Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Tài liệu HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUY CHẾ KHAI THÁC GỖ, LÂM SẢN pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.92 KB, 11 trang )

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA QUY CHẾ
KHAI THÁC GỖ, LÂM SẢN KHÁC (Theo Quyết định số
40/2005/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và PTNT)



Trên cơ sở khảo sát thực tế tại các huyện có rừng và kết quả Hội thảo
ngày 10/5/2006 giữa các ban ngành cấp tỉnh, UBND các huyện có rừng,
Hạt trưởng các hạt kiểm lâm của 11 huyện miền núi, các lâm trường có
khai thác gỗ và đại diện một số xã điển hình về sản xuất lâm nghiệp.
Sau khi có ý kiến góp ý của Chi cục Kiểm lâm tại văn bản số 315/KL-QL
ngày 13/6/2006 và Văn bản thẩm định số 492/STP-VB ngày 01/6/2006
của Sở Tư pháp, Sở Nông nghiệp &PTNT Thanh Hoá hướng dẫn một
số nội dung trong khai thác gỗ lâm sản.


Số 1213/HD - NN&PTNT Thanh hoá, ngày 31 tháng 8 năm
2006
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA QUY CHẾ KHAI
THÁC GỖ, LÂM SẢN KHÁC (Theo Quyết định số 40/2005/QĐ-BNN của
Bộ Nông nghiệp và PTNT)

- Căn cứ Quyết định 245/1998/QĐ-TTg ngày 21/12/1998 của Thủ tướng
Chính phủ về việc thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp về
rừng và đất lâm nghiệp.
- Căn cứ Thông tư liên tịch số 11/2004/TTLT-BNN-BNV ngày 02/ 04/2004
của liên Bộ Nông Nghiệp & PTNT, Bộ Nội vụ, về việc hướng dẫn chức
năng, nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND
quản lý nhà nước về nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Căn cứ Quyết định số 40/2005/QĐ-BNN ngày 07/7/2005 của Bộ Nông
nghiệp & PTNT về việc ban hành Quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác)


- Căn cứ Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN ngày 01/6/2006 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp &PTNT về việc ban hành Quy chế quản lý, sử dụng búa
bài cây và búa kiểm lâm.
Trên cơ sở khảo sát thực tế tại các huyện có rừng và kết quả Hội thảo
ngày 10/5/2006 giữa các ban ngành cấp tỉnh, UBND các huyện có rừng,
Hạt trưởng các hạt kiểm lâm của 11 huyện miền núi, các lâm trường có
khai thác gỗ và đại diện một số xã điển hình về sản xuất lâm nghiệp. Sau
khi có ý kiến góp ý của Chi cục Kiểm lâm tại văn bản số 315/KL-QL ngày
13/6/2006 và Văn bản thẩm định số 492/STP-VB ngày 01/6/2006 của Sở
Tư pháp, Sở Nông nghiệp &PTNT Thanh Hoá hướng dẫn một số nội dung
trong khai thác gỗ lâm sản như sau:
I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG:
1. Đối tượng áp dụng:
a) Những khu rừng đã có chủ quản lý được pháp luật thừa nhận,
bao gồm: Rừng đã giao cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng
dân cư thôn bản.
b) Những khu rừng chưa có chủ, do chính quyền địa phương quản lý, chỉ
được phép khai thác tận thu cây ngã đổ, tận dụng cây chết và được khai
thác lâm sản ngoài gỗ.
2. Phạm vi điều chỉnh:
Hướng dẫn quy định về điều chế rừng, thiết kế khai thác, khai thác chính,
khai thác tận thu, tận dụng lâm sản trong rừng sản xuất, rừng phòng hộ là
rừng tự nhiên và rừng trồng trên địa bàn tỉnh. Rừng đặc dụng không thuộc
phạm vi điều chỉnh của hướng dẫn này.
II. ĐIỀU CHẾ RỪNG
1. Đối với các tổ chức doang nghiệp:
Trình tự thủ tục xây dựng phương án điều chế rừng của các tổ chức,
doanh nghiệp thực hiện đúng theo quy định tại các điều 4, 5, 6, 7, 8 và 9
Quy chế khai thác gỗ lâm sản ban hành kèm theo Quyết định số
40/2005/QĐ-BNN.

2. Đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn: Nhà nước
khuyến khích xây dựng phương án điều chế rừng, chỉ những khu rừng có
phương án điều chế mới được khai thác chính và khai thác điều chế rừng
(nuôi dưỡng rừng, làm giàu rừng) trình tự thủ tục xây dựng phương án
điều chế như sau:
2.1. Nội dung phương án điều chế:
Phương án điều chế rừng của hộ gia đình cá nhân, cộng đồng dân cư thôn
có thể xây dựng cho một hộ hoặc UBND xã tổng hợp nhu cầu xây dựng
phương án của các hộ gia đình trong xã, hợp đồng với các đơn vị tư vấn
có tư cách pháp nhân để xây dựng phương án điều chế chung cho các hộ
hoặc toàn xã.
Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng thôn chỉ cần xây dựng phương án điều
chế rừng giản đơn nhưng phải phù hợp với kế hoạch phát triển lâm nghiệp
xã, quy hoạch phát triển lâm nghiệp huyện và thể hiện được các nội dung
cơ bản sau:
a) Những đặc điểm cơ bản của khu vực điều chế như: Vị trí địa lý, đặc
điểm về tự nhiên, kinh tế xã hội, hiện trạng đất đai, tài nguyên (số hiệu tiểu
khu, khoảnh, lô diện tích tự nhiên, diện tích các loại rừng, trạng thái rừng,
diện tích đất không có rừng...)
b) Xác định phương thức khai thác và các lô, phân lô đưa vào khai thác
trong 1 luân kỳ theo từng giai đoạn 5 năm.
c) Kế hoạch sản xuất kinh doanh từng năm, 5 năm bao gồm: Kế hoạch
khai thác gỗ, khai thác tre nứa, nuôi dưỡng rừng, làm giàu rừng, khoanh
nuôi tái sinh, trồng mới, nông lâm kết hợp theo đúng quy định của Quy
phạm lâm sinh (QPN 14-92).
d) Kế hoạch đầu tư.
e) Thành quả của phương án gồm:
+ Bản đồ: hiện trạng, quy hoạch khu vực điều chế.
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Thuyết minh phương án, hệ thống mẫu biểu theo quy định.

2.2 Thẩm định và phê duyệt phương án điều chế:
a) Căn cứ phương án điều chế rừng được lập, UBND huyện tổng hợp
phương án điều chế rừng của toàn huyện trình Sở Nông nghiệp & PTNT
thẩm định, phê duyệt và xây dựng kế hoạch trình Bộ Nông nghiệp và PTNT
về chỉ tiêu khai thác hàng năm của tỉnh.
b) Hàng năm Bộ Nông nghiệp và PTNT thông báo hạn mức khai thác gỗ
lớn trong rừng tự nhiên, Sở Nông nghiệp và PTNT căn cứ phương án điều
chế rừng và tình hình thực tế của tỉnh phân bổ kế hoạch khai thác cho các
tổ chức, hộ gia đình cá nhân, cộng đồng dân cư, thôn để làm cơ sở thiết
kế khai thác)
III. KHAI THÁC CHÍNH GỖ RỪNG TỰ NHIÊN LÀ RỪNG SẢN XUẤT:
1. Đối với tổ chức, doanh nghiệp:
Thực hiện theo đúng quy định tại các điều 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18 và
19 của Quy chế khai thác gỗ lâm sản ban hành kèm theo Quyết định số
40/2005/QĐ-BNN.
2. Đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn:
2.1 Lập hồ sơ thiết kế:
Việc lập hồ sơ thiết kế tuân thủ theo đúng quy định tại điều 11,12,13, 14 và
15 của Quy chế khai thác gỗ lâm sản ban hành kèm theo Quyết định số
40/2005/QĐ-BNN và có thể xây dựng cho một hộ gia đình, hoặc cho tất cả
các hộ gia đình được phân bổ kế hoạch trong xã.
2.2 Thủ tục trình duyệt và ra quyết định mở rừng khai thác)
a) Căn cứ hồ sơ thiết kế khai thác gỗ của chủ rừng, UBND xã xây dựng
phương án hưởng lợi trình UBND huyện phê duyệt.
b) UBND huyện tổng hợp hồ sơ thiết kế khai thác chính (bản đồ, thuyết
minh, phương án hưởng lợi) của toàn huyện gửi về Sở Nông nghiệp và
PTNT thẩm định phê duyệt, trình Bộ Nông nghiệp và PTNT.
c) Khi được Bộ Nông nghiệp và PTNT đồng ý, Sở Nông nghiệp và PTNT ra
quyết định mở rừng khai thác cho các chủ rừng. Quyết định mở rừng khai
thác được gửi cho UBND huyện, Hạt kiểm lâm sở tại làm căn cứ giám sát

quá trình thực hiện. Gỗ sau khi khai thác được đóng búa kiểm lâm theo
quy định và được tự do lưu thông.
d) Sở Nông nghiệp và PTNT định kỳ kiểm tra quy trình khai thác
của các chủ rừng theo quy định.
e) Sau khi hoàn thành việc khai thác, chủ rừng báo cáo Sở Nông
nghiệp và PTNT, để tổ chức kiểm tra nghiệm thu đóng cửa rừng đưa vào
chế độ nuôi dưỡng.
3. Đối với khai thác điều chế rừng (Nuôi dưỡng rừng, làm giàu
rừng):
+ Đối tượng, biện pháp kỹ thuật thực hiện theo đúng quy định tại
các điều của quy phạm các giải pháp kỹ thuật lâm sinh (QPN 14-92).
+ Thủ tục lập hồ sơ thiết kế, thực hiện theo quy định như đối với
khai thác chính, trình Sở Nông nghiệp và PTNT phê duyệt và cấp phép
khai thác)
IV. KHAI THÁC TẬN THU, TẬN DỤNG TRONG RỪNG TỰ NHIÊN LÀ
RỪNG SẢN XUẤT.
1. Đối tượng khai thác tận thu, tận dụng:
1.1. Đối tượng tận dụng: Thực hiện theo đúng quy định tại điều 20 Quy
chế khai thác gỗ lâm sản ban hành kèm theo Quyết định 40/2005/QĐ-BNN.
1.2. Đối tượng tận thu: Là các loại gỗ nằm có nguồn gốc rõ ràng theo quy
định tại điều 23 Quy chế khai thác gỗ lâm sản ban hành kèm theo Quyết
định 40/2005/QĐ-BNN.
2. Nội dung thiết kế và thủ tục trình duyệt:
2.1 Đối với tổ chức:
Thực hiện theo đúng quy định tại điều 21 và điều 24 quy chế khai thác gỗ
lâm sản ban hành kèm theo Quyết định 40/2005/QĐ-BNN.
2.2 Đối với hộ gia đình cá nhân, cộng đồng dân cư thôn:
a) Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng thôn làm đơn và thống kê (theo mẫu
kèm theo) số cây, loại gỗ, sản lượng, địa danh khai thác tận thu, tận dụng
báo cáo UBND xã.

b) UBND xã tổng hợp khối lượng xin khai thác của các hộ gia đình trong
xã và xây dựng phương án hưởng lợi trình UBND huyện.
c) Phòng Nông nghiệp huyện chủ trì cùng với các ngành có liên quan,
UBND xã tiến hành thẩm định hiện trường, hồ sơ xin khai thác với các nội
dung sau:
+ Đối tượng rừng xin khai thác)
+ Diện tích, địa danh đưa vào khai thác)
+ Kiểm tra số hiệu, chất lượng cây bài khai thác, chủng loại, sản lượng gỗ
khai thác, tránh lợi dụng việc khai thác để chặt phá rừng.
Nếu đúng đối tượng được phép khai thác, trình Chủ tịch UBND huyện phê
duyệt và cấp phép khai thác)
d) Quyết định phê duyệt được gửi cho Sở Nông nghiệp & PTNT để tổng
hợp báo cáo UBND tỉnh, Bộ NN & PTNT và làm cơ sở tổ chức kiểm tra
theo quy định, đồng thời gửi Hạt kiểm lâm sở tại làm căn cứ kiểm tra giám
sát quá trình khai thác)
3. Đối với các khu rừng do chính quyền địa phương quản lý:

×