Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Nghiên cứu đặc điểm lâm học của trạng thái rừng IIA và IIB thuộc rừng kín thường xanh hơi ẩm nhiệt đới tại ban quản lý rừng phòng hộ tỉnh bà rịa vũng tàu​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

LÊ TRUNG KIÊN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA TRẠNG THÁI
RỪNG IIA VÀ IIB THUỘC RỪNG KÍN THƯỜNG XANH
HƠI ẨM NHIỆT ĐỚI TẠI BAN QL RPH
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

CHUYÊN NGÀNH LÂM HOC
MÃ NGÀNH: 60.62.60

LUẬN VĂN THẠC SỸ LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN VĂN THÊM

Đồng Nai, 2019


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên Lê Trung Kiên xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tơi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.


Lê Trung Kiên


iii

CẢM TẠ
Luận văn này được hồn thành theo chương trình đào tạo Thạc sĩ lâm học,
khóa 2016 - 2018 của Trường Đại học Lâm Nghiệp.
Trong quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp, tác giả đã nhận được sự
quan tâm, giúp đỡ và tạo những điều kiện thuận lợi của Ban Giám Hiệu, Phòng sau
đại học và Thầy – Cô Khoa lâm nghiệp. Nhân dịp này, tác giả bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc trước sự quan tâm và giúp đỡ qúy báu đó.
Luận văn này được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Nguyễn Văn
Thêm, Bộ môn lâm sinh – Khoa lâm nghiệp - Trường Đại học Nơng Lâm Tp. Hồ
Chí Minh. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với sự chỉ dẫn chân tình của
thầy hướng dẫn.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc và tập thể viên chức của Ban
Quản lý Rừng Phòng hộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, là đơn vị nơi tôi đang công tác đã
tạo điều kiện về thời gian hỗ trợ tôi trong khi tham gia chương trình học này.
Trong quá trình làm luận văn, tác giả còn nhận được sự giúp đỡ của Ba, Mẹ,
vợ con và các anh chị em trong gia đình, các bạn trong cùng khóa học. Tác giả xin
chân thành cảm ơn và ghi nhớ sự giúp đỡ quý báu đó.
Đồng Nai, tháng 11 năm 2018

Lê Trung Kiên


iv

TÓM TẮT


Đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm học của trạng thái rừng IIA và IIB thuộc
rừng kín thường xanh hơi ẩm nhiệt đới tại Ban Quản lý Rừng phòng hộ tỉnh Bà Rịa
– Vũng Tàu”, địa điểm nghiên cứu đặt tại khu vực Núi Minh Đạm thuộc tỉnh Bà Rịa
– Vũng Tàu. Thời gian nghiên cứu từ tháng 7/2018 – 11/2018. Mục tiêu của đề tài
là xác định những đặc điểm lâm học đối với trạng thái rừng IIA và IIB để làm cơ sở
khoa học cho quản lý rừng và những phương thức lâm sinh. Địa điểm nghiên cứu
được đặt tại khu vực núi Minh Đạm. Số liệu thu thập bao gồm 6 ơ tiêu chuẩn điển
hình với kích thước 0,20 ha và 30 ơ dạng bản với kích thước 16 m2. Số liệu được xử
lý theo phương pháp phân tích quần xã thực vật.
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng tổng số loài cây gỗ bắt gặp trong hai trạng
thái rừng này là 52 loài thuộc 43 chi và 29 họ. Số họ và số loài cây gỗ bắt gặp ở
trạng thái rừng IIA (51 loài thuộc 32 họ) cao hơn so với trạng thái rừng IIB (49 loài
thuộc 27 họ). Giữa hai trạng thái rừng này có sự tương đồng rất cao về họ và loài
cây gỗ. Phân bố N/D đối với trạng thái rừng IIA và trạng thái rừng IIB đều có dạng
phân bố giảm. Phân bố N/H của hai trạng thái rừng này có dạng phân bố một đỉnh
lệch trái; trong đó số cây tập trung nhiều nhất ở cấp H = 8 m. Chỉ số hỗn giao ở
trạng thái rừng IIA và IIB tương ứng là 0,19 và 0,20. Chỉ số cấu trúc quần thụ ở
trạng thái rừng IIA (SCI = 0,9) thấp hơn so với trạng thái rừng IIB (SCI = 1,6). Chỉ
số cạnh tranh tán ở trạng thái rừng IIA (0,739) thấp hơn so với trang thái rừng IIB
(0,932). Mật độ cây tái sinh của trạng thái rừng IIA(3.667 cây/ha) cao hơn so với
trạng thái rừng IIB (3.208 cây/ha). Phần lớn cây tái sinh chỉ tồn tại ở cấp H < 100
cm. Thành phần cây tái sinh có sự tương đồng rất cao với thành phần cây trưởng
thành. Đa dạng loài cây gỗ ở trạng thái rừng IIA (2,87) thấp hơn so với trạng thái
rừng IIB (2,99).


v

ABSTRACT

The thesis “Study on the silvicultural characteristics of IIA and IIB states in
tropical evergreen tropical moist forest at Ba Ria - Vung Tau Protection Forest
Management Board” research site located in Minh Dam mountain area in Ba Ria Vung Tau province. Study time is from 7/2018 - 11/2018. The objective of this
reserch is to identify the silvicultrural characteristics of IIA and IIB states to provide
a scientific basis for forest management and silvicultural system. The site is located
at Minh Dam mountain area. Data collected included 6 sampled plots with the size
of 0.20 ha and 30 subplots with the size of 16 m2. The data were analyzed using the
tree community analysis methods.
The results show that the total number of species found in these two forest
states is 52 species belonging to 43 genera of 29 families. The number of families
and species found in IIA forest status (51 species belonging to 32 families) is higher
than that of IIB forest status (49 species belonging to 27 families). Between these
two forest states there is a very high similarity for the tree species. The distribution
of N/D to forest status IIA and forest status IIB are in the form of decreasing
distribution. The N/H distribution of these two forest states is in the form of a left
apex distribution. The highest concentration of trees at H class is 8 m. The mixed
index in forest status IIA and IIB are respectively 0.19 and 0.20. The stand structure
index in forest status IIA (SCI = 0.9) was lower than forest status IIB (SCI = 1.6).
The crown competition index in forest status IIA (0.739) is lower than forest status
IIB (0.932). The regeneration density of forest status IIA (3,667 trees/ha) was
higher than forest status IIB (3,208 trees/ha). Most regenerated trees exist only at H
<100 cm. The composition of regenerated trees is very similar to the composition of
mature trees. Diversity of timber species in forest status IIA (2.87) is lower than
forest status IIB (2.99).


vi

MỤC LỤC
LÝ LỊCH CÁ NHÂN .................................................................................................. i

LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... ii
CẢM TẠ ................................................................................................................... iii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iv
ABSTRACT ................................................................................................................v
MỤC LỤC ................................................................................................................. vi
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT........................................................................................ ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................x
DANH SÁCH CÁC HÌNH ..................................................................................... xiv
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN ...........................................................................................2
1.1. Phạm vi nghiên cứu trong lâm học ......................................................................2
1.2. Phương pháp phân tích quần xã thực vật .............................................................2
1.2.1. Phân tích kết cấu lồi cây gỗ .............................................................................2
1.2.2. Phân tích cấu trúc rừng .....................................................................................3
1.2.3. Phân tích đa dạng lồi cây gỗ............................................................................3
1.3. Phương pháp thu mẫu trong nghiên cứu lâm học ................................................4
1.4. Một số nghiên cứu về rừng ở miền Đông Nam Bộ ..............................................5
1.5. Thảo luận ..............................................................................................................5
Chương 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU .............................7
2.1. Vị trí địa lý ...........................................................................................................7
2.2. Khí hậu – thủy văn ...............................................................................................7
2.3. Địa hình và thổ nhưỡng ........................................................................................8
2.4. Tài nguyên rừng ...................................................................................................9
Chương 3 ...................................................................................................................10
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG ...............................................10


vii


VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................10
3.1. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................10
3.1.1. Mục tiêu tổng quát ..........................................................................................10
3.1.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................10
3.2. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................10
3.3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................10
3.4. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................10
3.5. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................11
3.5.1. Phương pháp luận............................................................................................11
3.5.2. Phương pháp thu thập số liệu ..........................................................................11
3.5.3. Phương pháp phân tích số liệu ........................................................................14
3.5.4. Cơng cụ xử lý số liệu ......................................................................................19
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................20
4.1. Kết cấu họ và loài cây gỗ đối với hai trạng thái rừng IIA và IIB ......................20
4.1.1. Kết cấu họ và loài cây gỗ đối với trạng thái rừng IIA ....................................20
4.1.2. Kết cấu họ và loài cây gỗ đối với trạng thái rừng IIB.....................................26
4.2. Cấu trúc quần thụ đối với hai trạng thái rừng IIA và IIB ..................................33
4.2.1. Kết cấu mật độ, tiết diện ngang và trữ lượng theo nhóm đường kính ............33
4.2.2. Kết cấu mật độ, tiết diện ngang và trữ lượng theo lớp chiều cao ...................36
4.2.3. Phân bố số cây theo cấp đường kính ...............................................................38
4.2.4. Phân bố số cây theo cấp chiều cao ..................................................................50
4.2.5. Phân bố số lồi cây gỗ theo lớp chiều cao ......................................................58
4.2.6. Tính phức tạp về cấu trúc đối với trạng thái rừng IIA và IIB .........................60
4.3. Chỉ số cạnh tranh tán trong trạng thái rừng IIA và IIB ......................................61
4.3.1. Xây dựng hàm ước lượng đường kính tán cây gỗ...........................................61
4.3.2. Xây dựng những hàm ước lượng chỉ số cạnh tranh tán theo cấp H ................62
4.3.3. Chỉ số cạnh tranh tán theo các cấp chiều cao ..................................................63
4.3.4. Chỉ số cạnh tranh tán đối với những loài cây gỗ.............................................66
4.4. Đặc điểm tái sinh tự nhiên đối với trạng thái rừng IIA và IIB...........................68



viii

4.4.1. Đặc điểm tái sinh tự nhiên đối với trạng thái rừng IIA ...................................68
4.4.2. Đặc điểm tái sinh tự nhiên đối với trạng thái rừng IIB ...................................71
4.4.3. So sánh tái sinh tự nhiên đối với hai trạng thái rừng ......................................75
4.5. Đa dạng loài cây gỗ đối với trạng thái rừng IIA và IIB .....................................77
4.6. Thảo luận ............................................................................................................79
4.6.1. Kết cấu loài cây gỗ ..........................................................................................79
4.6.2. Cấu trúc quần thụ ............................................................................................79
4.6.3. Tái sinh tự nhiên đối với hai trạng thái rừng...................................................80
4.6.4. Đa dạng loài cây gỗ .........................................................................................81
4.6.5. Đề xuất áp dụng kết quả nghiên cứu ...............................................................81
Chương 5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................83
5.1. Kết luận ..............................................................................................................83
2. Tồn tại ...................................................................................................................83
3. Kiến nghị ...............................................................................................................84
TÀI LIỆU THAM KHẢO


ix

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Tên gọi đầy đủ

CCI


Chỉ số cạnh tranh tán.

CV%

Hệ số biến động

D (cm)

Đường kính thân cây ngang ngực.

DT (m)

Đường kính tán cây.

H (m)

Chiều cao vút ngọn

g và G (m2)

Tiết diện ngang thân cây và quần thụ

IVI%

Chỉ số giá trị quan trọng của loài cây gỗ

LT (m)

Chiều dài tán cây


MAE

Sai số tuyệt đối trung bình (Mean Absolute Error)

MAPE (%)

Sai số tuyệt đối trung bình theo phần trăm (Mean Absolute
Percent Error)

M (m3/ha)

Trữ lượng gỗ thân cây/ha

N (cây/ha)

Mật độ cây gỗ

S2

Phương sai

S

Sai tiêu chuẩn

Se

Sai số chuẩn của số trung bình/ước lượng


ST (m2)

Diện tích tán cây.

SSR

Tổng bình phương sai lệch (Sum of Square Residuals)

V (m3)

Thể tích thân cây và lâm phần


x

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Kết cấu họ cây gỗ đối với trạng thái rừng IIA trong rừng kín thường xanh
ẩm nhiệt đới tại khu vực nghiên cứu. Đơn vị: 1,0 ha. ...............................................20
Bảng 4.2. Kết cấu loài cây gỗ đối với trạng thái rừng IIA thuộc rừng kín thường
xanh ẩm nhiệt đới tại khu vực nghiên cứu. Đơn vị: 1,0 ha. ......................................22
Bảng 4.3. Kết cấu loài cây gỗ đối với trạng thái rừng IIA trên ô tiêu chuẩn 1. Đơn vị
tính: 1 ha. ...................................................................................................................23
Bảng 4.4. Kết cấu lồi cây gỗ đối với trạng thái rừng IIA trên ô tiêu chuẩn 2. Đơn vị
tính: 1 ha. ...................................................................................................................24
Bảng 4.5. Kết cấu lồi cây gỗ đối với trạng thái rừng IIA trên ô tiêu chuẩn 3. Đơn vị
tính: 1 ha. ...................................................................................................................25
Bảng 4.6. Kết cấu họ cây gỗ đối với trạng thái rừng IIB trong rừng kín thường xanh
ẩm nhiệt đới tại khu vực nghiên cứu. Đơn vị: 1,0 ha. ...............................................27
Bảng 4.7. Kết cấu loài cây gỗ đối với trạng thái rừng IIB thuộc rừng kín thường
xanh ẩm nhiệt đới tại khu vực nghiên cứu. Đơn vị: 1,0 ha. ......................................29

Bảng 4.8. Kết cấu loài cây gỗ đối với trạng thái rừng IIB trên ô tiêu chuẩn 4. Đơn vị
tính: 1 ha. ...................................................................................................................30
Bảng 4.9. Kết cấu loài cây gỗ đối với trạng thái rừng IIB trên ơ tiêu chuẩn 5. Đơn vị
tính: 1 ha. ...................................................................................................................31
Bảng 4.10. Kết cấu loài cây gỗ đối với trạng thái rừng IIB trên ơ tiêu chuẩn 6. Đơn
vị tính: 1 ha. ...............................................................................................................32
Bảng 4.11. Mật độ, tiết diện ngang và trữ lượng gỗ theo nhóm đường kính đối với
trạng thái rừng IIA. Đơn vị tính: 1,0 ha. ...................................................................34
Bảng 4.12. Mật độ, tiết diện ngang và trữ lượng gỗ theo nhóm đường kính đối với
trạng thái rừng IIB. Đơn vị tính: 1,0 ha. ...................................................................35
Bảng 4.13. Mật độ, tiết diện ngang và trữ lượng gỗ theo lớp chiều cao đối với trạng
thái rừng IIA. Đơn vị tính: 1,0 ha. ............................................................................37
Bảng 4.14. Mật độ, tiết diện ngang và trữ lượng gỗ theo lớp chiều cao đối với trạng
thái rừng IIB. Đơn vị tính: 1,0 ha. .............................................................................37


xi

Bảng 4.15. Đặc trưng thống kê đường kính đối với trạng thái rừng IIA và trạng thái
rừng IIB. Đơn vị tính: 0,20 ha. ..................................................................................39
Bảng 4.16. Phân bố N/D thực nghiệm đối với trạng thái rừng IIA và trạng thái rừng
IIB. Đơn vị tính 1,0 ha. .............................................................................................40
Bảng 4.17. So sánh sai lệch của hàm phân bố mũ và hàm phân bố Beta để làm phù
hợp với phân bố N/D đối với trạng thái rừng IIA. ....................................................42
Bảng 4.18. So sánh sai lệch của hàm phân bố mũ và hàm phân bố Beta để làm phù
hợp với phân bố N/D đối với trạng thái rừng IIB. ....................................................43
Bảng 4.19. Những hàm phân bố N/D đối với trạng thái rừng IIA và trạng thái rừng
IIB. Đơn vị tính 1,0 ha. .............................................................................................45
Bảng 4.20. Phân bố số cây theo cấp đường kính đối với trạng thái rừng IIA. Đơn vị
tính: 1,0 ha. ................................................................................................................46

Bảng 4.21. Phân bố số cây theo cấp đường kính đối với trạng thái rừng IIB. Đơn vị
tính: 1,0 ha. ................................................................................................................47
Bảng 4.22. Phân bố số cây của họ Sao Dầu trong trạng thái rừng IIA theo cấp đường
kính. Đơn vị tính: 1,0 ha. ..........................................................................................48
Bảng 4.23. Phân bố số cây của họ Sao Dầu trong trạng thái rừng IIB theo cấp đường
kính. Đơn vị tính: 1,0 ha. ..........................................................................................49
Bảng 4.24. Đặc trưng thống kê phân bố chiều cao đối với trạng thái rừng IIA và
trạng thái rừng IIB. Đơn vị tính: 0,20 ha. ..................................................................51
Bảng 4.25. Phân bố N/H thực nghiệm đối với trạng thái rừng IIA và trạng thái rừng
IIB. Đơn vị tính 1,0 ha. .............................................................................................51
Bảng 4.26. Những hàm phân bố N/H đối với trạng thái rừng IIA và trạng thái rừng
IIB. Đơn vị tính 1,0 ha. .............................................................................................53
Bảng 4.27. Ước lượng phân bố số cây theo cấp chiều cao đối với trạng thái rừng IIA.
Đơn vị tính: 1,0 ha.....................................................................................................54
Bảng 4.28. Ước lượng phân bố số cây theo cấp chiều cao đối với trạng thái rừng IIB.
Đơn vị tính: 1,0 ha.....................................................................................................55


xii

Bảng 4.29. Phân bố số cây của họ Sao Dầu trong trạng thái rừng IIA theo cấp chiều
cao. Đơn vị tính: 1,0 ha. ............................................................................................56
Bảng 4.30. Phân bố số cây của họ Sao Dầu trong trạng thái rừng IIB theo cấp chiều
cao. Đơn vị tính: 1,0 ha. ............................................................................................57
Bảng 4.31. Phân bố số loài cây gỗ theo các lớp H đối với trạng thái rừng IIA và
trạng thái rừng IIB. Số liệu tổng hợp từ 3 ô tiêu chuẩn 0,20 ha. ..............................58
Bảng 4.32. Hệ số tương đồng về loài cây gỗ giữa các lớp H đối với trạng thái rừng
IIA. Đơn vị tính: 0,20 ha. ..........................................................................................59
Bảng 4.33. Hệ số tương đồng về loài cây gỗ giữa các lớp H đối với trạng thái rừng
IIB. Đơn vị tính: 0,20 ha. ..........................................................................................59

Bảng 4.34. Chỉ số hỗn giao đối với trạng thái rừng IIA và trạng thái rừng IIB. Đơn
vị tính: 0,20 ha. ..........................................................................................................60
Bảng 4.35. Chỉ số phức tạp về cấu trúc đối với trạng thái rừng IIA và trạng thái
rừng IIB. Diện tích ơ mẫu: 0,20 ha. ..........................................................................61
Bảng 4.36. Những hàm ước lượng chỉ cạnh tranh tán theo cấp chiều cao dựa theo
hai biến N và H đối với trạng thái rừng IIA và trạng thái rừng IIB. Đơn vị tính: 1,0
ha. ..............................................................................................................................63
Bảng 4.37. Chỉ số cạnh tranh tán theo cấp chiều cao đối với trạng thái rừng IIA.
Đơn vị tính: 1,0 ha.....................................................................................................64
Bảng 4.38. Chỉ số cạnh tranh tán theo cấp chiều cao đối với trạng thái rừng IIB.
Đơn vị tính: 1,0 ha.....................................................................................................65
Bảng 4.39. Chỉ số cạnh tranh tán đối với những loài cây gỗ trong trạng thái rừng
IIA. Đơn vị tính: 1,0 ha. ............................................................................................67
Bảng 4.40. Chỉ số cạnh tranh tán đối với những lồi cây gỗ trong trạng thái rừng
IIB. Đơn vị tính: 1,0 ha. ............................................................................................67
Bảng 4.41. Kết cấu loài cây tái sinh tự nhiên đối với trạng thái rừng IIA. ...............68
Bảng 4.42. Phân bố cây tái sinh theo cấp H đối với trạng thái rừng IIA. .................69
Bảng 4.43. Nguồn gốc cây tái sinh dưới tán trạng thái rừng IIA. .............................70
Bảng 4.44. Chất lượng cây tái sinh đối với trạng thái rừng IIA. ..............................71


xiii

4.4.2.1. Kết cấu loài cây tái sinh ...............................................................................71
Bảng 4.45. Kết cấu loài cây tái sinh tự nhiên đối với trạng thái rừng IIB. ...............72
Bảng 4.46. Phân bố cây tái sinh theo cấp H đối với trạng thái rừng IIB. .................73
Bảng 4.47. Nguồn gốc cây tái sinh dưới tán trạng thái rừng IIB. .............................74
Bảng 4.48. Chất lượng cây tái sinh đối với trạng thái rừng IIB................................75
Bảng 4.49. Phân bố N/H đối với cây tái sinh dưới tán trạng thái rừng IIA và trạng
thái rừng IIB. Đơn vị tính: 1 ha. ................................................................................76

Bảng 4.50. Nguồn gốc cây tái sinh đối với trạng thái rừng IIA và trạng thái rừng
IIB. Đơn vị tính: 1 ha. ...............................................................................................76
Bảng 4.51. Chất lượng cây tái sinh đối với trạng thái rừng IIA và trạng thái rừng
IIB. Đơn vị tính: 1 ha. ...............................................................................................76
Bảng 4.52. Những chỉ số đa dạng loài cây gỗ đối với trạng thái rừng IIA. Đơn vị
tính: 0,25 ha. ..............................................................................................................77
Bảng 4.53. Những chỉ số đa dạng loài cây gỗ đối với trạng thái rừng IIB. Đơn vị
tính: 0,25 ha. ..............................................................................................................78


xiv

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 3.1. Sơ đồ các bước phân tích đặc điểm của hai trạng thái rừng. ....................12
Hình 3.2. Sơ đồ bố trí ơ dạng bản để xác định tái sinh của hai trạng thái rừng trên ô
tiêu chuẩn. .................................................................................................................13
Hình 4.1. Biểu đồ mơ tả kết cấu họ cây gỗ đối với trạng thái rừng IIA thuộc rừng
kín thường xanh ẩm nhiệt đới tại khu vực núi Minh Đạm. .......................................21
Hình 4.2. Biểu đồ mơ tả kết cấu lồi cây gỗ đối với trạng thái rừng IIA thuộc rừng
kín thường xanh ẩm nhiệt đới tại khu vực núi Minh Đạm. .......................................22
Hình 4.3. Biểu đồ mơ tả kết cấu họ cây gỗ đối với trạng thái rừng IIB thuộc rừng
kín thường xanh ẩm nhiệt đới tại khu vực núi Minh Đạm. .......................................28
Hình 4.4. Biểu đồ mơ tả kết cấu lồi cây gỗ đối với trạng thái rừng IIB thuộc rừng
kín thường xanh ẩm nhiệt đới tại khu vực núi Minh Đạm. .......................................29
Hình 4.5. Phân bố N/D thực nghiệm đối với trạng thái rừng IIA. . ..........................40
Hình 4.6. Phân bố N/D thực nghiệm đối với trạng thái rừng IIB. . ..........................41
Hình 4.7. Đồ thị biểu diễn phân bố N/D đối với trạng thái IIA được làm phù hợp với
hàm phân bố mũ và phân bố Beta. ............................................................................44
Hình 4.8. Đồ thị biểu diễn phân bố N/D đối với trạng thái rừng IIB được làm phù
hợp với hàm phân bố mũ và phân bố Beta. ...............................................................44

Hình 4.9. Đồ thị biểu diễn phân bố N/D đối với trạng thái rừng IIA được làm phù
hợp với hàm phân bố mũ. ..........................................................................................45
Hình 4.10. Đồ thị biểu diễn phân bố N/D đối với trạng thái rừng IIB được làm phù
hợp với hàm phân bố mũ. ..........................................................................................46
Hình 4.11. Biểu đồ biểu thị phân bố tỷ lệ số cây của họ Sao Dầu theo cấp đường
kính trong trạng thái rừng IIA. ..................................................................................49
Hình 4.12. Biểu đồ biểu thị phân bố tỷ lệ số cây của họ Sao Dầu theo cấp đường
kính trong trạng thái rừng IIB. ..................................................................................50
Hình 4.13. Đồ thị biểu diễn phân bố N/H đối với trạng thái rừng IIA. bình. ...........52
Hình 4.14. Đồ thị biểu diễn phân bố N/H đối với trạng thái rừng IIB. . ...................52
Hình 4.15. Đồ thị biểu diễn phân bố N/H đối với trạng thái rừng IIA. . ..................53


xv

Hình 4.16. Đồ thị biểu diễn phân bố N/H đối với trạng thái rừng IIB. . ...................54
Hình 4.17. Biểu đồ biểu thị phân bố tỷ lệ số cây của họ Sao Dầu theo cấp chiều cao
trong trạng thái rừng IIA. . ........................................................................................56
Hình 4.18. Biểu đồ biểu thị phân bố tỷ lệ số cây của họ Sao Dầu theo cấp chiều cao
trong trạng thái rừng IIB. . ........................................................................................57
Hình 4.19. Đồ thị biểu diễn quan hệ giữa DT (m) với D (cm) và H (m) đối với
những cây gỗ trong trạng thái rừng IIA. ...................................................................62
Hình 4.20. Đồ thị biểu diễn quan hệ giữa DT (m) với D (cm) và H (m) đối với
những cây gỗ trong trạng thái rừng IIB. ...................................................................62
Hình 4.21. Đồ thị biểu diễn chỉ số cạnh tranh tán theo cấp chiều cao đối với trạng
thái rừng IIA. . ...........................................................................................................65
Hình 4.22. Đồ thị biểu diễn chỉ số cạnh tranh tán theo cấp chiều cao đối với trạng
thái rừng IIB. .............................................................................................................66
Hình 4.23. Biểu đồ biểu diễn phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao dưới tán
trạng thái rừng IIA. ...................................................................................................69

Hình 4.24. Biểu đồ biểu diễn phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao dưới tán
trạng thái rừng IIB. . ..............................................................................................73


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Rừng kín thường xanh hơi ẩm nhiệt đới (Rkx) ở khu vực núi Minh Đạm
thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu là nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và giàu có
về các loại gỗ và đặc sản rừng. Nguồn tài nguyên đó có ý nghĩa to lớn về kinh tế,
quốc phịng và bảo vệ môi trường sống. Hiện nay kiểu Rkx tại khu vực này có diện
tích 617,15 ha, độ che phủ khoảng 2.32% so với diện tích đất tự nhiên [2].
Kiểu Rkx ở khu vực núi Minh Đạm đã bị khai thác với cường độ cao vào
thập niên 1980-1990. Hiện nay kiểu rừng này tồn tại chủ yếu ở 2 trạng thái IIA và
IIB theo phân chia trạng thái rừng của Loeschau (1966)[11]. Do nằm trên núi phân
bố giáp biển, nên đây là đối tượng được ưu tiên trong các chương trình phụ hồi rừng
bằng các biện pháp xúc tiến tái sinh và làm giàu rừng. Tuy vậy, do thiếu những kiến
thức về kết cấu loài cây gỗ, cấu trúc quần thụ và tình trạng tái sinh rừng, nên ngành
lâm nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vẫn chưa thể xây dựng được những biện pháp
nuôi dưỡng hai trạng thái rừng này. Để xây dựng những kỹ thuật lâm sinh phù hợp,
khoa học và thực tiễn cần phải có những hiểu biết đầy đủ về kết cấu loài cây gỗ, cấu
trúc quần thụ, tình trạng tái sinh và đa dạng loài cây gỗ đối với hai kiểu trạng thái
rừng này.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, đề tài này nghiên cứu kết cấu loài cây
gỗ, cấu trúc quần thụ, tình trạng tái sinh tự nhiên và đa dạng lồi cây gỗ đối với 2
trạng thái rừng IIA và IIB thuộc kiểu Rkx ở khu vực núi Minh Đạm thuộc tỉnh Bà
Rịa – Vũng tàu.
2. Ý nghĩa của đề tài
Về lý luận, đề tài cung cấp những thông tin để phân tích so sánh những giai

đoạn diễn thế đối với kiểu Rkx tại khu vực nghiên cứu. Về thực tiễn, đề tài cung cấp
những thông tin để làm cơ sở cho quản lý rừng, bảo tồn đa dạng sinh vật và kỹ thuật
lâm sinh.


2

Chương 1
TỔNG QUAN

1.1. Phạm vi nghiên cứu trong lâm học
Phạm vi nghiên cứu của lâm học là điều kiện hình thành rừng, kết cấu loài
cây gỗ, cấu trúc quần thụ, tình trạng tái sinh và diễn thế rừng (Kimmins, 1998[26];
Thái Văn Trừng, 1999)[22].
1.2. Phương pháp phân tích quần xã thực vật
1.2.1. Phân tích kết cấu lồi cây gỗ
Kết cấu lồi cây gỗ biểu thị thành phần loài cây gỗ và tỷ trọng của chúng.
Theo Thái Văn Trừng (1999)[22], để hiểu biết về quy luật sống của rừng, nhà lâm
học cần phải biết rõ về kết cấu loài cây gỗ. Curtis và McIntosh (1951) (dẫn theo
Nguyễn Văn Thêm, 2010 [20]) đã sử dụng chỉ số giá trị quan trọng (IVI%) để biểu
thị vai trị của các lồi cây gỗ trong quần xã thực vật (QXTV). Chỉ số IVI là giá trị
trung bình hoặc tổng của ba tham số: độ thường gặp tương đối của loài (F%), mật
độ tương đối của loài (N%) và tiết diện ngang thân cây tương đối của lồi (G%).
Phương pháp của Curtis và McIntosh có một số nhược điểm: (a) chỉ số IVI% thay
đổi tùy theo kích thước và số lượng ơ mẫu; (b) F% chỉ có ý nghĩa khi phân bố của
loài cây gỗ tuân theo luật ngẫu nhiên. Ở Việt Nam, Thái Văn Trừng (1999)[22] đã
xác định kết cấu loài cây gỗ theo giá trị trung bình của ba tham số: N%, G% và thể
tích thân cây tương đối (V%). Căn cứ vào kết cấu lồi cây gỗ, ơng đã được phân
chia những QXTV rừng thành những quần hợp, ưu hợp và phức hợp. Quần hợp
thực vật là QXTV có tỷ lệ cá thể (hoặc thể tích) của 1-2 lồi cây gỗ ưu thế chiếm

trên 90% số lượng cá thể (hoặc thể tích) của các loài cây trong thảm thực vật. Ưu
hợp thực vật là QXTV có tỷ lệ cá thể của dưới 10 lồi cây ưu thế chiếm 40 - 50%
tổng số lượng cá thể của các loài. Phức hợp thực vật là QXTV có độ ưu thế của các
lồi cây phân hóa khơng rõ.


3

Độ phong phú của loài cây bụi được đánh giá dựa theo chiều cao và độ che
phủ của tán lá trên mặt đất. Độ phong phú của thảm cỏ được đánh giá theo phần
trăm độ che phủ của thảm cỏ trên mặt đất. Theo Druze (Nguyễn Văn Thêm, 2002,
2010 [19, 20]), độ che phủ của thảm cỏ được phân chia thành 7 cấp (Un = 0,2%, Sol
< 1%, Sp 1 – 4%, Cop1 = 5 – 20%, Cop2 = 21 – 50%, Cop3 = 51 – 75% và Soc = 76
– 100%).
1.2.2. Phân tích cấu trúc rừng
Cấu trúc rừng biểu thị những thành phần và sự tổ chức và sắp xếp của các
thành phần vật theo không gian và thời gian (Nguyễn Văn Thêm, 2002 [19]).
Richards, 1965[16]; Baur(1979)[1]) đã mô tả cấu trúc rừng nhiệt đới bằng những
trắc đồ dọc và ngang. Sau này nhiều nhà lâm học Việt Nam cũng đã ứng dụng
phương pháp này để mô tả cấu trúc rừng nhiệt đới ở Việt Nam. Phương pháp trắc đồ
rừng có nhược điểm là khơng định lượng được những đặc trưng cấu trúc rừng. Để
khắc phục nhược điểm này, ngày nay các nhà lâm học đã ứng dụng những mơ hình
tốn để mơ tả cấu trúc rừng. Meyer đã mơ tả phân bố đường kính thân cây (N/D)
của rừng tự nhiên bằng hàm số mũ có dạng y = k*exp(-αx); trong đó y là tần số, x là
đường kính, k và α là tham số, e là cơ số neper (Nguyễn Hải Tuất, 1982 [24]).
Rollet (1971) đã mô tả phân bố N/D bằng hàm Weibull (dẫn theo Nguyễn Văn
Trương, 1983 [23]). Đổng Sĩ Hiền (1974) (Dẫn theo Nguyễn Hải Tuất, 1982 [24])
đã sử dụng hàm phân bố Meyer và hệ đường cong Poisson và Pearson để nắn phân
bố N/D đối với rừng tự nhiên. Nguyễn Văn Trương (1983) [23] đã mơ tả cấu trúc
rừng hỗn lồi nhiệt đới ở Việt Nam bằng những hàm phân bố xác suất khác nhau.

Nguyễn Hải Tuất (1982)[24] đã sử dụng phân bố khoảng cách để mô tả phân bố
N/D và phân bố N/H đối với rừng tự nhiên phục hồi sau khai thác.
1.2.3. Phân tích đa dạng lồi cây gỗ
Hiện nay đa dạng sinh vật là mối quan tâm lớn đối với mỗi quốc gia
(Magurran, 2004 [27]). Nguyên nhân là vì đa dạng sinh vật có ý nghĩa lớn đối với
quy hoạch rừng, bảo tồn đa dạng sinh vật, đời sống cộng đồng và kinh tế. Đa dạng
sinh vật trong một cảnh quan hay một khu vực địa lý nhất định là đa dạng gamma


4

(γ). Đa dạng gamma bao gồm đa dạng alpha (α) và đa dạng beta (β). Đa dạng alpha
là đa dạng sinh vật trong một vi môi trường sống nhất định hoặc một ô mẫu nhất
định. Đa dạng alpha được xác định bằng những chỉ số đa dạng lồi bình qn trong
một quần xã sinh vật nhất định. Đa dạng beta là đa dạng loài của nhiều quần xã sinh
vật trong những môi trường khác nhau. Đa dạng beta được xác định bằng cách gộp
chung nhiều quần xã trong những môi trường khác nhau. Đa dạng sinh vật phụ
thuộc vào vị trí địa lý (vĩ độ, kinh độ), độ cao địa hình, khí hậu, thời gian hình thành
mơi trường, những rối loạn trong môi trường, cấu trúc và diễn thế của quần xã …
Đa dạng sinh vật của một khu vực nào đó được xác định thơng qua ba số đo: sự giàu
có về lồi, đa dạng lồi và phân bố độ phong phú hay độ ưu thế của loài (Kimmins,
1998 [26]; Magurran, 2004 [27]). Sự giàu có về lồi của quần xã được biểu thị bằng
số loài bắt gặp và có thể được đo bằng chỉ số của Margalef và chỉ số Menhinick. Đa
dạng loài thường được đo bằng các chỉ số của Simpson (1949), Shannon-Weiner
(1948, 1949), McIntosh (1967), Berger-Parker (1970), Hill (1973) và Brillouin
(Magurran, 2004 [27]). Chỉ số ưu thế Simpson được sử dụng để xác định đa dạng
sinh vật của những quần xã sinh vật ở một môi trường nhất định (đa dạng Alpha).
Chỉ số đa dạng Shannon – Weiner được sử dụng để so sánh đa dạng giữa những môi
trường sống khác nhau (đa dạng Beta). Phân bố độ phong phú của các loài trong
quần xã (chỉ số đồng đều) có thể được đo đạc bằng các chỉ số Shannon-Weiner

(1948), Simpson (1949), Pielou (1969), Hill (1973) và Heip (1974); trong đó hai chỉ
số thơng dụng nhất là Shannon-Weiner và Pielou. Những chỉ số này đã được sử
dụng rộng rãi trong sinh thái học và cũng đã được xây dựng thành phần mềm tính
tốn trong các gói thống kê (Magurran, 2004 [27]).
1.3. Phương pháp thu mẫu trong nghiên cứu lâm học
Đặc trưng lâm học của QXTV được báo cáo tùy thuộc vào phương pháp thu
mẫu (Nguyễn Văn Thêm, 2010 [20]). Ở Việt Nam, khi nghiên cứu đặc điểm lâm
học của rừng tự nhiên hỗn loài, nhiều nhà lâm học (Thái Văn Trừng (1999)[22];
Nguyễn Văn Trương (1983)[23]; Vũ Tiến Hinh, 1991 [9]; Nguyễn Văn Thêm,
1992[18]) đã sử dụng kích thước ô mẫu thay đổi từ 0,1 – 1,0 ha để phân tích đặc


5

trưng lâm học của các QXTV rừng. Ô mẫu thường có dạng hình chữ nhật. Phương
pháp bố trí ơ mẫu thường là phương pháp điển hình hay hệ thống (Thái Văn Trừng,
1999 [22]; Nguyễn Văn Thêm, 2010 [20]). Mặc khác, cùng một đối tượng nghiên
cứu nhưng kết quả nghiên cứu có thể được báo cáo khác nhau. Điều đó có liên quan
đến phương pháp thu mẫu và phương pháp phân tích số liệu (Thái Văn Trừng, 1999
[22]; Nguyễn Văn Thêm, 2010 [20]). Vì thế, khi phân tích QXTV, nhà nghiên cứu
cần phải có những quy ước rõ ràng về kích thước ơ mẫu và phương pháp bố trí ơ
mẫu; về những tài liệu dùng để nhận biết thành phần cây gỗ, kiểu rừng; về cây
trưởng thànhvà cây tái sinh; vềvị trí đo đường kính trên thân (D, cm) và D min bắt
đầu đo đối với cây lớn; về phân cấp chiều cao (H, m) cây lớn và cây cây tái sinh; về
đơn vị đo đếm và độ chính xác của các chỉ tiêu đo đếm…
1.4. Một số nghiên cứu về rừng ở miền Đơng Nam Bộ
Rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới ở miền Đông Nam Bộ đã thu hút sự chú
ý của nhiều nhà lâm học (Thái Văn Trừng (1985)[21]; Vũ Xuân Đề, 1985, 1989 [5,
6]; Nguyễn Minh Đường (1985)[7]; Nguyễn Lương Duyên, 1985[8]; Lê văn Mính,
1985 – 1986[13, 14, 15]; Lâm Xuân Sanh (1985)[17]; Nguyễn Văn Thêm,

1992[18]). Theo Thái Văn Trừng (1999) [22], kiểu rừng kín thường xanh hơi ẩm
nhiệt đới ở miền Đơng Nam Bộ có thể được phân chia thành nhiều kiểu phụ; trong
đó có kiểu phụ miền thực vật thân thuộc với khu hệ thực vật Malaysia – Indonesia,
ưu hợp ưu thế cây họ Sao – Dầu. Nguyễn Lương Duyên (1985)[8] và Vũ Xuân Đề
(1989)[6] đã thử nghiệm trồng rừng hỗn giao giữa Dầu rái, Sao đen và Dầu song
nàng với Đậu chàm và Muồng đen theo mơ hình đề xuất của P. Maurand (1952).
1.5. Thảo luận
Rừng tự nhiên bao gồm nhiều đặc trưng khác nhau. Tuy vậy, phần lớn những
nghiên cứu về các QXTV rừng đều tập trung làm rõ điều kiện hình thành (khí hậuthủy văn, địa hình – đất, khu hệ thực vật…), kết cấu loài cây gỗ, cấu trúc, diễn thế
và tình trạng tái sinh của rừng (Thái Văn Trừng, 1999[22]; Phùng Ngọc Lan
(1986)[10]; Nguyễn Ngọc Lung, 1989[12]). Do những giới hạn về điều kiện nghiên
cứu, nghiên cứu này chi đi sâu xem xét kết cấu loài cây gỗ, cấu trúc quần thụ, đa


6

dạng lồi cây gỗ và tình trạng tái sinh tự nhiên đối với 2 trạng thái rừng IIA và IIB
theo phân chia trạng thái rừng của Loeschau (1966) [11]. Những thông tin này là cơ
sở khoa học cho việc xây dựng những phương thức lâm sinh và quản lý rừng.
Trong lâm học, kết cấu lồi cây gỗ (IVI%) có thể được xác định theo nhiều
chỉ tiêu khác nhau. Trong nghiên cứu này, chỉ số IVI% của mỗi loài cây gỗ được
xác định theo phương pháp của Thái Văn Trừng (1999)[22]. Những cây gỗ trưởng
thành (cây gỗ lớn) có D ≥ 6 cm, cịn cây tái sinh có H = 10 cm đến D < 6 cm. Đa
dạng loài cây gỗ được xác định thông qua ba thành phần: sự giàu có về lồi, đa dạng
lồi và mức độ đồng đều về độ phong phú của các lồi. Sự giàu có về loài được xác
định theo chỉ số Margalef. Đa dạng loài cây gỗ được xác định theo chỉ số ưu thế
Simpson và chỉ số đa dạng Shannon-Weiner. Chỉ số đồng đều được đo bằng chỉ số
Pielou. Sự tương đồng giữa thành phần cây mẹ và cây tái sinh được đánh giá theo
hệ số tương đồng của Sorensen (CS).



7

Chương 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1. Vị trí địa lý
Rừng kín thường xanh hơi ẩm nhiệt đới (Rkx) ở khu vực núi Minh Đạm nằm
trong địa giới hành chính của các xã Long Mỹ và thị trấn Phước Hải thuộc huyện
Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Huyện Đất Đỏ là huyện nằm ở phía Đơng của tỉnh,
có các trục giao thơng chính là Quốc lộ 55, Tỉnh lộ 52 và đường ven biển. Có vị trí
thuận lợi trong quan hệ kinh tế với các huyện trong tỉnh và tỉnh khác trong vùng.
Vị trí của huyện Đất Đỏ - tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có tọa độ địa lý như sau:
Kinh độ Đông

: từ 107018’27”;

Vĩ độ Bắc

: từ 10028’40”.

Phía Bắc Đất Đỏ giáp huyện Châu Đức. Phía Nam Đất Đỏ giáp với biển
Đơng. Phía Đơng Đất Đỏ giáp huyện Xun Mộc và biển Đơng. Phía Tây Đất Đỏ
giáp với thành phố Bà Rịa và huyện Long Điền. [25]
2.2. Khí hậu – thủy văn
Nằm trong vùng cận xích đạo, gió mùa nóng, ẩm và ổn định quanh năm, ít
bão lụt, khí hậu Đất Đỏ chịu ảnh hưởng trực tiếp của Biển Đơng, ơn hịa và mát
lành. Mùa mưa ở Đất Đỏ kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 với lượng mưa khá lớn từ
1.300 đến 1.700mm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ khơng khí bình qn năm là 25,30C. Độ ẩm khơng khí trung bình
năm là 85.2%; độ ẩm thấp nhất vào tháng 1 đến tháng 3. Khu vực nghiên cứu chịu

ảnh hưởng của 2 hướng gió thịnh hành là gió Tây Nam thổi vào mùa mưa từ tháng 5
đến tháng 11 và gió Đơng Bắc thổi vào mùa khơ từ giữa tháng 11 đến tháng năm
sau.
Cùng với hệ thống giao thông đường bộ được xây dựng tương đối sớm và
khá hoàn chỉnh, Đất Đỏ có bờ biển dài khoảng 17,5 km từ mũi Kỳ Vân đến cửa biển
Lộc An. Vùng biển Đất Đỏ thuận lợi để xây dựng cảng biển phục vụ phát triển kinh
tế và du lịch, đặc biệt là cửa biển Lộc An với thuận lợi kín gió, mặt bằng rộng rãi,


8

cảng cá Lộc An đang được đầu tư thành một trung tâm dịch vụ nghề cá và du lịch.
Thị trấn Phước Hải là điểm du lịch đa dạng, có bãi tắm được đánh giá là một trong
những bãi tắm đẹp nhất tỉnh, thêm vào đó là cảnh quan kỳ thú của mũi Kỳ Vân nhô
ra biển và rừng hoa anh đào tuyệt đẹp, kết hợp với nhiều di tích lịch sử, văn hóa
được xếp hạng trong huyện.
Sơng Ray là con sông lớn trên địa bàn huyện Đất Đỏ. Sông Ray bắt nguồn từ
nhiều con suối nhỏ thuộc vùng Tân Phong (Long Khánh) và núi Chứa Chan, chảy
xuống phía nam huyện Xuân Lộc, qua địa phận các huyện: Châu Đức, Xuyên Mộc,
chảy qua miền đồng bằng trù phú của huyện Đất Đỏ với lưu vực 1.500 km2 rồi đổ
ra cửa biển Lộc An.. [25]
2.3. Địa hình và thổ nhưỡng
Huyện Đất Đỏ có địa hình bán trung du khá phong phú, vừa có đồng bằng lại
có nhiều ngọn núi tạo cảnh quan sinh động, đóng vai trị quan trọng về mặt kinh tế,
du lịch và đặc biệt là về quân sự. Núi Da Quy (còn gọi là núi Đất) ở thị trấn Đất Đỏ
cao 82m, núi Nhọn ở Láng Dài cao 24m, núi Thơm ở Long Tân cao 126m là những
địa điểm quân sự quan trọng, bảo vệ Quốc lộ 55, Tỉnh lộ 52. Đặc biệt là dãy núi
Châu Viên, Châu Long (tức núi Minh Đạm ngày nay) trãi dài theo địa phận thị trấn
Phước Hải, xã Long Mỹ và một số địa phương của huyện Long Điền với ngọn Châu
Viên cao 327m, ngọn Hòn Thùng cao 214m, hòn Đá Dựng cao 173m là bức tường

thành ven biển che chắn cho vùng đất trù phú này, tạo một địa thế chiến lược về
quân sự.
Đất ở khu vực núi Minh Đạm thuộc huyện Đất Đỏ thuộc loại đất vàng đỏ
trên đá macma axit:
Đất Fa hình thành trên vỏ phong hóa Saprolit (vụn thơ) và cát gồm các mảnh
vụn granit biolit-riolit, andczit ở nơi địa hình dốc, mưa nhiều, q trình rửa trơi, xói
mịn mạnh. Đặc tính thổ nhưỡng: tầng đất mỏng, độ dày phụ thuộc vào độ dốc địa
hình, nơi cao, dốc có tầng mỏng hơn nơi độ dốc thấp. Độ PH từ 4,1- 4,4. ở nơi đất
hoang hóa, đất tầng mặt có các chỉ tiêu độ phì tương đối cao tuy nhiên các chất dễ
tiêu nghèo, thành phần cơ giới chủ yếu là cát (59-68%). Mặt đất nhiều đả lộ đầu.


9

Đất Fa được sử dụng chủ yếu trồng cây dài ngày, hoa màu và trồng rừng.
Một số diện tích đất trống hiện trạng IB, IC đủ điều kiện đã được khoanh nuôi tối
sinh phục hồi rừng. . [25].
2.4. Tài nguyên rừng
Khu vực núi Minh Đạm trước đây được phân bố bởi kiếu rừng kính thường
xanh ẩm nhiệt đới mùa mưa voái cây họ Sao Dầu (Dipterocarpaceae), Họ Bằng
lăng (Lythraceae) và họ Đậu (Fabaceae) chiếm ưu thế, thành phần thực vật tương
đối đa dạng và phong phú. Nhưng do quá trình khai thác và quản lý chưa tốt cho
nên hiện nay thảm thực vật rừng đã bị suy giảm về thành phần và số lượng các loài
thực vật rừng. [25]
Thành phần thực vật tự nhiên hiện cịn khoảng từ 70-100 lồi như: Thanh trà
(Bouea oppositifolia (Roxb.) Meissn..), Cóc (Spondias cythera Sonn..), Sơn tiên
(Melanorrhoea laccifera), Làu táu (Vatica odrata (Griff.) Sym.), Săng đen
(Diospyros lancaefolia), Thị (Diospyros apiculata Hieron..), Cù đèn (Tiêu) (Croton
ascarilloides Raeusch..), Lành ngạnh (Cratoxylon maingayi Dyers in Hook, f..),
Bứa (Garcinia oliveri Pierre), Còng trắng (Calophyllum soulatri Burm. f..), Còng

núi (Calophyllum dryobalanoides Pieưe), Băng lăng (Lagerstroemia calyculata
Kurz), Vàng tâm (Mangletia conifera Dandy), Giơi (Michelia hypolampra Dandy),
Sầm bụi (Memecylon fruticosum King), Mít nài (Artocarpus rigida subsp. osperulus
(Gagn.) Jair.), Trâm mốc (Syzygium cumini (L.) Druce), Trâm vỏ đỏ (Syzygium
zeylanicum (L.) DC..), Trâm doi (Syzygium javanica var ternifolid), Trâm trắng
(Syzygium chanlus (Gagn.) Merr. & Perry), Cám (Parinari annamensis Hance),
Găng gai (Randia spinosa Bl..), Trường (Xerospermum noronhinum (Bl.) Bl..), Cò
ke (Grewia tomentosa Roxb. ex. Bc), Ké lơng (Triumfetta pilosa), Ké lơng bạc
(Triumfetta pseudocana), Bình linh 3 lá (Vitex pierrei), Săng ớt (Xanthophyllum
colubrinum Gasn), Gòn gai (Bombax ceiba L..)...
Những đặc trưng cơ bản về cấu trúc của rừng bị phá vỡ, những cây hiện còn
chỉ là những cây gỗ trung bình và gỗ nhỏ, phân bố khơng đều, hoặc dạng cây bụi.
Các lồi thực vật q hiếm như: cẩm lai Bà Rịa (Dalbergia bariaensis), Cẩm thị
(Diospyros

horsfieldii),

Gụ

mật

(Sindora

siamensis),

Trắc

cochinchinensis)... cịn rất ít, các lồi này có nguy cơ bị mất dần. [25]

(Dalbergia



10

Chương 3
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Mục tiêu nghiên cứu
3.1.1. Mục tiêu tổng quát
Xác định những đặc điểm lâm học đối với trạng thái rừng IIA và IIB để làm
cơ sở khoa học cho quản lý rừng và những phương thức lâm sinh.
3.1.2. Mục tiêu cụ thể
(1) Phân tích so sánh kết cấu loài cây gỗ và đa dạng loài cây gỗ đối với 2 trạng thái
rừng IIA và IIB.
(2) Xác định cấu trúc quần thụ và tình trạng tái sinh tự nhiên đối với 2 trạng thái
rừng IIA và IIB.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là trạng thái rừng IIA và IIB thuộc Rkx ở khu vực núi
Minh Đạm thuộc thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Hai trạng thái rừng này phân bố ở
tiểu khu 6 và 13.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là kết cấu loài cây gỗ, đa dạng loài cây gỗ, cấu
trúc quần thụ và tình trạng tái sinh tự nhiên đối với hai trạng thái rừng IIA và IIB
thuộc Rkx. Địa điểm nghiên cứu được đặt tại núi Minh Đạm thuộc Ban quản lý
rừng (BQLR) phòng hộ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Thời gian nghiên cứu từ tháng 8
đến tháng 10 năm 2018.
3.4. Nội dung nghiên cứu
(1) Kết cấu họ và loài cây gỗ đối với hai trạng thái rừng IIA và IIB.
(2) Cấu trúc quần thụ đối với hai trạng thái rừng IIA và IIB.

2.1. Kết cấu mật độ, trữ lượng và tiết diện ngang theo nhóm đường kính.
2.2. Kết cấu mật độ, trữ lượng và tiết diện ngang theo lớp chiều cao.


×