Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Mức tử vong trong quần thể pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.84 KB, 5 trang )



Mức tử vong trong
quần thể


Mức tử vong là số lượng cá thể của
quần thể bị chết trong một khoảng
thời gian nào đó. Nếu số lượng ban đầu
của quần thể là N0, sau khoảng thời gian
Δt thì số lượng cá thể tử vong là ΔN. Tốc
độ tử vong trung bình của quần thể được
tính là ΔN/ Δt. Nếu tốc độ tử vong được
tính theo mỗi cá thể trong quần thể thì
tốc độ đó được gọi là “tốc độ tử vong
riêng tức thời” ( ký hiệu là d) với công
thức:
d = ΔN : N.Δt
Những nguyên nhân gây ra tử vong do:
- Chết vì già
- Chết vì bị vật dữ ăn, con người khai
thác
- Chết vì bệnh tật (ký sinh)
- Chết vì những biến động thất thường
của điều kiện môi trường vô sinh (bão,
lụt, cháy, rét đậm, động đất, núi lửa...) và
môi trường hữu sinh (nguồn thức ăn bị
cạn kiệt) vượt khỏi ngưỡng sinh thái của
loài.
Trong khai thác các loài sinh vật, người
ta gộp các nguyên nhân gây chết thành 2


nhóm: do tự nhiên gây ra gọi là “mức tử
vong tự nhiên”, do khai thác của con
người gọi là “mức tử vong khai thác”. Đó
là những thông số quan trọng trong việc
xây dựng các mô hình biến động số
lượng quần thể của các loài có giá trị
kinh tế.
Nếu chết do vì già thì khoảng thời gian
mà cá thể trải qua, từ lúc sinh ra cho đến
lúc già chết, gọi là tuổi thọ của cá thể.
Tuổi thọ sinh lý (hay lý thuyết) là tuổi
thọ mà các cá thể có thể đạt được trong
điều kiện các yếu tố môi trường không
trở thành yếu tố giới hạn. Tuổi thọ sinh
lý mang đặc tính của loài. Những loài có
kích thước quá nhỏ, tuổi thọ rất thấp và
có thể tính theo giờ; ngày, còn những loài
động vật có kích thước lớn, tuổi thọ dài
hơn và tính theo năm, chục năm, trăm
năm. Việc xác định tuổi thọ sinh lý các
loài không đơn giản. Người ta cũng sử
dụng nhiều phương pháp để dự đoán tuổi
thọ sinh lý của con người. Nhiều dự
báo cho rằng tuổi thọ lý thuyết của
người vào khoảng 125-175 năm.
Tuổi thọ thực tế hay tuổi thọ sinh thái
là thời gian cá thể có thể sống trong điều
kiện giới hạn của các yếu tố môi trường.
Các nghiên cứu đã xác nhận rằng rắn có
thể sống được 20 năm, rùa cạn (Testudo)

sống tới 100 năm, vẹt có thể sống đến
102 năm, gặm nhắm loại nhỏ sống 2-3
năm, cá tầm (Huso huso) sống đến 100
tuổi...
Tuổi thọ của người phụ thuộc vào môi
trường, xã hội, mức sống, trình độ khoa
học và vệ sinh y tế. Trước thế kỷ XVIII,
tuổi thọ trung bình của loài người chưa
đầy 30 tuổi, điều này liên quan đến bệnh
đậu mùa vô phương cứu chữa. Sau năm
1796 khi có vaccine chữa chạy, tuổi thọ
được nâng cao lên 40 tuổi. Đây là
bước nhảy vọt thứ nhất của tuổi thọ
con người. Năm 1928, khi y học tìm ra
thuốc chữa viêm phổi, tụ huyết trùng,
giang mai . .. làm cho tuổi thọ loài người
tăng lên đến 65 tuổi (sự nhảy vọt lần thứ
2). Nhà y học nổi tiêng Koen cho rằng
nếu loài người tự chữa được bệnh mạch
vành, tim, ung thư, đứt mạch máu
não...thì tuổi thọ trung bình của loài
người có thể vượt qua ngưỡng 80 tuổi.
Thảo Hiên

×