Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Dấu hiệu nhận biết sự thành công trong phỏng vấn pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.77 KB, 5 trang )

Dấu hiệu nhận biết sự thành công
trong phỏng vấn
Trải qua lần gặp gỡ “thử thách” với nhà tuyển dụng, bạn nghĩ rằng
mình đã làm mọi thứ hoàn hảo. Tuy nhiên dù có hoàn hảo đến đâu bạn
cũng không thể chắc chắn mình đã trúng tuyển. Những dấu hiệu sau có
thể giúp bạn dự đoán khả năng thành công của mình:


1. Lọt vào vòng hai của cuộc phỏng vấn

Cách dễ nhất để đánh giá sự thành công bước đầu của một cuộc phỏng vấn
là bạn nhận được lời hẹn phỏng vấn lần 2 từ họ. Honaman - giám đốc Giải
pháp kinh doanh hãng Coca - Cola đã nói rằng: “Nhà tuyển dụng sẽ không
muốn mất thêm bất cứ một phút thời gian nào đối với những ứng viên không
phù hợp với mục đích tuyển dụng của họ. Lời mời vào vòng 2 của cuộc
phỏng vấn là một tín hiệu đáng mừng đầu tiên”.

2. Hỏi thêm thông tin

Nhà tuyển dụng chỉ đề nghị bạn cung cấp thêm thông tin về ứng viên khi họ
thực sự đang rất quan tâm và muốn tìm hiểu thêm về bạn. Họ sẽ không mất
thời gian làm điều “vô bổ” đó nếu bạn không nằm trong “tầm ngắm”. Chính
vì thế, sẽ là một dấu hiệu đáng mừng nếu nhà tuyển dụng yêu cầu bạn cung
cấp thêm những thông tin như các bằng cấp bạn có được, một sản phẩm cụ
thể nào đó bạn làm ra trong công việc trước… Để chủ động, hãy chuẩn bị
sẵn những thứ đó tới cuộc phỏng vấn.


3. Gặp gỡ nhóm khác trong cơ quan

Sẽ là một dấu hiện cực kỳ tốt nếu như nhà tuyển dụng chọn bạn để giới thiệu


với một nhóm hoặc một người nào đó trong cơ quan của họ. Có thể họ đã
nhìn ra bạn là một nhân viên tiềm năng và muốn giới thiệu với bạn những
người sau này bạn sẽ làm việc cùng. Đó là một cơ hội nhưng cũng là một
thách thức với bạn. Vị sếp tương lai của bạn có thể sẽ yêu cầu những người
trong cơ quan nêu lên những nhận xét, đánh giá về bạn. Chính vì thế hãy
chuẩn bị thật kỹ càng và tạo ấn tượng tốt với bất cứ một ai bạn gặp.

4. Nói về các bước tiếp theo

Nếu nhà tuyển dụng thực sự “ưng” bạn, họ có thể sẽ hỏi bạn những câu hỏi
liên quan đến quá trình hoàn thành thủ tục cho công việc mới. Chẳng hạn họ
sẽ hỏi bạn cần bao nhiêu lâu để bạn có thể thu xếp công việc ở cơ quan cũ,
thời gian nào thích hợp nhất để bạn bắt đầu công việc mới, để đáp ứng công
việc mới bạn cần cơ quan hỗ trợ những cái gì…

5. Tiền lương

Tùy thuộc vào từng giai đoạn của quá trình phỏng vấn, khi nhà tuyển dụng
đề cập đến tiền lương, đó có thể là một dấu hiệu tốt chứng tỏ họ sẵn sàng
đầu tư vào bạn. Honaman – Giám đốc Giải pháp kinh doanh của Coca-cola
khuyên bạn nên cẩn thận với những câu hỏi kiểu này. Nó có thể mở ra một
cánh cửa mới nhưng cũng có thể chặn đứng các cơ hội tiếp theo của bạn.
Các câu hỏi liên quan đến vấn đề này có thể ở hai dạng: “Hãy cho chúng tôi
biết mức lương kỳ vọng của bạn với vị trí mới này là bao nhiêu?”, “Bạn có
thể vui lòng cho chúng tôi biết mức thu nhập hiện tại của bạn là bao nhiêu?”.
Đừng né tránh cũng như ngại ngần khi trả lời những câu hỏi này. Sự ngập
ngừng của bạn có thể là lý do họ đánh giá bạn chưa thực sự tự tin vào năng
lực bản thân. Một con số chính xác cho câu hỏi này nên được chuẩn bị kỹ
lưỡng trước khi bạn đến với cuộc phỏng vấn.


6. Thái độ của nhà phỏng vấn

Thái độ của người phỏng vấn là một dấu hiệu khá cụ thể để bạn có thể lạc
quan hay không ở cuộc phỏng vấn của mình. Bạn có thể nhận ra điều đó ở
ánh mắt, nụ cười, thái độ và những câu hỏi của nhà tuyển dụng. Hãy chú ý
và ghi chép lại những nhận xét của nhà tuyển dụng với bạn sau khi kết thúc
cuộc phỏng vấn, họ là người đầu tiên bạn có thể liên hệ trong quá trình tuyển
dụng. Để ý thái độ của họ biết đâu sẽ cho bạn những gợi ý cho những ý
tưởng tiếp theo.

7. Giải đáp và thái độ lắng nghe của người phỏng vấn

Khi nhà tuyển dụng dành khá nhiều thời gian để trả lời những câu hỏi của
bạn, đó là một dấu hiệu khả quan, chứng tỏ họ muốn khai thác khả năng của
bạn hoặc tạo điều kiện để bạn hiểu hơn về cơ quan của họ. Hãy để ý xem họ
có nhiệt tình và thực lòng muốn giải đáp những thắc mắc của bạn hay không.
Thông thường với những ứng viên không “lọt tầm mắt” nhà tuyển dụng, họ
sẽ trả lời một cách qua quýt, không nhiệt thành để nhanh chóng kết thúc
cuộc trò chuyện, tránh lãng phí thời gian của họ.

8. Sự phù hợp về văn hóa

Khi nhà tuyển dụng nói chuyện với bạn về những nội quy, văn hóa trong cơ
quan, đó cũng là một dấu hiệu tốt. Đa phần nhà tuyển dụng muốn tuyển một
người dễ dàng thích nghi với điều kiện văn hóa, môi trường làm việc trong
cơ quan. Khi họ chia sẻ với bạn tất cả những điều này, thì điều đó chứng tỏ
họ muốn bạn có thể hòa nhập và phát huy tốt trong môi trường đó.
a

×