Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

SKKN Tang cuong su dung phuong trac nghiem trong gioday lich su

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.3 KB, 14 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD-ĐT THĂNG BÌNH TRƯỜNG THCS PHAN ĐÌNH PHÙNG *****. Đề tài:. T¡NG C¦êng sö dông ph¬ng ph¸p tr¾c nghiÖm trong giê d¹y lÞch sö. Tác giả : VÕ NHƯ DŨNG Tổ : Sử - Địa – Thể dục Đơn vị : Trường THCS Phan Đình Phùng Năm học : 2010 – 2011. I. TÊN ĐỀ TÀI: TĂNG CƯỜNG SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRẮC NGHIỆM TRONG GIỜ DẠY LỊCH SỬ II. ĐẶT VẤN ĐỀ:.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 1. Lý do chọn đề tài: Đổi mới giáo dục được Đảng và Nhà nước ta khẳng định có vai trò quan trọng cấp thiết trong hệ thống “Đổi mới sự nghiệp giáo dục” là nền tảng, là động lực thúc đẩy công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, để nước ta ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn, để đáp ứng nhu cầu năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp. Từ năm 2002-2003 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện “Cuộc cách mạng về giáo dục” đổi mới cả nội dung và phương pháp giảng dạy. Năm 2006-2007 ngành giáo dục triển khai thực hiện cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” nhằm mục đích lập lại kĩ cương dạy và học. Đây được coi là khâu đột phá của năm học 20062007 để ngành giáo dục tự khẳng định đổi mới vì sự phát triển của đất nước, của ngành. Ngày 05/05/2006 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã kí quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT về việc ban hành chương trình giáo dục phổ thông. Để đáp ứng yêu cầu trên Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn xuất bản bộ tài liệu “Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến kiến, kĩ năng cho các môn học của các cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông”. Sự đổi mới về mục tiêu và nội dung dạy học đòi hỏi phải có sự đổi mới về phương pháp dạy học. Để nâng cao chất lượng giờ dạy, phát huy tính tích cực của học sinh, giờ dạy bớt nặng nề, thêm sinh động, học sinh dễ nhận biết, phát hiện và khắc sâu được kiến thức ngay tại lớp. Cùng với những phương pháp đặc thù của bộ môn như thuyết trình, vấn đáp, lí thuyết tình huống, lí thuyết kiến tạo, đồ dùng trực quan… Bản thân còn tăng cường sử dụng phương pháp trắc nghiệm trong giờ dạy lịch sử. Trong quá trình dự giờ đồng nghiệp ở trường, cũng như sinh hoạt cụm bản thân nhận thấy câu hỏi trắc nghiệm hầu như để củng cố bài, chưa đưa vào khai thác trong bài dạy, có nhiều bài kiến thức quá nhiều nếu sử dụng các phương pháp khác sẽ không chuyển tải hết bài học… Do vậy bản thân tích cực sử dụng phương pháp trắc nghiệm trong giờ dạy. 2. Giới hạn đề tài: Với đề tài “Tăng cường sử dụng phương trắc nghiệm trong giờ dạy lịch sử” bản thân không phải dùng phương pháp này cho một tiết dạy hay một bài dạy cụ thể mà bản thân sử dụng xen kẽ cùng với các phương pháp khác của bộ môn. Đề tài có thể sử dụng bình thường như mọi phương pháp của bộ môn. Trong một bài dạy bản thân có thể áp dụng một hoặc vài ba cây hỏi dạng trắc nghiệm, có bài có thể không sử dụng, nói chung người dạy có thể áp dụng khi nào thấy cần thiết phù hợp, đảm bảo được tính tích cực của học sinh, đảm bảo được tính lôgích, tính khoa học của bài dạy. III. CƠ SỞ LÝ LUẬN:.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Trong bối cảnh toàn ngành giáo dục đào tạo đang nổ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong hoạt động học tập. Việc người giáo viên tổ chức một tiết dạy phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh có ý nghĩa rất lớn, không những giúp học sinh khai thác, nắm vững được kiến thức mà còn giúp học sinh điều chỉnh được hoạt động của mình, người giáo viên điều chỉnh được hoạt động dạy học; với phương pháp này ít nhiều nó cũng được học sinh thực hiện một phương pháp thảo luận (khi giáo viên đưa câu hỏi trắc nghiệm, học sinh có thể trao đổi, bàn bạc với nhau để đi đến kết quả cuối cùng) giúp tiết học luôn sôi nổi. 1. Khái niệm: Trắc nghiệm trong giáo dục là một phương pháp đo, để thăm dò một số đặc điểm năng lực, trí tuệ của học sinh (chú ý, tưởng tượng, ghi nhớ thông minh, năng khiếu…) hoặc để kiểm tra đánh giá một số kiến thức kĩ năng, kĩ xảo, thái độ của học sinh. 2. Hình thức câu hỏi trắc nghiệm có các loại câu sau: a. Câu:  Đúng - Sai  Trước một câu văn xác định (thông thường không phải là câu hỏi) học sinh trả lời hoặc lên bảng đánh vào câu đó là đúng (Đ) hay sai (S). b. Câu nhiều lựa chọn: Một số câu hỏi có nhiều ý trả lời sẵn, học sinh lựa chọn ý đúng nhất điền vào. c. Câu ghép đôi: Loại câu này thường là hai dãy thông tin. Một dãy là câu hỏi (thay câu dẫn), một dãy là những câu trả lời (hay câu lựa chọn). Học sinh phải tìm ra từng cặp câu trả lời tương ứng với câu hỏi. d. Câu điền khuyết: Câu dẫn để một vài chỗ trống. Học sinh điền vào chỗ trống những từ thích hợp. e. Trắc nghiệm thái độ hành vi: Để thăm dò hoặc đánh giá thái độ hành vi của học sinh về một lĩnh vực nào đó, người ta dùng thang xếp hạng hoặc bật thứ tự. Số hạng bậc nhiều hay ít tùy từng vấn đề và tuỳ yêu cầu. f. Tác dụng của phương pháp trắc nghiệm: 3. Câu hỏi trắc nghiệm có những ưu điểm: - Trắc nghiệm trong một thời gian ngắn xác định và kiểm tra được nhiều kiến thức cụ thể, đi vào những khía cạnh khác nhau của một kiến thức nên có thể hạn chế khuynh hướng xác định kiến thức dàn trải mông lung..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Trắc nghiệm bảo đảm tính khách quan, chính xác tốn ít thời gian thực hiện. - Trắc nghiệm gây được hứng thú và tính tích cực của học sinh, học sinh có thể tự tin với câu trả lời của mình. - Trắc nghiệm có thể giúp học sinh trao đổi, thảo luận tại chỗ để đi đến quyết định đúng. - Trắc nghiệm giúp đa số học sinh xác định được kiến thức đúng, chuẩn, khắc sâu trong trí nhớ học sinh, hạn chế việc học ở nhà. * Phương pháp trắc nghiệm có một số nhược điểm lưu ý khi sử dụng: - Trắc nghiệm “đúng, sai” có thể gây ra những biểu tượng sai lầm, bất lợi cho đầu óc trẻ, nên hạn chế việc đưa ra những câu dẫn chưa đứng những sai lầm. - Trắc nghiệm có nhiều lựa chọn có thể học sinh lựa chọn đúng một cách ngẫu nhiên, chưa có nhận định rõ ràng nhưng cứ đánh chọn câu. - Trắc nghiệm chỉ rèn trí nhớ máy móc, không phát triển tư duy. Tuy nhiên nếu người soạn trắc nghiệm có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm sư phạm phong phú thì các câu trắc nghiệm sẽ đòi hỏi phải tư duy phân tích so sánh, cụ thể hoá, trừu tượng hoá. Ngày nay với sự phát triển của các phương tiện kĩ thuật, trắc nghiệm đang được sử dụng ngày càng phổ biến, mở rộng phạm vi tác dụng bằng những loại hình thích hợp. IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN: Ở nước ta trong thập kỉ 70 của thế kỉ XX đã có những công trình vận dụng trắc nghiệm và kiểm tra kiến thức vào những năm 90 của thế kỷ XX theo hướng đổi mới việc kiểm tra đánh giá. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra phương pháp trắc nghiệm vào trong các trường Đại học. Từ năm học 2002-2003 cùng với việc thay đổi sách giáo khoa và phương pháp dạy học, Bộ Giáo dục và Đào tạo áp dụng phương pháp kiểm tra trắc nghiệm đối với các lớp 6, 7, 8, 9. Để đáp ứng với yêu cầu trên trong quá trình giảng dạy, cùng với những phương pháp đặc trưng của bộ môn bản thân “tích cực sử dụng phương pháp trắc nghiệm trong giờ dạy lịch sử” nhằm làm cho học sinh quen dần với đề thi trắc nghiệm (nhất là lớp 6) cũng như góp phần làm cho tiết dạy thêm sôi động, phong phú, học sinh tích cực hoạt động. V. NỘI DUNG ĐỀ TÀI: Để tiến hành sử dụng phương pháp trắc nghiệm trong một tiết dạy tôi đưa ra những giải pháp sau: 1. Xác định mục đích của bài:.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Giáo viên đọc kĩ nội dung bài học sách giáo khoa, đọc kĩ mục đích yêu cầu sách giáo viên, đọc phần chữ khoá (chữ nghiêng), đọc hệ thống câu hỏi từng tiểu mục, cuối bài. - Xác định kiến thức giáo viên cần truyền thụ, học sinh cần nắm, hệ thống câu hỏi cần sử dụng. 2. Xác định cấu trúc, nội dung của bài: - Tùy theo cấu trúc, nội dung của từng bài giáo viên có thể sử dụng câu hỏi trắc nghiệm sao cho phù hợp, dự kiến số lượng câu, loại hình câu, phân phối cho từng tiểu mục của bài, cần kiểm tra kĩ xem hợp lí hay chưa. 3. Viết câu trắc nghiệm: Căn cứ vào cấu trúc của bài đã xác định để soạn thảo câu trắc nghiệm. Các câu hỏi phải khai thác, tìm kiếm cho được những kiến thức số liệu… Cần khai thác trong bài dạy nếu chúng ta không chuẩn bị kĩ thường dễ rơi vào trường hợp sử dụng những câu nào dễ hơn là sử dụng những câu quan trọng cần thiết, khuynh hướng này thường sẽ đem lại những thông tin ít có giá trị, thậm chí sai lệch. * Khi sử dụng câu trắc nghiệm cần lưu ý: - Câu trắc nghiệm cần được diễn đạt gọn gàng, rõ ràng, chính xác, không gây hiểu lầm, hiểu sai. - Không nên đưa vào một câu quá nhiều thông tin, nhất là thông tin không thuộc cùng một kiến thức, đừng cố tăng mức độ khó các câu bằng cách làm cho nội dung của nó rườm rà, phức tạp. - Tránh cung cấp những thông tin đầu mối, gợi ý dẫn tới câu trả lời. - Trong cùng một tiểu mục hoặc một bài tránh tình trạng một câu nào đó lại cung cấp thông tin cho việc trả lời đúng một câu khác. - Tránh những câu mang tính đánh lừa hay cài bẫy. - Đề phòng những câu thừa giả thuyết hoặc có nhiều phương án trả lời đúng. - Câu phải phù hợp với nhận thức, năng lực, kĩ năng đối với đối tượng học sinh. 4. Tổ chức trắc nghiệm: (Sử dụng trong quá tình dạy học) - Giáo viên thể hiện câu trắc nghiệm trên bảng phụ. - Học sinh lên trả lời ngay trên bảng phụ. - Học sinh trả lời trên một phiếu riêng. (Khuyến khích nhiều em cùng tư duy làm việc). 5. Chữa trắc nghiệm:.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Giáo viên cho học sinh nhận xét – đánh giá. - Giáo viên đối chiếu với đáp án, làm một bài mẫu theo đúng đáp sau, sau đó đối chiếu với bài làm của học sinh với bài mẫu gạch bỏ câu trả lời sai và cuối cùng xác định câu trả lời hoặc ý trả lời đúng. 6. Xử lý kết quả “trắc nghiệm” Sau một tiết dạy, giáo viên phải tập hợp đối chiếu giữa lớp này với lớp khác, nhận xét kĩ năng phát hiện, trả lời của từng đối tượng học sinh (yếu, trung bình, khá, giỏi) để người giáo viên kịp thời điều chỉnh việc dạy và học. Giáo viên phải biết lắng nghe thông tin ngược từ đồng nghiệp (thông qua góp ý dự giờ) từ học sinh để rút kinh nghiệm. * Dẫn chứng minh hoạ: 1. Câu:  Đúng - Sai  Lớp 7: Bài 3: Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở Châu Âu. Mục 2: Phong trào cải cách tôn giáo. Phong trào cải cách tôn giáo đã có tác động trực tiếp như thế nào tới xã hội Châu Âu thời bấy giờ. Em hãy điền chữ đúng (Đ) hoặc sai (S) vào các ô vuông sau:  Phong trào cải cách tôn giáo đã lên án mạnh mẽ những giáo lý giả dối của giáo hội, những hủ tục, lễ nghi phiền toái.  Phong trào cải cách tôn giáo đã làm bùng lên những cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên của nông dân dưới ngọn cờ tư sản phong kiến Châu Âu.  Phong trào cải cách tôn giáo đã đòi thiết lập những giáo lí ki-tô mới. Lịch sử 8: Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên. - Trong các câu dưới đây nói về nước Anh trước cách mạng tư sản. Em hãy điền chữ đúng (Đ) hoặc sai (S) vào ô trống đầu câu.  Vào giữa thế kỷ XVII, quan hệ sản xuất TBCN ở nước Anh lớn mạnh nhất Châu Âu.  Nhiều trung tâm lớn về kinh tế thương mại, tài chính của nước Anh xuất hiện, tiêu biểu là ở Luân Đôn.  Hàng hoá của Anh không thể cạnh tranh với hàng hoá của các nước Châu Âu. - Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ đã đạt được kết quả gì? Em hãy điền chữ đúng (Đ) hoặc sai (S) vào ô trống đầu câu dưới đây..

<span class='text_page_counter'>(7)</span>  Nước Cộng hoà Bắc Mĩ ra đời.  Anh phải thừa nhận nền độc lập của các thuộc địa ở Bắc Mĩ.  Chiến tranh kết thúc và hợp chủng quốc Mĩ ra đời.  Năm 1787 Hiến pháp mới được ban hành.  Theo hiến pháp 1787 quyền dân chủ của mọi người dân đều được đảm bảo trong đó có cả phụ nữ. 2. Câu có nhiều lựa chọn: Lịch sử lớp 7: Bài 22: Sự suy yếu của Nhà nước phong kiến tập quyền (Thế kỷ XVI – XVII) - Vì sao từ đầu thế kỉ XVI nhà Lê suy thoái? Hãy đánh dấu X vào ô  đầu các câu trả lời em cho là đúng.  Vua quan ăn chơi xa xỉ.  Nội bộ triều đình chia thành phe phái, tranh giành quyền lực.  Quan lại cậy thế hà hiếp, cướp của bóc lột nhân dân.  Thiên tai mất mùa đói kém thường xuyên xảy ra. Bài 9: Nước Đại cồ Việt thời Đinh – Tiền Lê. Chính sách Nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp thời Đinh – Tiền Lê. Em hãy điền chữ nông nghiệp (NN), thủ công nghiệp (TCN), thương nghiệp (TN) vào ô  đứng ở đầu câu.  Chia ruộng đất cho nông dân  Lập nhiều xưởng mới của Nhà nước  Trong nhân dân nghề thủ công cổ truyền phát triển  Cho đúc tiền đồng để lưu thông  Những trung tâm buôn bán, chợ quê hình thành  Khai khẩn đất hoang, diện tích đất trồng trọt mở rộng.  Thuyền buôn các nước đến đặc quan hệ, buôn bán. Lịch sử lớp 9: Bài 7: Các nước Mĩ La Tinh Tình hình chung của các nước Mĩ La Tinh sau chiến tranh thế giới thứ hai. Em hãy đánh dấu X vào ô  đầu câu trả lời em cho là đúng..

<span class='text_page_counter'>(8)</span>  Nhiều nước ở Mĩ La Tinh đã giành được độc lập ngay từ những thập kỉ đầu TK XIX, nhưng sau đó lại rơi vào vòng lệ thuộc và trở thành “sân sau” của đế quốc Mĩ.  Từ đầu những năm 60 của thế kỷ XX một cao trào đấu tranh đã diễn ra nhiều nước Mĩ La Tinh với mục tiêu là thành lập các Chính phủ dân tộc, dân chủ và tiến hành các cải cách tiến bộ, nâng cao đời sống của nhân dân.  Hầu hết các nước Mĩ La Tinh trở thành những nước tư bản giàu mạnh.  Các nước Mĩ La Tinh thu được nhiều thành tựu trong công cuộc củng cố độc lập dân tộc, dân chủ hoá đời sống chính trị, tiến hành các cải cách dân chủ… 3. Câu ghép đôi: Lịch sử 7: Bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập. Tình hình đất nước cuối thời Ngô Em hãy nối cột I với cột II sao cho đúng. Cột I: Thời gian. Cột II: Sự kiện. Nối I - II. I. Năm 944. A Ngô Quyền mất, Dương Tam Kha cướp ngôi I -. II. Năm 965. B. Ngô Xương Văn giành lại ngôi Vua. II -. III Năm 950. C. Ngô Xương Văn chết -> loạn 12 sứ quân. III -. Lịch sử 8: Bài 13: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) Diễn biến giai đoạn (1917-1918) Em hãy dùng mũi tên nối cột I với cột II sao cho đúng.. Cột I – Thời gian. Cột II – Sự kiện. 4 . 1917. Cách mạng tháng Hai diễn ra ở Nga. 2 . 1917. Mĩ tham chiến và đứng về phê Hiệp ước. 11. 11 . 1918. Phe Hiệp ước liên tiếp mở các cuộc tấn công làm cho đồng minh của Đức lần.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> lượt đầu hàng Cuối năm 1917. Đức đầu hàng đồng minh vô điều kiện, chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.. Lịch sử 9: Bài 27: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953-1954) Diễn biến cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân (1953 – 1954) Em hãy dùng mũi tên nối cột I với cột II sao cho đúng.. Cột I – Thời gian. Cột II – Sự kiện. 9 . 1953. Hội nghị Bộ chính trị Trung ương Đảng họp. 12 . 1953. Bộ đội ta tấn công giải phóng tỉnh Lai Châu -> Pháp điều quân tăng cường cho Điện Biên Phủ.. 1. 1954. Liên Quân Việt – Lào mở cuộc tấn công Trung Lào giải phóng Trà Khẹt -> Địch tăng cường quân cho Xê Nô. 12 . 1953. Liên Quân Việt – Lào Tấn công Thượng Lào giải phóng tỉnh Phong Xa Lì -> Pháp tăng quân cho Luông-Pha-Bang. 2 . 1954. Quân ta giải phóng thị xã Kon-Tum, uy hiếp Plây-Cu -> Pháp tăng quân cho Plây-Cu.. 4. Câu điền: Em hãy điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…) sao cho đúng để trả lời. Lịch sử 7: Bài 4: Trung Quốc thời phong kiến Xã hội phong kiến Trung Quốc đã được hình thành như thế nào? Em hãy xác định hoặc điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống để trả lời..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Ở phía Bắc…………..có một vùng…………hết sức rộng lớn, phì nhiêu. Đó là vùng đồng bằng……………do phù sa sòng………….. tạo nên. Ở đây người Trung Quốc đã xây dựng Nhà nước đầu tiên của mình từ 2000 năm trước công nguyên rồi mở rộng xuống phía Nam. Với dạng câu này trong quá trình giảng dạy để khai thác nội dung, rất ít sử dụng, dạng câu hỏi này phù hợp với củng cố bài và làm bài tập. VI. KẾT QUẢ THỰC HIỆN: Kết quả trong quá trình thực hiện phương pháp trắc nghiệm trong giờ dạy lịch sử, bản thân nhận thấy số lần giơ tay thực hiện hoặc trả lời câu hỏi của học sinh tăng lên so với cùng câu hỏi sử dụng phương pháp khác. Cụ thể như sau: Khối lớp. Tổng số. 7. 104. 9. 113. Số lần phát biểu HS trung bình HS khá SL TL SL TL 10->12 37- 20->25 52,627 44% 38 65,8 8->10 33,3-> 18->20 50-> 24 41,6 36 55,5. HS yếu SL TL 1->2 254 50%. * Bị chú:. HS giỏi SL TL 35 100% 35 53 100% 53. 1 −2 . 1->2 là s tần HS phát biểu, 4 là số lượng HS yếu. 4. * Kết quả chất lượng bộ môn cuối năm học: BẢNG THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG BỘ MÔN NĂM HỌC 2009-2010 Khối Tổng lớp số HS. Chất lượng Giỏi SL. TL. Khá. T.bình. Yếu. SL. TL. SL. TL. SL. Trên TB. TL. SL. TL. 7. 113. 27 23.89. 42. 37.16. 35. 30.97. 9. 7.96 104 92.04. 8. 120. 49. 40.8. 33. 27.5. 34. 28.3. 4. 3.3. 116. 96.7. Tổng. 233. 76. 32.6. 75. 32.2. 69. 29.6. 13. 5.6. 220. 94.4. BẢNG THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG BỘ MÔN NĂM HỌC 2010-2011 Khối Tổng lớp số HS. Chất lượng Giỏi SL. TL. Khá SL. T.bình TL. SL. TL. Yếu SL. TL. Trên TB SL. TL.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 7. 104. 35. 33.7. 38. 36.5. 27. 26. 4. 8. 113. 54. 47.78. 35. 30.97. 24. 21.2. -. Tổng. 217. 89. 41.01. 73. 33.6. 51. 23.5. 4. 3.8 100 96.2 -. 113. 100. 1.8 213 98.2. VIII. KẾT LUẬN: 1. Đánh giá việc dạy trên lớp: Trên đây là một trong những phương pháp mang tính đặc trưng của bộ môn Lịch Sử; các thầy cô giáo dạy lịch sử ở trường THCS ít nhiều đã sử dụng trong quá trình dạy học của mình. Với đặc thù của một trường vùng biển, phụ huynh chưa có sự quan tâm, học sinh chưa xác định được động cơ học tập. Trong giờ học học sinh thụ động ít phát biểu, không khí lớp học trầm… Từ lí do trên bản thân đã mạnh dạn áp dụng phương pháp “Tăng cường sử dụng phương pháp trắc nghiệm trong giờ dạy lịch sử”. Được sự góp ý giúp đỡ của các thầy cô giáo của nhà trường, sự nổ lực của bản thân, trong quá trình vận dụng phương pháp này vào giờ dạy bản thân nhận thấy rằng người dạy có thời gian quán xuyến quá trình hoạt động của lớp, lớp học sôi nổi, học sinh tích cực trong giờ học, kết quả giờ học nói riêng và bộ môn nói chung cuối học kỳ I năm 2010-2011 được nâng lên đáng kể. Do điều kiện nghiên cứu còn hạn hẹp, môi trường áp dụng chỉ trong phạm vi nhỏ nên đề tài không tránh khỏi sự thiếu sót, mong đồng nghiệp, các anh chị đã từng giảng dạy lâu năm. Có kinh nghiệm đóng góp bổ sung cho đề tài, để đề tài hoàn chỉnh hơn, bản thân sẽ hoàn thiện hơn nữa trong quá trình giảng dạy. Rất cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo, của đồng nghiệp, các anh chị đã giúp cho bản thân hoàn thành đề tài này. 2. Bài học kinh nghiệm: Ngày nay với sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện kĩ thuật, trắc nghiệm được đưa vào sử dụng ngày càng phổ biến với những loại hình thích hợp cho từng bộ môn. Nhưng trắc nghiệm không phải là phương pháp duy nhất, thay thế hoàn toàn cho các phương tiện khác trong giảng dạy lịch sử. Muốn tiết dạy được tốt người dạy phải biết kết hợp hài hoà nhiều phương pháp, phối hợp một cách hợp lý thì mới phát huy được tác dụng của nó. Mỗi phương pháp dạy đều có một đặc thù ưu điểm riêng, với phương pháp này khi bản thân áp dụng đã đem lại kết quả tốt trong giờ dạy. Để kết hợp nhuần nhuyễn và sử dụng phương pháp này trong giờ dạy lịch sử người thầy giáo phải dày công nghiên cứu, phải nắm vững kĩ thuật sử dụng câu hỏi trắc nghiệm, nếu không kết quả sẽ ngoài ý muốn. VIII. ĐỀ NGHỊ:.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Phân công lao động phải đúng chức năng bộ môn. - Phải đầu tư cơ sở vật chất cho những trường còn khó khăn. - Phải đảm bảo đồ dùng dạy học: Tranh ảnh, bản đồ… - Đầu tư tủ sách tham khảo.. IX. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Sách giáo khoa lịch sử 6, 7, 8, 9 2. Sách giáo viên lịch sử 6, 7, 8, 9 3. Sách bài tập lịch sử 6, 7, 8, 9 4. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên trung học cơ sở chu kì III 2004-2007 môn lịch sử..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> 5. Bài học lịch sử ở trường phổ thông trung học (nhà xuất bản giáo dục).. X. MỤC LỤC TT I.. Nội dung Tên đề tài. Trang 1. II.. Đặt vấn đề. 1. III.. Cơ sở lý luận. 2.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> IV.. Cơ sở thực tiễn. 3. V.. Nội dung đề tài. 4. VI.. Kết quả thực hiện. 9. VII.. Kết luận. 10. VIII. Đề nghị. 11. IX.. Tài liệu tham khảo. 12. X.. Mục Lục. 13. XI.. Phiếu đánh giá xếp loại.

<span class='text_page_counter'>(15)</span>

×