Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

PP Day hoc theo du an phu hop voi Luat Giao duc VN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.82 MB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Đã đăng trên Tạp chí Hoá học và ứng dụng Số chuyên đề 01/2013 Trang 41 -45 ĐẢM BẢO TÍNH PHÙ HỢP VỚI LUẬT GIÁO DỤC TRONG SỰ VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN VÀO GIẢNG DẠY HOÁ HỌC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG. Phạm Hồng Bắc Nhà xuất bản Đại học Sư phạm () Nguyễn Thị Sửu Khoa Hoá học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I. MỞ ĐẦU Cùng với xu thế phát triển chung của nền giáo dục thế giới trong thế kỉ XXI, thế kỉ của trí tuệ sáng tạo, nền giáo dục Việt Nam trong thời gian qua cũng đang chuyển dần từ việc trang bị cho học sinh (HS) nội dung các kiến thức sang phát triển tiềm năng sáng tạo, bồi dưỡng tư duy khoa học, năng lực tự tìm tòi chiếm lĩnh tri thức, năng lực giải quyết vấn đề để thích ứng được với thực tiễn cuộc sống. Tuy vậy, chất lượng giáo dục chung hiện nay của chúng ta vẫn còn thấp; sự đổi mới về nội dung, mục tiêu, phương pháp kiểm tra đánh giá, phương tiện, phương pháp dạy học (PPDH) chưa thật sự đồng bộ. Điều 28.2 Luật Giáo dục cũng quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.” Phương pháp dạy học theo dự án (PPDHTDA) là một trong các PPDH hiện đại, đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu mà nền giáo dục tiên tiến cần có, phù hợp với Điều 28.2 Luật Giáo dục Việt Nam và có thể áp dụng được ở trường phổ thông nước ta. Môn Hoá học là môn học gắn liền với thực nghiệm, có nhiều kiến thức liên môn rất phù hợp với việc áp dụng PPDHTDA vào dạy học ở trường phổ thông, đem lại nhiều kết quả như mong muốn. Để đảm bảo tính phù hợp của PPDHTDA với Điều 28.2 Luật Giáo dục vào giảng dạy Hoá học THPT, chúng tôi đã nghiên cứu cơ sở lí luận của PPDHTDA và tiến hành thực nghiệm vận dụng PPDHTDA trong dạy học môn Hoá học ở một số trường trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn Hà Nội và đánh giá các sản phẩm dự án, quan sát hoạt động, trao đổi với HS và phân tích các phiếu phản hồi của giáo viên (GV) và HS. II. NỘI DUNG 1. Khái niệm về PPDHTDA Là một PPDH, trong đó HS thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có mục tiêu rõ ràng, gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực hành. HS được hướng dẫn để thực hiện các công việc như tự lập kế hoạch, tự triển khai thực hiện kế hoạch, tự đánh giá kết quả. Hình thức làm việc chủ yếu là theo nhóm; kết quả của dự án là những sản phẩm cụ thể, được trình bày rõ ràng, có thể giới thiệu được. 2. Đặc điểm của PPDHTDA PPHTA có những nét đặc thù phù hợp với Điều 28.2 Luật Giáo dục Việt Nam như: – Có tính định hướng thực tiễn: Chủ đề dự án gắn với thực tiễn, kết quả dự án có ý nghĩa thực tiễn – xã hội, liên quan đến nhiều lĩnh vực kiến thức và gắn kiến thức các môn học với những vấn đề của thực tiễn..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> – Định hướng hứng thú của HS: Chủ đề và nội dung của dự án phù hợp với hứng thú của HS. HS tự lựa chọn nội dung, chủ đề và tự đặt ra vấn đề cần tìm hiểu. – Phát huy tính tự lực của HS: HS hoàn toàn chủ động, tích cực và tự lực tham gia vào các giai đoạn của quá trình dạy học như: lập kế hoạch nghiên cứu, tìm kiếm, tổng hợp, xử lí thông tin để giải quyết vấn đề đặt ra. – Định hướng hành động: PPDHTDA mang các vấn đề thực tế vào môi trường lớp học. Khi thực hiện dự án, HS phải kết hợp lí thuyết và thực hành, phải huy động nhiều giác quan. Khi giải quyết vấn đề trong dự án đòi hỏi thực hiện một hệ thống các hoạt động để kết nối các lĩnh vực khác nhau của quá trình học tập. – Định hướng sản phẩm: Sản phẩm của dự án có thể công bố, giới thiệu được. Sản phẩm được trình bày, công bố và đánh giá trong tập thể theo các tiêu chí đã thống nhất. – PPDHTDA có tính phức hợp: Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc môn học khác nhau. Kết quả của dự án sẽ vượt qua ranh giới của mỗi môn học riêng lẻ. – Có sự cộng tác làm việc: Các dự án học tập thường thực hiện theo nhóm. HS tham gia thảo luận với thái độ cởi mở, trao đổi thông tin,… để giải quyết vấn đề và thực hiện đề tài. Qua đó, HS được phát triển về kĩ năng làm việc hợp tác, nang lực xã hội, khả năng giao tiếp. 3. Các bước tiến hành PPDHTDA Thông thường PPDHDA được thực hiện theo 5 bước như sau: – Bước 1: Xây dựng ý tưởng dự án. Quyết định chủ đề. GV tạo điều kiện để HS đề xuất ý tưởng dự án, quyết định chủ đề, xác định mục tiêu dự án, chia nhóm. – Bước 2: Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án. HS lập kế hoạch làm việc, phân công công việc. – Bước 3: Thực hiện dự án. HS làm việc nhóm và cá nhân theo kế hoạch. Kết hợp lí thuyết và thực hành, tạo ra sản phẩm. – Bước 4: Giới thiệu sản phẩm dự án. HS thu thập sản phẩm, giới thiệu, công bố sản phẩm dự án. – Bước 5: Đánh giá. GV và HS đánh giá kết quả và quá trình. Rút ra kinh nghiệm. 4. Nội dung chủ yếu của Điều 28.2 Luật Giáo dục Điều 28.2 Luật Giáo dục như trên đã trích, đặt ra yêu cầu với một phương pháp giáo dục phổ thông không chỉ phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học mà phương pháp đó phải đảm bảo: – Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động học tập của HS. – Bồi dưỡng phương pháp tự học. – Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. – Tác động đến tính cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS. Như vậy, những yêu cầu này đã được thể hiện trong các đặc điểm và quy trình của PPHTDA. 5. Đánh giá sự phù hợp của PPDHTDA với Điều 28.2 Luật Giáo dục thông các tiết học thực nghiệm sư phạm Để đánh giá sự phù hợp của PPDHTDA trong dạy học Hoá học THPT với Điều 28.2 Luật Giáo dục, chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm trên lớp 10T4 gồm 54 HS trường THPT Thăng Long, Hà Nội năm học 2011 – 2012 (tháng 5/2012) do cô giáo Nguyễn Thuý Hằng tiến hành áp dụng PPDHTDA thực hiện các dự án lớn của chương 5 – Nhóm halogen, Hoá học 10 nâng cao. Quá trình triển khai và dạy học dự án diễn ra trong 3 tiết học, 1 tiết học chính khoá và hai tiết tự chọn của chương trình, vào thời điểm HS đã thi xong học kì II của năm học. Việc đánh giá sự phù hợp với Luật.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Giáo dục thông qua các sản phẩm dự án, qua các sổ theo dõi dự án, phiếu phản hồi của HS và các bản đánh giá của GV với HS, các phiếu đánh giá đồng đẳng của các nhóm HS của các nhóm thực nghiệm. 5.1. Tiến trình thực nghiệm * Tiết học chính khóa: – GV giới thiệu phương pháp dạy học dự án cho HS: khái niệm dạy học dự án, các bước tiến hành học theo dự án. Cũng trong tiết học này, GV giới thiệu sơ đồ tư duy, phương pháp và kĩ năng lập sơ đồ tư duy. GV trình chiếu một số sơ đồ tư duy đã có, có thể của môn Hoá học hay các môn học khác để HS thấy tổng thể tính ứng dụng về các sơ đồ tư duy trong học tập. – GV cho HS quan sát một số dự án mẫu như dự án “AgBr và công nghệ điện ảnh” – trường THPT Kiến An, Hải Phòng (2010) và “Dự án tìm hiểu ứng dụng của ozon” – trường THPT Thăng Long, Hà Nội (2011). – GV hướng dẫn HS một vài kĩ năng sử dụng phần mềm Word, PowerPoint, cách xử lí chèn hình ảnh và âm thanh. Hướng dẫn các em cách khai thác thông tin trên mạng Internet. * Tiết học tự chọn 1 GV giới thiệu về các dự án trong chương 5 – Nhóm halogen, Hoá học 10 nâng cao. Từ bộ câu hỏi định hướng về mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ cần đạt, GV đưa ra các gợi ý để HS lựa chọn các dự án nghiên cứu về chất kèm theo các tài liệu gợi ý để HS tham khảo. Từ đó, GV cho HS đề xuất và lựa chọn dự án, đồng thời hướng vào 4 dự án được lựa chọn nhiều nhất. GV chia lớp làm 4 nhóm để cùng tìm hiểu, xây dựng kế hoạch thực hiện dự án. GV cùng HS thảo luận về các tiêu chí đánh giá dự án, phương pháp đánh giá chéo giữa các nhóm và đánh giá HS trong nhóm. Các cách đánh giá này là một trong các cơ sở tính điểm cho kết quả dự án. Các nhóm bầu nhóm trưởng phụ trách các công việc chung của cả nhóm và thư kí làm nhiệm vụ ghi lại quá trình làm việc của nhóm trong Sổ theo dõi dự án. Với chương 5 – Nhóm halogen, lớp H thống nhất các dự án sau: – Nhóm 1: Tìm hiểu về vai trò và ứng dụng của clo trong cuộc sống – Nhóm I love chlorine. – Nhóm 2: Clo và quá trình sản xuất nước sinh hoạt – Nhóm WC. – Nhóm 3: Muối ăn: quá trình khai thác và vai trò đối với cơ thể người – Nhóm Diêm dân. – Nhóm 4: Pháo hoa và KClO3 – Nhóm Fireworks. Kết thúc tiết học tự chọn 1, GV yêu cầu các nhóm thông báo kết quả các buổi họp nhóm và thường xuyên liên lạc để tiện đến giúp đỡ, kiểm tra. GV theo sát quá trình thực hiện dự án, đặc biệt nhắc nhở HS dùng ngôn ngữ hoá học để thể hiện trong các sản phẩm. Các thí nghiệm cũng được tiến hành trong phòng thí nghiệm dưới sự giám sát, tư vấn của GV. GV cũng giúp đỡ HS trong việc mượn tài liệu thư viện hay tham gia phỏng vấn, thậm chí trao đổi giải thích với các phụ huynh ủng hộ cho việc HS thực hiện dự án… * Tiết học tự chọn 2: Báo cáo kết quả - trình bày sản phẩm của dự án GV điều hành các nhóm lên trình bày các sản phẩm dự án, có thể theo bắt thăm thứ tự hoặc xung phong. Sản phẩm các dự án của 4 nhóm được trình bày ở dạng bài trình chiếu như sau: + GV phát phiếu đánh giá cho các nhóm để các nhóm theo dõi sự trình bày của các nhóm bạn và đánh giá theo các tiêu chí đã thống nhất. Các nhóm có thể nêu câu hỏi cho các nhóm trình bày để làm rõ hơn về nội dung, phương pháp tiến hành những kết quả thu được. + GV phát phiếu cho các nhóm trưởng đánh giá mức độ hoạt động của các thành viên trong nhóm mình. GV thu Sổ theo dõi dự án của các nhóm, tổng hợp các phiếu đánh giá của HS và GV để đánh giá định tính và định lượng, đánh giá biểu hiện bên trong và bên ngoài, đánh giá trước, trong và sau khi thực hiện dự án,… rồi cho điểm từng cá nhân..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> + Cuối cùng GV tổng hợp Phiếu điều tra cá nhân của từng HS. Dưới đây là hình ảnh và sản phẩm của các nhóm:. Nhóm 1. Nhóm 2. Nhóm 3. Nhóm 4.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Các phiếu đánh giá chúng tôi đã xử lí bao gồm: Sổ theo dõi dự án: HS đánh giá chéo nhóm:. GV đánh giá định tính:. Bản tổng hợp Nhìn lại quá trình làm dự án của lớp 10T4 Trường THPT Thăng Long.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 5.2. Đánh giá hiệu quả của quá trình áp dụng PPDHTDA trong giảng dạy Hoá học 5.2.1. Đánh giá hiệu quả đối với việc phát huy tính tích cực học tập của HS Qua thu thập các dữ liệu thực nghiệm sư phạm, chúng tôi đánh giá hiệu quả của quá trình học tập dự án đối với việc phát huy tính tích cực, chủ động học tập của HS như sau: Đối tượng thực nghiệm sư phạm là HS chưa từng được học theo PPDHTDA, nhưng khi làm quen với phương pháp học tập này, HS rất hứng thú, tham gia nhiệt tình. Thể hiện thông qua bảng kiểm quan sát của GV: – HS chú ý lắng nghe, tự nguyện tham gia trả lời các câu hỏi do GV đưa ra. – HS tự lựa chọn dự án nghiên cứu dưới sự gợi ý của GV. Các nhóm HS tự đặt các câu hỏi thảo luận xung quanh đề tài mình nghiên cứu từ đó vẽ sơ đồ tư duy và phân công nhiệm vụ cụ thể cho mỗi thành viên. – HS tích cực tìm hiểu các thông tin liên quan tới sản phẩm dự án thông qua sách báo, mạng Internet, hỏi người thân, GV, bạn bè,... Đặc biệt là những HS thường ngày không thích môn Hoá học, khi tham gia làm dự án lại đóng một vai trò vô cùng quan trọng, là những thành viên rất tích cực, đưa ra những ý tưởng sáng tạo. – Mặc dù HS rất bận rộn với các công việc học tập tại trường lớp và học tại các trung tâm bồi dưỡng kiến thức, nhưng các em tham gia các buổi họp nhóm nhiệt tình đầy đủ, đóng góp các ý kiến mang tính xây dựng cho dự án. – Khi tiến hành thực hiện trình bày sản phẩm dự án, các nhóm cũng gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên các em HS trong nhóm đều không nản lòng, tích cực suy nghĩ tìm ra các phương án khắc phục khó khăn, hoàn thành dự án và có phương án trình bày sản phẩm một cách tối ưu. – Các nhóm tích cực tìm hiểu về PowerPoint để bản báo cáo được đẹp và thể hiện đầy đủ nội dung cần thiết. Sơ đồ tư duy cũng là công việc mới mẻ các em chưa từng làm, nhưng sau khi tìm hiểu cũng đã thể hiện rất đẹp và khoa học, sáng tạo. – Khi một nhóm lên báo cáo sản phẩm của dự án, các em HS đều sôi nổi đưa ra các câu hỏi chất vấn xung quanh những kiến thức mà các em còn chưa hiểu rõ. Thậm chí khi thuyết trình viên trả lời còn thiếu, các thành viên khác tự xin đứng dậy bổ sung cho câu trả lời của bạn. Trong các giờ ra chơi, các nhóm thường tranh thủ thảo luận, trao đổi về tiến độ công việc được giao. Các em mạnh dạn nêu lên những thắc mắc khi chưa được giải thích thỏa đáng. Không khí lớp học lúc nào cũng thấy sôi nổi hào hứng. Sau tiết báo cáo, có nhóm vẫn tranh thủ hỏi ý kiến nhận xét của GV về nội dung cũng như hình thức của bài báo cáo. 5.2.2. Đánh giá hiệu quả đối với việc phát huy năng lực sáng tạo của HS trong học tập Trên cơ sở các tiêu chí đánh giá năng lực sáng tạo của HS trong học tập, chúng tôi đánh giá hiệu quả của quá trình học tập theo dự án thông qua qua trình làm việc, thảo luận nhóm, qua phản hồi của.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> HS, qua dữ liệu thực nghiệm, qua sổ theo dõi dự án và đặc biệt là qua sản phẩm cuối cùng của các nhóm (tức trước, trong và sau khi tiến hành dự án). Chúng tôi có những nhận xét sau: – Trong qua trình thảo luận nhóm, các em đưa ra nhiều ý tưởng sáng tạo, đưa ra các giải pháp, công cụ mới đến thực hiện dự án (Có nhóm muốn đóng kịch và quay clip, có nhóm làm trình chiếu). Phần sơ đồ tư duy còn sơ sài do lần đầu tiên làm dự án và thời gian thực hiện dự án không nhiều (chỉ 1 nhóm có sơ đồ tư duy vẽ đẹp, còn 3 nhóm chỉ có sơ đồ ở dạng tối thiểu: đủ, đúng tuy đã biết trang trí bằng màu sắc).. – Trong việc trình bày PowerPoint, HS cũng thể hiện một sự sáng tạo cao, đa số các nhóm không lấy nền có sẵn trong máy, mà lấy các hình nền trên mạng, chèn thêm các hình ảnh, thể hiện nét riêng độc đáo của nhóm mình có liên quan trực tiếp tới nội dung đề tài. Các nhóm (2/4 nhóm) đều muốn quay clip giới thiệu về nhóm và dự án của nhóm song thời gian thực hiện chưa cho phép và chưa có hoặc chưa sử dụng thành thạo máy quay nên đều hứa sẽ khắc phục với các dự án trong hè và dự án lớp 11.. – Có nhóm tuy không đưa clip nhóm nhưng một số hình ảnh trong quá trình làm thực nghiệm cũng trở thành tư liệu, gắn liền với cách đặt câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong Hoá học để làm khuấy động sự chú ý của cả lớp rất thú vị:.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> – Trong trình bày, có nhóm thực hiện cả thí nghiệm đơn giản trực tiếp tiến hành tại chỗ (thí nghiệm thử chất lượng trứng trong nước muối), có nhóm quay video thí nghiệm ngoài trời hoặc trong phòng thí nghiệm trước đó có sự giám sát và tư vấn của GV dạy Hoá học (phản ứng nổ của KClO 3). Có nhóm đưa các mẫu vật thật rất quen thuộc nhưng lại gây sự hào hứng, ngạc nhiên cho cả lớp (búp bê nhựa, nước tẩy Gia–ven, ống nhựa,...). – Có nhóm cử 2 thuyết trình viên là nam – nữ, có cả bảng phân vai, kịch bản rõ ràng, để bổ sung lời thoại và tung – hứng rất hợp lí. Có nhóm chỉ một thuyết trình viên để thể hiện sự tự tin trong trình bày và trả lời. Việc thuyết trình cũng được lựa chọn việc đưa toàn bộ nội dung vào trình chiếu, với việc chỉ đưa một phần nội dung có tính chất cốt lõi và thuyết trình viên nói bên ngoài trang trình chiếu cũng là một sự sáng tạo và thể hiện sự tự tin vào kiến thức và kĩ năng thuyết trình của thuyết trình viên (tuy mới chỉ ở dạng mô tả, tường thuật). 5/48HS (10,42%) HS cho thấy nâng cao khả năng thuyết trình. 5.2.3. Đánh giá hiệu quả đối với công tác bồi dưỡng phương pháp tự học Theo phiếu tổng hợp quá trình nhìn lại dự án, mục 2, có 14/48 (29,17%) HS nêu đích danh kết quả học được kĩ năng tư duy độc lập, hoạt động cá nhân; 27/48 (56,25%) HS biết tìm kiếm, chọn lọc dữ liệu, xử lí thông tin; 16/48 HS (33,33%) cho biết đã tích cực học hỏi, tự giác hoàn thành công việc và có trách nhiệm,... Các kết quả trên cho thấy trong quá trình thực hiện dự án, các HS đều tích cực, tự giác hoàn thành ít nhất là phần việc được phân công và đóng góp vào phần báo cáo chung của cả nhóm. Trong các phần việc được giao, có thể chia thành 4 nhóm việc chính: (1) thực hiện sơ đồ tư duy; (2) tìm kiếm và xử lí thông tin cá nhân; (3) tổng hợp thông tin (nhóm trưởng) và (4) thao tác trình bày sản phẩm. Các phần việc này thường không là các hoạt động quen thuộc hàng ngày của HS nên thực sự là những thách thức cho mỗi HS. Sơ đồ tư duy có liên quan tới phần mềm Mindmaps, việc trình bày liên quan tới công nghệ thông tin, chủ yếu là PowerPoint buộc HS phải tìm tòi, học hỏi kiến thức tin học. Việc tìm kiếm thông tin, ví dụ tìm cấu tạo của quả pháo hoa, cơ chế phát nổ pháo hoa,... không có trong các tạp chí thường gặp và không thấy cụ thể ở Internet tiếng Việt buộc HS phải tìm kiếm từ khoá bằng tiếng Anh và dịch sang tiếng Việt,... hoặc quá nhiều thông tin, thậm chí trái ngược nhau cũng gây khó khăn cho HS để lựa chọn,... Đó chính là cách PPDHTDA khéo léo buộc HS tự học, tự bồi dưỡng một cách chủ động mà không khiên cưỡng. 5.2.4. Đánh giá hiệu quả đối với việc tác động đến tình cảm, hứng thú học tập của HS Hiệu quả đối với hứng thú học tập của HS biểu hiện qua kết quả học tập như sau: Do các dự án được tiến hành cuối học kì II nên việc tiến hành làm bài kiểm tra kiến thức không thực hiện được, nhưng qua phần trình bày và trả lời chất vấn và qua phiếu điều tra cho thấy HS nắm vững được các kiến thức có liên quan tới nội dung đề tài của nhóm. Phần hỏi trong khi chất vấn các nhóm khác cũng thể hiện độ sâu kiến thức và thể hiện được sự học hỏi về kiến thức và một số kĩ năng khác đi kèm (kĩ.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> thuật xử lí hình ảnh, âm thanh, cách khai thác kiến thức từ mạng,...) của HS: 48/48 HS (100%) cho biết đã hiểu biết về nội dung kiến thức có liên quan tới dự án. Tỉ lệ hài lòng về kết quả dự án như sau: Chưa hài lòng 2%; Hài lòng 10%; Hài lòng, vì nhóm đã làm việc và cố gắng hết mình 35%; Hài lòng, do kết quả sản phẩm dự án tốt, tăng vốn kiến thức 38%; Tương đối hài lòng, vì vẫn còn một số sai sót không như ý 15%. Phiếu hỏi cho biết mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm rất tốt, đoàn kết (45,83%), hoà đồng thân thiện (18,75%),... cho thấy mức độ thích dự án như sau:. Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Kết quả Tỉ lệ Rất thích 6 3 2 11 23% Thích 8 9 11 5 33 69% Bình thường 2 2 4 8% Không thích Rất không thích Tổng: 14 12 13 9 48 Như vậy, tuy còn nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện dự án của cả GV và HS, nhưng kết quả thu được từ các dự án đem lại rất nhiều hứng khởi cho cả GV và HS, như một luồng sinh khí mới làm sống động hơn các bài học quen thuộc, khiến HS hứng thú hơn với việc học tập. III. KẾT LUẬN Theo Điều 28.2 Luật Giáo dục, đổi mới PPDH ở trường phổ thông được diễn ra theo bốn hướng chủ yếu là: phát huy tính tích cực, chủ động học tập của HS; bồi dưỡng phương pháp tự học; tác động tới tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS và rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Qua thực nghiệm tiến hành ở trường THPT áp dụng giảng dạy PPDHTDA môn Hoá học cho thấy PPDHTDA đã đảm bảo được tính phù hợp với Luật Giáo dục và tình hình dạy học của trường phổ thông hiện nay, đem lại hiệu quả rất tốt, góp phần đổi mới PPDH của nền giáo dục Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Văn Cường, Dạy học project hay dạy học theo dự án, Thông báo khoa học số 3/1997. 2. Trần Việt Cường, Đôi nét về phương pháp dạy học theo dự án, Tạp chí Giáo dục số 207/2008. 3. Từ Văn Mặc, Trần Thị Ái (biên dịch) (1997), Chìa khoá vàng hoá học, NXB Lao động và xã hội. 4. Nguyễn Thị Sửu, Đào Thị Việt Anh, Nguyễn Thị Minh Châu, Nguyễn Thị Thiên Nga (2010), Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn hóa học lớp 10, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. 5. Nguyễn Thị Sửu, Lê Văn Năm (2009), Phương pháp dạy học hóa học – Học phần phương pháp dạy học hóa học 2, NXB Khoa học và Kĩ thuật, Hà Nội. 6. Đỗ Hương Trà (2011), Các kiểu tổ chức dạy học hiện đại trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm. 7. Lê Xuân Trọng (tổng chủ biên), Nguyễn Hữu Đĩnh (chủ biên), Lê Chí Kiên, Lê Mậu Quyền: Hoá học 10 nâng cao, NXBGD. 2007. 8. Lê Xuân Trọng, Trần Quốc Đắc, Phạm Tuấn Hùng, Đoàn Việt Nga (2006), Sách giáo viên Hóa học 10 nâng cao, NXB Giáo dục, Hà Nội. 9. Procofiep M.A, Trifonop D.N, Vaxiliep IU.V, Zoolotop IU.A, Malakhova Z.A, Nicolaep L.A, Potapop V.M, Khelemendich V.X, Xvetcôp L.A, Svachkin IU.P, Scondin V.V, Epstein D.A (1990), Từ điển bách khoa nhà hoá học trẻ tuổi, NXB Giáo dục Hà Nội – NXB Mir Maxcơva. 10. Luật Giáo dục (2005), NXB Chính trị quốc gia..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Các trang web: http://www. mspil.net.vn/ ABSTRACT THE SUITABILITY WITH THE LAW OF EDUCATION OF PROJECT BASED–LEARNING IN TEACHING CHEMISTRY FOR HIGH SCHOOL STUDENTS The project based–learning is one of the student–centered approaches. Applying this approach in Vietnam has been carrying out some years recently in many subjects. In this article, we mention to the adaptability of this method in teaching Chemistry for high school students with the Law of Education, Article 28.2. The project based–learning improves students’ many good capabilities as creativity, the sense of initiative, self–studying; making interest in study and trainning skills in practice,… The results of experiment shows that we can use this technique for renewing teaching methods in Vietnam..

<span class='text_page_counter'>(11)</span>

×