Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

giao an rau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.49 KB, 17 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐỀ NHÁNH: BÉ THÍCH RAU SẠCH LĨNH VỰC : PTNT HOẠT ĐỘNG HỌC: KPKH ĐỀ TÀI: BÉ CHỌN RAU GÌ? THỜI GIAN THỰC HIỆN: Thứ hai ngày 21 tháng 01 năm 2013 I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ nhận biết và gọi đúng tên một số loại rau - Trẻ biết phân biệt được các loại rau như: Rau ăn củ,rau ăn lá,rau ăn quả - Trẻ biết so sánh sự khác nhau giữa 2 loại rau: Cải cú và cải bèn - Phát triển ngôn ngữ: Biết nêu cảm nhận của trẻ về cảnh đẹp mà trẻ quan sát được. - Giáo dục trẻ biết ăn nhiều rau sẽ tốt cho sức khỏe,biết chăm sóc và tưới nước cho vườn rau của bé II. CHUẨN BỊ : - Bài soạn trên PP - Tranh lô tô về các loại rau,củ,quả cho trẻ chơi trò chơi - Một số loại rau,củ ,quả - Bài hát, bài đồng dao, trò chơi * Phương pháp : Quan sát, đàm thoại, trò chơi III.TIẾN HÀNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: * Hoạt động 1: - Cô cho trẻ đọc bài đồng dao : Họ nhà rau - Cô hỏi : Các con vừa đọc bài đồng dao có những loại rau gì ? * Bây giờ cô cháu mình cùng đi thăm vườn rau nhà bé nhé! - Cô cho trẻ quan sát tranh vườn rau trên máy vi tính. Sau mỗi bức tranh trẻ quan sát, cô cho trẻ nêu cảm nhận của trẻ về vẻ đẹp của bức tranh mà trẻ được xem - Cô gợi hỏi để trẻ nêu một số loại rau, củ, quả mà trẻ biết * Hoạt động 2: - Cô cho trẻ quan sát các loại rau + Rau ăn lá: Rau cải bèn, rau cải cay, rau dền, rau má, rau bồ ngót...( Trẻ xem, trả lời và đọc) - Cô cho trẻ quan sát, nhận xét và nêu đặc điểm chính của từng loại rau ăn lá ( Trẻ trả lời và đọc) + Rau ăn củ : Cà rốt, củ cải, su hào, khoai tây, khoai lang... - Cô cho trẻ quan sát, nhận xét, gọi tên và nêu đặc điểm các loại rau ăn củ ( Trẻ quan sát trả lời và đọc) + Rau ăn quả : Cà chua, dưa leo, dưa gang, bầu, bí, đậu côve... _ Trẻ nêu đặc điểm và gọi tên các loại rau ăn quả * So sánh : - Cho trẻ so sánh rau cải bèn với rau cải củ + Giống nhau: Đều gọi là rau cải + Khác nhau : - Cải bèn là rau ăn lá có thể ăn sống hoặc ăn chín - Cải củ : Vừa ăn lá, vừa ăn củ, không ăn sống được.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Ngoài ra còn có rất nhiều loại qua, củ, quả khác nữa các con hãy kể cho cô và các bạn nghe với nào? ( Trẻ kể) - Các con hãy kể tên một số món ăn được chế biến từ các loại rau ( Trẻ kể) - Cô cho trẻ kể một số loại nước uống được chế biến từ các loại rau - Cô giáo dục trẻ phải biêt ăn các loại rau sẽ tốt cho sức khỏe + Trò chơi 1: Đi chợ mua rau - Cô phổ biến luật chơi , cách chơi cho trẻ - Cô chia trẻ làm 3 đội chơi, yêu cầu mỗi đội chọn một loại rau, đội nào chọn đúng và được nhiều hơn đội đó sẽ thắng * Trò chơi 2 : Ai nhanh hơn - Cách chơi: Cô chia trẻ thành 3 vong tròn và chuẩn bị cho mỗi đội một giỏ đựng các loại rau - Cô yêu cầu mỗi đội thi đua phân nhóm số rau trong giỏ làm 3 loại( Rau ăn lá, rau ăn củ, rau ăn quả), đội nào chọn nhanh và đúng đội đó thắng * Hoạt động 3: - Nhận xét, tuyên dương trẻ, cô dặn dò trẻ chú ý và phát huy tài năng sẳn có của mình để tham gia học tập - Hát bài : Qủa * Nhận xét- Đánh giá: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ........................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(3)</span> KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐỀ NHÁNH: BÉ THÍCH RAU SẠCH LĨNH VỰC : PTNN HOẠT ĐỘNG HỌC : LQCC ĐỀ TÀI : BÉ VỚI CHỮ l THỜI GIAN THỰC HIỆN: Thứ ba ngày 22 tháng 01 năm2013 I/. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU :. - Trẻ nhận biết và phát âm đúng âm chữ cái I - Trẻ nhận ra chữ l trong tiếng, từ, câu - Thông qua trò chơi rèn luyện cho trẻ tính nhanh nhẹn hứng thú và phát triển khả năng nhận biết chữ cái, vốn từ cho trẻ. - Giáo dục tính cẩn thận, kỷ thuật, trật tự khả năng chú ý tốt. II/. CHUẨN BỊ :. - Các thẻ chữ cái. - Đĩa có tranh dán các từ. - Phần mềm PP * Phương pháp : - Quan sát – luyện tập – trò chơi. III.TIẾN HÀNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: *.Hoạt động 1: - Cô cho trẻ đọc bài đồng dao: “ Họ nhà rau ” - Các con vừa đọc bài đồng dao nói về các loại rau gì? *.Hoạt động 2: - Cô cho trẻ xem hình ảnh về một số loại rau, củ , quả trên màn hình - Trẻ kể tên một số loại rau, củ, quả mà trẻ quan sát được. - Thế các con nhìn xem đây là củ gì ?( củ khoai lang) - Dưới tranh cô cũng có từ “ củ khoai lang ”( Trẻ đọc) - Cô cho trẻ ghép chữ cái thành băng từ giống như cô. - Sau khi trẻ ghép xong cô cho trẻ nhận xét xem có chữ cái nào giống nhau ( Trẻ nhận xét và trả lời) - Cô gọi trẻ lên lấy những chữ đã học để lại chữ l *Cô giới thiệu : Hôm nay cô sẽ cho các con học chữ l nhé! - Cho cháu đọc chữ l ( Lớp, tổ, nhóm, cá nhân đọc) - Cho cháu nói cấu tạo của chữ l + Chữ l: có một nét sổ thẳng dài. - Bây giờ chúng ta cùng kiểm tra lại trên máy xem các bạn đã nói đúng cấu tạo của chữ cái l không nhé . - Cô cho trẻ xem trên máy cấu tạo của chữ cái l - Cô cho trẻ nhắc lại cấu tạo của chữ l - Cô giới thiệu các kiểu chữ cho trẻ xem: in hoa,viết thường, * Trò chơi 1: “Bé nào nhanh hơn” - Yêu cầu: Trẻ tìm đĩa có chữ cái l - CC: Chia trẻ thành 3 đội sau đó cho trẻ lên chọn những chữ cái l có trong các từ dán trên đĩa mang về cho đội của mình. Đội nào tìm được nhiều thẻ chữ l đội đó thắng.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Cho cả lớp đọc đồng dao “ Họ nhà rau ” * Trò chơi 2: “ Ai thông minh hơn” - Trên màn hình có tranh “ dưa leo” dưới tranh cô có băng từ.Tiếp tục cô cho trẻ quan sát xem băng từ cô đưa ra : dưa … eo.” còn thiếu chữ gì ? Cô cho trẻ lên chơi trên máy còn các bạn ở dưới chọn chữ cái còn thiếu đưa lên. Cho trẻ chơi nhiều lần. * Trò chơi 3: “ Ai nhanh hơn” - Yêu cầu : Tìm các loại rau,củ,quả có dán chữ l bỏ vào rỗ của đội mình - CC: Cô chia lớp thành 3 đội cô chuẩn bị các loại rau, củ, quả có gắn các chữ cái l và các chữ cái đã học.Cô yêu cầu các đội lên chọn những các loại rau,củ, quả chứa chữ cái l để cắm vào rỗ của đội mình. Đội nào tìm được nhiều rau,củ,quả có chứa chữ l đội đó thắng * Giáo dục: Trẻ biết ích lợi của các loại rau,củ,quả,trẻ biết ăn các loại rau sẽ tốt cho sức khỏe *.Hoạt động 3: - Nhận xét tuyên dương trẻ * Nhận xét- Đánh giá: ……………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………........

<span class='text_page_counter'>(5)</span> KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐỀ NHÁNH: BÉ THÍCH RAU SẠCH LĨNH VỰC : PTTM HOẠT ĐỘNG HỌC : TẠO HÌNH ĐỀ TÀI: XÉ DÁN RAU, CỦ, QUẢ THỜI GIAN THỰC HIỆN: Thứ năm ngày 24 tháng 01 năm 2013 I. Mục đích yêu cầu: - Biết phối hợp màu sắc,các kỹ năng xé khác nhau : nét xiêng,nét thẳng… để tạo thành bức tranh rau,củ,quả - Biết cảm nhận cái đẹp và nói lên cảm nhận của trẻ về cái đẹp trong tác phẩm của mình và của bạn. - Phát triển trí tưởng tượng và óc sáng tạo cho trẻ - Giaos dục tính cẩn thận,khóe léo để tạo ra sản phẩm và biết ăn các loại rau sẽ tốt cho sức khỏe II. Chuẩn bị: - Hình ảnh về các loại rau,củ,quả. - Giấy màu, rỗ nhựa, hồ dán, khăn lau - Giá trưng bày tranh vẽ của trẻ. III. Tiến hành tổ chức hoạt động: *Hoạt động 1: - Cùng cô đọc bài : “Họ nhà rau” - Các con vừa đọc bài gì? Nói về các loại rau gì? * Vậy hôm nay cô sẽ cho các con xé dán các loại rau,củ, quả nhé! * Hoạt động 2: - Cô cho trẻ xem một số hình ảnh về các loại rau,củ,quả - Cho trẻ quan sát và nói tên rau,củ,quả ,màu sắc của các cây rau,củ,quả đó. - Các loại rau,củ,quả đã mang lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích vậy các con có thích xé các loại rau,củ,quả cùng cô không? - Cô cho trẻ xem một số tranh xé của cô về rau,củ,quả - Cho trẻ quan sát và nhận xét các tranh vẽ của cô : cô xé rau,củ,quả gì, hình dạng của rau,củ,quả như thế nào ? - Cô nhắc lại sơ qua cách xé cho trẻ nhớ. - Mỗi bé chọn màu và sử dụng đôi bàn tay khéo léo của mình để xé tạo thành tranh về các loại rau, củ ,quả * Thực hành : - Cô cho trẻ về bàn để thực hiện bài xé của mình - Trong quá trình trẻ thực hiện, cô nên gợi ý để trẻ sáng tạo trong việc lựa chọn chủ đề để xé, sử dụng nguyên vật liệu và phối hợp màu sắc cho đẹp mắt. * Trưng bày sản phẩm: - Hết thời gian quy định, cô cho bé trưng bày tranh. - Cô và các bạn cùng đi tham quan tranh các góc và gợi ý cho trẻ nói lên vẻ đẹp trong sản phẩm của mình. - Giáo dục:Trẻ biết ăn cá loại rau,củ, quả sẽ tốt cho sức khỏe * Hoạt động 3: - Nhận xét –tuyên dương và thu dọn đồ dùng.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> * Nhận xét- Đánh giá: ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………….....

<span class='text_page_counter'>(7)</span> KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐỀ NHÁNH : BÉ THÍCH RAU SẠCH LĨNH VỰC : PTNN HOẠT ĐỘNG HỌC : LQVH ĐỀ TÀI: THƠ : VÈ CÁC LOẠI CỦ Thời gian thực hiện: Thứ năm ngày 24 tháng 01 năm 2013 I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ hiểu được nội dung bài vè và đọc thơ diễn cảm - Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách mạch lạc, phát âm chuẩn.. - Giáo dục trẻ biết ăn các loại rau,củ, quả sẽ tốt cho sức khỏe II.CHUẨN BỊ: - Tranh về nội dung bài vè - Chuẩn bị bài dạy bằng giáo án điện tử * PHƯƠNG PHÁP: - Quan sát –trò chuyện- luyện tập . III: TIẾN HÀNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: 1/. HOẠT ĐỘNG 1: - Cho trẻ chơi trò chơi : “ Gieo hạt ” - Hỏi trẻ : Gieo hạt nẩy mầm thành gì? * Cô có bài vè nói về các loại củ đấy! bây giờ cô sẽ đọc cho các con nghe nhé! 2/. HOẠT ĐỘNG 2: - Cô diễn cảm lần 1. - Cô đọc lần 2 kết hợp cho trẻ xem hình ảnh trên máy - Cô vừa cho trẻ xem tranh và trích dẫn: + Bài vè kể về gia đình loại củ, các loại củ nầy ăn ngon và bổ, vậy các con cần phải biết ăn các loại củ nầy sẽ tốt cho sức khỏe của mình nhé! *Đàm thoại : - Bài vè cô đọc có tên là gì? , do ai sáng tác? ( Vè các loại củ, do Nguyễn Thị Bích sáng tác) - Bài vè kể về các loại củ gì? - Đạc điểm và hình dáng của các loại củ đó như thế nào? - Các loại củ đó dùng để làm gì? * Cô giáo dục trẻ: Các con phải biết ăn các loại củ nầy vì nó có nhiều chất bổ giúp cho cơ thể mạnh khỏe và làm cho làn da thêm đẹp *Dạy trẻ đọc bài vè: -Cô cho trẻ đọc bài vè cùng cô 2-3 lần,thể hiện diễn cảm - Cô cho từng tổ đọc bài vè - Cô cho nhóm đọc bài vè - Cô mời từng cá nhân lên thi đọc bài vè diễn cảm 3/. HOẠT ĐỘNG 3 : - Nhận xét , tuyên dương trẻ. - Hát và vận động bài : Qủa 4/NHẬN XÉT- ĐÁNH GIÁ:.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐỀ NHÁNH : BÉ THÍCH RAU SẠCH LĨNH VỰC : PTVĐ HOẠT ĐỘNG HỌC : THỂ DỤC ĐỀ TÀI : ĐI TRÊN DÂY Thời gian thực hiện: Thứ ba ngày 22 tháng 1 năm 2013 I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Trẻ biết đi trên dây đúng kĩ thuật - Phát triển cơ chân cho trẻ - Tham gia tích cực vào trò chơi - Rèn luyện kỹ năng nhanh nhẹn trong giờ học ,tính tập trung , chú ý . - Giúp cho cơ thể khoẻ mạnh linh hoạt trong mọi hoạt động. II/ CHUẨN BỊ : - Sân tập rộng, sạch sẽ - Dây thừng - Xắc xô * Phương pháp : dùng lời, trực quan, thực hành.. III/ CÁCH TIẾN HÀNH : 1/.HOẠT ĐỘNG 1 : - Cho trẻ đi, chạy thành vòng tròn kết hợp các kiểu chân.: đi bằng mũi bàn chân, chạy nhanh,đi bằng gót chân, chạy chậm... theo hiệu lệnh của cô. - Sau đó cho trẻ chuyển thành 3 hàng ngang. 2/.HOẠT ĐỘNG 2 : * Bài tập phát triển chung: - Hô hấp: - ĐT tay- vai : Đưa 2 tay lên cao ,ra phía trước ,sang 2 bên ( kết hợp với vẫy bàn tay, quay cổ tay kiểng chân) ( 2 lần 8 nhịp) - ĐT bụng lườn : Cúi người hai tay chạm mũi bàn chân. - ĐT chân : Nhảy lên đưa 2 chân sang ngang ( 4 lần 8 nhịp ) + Động tác hổ trợ : Chân + Đội hình : 2 hàng ngang * Vận động cơ bản : “ Đi trên dây” - Cô cho trẻ chyển đội hình 2 hàng ngang đứng đối diện cách nhau 3-4 m - Cô giới thiêu : Hôm nay cô sẽ cho các con học bài thê dục “ Đi trên dây” - Cô làm mẫu lần 1:Không phân tích . - Cô thực hiện lại lần 2 kết hợp phân tích kỹ thuật : + TTCB: Đứng trước một đầu dây, hai tay buông thả tự nhiên, mắt nhìn thẳng, khi nào có hiệu lệnh của cô các con bắt đầu đi trên dây kết hợp chân nọ tay kia ( Chân chạm vào dây). Các con đi đến cuối dây rồi về cuối hàng tiếp tục bạn khác đi - Cho trẻ lên thực hiện thử.: 3-4 cháu. - Cho trẻ ở 2 hàng lên thực hiện lần lượt.Cô chú ý sửa sai cho trẻ kịp thời - Cả lớp – nhóm – cá nhân thi đua nhau tâp luyện dưới nhiều hình thức * TCVĐ: " kéo co" - Cô nói rõ luật chơi,cách chơi - Cô hướng dẫn cho trẻ cách chơi và cho trẻ chơi 3-4 lần..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> 3/. HOẠT ĐỘNG 3: - Cho trẻ đi vòng tròn và kết hợp hít thở nhẹ nhàng. 4/ NHẬN XÉT - ĐÁNH GIÁ: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ........................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(10)</span>

<span class='text_page_counter'>(11)</span> KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐỀ NHÁNH : BÉ THÍCH RAU SẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC: LQVT ĐỀ TÀI: GHÉP THÀNH CẶP NHỮNG ĐỐI TƯỢNG CÓ MỐI LIÊN QUAN Thời gian thực hiện: Thứ tư ngày23 tháng 1 năm 2013 I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ biết ghép thành cặp những đối tượng có mối liên quan - Rèn luyện trí thông minh,óc sáng tạo cho trẻ. - Trẻ nhanh nhẹn trong giờ chơi, tham gia hứng thú. - Giáo dục trẻ biết được ăn các loại rau,củ,quả II.CHUẨN BỊ: - Các nhóm rau,củ,quả để trẻ ghép thành cặp - Tranh lô tô cho trẻ chơi trò chơi * PHƯƠNG PHÁP: - Quan sát – trò chuyện - luyện tập. III. CÁCH TIẾN HÀNH : 1. Hoạt động 1: - Cho trẻ đọc bài đồng dao : “ Rềnh rềnh,ràng ràng” - Các con vừa đọc bài đồng dao gì? Nói về cái gì? * Hôm nay cô cùng các con ghép thành cặp các loại rau,củ,quả có mối liên quan với nhau nhé! 2. Hoạt động 2: - Cô cho trẻ xem các loại rau, củ, quả trên màn hình ( Trẻ xem và trả lời) - Cô cho trẻ xem rau cải cay và rau cải củ, trẻ xem và nhận xét xem hai loại rau cải nầy như thế nào với nhau( Trẻ xem và trả lời) - Vậy hai loại rau cải nầy có mối liên quan gì với nhau? - Tiếp theo cô cho trẻ xem rau dền đỏ và rau dền xanh và hỏi tương tự ( Trẻ xem và trả lời) - Cô cho trẻ xem củ cà rốt và củ khoai lang và hỏi trẻ hai loại rau củ nầy có mối liên quan gì với nhau ( Trẻ trả lời) - Cô cho trẻ xem củ su hào và củ đậu phụng và hỏi tương tự - Cô cho trẻ xem quả cà chua và quả bí đỏ và hỏi trẻ hai loại rau ăn quả nầy có mối liên quan gì với nhau ( Trả lời) - Tiếp theo cô cho trẻ xem quả dưa leo và quả bầu và hỏi tương tự - Tương tự như vậy cô cho trẻ tìm các loại rau,củ,quả để ghép thành cặp những đối tượng có mối liên quan với nhau + Trò chơi : Ai nhanh hơn - Yêu cầu: Trẻ dùng bút nối những cặp đối tượng có mối liên quan với nhau - Chuẩn bị: 3 tranh vẽ có nội dung của bài học CC : cô chia trẻ làm 3 đội chơi, yêu cầu trẻ lên dùng bút nối các cặp đối tượng có mối liên quan với nhau. Đội nào nối nhanh và đúng đội đó thắng + Trò chơi : “ Thử tài của bé” - Yêu cầu: Trẻ chọn nhanh những cặp rau,củ,quả có mối liên quan với nhau bỏ vào rỗ.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Chuẩn bị : Các loại rau,củ,quả để trẻ chọn, rỗ nhựa - Cách chơi : Cô cho trẻ ngồi thành 3 vòng tròn và cho trẻ chọn các loại rau,củ,quả có mối liên quan với nhau bỏ vào rỗ, đội nào chọn nhanh và đúng đội đó - Giáo dục trẻ biết ăn các loại rau, củ,quả sẽ tốt cho sức khỏe 3. Hoạt động 3: - Nhận xét tuyên dương trẻ. - Cả lớp hát bài : “ Qủa” 4. Nhận xét - Đánh giá: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ........................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(13)</span> KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐỀ: BÉ THÍCH RAU SẠCH LĨNH VỰC: PTTM HOẠT ĐỘNG HỌC : HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC ĐỀ TÀI : DH: LÚA NGÔ LÀ CÔ ĐẬU NÀNH NH; ĐUỔI CHIM , TC: AI NHANH HƠN THỜI GIAN THỰC HIỆN : Thứ sáu ngày 25 tháng 1 năm 2013 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: -. Trẻ thuộc bài hát và hát rõ lời bài hat: Lúa ngô là cô đậu nành Biết chú ý lắng nghe cô hát, biết thể hiện cảm xúc cùng cô Tham gia tích cực vào trò chơi Giáo dục trẻ biết được ích lợi của cá loại rau,củ,quả. II. CHUẨN BỊ: - Các slide giáo án điện tử của bài dạy - Phách gõ - Băng, đĩa nhạc., - Một số nhạc cụ âm nhạc, quà tặng * Phương pháp: Làm mẫu, đàm thoại,luyện tập III.TIẾN HÀNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: *Hoạt động 1: - Cô cho trẻ chơi trò chơi:Gieo hạt -Cô hỏi: Gieo hạt nẩy mầm thành gì? ( Trẻ trả lời) - Hôm nay cô sẽ dạy cho các con hát bài; Lúa ngô là cô đậu nành nhé! * Hoạt động 2: +Dạy bài hát: bài : Lúa ngô là cô đậu nành - Cô hát cho trẻ nghe lần 1, đệm đàn - Cô hát cho trẻ nghe lần 2, cô đánh nhịp - Cô tập cho trẻ hát theo cô từng câu cho đến hết bài 3 lần, cô chú ý sửa sai - Cô tập cho cả lớp, nhóm, cá nhân hát cô chú ý sửa sai + Nghe hát: Đuổi chim - Cô giới thiệu và hát cho trẻ nghe lần 1 thể hiện tình cảm - Cô mở máy hát lần 2 do cô ca sĩ thể hiện.Cô cùng trẻ thể hiện cảm xúc +Trò chơi âm nhạc: Ai nhanh hơn - Cô phổ biến luật chơi,cách chơi cho trẻ. - Cô đặt vòng xuống đất và chọn các cháu ra chơi, cô bắt một bài hát và cho trẻ đi vòng tròn, khi nào có hiệu lệnh của cô các con nhanh chân nhảy vào vòng tròn ( mỗi vòng tròn chỉ một trẻ) Ai chậm chân sẽ bị phạt.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Cô cho trẻ chơi 4-5 lần * Hoạt động 3: kết thúc - Cô cho cả lớp hát lại bài: Lúa ngô là cô đậu nành - Cô nhận xét –tuyên dương trẻ *Nhận xét- Đánh giá: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ........................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(15)</span> KỂ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TUẦN CHỦ ĐỀ NHÁNH: BÉ THÍCH RAU SẠCH Tuần : 4 HĐ Đón trẻ Thể dục sáng. Thực hiện từ ngày:21/1/13-25/01/13 THỨ HAI. THỨ THỨ SÁU NĂM Cô đón trẻ vào lớp, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng vào nơi quy định Trò chuyện với trẻ về rau sạch của bé Trao đổi với phụ huynh về tình hình của lớp. Thể dục buổi sáng: Tập thể dục với nơ Hô hấp: thổi nơ Tay- vai: hai tay đưa ra phía trước- sang ngang Bụng- lườn: ngửa người ra sau , kết hợp tay giơ lên cao, chân bước sang phải, trái Chân- Bật: Khuỵu gối. Hoạt động học. KPKH: Bé chọn rau gì?. Chơi và Hoạt động ngoài trời. -Ôn bài hát “ Qủa” -Chơi dân gian“ Dung dăng dung dẻ” Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời. Chơi và -Góc phân hoạt động vai: Chơi gia ở các góc đình nấu ăn, bán rau,củ,quả -Góc âm nhạc: Hát các bài hát về chủ. THỨ BA. LQCC: Bé với chữ l TD: Đi trên dây. THỨ TƯ. LQVT: Ghép thành cặp đối tượng có mối liên quan. LQVH: \ Vè các loại củ TH: Xé dán rau,củ,quả. -Làm quen với bài vè: Các loại rau,củ,quả -Chơi vận động: “ gieo hạt” -Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời. -Góc xây dựng:xây dựng vườn rau của bé - Góc học tập: - Tập tô các chữ. -Góc sách: xem các loại sách báo về rau,củ,quả -Góc kidmard: khám phá ngôi nhà bealy và ứng dụng vào chủ đề. Góc phân vai: đóng vai gia đình, gian hàng bán rau,củ,quả, người làm. GDAN: DH: Lúa ngô là cô đậu nành NH: Đuổi chim TC: Ai nhanh hơn -Quan sát tranh về rau,củ,quả -Chơi vận động: “ thả đỉa ba ba” -Vẽ tự do trên sân và chơi tự do với đồ chơi ngoài trời -Góc xây dựng: vườn rau của bé -Góc kidmard: chơi trò chơi với.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> đề rau,củ,quả -Góc kidmart: khám phá ngôi nhà của bealy.. Hoạt động buổi chiều: chơi và hoạt động theo ý thích. Trả trẻ. Vệ sinh chiều Ăn chiều ôn bài hát” Qủa” Chơi hoạt động góc. cái đã học, chữ số. Chọn rau,củ,quả có chữ cái cắm vào lọ theo yêu cầu trong bình cô chuẩn bị.. rau,củ,quả -Góc âm nhạc: hát, thể hiện các bài hát bài thơ,vèvềrau,củ,quả -Góc thiên nhiên: chăm sóc cây, chơi với cát, nước. vườn. -Góc dân gian: vuốt hột nổ, gieo hạt... -Góc học tập: chơi ghép thành cặp đối tượng có mối liên quan chơi với các số, khối... Vệ sinh chiều Vệ sinh Ăn chiều chiều Ăn chiều Làm quen với bài Làm quen vè ” Các loại củ” với vở làm quen với Chơi hoạt động toán góc Hoạt động góc. Vệ sinh chiều Ăn chiều Cho trẻ học trong vở làm quen chữ cái Chơi hoạt động góc Trao đổi với phụ huynh về tình hình của cháu ở trường.. P. Hiệu trưởng. Tổ trưởng chuyên môn. Trần Thị Kim Chi. Nguyễn Thị Thúy Hằng. ngôi nhà bealy -Góc tạo hình: Vẽ, tô màu, xé dán, về rau,củ, quả. Vệ sinh chiều Ăn chiều Nhận xét cuối tuần.. Giáo viên lập kế hoạch. Trần Thị Lệ Thủy.

<span class='text_page_counter'>(17)</span>

<span class='text_page_counter'>(18)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×