Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Chủ đề: Thế giới động vật - Đề tài: Ong và Bướm - Nhóm lớp: Chồi docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.89 KB, 5 trang )




Chủ đề: Thế giới động vật
Đề tài: Ong và Bướm
Nhóm lớp: Chồi





I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhận biết một số đặc điểm và đời sống của ong và bướm: các
đặc điểm giống nhau và khác nhau: ong và bướm đều hút mật nhụy hoa,
ong làm ra mật còn bướm thì không tạo ra mật.
- Trẻ đọc thuộc và hiểu nội dung bài thơ: Ong và bướm.
- Phát triển trí sáng tạo, sự linh hoạt và kỹ năng tạo hình của trẻ.
- Phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc và biểu diễn diễn cảm của trẻ.
- Giáo dục trẻ biết chia sẻ cùng bạn và nhường nhịn bạn.
II. Chuẩn bị:
- Thơ theo tranh: ong và bướm.
- Video clip về đời sống của ong và bướm.
- Các giấy bìa, giấy màu, giấy ni-lông, hồ dán, keo hai mặt, dây kẽm
màu (có lớp len màu bọc bên ngoài), lá cây, hạt nhãn, cành cây khô.v.v..
- Mũ ong và bướm (đủ cho một nhóm ong và một nhóm bướm)
- Nhạc bài hát: ong và bướm


III. Tiến Hành:
1. Hoạt động 1: Thơ: Ong và bướm.
Đàm thoại:


- Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
- Bướm đang đậu ở đâu? Bướm đã gặp ai?
- Bướm đã rủ ong đi đâu?
- Lúc ấy ong đang làm gì? Ong có đồng ý đi chơi với bướm không?
- Vì sao ong không đồng ý đi chơi với bướm?
(Kết hợp giáo dục lễ giáo: biết vâng lời mẹ, không đi chơi rong, về
nhà biết giúp đỡ mẹ và tự biết làm những việc nhẹ trong nhà: chơi xong
dọn đồ chơi.v.v…)
Chia trẻ thành 2 nhóm, một nhóm đội mũ ong, một nhóm đội mũ
bướm.
Cho hai đội đội nối tiếp bài thơ hoặc dưới sự gợi ý của cô, 2 nhóm
sẽ diễn lại cảnh trong bài thơ.
Quan sát và so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa ong và bướm:
về hình dạng bên ngoài và một vài đặc điểm về đời sống


2. Hoạt động 2: Nào cùng ca hát.
Cô và bé cùng hát lại bài hát: Ong và bướm.
Mỗi trẻ chọn cho mình một nón và cánh của ong và bướm. Sau đó
cô và trẻ cùng hát và vận động theo nhạc bài hát: Ong và bướm
Lần 1: Nghe và vận động theo bài hát
Lần 2: Hát và vận động theo nhạc của bài hát. (có thể cho mỗi trẻ
chia nhóm vận động và mỗi nhóm hát theo lời bài hát của mỗi nhân vật)
3. Hoạt động 3: Bé khéo tay:
Chia trẻ thành 4 -5 nhóm tùy theo số trẻ.
Mỗi nhóm về vị trí của mình, lấy rổ đựng: lá cây, sỏi, cành khô, giấy
màu, kẽm.v.v. . đã được cô chuẩn bị trước.
Mỗi nhóm sẽ sử dụng các vật liệu trên để tạo thành các con côn
trùng mà trẻ thích.
Sau khi tạo thành những con côn trùng xong, trẻ dán chúng lên bảng

của nhóm mình và nói cho các bạn biết trẻ làm con côn trùng gì?
Gợi ý hoạt động sáng tạo: ngoài những vật liệu nêu trên, trẻ cũng có
thể thiết kế những con côn trùng của mình theo các vật liệu sau:


* Kẹo dẻo (lớn).
* Bánh quy cây gậy.
* Ngũ cốc mật ong.
* Trang nói về kỹ năng của tổ ong.
* Hộp mực in dấu.
* Đồ bấm lỗ
* Giấp kếp (giấy nhún)(đen và vàng)
* Giấy vẽ (trắng, vàng, đen)
* Hộp phim nhỏ đựng những quả banh bông - một trong những số
đó ngâm với nước trái cây, bơ đậu phộng, chiết xuất chanh và bạc hà (hoặc
là những mùi khác mà trẻ sẽ nhận ra).


×