Tải bản đầy đủ (.ppt) (47 trang)

Ung xu su pham

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (424.75 KB, 47 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GIÁO DỤC THẠCH THÀNH TRƯỜNG TH THÀNH MỸ. Chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> HỘI THI KiẾN THỨC – KỸ NĂNG SƯ PHẠM. CÁC ĐỘI THI. Đội 1: Đội 2 Đội 3.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> HỘI THI KiẾN THỨC – KỸ NĂNG SƯ PHẠM. NỘI DUNG 1. CHÀO HỎI, GiỚI THIỆU 2. TRẢ LỜI NHANH CÂU HỎI 3. ỨNG XỬ TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM 4. NĂNG KHIẾU.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> HỘI THI KiẾN THỨC – KỸ NĂNG SƯ PHẠM. Phần 1: chào hỏi, giới thiệu Lần lượt các đội sẽ tự giới thiệu về đội mình, sao cho hấp dẫn và ý nghĩa. Giám khảo sẽ chấm điểm cho các đội theo các tiêu chí: Nội dung, trang phục, tính hấp dẫn. Điểm tối đa của mỗi đội đạt được trong phần này là 20 điểm Nội dung: 10 điểm; trang phục 5 điểm; tính hấp dẫn 5 điểm. Điểm của mỗi đội do GK thống nhất và cho điểm. - Thời gian dành cho mỗi đội ở phần này là 5 phút..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> HỘI THI KiẾN THỨC – KỸ NĂNG SƯ PHẠM. Phần 1: CHÀO HỎI 1. ĐỘI 1: Xin mời các thành viên của đội 2. ĐỘI 2: Xin mời các thành viên của đội 3. ĐỘI 3: Xin mời các thành viên của đội.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> HỘI THI KiẾN THỨC- KỸ NĂNG SƯ PHẠM. KG. Phần 2. Boác thaêm Trả lời nhanh câu hỏi.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Luật chơi phần 2 Có 6 gói câu hỏi, mỗi gói có 6 câu hỏi nhỏ. Mỗi đội sẽ bốc thăm 2 gói câu hỏi và trả lời nhanh theo gói câu hỏi của đội mình bốc được. -Trả lời đúng 1 câu trong vòng 10 giây được 10 điểm. - Hết 10 giây nếu không trả lời được hoặc trả lời sai thì các đội còn lại được quyền phát tín hiệu xin trả lời, trả lời đúng được 5 điểm..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Gói 1. Gói 2. Gói 3. Gói 4. Gói 5. Gói 6.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Câu hỏi gói 1 Câu 1: Theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Chương trình giáo dục phổ thông, Mục tiêu cơ bản giáo dục tiểu học là: a)Tất cả trẻ em đều được đi học cấp tiểu học b)Trẻ 6 tuổi vào học lớp 1 và trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học c)Tất cả trẻ em khuyết tật được đi học cấp tiểu học d)Hình thành những cơ sở ban đầu về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẫm mĩ để tiếp tục học Trung học cơ sở Câu 2:Biết cộng, trừ, nhân, chia số thập phân là kiến thức cần đạt được của khối lớp nào? a)Lớp 4 b)Lớp 3 c)Lớp 5 d)Lớp 2 Câu 3: Chương trình tiểu học 175 tuần là gì? A: Số tuần học của lớp 1 đến lớp 5 trong 1 năm. B: Số tuần học bắt đầu tính từ lớp 1 đến lớp 5. C: Số tuần học của các môn học trong chương trình Tiểu học..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Câu 4:Bài chính tả ở lớp 3, nghe – viết, nhớ - viết có độ dài khoảng bao nhiêu? a)50 chữ đến 60 chữ b)60 chữ đến 65 chữ c)60 chữ đến 70 chữ d)70 chữ đến 80 chữ Câu 5:Một trong những Tiêu chí theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học về Chấp hành quy chế của ngành, quy định của nhà trường, kỷ luật lao động là: a)Chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước b)Đảm bảo ngày công; lên lớp đúng giờ, không tuỳ tiện bỏ lớp học, bỏ tiết dạy; chịu trách nhiệm về chất lượng giảng dạy và giáo dục ở lớp được phân công c)Chấp hành các quyết định của pháp luật, đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa gia đình và khu vực d)Thực hiện nghiêm túc các quy định của địa phương.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Câu 6:Theo Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT ngày 27/10/2009 của Bộ GDĐT, căn cứ để xếp loại học lực môn học kỳ I (HLM.KI) và học lực môn cả năm (HLM.N) đối với các môn học đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét là: a) HLM.HKI là trung bình cộng của điểm kiểm tra giữa kỳ I và cuối kỳ I b) HLM.N là trung bình cộng của điểm kiểm tra HKI và HKII c) HLM.HKI là điểm KTĐK.CKI; HLM.N là điểm KTĐK.CN d) Câu a, b đều đúng.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Câu hỏi gói 2 Câu 1:Kế hoạch giáo dục tiểu học đối với lớp 5 được quy định bao nhiêu môn học? a)10 môn học. b)9 môn học. c)8 môn học. d)11 môn học. Câu 2:Môn Toán ở cấp tiểu học có những mạch kiến thức nào? a)Số học; Đại lượng và đo đại lượng; Yếu tố hình học b)Đại lượng và đo đại lượng; Yếu tố hình học; Giải toán có lời văn c)Số học; Giải toán có lời văn ; Yếu tố hình học, Yếu tố thống kê. d)Số học; Đại lượng và đo đại lượng; Yếu tố hình học; Giải toán có lời văn Câu 3:Lúc đọc sách, khoảng cách giữa mắt với sách là: a)20 cm. b)25 cm. c)30 cm. d)35 cm.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Câu 4:Kĩ năng đọc lớp 4 với tốc độ là bao nhiêu chữ trong 1 phút: a)60 – 70 chữ. b)70 – 80 chữ. c)90 – 100 chữ. d)120 – 140 chữ. Câu 5:Theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/5/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, xếp loại chung cuối năm của giáo viên gồm có các loại: a)Đạt yêu cầu; Chưa đạt. b)Tốt; Khá; Trung bình; Yếu. c)Tốt; Khá; Trung bình; Kém. d)Xuất sắc; Khá; Trung bình; Kém. Câu 6: Căn cứ công văn số 717/BGDĐT-GDTH ngày 11/02/2010 của Bộ GDĐT, Học lực môn năm đối với các môn học tự chọn chỉ sử dụng để: a)Xét lên lớp cuối năm b)Xếp loại giáo dục cả năm c)Xét khen thưởng học sinh d)Cả a và b đều đúng.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> câu hỏi gói 3 Câu 1:Tính chất giao hoán của phép cộng và phép nhân được chính thức gọi tên bắt đầu từ khối lớp nào? a) Khối 2. b) Khối 4. c) Khối 3. d) Khối 5. Câu 2:Trong một năm học, môn Đạo đức có bao nhiêu tiết? a)30 tiết. b)35 tiết. c)70 tiết. d)45 tiết. Câu 3:Về mặt kiến thức, mục tiêu của môn Âm nhạc nhằm giúp học sinh: a)Học hát, phát triển khả năng âm nhạc, tập đọc nhạc b)Tập đọc nhạc c)Phát triển khả năng âm nhạc, làm cơ sở trở thành ca sĩ d)Học hát, phát triển khả năng âm nhạc.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Câu 4:Về Yếu tố hình học, giáo viên lớp 1 giúp học sinh nhận biết các hình: a)Hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn b)Hình chữ nhật, hình vuông, hình tam giác c)Hình vuông, hình tròn, hình tam giác d)Hình chữ nhật, hình vuông, hình tam giác và hình tròn Câu 5: Những trường hợp nào sau đây viết đúng chính tả? a) dập dờn b) rập rờn c) dập rờn d) Cả a và b đều đúng. Câu 6:Theo Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT ngày 27/10/2009 của Bộ GDĐT, xếp loại học lực môn đối với các môn học được đánh giá bằng nhận xét gồm các loại sau: a)Hoàn thành (A) b)Chưa hoàn thành (B) c)Hoàn thành (A); Chưa hoàn thành (B) d)Hoàn thành (A); Hoàn thành tốt ( A + ) và Chưa hoàn thành (B).

<span class='text_page_counter'>(16)</span> câu hỏi gói 4 Câu 1:Mục tiêu quan trọng nhất của môn Tiếng Việt là: a)Hình thành và phát triển ở học sinh kỹ năng đọc, viết b)Hình thành và phát triển ở học sinh kỹ năng đọc, viết, nghe, nói c)Hình thành và phát triển ở học sinh kỹ năng nghe, nói d)Hình thành và phát triển ở học sinh kỹ năng nghe, viết Câu 2:Dạy học môn Đạo đức nhằm chuyển các giá trị đạo đức xã hội thành tình cảm, niềm tin và hành vi đạo đức của học sinh. Vì vậy phương pháp dạy học cơ bản của môn Đạo đức là: a)Giáo viên thuyết giảng b)Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động c)Giáo viên tổ chức cho học sinh tự học d)Giáo viên hướng dẫn, giúp đỡ học sinh hoạt động để chiếm lĩnh nội dung bài học Câu 3:Môn Khoa học được dạy ở khối lớp nào của cấp tiểu học? a)Lớp 1, lớp 2. b)Lớp 2, lớp 3. c)Lớp 1, lớp 2, lớp 3. d)Lớp 4, lớp 5.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Câu 4:Theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/5/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, thành phần nào tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên. a)Tổ chuyên môn, Hiệu trưởng, Hội đồng trường b)Giáo viên tự đánh giá, Tổ chuyên môn, Hiệu trưởng c)Tổ chuyên môn, Tổ Công đoàn, Hiệu trưởng d)Hiệu trưởng Câu 5:Nguyên tắc đánh giá và xếp loại học sinh theo Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT ngày 27/10/2009 của Bộ GDĐT là: a)Kết hợp đánh giá định lượng và định tính b)Đánh giá phải kịp thời để nhằm khuyến khích học sinh học tập tiến bộ hơn c)Để thông báo kịp thời tình hình học tập của học sinh đến gia đính các em d)Tất cả ý trên đều đúng Câu 6:Theo Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Xây dựng Trường học thân thiện – Học sinh tích cực, nội dung “Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh” a)4 lần KTĐT vào GKI, CK I, GKII, CKII b)2 lần KTĐK vào CK I và CKII c)2 lần KTĐK vào CK I và CN d)Cả 3 ý trên đều sai.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Câu hỏi gói 5 Câu 1: Nội dung chương trình Tiếng Việt được xây dựng theo nguyên tắc: a) Dạy học Tiếng Việt thông qua hoạt động giao tiếp b) Tận dụng những kinh nghiệm sử dụng Tiếng Việt của học sinh c) Vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học Tiếng Việt d) Cả 3 câu trên Câu 2:Môn Tự nhiên và Xã hội được dạy ở các khối lớp: a) Lớp 1, lớp 2 b) Lớp 2, lớp 3 c) Lớp 1, lớp 2, lớp 3. d) Lớp 4, lớp 5. Câu 3:Trong một năm học, môn Thể dục ở khối lớp 2 được giảng dạy bao nhiêu tiết? a) 18 tiết. b) 17 tiết. c) 35 tiết. d) 70 tiết.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Câu 4:Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/5/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học quy định về nội dung gì? a)Trình độ đào tạo của giáo viên tiểu học b)Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học c)Chuẩn đạo đức giáo viên tiểu học d)Năng lực hiểu biết của giáo viên tiểu học Câu 5:Học sinh được xếp loại hạnh kiểm vào thời điểm: a)Giữa học kì I, Cuối học kì I, Giữa học kì II và Cuối học kì II b)Học kì I và học kì II c)Cuối học kì I và Cuối năm học d)Tất cả ý trên đều sai Câu 6:Theo Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT ngày 27/10/2009 của Bộ GDĐT, khen thưởng học sinh có các danh hiệu sau: a)Học sinh Xuất sắc; Học sinh Tiên tiến b)Học sinh Giỏi, Học sinh Khá c)Học sinh Giỏi; Học sinh Tiên tiến d)Học sinh Xuất sắc; Học sinh Khá.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Câu hỏi gói 6 Câu 1: Phân môn Luyện từ và câu ở lớp 2,3 khác lớp 4,5 ở điểm nào? a) Chỉ có dạng bài lý thuyết b) Chỉ có dạng bài thực hành c) Không có gì khác nhau Câu 2: Đánh giá kết quả học tập môn Tự nhiên và Xã hội cần quan tâm các mặt: a) Kiến thức. b) Kĩ năng. c) Thái độ. d) Cả 3 câu trên. Câu 3: Nội dung dạy học môn Mĩ thuật cấp tiểu học: a) Vẽ theo mẫu, vẽ trang trí b) Vẽ tranh đề tài, thường thức mỹ thuật c) Tập nặn, tạo dáng d) Cả 3 câu trên.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Câu 4:Theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/5/2007 của Bộ GD& ĐT về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, mỗi yêu cầu có bao nhiêu tiêu chí? a)6 tiêu chí b)5 tiêu chí c)4 tiêu chí d)3 tiêu chí. Câu 5:Một trong những Tiêu chí theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học về Chấp hành pháp luật, chính sách của Nhà nước là: a)Chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước b)Có thái độ lao động đúng mực; hoàn thành các nhiệm vụ được phân công; cải tiến công tác quản lý học sinh trong các hoạt động giảng dạy và giáo dục c)Chấp hành các quyết định của pháp luật, đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa gia đình và khu vực d)Cả 2 câu b và c. Câu 6:Theo Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT ngày 27/10/2009 của Bộ GDĐT, ác môn học đánh giá bằng nhận xét của lớp 4, 5 gồm: a) Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Kỹ thuật, Thủ công, Thể dục b) Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Tự nhiên và Xã hội , Kỹ thuật, Thể dục ) Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công, Tự nhiên và Xã hội, Thể dục d) Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Kỹ thuật, Thể dục.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> KẾT THÚC PHẦN THI THỨ HAI CHÚC MỪNG CÁC ĐỘI ĐÃ HOÀN THÀNH PHẦN THI CỦA MÌNH.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> PHẦN THI THỨ 2: Ứng xử các tình huống sư phạm Luật chơi: - Lần lượt Các đội sẽ lựa chọn các tình huống hiện trên trên màn hình. Mỗi đội sẽ có 6 lần lựa chọn. - Điểm tối đa mỗi tình huống:10 điểm, là điểm của các giám khảo, sau khi hội ý thống nhất. - Thời gian cho mỗi tình huống là 30 giây..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> TĐ. HỘI THI KiẾN THỨC – KỸ NĂNG SƯ PHẠM. CÂU HỎI TÌNH HUỐNG. 1. 6. 11. 16. 2. 7. 12. 17. 3. 8. 13. 18. 4. 9. 14. 19. 5. 10. 15. 20. NK.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> HỘI THI KiẾN THỨC – KỸ NĂNG SƯ PHẠM. Tình huống1:Một giáo viên mới ra trường đã giải sai 01. bài toán nên dù học sinh đã làm đúng, cô giáo buộc các em làm lại bài sửa theo cô. Sự việc xảy ra đã lâu nhưng không thấy có phản ứng gì từ phía phụ huynh và học sinh. Khi biết chuyện, một số giáo viên già dặn hơn khuyên cô giáo trẻ hãy coi đây là “sự cố nghề nghiệp” cần rút kinh nghiệm chứ không nên “bươi” lại sự việc sẽ làm ảnh hưởng đến nghề nghiệp tương lai của mình. Bạn đồng ý với cách xử lý của đồng nghiệp hay có cách xử lý khác tế nhị, hay hơn?. Giải pháp định hướng:. - Giáo dục là một khoa học, hơn nữa môn Toán là môn khoa học với độ chính xác tuyệt đối, nên không thể chấp nhận sự sai số, nếu hiện tại chưa thấy chỗ sai thì đến lúc nào đó mọi người sẽ thấy chỗ sai, và, như vậy sẽ càng làm giảm sút uy tín người giáo viên. - Giáo viên không phải là người không thể có sai sót, điều quan trọng là nhận ra sai sót và điều chỉnh để hướng đến sự hoàn thiện, hoàn mỹ hơn. Vì vậy, giáo viên nên sẵn sàng nhận sai sót của mình trước học sinh và phụ huynh và điều chỉnh lại. Điều đó, sẽ không làm giảm mà ngược lại sẽ làm tăng thêm sự tín nhiệm của phụ huynh và học sinh..

<span class='text_page_counter'>(26)</span> lời và hoàn thành buổi– dạy mộtSƯcách HỘI THI KiẾN THỨC KỸ NĂNG PHẠM hoàn mỹ. Nhưng sau đó, hiệu trưởng biết được và đã gọi bạn và đồng nghiệp lên kiểm điểm, khiển trách một cách nghiêm khắc, yêu cầu không được tái phạm. Đồng nghiệp của bạn rất ấm ức, cho rằng hiệu trưởng quá nguyên tắc và máy móc, thời đại này cần quản lý “ Giải pháp định hướng: thoáng” một chút thì người dưới quyền - “Kỷ là tự giác”, người kỷ luậtlàm là người tự giác và hiệu thoải mái nhất. Hiệu sẽluật thoải mái vàtuân tựthủgiác việc có trưởng đã thực thi hoàn toàn đúng chức năng quản lý của mình, nếu không, cả trường quảcàng hơn. bạn? Bạn có phản sẽ ngày khôngCòn còn tuân thủ theo một kỷ luật, nguyên ứng tắc nào nữa. Giá như, người đồng nghiệp đã báo cáo hiệu trưởng xin phép và trình bày rõ việc dàn xếp lớp thì mọi như thế nào? việc thật tốt đẹp.. - Người đồng nghiệp có thái độ phản ứng như vậy là chủ quan, không đúng, vì rằng dù không bỏ lớp, vẫn có thể coi là đã hoàn thành nhiệm vụ được giao nhưng vi phạm nguyên tắc trong thực hiện nhiệm vụ. Bản thân người dạy thay không nên có phản ứng gì ngoài việc nhận khuyết điểm (cùng vi phạm nguyên tắc) và hứa khắc phục, đồng thời sẽ có lời khuyên nhủ đồng nghiệp..

<span class='text_page_counter'>(27)</span> HỘI THI KiẾN THỨC – KĨ NĂNG SƯ PHẠM. Tình huống 3: Hai học sinh đánh nhau, phụ huynh của một trong hai em học sinh đó đến lớp và gọi em học sinh kia ra, đe doạ đánh em học sinh này. Cả lớp xúm quanh lại, ồn ào và mất trật tự. Nếu bạn có mặt trong trường hợp đó, bạn sẽ xử lý như thế nào? Giải pháp định hướng: - Hỏi lý do về việc phụ huynh đó cần gặp học sinh. - Mời phụ huynh về văn phòng để giải quyết. - Cùng GVCN, Ban Nề nếp gặp 2 học sinh trong cuộc để tìm hiểu sự việc và có hướng giải quyết thích hợp..

<span class='text_page_counter'>(28)</span> HỘI THI KiẾN THỨC – KỸ NĂNG SƯ PHẠM. Tình huống 4:. Phòng bên cạnh lớp dạy của bạn là lớp dạy của một cô giáo lớn tuổi, có thâm niên và kinh nghiệm trong nghề. Cô giáo ấy rất nghiêm khắc, thậm chí hay la đánh học sinh và quản lý lớp rất trật tự, yên lặng. Trong khi đó, bạn quản lý lớp thân thiện, thoải mái hơn, trong giờ dạy thường tổ chức cho học sinh hoạt động nên lớp ồn ào. Mặc dù bạn không đồng ý với phương pháp giáo dục, quản lý lớp của cô giáo ấy nhưng chưa có dịp góp ý. Ngược lại đã nhiều lần cô giáo ấy than phiền với bạn, thậm chí đã phản ánh lên hiệu trưởng, hiệu trưởng cũng đã gọi bạn lên nhắc nhở. Trong tình huống như vậy, bạn hãy tìm cách xử lý thật tế nhị để không làm cô giáo kia phật lòng hay bị xúc phạm, còn hiệu trưởng thì hiểu được và phát huy phương pháp giáo dục mới của bạn.?. Giải pháp định hướng: - Trước hết không nên phân bua, bào chữa gì với hiệu trưởng mà khéo léo trao đổi với hiệu trường là mình đang thể nghiệm phương pháp mới và hứa sẽ cố gắng không để lớp hoạt động quá ồn ảnh hưởng đến lớp khác. Đối với cô giáo kia phải giữ thái độ tôn trọng, thân mật và hứa sẽ cố gắng không để lớp ồn ào làm ảnh hưởng đến lớp của cô. Mặc khác, cần kiểm tra lại phương pháp, cách thức dạy học và quản lý lớp của mình để hoàn thiện những điểm chưa tốt, chưa hay, hạn chế sự sôi nổi, ồn ào quá mức làm ảnh hưởng đến lớp khác..

<span class='text_page_counter'>(29)</span> • - Tiếp tục khẳng định mình qua việc đổi mới. phương pháp dạy học trong thực tế dạy học và nâng cao chất lượng của lớp đến các hoạt động chuyên môn của trường; mặt khác tìm cơ hội trao đổi chuyên môn một cách khéo léo, chân tình với cô giáo ấy. Điều quan trọng là không chán nản, bi quan mà tin tưởng chờ đợi kết quả nhìn nhận mới của tập thể đối với mình..

<span class='text_page_counter'>(30)</span> HỘI THI KiẾN THỨC – KỸ NĂNG SƯ PHẠM. Tình huống5: Giờ ra chơi, một học sinh gặp riêng bạn và báo cho bạn biết một học sinh khác (bạn cùng lớp) hăm doạ sẽ đánh bạn ấy sau giờ học. Bạn làm gì ? Giải pháp định hướng: - Gặp riêng 2 học sinh đó để tìm hiểu sự việc. - Phân tích điều đúng, sai về hành vi đó của 2 em. - Nêu tác hại của hành vi, giáo dục, nhắc nhở khuyên răn 2 em. - Báo với GH, Ban nề nếp về sự việc trên để tiếp tục theo dõi, giáo dục và giúp đỡ..

<span class='text_page_counter'>(31)</span> HỘI THI KiẾN THỨC – KỸ NĂNG SƯ PHẠM Tình huống 6: : Sáng nay khi vào lớp, cô giáo đã phát hiện một học sinh của lớp có vẻ mặt mệt mỏi, uể oải, biết rằng em có biểu hiện bất thường về tâm sinh lý. Tuy nhiên, được báo sáng nay có thanh tra đến thanh tra hoạt động sư phạm nhà giáo nên cô giáo tập trung chuẩn bị; thực hiện tiết dạy cho thanh tra dự giờ; nộp hồ sơ sổ sách cho thanh tra kiểm tra; tổ chức cho thanh tra khảo sát chất lượng học sinh rồi nghe thanh tra nhận xét, đánh giá, góp ý về chuyên môn… Đến khi xong việc thì em học sinh kia bị ngất xỉu phải đưa đi viện cấp cứu. Theo bạn, cô giáo có lỗi trong việc này hay không? Nếu là bạn, bạn có cách xử lý nào khác?. Giải pháp định hướng: Thanh tra là việc quan trọng nhưng không thể quan trọng hơn sức khỏe và tính mạng của học sinh. Vì vậy, cô giáo đã có lỗi trong việc để tình trạng sức khỏe của học sinh trầm trọng hơn. - Nên thông báo với đoàn thanh tra tình hình đột xuất của lớp để xử lý đối với em học sinh đang bị bệnh (như thông báo gia đình, đưa em đi viện…) rồi hãy thực hiện bổn phận và trách nhiệm chuyên môn của mình..

<span class='text_page_counter'>(32)</span> HỘI THI KiẾN THỨC – KỸ NĂNG SƯ PHẠM. Tình huống 7: Giáo viên chủ nhiệm phát sổ liên lạc cho học sinh, yêu cầu các em mang về nhà cho cha mẹ xem và ký tên. Khi thu lại sổ liên lạc, giáo viên phát hiện trong sổ liên lạc của học sinh không đúng là chữ ký cha mẹ em, mà có sự giả mạo chữ ký. Là bạn, bạn sẽ làm gì? Giải pháp định hướng: - Gặp riêng học sinh, yêu cầu học sinh đó gải thích hành vi trên. - Phân tích đúng sai của hành vi. - Mời phụ huynh đến cùng học sinh để trao đổi về việc làm trên và có biện pháp giáo dục..

<span class='text_page_counter'>(33)</span> HỘI THI KiẾN THỨC – KỸ NĂNG SƯ PHẠM. Tình huống 8: Thầy giáo A là GVCN của lớp. Trong lớp có một. học sinh vốn hiếu động, ham chơi, ít học, học sinh này không làm bài tập ở nhà lại còn gây mất trật tự. Sau vài lần nhắc nhở nhưng không có hiệu quả, thầy A quyết định đuổi học sinh này ra khỏi lớp và làm vệ sinh sân trường trong 3 ngày. Bạn có nhận xét gì về cách giải quyết của thầy A? Nếu là bạn, bạn sẽ xử lý như thế nào?. Giải pháp định hướng:  Nhận xét: - Cách giải quyết của thầy A phạm 2 sai lầm cơ bản:. + Thể hiện sự bất lực của thầy trong phương pháp giáo dục học sinh (Xử phạt là biện pháp cuối cùng khi các hình thức giáo dục khác không có hiệu quả) + Làm cho học sinh hiểu sai về ý nghĩa tốt đẹp của vấn đề lao động (là nghĩa vụ, là vinh quang)  Cách xử lý:. - Nhắc nhở, phê bình học sinh này trước lớp. - Nếu là giờ bài tập: chọn 1 bài tập vừa sức để cho h/s đó lên bảng giải. - Nếu là giờ lý thuyết thì nêu câu hỏi để buộc h/s này cùng tham gia vào bài giảng. -Trực tiếp tìm hiểu hoàn cảnh, cùng gia đình, các h/s khác giúp đỡ h/s này tiến bộ. - Nếu h/s đó có tiến bộ thì nên biểu dương trước lớp..

<span class='text_page_counter'>(34)</span> HỘI THI KiẾN THỨC – KỸ NĂNG SƯ PHẠM Tình huống 9:Trong một tiết thao giảng của đồng nghiệp - vừa là bạn rất thân của bạn, tiết dạy không được thành công: còn nhiều thiếu sót về kiến thức, chưa tốt về phương pháp. Tuy vậy, khi đóng góp xây dựng tiết dạy để rút kinh nghiệm chung thì mọi người “nhìn mặt nhau” và đều góp ý một cách chung chung, qua loa, lấy lệ, không nêu rõ ra những ưu hay khuyết điểm của tiết dạy. Còn bạn? Bạn sẽ đóng góp ý kiến của mình như thế nào?. Giải pháp định hướng: Đây là một tình huống khó xử vì số đông đã “bằng mặt, không bằng lòng”. Tuy nhiên, cần xác định rằng: tình cảm đồng nghiệp, bạn bè bền vững phải dựa trên nền tảng của sự thẳng thắn, trung thực và chân thành. Vì vậy trong trường hợp này, không nên “theo đuôi” với số đông đồng nghiệp. - Song, cần lưu ý là việc phê bình hay góp ý người khác, hơn nữa là đồng nghiệp, lại là bạn thân là cả một nghệ thuật và rất cần sự khéo léo, tế nhị. Cần phân tích tiết dạy một cách khách quan cả về ưu điểm và khuyết điểm; không bươi móc, nhỏ nhặt và đưa ra được hướng giải quyết tốt hơn. Có thể nhất thời đồng nghiệp của bạn sẽ chột dạ, không vừa lòng, cho rằng bạn có ý “chơi trội”, nhưng nếu bạn thực sự trung thực và chân thành thì sớm muộn gì bạn của bạn cũng sẽ hiểu..

<span class='text_page_counter'>(35)</span> HỘI THI KiẾN THỨC – KỸ NĂNG SƯ PHẠM. :. Trong lớp có hai trường hợp học sinh như sau: - Học sinh A thuộc gia đình khá giả, nhà gần trường lại được bố mẹ thường xuyên đưa đón đến trường nên luôn luôn đi học đúng giờ và được cô giáo thường xuyên biểu dương. - Học sinh B thuộc gia đình nghèo, nhà lại xa trường, một mình em phải băng qua một cánh đồng rộng và nhiều khe suối; cho dù em đã dậy và đi học từ rất sớm nhưng vẫn có lúc trể giờ vào học. Mỗi lần như vậy thường bị cô giáo chê trách và bảo: “Em cần cố gắng”. Qua nhiều lần như thế, em B đã mạnh dạn thưa với cô giáo: “Thưa cô! Em đã cố gắng hết sức rồi ạ!”. Theo bạn, bạn nên nói gì với em B và bạn có nhận xét gì về việc đánh giá, nhận xét của cô giáo về hai học sinh nêu trên? Tình huống 10. Giải pháp định hướng: - An ủi, cảm thông với HS B.. - Việc nhận xét, đánh giá của cô giáo đối với hai học sinh như nêu trên chỉ mới đúng ở biểu hiện cuối cùng của mỗi em mà không có tác động giáo dục, khuyến khích sự tiến bộ cụ thể đối với từng em: một bên không cần cố gắng gì cả đã “tốt”; một bên đã cố gắng hết sức mình mà vẫn không thể “tốt” hơn được. Tình huống, có lẽ, muốn nhắc nhở người giáo viên cần đổi mới sâu sắc cách đánh giá học sinh trong giai đoạn hiện nay: tìm hiểu cụ thể hoàn cảnh, tình hình của học sinh; cảm thông và chia sẽ những khó khăn và đánh giá theo mỗi tiến bộ nhỏ trong điều kiện và khả năng hiện tại của mỗi em..

<span class='text_page_counter'>(36)</span> HỘI THI KiẾN THỨC – KỸ NĂNG SƯ PHẠM. Tình huống 11: Một buổi sáng đến trường, giờ ra chơi giáo viên về văn phòng uống nước. Trở lại lớp, giáo viên đã phát hiện tiền để trong cặp của mình không còn nữa. Là bạn, bạn sẽ ứng xử thế nào? Giải pháp định hướng: - Bình tĩnh, không bộc lộ sự giận dữ, lo lắng. - Tiến hành giảng dạy bình thường hết tiết học. - Sau giờ học, giáo viên kể một mẫu chuyện nhỏ về tính trung thực, thật thà cho cả lớp nghe. Sau đó thông báo sự việc, kêu gọi tính tự giác của học sinh, có thể gặp riêng cô giáo để trả lại tiền.Giáo viên hứa sẽ giữ kín chuyện và vẫn đối xử bình thường với học sinh đó. - Nếu không có kết quả thì phải báo cho GH, Ban nề nếp cùng ban cán sự lớp âm thầm theo dõi để có hướng giúp đỡ..

<span class='text_page_counter'>(37)</span> HỘI THI KiẾN THỨC – KỸ NĂNG SƯ PHẠM. Tình huống 12:. Giả sử có một phụ huynh trực tiếp đến gặp bạn nói những điều không tốt về một đồng nghiệp đang dạy lớp con của họ. Phụ huynh cho rằng cô giáo nọ thiếu nhiệt tình, dạy học sinh không hiểu và đặc biệt là cô giáo có định kiến và thiếu quan tâm với con em họ nên con họ học không tiến bộ. Phụ huynh đó có nguyện vọng xin con sang học lớp của bạn và yêu cầu bạn giữ kín câu chuyện mà họ đã nói với bạn. Bạn sẽ xử lý như thế nào với tình huống như vậy?. Giải pháp định hướng: Trước phụ huynh, giáo viên nên tìm cách bảo vệ đồng nghiệp và cũng lưu ý họ rằng không nên thổi phồng, nói quá sự việc, đồng thời cố đo lường cho được mức độ, tính chất sự việc qua lời trình bày của phụ huynh; khéo léo từ chối nguyện vọng xin chuyển lớp của phụ huynh vì ngoài thẩm quyền giải quyết của giáo viên. - Cách tốt nhất để xử lý tình huống này là phân tích cho phụ huynh hiểu về trách nhiệm và quan hệ phối hợp giữa phụ huynh với giáo viên, không đổ hết trách nhiệm lên giáo viên rằng dạy con họ không tiến bộ; phân tích để phụ huynh biết rằng việc bố trí học sinh theo lớp, phân công giáo viên đứng lớp giảng dạy không thuộc thẩm quyền của mỗi giáo viên. Từ đó đề nghị phụ huynh trực tiếp làm việc với BGH trường để đề đạt nguyện vọng..

<span class='text_page_counter'>(38)</span> HỘI THI KiẾN THỨC – KỸ NĂNG SƯ PHẠM. Tình huống 13: Một học sinh có hoàn cảnh đặc biệt (gia đình bố mẹ ly hôn) bị phát hiện là thủ phạm của một vụ trộm tiền nhà hàng xóm. Khi được thông báo về hiện tượng đó, nhà trường đưa học sinh này ra Hội đồng kỷ luật . Nếu là giáo viên chủ nhiệm của em học sinh đó, bạn sẽ làm gì? Tại sao làm như vậy? Giải pháp định hướng: - GVCN trình bày hoàn cảnh của học sinh đó với nhà trường, đề nghị hoãn việc kỷ luật. - Tiếp tục tìm hiểu, theo dõi, giúp đỡ, tạo điều kiện cho học sinh sửa chữa khuyết điểm. - Thể hiện lòng bao dung, độ lượng, coi trọng việc giáo dục là chính..

<span class='text_page_counter'>(39)</span> HỘI THI KiẾN THỨC – KỸ NĂNG SƯ PHẠM. Tình huống 14:. Khi đến một gia đình học sinh với mục đích phối hợp giáo dục em A, một học sinh học kém và thiếu ý thức kỷ luật, nhưng gia đình em lại nói: “Nếu thầy cô không dạy được nó thì để tôi cho nó chuyển trường hoặc cho nó nghỉ học luôn cũng được”. Bạn phải xử lý thế nào?. Giải pháp định hướng: -Giải thích cho phụ huynh hiểu vai trò của họ trong việc phối hợp cùng với nhà trường để tạo điều kiện giúp học sinh tiến bộ, bạn sẽ trao đổi thẳng thắn về nguyên nhân những khuyết điểm của em và đề xuất giải pháp. Trong khi trao đổi, bạn nên chỉ rõ đâu là nguyên nhân khách quan thuộc về trách nhiệm của gia đình và nhà trường, đâu là nguyên nhân chủ quan thuộc về cá tính và đạo đức của học sinh. Bạn cũng nên thẳng thắn nhận khuyết điểm nếu như chưa thực sự làm tròn trách nhiệm của mình, có như thế mới khiến gia đình tin tưởng. Chắc chắn bằng thái độ đúng mực, tinh thần trách nhiệm cao và tình thương yêu học trò, bạn sẽ thuyết phục được gia đình trong việc phối hợp cùng nhà trường dạy dỗ học sinh nên người.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> HỘI THI KiẾN THỨC – KỸ NĂNG SƯ PHẠM. Câu 15: Giả sử trong giờ lên lớp của một tiết dạy, học sinh hỏi bạn một vấn đề liên quan đến bài giảng mà nhìn qua bạn chưa có câu trả lời thích hợp. Bạn xử lý tình huống đó như thế nào? Giải pháp định hướng: - Khen HS đó có những phát hiện lí thú và nêu vấn đề ra trước lớp để học sinh thảo luận, suy nghĩ. - Trong lúc đó giáo viên tranh thủ tìm hướng giải quyết. - Sau một thời gian ngắn, nếu chưa có câu trả lời đúng thì xem vấn đề đó là bài tập về nhà để học sinh nghiên cứu vì thời lượng không cho phép. Tuyệt đối không trả lời qua loa. - Giáo viên tìm câu trả lời và giải đáp cho học sinh trong giờ học sau..

<span class='text_page_counter'>(41)</span> HỘI THI KiẾN THỨC – KỸ NĂNG SƯ PHẠM. Câu 16: Trong lớp bạn chủ nhiệm có một học sinh học lực trung bình và tính tình rất nhút nhát. Xin bạn hãy nêu một số biện pháp tác động có hiệu quả để có thể khắc phục được cá tính nhút nhát ở em học sinh đó. Giải pháp định hướng: - Vận động và tạo điều kiện để học sinh đó tham gia nhiều hoạt động khác nhau của tập thể lớp, trường. - Ưu tiên gọi em này phát biểu những vấn đề tương đối dễ hiểu, vừa sức để em đó chắc chắn trả lời được. - Khen ngợi, biểu dương trước lớp khi em đó trả lời đúng. - Gặp gỡ riêng để khích lệ tinh thần của học sinh đó và yêu cầu ban cán sự lớp thường xuyên tạo điều kiện giúp đỡ..

<span class='text_page_counter'>(42)</span> HỘI THI KiẾN THỨC – KỸ NĂNG SƯ PHẠM. Câu 17:. Một lần vì có việc bận đột xuất nên bạn đã đến muộn 10 phút. Khi vừa bước đến cửa lớp bạn nghe rõ tiếng học sinh trong lớp đang reo hò vì tưởng cô giáo không đến dạy. Gặp tình huống này bạn xử lý thế nào?. Giải pháp định hướng: -. Trong tình huống này, dù có tự ái hay không vừa lòng trước hành động đó của học sinh, bạn vẫn nên vào lớp như bình thường. Thay vì “lên lớp” học sinh, bạn thành thật xin lỗi vì việc đột xuất nên đã đến muộn. Đồng thời bạn cũng nên nhẹ nhàng, khéo léo nhắc nhở học sinh về hành động bột phát khi thấy giáo viên đến muộn, khuyên các em lần sau không nên làm như thế. Và bạn cũng không nên để mất quá nhiều thời gian vào những chuyện “ngoài rìa” này bằng cách nhanh chóng bắt đầu bài giảng của mình với tâm lý thoải mái để buổi học được thành công..

<span class='text_page_counter'>(43)</span> HỘI THI KiẾN THỨC – KỸ NĂNG SƯ PHẠM. Câu 18: Khi về nhận công tác ở một trường Tiểu học vùng khó, thầy hiệu trưởng phân công anh (chị) làm một việc mà mình không thích. Anh (chị) sẽ xử sự như thế nào? Giải pháp định hướng: - Không từ chối sự phân công. - Nhận công việc được phân công một cách vui vẻ. - Cố gắng hết sức để thực hiện công việc, đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của thầy hiệu trưởng và đồng nghiệp. - Hiệu trưởng sẽ cân nhắc lại nếu anh chị thực sự không có năng lực đối với công việc đó mặc dù đã thực sự cố gắng..

<span class='text_page_counter'>(44)</span> HỘI THI KiẾN THỨC – KỸ NĂNG SƯ PHẠM. Câu 19: Nếu tổ trưởng phân công thao giảng một bài trong chương trình mà anh (chị) không vừa ý, anh (chị) sẽ có thái độ như thế nào?. Giải pháp định hướng: - Nhận nhiệm vụ và tranh thủ tham khảo ý kiến đồng nghiệp về những nội dung chưa biết, cách khai thác bài như thế nào cho hay. - Trao đổi với tổ trưởng, đề xuất giảng 1 bài khác nếu không trở ngại đến lịch trình và điều kiện dự giờ của toàn tổ..

<span class='text_page_counter'>(45)</span> HỘI THI KiẾN THỨC – KỸ NĂNG SƯ PHẠM. Tình huống 20: Một đồng nghiệp thực hiện sai quy chế và các quy định của đơn vị, lãnh đạo nhà trường góp ý nhưng đồng nghiệp đó vẫn bảo thủ, tỏ ra gàn bướng, lớn tiếng thách thức. Bạn sẽ làm gì khi chứng kiến cảnh tượng đó? Giải pháp định hướng: - Tìm cách can ngăn không để tiếp tục lớn tiếng ảnh hưởng môi trường sư phạm. - Tìm thời điểm thích hợp để phân tích, chỉ rõ chỗ sai để đồng nghiệp thực hiện đúng quy chế và các quy định của đơn vị. - Góp ý, phê phán tế nhị thái độ thiếu tính sư phạm của đồng nghiệp, đề nghị đồng nghiệp mình nhận khuyết điểm trước lãnh đạo và tập thể..

<span class='text_page_counter'>(46)</span> Phần 4: Năng khiếu • Các đội sẽ thể hiện năng khiếu của đội. mình. Giám khảo thống nhất và cho điểm. Điểm tối đa của phần này là 20 điểm cho mỗi đội. Thời gian cho mỗi đội là 10 phút..

<span class='text_page_counter'>(47)</span>

<span class='text_page_counter'>(48)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×