 2. 17. 1. 6. 2011-2012. 87,6. 11. 1,4. 0. 23,5. 42. 41. 32,6. 1,9. 0. 2. 26. 1. 4. 1964- 1968 1968- 1972 1972-1983 1983-1986 1986-1990 1990-1991 1997- đến nay. Thầy Vũ Ngọc Hòa. BAN CHẤP HÀNH CHI ỦY. Bí thư 1997 – đến nay. 42.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> năm. năm. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. DANH SÁCH CÁC THẦY LÀ BÍ THƯ CHI BỘ (Chưa có ảnh). 1. Thầy Phạm Mậu Dực Bí thư 1968 – 1972 2. Thầy Đỗ Văn Hưởng Bí thư 1986 – 1990 CÁC THẦY LÀ HIỆU TRƯỞNG QUA CÁC THỜI KÌ Thầy: Phạm Mậu Tố Thầy: Vũ Tính Thầy: Phạm Đức Hùng Thầy: Đỗ Văn Giáp Thầy: Nguyễn Đức Khuếch Thầy: Đỗ Văn Trại Thầy: Đỗ Ngọc Dũng Thầy: Vũ Ngọc Hoà. 1962-1964. 1964-1968. 1968-1971 1971-1977 1977-1986 1986-1991 1991-2004 2004- đến nay. BAN GIÁM HIỆU CÁC THẦY LÀ PHÓ HIỆU TRƯỞNG QUA CÁC THỜI KÌ Thầy: Phạm Đức Hùng Thầy: Phạm Văn Cầm Thầy: Đỗ Văn Giáp Thầy: Phạm Văn Ninh. 1966-1968 1970-1977 1977-1983 1977-1982. Thầy: Nguyễn Bá Thiện Thầy: Nguyễn Đức Khuếch Thầy: Đỗ Văn Hưởng Thầy: Vũ Ngọc Hoà. Thầy: Dương Minh Xuân Thầy: Ngô Xuân Coóng. 1983-1984 1977-1984. Thầy: Đỗ Ngọc Dũng Thầy: Vũ Thắng. 1982-1986 1986-1988 1986-1990 1988-1990 1997-2004 1990-1991 2004-đến nay. Thầy Phạm Mậu Tố. Thầy Vũ Tính. Thầy Phạm Đức Hùng. Thầy Đỗ Văn Giáp. Hiệu trường 1962-1964. Hiệu trưởng 1964-1968. Hiệu trưởng 1968-1971. Hiệu trưởng 1971-1977. Thầy Phạm Đức Hùng. Thầy Đỗ Văn Giáp. Thầy Phạm Văn Ninh. Thầy Vũ Đức Khuếch. Thầy Đỗ Văn Trại. Thầy Vũ Ngọc Hòa. Phó Hiệu trưởng. Phó Hiệu trưởng. Phó Hiệu trưởng. Hiệu trưởng 1977-1986. Hiệu trưởng 1986-1991. Thầy Đỗ Ngọc Dũng Hiệu trưởng 1991-2004. Hiệu trưởng 2004-đến nay. 1966-1968. 1977-1983. 1977-1982. 43. 44.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> năm. năm. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. Thầy Ngô Xuân Coóng. Thầy Nguyễn Bá Thiện. Thầy Nguyễn Đức Khuếch. Thầy Vũ Bình Minh. Cô Đỗ Thị Trịnh. Cô Hoàng Thị Nhạn. Phó Hiệu trưởng. Phó Hiệu trưởng. Phó Hiệu trưởng. Chủ tịch Công đoàn. Chủ tịch Công đoàn. Chủ tịch Công đoàn. 1977-1984. 1982-1986. 1986-1988. 1986-1997. 1997-2000. 2000-đến nay. DANH SÁCH CÁC THẦY CÔ LÀ CHỦ TỊCH CÔNG ĐOÀN (Chưa có ảnh) 1. Thầy Nguyễn Văn Minh Chủ tịch công đoàn 1963 - 1971 2. Thầy Cao Quang Hưng Chủ tịch công đoàn 1971 - 1979 3. Thầy Nguyễn Thế Tự Chủ tịch công đoàn 1979- 1986. Thầy Vũ Ngọc Hòa. Thầy Đỗ Ngọc Dũng. Thầy Vũ Thắng. Phó Hiệu trưởng. Phó Hiệu trưởng. Phó Hiệu trưởng. 1988-1990; 1997-2004. 1990-1991. 2004-đến nay. DANH SÁCH CÁC THẦY LÀ PHÓ HIỆU TRƯỞNG (Chưa có ảnh) 1. Thầy Phạm Văn Cầm. Phó Hiệu trưởng 1970 – 1977. 2. Thầy Dương Minh Xuân. Phó Hiệu trưởng 1983 - 1984. 3. Thầy Đỗ Văn Hưởng. Phó Hiệu trưởng 1986 - 1990. CÁC THẦY CÔ LÀ CHỦ TỊCH CÔNG ĐOÀN QUA CÁC THỜI KÌ. Thầy: Nguyễn Văn Minh Thầy: Cao Quang Hưng Thầy: Nguyễn Thế Tự Thầy: Vũ Bình Minh Cô: Đỗ Thị Trịnh Cô: Hoàng Thị Nhạn 45. 1963-1971 1970-1979 1979-1986 1986-1997 1997-2000 2000-đến nay. Tiết mục múa nón của học sinh lớp 8A nhân dịp khai giảng năm học mới 2012-2013. 46.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> năm. năm. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. CÁC THẦY CÔ LÀ TỔNG PHỤ TRÁCH ĐỘI QUA CÁC THỜI KÌ. Cô Hoàng Thị Nhạn. Cô Nguyễn Thị Bình. Cô Vũ Thị Loan. Hội thi “Nghi thức Đội” năm học 2011-2012. Cô Phạm Thị Thủy. CÁC THẦY CÔ LÀ GIÁO VIÊN DẠY GIỎI. Thầy Nguyễn Phương Bắc. Thầy Nguyễn Việt Dũng. Thầy Nguyễn Văn Thương. Cô Nguyễn Thị Hằng. DANH SÁCH CÁC THẦY CÔ LÀ TỔNG PHỤ TRÁCH ĐỘI (Chưa có ảnh). 1. Cô Trần Thị Lực. Thầy Vũ Ngọc Hòa GV THCS cao cấp GVDG cấp tỉnh. Thầy Hoàng Đăng Thúy GV THCS cao cấp GVDG cấp tỉnh. Cô Hoàng Thị Nhạn GVDG cấp tỉnh GVCN giỏi cấp huyện. Tổng phụ trách Đội. Thầy Vũ Thắng GVDG cấp tỉnh. 47. Thầy Cao Xuân Sự GVDG cấp tỉnh. Thầy Nguyễn Phương Bắc GVDG cấp tỉnh. 48. Cô Phạm Thị Thủy TPT đội giỏi cấp tỉnh.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> năm. năm. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. CÁC THẦY CÔ LÀ GIÁO VIÊN DẠY GIỎI. Cô Cao Thị Nụ GVDG cấp huyện. Cô Dương Thị Bình GVDG cấp huyện. Cô Nguyễn Thị Bình GVDG cấp huyện. Cô Nguyễn Thị Hằng GVDG cấp huyện. Cô Vũ Thị Nguyệt GVDG cấp huyện. Thầy Đỗ Văn Thịnh GVDG cấp huyện. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. CÁC THẾ HỆ HỌC SINH TIÊU BIỂU QUA CÁC THỜI KÌ. Thầy Đỗ Danh Phước GVDG cấp huyện. Anh hùng LLVTND Liệt sĩ Nguyễn Thanh Khương. Doanh nhân Vũ Văn Vượng. Đại tá Vũ Văn Nhã. Đại tá Nguyễn Đình Chiểu. Thầy Nguyễn Việt Dũng GVDG cấp huyện. Thượng tá Nguyễn Bá Tiến. Thượng tá Nguyễn Đắc Trọng. Thượng tá Nguyễn Đăng Tuấn. Tiến sĩ Vũ Văn Cường. Tiến sĩ Nguyễn Thế Thịnh. Tiến sĩ Vũ Thành Hưởng. Vũ Đề Doanh nhân VH 2008. Đỗ Văn Hanh Phó trưởng phòng Tài chính Lương Tài. DANH SÁCH CÁC THẦY CÔ LÀ GIÁO VIÊN DẠY GIỎI. (Chưa có ảnh) 1. Cô Phùng Thị Phương 2. Cô Hồ Thị Mơ 3. Thầy Nguyễn Huy Đàm. Giáo viên dạy giỏi cấp huyện Giáo viên dạy giỏi cấp huyện Giáo viên dạy giỏi cấp huyện. Cô Phùng Thị Tuyến GVDG cấp huyện. 49. 50.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> năm. năm. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. NHỮNG HỌC SINH THÀNH ĐẠT TIÊU BIỂU. Thạc sĩ Nguyễn Thế Toan. Thạc sĩ Vũ Thường Vinh. Thạc sĩ Ngô Xuân Nghiễn. Thạc sĩ Nguyễn Bá Nam. 51. Thạc sĩ Vũ Văn Chữ. Thạc sĩ Trần Văn Quang. Thạc sĩ Đỗ Văn Hoan. Thạc sĩ Vũ Hoàng Tuấn. 1. Tiến sĩ: 1. Ngô Văn Thịnh 2. Vũ Văn Cường 3. Lê Kim Tuấn 4. Vũ Trụ 5. Nguyễn Thế Thịnh 6. Vũ Văn Hưởng 7. Hoàng Thị Hường 2. Thạc sĩ: 1.Vũ Văn Huy 2. Vũ Văn Chữ 3. Đỗ Văn Hoan 4. Nguyễn Bá Phong 5. Đỗ Văn Định 6. Nguyễn Bá Nam 7. Vũ Tuấn Anh 8. Vũ Xuân Hiệp 9. Đỗ Thị Yến 10. Nguyễn Thế Toan 11.Nguyễn Đăng Long 12. Vũ Ngọc Tĩnh 13.Vũ Hoàng Tuấn. Trường Đại học An ninh Chánh văn phòng Bộ Công thương. Uỷ ban Khoa học Nhà nước. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Viện Y Học dân tộc Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Bệnh viện phụ sản Hà nội Công ty Chứng khoán TPHCM Công Ty bảo hiểm Việt Nam Viện chăn nuôi Viện Châm cứu Trung Ương Trung tâm Y Tế huyện Lương Tài. Trường ĐH Tài nguyên môi trường Tổng cục Hậu cần. Trường sỹ quan Thông tin CT TBTH HN QTKD QLGD PHT THPT Lương Tài 3 Bộ TNMT CNĐT 52.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> năm. năm. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. 14. Ngô Xuân Nghiễn. Viện Chăn nuôi. 11. Nguyễn Đắc Trọng. Thượng tá Trường Quân sự QK3. 15. Nguyễn Bá Sơn. PGĐ Sở TNMT Bắc Ninh. 12. Khúc Xuân Hòa. Thượng tá Phó trưởng CA huyện Lương Tài. 17. Vũ Thường Vinh. Bệnh viện Đa khoa Lương Tài. 13. Nguyễn Đăng Lục. Đại tá QKI. 18. Vũ Bá Anh. Trường Đại học Y khoa Hà Nội.. 14. Nguyễn Đăng Tuấn. Thượng tá Trường HSQ AN1. 19. Đỗ Văn Thành. Đại học Sư phạm Huế. 20. Ngô Thị Yến. Trường Trung cấp Y Bắc Giang. 21. Đỗ Văn Dũng. Bệnh viện đa khoa Bắc Giang. 16. Trần Văn Quang. 4. Doanh nghiệp trẻ: 1. Đỗ Văn Bình 2. Vũ Đề. 22. Nguyễn Thành Tịnh Công an Hà Nội 23. Nguyễn Thành Tân. Công an Hà Nội. 24. Hoàng Việt Anh. Đại sứ quán Lào. 3. Sỹ quan cao cấp: 1. Vũ Văn Nhã. Đại tá an ninh. 2. Đỗ Văn Thanh. Đại tá Tổng cục Hậu cần (nghỉhưu). 3. Ngô Văn Thịnh. Thượng tá Trường Đại học An ninh. 4. Vũ Thắng. Đại tá Cục An ninh quân đội.. 5. Vũ Thị Hoàn. Đại tá Công an Hà Nội.. 6. Nguyễn Đình Chiểu. Đại tá Học viện Chính trị -Quân sự. 7. Vũ Giang. Thượng tá Công an Hà Nội.. 8. Nguyễn Bá Tiến. Thượng tá ( nghỉ hưu). 9. Vũ Tuấn Anh. Đại tá Tổng cục Hậu cần.. 10. Trần Văn Uẩn. Thượng tá Tổng cục Kỹ thuật. 53. 3. Vũ Văn Vượng 4. Bùi Đình Hưng 5. Đỗ Văn Văn. PCT HĐQT Tập đoàn Đại Dương. GĐ CTCP Nha khoa DETEC Doanh nhân văn hoá 2008 Công ty xăng dầu Thịnh Vượng Hà Nội. GĐ CTCP Văn Vũ. 54.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> năm. năm. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. TRƯỜNG CẤP II LÂM THAO ! NHỮNG MỐC SON KHÔNG THỂ NÀO QUÊN!. HƯỚNG VỀ KỶ NIỆM 50 năm thành lập trường và đón Huân chương Lao động hạng ba Diện mạo của ngôi trường trong những năm đầu mới thành lập. Dãy 8 phong học cao tầng đầu tiên Năm học 1976-1977. Khánh thành trường mới năm 2003. Khánh thành khu nhà mới năm 2007. Đón Bằng công nhận trường Chuẩn Quốc gia Giai đoạn I năm 2007. Đón Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2011. 55. CÁC BAN CÔNG TÁC VÀ TỔ CHUYÊN MÔN. Ban chấp hành Chi ủy. Ban Chấp hành Công đoàn. 56.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> năm. năm. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ GIÁO VIÊN THCS LÂM THAO (Sao chép từ thư viện ảnh trên trang Wesite điện tử của trường). GIÁO VIÊN BỘ MÔN TOÁN. Tổ Văn phòng. Các thầy cô là Tổng phụ trách Đội qua các thời kì. Tổ Khoa học Tự nhiên. Tổ Khoa học Xã hội. Thầy Vũ Đức Tuyển. Thầy Vũ Văn Tuấn. Cô Đỗ Thị Trịnh. Thầy Vũ Thắng. Thầy Nguyễn Việt Dũng. Cô Nguyễn Thị Ngân. Cô Nguyễn Thị Hà. Cô Nguyễn Thị Dung. GIÁO VIÊN BỘ MÔN NGOẠI NGỮ. Ban Chỉ huy Liên đội. Các chi đội trưởng Cô Nguyễn Thị Hằng. 57. Cô Vũ Thị Nguyệt. 58. Cô Nguyễn Thị Hằng.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> năm. năm. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. GIÁO VIÊN BỘ MÔN NGỮ VĂN. Cô Cao Thị Nụ. Thầy Vũ Bình Minh. Thầy Hoàng Đăng Thúy. Thầy Nguyễn Phương Bắc. Cô Nguyễn Phương Dung. Cô Nguyễn Thị Thủy. Cô Nguyễn Thị Nga. Cô Phạm Thị Gấm. Thầy Đỗ Văn Thịnh. Thầy Cao Xuân Sự. Cô Phạm Thị Thủy. Cô Phùng Thị Tuyến. GV Hóa. GV Thể dục. GV Vật lí. GV Vật lí. Thầy Nguyễn Văn Thương. Thầy Nguyễn Văn Ngọc. Cô Lại Thị Hạnh. Cô Tạ Thị Phương. GV Âm Nhạc. GV Mỹ thuật. GV GDCD. GV Tin học. GIÁO VIÊN CÁC MÔN KHÁC. Cô Dương Thị Bình. Cô Hoàng Thị Nhạn. Cô Nguyễn Thị Bình. Thầy Đỗ Danh Phước. GV Địa lí. GV Lịch sử. GV Sinh. GV Sinh. 59. 60.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> năm. năm. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. CẤP 2 LÂM THAO……VÀI ĐIỀU CÒN NHỚ Ghi chép của thầy Phạm Mậu Tố- Hiệu trưởng đầu tiên. - Năm học 1961 - 1962 đã có một lớp 5 - chung với cấp 1. - Năm học 1962 - 1963 có quyết định thành lập trường cấp II Lâm Thao - bổ nhiệm hiệu trưởng và con dấu riêng Trường cấp II Lâm Thao có trách nhiệm thu nhận học sinh của ba xã: Lâm Thao, Bình Định, Phú Lương. 1. Về giáo viên:. Thầy Phạm Mậu Tố Người Hiệu trưởng đầu tiên. - Thầy Phạm Mậu Tố (Hiệu trưởng) - Thầy Vương Văn Đôn (người xã Lai Hạ) - Thầy Ngô Văn Bằng (người Hưng Yên) - Cô Thời ( người Hà Nội) - Thầy Phú ( phố Thuốc Bắc, Hà Nội) - Thầy Chiến (Chiện Quang, Gia Bình) - Cô Lâm ( người Minh Tân) - Thầy Phạm Đức Hùng (người Thuận Thành). 2. Về cơ sở vật chất: chưa có gì. 2.1. Giáo viên ở nhờ nhà dân: - Anh em giáo viên ở và làm việc nhờ nhà cụ: Đỗ Văn Tạc và Đỗ Văn Xuyên (Thái Trì). Bàn ghế mượn của dân - Sinh hoạt tự giác 2.2. Bắt đầu vào năm học 1962- 1963 anh em giáo viên phải vừa dậy vừa học, vừa xây dựng cơ sở vật chất. - Phải đi bộ lên phố Hồ (Thuận Thành) để mua bàn ghế, có lần 10 giờ đêm thầy trò mới về tới trường. 61. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. - Phải đi Bắc Ninh để mua ngói móc về lớp 2.3. Phòng học - Năm 1963- 1964 trường có 5 lớp - Có đủ bàn ghế và phòng học cho học sinh giáo viên cũng đủ cho giáo viên làm việc. - Mặc dù những năm đầu, trường có nhiều thiếu thốn, khó khăn nhưng anh em giáo viên ít thấy phàn nàn có trách nhiệm cao trong chuyên môn. - Ông chủ tịch xã Đỗ Văn Mỹ (Thái Trì) là người có trách nhiệm cao trong việc động viên anh em giáo viên và xây dựng trường. Ông đã cử người ra trông nom thợ và phụ huynh đến xây dựng trường. Đó cũng la nguồn cổ vũ lớn cho anh em giáo viên hoàn thành nhiệm vụ chính của mình là giảng dậy. - Cơ sở vật chất, lực lượng giáo viên và phương tiện giảng dậy ngày nay. Đó là bước nhảy vọt so với những năm học dần thành lập trường. Đó là sự cố gắng không biết mệt mới cho giám hiệu giáo viên và cán bộ nhân viên của trường. Lâm Thao, tháng 10 năm 2012 Phạm Mậu Tố. 62.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> năm. năm. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. Giữa xóm Nhiêu và Thái Trì có một dãy nhà 12 gian dài rộng đang xây dở (chính ở nơi này đây Trường THCS Lâm Thao hiện tại) đó là Trường cấp 2 Lâm Thao của tôi đấy. Những người bạn đồng nghiệp tôi gặp đầu tiên là thầy giáo Chiến và thầy giáo Phú. Hai thầy đã dạy ở đây từ năm. học trước (1962-1963) đó là lớp 5 đầu tiên của xã Tôi tự hiểu rằng Đảng, chính quyền, các HTX và nhân dân ở đây đã có quyết tâm xây dựng trường cấp 2 Lâm Thao. Sau lụt lội, ngày nào khu trường mới cũng có đông đảo bà con xã viên gánh gạch đánh vôi vữa, hối hả thi công để ngôi trường chóng hoàn thành. Nhưng trước mắt chưa có Văn phòng và lớp học phải nhờ nhà dân và Đình chùa. Giáo viên chúng tôi cũng phải đưa vào dân để sống và làm việc. Tôi được cụ Vũ Bản- xóm Nhiêu cho ở nhờ. Vậy là tôi, thầy Chiến, thầy Phú cùng ở một xóm. Chúng tôi được các cụ và nhân dân trong xóm đùm bọc, trân trọng, thương yêu, tôn quý. Các cụ Đồ ngày xưa chắc cũng chỉ được đến thế là cùng. Tôi quên sao được cụ Bản, cụ Âu, cụ Ân, cụ Thủy và cả xóm Nhiêu bé nhỏ nhường cơm sẻ áo, ngầm mong chúng tôi tất cả vì con em các cụ. Rộng ra, thôn xóm nào của xã Lâm Thao cũng vậy, chúng tôi đều tìm thấy ở đó nhân dân sống với thầy giáo rất gần gũi thân mật coi chúng tôi nửa là thầy giáo, nửa là con em. Dẫu đất trời đổi thay, chúng tôi không thể quên được tấm lòng vàng ngọc, sự quan tâm tới thầy giáo, tới phong trào giáo dục của cụ Xuyên, cụ Tạc, cụ Mỹ, cụ Vụ v.v…Cả HTX Thái Trì đã coi chúng tôi là một hộ. Cụ Thử, cụ Sói…(Ngọc Khám) cụ Kính, cụ Chì…(Lâm Thao), Cụ Hỗ, cụ Lý, cụ Dị, cụ Hiệu, cụ Thoái…(Kim Thao). Cụ Tâm, cụ Cúc, cụ Đống, bà Truy, cụ Phú, cụ Cự, cụ Việt (Ngọc Quan) v. v và v. v... Dẫu rằng nhiều cụ không còn nữa tấm lòng của các cụ, của nhân dân còn sống mãi với thầy giáo, học sinh với phong trào giáo dục và với Trường cấp 2 Lâm Thao. Hầu hết giáo viên trong trường cấp 2 Lâm Thao ngày ấy còn trẻ, đều sinh hoạt Đoàn thanh niên. Đoàn viên, thanh niên các thôn trong xã coi chúng tôi đều là bạn bè, là đồng chí cùng phấn đấu vươn lên vì sự nghiệp của Đoàn, vì sự nghiệp. 63. 64. L¢M THAO - QU£ H¦¥NG S©u nÆng ¬n t×nh Tôi khoác ba lô xuống tàu về quê hương Lâm Thao dạy học vào ngày 20- 8 năm 1963. Nơi đây vừa trải qua suốt cơn bão. Đồng nước ngập còn mênh mang. Sông Sen nước đầy và chảy xiết. Đi trên con đê từ Ngọc Quan vào Ngọc Khám phải mất vài đoạn vỡ. Đoạn đường từ Thái Trì vào Lâm Thao cũng phải lội một đoạn dài..

<span class='text_page_counter'>(33)</span> năm. năm. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. Giáo dục. Họ tạo điều kiện cho chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ, không định kiến, không phân biệt. Chúng tôi, anh Hiệt, anh Chiêm, anh Trung và bao nhiêu đoàn viên khác nặng tình đồng chí, nặng tình anh em ngày ấy và bây giờ vẫn đầy ắp những kỷ niệm không thể nào quên. Trực tiếp va chạm với chúng tôi hàng ngày là các em học sinh. Ngày ấy tuổi của các thầy giáo như chúng tôi chênh lệch với các em không nhiều. Nhiều em với chúng tôi sinh hoạt với nhau cùng một đoàn thể, nên rất gần nhau. Tình nghĩa thầy trò chúng tôi khó có thể so sánh với thế hệ trẻ thời buổi nào. Chúng tôi thương yêu, gần gũi nhau, giúp đỡ lẫn nhau trong giờ học, trong lao động, trong sinh hoạt tập thể. Thầy giáo hiểu hoàn cảnh và thường xuyên thăm gia đình các em, vì vậy khoảng cách giữa gia đình và nhà trường được rút ngắn lại, quan hệ gắn bó và cảm thông được nâng lên, sự phối kết hợp chặt chẽ. Tất cả vì sự tiến bộ chung của con em. Nhà tôi xa là vậy (cách trường khoảng 20 km) nhưng các em vẫn đi bộ tới thăm. Thấy vậy lòng tôi dâng đầy cảm xúc. Những lớp học trò ấy, cho đến nay đã gần nửa thế kỷ, nhiều người đã nghỉ hưu, người làm Bí thư người làm Chủ tịch xã, người làm Hiệu trưởng, Hiệu phó nhà trường, có người thuần chất chỉ là nông dân bình dị, Thầy trò chúng tôi vẫn nhớ đến nhau. Có những cuộc gặp xúc động muốn rơi nước mắt. Có những lớp vẫn giữ được nề nếp sinh hoạt, thầy giáo học sinh vẫn đến thăm nhau động viên khuyến khích trong công việc gia đình. Điển hình là khóa 1963-1966 (lớp anh Nhượng, anh Huyên) và một số lớp khác như lớp anh Chấn, anh Doanh. Người trực tiếp lãnh đạo chúng tôi tại địa phương chính là Đảng ủy, UBHC xã. Có lẽ việc xây dựng trường cấp 2 của xã trong thời kỳ này. Thực hiện mục tiêu đó chấm rứt được tình trạng đi học xa, đi học nhờ. Giáo dục có điều kiện. phát triển ở trong xã và cho cả khu vực là đón thêm cả học sinh của 2 xã Bình Định và Phú Lương đến học tập. Đời sống văn hóa khu vực 3 xã được nâng lên. Xã đã cử hai cán bộ trực tiếp theo dõi công tác giáo dục, một là đồng chí Đảng ủy viên phụ trách tổ chức, hai là ủy viên UB phụ trách văn hóa xã hội. Vì vậy xã có chi bộ nhà trường, có các hội đồng giáo dục, đẩy mạnh được phong trào giáo dục của xã và sự tham gia tích cực của các hợp tác xã cho phong trào giáo dục. Từ khi được thành lập, khó khăn ban đầu đến với trường cấp 2 Lâm Thao không phải ít, nào thiếu phòng học, thiếu nơi làm việc, thiếu cơ sở vật chất thiết yếu phục vụ cho dạy và học: Sách giáo khoa, đồ đùng dụng cụ học tập- bàn ghế.v.v và v.v. Nhà trường cấp 2 Lâm Thao đã tổ chức tốt hoạt động của Hội đồng giáo dục, trọng tâm là xây dựng tốt tập thể sư phạm. Trước hết tổ chức tốt việc lao động sản xuất tăng gia cải thiện xây dựng đời sống vật chất trong nhà trường, tạo ra tình yêu tập thể, yên tâm công tác. Vì vậy, trồng được lúa, trồng các loại rau quả, nuôi được hàng trăm con gia cầm, đào ao, thả cá. Tổ chức các buổi văn nghệ, hoạt động văn hóa văn nghệ, cải thiện đời sống tinh thần. Tổ chức giao lưu văn nghệ với địa phương, có cả ngoài huyện làm cho mọi người yêu mến nghề dạy học. Tổ chức hoạt động chuyên môn: Dạy và học: Hoạt động chuyên môn của các tổ chức có nền nếp và có chiều sâu. Phong trào thi đua dạy và học trong nhà trường được phát động mạnh mẽ. Trước hết trường tổ chức học tập và làm theo các điển hình tiên tiến. Tổ chức các chuyên đề giảng dạy các bộ môn nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo. 65. 66.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> năm. năm. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. viên, chất lượng học tập của học sinh. Nhờ vậy trong trường đã nảy nở nhiều cá nhân điển hình tốt trong học tập và giảng dạy. Phong trào giáo dục, chất lượng giáo dục được nâng lên một bước mới. Trường thực sự đã làm tham mưu tốt với Đảng, chính quyền địa phương, phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tiến theo các điển hình tiên tiến. Trường cấp 2 Lâm Thao đã đi được những bước tiến rất dài. Các trường Phá Lãng, Đông Cứu, Phú Hòa, Nhân Thắng, An Thịnh là những cây đa cây đề của Gia Lương. Cấp 2 Lâm Thao tuy mới thành lập được 5 năm nhưng cũng không hề thua chị kém em. Năm học 1966-1967, các tổ chuyên môn đều được tiên tiến, trường cấp 2 Lâm Thao được xếp loại trường tiên tiến. Người có công đầu đưa trường cấp 2 Lâm Thao vươn lên là đồng chí Hiệu trưởng Vũ Tính- quê Thanh Miện- Hải Dương. Ông là Hiệu trưởng là con chim đầu đàn của tập thể sư phạm, người cán bộ quản lý giàu kinh nghiệm, giỏi tham mưu, vững vàng về chuyên môn, có tài về công tác quản lý chỉ đạo dạy và học, biết phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường. Mặc dầu anh Tính không còn nữa, thể hệ học sinh từ 1963-1968. Không quên thầy, Đảng và nhân dân Lâm Thao không quên Thầy. Tám năm học, sống và làm việc tại trường cấp 2 Lâm Thao, từ một giáo viên bình thường tôi trở thành một thầy giáo vững vàng, từ một phó Hiệu trưởng rồi tới Hiệu trưởng nhà trường, từ một đoàn viên thanh niên ưu tú trở thành một Đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Lâm Thao! Có thể nói Lâm Thao đã sinh ra tôi lần thứ hai. Và tôi được lớn lên bước những bước vững vàng nhờ sự yêu thương đùm bọc, nuôi 67. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. dưỡng và chăm sóc, dìu dắt và giáo dục của Đảng, chính quyền, Đoàn thể, của nhân dân, của phụ huynh, các thầy cô giáo và các em học sinh thân yêu. Những thầy giáo từ ngoài huyện về Lâm Thao dạy học trong những năm qua, có lẽ tôi là người được may mắn hơn cả! Từ Lâm Thao, từ cấp 2 Lâm Thao tôi đã có bao nhiêu kinh nghiệm, bao nhiêu bài học quý báu, và có rất nhiều kỷ niệm không thể nào quên. Có Lâm Thao, tôi đã bước đi trong cuộc đời vững vàng và chắc chắn. Sung sướng và tự hào biết bao nhiêu. Xin chân thành biết ơn và tự hào thật sự về quê hương Lâm Thao sâu nặng ơn tình. Giờ đây, sau 41 năm xa trường cấp 2 Lâm Thao được thăm lại mái trường xưa (Thực ra rất nhớ nhưng chưa có lần nào có được điều kiện chính thức về thăm). Lòng tôi thật vui, thật náo nức được về mảnh đất gần nửa thế kỷ gắn bó thân thiết với tôi. Xúc động biết bao nhiêu cảnh cũ, người xưa thay đổi tất cả. Đã bao nhiêu người công tác, học tập tại nơi đây cống hiến sức mình cho quê hương đất nước trọn vẹn trở về. Bao nhiêu người tiếp bước đi lên… Trường cấp 2 Lâm Thao (nay là THCS Lâm Thao, tới sẽ là Trường THCS Vũ Miên) cao đẹp, khang trang đầy đủ tiện nghi gấp bao lần cấp 2 Lâm Thao xưa. Trường đã trở thành trường tiêu chuẩn của Bộ, có phòng học dư thừa, phòng truyền thống, thư viện, phòng đồ dùng, vi tính v.v.và v.v… Đội ngũ Thầy cô của trường có học vấn cao, có trình độ chuyên môn giỏi… Lực lượng giáo dục rất mạnh, đã được xã hội hóa rất cao. Nhiều cá nhân tham gia giáo dục chẳng những bằng tinh 68.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> năm. năm. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. thần, bằng công sức mà còn bằng cả tiền của. Đó là cụ Tâm, cụ Âu, cụ Ân, cụ Bản, của thời kỳ nhà trường mới thành lập. Mai sau mọi người nhớ những người tâm huyết ấy. Hôm nay, tôi biết trên đất Lâm Thao còn biết bao người tâm huyết như thế và còn có điều kiện giành nhiều hơn cho giáo dục như Vũ Quốc Hùng, Vũ Đề, Đỗ Văn Bình, Đỗ Văn Trọng, Vũ văn Diệp v.v…. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. CẢM XÚC NGÀY HỘI TRƯỜNG. Lâm Thao, Trường cấp 2 Lâm Thao đã bước những bước tiến rất dài. Trường tiên tiến cấp tỉnh xứng đáng lắm chứ! Cảm ơn Đảng, chính quyền, nhân dân, các nhà giáo tâm huyết nỗ lực vì thế hệ trẻ vì tương lai con em chúng ta. Cho tôi được chia vui với tất cả mọi người cùng đón mừng Kỷ niệm 50 năm thành lập, đón mừng Huân chương Lao động của Chủ Tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trao tặng nhà trường hôm nay. Thuận Thành, ngày 12 tháng 10 năm 2012 Nguyên Hiệu trưởng cấp 2 Lâm Thao (1968-1971) Phạm Đức Hùng. Vũ Quốc Huyên Ban liên lạc học sinh khóa 1963-1966 trường cấp II Lâm Thao. Kính gửi các vị đại biểu Kính thưa các thầy cô giáo cùng các em học sinh thân mến! Thưa các bạn đồng môn! 50 năm trước, Trường cấp II xã Lâm Thao nay là trường THCS được thành lập. Hôm nay rất xúc động vinh dự và tự hào lớp học sinh những khóa đầu của nhà trường được về dự kỷ niệm 50 năm ngày thành lập trường và đón nhận Huân chương Lao động hạng ba. Ngồi ôn lại những kỷ niệm, những hình ảnh thân thương về ngôi trường trên quê hương 69. 70.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> năm. năm. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. yêu dấu của chúng ta, quê hương Lâm Thao có truyền thống cách mạng và hiếu học từ ngàn xưa. Nằm trên vùng đất địa linh nhân kiệt, từ đầu thế kỷ XX, nhiều nhà nho Lâm Thao tham gia phong trào Văn thân yêu nước, đấu tranh chống thực dân phong kiến. Trong suốt đêm dài nô lệ, người dân không được học hành. Thế mà sau hòa bình, phong trào phong trào Bình dân học vụ đã nhanh chóng xóa nạn mù chữ trên quê hương Lâm Thao. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, Lâm Thao là nơi tuyến đầu của huyện Gia Lương. Trong những ngày mưa bom bão đạn, phong trào dạy và học của trường cấp II vẫn không ngừng phát triển. Người Lâm Thao hiếu học là thế. Nửa thế kỷ xây dựng và trưởng thành, từ mái trường thân yêu có biết bao thế hệ học sinh trưởng thành vững bước vào đời mang theo hành trang tri thức mà các thế hệ thầy cô đã dầy công dạy bảo, hun đúc cho lớp học sinh đi xây dựng tương lai, xây dựng quê hương đất nước. Và cũng từ mái trường này, nhiều thầy cô đã trọn đời mình cho sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp trồng người, cần mẫn đưa những chuyến đò qua sông cập bến. Các thế hệ thầy cô là những người tận tình với quê hương Lâm Thao, tình cảm ấy thật là cao quý, thật là ân tình! Các thầy cô đã làm đúng với lời dậy của Bác “ Mười năm trồng cây trăm năm trồng người”. Thưa các vị đại biểu cùng các em học sinh! Như chúng ta đã biết, văn hóa giáo dục là cội nguồn, là nền móng, là chìa khóa mở cánh cửa cuộc đời cho mỗi chúng ta, nuôi dưỡng giấc mơ, củng cố lý tưởng cao đẹp, vươn tới xây dựng tương lai hạnh phúc. Nền móng ước mơ ấy, những bước thang đầu tiên ấy chính là thầy cô giáo người đã ân cần cầm tay chúng ta dìu dắt chúng ta, nâng bước ta đi lên, bằng cả trái tim, lòng nhân hậu của những người hết lòng vì sự 71. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. nghiệp trồng người. Các thầy cô giáo, những con người cao quý! Chặng đường dài nửa thế kỷ qua, biết bao khó khăn gian khổ, những thăng trầm của lịch sử dân tộc, những biến động của thời cuộc, cùng với nền kinh tế đất nước, công tác giáo dục gặp muôn vàn khó khăn. Đó là những thời kỳ chiến tranh phá hoại ác liệt, thầy trò học sơ tán trong nhà dân. Đó là thời kỳ cả xã hội khó khăn, các thầy cô vừa lo giảng dạy, vừa long đong tìm kế mưu sinh. Đó là những khi trường sở tồng tuềnh, thầy cô vừa dạy học vừa lao động xây trường v.v… Suốt những ngày tháng ấy, nhân dân Lâm Thao, học sinh Lâm Thao vẫn luôn giành niềm tin nơi các thầy cô, vẫn chăm lo cho nhà trường, cả xã luôn đồng lòng dốc sức dành cho mọi sự ưu tiên cho giáo dục, tất cả vì tương lai con em chúng ta. Với tinh thần ấy mọi khó khăn đã vượt qua. Sau 50 năm xây dựng nhà trường không ngừng hoàn thiện và đổi mới mọi mặt, ngôi trường cấp II ngày ấy và trường THCS ngày nay đã có một cơ sở hạ tầng bề thế, hiện đại. Chất lượng dạy học và các phong trào đều phát triển. Rất nhiều thầy cô giáo được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh cấp huyện. Mỗi kỳ thi, danh sách học sinh giỏi ngày càng thêm dài. Trường đã được công nhận là trường chuẩn quốc gia, được vinh dự đón nhận nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp. Năm học vừa qua, nhà trường vừa được nhận bằng khen của Thủ Tướng Chính phủ. Năm học này trường lại vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng III. Niềm vinh dự tự hào sau 50 năm đoàn kết phấn đấu để có kết quả ngày hôm nay. Một chặng đường dài 50 năm. Là lớp học sinh của những khóa đầu khi mới thành lập trường. Trên những chặng đường đời mà mỗi người chúng tôi từ mái 72.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> năm. năm. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. trường này khi mà ngôi trường còn đơn sơ có những lúc còn học nhờ trong đình trong chùa, rồi nhà tranh vách đất, có những lúc học đêm bằng ngọn đèn dầu leo lét, chui hầm chữ A tránh máy bay địch vẫn không nghỉ học một ngày cho đến ngày hôm nay đã trưởng thành. Đã có người là kỹ sư, bác sĩ, sĩ quan quân đội, doanh nhân và giám đốc thành đạt, có những người là Anh hùng LLVT, là liệt sĩ đã hiến dâng tuổi trẻ cho độc lập dân tộc, cho hạnh phúc của nhân dân. Có những người chắc tay cầy trên đồng ruộng là hậu phương vững chắc cho tiền tuyến. Đến nay về đời thường tóc đã điểm bạc, đã thành ông thành bà. Nhưng cho dù ở đâu, ở cương vị nào thì chúng tôi không sao quên được công lao của các thầy các cô ở mái trường thân yêu này. Thời gian không làm phai mờ hình ảnh ký ức đẹp của thời học trò trong mỗi chúng tôi. Hình ảnh náo nức thuở nào trong niềm vui vô hạn, nhịp trống trái tim hòa nhịp trống khai trường vẫn còn nguyên. Hình ảnh người thầy, người cô nhân hậu hết lòng vì học sinh thân yêu. Trong giờ phút trang trọng đầy hạnh phúc hôm nay chúng tôi vô cùng biết ơn những người thầy người cô kính yêu hết lòng học sinh.. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. chung thầy chung lớp. Được gặp mặt các thầy cô bao thế hệ, các em học sinh của trường và lãnh đạo các ban ngành các cấp. Chỉ biết nói rằng là thế hệ đi trước chúng tôi quyết tâm giữ gìn và phát huy những gì tốt đẹp của thế hệ học trò 50 năm trước và có thể làm được gì thì cố gắng hết mình để góp phần vào sự nghiệp giáo dục cũng như ngôi trường thân yêu này. Thưa toàn thể các vị quý khách, các vị đại biểu! Vinh dự biết bao, phấn khởi và tự hào được thay mặt lớp học trò 50 năm trước được bày tỏ đôi lời trong giờ phút trang trọng này, chúng tôi xin cảm ơn ban tổ chức lễ kỷ niệm. Xin chúc tập thể nhà trường luôn xứng đáng với truyền thống vẻ vang mà nhà trường đã đạt được nhiều thành tích mới trong thời kỳ đổi mới trong nền giáo dục của nước nhà. Chúc các vị đại biểu, các thầy cô các em học sinh các bạn đồng môn mạnh khỏe, gia đình an khang thịnh vượng, thành đạt trong mọi lĩnh vực. Mong các em luôn là con ngoan trò giỏi. Chúc lễ kỷ niệm thành công tốt đẹp! Xin trân thành cảm ơn!. Kính thưa các vị đại biểu! Kính thưa các thầy cô giáo cùng các em học sinh thân mến! Một chặng đường dài, một mốc thời gian 50 năm đã đi qua những thành tích qua mỗi thời kỳ lao động phấn đấu của nhà trường đã dành được thật đáng trân trọng, tự hào. Xứng với quê hương giàu truyền thống cách mạng và truyền thống hiếu học. Là lớp học sinh của những khóa đầu được về đây dự buổi lễ trọng thể này, gặp lại thầy cô đã dậy dỗ mình, được gặp lại bạn bè thân thích cùng trường mà 50 năm trước cùng đèn sách 73. 74.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> năm. năm. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG THCS LÂM THAO NGÀY CÀNG TRƯỞNG THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Cô giáo Hoàng Thị Nhạn – CT công đoàn trường. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. sống vật chất cho đoàn viên, công đoàn thường THCS Lâm Thao đã tổ chức các hình thức tự chăm lo như xây dựng quỹ phúc lợi tập thể, quỹ khuyến học, hỗ trợ kịp thời các đoàn viên khi gặp khó khăn, rủi ro hoạn nạn, hoạt động thăm hỏi ốm đau, hiếu hỷ được duy trì thường xuyên. Các hoạt động nâng cao đời sống tinh thần cho đội ngũ được ban chấp hành Công đoàn tổ chức với nhiều hình thức phong phú, đa dạng như tổ chức các cuộc thi cắm hoa, nấu ăn, văn nghệ, tọa đàm, tham quan du lịch trung bình 1 lần/năm. Công đoàn trường THCS Lâm Thao luôn lấy chức năng cơ bản nhất, nhiệm vụ chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ là nhiệm vụ trọng tâm.. Nhìn lại chặng đường 50 năm qua, Công đoàn trường THCS Lâm Thao đã có bước phát triển không ngừng cả về số lượng và chất lượng hoạt động. Tính đến tháng 10/2012 Công đoàn trường THCS Lâm Thao đã có 31 CBGV, tăng hơn so với năm 1962 khi trường mới thành lập, CBGV đoàn viên là sự kết hợp giữa 2 công đoàn trường cấp I và cấp II Lâm Thao cũng chỉ có khoảng 30 CBGV đoàn viên. Các nhiệm vụ trọng tâm, các chương trình hoạt động đặt ra trong các kỳ Đại hội, trong các năm học được BGH triển khai, tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả, được đánh giá cao trên các mặt hoạt động. Công tác giáo dục đoàn viên, nâng cao phẩm chất năng lực của đội ngũ được chú trọng. Trong 50 năm qua đã có hàng chục Đảng viên mới được kết nạp. Tỷ lệ giáo viên đạt trình độ chuẩn đào tạo trở lên được nâng cao. Đến nay năm học 20122013, 100% CBGV đạt chuẩn, hơn 40% đạt trên chuẩn. Số lượng giáo viên được công nhận giáo viên dạy giỏi các cấp đều tăng. Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh từ 1995 đến nay có 6 đồng chí, cấp huyện có 20 đồng chí, trong đó có nhiều đồng chí đạt nhiều năm liền là giáo viên dạy giỏi các cấp. Thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Các hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ được đẩy mạnh. Các chế độ chính sách đội ngũ được phổ biến đầy đủ, rõ ràng, công đoàn luôn tổ chức tốt việc giám sát và phối hợp với chính quyền thực hiện đúng, đủ, kịp thời các chế độ và tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp ưu đãi…, góp phần nâng cao đời. Công đoàn trường THCS Lâm Thao thực hiện chức năng tham gia quản lý nhà nước, bằng phương pháp cơ bản là vận động cán bộ Đảng viên và người lao động thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của ngành. Tổ chức triển khai các phong trào, các cuộc vận động mang tính xã hội rộng lớn đã mang lại những kết quả thiết thực. Phong trào thi đua với việc tổ chức thường xuyên 4 đợt thi đua trong năm học. Phối hợp với BGH thường xuyên mở các cuộc hội giảng vào dịp 20/11 và 8/3 để chọn GVG cấp trường, đi thi GVG cấp huyện, cấp tỉnh việc tổ chức phong trào thi đua “Hai tốt” và phong trào thi đua yêu nước khác trong những năm qua thực sự giúp Công đoàn trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, trở thành. 75. 76.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> năm. năm. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. trường Tiên tiến xuất sắc 6 năm liền (2006-2012) và Công đoàn vững mạnh xuất sắc 5 năm liền. được tặng Bằng khen của liên đoàn GD tỉnh Bắc ninh (2012), Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (2008). Cuộc vận động “Dân chủ- Kỉ cương- Tình thươngTrách nhiệm” được triển khai sâu rộng với việc thực hiện qui chế dân chủ của Chính phủ, của ngành, của trường, tổ chức tốt các hội nghị CBCC, ký cam kết trách nhiệm, xây dựng và thực hiện đầy đủ nội quy cơ quan, quy chế chi tiêu nội bộ…, đã giúp kỷ cương trường học được tăng cường, dân chủ được phát huy, ý thức trách nhiệm của CBGV, Đảng viên được nâng cao. Công tác nữ công công đoàn gắn bó với các phong trào nữ “ Giỏi việc trường- đảm việc nhà”, số chị em nữ đạt “giỏi việc trường - đảm việc nhà” giai đoạn 2005-2010 là: cấp tỉnh: 5/17, cấp huyện: 6/17. Xây dựng gia đình nhà giáo văn hóa, cuộc vận động Dân số- kế hoạch hóa gia đình, các chương trình, mục tiêu hàng năm của tuổi tổ nữ công được triển khai thường xuyên đã mang lại những kết quả tốt đẹp, đóng góp xuất sắc vào hoàn thành nhiện vụ của nhà trường. Công đoàn trường còn triển khai có hiệu quả các phong trào, các cuộc vận động truyền thống khác như phong trào Xanh- sạch- đẹp, và vệ sinh an toàn lao động: Xây dựng công sở văn hóa, các đợt vận động ủng hộ nhân đạo từ thiện luôn đạt 100% chỉ tiêu. Có thể khẳng định rằng trong nhiều năm qua, công đoàn trường THCS Lâm Thao đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, vị thế của công đoàn trường được khẳng định và nâng cao. Trong xu thế phát triển hiện nay của ngành GD- ĐT và của tổ chức công đoàn, công đoàn trường THCS Lâm Thao. cần thiết phải có sự đổi mới trong tổ chức, phương thức hoạt động trước mắt cần phải tập trung giải quyết tốt các nhiệm vụ trọng tâm sau: - Chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của CBGV, công nhân viên trong nhà trường. - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, vận động CBGV, đoàn viên công đoàn không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, trình độ nghề nghiệp phẩm chất đạo đức và bản lĩnh chính trị nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ cơ bản của ngành là “Chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”. Tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả các phong trào thi đua các cuộc vận động, góp phần thực hiện, thực hiện nhiện vụ hiện nay của ngành là “Đổi mới, phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”. Phát huy dân chủ, giữ vững kỉ cương và trách nhiệm, thực hiện tốt qui chế dân chủ, tăng cường hoạt động của ban thanh tra nhân dân, tăng cường hoạt động từ thiện. Phối hợp chặt chẽ với BGH, các tổ chức trong và ngoài nhà trường đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động công đoàn. Đổi mới tổ chức và nâng cao chất lượng, bản lĩnh cho CBGV công đoàn nhằm thực hiện có hiệu quả chức năng và nhiệm vụ của công đoàn trong giai đoạn mới. Với sự chỉ đạo hướng dẫn của Liên đoàn lao động tỉnh Công đoàn giáo dục các cấp sự phối hợp chặt chẽ với BGH nhà trường, các bộ phận trong và ngoài nhà trường, sự nỗ lực của chính mình, chúng ta tin tưởng rằng Công đoàn trường THCS Lâm Thao sẽ không ngừng phát triển và lớn mạnh trong những năm tới.. 77. 78.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> năm. năm. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ VÀ CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG THCS LÂM THAO TRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA Thầy giáo Vũ Thắng – Phó Hiệu trưởng. I. Bồi dưỡng xây dựng đội ngũ : Giáo dục là quốc sách hàng đầu, phát triển Giáo dục Đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt để thực hiện sứ mệnh quan trọng đó. Hoạt động trung tâm của nhà trường là dạy học và giáo dục. Thầy giáo, cô giáo là lực lượng trực tiếp thực hiện chương trình của cấp học nhằm phát triển toàn diện cho học sinh. Chất lượng giáo dục của nhà trường trực tiếp do đội ngũ giáo viên quyết định, do đó phát triển đội ngũ vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển nhà trường. Chỉ thị 40/CT-TW của Ban bí thư Trung ương Đảng về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo. Thông qua việc quản lý phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vì vậy việc bồi dưỡng giáo viên các trường THCS là nhiệm vụ cấp thiết trong huy động nguồn lực phát triển của 79. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. nhà trường. Xác định được tầm quan trong đó trong những năm vừa qua trường THCS Lâm Thao đã chú trọng khâu bồi dưỡng giáo viên. Đặc biệt trong năm học 2012-2013 trường còn xác định đây là khâu đột phá. Các nhóm giải pháp mà nhà trường đã thực hiện là: 1. Bồi dưỡng tư tưởng, ý thức cho giáo viên: - Xây dựng kỷ cương nền nếp dạy học vững chắc, tạo cho GV - HS thói quen tự giác chấp hành các nội qui qui định của nhà trường. - Xây dựng nhận thức, tạo sự đồng thuận trong giáo viên và học sinh, làm cho tập thể giáo viên nhận thức được trách nhiệm của mình đối với chất lượng giáo dục của nhà trường, để toàn tâm toàn ý đầu tư cho công tác giảng dạy. - Quán triệt các văn bản chỉ đạo chuyên môn, chủ trương đường lối của Đảng, của nhà nước. Coi đây là chỉ tiêu bồi dưỡng hằng tháng đối với giáo viên 2. Tạo điều kiện cho giáo viênhọc tập nâng cao trình độ: Nhà trường luôn tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ, năm nào nhà trường cũng có giáo viên tham gia lớp học đại học vì vậy số giáo viên của trường có trình độ đạt trên chuẩn ngày càng tăng. Kết quả Năm học. Trên chuẩn. Tỷ lệ. 2006-2007. 7. 30.4%. 2007-2008. 7. 29.2%. 2008-2009. 7. 30.8%. 2009-2010. 8. 38.1%. 2010-2011. 14. 66.7%. 2011-2012. 17. 68%. Ghi chú. (2 GV đang học đại học). 3. Tăng cường công tác bồi dưỡng giáo viên nhằm nâng cao tay nghề: 80.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> năm. năm. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. - Nhà trường triển khai công tác bồi dưỡng tay nghề cho giáo viên một cách tích cực: Định hướng nội dung bồi dưỡng, kiểm tra Hồ sơ bồi dưỡng thường xuyên, cho giáo viên đăng ký nội dung đổi mới, trường, tổ dự giờ, kiểm tra thường xuyên. Đánh giá xếp loại hàng tháng. - Nhà trường chú trọng động viên, bồi dưỡng giáo viên tham gia thi giáo viên dạy giỏi các cấp. - Xác định chuẩn kiến thức và dạy theo chuẩn. Tích cực đổi mới phương pháp giáo dục, phương pháp dạy học, ứng dụng CNTT, lập bản đồ tư duy trong dạy học. Khuyến khích soạn bài trên máy, sử dụng trình chiếu và việc dạy học trên các phòng bộ môn. Việc bồi dưỡng, ứng dụng CNTT được cán bộ gv hưởng ứng tích cực. Hiện có 96,4% CBGV biết sử dụng máy tính, trên 80% gv có máy tính tại nhà đã nối mạng, phần lớn gv biết soạn bài trên máy, trên 50% gv sử dụng máy chiếu thuần thục.. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. Kết quả : GVG các cấp Năm học. Xếp loại công chức theo QĐ 06. Xếp loại CM. Ghi chú. Giỏi. Khá. 13/21. 11/21. 10/21. 15/22. 11/22. 10/22. 3. 15/23. 13/23. 10/23. 1. 6. 17/21. 12/21. 9/21. 1. 7. 18/22. 13/22. 7/22. 2 không XL. 1. 4. 20/26. 18/26. 6/26. Số môn tổ chức thi là 02. Cấp tỉnh. Cấp huyện. 2006-2007. 1. 3. 2007-2008. 1. 4. 2008-2009. 1. 2009-2010 2010-2011 2011-2012. ( Xuất sắc ). 1 không XL. - Nhà trường tập trung xây dựng chỉ tiêu kế hoạch cụ thể, sát thực, thể hiện ý chí vươn lên; giao duyệt kế hoạch với từng cá nhân cụ thể.. - Tổ chức các đợt thi đua trong năm đặc biệt các kỳ hội giảng chào mừng ngày lễ lớn trong năm. Xây dựng quỹ khen thưởng để động viên kip thời. - Phối hợp với Công đoàn và Hội CMHS chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ giáo viên. II. Công tác bồi dưỡng học sinh và các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục. Chất lượng giáo dục là vấn đề hiện nay xã hội đang rất quan tâm, vì nó là một trong những yếu tố quyết định đến quá trình đất nước ta hội nhập. Yêu cầu đó đặt ra cho ngành Giáo dục - đào tạo nhiệm vụ hết sức quan trọng là phải làm sao nâng cao được chất lượng sản phẩm do mình tạo ra. Trước yêu cầu đó, trong những năm qua, trường THCS Lâm Thao đã luôn cố gắng thực hiện bằng nhiều giải pháp để ổn định và nâng được chất lượng giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội và lòng mong mỏi của nhân dân : Nhà trường đã tập trung vào một số nhóm giải pháp sau : 1. Phân loại học sinh theo đối tượng đề dạy và bồi dưỡng. 81. 82. - Các tổ chuyên môn được xem là khâu then chốt trong việc bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn của từng giáo viên. Các tổ chuyên môn đã hoạt động khá tích cực và đều tay. Các hoạt động ở các phòng bộ môn, phòng chức năng được tổ chức đều đặn và hiệu quả hơn. - Công tác tự bồi dưỡng được duy trì đều đặn. Hồ sơ của các giáo viên đầy đủ, đảm bảo chất lượng, hằng tuần được kiểm tra đôn đốc đều đặn. 4. Làm tốt công tác động viên thi đua:.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> năm. năm. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. Hằng năm nhà trường đều tiến hành phân loại đối tượng học sinh, từ đó đề giáo viên có biện pháp, nội dung kiến thức phù hợp với từng đối tượng nhằm góp phần phát huy được hết khả năng của học sinh và đó là một trong những điều kiện tiên quyết góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Mối kỳ học sinh được đánh giá lại 2 lần nhằm tìm ra những học sinh tiến bộ .. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. thống câu hỏi trong một tiết lên lớp, Lập ma trận trong kiểm tra đánh giá…). Tổ chuyên môn tăng cường dự giờ, khảo sát, bồi dưỡng chuyên đề (tập trung chuyên đề: Lập bản đồ tư duy, hệ. 5. Đôn đốc sử dụng đồ dùng dạy học và các phòng chức năng, bộ môn có hiệu quả: - Không để tiết dạy chay không có đồ dùng. Sử dụng hiệu quả đồ dùng hiện có. - Hằng năm đều phát động, giao chỉ tiêu cho GV tự làm ít nhất 01 đồ dùng phục vụ cho việc giảng dạy của môn mình. Đồng thời hằng năm nhà trường cũng dành nguồn kinh phí thích đáng để mua sắm bổ sung đồ dùng thiếu và hết hạn sử dụng. - Theo dõi đôn đốc quán triêt việc sử dụng đồ dùng của giáo viên thông qua nhật ký phòng đồ dùng, bộ môn. 6. Tổ chức dạy tự chọn hiệu quả: Sắp xếp bố trí đưa những môn học cơ bản vào nội dung dạy tự chọn như Ngữ văn, Toán, tiếng Anh. 7. Làm tốt công tác phối hợp các lực lượng giáo dục: Duy trì chương trình bản tin giáo dục và phối hợp với địa phương đẩy mạnh và duy trì tiếng loa chất lượng, thành lập đôi bạn cùng tiến, phân loại học sinh, tổ chức phụ đạo văn hoá, phân công giáo viên xuống xóm kiểm tra tối, phối hợp gia đình và các đoàn thể địa phương trong việc giáo dục và đôn đốc học sinh học tập. 8. Thường xuyên đổi mới công tác quản lý chuyên môn: - Quản lý chuyên môn bằng hệ thống kế hoạch chỉ tiêu hàng tháng hàng tuần, bằng các hệ thống văn bản quy định, bằng xây dựng kỷ cương nề nếp, bằng việc phát huy tác dùng của tổ chức Công Đoàn, Thanh tra nhân dân.. 83. 84. 2. Tăng cường khâu bồi dưỡng học sinh: - Xây dựng kế hoạch và sớm tổ chức bồi dưỡng HSG; tập trung phụ đạo HS yếu một cách tích cực. Hằng tháng đều tổ chức thi đánh giá sự tiến bộ và phân loại học sinh lại. Có lịch bồi dương riêng cho 2 loại đối tượng này - Tăng cường chỉ đạo việc chuẩn bị nội dung và đề cương phù đạo HS yếu kém. Tổ chức thi HSG cấp trường khối 6, 7 để tạo nguồn - Chọn và phân công giáo viên có kinh nghiệm dạy lớp 9. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng HS vào lớp 10 ngay từ đầu năm. 3. Tăng cường kỷ cương nề nếp dạy và học của giáo viên học sinh: - Thường xuyên dự giờ, kiểm tra nền nếp học tập của học sinh thông qua vở ghi, vở bài tập. - Kiểm tra hồ sơ giáo án của giáo viên hằng tuần vào thứ 2. 4. Đẩy mạnh hoạt động bồi dưỡng, tự bồi dưỡng giáo viên:.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> năm. năm. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. - Công tác quản lý cán bộ giáo viên: Nhà trường có chế độ quản lý cán bộ giáo viên chặt chẽ. Hiệu trưởng có quyết định giao việc cho từng thành viên nhà trường. Có bảng chấm công hàng ngày. Duy trì chế độ giao ban cuối tuần, nhận xét rút kinh nghiệm đầu tuần và các cuộc họp tổ, họp Hội đồng đều đặn hiệu quả.. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. XẾP LOẠI VĂN HÓA HÀNG NĂM Năm học. Giỏi (%). Khá (%). TB (%). Yếu (%). Kém (%). 2006-2007. 4.4. 36.8. 45.5. 12. 1.3. 2007-2008. 2.8. 44. 44. 8.9. 0.3. 2008-2009. 11.5. 36.1. 40.4. 12. 0. - Hằng năm đều chọn ra một mặt đổi mới và đột phá để tập trung chỉ đạo quyết liệt.. 2009-2010. 13.4. 37.7. 34.9. 12.9. 1. 2010-2011. 18.2. 43.6. 30.6. 7.7. 0.3. Kết quả: Trong những năm học qua chất lượng học sinh ngày càng được nâng lên và ổn định cụ thể là :. 2011-2012. 23.5. 42. 29.8. 4.7. 0. CHẤT LƯỢNG MŨI NHỌN Số giải VH huyện. Giải thể dục TT. Giải khác. 2006-2007. 9. 5. 3( Tin học trẻ). 2007-2008. 2. 4. 0. Năm học. CHẤT LƯỢNG ĐẠI TRÀ Tỷ lệ vào 10 quốc lập(%). Số giải VH tỉnh. Năm học. Toán (%). Văn(%). Anh(%). Môn khác(%). 20062007. 78.3. 75.7. 76.6. 80.3. 51.6. 2008-2009. 10. 9( 1 Tỉnh). 1( Tin). 20072008. 72.4. 79.6. 44.6. 74.6. 44.8. 2009-2010. 11. 8( 1 Tỉnh). 5(Tin, giải toán internet). 20082009. 76.4. 83.6. 67.8. 82.3. 56.7. 2010-2011. 9. 7. 20092010. 6 Thi Tiếng Anh violympic, giải toán internet. 76.9. 84.4. 67.5. 85.7. 61. 20102011. 11. 7. 88.7. 85.1. 70.8. 87.8. 70.8. 15 Thi Tiếng Anh violympic, giải toán internet. 20112012. 89.2. 87.3. 75.4. 86.8. 76.8. 2011-2012. 85. 1. Ghi chú. III. Kết luận : Từ kết quả và việc đã làm của trường THCS Lâm Thao trong công tác bồi dưỡng giáo viên và học sinh những năm qua chúng ta rút ra một số bài học sau : 86.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> năm. năm. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. Để công tác bồi dưỡng có hiệu qủa cần làm tốt các nhóm giải pháp sau ; - Làm cho giáo viên nhận thức được tầm quan trọng và cần thiết của việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ. - Chú trọng khâu bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho giáo viên. - Nhà trường xây dựng được kỷ cương nền nếp dạy và học, có biện pháp cụ thể, tỉ mỉ cho từng hoạt động. Tăng cường khâu đôn đốc kiểm tra giám sát. - Tăng cường công tác phối kết hợp với các tổ chức trong nhà trường và các tổ chức xã hội ngoài nhà trường. - Thường xuyên đổi mới công tác quản lý chỉ đạo. - Tạo không khí thi đua, có chính sách động viên khen thưởng kịp thời. - Làm cho học sinh có động cơ học tập. Phân loại học sinh để dạy và bồi dưỡng, thường xuyên phân loại và có kế hoach bồi dưỡng HS yếu kém riêng.. 87. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. PHONG TRÀO NỮ CÔNG TRƯỜNG THCS LÂM THAO Cô giáo Nguyễn Thị Bình – Trưởng ban Nữ công. Nhìn lại chặng đường hình thành và phát triển của trường THCS Lâm Thao từ năm 1962 – 2012, đã 50 năm trôi qua, ngần ấy thời gian chưa phải là dài đối với cuộc đời mỗi con người và lịch sử của một đất nước, một dân tộc nhưng cũng đủ cho những con người đầy tâm huyết ghi dấu ấn vàng son vào trang sử của đời mình và cho cả sự nghiệp mà mình đã chọn. Nhớ ngày mới thành lập (tháng 8 năm 1962), trường chỉ có 3 lớp, đội ngũ thầy cô có vài người trong đó giáo viên nữ chỉ có 2. Trải qua những năm tháng chiến tranh leo thang của giặc Mĩ, tập thể nhà trường vẫn kiên cường vượt khó, vừa sản xuất, vừa chiến đấu, vừa học tập. Qua từng năm số lượng thầy trò cũng được tăng dần, theo đó số lượng cán bộ, giáo viên nữ cũng tăng lên và công tác nữ công của nhà trường ngày càng lớn mạnh. Đến nay, đội ngũ CBGV nữ của trường đã chiếm 50% so với tổng số CBGV. Các cô, các chị ngoài công tác giảng dạy, phục vụ giảng dạy còn rất tích cực tham gia nhiều các hoạt động khác của nhà trường, hàng năm đều đóng góp những thành tích không nhỏ cho thành tích chung của tập thể. Những việc làm tích cực ấy như muốn khẳng định một điều, người phụ nữ Việt Nam dù ở đâu, làm gì đều giữ một vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống xã hội. Trong vai trò người vợ, người mẹ, người con dâu thảo hiền, rồi cần thiết “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, và hiện nay họ lại tiếp tục toả sáng muôn nơi cho công cuộc xây dựng một đất nước ngày càng phồn vinh, giàu mạnh xứng đáng với truyền thống con cháu Bà Trưng, Bà Triệu. 88.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> năm. năm. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc Việt nam sinh ra không biết bao nhiêu người con ưu tú của đất nước trong đó phụ nữ chiếm một phần đáng kể .Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam dịu dàng, duyên dáng mà ẩn chứa bên trong một nghị lực phi thường và một tâm hồn trí tuệ sâu sắc luôn là niềm tự hào của người Việt Nam mọi thế hệ. Tính đến tháng 9 năm 2012, nhà trường có 11 lớp, 351 học sinh, trong đó có 159 học sinh nữ, đội ngũ có 32 CBGV thì có 19 nữ. Phát huy những phẩm chất tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam anh hùng, giới nữ nhà giáo trường THCS Lâm Thao luôn luôn làm tròn vai trò của những người mẹ, người chị, người em, người giáo viên nhân dân tận tụy, yêu nghề. Tất cả chị em đều có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác, có ý thức tự học, tự rèn, tự bồi dưỡng để nâng cao tay nghề, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Chính từ những nhận thức đầy ý nghĩa đó, trong nhiều năm qua tổ Nữ công nhà trường luôn tích cực hưởng ứng phong trào “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà” của Trung ương Hội Phụ nữ Việt Nam phát động. Phong trào “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà” thu hút chị em trong trường đăng ký và tham gia với nhiều nội dung cụ thể: “Giỏi việc trường” là làm tốt công tác chuyên môn được giao. Tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện tốt các chủ trương chuẩn hoá đội ngũ. Tích cực tham gia công tác giáo dục trong nhà trường và công tác xã hội, chăm lo điều kiện làm việc, nâng cao đời sống tinh thần, xây dựng đời sống tập thể sư phạm gắn bó. “Đảm việc nhà” là xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng tiến bộ, hạnh phúc. Nuôi con khoẻ, dạy con ngoan... giúp nhau làm kinh tế gia đình, đoàn kết xóm giềng, đồng nghiệp... Từ phong trào này đã góp phần thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục. 100% chị em đạt chuẩn và trên chuẩn đào tạo, có năng. lực sư phạm và năng lực công tác, có phẩm chất tốt, lao động cần cù, sáng tạo, có tinh thần trách nhiệm và nghị lực vượt khó, có lòng tự trọng và gắn bó với nghề. Họ không chỉ dịu dàng, vị tha, nhân hậu mà còn tạo được sự gắn bó giữa gia đình, nhà trường và xã hội, làm tròn thiên chức ở nhiều phương diện khác nhau.... 89. 90. Tổ nữ công nhà trường. Năm học 2002-2003. Trong số 33 cán bộ, giáo viên, nhân viên giới nữ trong nhà trường THCS Lâm Thao hiện nay, điển hình với những gương mặt giỏi về chuyên môn, vững về tay nghề, nuôi con giỏi - dạy con ngoan...Nhiều cán bộ giáo viên nữ đã đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua qua nhiều năm học được ngành, huyện, tỉnh ghi nhận như cô giáo Hoàng Thị Nhạn, Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Thị Hằng, Vũ Thị Nguyệt, Phùng Thị Tuyến…. Trong những năm học gần đây, số CBGV nữ đạt danh hiệu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” cấp cơ sở đạt 100%..

<span class='text_page_counter'>(46)</span> năm. năm. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. 100% gia đình CBGV nữ đạt danh hiệu gia đình nhà giáo văn hóa 100% CBGV nữ tham gia quĩ trợ giúp đồng nghiệp, quĩ khuyến học. Tổ nữ công đã giới thiệu kết nạp được 3 đồng chí nữ đứng trong hàng ngũ của Đảng, nâng số Đảng viên là nữ trong chi bộ là 7 đồng chí, chiếm 53,8% số Đảng viên trong chi bộ. Về phía học sinh nữ trong trường: Các em học sinh nữ trong trường đều là những em học sinh ngoan, có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, biết lễ phép, kính trọng thầy cô và người lớn tuổi, biết cư xử đúng mực, vui vẻ, hòa nhã thân thiện với bạn bè. Các em luôn là những hạt nhân tiêu biểu dẫn đầu trong các phong trào thi đua, là nòng cốt của đội tuyển HSG. 95%. Cán bộ lớp, cán bộ chi đội, liên đội trong trường là học sinh nữ.. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. Trường THCS Lâm Thao, trải qua 50 năm xây dựng và trưởng thành nhà trường đã đạt được rất nhiều thành tích đáng tự hào. Nhà trường đã được tặng bằng khen của Thủ tướng chính phủ, nhiều giấy khen của các cấp các ngành, nhiều năm liền đạt danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc cấp tỉnh. Có được những thành tích trên là nhờ sự đóng góp rất lớn của tập thể nữ cán bộ công nhân viên nhà trường. Các chị đã kề vai sát cánh cùng đồng nghiệp nam hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ. Hầu hết chị em giáo viên đều có trình độ chuyên môn vững vàng, có lòng yêu nghề sâu sắc và có trách nhiệm cao trong công tác. Trong phong trào thi đua “Dạy tốt – Học tốt” có nhiều tấm gương tiêu biểu như cô giáo Hoàng Thị Nhạn, nhiều năm đạt danh hiệu GV chủ nhiệm giỏi cấp huyện, GVDG cấp tỉnh. Các cô Dương Thị Bình, Phùng Thị Tuyến, Vũ Thị Nguyệt, Nguyễn Thị Hằng đã từng nhiều năm đạt GVDG cấp huyện, cô Phạm Thị Thủy nhiều năm đạt TPT giỏi. Tuy không trực tiếp lên lớp nhưng các cô ở tổ hành chính cũng tích cực miệt mài hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, như các cô Vũ Thị Huyên, Phan Thị Hằng, Nguyễn Thị Thắm, Ngô Thị Thương…và còn rất nhiều các tấm gương khác nữa. Mái trường THCS Lâm Thao có quyền tự hào về những cán bộ, giáo viên, nhân viên nữ và các nữ sinh của trường, bời họ đã và đang tiếp tục đồng hành trong suốt 50 năm qua với sự nghiệp phát triển giáo dục của địa phương. Cán bộ nữ công trường THCS Lâm Thao sẽ phát huy tốt truyền thống “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” mãi mãi ngời sáng, xứng đáng với niềm tin yêu của nhà trường và nhân dân.. Tổ nữ công nhà trường năm học 2005-2006. 91. 92.

<span class='text_page_counter'>(47)</span> năm. năm. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. TIẾP TỤC GIƯƠNG CAO NGỌN CỜ THI ĐUA “HỌC TẬP TỐT, RÈN LUYỆN TỐT” GIỮ VỮNG TRUYỀN THỐNG 50 NĂM CỦA LIÊN ĐỘI Nguyễn Thị Hằng – TPT Đội. Trường THCS Lâm Thao, trước đây là trường cấp 2 Lâm Thao được thành lập tháng 8 năm 1962, là một trong những trường cấp 2 có sớm của Huyện Gia Lương cũ. Nơi đây đã ươm trồng bao nhiêu thế hệ học sinh, không ít người đã trở thành những cán bộ khoa học, sĩ quan quân đội, tiến sĩ, thạc sĩ và những doanh nhân thành đạt….Tất cả họ đang ngày đêm cống hiến tài năng và trí tuệ của mình cho quê hương, đất nước. Những thế hệ học sinh ưu tú ấy mãi là niềm tự hào của mái trường THCS Lâm Thao hôm nay và mai sau. 50 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, các thế hệ giáo viên và học sinh nhà trường luôn phát huy truyền thống hiếu học khoa bảng trong giảng dạy và học tập, chất lượng văn hóa đại trà ngày càng cao. Nhà trường đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn I năm 2007, nhiều năm liên tục đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc, Liên đội nhà trường nhiều năm đạt danh hiệu Liên đội tiến tiến xuất sắc. Song song với công tác dạy và học thì công tác đội và phong tráo thiếu nhi cũng luôn được nhà trường đặc biệt quan tâm. Hoạt động Đoàn Đội của nhà trường những năm qua được triển khai rất tích cực, sôi nổi, hiệu quả và cũng đạt được rất nhiều thành tích. Công tác Đoàn Đội của nhà trường luôn phát huy và giữ vững được truyền thống của một đơn vị mạnh, là điểm 93. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. sáng của phong trào thiếu nhi trường học cấp Huyện từ những năm 80 của thế kỉ XX. Hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi của nhà trường luôn được phát triển và lớn mạnh không ngừng. Nhiều năm liền Liên đội trường THCS Lâm Thao đạt danh hiệu Liên đội có thành tích xuất sắc trong công tác Đội và phong trào thiếu nhi cấp Huyện, cấp Tỉnh và được Trung Ương Đoàn tặng bằng khen. Để đạt được những thành tích đó không thể không nhắc đến những người cán bộ Đoàn, Đội xuất sắc, có năng lực, nhiệt tình trong công việc như cô Trần Thị Lực, cô Hoàng Thị Nhạn, cô Nguyễn Thị Bình, cô Vũ Thị Loan, cô Phạm Thị Thuỷ…..Cùng với sự quan tâm, sâu sát của các thầy trong BGH luôn dành những tình cảm ưu ái cho công tác Đoàn, Đội, nhà trường đã tạo mọi điều kiện cho các phong trào của Đội được tổ chức và hoạt động một cách có hiệu quả nhất. 50 năm qua, từ những thế hệ cán bộ Đoàn, Đội đầu tiên, các thầy cô đã nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của công tác Đoàn Đội trong nhà trường, hiểu sâu và nắm chắc về tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh, một tổ chức của thiếu nhi Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phụ trách. Đội TNTP Hồ Chí Minh là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, là lực lượng dự bị của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, lực lượng nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi. Đội hoạt động trong nhà trường và trên địa bàn dân cư, lấy 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng làm mục tiêu phấn đấu rèn luyện cho đội viên, giúp đỡ thiếu nhi trong học tập, hoạt động vui chơi, thực hiện quyền và bổn phận theo Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em. 94.

<span class='text_page_counter'>(48)</span> năm. năm. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. Đội TNTP Hồ Chí Minh với mục đích tập hợp, giáo dục thiếu nhi trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, trở thành người công dân có ích trong tương lai. Việc giáo dục đội. viên là nhiệm vụ chủ yếu, trực tiếp của tổ chức Đội. Để làm tốt nhiệm vụ của mình, các thầy cô phụ trách Đội đã nắm bắt một cách sâu sắc về Đội TNTP Hồ Chí Minh, về các hoạt động mang tính giáo dục của Đội. Biết tổ chức, quản lý và điều hành công tác Đội trong phạm vi nhà trường. Tổ chức quản lý bộ máy công tác Đội, quản lý đội ngũ cán bộ phụ trách các Chi đội và lực lượng chỉ huy Đội. Đến nay Liên đội trường THCS Lâm Thao vẫn duy trì và phát huy được truyền thống hiếu học và khoa bảng. Phong trào thi đua đăng ký giờ học tốt, giành nhiều hoa điểm tốt diễn ra trong suốt năm học. Đội thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT để tạo ra nhiều sân chơi bổ ích và lí thú như: Thi “Tìm người chiến thắng”, “Trí tuệ học đường”, “Nét đẹp đội viên”, Thi cắm hoa, làm báo tường, thi văn nghệ, kéo co, và nhiều trò chơi dân gian khác. Qua mỗi đợt thi đua, mỗi đợt thi khảo sát đều có tổng hợp trao giải cho học sinh thủ khoa. Triển khai sâu rộng các phong trào “Đôi bạn cùng tiến”, “Tiếng trống chất lượng”, “Tiếng loa chất lượng”, “ Chăn ấm mùa đông” , “Giúp bạn đến trường”, duy trì bản tin Giáo dục hàng tháng trên hệ thống loa truyền thanh của xã. Nhân dịp các ngày lễ lớn thường tổ chức tặng quà cho học sinh nghèo vượt khó, tổ chức cho học sinh thăm viếng, chăm sóc Nghĩa trang liệt sĩ, chăm sóc các khu di tích lịch sử tại địa phương, tham gia vệ sinh thôn xóm nhân dịp đón Tết cổ truyền…..và còn rất nhiều, rất nhiều các hoạt động phong phú và bổ ích khác. Liên đội trường THCS Lâm Thao ngày càng lớn mạnh trường thành như ngày hôm nay, ngoài công lao xây dựng phong trào của các thầy cô Tổng phụ trách lớp trước còn phải kể đến sự kế cận của các thầy cô là Tổng phụ trách Đội trẻ có năng lực, tâm huyết, nhiệt tình, năng động, sáng tạo như thầy. 95. 96. Liên đội trường THCS Lâm Thao, nối tiếp xứng đáng truyền thống 50 năm xây dựng trưởng thành.

<span class='text_page_counter'>(49)</span> năm. năm. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. Nguyễn Văn Thương, thầy Nguyễn Phương Bắc, thầy Nguyễn Việt Dũng, cô Nguyễn Thị Hằng….. Nền nếp của Liên đội ngày càng hiệu quả hơn, ý thức học sinh ngày càng tiến bộ, đã giảm hẳn những học sinh cá biệt, phần lớn đội viên trong trường có ý thức tự giác học tập, thể dục, tham gia vệ sinh chăm sóc cảnh quan sư phạm và bảo vệ của công. Đội cũng thường xuyên tổ chức các chương trình giao lưu văn hoá văn nghệ vào các ngày cao điểm giúp các em có cơ hội được hoà nhập, giao lưu, thể hiện năng khiếu của mình từ đó các em cảm thấy tự tin, tham gia tích cực sôi nổi các hoạt động Đội trong nhà trường, các chương trình măng non, các hoạt động nhân đạo. Trong nhiều năm gần đây, công tác đoàn thể đặc biệt là công tác Đội trong nhà trường liên tục đạt được những kết quả đáng tự hào như: + Duy trì được nề nếp học tập, tổ chức sinh hoạt giờ 15 phút, giờ 20 phút. + Tổ chức tốt các phong trào thi đua học tập như: Thi đua điểm giỏi, thi đua giờ học tốt, thi đua ngày học tốt, tuần học tốt, phong trào “đạt điểm 5, qua điểm 7, vươn tới điểm 10”. + Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục truyền thống nhân dịp các ngày lễ lớn như: 20/11,22/12, 26/3,15/5 + Về phong trào văn hóa văn nghệ Liên đội đã thường xuyên tổ chức các hoạt động nhằm thu hút đội viên sau những giờ học lớp. + Về việc xây dựng quỹ hoạt động Liên đội đã xây dựng các loại quỹ như: Quỹ đội và phong trào kế hoạch nhỏ đây cũng chính là những hoạt động nhằm tạo cho các em thói quen tiết kiệm, giúp các hiểu và tôn trọng thành quả lao động, có thói quen tốt trong học tập.. Nhân dịp trường THCS Lâm Thao tròn 50 tuổi và vinh dự đón nhận Huân chương lao động hạng ba của nhà nước, đây là những thành quả vô cùng to lớn mà tập thể CBGV và học sinh nhà trường đã gây dựng trong suốt nửa thế kỷ qua. Phát huy những truyền thống tốt đẹp đó, Liên đội trường THCS Lâm Thao tin tưởng rằng, công tác đội và phong trào thiếu nhi của nhà trường sẽ tiếp tục gặt hái được thêm nhiều những thành công mới. Phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tiếp tục được triển khai sâu rộng, thiết thực và hiệu quả hơn. Trang sử vẻ vang 50 năm của Liên đội trường THCS Lâm Thao sẽ tiếp tục được bồi đắp thêm những trang mới, huy hoàng hơn!. 97. 98.

<span class='text_page_counter'>(50)</span> năm. năm. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. Trong những năm vừa qua, trường THCS Lâm Thao luôn là điểm sáng trong phong trào “Dạy tốt, học tốt” của huyện Lương Tài. Bước vào năm học mới, nhà trường đã chủ động nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng chất lượng đạo đức, văn hóa, chất lượng mũi nhọn, rèn luyện kỹ năng sống và phòng chống bạo lực học đường đến từng giáo viên và học sinh, nhờ vậy chất lượng dạy và học năm sau luôn cao hơn năm trước. Đến thăm trường vào một ngày cuối tháng 9, chúng tôi thật ấn tượng bởi ngôi trường rợp bóng cây xanh, nhà lớp học khang trang kiên cố. Được biết năm học này, ngôi trường tròn tuổi 50. Hiện nay nhà trường có tổng số 33 cán bộ giáo viên, CNV với 350 học sinh. Đội ngũ giáo viên của trường 100% đạt chuẩn, 65% trên chuẩn. Xác định rõ xây dựng đội ngũ giáo viên đóng vai trò quyết định chất lượng giáo dục nên công tác tuyển chọn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ luôn được nhà trường quan tâm. Ban Giám hiệu phối hợp với các đoàn thể nhà trường tổ chức xây dựng kế hoạch, phát động các phong trào thi đua nhằm khơi dậy truyền thống “Dạy tốt, học tốt” của giáo viên và học sinh. Nhà trường thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên đề, cử giáo viên tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng của ngành nhằm tạo điều kiện cho giáo viên trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Việc nâng cao chất lượng giảng dạy luôn được đặt lên hàng đầu với nhiều hình thức, biện pháp như: Đánh giá kết quả học tập của học. sinh phải thực chất, đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Kết quả là tỷ lệ học sinh giỏi tăng lên rõ rệt, nếu như năm học 2010-2011 chỉ có 18,2% thì năm học 2011-2012 tăng lên 23,5%. Từ năm học 2006-2007, trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia giai đoạn I, đây được xem là nguồn động lực để thầy và trò trường THCS Lâm Thao không ngừng phát triển toàn diện, nhất là trong phong trào bồi dưỡng giáo viên giỏi, học sinh giỏi. Trong năm học 2012-2013 để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh, ngay từ đầu năm học nhà trường đã thực hiện tốt công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng giáo viên, đề ra phương hướng nâng cao chất lượng mũi nhọn. Cùng với việc tổ chức các lớp bồi dưỡng cho giáo viên và học sinh, nhà trường cũng luôn quan tâm thúc đẩy việc đổi mới phương pháp giảng dạy, kích thích tư duy sáng tạo, chủ động, tự giác trong học tập của học sinh. Theo thầy Vũ Ngọc Hòa, Hiệu trưởng trường THCS Lâm Thao cho biết: “Để thực hiện có hiệu quả công tác giảng dạy, ngay từ đầu năm học mới, nhà trường đã xây dựng kỷ cương dạy và học, coi trọng dạy và học thực chất, đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên. Đặc biệt bồi dưỡng học sinh theo đối tượng, nhất là những học sinh yếu kém thì phải tăng cường kiểm tra, đôn đốc và hàng tháng đều khảo sát từng em để có biện pháp điều chỉnh. Chính vì vậy, số học sinh yếu kém giảm dần từ hơn 10% trong năm học 2010-2011 xuống còn 4% năm học 2011-2012”. Bên cạnh đó, nhà trường tăng cường trang thiết bị phục vụ dạy học như: Bổ sung thay thế 20 máy vi tính, máy phát điện, tủ thư viện... Cơ sở vật chất các lớp học, phòng chức năng dần được hoàn thiện, không gian môi trường sư phạm được giữ gìn xanh - sạch - đẹp.. 99. 100. PHONG TRÀO “DẠY TỐT, HỌC TỐT” Ở TRƯỜNG THCS LÂM THAO (Bài viết đăng trên Báo Bắc Ninh – Ngày 17 tháng 10 năm 2012).

<span class='text_page_counter'>(51)</span> năm. năm. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN CỦA TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI TRƯỜNG THCS LÂM THAO TRONG THỜI GIAN QUA Thầy giáo : Hoàng Đăng Thúy GV THCS Cao cấp – Tổ trưởng CM. Hoạt động học tập ở trường THCS Lâm Thao.. Không ngừng đổi mới sáng tạo trong dạy và học, tích cực phát động phong trào thi đua “hai tốt”, đẩy mạnh hưởng ứng Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, trường THCS Lâm Thao 6 năm liên tục đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc. Năm 2011, vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen vì sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Và được đề nghị Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba. Bài và ảnh: Đỗ Xuân - Văn Phong Báo Bắc Ninh 101. Ở các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông, tổ chuyên môn đóng một vai trò hết sức quan trọng, là công cụ để nhà trường triển khai thực hiện các hoạt động dạy - học theo kế hoạch đã đề ra. Người tổ trưởng chuyên môn được ví như “cánh tay nối dài của Lãnh đạo nhà trường”, trực tiếp điều hành các công việc cụ thể trong hoạt động dạy - học. Công tác lãnh đạo, quản lý của tổ trưởng chuyên môn là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn, góp phần quan trọng đến chất lượng giáo dục của các nhà trường. Tổ KHXH trường cấp 1-2 Lâm Thao được hình thành rất sớm từ những năm 80. Đến năm học 1991-1992 trường cấp 1-2 Lâm Thao được tách ra thành 2 trường: THCS và Tiểu học lúc này tổ KHXH chính thức được thành lập thành. Hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành, chất lượng đội ngũ giáo viên tổ KHXH không ngừng được củng cố và phát triển. Từ chỗ chỉ có vài thầy cô giáo trong những ngày đầu thành lập đến nay tổ đã có 12 giáo viên, trong đó 50% thầy cô giáo có trình độ chuyên môn đạt chuẩn (Cao đẳng), và 50% đạt trình độ chuyên môn trên chuẩn (Đại học), có 1 giáo viên THCS cao cấp. 50 năm qua, trên những chặng đường phát triển của mái trường này, tổ Khoa học Xã hội không ngừng lớn mạnh, 102.

<span class='text_page_counter'>(52)</span> năm. năm. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. đóng góp nhiều thành tích cho bảng vàng truyền thống của nhà trường. Bên cạnh công tác giảng dạy, tham gia các hoạt động tập thể, tổ thường xuyên duy trì và làm tốt công tác bồi dưỡng đội ngũ, nhất là bồi dưỡng tay nghề cho các giáo viên trẻ. Nhiều thầy cô mới ra trường về công tác trong tổ KHXH chỉ trong một thời gian ngắn đã vững vàng về chuyên môn, giỏi về nghiệp vụ như: cô Vũ Thị Mơ, cô Trần Thanh Ngân, cô Lê Thị Hoa, thầy Nguyễn Phương Bắc....Đây thực sự là nơi gắn bó với nhiều thầy cô giảng dạy các môn: Ngữ văn, lịch sử, địa lí, giáo dục công dân, Ngoại ngữ, âm nhạc, mỹ thuật.....Trong đó có nhiều thầy cô tiêu biểu, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, là những người đi tiên phong trong công tác xây dựng nền nếp chuyên môn của tổ, của trường như: thầy Phạm Đức Hùng, thầy Vũ Ngọc Hòa, thầy Vũ Bình Minh, cô Cao Thị Nụ, cô Hoàng Thị Nhạn, thầy Hoàng Đăng Thúy.... Đặc biệt quan trọng là dù ở thời điểm nào thì trong quá giảng dạy, các giáo viên trong tổ đều thể hiện sự cố gắng vươn lên không ngừng, biết biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, tự bồi. Đến nay, tổ khoa học xã hội đã có một đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, trưởng thành về mọi mặt, đủ sức đảm đương nhiệm vụ giáo dục mà nhà trường giao phó. *Trình độ chuyên môn: Hiện nay, tổng đội ngũ giáo viên trong tổ là 12, đủ cơ cấu, số lượng và chất lượng. Tuổi đời trung bình : 30, trong đó: - Trình độ đạt chuẩn 100% ; trên chuẩn : 50% + Có 4 chiến sĩ thi đua các cấp: thầy Vũ Ngọc Hòa, thầy Hoàng Đăng Thúy, cô Hoàng Thị Nhạn, thầy Nguyễn Phương Bắc. + Có 2 giáo viên THCS cao cấp: thầy Vũ Ngọc Hòa, thầy Hoàng Đăng Thúy.. + Có 4 giáo viên đạt danh hiệu GVDG cấp tỉnh : thầy Vũ Ngọc Hòa, thầy Hoàng Đăng Thúy (GVDG tỉnh xuất sắc), cô Hoàng Thị Nhạn, thầy Nguyễn Phương Bắc. + Có 6 GVDG cấp huyện: cô Cao Thị Nụ, cô Dương Thị Bình, cô Vũ Thị Loan, cô Hồ Thị Mơ, cô Nguyễn Thị Hằng, cô Vũ Thị Nguyệt. + Có 2 GVCN giỏi cấp huyện: thầy Hoàng Đăng Thúy, cô Hoàng Thị Nhạn. + Nhiều thầy cô là giáo viên giỏi rồi trở thành cán bộ quản lí, lãnh đạo nhà trường: thầy Phạm Đức Hùng, thầy Vũ Ngọc Hòa... Hàng năm, các chỉ số giáo dục được tăng lên như số học sinh đỗ vào cấp 3 Quốc lập ngày càng nhiều hơn; năm học nào tổ cũng có học sinh giỏi cấp huyện, nhiều năm có học sinh giỏi cấp tỉnh. Bên cạnh công tác chuyên môn, có nhiều thầy cô giáo trong tổ tham gia công tác chủ nhiệm và các công tác khác. Với tấm lòng tận tụy, yêu nghề, yêu trẻ rất nhiều học sinh đã tiến bộ trở thành những con ngoan, trò giỏi. Hàng năm có từ một giáo viên chủ nhiệm giỏi, từ đến ba đến bốn lớp tiên tiến. Là những kĩ sư tâm hồn, các thầy cô giáo trong tổ luôn xác định đúng mục tiêu giáo dục của các môn KHXH trong trường phổ thông là trang bị cho học sinh kiến thức phổ thông cơ bản, hiện đại, gần gũi thực tiễn góp phần rèn kỹ năng cho học sinh. Đồng thời cung cấp những hiểu biết về lịch sử, văn học, địa lí, biết ngoại ngữ và nhiều kiến thức về hội họa, âm nhạc, đặc biệt là giáo dục công dân, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu gia đình, quê hương, đất nước. Nhìn lại chặng đường 50 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành của trường THCS Lâm Thao nói chung và tổ KHXH nói riêng, chúng ta càng tự hào, phấn khởi và tin. 103. 104.

<span class='text_page_counter'>(53)</span> năm. năm. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. tưởng vào sự nghiệp giáo dục của nhà trường trong giai đoạn tới. Tổ KHXH sẽ tiếp tục phát huy những truyền thống tốt đẹp của nhà trường, có những bước tiến vững chắc và đạt được những thành tích mới góp phần vào việc xây dựng trường THCS Lâm Thao này càng vững mạnh, xứng đáng là một trong những địa chỉ giáo dục đáng tin cậy của địa phương.. 105. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. . TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN Vũ Đức Tuyển – Tổ trưởng Tổ KHTN. Trường cấp II Lâm Thao, mái trường đã trải qua nửa thế kỷ xây dựng trưởng thành. 50 năm ấy, biết bao sự kiện, bao đổi thay cùng lịch sử dân tộc ngôi trường vẫn vững vàng, từng bước đi lên. Nhớ về những năm tháng đầu tiên khi trường mới thành lập, niềm vui chưa trọn, thầy và trò nhà trường lại phải đương đầu với biết bao khó khăn. Không có trường, cơ sở vật chất hầu như không có gì, kinh tế địa phương thuần nông thì eo hẹp, đình làng, chùa làng, nhà dân đã trở thành lớp học. Chiến tranh, thiếu thốn là thế, khó khăn là thế nhưng không làm cho việc dạy và học bị ngưng trệ. Các lớp học vẫn duy trì thường xuyên, số học sinh ngày càng tăng và mái trường vẫn từng bước đi lên, khẳng định mình trong phong trào giáo dục Gia Lương (Gia Bình và Lương Tài ngày nay) Là một người con đất Ngọc, sinh ra và lên lên trên mảnh đất này, trước giờ phút được dự ngày Hội trường, lòng tôi vô cùng xúc động. Những kỷ niệm thời đi học dưới mái trường cấp II Lâm Thao, bóng dáng thầy cô xưa lại hiện về trong tiềm thức. Ngày đó như mới hôm qua mà ngoảnh lại...mái đầu tóc đã điểm bạc, thầy, cô, người còn người đã đi xa, bạn bè đều thành ông, thành bà vui điền viên bên đàn cháu nhỏ. Thời gian trôi nhanh quá ! Năm 1982 với tôi là một mốc son không thể nào quên trong cuộc đời ! Tôi được về mái trường quê hương công tác. 106.

<span class='text_page_counter'>(54)</span> năm. năm. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. Gặp lại các thầy, các cô, được giảng dạy tại mái trường từng gắn bó với kí ức tuổi thơ, đó quả là một niềm hạnh phúc mà không phải ai cũng may mắn có được. 30 năm trong nghề, 30 năm với vô vàn những kỷ niệm vui buồn, tôi đã được chứng kiến mái trường thân yêu biết bao lần thay đổi. Từ lúc chỉ có 4 phòng học đơn sơ để ngày hôm nay với 2 dãy nhà hai tầng kiên cố, hệ thống sân chơi, bãi tập với đầy đủ các phòng chức năng, phòng vi tính,....đó là một nỗ lực không ngừng của các thế hệ thầy, trò, cán bộ và nhân dân Lâm Thao trong suốt 50 năm qua. Vinh dự và tự hào biết mấy, diện mạo trường THCS Lâm Thao suốt nửa thế kỷ qua không ngừng lớn mạnh, bảng vàng thành tích của nhà trường ngày càng được khẳng định và giữ vững trong những năm qua. Đóng góp trong những thành tích của nhà trường, cán bộ giáo viên Tổ khoa học Tự nhiên những năm gần đây có rất nhiều cố gắng. Tính đến năm học 2012-2013 tổ có 13 CBGV, giảng dạy các bộ môn : Toán, Vật lí, Hóa học, Công nghệ, Thể dục, Sinh học,....Trong đó, 100% giáo viên đạt chuẩn, 50% GV có trình độ trên chuẩn, 1 GV đang theo học nâng chuẩn. Với kế hoạch hoạt động cụ thể, trong những năm qua Tổ KHTN đã đạt được nhiều thành tích đáng kể. Cụ thể : + 100% CBGV trong tổ luôn hoàn thành mọi nhiệm vụ đặt ra. + Có 2 chiến sĩ thi đua các cấp : thầy Vũ Thắng, thầy Cao Xuân Sự. + Có 2 thầy cô đạt danh hiệu GVDG cấp tỉnh: thầy Vũ Thắng, thầy Cao Xuân Sự. + Có 7 thầy cô GVDG cấp huyện: Cô Nguyễn Thị Bình, thầy Nguyễn Huy Đàm, thầy Đỗ Danh Phước, thầy Đỗ Văn Thịnh, thầy Nguyễn Việt Dũng, cô Phùng Thị Tuyến, cô Phạm Thị Thủy.. + Có 1 thầy cô là TPT đội giỏi cấp tỉnh: Cô Phạm Thị Thủy Nối tiếp truyền thống của các thế hệ đi trước, phát huy truyền thống của nhà trường, CBGV tổ KHTN trường THCS Lâm Thao luôn tự giác, tích cực, thể hiện tinh thần cầu thị, ham học hỏi, có ý thức tự học, tâm huyết với con đường đã lựa chọn. Hướng về 50 năm thành lập trường, CBGV tổ KHTN quyết tâm rèn đức, luyện tài, thi đua lập nhiều thành tích cao, mừng đại lễ trường THCS Lâm Thao tròn 50 tuổi !. 107. 108.

<span class='text_page_counter'>(55)</span> năm. năm. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. TỔ VĂN PHÒNG TRƯỜNG THCS LÂM THAO Cô Phan Thị Hằng Tổ trưởng Tổ Văn Phòng. Tổ văn phòng trường THCS Lâm Thao ngày càng phát triển vững mạnh. 50 năm qua tổ văn phòng nhà trường đã không ngừng phát triển về mặt số lượng và chất lượng. Tính đến năm học 2012-2013 tổ văn phòng trường THCS Lâm Thao đã có 5 nhân viên hành chính tăng so với năm 1962 khi trường mới thành lập, nhân viên hành chính kết hợp cả 2 nhà trường cấp 1 và cấp 2 Lâm Thao cũng chỉ có 4 đồng chí. Năm 1990 khi tách cấp, trường cấp I, II Lâm Thao được chuyển thành hai trường : THCS Lâm Thao và Tiểu học Lâm Thao. Thời điểm đó, nghiệp vụ Văn phòng cũng chỉ có 1 đồng chí đến tháng 5/2003 là 2 đồng chí số nhân viên văn phòng được tăng dần lên qua từng năm học và đến nay là 5 đồng chí (1 kế toán, 1 thủ quĩ, 1 thư viện-thiết bị, 1 văn thư, 1 y tế học đường). Các thành viên trong tổ đều được đào tạo chính qui, được phân công đúng chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác. Các nhiệm vụ trọng tâm được BGH triển khai giao nhiệm vụ hàng năm thực hiện đạt hiệu quả được đánh giá cao trong các đợt thi đua. Trong công tác hỗ trợ các hoạt động giáo dục ở nhà trường, các đồng chí cán bộ nhân viên trong tổ đều có ý thức và tinh thần trách nhiệm cao, sáng tạo, linh hoạt, thường xuyên tự bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đến nay tổ văn phòng đã có 1 đồng chí đoàn viên được đứng trong hàng ngũ của Đảng, 1 đồng chí là đối tượng cảm tình Đảng. 109. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. Nhân viên tổ văn phòng đạt trình độ chuẩn 100%, trong đó trên chuẩn có 2 đồng chí đạt 40%. Số lượng đạt NVVP, lao động giỏi là: 5 đồng chí đạt 100% trong đó có đồng chí nhiều năm liền đạt lao động giỏi. Thực hiện chức năng nhiệm vụ của tổ duy trì kế hoạch làm việc hàng tuần đảm bảo đầy đủ chế độ chính sách cho CBGV kịp thời, nâng cao tinh thần, trách nhiệm trong mọi công việc chuyên môn được giao. Tổ thực hiện tốt các phong trào thi đua, cuộc vận động Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm. Triển khai, công khai qui chế dân chủ, chi tiêu nội bộ hàng năm, duy trì tốt qui định trống báo hiệu giờ giấc chuyên môn. Nhân viên trong tổ đều đạt giỏi việc trường - đảm việc nhà đạt 100%. Trong nhiều năm qua tổ văn phòng đã thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ chức năng của mình, công tác chuyên môn của từng đồng chí được khẳng định và ngày càng nâng cao. Đổi mới nâng cao chất lượng công việc thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của tổ với sự chỉ đạo hướng của Nhà trường và các cấp với sự nỗ lực của bản thân, chúng ta tin tưởng rằng công tác văn phòng của trườngTHCS Lâm Thao sẽ không ngừng phát triển và nâng cao toàn diện về mọi mặt.. Cô Phan Thị Hằng. Cô Vũ Thị Huyên. Cô Nguyễn Thị Thắm. Cô Ngô Thị Thương. Thư viện. Kế toán. Thủ quĩ-Thiết bị. Y tế học đường. Cán bộ nhân viên văn phòng trường THCS Lâm Thao. 110.

<span class='text_page_counter'>(56)</span> năm. năm. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. TẦM QUAN TRỌNG CỦA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRONG TRƯỜNG THCS Thầy giáo Cao xuân sự - Giáo viên TD Cùng với sự phát triển cả bề rộng và chiều sâu của phong trào thể dục thể thao quần chúng nói chung, công tác giáo dục thể chất và thể thao trong trường học trung học cơ sơ Lâm Thao nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực, thể hiện trên các mặt: Về giáo dục thể chất nội khoá: tính đến năm 2012, trường trung học cơ sở Lâm Thao đã thực hiện tốt chương trình giáo dục thể chất chính khoá có nền nếp theo quy định của sở giáo dục đào tạo phòng Giáo dục huyện Lương Tài Thầy và trò đã dạy và học thể dục thể thao ngoại khoá có nền nếp, tổ chức thường xuyên các hoạt động thể thao cho học sinh.. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. Đội ngũ giáo viên, giảng viên thể dục thể thao ở trường học được đào tạo, nâng cao kiến thức đã từng bước đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ; cơ sở vật chất, sân chơi, bãi tập, công trình thể thao, dụng cụ tập luyện thi đấu thể thao ở trường học các cấp đã bước đầu được quy hoạch và đầu tư xây dựng.. Các hoạt động giáo dục thể chất được duy trì thường xuyên trong nhà trường. Các hoạt động thi đấu thể thao từ cấp tỉnh ,cấp huyện ngày càng phát triển đa dạng, hệ thống thi đấu lớn như Hội khoẻ phù đổng các cấp, Đại hội thể thao, thu hút được nhiều học sinh tham gia.. Công tác chỉ đạo điều hành tiếp tục được tăng cường, sát với thực tế, thể hiện ở các văn bản quy phạm pháp luật ngày một hoàn thiện đáp ứng yêu cầu thực tiễn của nhà trường theo từng lĩnh vực trong công tác thể dục thể thao ,về chủ trương đổi mới chương trình, sách giáo khoa và phương pháp giáo dục theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực, sáng tạo và chủ động của học sinh trong học tập, mặt khác, công tác nghiên cứu khoa học về giáo dục thể chất và y tế trường học ngày càng được chú trọng. Công tác vận động tuyên truyền nâng cao nhận thức được tổ chức dưới nhiều hình thức phong phú, góp phần vào việc nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thể chất, xây dựng nếp sống lành mạnh, đẩy lùi tệ nạn, giáo dục nhân cách lối sống thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh.. 111. 112. Hình thức tổ chức và nội dung tập luyện thể dục thể thao của học sinh ngày càng đa dạng và dần đi vào nền nếp. Trong đó, các câu lạc bộ thể dục thể thao có người hướng dẫn ngày càng được phát triển. Nhiều nội dung tập luyện phong phú được đưa vào các hoạt động ngoại khoá đặc biệt là các môn thể thao dân tộc, trò chơi dân gian được đưa vào lồng ghép với phong trào thi đua “trường học thân thiện, học sinh tích cực”;.

<span class='text_page_counter'>(57)</span> năm. năm. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. Tham gia các hoạt động thể dục thể thao trong những năm học. Trường THCS Lâm Thao tham dự Đại hội thể thao Cấp huyện (tháng 5 năm 2012) đạt 1 giải nhì cầu lông cấp huyện, và 7 giải thi đấu trong năm trong năm hoc 2011-2012 xếp thứ 4/15 đoàn tham dự; *Nhiệm vụ của công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học trong những năm tới là: Đẩy mạnh công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học, bảo đảm yêu cầu phát triển toàn diện, góp phần nâng cao thể trạng, tầm vóc người Việt Nam, làm nền tảng cho phát triển thể thao thành tích cao và xây dựng lối sống lành mạnh trong tầng lớp thanh, thiếu niên.trong trường học. Chú trọng công tác giáo dục thể chất và phong trào thể thao trong trường học các cấp; đổi mới nội dung, giáo trình, chương trình giáo dục thể chất phù hợp với thể chất học sinh, và tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khoá với các tiêu chí đánh giá cụ thể, linh hoạt. Trong đó, các nhiệm vụ cụ thể: Tăng cường chất lượng dạy và học thể dục chính khóa; Đổi mới nội dung, giáo trình, chương trình giáo dục thể chất phù hợp với thể chất học sinh Việt Nam và tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khoá với các tiêu chí đánh giá cụ thể, linh hoạt; kết hợp đồng bộ y tế học đường với dinh dưỡng học đường.chăm lo sức khỏe cho học sinh. Xây dựng hệ thống các trường, lớp năng khiếu thể thao, đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân tài thể thao cho quốc gia; Phát triển TDTT ngoại khóa, xây dựng các loại hình câu lạc bộ TDTT trường học; khuyến khích học sinh tham gia hoạt động ngoại khóa trong các CLB, các lớp năng khiếu thể thao. Củng cố và phát triển hệ thống thi đấu thể dục thể thao giải trí thích hợp với tưng cấp học, từng vùng, địa phương.. Tăng cường chỉ đạo triển khai thực hiện Quy hoạch cơ sở giáo dục đào tạo có sơ sở vật chất đáp ứng hoạt động TDTT trường học theo quy chuẩn quốc gia. Tăng cường xây dựng cơ chế, chính sách, đào tạo, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, hướng dẫn viên TDTT; đẩy mạnh huy động các nguồn xã hội hóa đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ tập luyện trong các cơ sở giáo dục, đào tạo. Hỗ trợ về cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện thể dục thể thao. Tăng cường công tác đào tạo giáo viên TDTT, công tác bồi dưỡng nghiệp vụ hoạt động ngoại khóa cho giáo viên TDTT; tăng cường công tác giáo dục, truyền thông trong giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trường học. 113. 114.

<span class='text_page_counter'>(58)</span> năm. năm. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. Cô giáo : Nguyễn Thị Hằng Tháng 11, heo may về, cái se sắt của những ngày cuối thu, đầu đông dễ làm cho lòng người bâng khuâng, trống trải. Nhưng với tôi, nỗi niềm thu ấy như không hề chạm tới nơi này – cảm giác ấm nóng từ không khí tưng bừng của Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập trường như đang toả nhiệt trong các ô cửa phòng học, đang bừng sáng trên gương mặt rạng ngời của mỗi học sinh trường THCS Lâm Thao ngày hôm nay. Tôi cảm thấy hết sức xúc động khi viết những dòng này hòa chung những xúc cảm, những trăn trở, suy tư của một cô giáo trẻ mới bước vào nghề. Nói sao cho hết những cảm xúc của mình trong không khí hân hoan đón chào 50 năm ngày thành lập trường. Tôi tin rằng tất cả những ai đã sống và gắn bó với ngôi trường thân yêu này hẳn sẽ có chung một cảm xúc như tôi bây giờ. Một khuôn viên trường khiêm tốn mà xinh xắn, những phòng học đơn sơ mà thân thiết, những cây bàng cây phượng che nắng cho đàn em. Năm 2009, tôi nghiệp Đại Học, thể theo nguyện vọng công tác, tôi đã về với trường THCS Lâm Thao. Khi về trường tôi được nhà trường giải thích rằng: Đây là trường Tiên Tiến Xuất Sắc của Tỉnh, có bề dày thành tích về trí dục và các mặt khác, trường đã vinh dự được nhận Huân chương lao động hạng Ba; nhiều học sinh cũ của trường đang là cán bộ cấp cao trong quân đội, là Tiến sỹ, giám đốc của nhiều cơ quan doanh nghiệp, công ty trong nước. Trước tình hình đó của trường, trong đầu tôi nảy ra câu hỏi: Mình có trách nhiệm gì và làm gì đối với truyền thống tốt đẹp của trường đây? Không cần phải chờ đợi lâu mới có lời giải đáp, tôi vốn là người mạnh mẽ, sôi. nổi nên đã bắt tay vào nghiên cứu phương pháp giảng dạy và thực hành ngay. Khi đã trải nghiệm, tôi đã dần dần thấu hiểu sâu sắc thế nào là công lao của người Thầy, là nghề giáo cao quý nhưng vất vả và hi sinh. Đúng như lời nhà văn người Mỹ Comiskey nói rằng :"Dưới ánh Mặt Trời không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học". Và tôi đã hiểu các Thầy cô đã phải nỗ lực thế nào để dạy tốt, để luôn giữ được sự hưng phấn, say mê cho mỗi lần đứng trên bục giảng, truyền thụ kiến thức, trở thành biểu tượng về cái đẹp, cái thiện đối với học sinh. Tôi cũng đã hiểu, sự trưởng thành của học sinh là mục đích duy nhất, là nguồn gốc của mọi trăn trở, là động lực lớn lao nhất đối với công việc hàng ngày của các Thầy cô. Những ánh mắt sáng trong ánh lên niềm tri thức, niềm vui, niềm tin, niềm ước hẹn của các trò cứ thôi thúc tôi hãy hết mình hơn nữa vì đàn em nhỏ. Ôi, những gương mặt đáng yêu, sáng ngời luôn đón, tin tưởng, hướng về thầy cô. Những gương mặt ấy là một phần của đời tôi, là kho báu trong tâm hồn tôi không thể mờ phai. Tôi muốn chia sẻ thật nhiều trong hôm nay những xúc cảm thương trào cứ đan xen trong trái tim và tâm hồn tôi. Nửa thế kỷ - một mái trường, muôn trái tim hướng về Lâm Thao, hướng về các thế hệ thầy cô đã dốc lòng làm nên một thương hiệu tự hào trong ngành giáo dục, đặt móng, xây nền cho hành trang vững bước tương lai của nhiều thế hệ học trò. Bản thân tôi là một giáo viên trẻ mới bước vào nghề, cảm nhận sâu xa dư vị ngọt ngào và những trăn trở đổi thay. Đến hôm nay, được đứng tại đây để nói lên những cảm xúc, suy tư cùng nỗi niềm khắc khoải, chỉ được nhìn thầy các thầy cô tươi vui, các em học sinh hân hoan, háo hức là trái tim tôi như ấm lại. Nhìn mái tóc bạc của các thầy cô cũ về thăm trường mà xúc động, nhìn đôi mắt trong veo của các thế hệ học sinh mà thấy vững. 115. 116. Mái trường Lâm Thao – Nơi tôi gửi tình yêu!.

<span class='text_page_counter'>(59)</span> năm. năm. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. hơn trên mỗi bước đường đời. Dù đi đâu về đâu, trong hành trang đã có hình ảnh Lâm Thao chắp cánh. Trong đôi dòng ngắn ngủi này, cho phép tôi gửi tới các em học sinh của nhà trường một vài lời nhắn nhủ giản dị, với tư cách là người đi trước. Các em là tương lai của quê hương, của đất nước. Và bởi lẽ sẽ là tương lai nên hôm nay các em hãy luôn phấn đấu học tập cũng như tu dưỡng bản thân. Các em luôn luôn là những học sinh ưu tú của một ngôi trường có bề dày lịch sử và truyền thống hiếu học và các em vẫn có thể hoàn thiện hơn nữa, toàn diện hơn nữa, bởi sự học là vô hạn, cũng như tri thức là bao la… Hãy trở thành một học sinh tốt nhất trong khả năng của các em. Hãy sống với hoài bão, với ước mơ, hướng tới những giá trị tốt đẹp đích thực. Và hãy “yêu tổ quốc, yêu đồng bào” như lời Bác Hồ đã dạy. Các em sẽ bước vào cuộc đời nay mai không chỉ giới hạn ở đất nước Việt Nam mà là bốn biển, năm châu trong cuộc hội nhập quốc tế. Hãy chuẩn bị thật đầy đủ để hòa nhập một cách bình đẳng, có hiệu quả và có bản sắc, đó là thông thạo ngoại ngữ, làm chủ công nghệ thông tin, cập nhật tri thức, thuần thục kỹ năng, và hơn tất cả là Nhân-Lễ-Nghĩa-Trí-Tín và Dũng, những phẩm chất làm nên con người Việt Nam xưa và nay. Các em hôm nay có đầy đủ điều kiện để bay cao hơn, bay xa hơn các anh chị đi trước, cha mẹ các em, các Thầy cô giáo và cô đang đặt trọn niềm tin vào các em. Trong tư thế vươn mình đầy khát vọng của trường THCS Lâm Thao có một sức trẻ đầy tiềm năng của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nhà trường. Sức trẻ đầy khát vọng ấy đang hàng ngày, hàng giờ được tiếp lửa từ truyền thống của một ngôi trường có bề dày nửa thế kỷ xây dựng, trưởng thành và phát triển. 117. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. Mỗi chúng ta đều không thể nào quên những năm tháng đầu tiên – khi trường mới thành lập, dù người đó đã từng sống và học tập trong khoảng thời gian ấy hay thế hệ trẻ của năm học thứ 51 này. Bởi lẽ tất cả những kỷ niệm, những thành tích đáng tự hào của nhà trường đã trở thành truyền thống, là điểm nhấn khẳng định sự trưởng thành dể tuổi trẻ hôm nay kế tục và phát huy. 50 năm quả là cả một chặng đường đầy lịch sử của các thế hệ Đoàn viên thanh niên học sinh được sống và học tập, rèn luyện và trưởng thành dưới mái trường thân yêu này. Thế là đã tròn 50 năm trường cấp II Lâm Thao – Lương Tài – Bắc Ninh ra đời và phát triển. Nửa thế kỷ trôi qua từ mái trường thân yêu này, biết bao thế hệ học sinh đã được ươm mầm, chắp cánh tung bay về vạn nẻo, mang hoa thơm trái ngọt cho đời. Hòa chung niềm hân hoan đón chào ngày kỉ niệm thành lập trường, lớp giáo viên trẻ chúng tôi xin nguyện phấn đấu hết mình, luôn mong muốn làm được việc gì đó góp công sức và vun đắp truyền thống 50 năm của trường để trường ta luôn luôn là điểm sáng của tình người và trí tuệ quê hương nối gót cha ông thuở xưa. Xin cảm ơn mái trường yêu dấu, ước mơ đầu trái tim của tôi đã dành trọn cho Lâm Thao, cho quê hương quan họ kiên trung đang đổi mới từng ngày, nhưng lúc nào cũng ấm tình, thắm nghĩa. Lâm Thao, ngày 6 tháng 11 năm 2012. 118.

<span class='text_page_counter'>(60)</span> năm. năm. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. CẢM XÚC NGÀY HỘI TRƯỜNG ! Cô giáo: Nguyễn Thị Thủy. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. họ cũng là nơi động viên tôi mỗi lúc buồn vui hay nản lòng trước khó khăn thử thách.. Ngày đầu tiên về trường ! Trường học đón tôi bằng sự bình lặng. Còn tôi thì tràn đầy hồi hộp, lo âu. Sân trường vốn không quá rộng mà sao tôi thấy thênh thang lạ lẫm đến thế. Những buổi học đầu tiên trôi qua thật khó khăn. Ánh mắt học trò nhìn tôi có vẻ còn xa lạ. Tôi biết. Hành trang bước vào nghề giáo của mình chưa có gì nhiều ngoài lòng nhiệt thành sự say mê và vốn kiến thức mà tôi tích lũy được suốt bốn năm đại học. Tôi chỉ biết tự trấn an mình rằng: “Vạn sự khởi đầu nan”. Những cơn mưa mùa xuân nhè nhẹ tràn về, đem theo cái lạnh cùng nỗi niềm tôi giấu kín. Rồi không biết tự bao giờ, tôi thấy mình thân thuộc và gắn bó với mái trường nơi đây. Những khó khăn trong những ngày đầu tiên bỡ ngỡ ấy rồi cũng trôi qua, tôi chợt nhận ra một điều kì diệu rằng đây thực sự là ngôi trường mà tôi hằng mơ ước. Rồi những bài giảng đầu tiên trong cuộc đời người giáo viên cũng trôi qua. Điều cần nhất của một người giáo viên mới ra trường như tôi có lẽ là nhưng lời góp ý. Tôi luôn nghĩ rằng cuộc sống này cần lắm những lời khen nhưng chính những lời phê bình mới giúp mình trưởng thành hơn cả. Có ai đó đã nói thật đúng : một người giáo viên theo đúng nghĩa vẫn là một người học trò. Ở đây tôi là một cô giáo nhưng bên cạnh tôi luôn có những người thầy. Đó là những người đồng nghiệp, những thế hệ đi trước đáng kính. Đã bao lần tôi thầm cảm ơn họ, bởi không ai khác chính họ đã tiếp cho tôi sức mạnh, cho tôi biêt thế nào là gia đình thứ hai sau gia đình bé nhỏ của mình. Chính họ đã khắc sâu trong tôi bài học ngày hôm nay còn nhiều vấp váp, bài học ngày mai tôi phải làm được gì và. Và giữa những bài giảng hay giờ giải lao sống trong ngôi trường yêu dấu này, tôi chợt bắt gặp lại bao điều thân quen giản dị. Đó là khoảng trời tuổi thơ, nghe vọng về những kỷ niệm của một thủa học trò hồn nay đã trở thành xa mãi. Cũng từ nơi đây, tôi còn nhận ra rằng trong cuộc sống rộng lớn này có biết bao nhiêu góc nhìn để tôi có thể mở lòng cảm nhận. Tôi đã nhìn thấy tất cả những gì nên thơ, tươi sáng lẫn những góc khuất nhọc nhằn. Ví như phải vượt quãng đường dài dưới những cơn gió lạnh buốt tay hay dưới những làn mưa tầm tã mới thấu hiểu nỗi khó nhọc của học trò trên hành trình tới lớp …. 119. 120. Mỗi tiết học trôi qua….. Đã đem đến cho tôi bao nhiêu câu chuyện cuộc đời. Giản dị thôi mà để lại nhiều suy nghĩ. Học trò tôi đó, hồn nhiên nói rằng: “ Chúng em sẽ tập văn nghệ, sẽ thi bao tường, sẽ tham gia cắm trại. Bọn em sẽ cố gắng hết sức nhưng nếu lớp mình không được giải thì cô ơi cô cũng đừng buồn, cô đừng giận chúng em nhé.” Em về chỗ ngồi, ánh mát tràn đây hi vọng, còn tôi thi thoáng nghĩ giận làm sao được nếu các em thấy vui và đã cố gắng hết mình. Học trò tôi đó, vừa khiến tôi vui vừa khiến tôi chạnh lòng khi bộc bạch cùng tôi “tuy em rất quý thầy cô nhưng em không thi vào sư phạm đâu. Vì công việc vất vả mà tiền lương lại thấp”. có lẽ em sẽ có sự lựa chọn sáng suốt cho riêng mình nhưng tôi vẫn thích một câu nói .”đừng sống theo những điều ta mơ ước, hãy sống theo những điều ta có thể”, và một điều.

<span class='text_page_counter'>(61)</span> năm. năm. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. giản dị thôi điều ước mơ và điều tôi có được lại trùng với nhau. Như thế cuộc sống này sẽ buồn biết mấy nếu tôi không được làm một cô giáo. Học trò tôi đó, còn bao nhiêu tâm sự, nỗi niềm mà mỗi ngày lên lớp tôi lại khám phá thêm đôi điều. Dù cho có khi, các em làm tôi phiền lòng bằng những trò nghịch ngợm, bằng đôi lời nói thiếu cân nhắc hay thái độ lơ là trong học tập nhưng tôi nghĩ mình sẽ rộng lòng tha thứ cho các em. Tôi tin rằng, yêu thương sẽ được đáp đền bằng yêu thương. Tôi sẽ đối xử với các em bằng tấm lòng của một người thầy và một người chị với tình cảm mến yêu. Đó cũng chính là những gì mà tôi đã nhận được trong quãng đời học trò của mình và những ân tình đó đã đi theo tôi, khích lệ tôi mỗi khi tôi nản lòng trước khó khăn trong cuộc sống 50 năm thành lập trường và một ngày 20 tháng 11 lại sắp đến gần. Tôi biết những học trò nhỏ bé của tôi đang ra sức phấn đấu và hi vọng một kết qua tốt đẹp sẽ đến. Còn tôi tôi muốn dành tất cả những lời chúc tốt đẹp nhất cho mái trường thân yêu này. Mái trường đầu tiên của tôi. Mạnh hơn, đẹp hơn và vững vàng hơn ! Lâm Thao, tháng 11 năm 2012. 121. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. LÂM THAO ƠI! BIẾT MẤY TỰ HÀO! Thầy giáo Nguyễn Phương Bắc Tháng 11 về, ngày Nhà giáo Việt Nam đang đến, có lẽ trong sâu thẳm tâm hồn mình, mỗi thầy giáo, cô giáo, mỗi người học trò và tất cả những ai đã từng có một thời cắp sách, chắc hẳn đều có những tâm trạng, những cảm xúc riêng mà khó ai có thể diễn tả hết bằng lời. Tháng 11 về, lục tìm trong ký ức nguyên sơ, tôi bỗng nhớ lại thời còn đi học. Thuở ấy, mỗi dịp đến ngày 20 tháng 11, lũ học trò chúng tôi lại ríu rít chuẩn bị những tấm thiệp chúc mừng ngộ nghĩnh với những dòng chữ xinh xắn, trên tay là những bó hoa tươi thắm tung tăng đến trường để dành tặng các thầy các cô. Những lúc ấy tôi chỉ ước mơ sau này mình sẽ trở thành một nhà giáo. Vui sướng biết bao!…..Niềm mơ ước từ thuở còn thơ nay đã thành hiện thực, khi tôi được về công tác dưới ngôi trường THCS Lâm Thao, mái trường có truyền thống 50 năm xây dựng, trưởng thành. Thấm thoắt cũng đã 5 năm, 5 năm, khoảng thời gian ấy sẽ là vô cùng ngắn ngủi so với lịch sử 50 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành của nhà trường, nhưng với tôi đó là khoảng thời gian dài mà hành trang tôi mang theo luôn đầy ắp những kỷ niệm ! 5 năm chưa phải là nhiều nhưng cũng đủ giúp tôi có thể đặt lên môi hai từ “kí ức”. Những ngày đầu tiên bỡ ngỡ khi về Lâm Thao, do công tác xa quê, tôi được BGH tạo điều kiện bố trí cho một căn phòng nhỏ trong khuôn viên nhà trường để làm nơi ở và sinh hoạt. Trong mắt tôi ngôi trường không quá rộng mà sao vẫn hiện lên nguy nga, tráng lệ, dịu mát vô cùng. Hai dãy nhà cao tầng với các phòng học xinh xắn có những ô cửa sổ màu xanh, đó phải chăng là nơi lưu giữ biết bao kỷ niệm hồn nhiên, trong 122.

<span class='text_page_counter'>(62)</span> năm. năm. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. sáng của tuổi học trò. Sân trường sạch sẽ với những hàng cây xanh mát. Hàng ngày, sau mỗi giờ tan học, các thầy, các cô trong trường đều ghé qua căn phòng nhỏ bé của tôi để hỏi han, động viên và giúp đỡ tôi rất nhiều cả về tinh thần và vật chất, tận tình chỉ bảo cho tôi những kinh nghiệm vào nghề, bồi đắp cho tôi những thiếu xót về chuyên môn nghiệp vụ. Những tình cảm thiêng liêng ấy, nó sẽ nâng bước cho tôi trong cuộc đời dạy học, giúp cho tôi vững tin trong cuộc sống. Cũng chính dưới mái trường này, tôi đã tìm được hạnh phúc riêng của cuộc đời mình. Lâm Thao với tôi thật sâu nặng ân tình! Không thể nói lên lời, tôi tự nhủ với bản thân rằng phải luôn cố gắng và tiếp tục cố gắng, nỗ lực nhiều hơn nữa, ra sức rèn luyện về phẩm chất đạo đức nhà giáo, trau dồi về chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao tay nghề để nối tiếp xứng đáng với truyền thống dạy và học suốt 50 năm qua của nhà trường. Là một thành viên trong tập thể sư phạm trường THCS Lâm Thao với tôi đó là một sự may mắn và hạnh phúc, bởi dưới mái trường này tôi vừa được làm thầy, vừa được làm trò, được sống lại những kỷ niệm tuổi học trò hồn nhiên, trong sáng, để mỗi ngày trôi qua tôi lại thấy mình vững vàng, tự tin hơn, trưởng thành hơn. Ngày 20 tháng 11 năm nay với tôi, với những đồng nghiệp của tôi và ngôi trường THCS Lâm Thao là một ngày trọng đại và có ý nghĩa hơn bao giờ hết ! Ngôi trường tròn 50 tuổi và vinh dự được đón Huân chương lao động hạng ba do Đảng và nhà nước trao tặng. Trong niềm xúc động trào dâng, hòa cùng không khí hân hoan chuẩn bị cho ngày Hội trường, lòng tôi lại bồi hồi, xao xuyến. Trong hơi thu man mác, ngôi trường thân yêu như bừng sáng và lung linh, rực rỡ hơn bao giờ hết. Vinh dự và tự hào biết mấy !. Bạn có thể tưởng tượng được không ? Niềm vui sướng trào dâng, cái cảm giác bồi hồi trong ngày gặp mặt, của các thế hệ thầy, trò sau 50 năm xa cách. Đó phải chăng sẽ là những cái bắt tay rất chặt, là bàn tay nắm riết lấy bàn tay, rồi những kỷ niệm vui buồn của một thuở thơ ngây, sẽ ùa về đong đầy trong “kí ức”, tiếng cười nói của một thời lấm lem màu mực, hôm nay vẫn vẹn nguyên. Lâm Thao ơi ! Biết mấy tự hào !. 123. 124.

<span class='text_page_counter'>(63)</span> năm. năm. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. TÇm quan träng cña viÖc lμm thÝ nghiÖm trong giê d¹y VËt lý Cô Phùng Thị Tuyến – GV Vật Lí Nhằm đảm bảo tốt việc thực hiện mục tiêu đào tạo môn Vật lý ở trường trung học cơ sở (THCS) cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông cơ bản, có hệ thống và tương đối toàn diện, rèn luyện cho học sinh những kỹ năng cơ bản như: kỹ năng vận dụng các kiến thức Vật lý để giải thích những hiện tượng Vật lý đơn giản, những ứng dụng trong đời sống, kỹ năng quan sát. Vật lý học là cơ sở của nhiều ngành kỹ thuật quan trọng, sự phát triển của khoa học Vật lý gắn bó chặt chẽ và có tác động qua lại, trực tiếp với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Vì vậy, những hiểu biết và nhận thức Vật lý có giá trị lớn trong đời sống và trong sản xuất, đặc biệt trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngày nay việc nâng cao chất lượng giáo dục là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong xã hội.Trong bối cảnh toàn ngành Giáo Dục và Đào Tạo đang nổ lực đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong họat động học tập mà phương pháp dạy học là cách thức họat động của giáo viên trong việc chỉ đạo,tổ chức họat động học tập nhằm giúp học sinh chủ động đạt các mục tiêu dạy học. Nghị quyết Trung ương 2 khóa VII đã khẳng định “phải đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và. phương tiện hiện đại của quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh…” Yêu cầu đổi mới PPDH đối với môn Vật lý còn có một sắc thái riêng, phải hướng tới việc tạo điều kiện cho học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức thông qua họat động thực nghiệm và cao hơn nữa, cho học sinh giải quyết một số vấn đề Vật lý trong thực tế. Qua 5 năm giảng dạy vật lý ở trường THCS đối với học sinh vấn đề học bài mới và giải, sửa các bài tập vật lý gặp không ít khó khăn vì học sinh thường không nắm vững lý thuyết, không có giờ luyện tập, bài tập ở lớp (phân phối chương trình lý 8) hoặc nếu có thì rất ít (lý 9), chưa có kỹ năng vận dụng kiến thức vật lý. Vì vậy các em giải bài tập một cách mò mẫm, không có định hướng rõ ràng, áp dụng công thức máy móc và nhiều khi không giải được, có nhiều nguyên nhân: - Lý thuyết chưa tốt. - Học sinh chưa biết phương pháp để giải bài tập vật lý. - Chưa có những kỹ năng toán học cần thiết để giải bài tập vật lý. - Chưa xác định được mục đích của việc giải bài tập và tìm ra từ câu hỏi điều kiện của bài toán, xem xét các hiện tượng vật lý nêu trong đề bài tập để từ đó nắm vững bản chất vật lý, tiếp theo là xác định mối liên hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm. Bản thân là giáo viên dạy môn Vật lý cho nên việc tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm theo nhóm trong giờ học Vật lý là vấn đề cần thiết trong việc chiếm lĩnh kiến thức của HS nhằm để nâng cao chất lượng giáo dục.. 125. 126.

<span class='text_page_counter'>(64)</span> năm. năm. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. Qua việc nghiên cứu giảng dạy trên lớp cũng như những kinh nghiệm của giáo viên khác nhằm đưa ra những phương pháp thích hợp trong việc tổ chức cho HS làm thí nghiệm trong giờ Vật lý. Vật lý học là cơ sở của nhiều ngành kỹ thuật quan trọng. Môn Vật lý có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, qua lại giữa các môn khác. Việc tổ chức dạy học Vật lý THCS cần rèn luyện cho học sinh đạt được: - Kỹ năng quan sát các hiện tượng và quá trình vật lý để thu thập thông tin và các dữ liệu cần thiết. - Kỹ năng sử dụng các dụng cụ đo lường vật lý phổ biến, lắp ráp và tiến hành các thí nghiệm đơn giản. - Kỹ năng phân tích, xử lý các thông tin và các dữ liệu thu được từ các quan sát hoặc thí nghiệm. - Kỹ năng vận dụng các kiến thức để giải thích các hiện tượng vật lý đơn giản để giải quyết một số vấn đề trong thực tế cuộc sống - Khả năng đề xuất các dự đóan hoặc giả thiết đơn giản về mối quan hệ hay về bản chất của các hiện tượng vật lý. - Khả năng đề xuất phương án thí nghiệm đơn giản để kiểm tra dự đóan hoặc giả thiết đã đề ra. - Kỹ năng diễn đạt rõ ràng, chính xác bằng ngôn ngữ vật lý. Khối lượng nội dung của tiết học Vật lý được tính tóan để có thời gian dành cho các hoạt động tự lực của học sinh và đáp ứng những yêu cầu sau: - Tạo diều kiện để cho học sinh có thể quan sát trực tiếp các hiện tựơng vật lý. - Tạo diều kiện để cho học sinh thu thập và xử lý thông tin, nêu ra được các vấn đề cần tìm hiểu.. - Tạo diều kiện để cho học sinh trao đổi nhóm, tìm phương án giải quyết vấn đề, tiến hành thí nghiệm , thảo luận kết quả và rút ra những kết luận cần thiết. - Tạo điều kiện để cho học sinh nắm được nội dung chính của bài học trên lớp. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH TRONG LÀM THÍ NGHIỆM: Tổ chức HS làm thí nghiệm Vật lý chủ yếu trong các hoạt động nhóm, nhằm rèn luyện cho HS kĩ năng sử dụng các dụng cụ đo lường Vật lý phổ biến, lắp ráp và tiến hành các thí nghiệm đơn giản, kĩ năng phân tích và xử lí các thông tin, các dữ liệu thu được từ thí nghiệm. Qua thí nghiệm học sinh có thái độ trung thực, tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác trong thực hành thí nghiệm. Làm thí nghiệm là một hoạt động không thể thiếu trong nhiều giờ học Vật lý. Khi làm thí nghiệm thành công thì HS cơ bản đã nắm được kiến thức, nội dung của bài học. Muốn làm thí nghiệm thành công cũng không phải chuyện dễ vì môn Vật lý có nhiều thí nghiệm, mỗi bài học có một kiểu thí nghiệm khác nhau. Giáo viên phải suy nghĩ xem mình phải chuẩn bị những gì cho thí nghiệm ở bài học này và những gì cho thí nghiệm ở bài học khác, nhưng tổ chức cho HS làm thí nghiệm ở những bài học khác nhau cũng có những đặc điểm chung: 1. Chuẩn bị: + Học sinh: tổ chức học sinh làm thí nghiệm chủ yếu trong hoạt động nhóm nên GV có thể chia lớp thành 4 =>6 nhóm nhỏ (tùy tình hình cơ sở vật chất trường, lớp), có phân công cụ thể cho từng thành viên trong nhóm như phân công nhận và thu dọn lại dụng cụ thí nghiệm của nhóm. Phân công thư ký để ghi kết quả thí nghiệm, phân công chịu trách nhiệm trình bày kết quả thí nghiệm …. Trong nhóm, mỗi thành viên thực hiện một công việc cụ thể.. 127. 128.

<span class='text_page_counter'>(65)</span> năm. năm. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. + Giáo viên: Phải chuẩn bị sẵn đầy đủ các đồ dùng, dụng cụ cần thiết cho từng thí nghiệm ở các nhóm. Vẽ hình sẵn nếu cần thiết. 1. Giới thiệu đồ dùng: GV giới thiệu và cách sử dụng từng đồ dùng có trong thí nghiệm hoặc qua hình vẽ HS nêu được các đồ dùng cần thiết trong thí nghiệm hoặc HS có thể tự đề xuất phương án làm thí nghiệm để giải quyết một vấn đề nào đó. 2. Giáo viên có thể làm mẫu cho HS xem: Có những thí nghiệm tương đối khó thực hiện, GV có thể làm trước cho HS xem trước các bước hoặc có những đồ dùng các em chưa từng thực hiện thì GV cũng có thể thao tác cho HS thấy. 3. Tiến hành thí nghiệm: Các nhóm HS đồng loạt tiến hành thí nghiệm theo sự hướng dẫn của GV. Từng thành viên trong nhóm thực hiện nhiệm vụ của mình như đã phân công trong nhóm. 4. Các nhóm thảo luận, xử lý, trình bày kết quả: Sau khi các nhóm thực hiện thí nghiệm xong (có thể trong quá trình thí nghiệm) các nhóm tự thảo luận, xử lý kết quả của nhóm mình sau đó trình bày kết quả trên bảng phụ của nhóm hoặc phiếu học tập mà GV đã hướng dẫn trước đó. 5. Lớp thảo luận thống nhất: Sau khi các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm GV cho cả lớp cùng thảo luận kết quả từ đó đi đến thống nhất chung về kết quả thhực hiện được. * NHỮNG ĐIỀU LƯU Ý, NHỮNG KẾT LUẬN THÔNG QUA VIỆC LÀM THÍ NGHIỆM: - Việc cho học sinh làm thí nghiệm rất quan trọng, nên giáo viên phải tổ chức cho học sinh làm đều đặn và thường xuyên, từ đó tạo cho các em thói quen tốt trong khi làm thí nghiệm. Nhất là đối với phần Điện học, nếu các em được thường xuyên. làm thí nghiệm thì các em sẽ thành thạo trong cách lắp mạch điện làm cho giáo viên đở vất vả nhiều trong khâu hướng dẫn ở những tiết sau, các em có thói quen về an toàn điện và biết cách khắc phục sự cố nếu có.. 129. 130. - Qua việc giảng dạy, dự giờ ở những tiết Vật lý có tổ chức cho HS làm thí nghiệm thì thấy không khí lớp học rất sôi nổi, giúp cho học sinh tiếp thu bài tốt hơn, các em rất say mê trong những thí nghiệm do chính tay mình làm từ đó các kiến thức được khắc sâu hơn vì những kiến thức vật lý thường xuất phát từ những thí nghiệm chứng minh, thí nghiệm thực hành. Tuy nhiên để việc làm thí nghiệm thành công hơn thì giáo viên phải biết tổ chức hợp lý mới có kết quả tốt, phải chọn những dụng cụ sao cho hạn chế rất ít những sai số không cần thiết. Vậy để nâng cao chất lượng của việc dạy và học môn vật lý ở trường THCS , thì việc tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm là rất cần thiết và có vai trò quan trọng, quyết định đến chất lượng dạy và học của môn vật lí. Làm những thí nghiệm từ đơn giản đơn giản đến phức tạp giúp học sinh nắm vững, đào sâu, mở rộng kiến thức, từ đó nâng cao chất lượng học tập môn vật lí của học sinh. Qua tìm hiểu tình hình thực tế ở các tiết có làm thí nghiệm cho thấy học sinh rất ham thích làm thí nghiệm, cũng chính vì sự ham thích đó mà có một số em hay tò mò sử dụng các dụng cụ thí nghiệm để làm những công việc khác ngoài mục đích yêu cầu của bài thí nghiệm Do đó cần phải quan tâm đến việc làm thí nghiệm của học sinh ở các nhóm nhất là cho học sinh biết rõ được mục đích thí nghiệm. Giáo viên muốn dạy được tốt, nâng cao chất lượng học tập của học sinh thì trường phải có phòng thí nghiệm, thực.

<span class='text_page_counter'>(66)</span> năm. năm. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. hành, giáo viên phải làm thí nghiệm thử đi thử lại nhiều lần, kỹ càng trước khi lên lớp. Muốn vậy giáo viên phải không ngừng học hỏi nâng cao kiến thức, kĩ năng, thao tác thực hành vững vàng … để nâng cao chất lượng giảng dạy của mình. Giáo viên muốn tổ chức việc làm thí nghiệm cho học sinh được tốt thì phải có sử chuẩn bị tốt trước khi lên lớp. Muốn vậy giáo viên phải không ngừng học hỏi nâng cao kiến thức, kĩ năng, thao tác thực hành vững vàng … để nâng cao chất lượng giảng dạy của mình. Đối với nhà trường cần trang bị đầy đủ phương tiện cũng như những trang thiết bị dạy học đầy đủ hơn, phải có phòng thí nghiệm, thực hành dành riêng cho bộ môn Vật lý để giáo viên đở mất thời gian trong việc chuẩn bị trước khi lên lớp từ đó nâng cao chất lượng học tập của học sinh hơn nữa.. 131. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. TỪNG BƯỚC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN NGOẠI NGỮ Ở TRƯỜNG THCS LÂM THAO Cô giáo Vũ Thị Nguyệt Năm học 2012 – 2013 trường THCS Lâm Thao tròn 50 tuổi và trong đó tôi có gần 20 năm gắn bó với mái trường thân yêu này. Thời gian trôi nhanh quá! Mới ngày nào tôi còn là một cô học trò khóa 1993-1997 được các thầy, các cô dìu dắt, mà nay tôi đã trở thành một giáo viên được công tác dưới mái trường thân yêu. Trong không khí thi đua hướng về kỷ niệm 30 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, 50 năm thành lập trường và lễ đón Huân chương lao động hạng ba, lòng tôi sao thấy mơn man, những kỉ niệm về mái trường, thầy cô, bạn bè thân thương lại hiện về trong kí ức của tôi. Năm 2002 tôi được chuyển công tác từ trường THCS Bình Định về trườngTHCS Lâm Thao, sau một khoảng thời gian xa trường, tôi đã tìm được về với chốn cũ thân yêu nơi lưu giữ biết kỉ niệm của một thời học tập, rèn luyện và là nơi chắp cánh để tôi thực hiện mơ ước trở thành nhà giáo của mình. Tôi đã gặp lại những thầy cô cũ, những người thầy đáng kính đã “chắp cánh” để tôi có được ngày hôm nay. Lại được thấy mình thuở xưa khi nhìn những gương mặt trong sáng hồn nhiên của tuổi học trò, những bộ đồng phục trẻ trung, những ánh mắt, nụ cười tươi vui của học sinh, tôi cảm nhận ngôi trường đang có sự đổi thay kì diệu qua từng ngày. Những năm đó, sau một chặng đường dài khó khăn, nhà trường đã được UBND xã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất. Những phòng học khang trang, hiện đại và hệ thống trang thiết bị được sắm mới rất nhiều. 132.

<span class='text_page_counter'>(67)</span> năm. năm. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. Song song với đó nhà trường cũng đặc biệt chú trọng đến công tác bồi dưỡng đội ngũ, bồi dưỡng chuyên môn. Trong những năm qua, chất lượng đại trà của Lâm Thao được nâng lên rõ rệt. Đặc biệt là kết quả thi vào lớp 10 hàng năm đều đứng trong tốp đầu của các nhà trường THCS trong toàn huyện. Môn Ngoại ngữ là một môn học đặc thù còn khá non trẻ được đưa vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông khoảng hơn 10 năm. Môn học không chú trọng cung cấp tri thức khoa học như toán, lí, hóa, sinh….mà chủ trọng vào kỹ năng ứng dụng và khả năng giao tiếp của người học. Mặc dù, đội ngũ các thầy cô giáo, dạy ngoại ngữ đều còn rất trẻ nhưng phần lớn các thầy cô đều say sưa, tâm huyết với nghề. Trong mỗi giờ lên lớp, tôi cố gắng sử dụng tất cả các phương tiện hỗ trợ dạy học như: Ra-đi-ô, băng đĩa, máy chiếu, bảng phụ, tranh minh họa…..để góp phần làm cho bài giảng ngoại ngữ trở nên gần gũi, các em học sinh dễ tiếp cận và có thể vận dụng được ngay. Ngoài kỹ năng phát âm, tôi chú ý rèn cho học sinh về ngữ pháp cả khi nói và viết. Kết quả: Trong hai năm 2010-2011 và 2011-2012, đội tuyển dự thi Violympic tiếng Anh trên Internet đều giành nhiều giải cao. + Năm 2010-2011 có 4 giải Violympic tiếng Anh trên Internet cấp huyện + Năm 2011-2012 có 8 giải Violympic tiếng Anh trên Internet xếp thứ 4 huyện; 1 giải Violympic tiếng Anh trên Internet cấp tỉnh. Kết quả thi vào lớp 10 Quốc lập trong mấy năm trở lại đây, môn Ngoại ngữ đều xếp trong tốp từ 1->5/14 trường THCS của huyện.. + Kì thi vào lớp 10 năm học 2011-2012 xếp thứ 4/14. + Kì thi vào lớp 10 năm học 2012-2013 xếp thứ 3/14. Những kết quả, mặc dù còn rất khiêm tốn so với truyền thống hiếu học và khoa bảng của quê hương Lâm Thao, nhưng cũng đủ để trở thành niềm tin vững chắc cho tôi, để tiếp tục khẳng định chất lượng giảng dạy của bộ môn ngoại ngữ. Trước thềm ngôi trường thân yêu tròn 50 tuổi, cảm xúc thì nhiều, nhưng khó mà diễn tả hết được, tôi viết những dòng tâm sự này trong tâm trạng bồi hồi, nao nức khi hướng về ngày Hội trường, ngày đón nhận Huân chương lao động hạng ba. Tự đáy lòng mình, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến các thế hệ thầy cô giáo đã dày công vun đắp, ươm trồng nên những thành quả ngọt bùi của mái trường Lâm Thao thân yêu ngày hôm nay.. 133. 134.

<span class='text_page_counter'>(68)</span> năm. năm. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. ĐỂ TRỞ THÀNH GIÁO VIÊN DẠY GIỎI Ban biên tập sưu tầm Nghề dạy học là một trong những nghề cao quý. Được vinh dự làm nghề dạy chữ - dạy người là hạnh phúc của mỗi chúng ta. Tuy nhiên dạy học như thế nào để đạt được mục đích: học sinh nhanh chóng tiếp nhận được kiến thức, vận dụng được kiến thức ấy để có kỹ năng thực hành tốt, giờ học nhẹ nhàng, hấp dẫn lôi cuốn được học sinh, đó là tiêu chí cần đạt được cho một giờ dạy của mỗi người thầy, đó cũng là nhận thức của tôi từ khi mới bước chân vào trường sư phạm, phải coi mỗi bài dạy là một tìm tòi, khám phá mới, coi mỗi học sinh là một chủ thể sáng tạo để trân trọng những suy nghĩ, những nhận xét của các em. Đồng thời mỗi giờ lên lớp đã để lại trong học sinh những chuẩn mực đạo đức gì? Học sinh có học được gì qua cách ứng xử của thày cô giáo trong giờ dạy hay không?. Nói cách khác thày cô giáo có phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo hay không. Với nhận thức, suy nghĩ ấy, trong những năm qua đứng trên bục giảng tôi đã cố gắng để thực hiện được mục tiêu, tiêu chí của công việc giảng dạy. Theo tôi, muốn đạt được những mục đích ấy, muốn có sự kính nể trong học sinh, sự quý trọng của đồng nghiệp, sự tin yêu của phụ huynh ta cần làm được những công việc sau trong công tác giảng dạy: Trước giờ lên lớp. Yêu cầu đầu tiên rất quan trọng của mỗi giáo viên trước khi lên lớp đó là soạn bài. Bài soạn phải được chuẩn bị chu đáo, từ hình thức đến nội dung. Trong đó quan trọng nhất là nội dung, phương pháp truyền thụ kiến thức tới học sinh như thế nào? Người thầy phải hình dung và chủ động trong suốt giờ học: Với mỗi lớp, mỗi loại đối tượng học sinh thì có. những câu hỏi, phương pháp phù hợp, có như vậy mới không bị động, lúng túng. Trong bài soạn, nếu chỉ có hệ thống câu hỏi đầy đủ, nội dung, phương pháp hợp lý, chính xác, theo tôi chưa chắc giờ dạy đã thành công. Bên cạnh việc chuẩn bị nội dung kiến thức, người thầy cần biết cân đối, phân bổ thời gian cho từng đơn vị kiến thức. Phần này tuy nhỏ nhưng rất quan trọng vì vậy, trong giáo án cũng cần sắp xếp thời gian hợp lý. Vì dạy học ngày nay người thầy là người hướng dẫn, tổ chức cho học sinh làm việc, hay nói cách khác học sinh làm việc dưới sự điều khiển của thầy nên việc chuẩn bị kỹ đồ dùng và các phương tiện khác phục vụ giảng dạy là rất trọng. Trên lớp, với các môn khoa học tự nhiên người thầy làm không thành công một thí nghiệm hoặc với các môn khoa học xã hội người thầy không tìm thấy một địa danh nào đó trên bản đồ, chỉ nhầm ký hiệu… là những hạn chế vô cùng lớn cho bài giảng, vì vậy song song với chuẩn bị tốt giáo án chúng ta cũng cần chú ý chuẩn bị, tìm hiểu, tiến hành thử trước với các thiết bị, đồ dùng dạy học. Trong giờ lên lớp. Mỗi giờ học là cả một công trình, vì thế trước hết theo tôi người thầy cần tạo một tâm thế tốt khi bước chân lên bục giảng. Cũng có những lo toan, phiền muộn, bực dọc đời thường nhưng khi đã vào lớp chúng ta phải biết quên, biết bỏ chúng lại ngoài cửa lớp, thậm chí bỏ chúng lại ngoài cổng trường. Tạo được tâm thế tốt chúng ta đã giúp cho học sinh có định hướng ngay vào bài học với ham muốn học tập, hứng thú với những kiến thức sẽ được học tập. Trong giờ dạy, việc thực hiện trung thành nội dung, phương pháp trong giáo án đã chuẩn bị nhiều khi cũng cần. 135. 136.

<span class='text_page_counter'>(69)</span> năm. năm. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. được thực hiện linh hoạt trước các tình huống khác nhau ở các lớp, các nhóm đối tượng khác nhau. Trước mỗi tình huống trả lời của học sinh không có trong “kịch bản” người thầy phải hết sức bình tĩnh, chủ động, lắng nghe để có thể là “trọng tài” phân giải đúng sai, chính xác để các em “tâm phục, khẩu phục”. Việc giao lưu tình cảm giữa thầy và trò trong một giờ học cũng rất quan trọng, không nên thao thao bất tuyệt giảng bài, cũng không nên hỏi dồn dập hoặc miệt mài ghi chép mà quên các em ở dưới lớp. Ta nên chú ý quan sát các đối tượng học sinh trong khắp lớp học, ngôn ngữ phải rõ ràng, có ngữ điệu, phải biết mỉm cười với học sinh đúng lúc, pha trò đúng lúc… Những giao lưu này giúp chúng ta kiểm soát được tất cả học sinh nhưng các em vẫn thấy dễ chịu, vẫn bị cuốn hút vào bài dạy, các em không bị thụ động, buồn tẻ và chủ động tìm hiểu, vận dụng kiến thức một các linh hoạt. Bồi dưỡng thường xuyên. Để thực sự tạo được lòng tin trong học sinh, trong phụ huynh, không có cách gì khác là chúng ta phải học hỏi, tự bồi dưỡng hoàn thiện mình cả về nhân cách, kiến thức và phương pháp. Chúng tôi thường xuyên dự giờ của các đồng nghiệp, tự giác để học hỏi, rút kinh nghiệm, dù đồng nghiệp ấy là một giáo viên có tay nghề vững vàng hay là một cô giáo trẻ bởi ở mỗi người chúng ta đều có thể học hỏi được rất nhiều điều, dù là nhỏ bé. Ngoài việc học hỏi từ đồng nghiệp, chúng tôi cũng chú ý đến việc tự bồi dưỡng qua sách báo, cập nhật tin tức hàng ngày. Ngày nay khoa học kỹ thuật rất phát triển, việc dạy học theo phương pháp tiên tiến, hiện đại cũng được người thầy phải làm quen, phải thuần thục. Vì vậy chúng ta. cũng cần trang bị cho mình thói quen tự học, tự nghiên cứu, có chọn lọc, có ghi chép. Phải tích luỹ được bề dày kiến thức, có đủ bản lĩnh dạy học thì trong các tình huống dạy học người thầy mới không bị động, không né tránh, không phiến diện trước học sinh. Ngoài ra cũng cần phải chú ý học hỏi từ rất nhiều nguồn, nhiều đối tượng. Ta học hỏi ngay từ học sinh, từ thực tế cuộc sống. Tất cả sẽ giúp chúng ta có kinh nghiệm dạy học phong phú. Khi làm nghề dạy học phải xác định học tập là việc làm cần được tiến hành thường xuyên, liên tục, mọi nơi, mọi lúc, tuyệt đối tránh tư tưởng cho là đã biết, đã hiểu. Trên đây là một số suy nghĩ, việc làm của tôi trong những năm qua, rất mong các bạn lắng nghe và có thể áp dụng linh hoạt, có chọn lọc để công tác giảng dạy trong đợt thực tập này và mãi mãi về sau đạt kết quả tốt nhất.. 137. 138.

<span class='text_page_counter'>(70)</span> năm. năm. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. MẤY LỜI TÂM SỰ Thầy Đỗ Văn Giáp ( HT 1971- 1983). Trang thơ. 139. Tôi về trường học Lâm Thao Mười hai năm công tác vùng cao, đã từng Nhận trường nước lụt trắng đồng Nhà tranh vách nát, cảnh trong đói nghèo Cửa sổ không cánh, gió reo Nền lớp không gạch, in nhiều vết chân Sân trường thưa bóng cây râm Lối đi, khấp khểnh gian truân coi thường Lên núi lấy đá xây trường Đẩy xe cải tiến, coi thường ô tô Cán dân gian khổ xẻ chia Gian chuân lấy một khu hai tầng Bây giờ trường, lớp khang trang Cao tầng ngói đỏ, dăng hàng thẳng ngay Cầu cong đón khách đó đây Rượu nồng mới nhấp đã say lòng người Ai về thăm đất quê hương Cảnh tình quyến luyến khó rời bước chân Nôm na tôi viết mấy vần Gọi là ôn cố chi tân một thời.. 140.

<span class='text_page_counter'>(71)</span> năm. năm. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. Để xốn xang đeo đuổi suốt cuộc đời GẶP GỠ Thầy Phạm Đức Hùng ( HT 1966- 1968) Những ngày đương độ thanh xuân Bốn mươi năm ấy như gần như xa Thời gian tung bụi nhạt nhoà Tình yêu với lớp trong ta vẫn còn Gặp nhau xuân sớm tưoi non Đầu pha sương, lệ thấm giòn tình xưa... Gần nhau biết mấy cho vừa Ngậm ngùi chia cách vẫn chưa muốn rời Nghĩa tình ấm cả cuộc đời Cho nhau nồng cháy những lời tri ân Đông tàn dậy nắng sang xuân Đôi lời chúc phúc muôn lần khai hoa. VỀ THĂM TRƯỜNG CŨ Thầy Vũ Ngọc Hòa ( Hiệu trưởng) Cây phượng già còn đây Lớp học đâu chẳng thấy Thềm trước sân sau giờ này trống trải Nhớ thương ai tán phượng khuyết nửa cành? Bao năm rồi màu lá vẫn biếc xanh Che mát một quãng đời học trò sôi nổi Giữa màu lá xanh kia, ánh mắt nào bối rối 141. Câu hát ngọt ngào: Bèo dạt mây trôi Sông Cầu lơ thơ … Người ơi! Người ở … Vị mặn ô mai có còn thấy nữa Kỷ niệm một thời bỗng chốc hoá xa xôi! Phòng đọc bâng khuâng nhớ chỗ ai ngồi Lối nhỏ tần ngần nhớ người đứng đợi Ngọn giớ thở than nhớ hương chanh hương bưởi Trăng thượng tuần như mắt nhìn chơi vơi Đêm mênh mông yên tĩnh đến lạnh người! Trở lại trường xưa con đường rộng mở Lớp học tầng cao giảng đường lộng gió Từng tốp học sinh tươi cười hớn hở Có ai thấy nụ cười của một thuở xa xôi? CÔNG ƠN THẦY CÔ Mậu Nhượng (Cựu HS khóa 1963-1966) Tôn sư trọng đạo mới thành tài Dạy bảo kiên trì thày đó ai Từ thủa còn thơ theo nghiệp sáng Tới ngày vương trưởng tỏ tương lai Quý danh cha mẹ công sinh hạ Tuấn kiệt cô thầy nghĩa chẳng phai Chắt lọc tinh hoa xây vọng lớn Danh sư muôn thủa dựng anh tài. 142.

<span class='text_page_counter'>(72)</span> năm. năm. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. NHỚ TRƯỜNG XƯA Trần Liên Tất (Cựu HS khóa 1963-1966) Đồng môn ơi! Hơn bốn mươi năm Sao nhớ trường tim tôi rộn rã Nhớ mái trường tre vách lá Nhớ mái đình bàn ghế xinh xinh. Sân ngập cỏ bóng cây xoè mắt lá Nhớ chiều về rộn rã tiếng ve ngân Tà áo bay bè bạn xa gần Khúc hát ấy, ôi một thời kỷ niệm Nhớ thầy cô bao ngày gian khó Rét tím da khi mùa đổi gió Vẫn say xưa bám lớp, bám trường Nhớ cô Lâm đưa vòng quanh trái đất Nhớ thầy Hùng, thầy Cảnh, cô Trung … Còn vui tính là thầy Bằng, thầy Tửu Bài học nào cũng thắm sắc xuân Bạn đã làm gì? Thời gian đi rộn rã Hơn bốn mươi năm đất nước đẹp mùa xuân Ngày họp lớp nắm tay nhau nâng chúc Hạnh phúc thầy trò là hạnh phúc nhân dân. 143. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. NHỚ BẠN ẤM TÌNH! Xuân Biện (Cựu HS khóa 1963-1966) Chúng mình cùng lớp chung trường Những năm đèn sách quê hương một thời Học xong đi khắp muôn nơi Gian nan vất vả đậm đời tuổi thơ Nhớ Anh, Bạn, nhuộm đỏ cờ Ghi danh muôn thủa, nay giờ vắng anh Mừng vui các bạn trưởng thành Công danh đà đạt gia đình ấm êm Thoi đưa tuổi cứ cao thêm Mừng ngày họp mặt mọi miền về đây Bên nhau nghĩa nặng tình dầy Nhớ năm thơ trẻ, vui ngày tuổi cao Mối tình đồng học dạt dào Sáng nguyên gương mặt, ngày nào còn thơ NGÀY GẶP MẶT Đức Liên (Cựu HS khóa 1963-1966) Bốn hai năm ấy bao ngày Tình cảm Thày bạn, không ngày nào quên Bao lâu nhung nhớ bạn hiền Nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên từng người Với thày cô dậy chúng tôi 144.

<span class='text_page_counter'>(73)</span> năm. năm. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. Qua bao kỷ niệm một thời học sinh Hôm nay cả lớp chúng mình Mừng ngày gặp mặt, chân thành cùng nhau Cho dù bạn có ở đâu Trong Nam, ngoài Bắc bảo nhau mà về Trước là thăm lại trường quê Sau thăm bạn hữu vai kề sát vai Rồi vui kể chuyện một thời Xa trường, xa lớp, để rồi hôm nay Tay Thày nắm chặt bàn tay Với bao trò cũ, lâu ngày đã qua Thân thương tình cảm đậm đà Tình Thày, tình bạn thiết tha mặn nồng Người ơi! người có biết không Được về họp lớp mà lòng tôi vui Gặp Thày gặp bạn đây rồi Bõ công mong đợi một thời nhớ nhung.. THOẢ LÒNG VUI Nguyễn Đức khuếch (HT 1977-1986) Năm tháng rộng dài trên bục giảng Say áng văn thơ trải nghĩa đời Lần từng trang sách tìm con chữ “Gọi bầy”gõ nhịp bến thơ tôi. 145. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. TẶNG EM Văn Ngọc (Cựu HS khóa 1963-1966) Nếu không có hội lớp ta Câu thơ suông chẳng thiết tha mặn nồng Nếu không bốc lửa trong lòng Thì đâu có đoá hoa hồng tặng Em . XA TRƯỜNG Quốc Huyên (Cựu HS khóa 1963-1966) Bao nhiêu năm tháng đi qua Hôm nay ta đã trưởng thành Ghi dòng lưu niệm cầm bằng ra đi Xa trường biết nói câu gì Khi người trò cũ chia ly cùng thầy Thày ơi em nhớ những ngày Sớm hôm Thày dạy, dãi bầy tâm can Xa trường xa các bạn vàng Sớm khuya đèn sách, cười vang vang trời Xa trường bạn hữu tôi ơi Bạn vui công tác, tôi nơi ruộng đồng Xa trường về mái nhà tranh Hăng say sản xuất học nhanh đường cày Xa trường bạn hữu từ nay Mỗi người mỗi ngả mỗi ngày mỗi xa 146.

<span class='text_page_counter'>(74)</span> năm. năm. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. Xa trường về khắp mọi nhà Nhưng đâu quên được chúng ta một Thày Thày ơi có được hôm nay Công ơn Thày dậy không ngày nào quên Hôm nay trên khắp mọi niềm Có mặt hầu hết chúng em đi đầu Dù cho núi thẳm sông sâu Tình Thày tình bạn dễ đâu phai mờ Bạn ơi phía trước đang chờ Tạm xa trường cũ ba lô lên đường. THẦY GIÁO! NGƯỜI LÍNH. Tặng thầy Vũ Ngọc Hòa người thầy giáo thương binh. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. Hy sinh gian khổ, chiến trường xông pha Non sông thống nhất sơn hà Rời bỏ áo lính thày là hôm nay Bảng đen, phấn trắng vui say Đưa nền giáo dục, vững tay chống chèo Người thương binh, thầy giáo mến yêu. CHIA TAY HÈ Thầy Vũ Ngọc Hoà – Hiệu trưởng Mai mình về gốc phượng già buồn Mai mình về tán bàng nhung nhớ Mai mình về chỗ ngồi vắng vẻ Mai mình về ngọn gió buồn tênh. Bao mùa phượng đỏ sân trường Vương bụi phấn trắng, giảng đường hôm mai Rồi thầy ba nô trên vai Gậy trường sơn, mũ tai mèo hành quân Gác bút nghiên, tuổi thanh xuân Gian lan vất vả, khó khăn chẳng lùi Người lính, thày giáo một thời. Vui trong giáo án, soạn bài tối hôm Xung trận băng suối, trèo non Cùng đồng đội vượt Trường Sơn tháng ngày Anh giải phóng quân giờ đây Hiên ngang khí thế, dạn rầy đạn bom Trải bao nắng rát, mưa trơn. Mới hôm nào gặp chị gặp anh Ánh mắt lời trao còn ngại ngần dè dặt Nhựa thời gian kết mình thêm chặt Bén tiếng quen lời thì đã phải chia tay. 147. 148. Bạn về trên đó mình ở dưới này Mỗi hành trang đều chất đầy kỷ niệm Có phút bâng khuâng có chiều xao xuyến Có tiếu lâm giòn và vị mặn ô mai Thời gian ơi! Ba tháng thật dài Để ai lại nhớ ai nhiều lắm Để ai cứ muốn ai bé bỏng Để ai về sẽ có bóng ai theo..

<span class='text_page_counter'>(75)</span> năm. năm. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. MÙA HOA PHƯỢNG. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. THẦY TÔI Cô Vũ Thị Loan. Thầy Hoàng Đăng Thúy (Tặng các em HS khối 9 sắp ra trường) Rực cháy sắc đỏ tươi Đón chào mùa hè tới Nắng tung bay phấp phới Trên những vòm lá xanh Năm học qua thật nhanh Tưởng chừng như vừa đến Bao nhiêu là kỷ niệm Nơi sân trường dấu yêu Tiếng ve ngân vang kêu Dạo khúc ca muôn thuở Bao nhiêu lần như thế Bao mùa hè đã qua Thật xao xuyến lạ kì Con tim như thổn thức Tình yêu thương rạo rực Khi sắp phải xa trường.. 149. Đứng lớp giảng bài hình tượng đẹp – Thầy tôi Mái tóc đen xưa, bụi thời gian phủ lấp Mỗi giờ học của thầy không im lặng Không ồn ào, luôn sôi nổi quyết tâm Tuần bốn tiết ngôn ngữ của quê hương Dòng nhiệt huyết thầy giảng bài rất nhẹ Tiếng Việt yêu thương mang dòng sữa mẹ Thầy truyền lại cho trò những chủ nhân tương lai. Giáo án mỗi đêm thầy vẫn miệt mài Ánh đèn khuya hắt lên vầng trán rộng Bao tình yêu, bao cuộc sống Trọn đời gửi gắm niềm tin. Mấy chục năm qua tận tuỵ một trái tim Mỗi khoá học qua, thầy như người lái đò lặng lẽ Dốc sức mình giành cho tuổi trẻ Cho mọi người yêu quý tiếng quê hương Và giờ đây tóc thầy đã điểm sương Dòng nhiệt huyết vẫn không hề vơi cạn Thầy vẫn thế, vẫn trang nghiêm, nghị lực Vẫn yêu thương, vẫn lặng lẽ đưa đò. 150.

<span class='text_page_counter'>(76)</span> năm. năm. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. THẦY GIÁO EM Văn Ngọc (Cựu HS khóa 1963-1966) Kính tặng thầy Tửu nhân ngày nhà giáo VN 20-11 Đêm đã khuya! Đèn lại rót thêm dầu Gà sang canh lại gáy! Thầy giáo ơi Sao thầy chưa đi ngủ? Tay nắn nót làm từng giáo cụ Từng mô hình quỹ tích ngày mai Cho chúng em nghe giảng hiểu bài Thày giáo ơi! Thày vẫn thức hoài Thầy vẫn ngồi đo đo kẻ kẻ Vì tương lai lớp trẻ Vì học sinh thương yêu ! Nên thày vẫn còn ngồi đó! .!. TRỞ LẠI MÁI TRUỜNG XƯA Danh Sế (Cựu HS khóa 1963-1966) Kể từ ngày xa mái trường thân thuộc Tạm biệt Thầy Cô với bao kỷ niệm mang theo Hành trang nhỏ chỉ là tấm bằng tốt nghiệp Cũng nỗi niềm nhung nhớ bâng khuâng Hình bóng thầy cô chưa phai mờ Thấp thoáng vào ra ngoài cửa lớp 151. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. Đâu đây văng vẳng lời bài giảng Như thể chăm cây ngóng đợi ngày Tôi nhớ ngày xưa mỗi sớm chiều Vui Thày vui bạn biết bao nhiêu Cùng nhau ôn tập cùng nhau hát Chia sẻ buồn vui những tháng ngày Dưới mái trường xưa thủa thiếu thời Đâu còn lớp cũ, chốn vui chơi Gặp nhau trong mỗi ngày đến lớp Những mái đầu xanh rộn tiếng cười Mông lung man mác thời nuối tiếc Bạn cũ thầy cô nay ở đâu Thời gian ơi! Hãy làm một nhịp cầu Cho ta lại những ngày xanh thắm ấy Kỷ niệm xưa khiến lòng ta thức dậy Ân nghĩa Thày, tình bạn nao nao Bốn mươi năm như mới ngày nào Cùng các bạn chia xa mái ấm Bao kỷ niệm xưa vẫn còn in đậm Những dánh hình những khuôn mặt thân quen Thày cũ bạn xưa vẫn còn đây Gặp nhau trong nhung nhớ đong đầy Mong ước tình ta xanh thắm mãi Như thủa đầu xanh tuổi còn xanh.. 152.

<span class='text_page_counter'>(77)</span> năm. năm. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. NHỚ TUỔI THƠ Xuân Biện (Cựu HS khóa 1963-1966) Ta đã về đây để gặp nhau Thuở xưa đùa nghịch với chăn trâu Tuổi thơ ngồi học nghe thày giảng Ấm áp hồn nhiên những mái đầu.. KÝ ỨC CỦA THỜI GIAN Nguyễn Phương Bắc – Giáo viên Nơi tiếng bước chân thầy vừa tắt cuối hành lang Em sẽ lấy la bàn để hướng về phía đó Sẽ tìm thấy một lối vào bỏ ngỏ Có phải cầu Kiều, thầy dắt chúng em qua. Nơi bài học của cô vừa xóa đi trên bảng đen Em sẽ lấy kính hiển vi để soi tìm trên đó Sẽ tìm thấy một niềm ao ước nhỏ Mới hiểu bài học kia quý giá biết nhường nào! Nơi tiếng trống tan trường vừa đổ dọc thời gian Em sẽ đứng bên cây bàng và đếm Những tiếng cười, tiếng bước chân xao xuyến Tiếng thuở buồn vui, năm tháng chia phôi. 153. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. Xin thời gian, một phút hãy ngừng trôi Để gom lại bước chân thầy vội vã Để giữ mãi bài giảng của cô và nhớ về tất cả Lưu mãi trong tim mình ... kí ức của thời gian ! Lâm Thao, tháng 11 năm 2012 VỀ THĂM TRƯỜNG Mậu Nhượng (Cựu HS khóa 1963-1966) Nhớ người bạn gái nơi đây Tóc mây chấm gót sức đầy dáng duyên Mỉm cười má lúm đồng tiền Để anh thầm nhớ chả yên tháng ngày Lá thư chưa kịp trao tay In sâu hình bóng biết ngày nào nguôi Đôi ta tạo hoá đôi nơi Một thời đèn sách đã ngồi bên nhau Tháng ngày sao cứ trôi mau Chiều nay gặp lại mái đầu điểm sương Chiến tranh anh đã lên đường Còn em ở lại mái trường vật tư Ai ngờ do bác đưa thư Nỡ quên bỏ sót tâm tư mang sầu Giá như có được nhịp cầu Để anh chung gối, mái đầu cùng em. Mùa thu 2006 154.

<span class='text_page_counter'>(78)</span> năm. năm. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. CỔ TÍCH CHO BỤC GIẢNG Nguyễn Phương Bắc – Giáo viên Bục giảng này bao nhiêu bước chân Thầy đi cả đời mấy lần vòng trái đất Con đường thơ gập ghềnh bằng, trắc Tình tứ quanh co, thầy mải mê tìm. TƯỞNG TƯỢNG......NGÀY GẶP MẶT Nguyễn Phương Bắc – Giáo viên (Kính tặng ngôi trường thân yêu, nhân dịp kỷ niệm tròn 50 tuổi). Bạn có thể tưởng tượng được không ? Niềm vui sướng trào dâng, cái cảm giác bồi hồi trong ngày gặp mặt Của các thế hệ thầy, trò sau 50 năm xa cách Hôm nay, hội ngộ một ngày!. Đường thời gian, đường thời gian ! Cái bục giảng như trong cổ tích Rằng rặc dặm dài tri thức Tuổi trẻ thầy đi chưa hết đã già Non nước thu vào chiếc cặp da Tình yêu đo bằng vầng trán rộng Để mỗi ngày giảng đường dậy sóng Ngón tay thầy đọc sách đã thành chai Và em bước thênh thang trên dường dài Với bao niềm tin và hi vọng Để hướng tới muôn vì sao trong cuộc sống Trên bậc thang của những nếp nhăn thầy.. 155. Sau giây phút ngỡ ngàng là những cái bắt tay Bàn tay nắm lấy bàn tay rất chặt Những kỷ niệm vui buồn ngày xưa...chợt hiện về trong mắt Lại đong đầy trong “kí ức”, nguyên sơ. Cái thuở lấm lem màu mực tím....đến giờ Trong sáng, tinh khôi sao mà yêu đến thế! Còn bao chuyện ngày xưa...bây giờ ta mới kể Ước mơ hôm nào, nguyên vẹn, vẫn trao nhau. Dưới bóng trường xưa....ta nói chuyện năm nào. Chuyện hôm nay và tương lai đất nước Trường tôi đó, vẫn đi lên phía trước Gieo niềm tin ! Gặt những ước mơ hoa !. 156.

<span class='text_page_counter'>(79)</span> năm. năm. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. Lời cảm ơn Kính thưa các quý đại biểu, các thầy giáo, cô giáo, các thế hệ học sinh của trường! Trường THCS Lâm Thao hôm nay thực sự là một ngày hội lớn, ngày hội của năm mươi năm thầy trò, bạn bè hội ngộ, đoàn viên; ngày hội của niềm vui, niềm phấn khởi; ngày hội của những người được trở về với ký ức tuổi thơ; ngày hội chứng kiến lớp trẻ tôn vinh tri ân các thế hệ đi trước và cũng là lúc các bậc đàn anh hoan hỉ, chúc mừng chia sẻ niềm vinh dự với lớp trẻ hôm nay. Thay mặt toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trường THCS Lâm Thao, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các cấp lãnh đạo Sở Nội vụ, sở Giáo dục- ĐT, UBND tỉnh Bắc Ninh, Huyện ủy, UBND Huyện Lương Tài, cán bộ chuyên viên Phòng GD-ĐT huyện Lương Tài đã quan tâm, động viên, tạo điều kiện thuận lợi cho trường THCS Lâm Thao được vinh dự hôm nay. Và hôm nay các đại biểu lại về cùng chia vui với nhân dân Lâm Thao và thầy trò trường chúng tôi. Xin cảm ơn Đảng ủy, HĐND, UBND xã Lâm Thao đã thể hiện vai trò chỉ đạo sát sao, sự chăm lo mọi mặt cho nhà trường đặc biệt công tác chuẩn bị và tổ chức sự kiện trọng đại này. Cảm ơn các ban ngành, đoàn thể trong xã, lãnh đạo các thôn, hội Cha mẹ học sinh, Ban Liên lạc Cựu Học sinh và nhân dân xã Lâm Thao đã hết lòng ủng hộ sự nghiệp giáo dục suốt nửa thế kỷ qua cũng như những tình cảm, sự quan tâm giành cho nhà trường hôm nay. Xin đặc biệt cảm ơn các thế hệ thầy giáo, cô giáo, công nhân viên đã từng công tác tại trường THCS Lâm Thao đã chẳng 157. 158.

<span class='text_page_counter'>(80)</span> năm. năm. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. X©y dùng vμ tr−ëng thμnh. quản đường xa, sức khỏe, tuổi tác đã trở lại trường, mang đến cho thầy trò chúng em niềm hạnh phúc, lòng biết ơn sâu sắc! Xin bày tỏ niềm phấn khởi, tự hào và cảm ơn các thế hệ học sinh của trường đã luôn phát huy truyền thống của quê hương Lâm Thao, luôn giành cho nhà trường những tình cảm tốt đẹp, sự quan tâm sâu sắc về nhiều mặt và hôm nay các anh, các chị, các em lại cùng trở về đây chung vui trong ngày hội của trường mặc dù có người thời gian lưu dấu ấn ở mái trường này không nhiều. Xin chân thành cảm ơn các gia đình, các con em Lâm Thao kể cả đang ở quê và đang công tác xa quê, có cả những người không học ở Lâm Thao, song với tình yêu quê hương, yêu mến mái trường, chăm lo sự nghiệp giáo dục nên đã hết lòng ủng hộ nhà trường trong những năm qua cũng như hiện nay và mai sau. Xin cảm ơn các thầy cô giáo, cán bộ nhân viên và học sinh nhà trường đã tạo cho nhà trường bộ mặt khang trang, không khí rạo rực của ngày hội trường từ nhiều tháng nay và những ngày này đã dồn hết tâm huyết cho sự kiện trọng đại thành công. Xin chân thành cảm ơn các quý đại biểu, các thây cô giáo, các thế hệ học sinh, các phóng viên báo đài…đã mang đến cho lễ kỷ niệm 50 năm thành lập trường THCS Lâm Thao sự thành công tốt đẹp. Xin gửi tới toàn thể quý vị lời kính chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành công! Trân trọng cảm ơn! Vũ Ngọc Hòa. In 500 cuốn, khổ 14.5x20.5cm, Tại Công ty in Hồng Đăng. In xong và nộp lưu chiểu Quý IV năm 2012. 159. 160.

<span class='text_page_counter'>(81)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×