Tải bản đầy đủ (.docx) (76 trang)

tu hoc tu BDloan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (614.31 KB, 76 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ACâu hỏi và đáp án t×m hiÓu lÞch sö C©u 1: Em hãy cho biết hiện nay tỉnh Sơn La có bao nhiêu di tích đợc xếp hạng cấp quốc gia ?Hãy kể tên những di tích đó? Tr¶ lêi: - Hiện nay tỉnh Sơn La có 10 di tích đợc xếp hạng cấp quốc gia. - §ã lµ c¸c di tÝch : 1.Di tÝch lÞch sö c¸ch m¹ng nhµ tï S¬n La (Thành Phố S¬n La ) 2.Di tÝch lÞch sö – V¨n bia QuÕ L©m Ngù ChÕ vµ §Òn thê vua Lª Th¸i T«ng (thÞ x· S¬n La) 3.Di tÝch danh lam th¾ng c¶nh Th¼m T¸t Toong (hang T¸t Toßng – thÞ x· S¬n La) 4.Di tÝch lÞch sö tËp ®oµn cø ®iÓm Nµ S¶n (huyÖn Mai S¬n) 5.Di tÝch danh lam th¾ng c¶nh Hang D¬i (huyÖn Méc Ch©u) 6.Di tích lịch sử đồn Mộc Lỵ (huyện Mộc Châu) 7.Di tÝch kiÕn tróc nghÖ thuËt Th¸p Mêng Vµ (huyÖn S«ng M·) 8.Di tÝch danh lam th¾ng c¶nh Hå ChiÒng Kh¬i (huyÖn Yªn Ch©u) 9.Di tÝch lÞch sö Kú §µi ThuËn Ch©u ( huyÖn ThuËn Ch©u) 10.Di tÝch lÞch sö ng· ba Cß Nßi (huyÖn Mai S¬n) C©u 2: B¸c Hå lªn th¨m S¬n La mÊy lÇn vµo ngµy , th¸ng , n¨m nµo ? H·y kÓ tªn những nơi Bác Hồ đến thăm và nói chuyện với đồng bào? Tr¶ lêi : - Ngµy 7/5/1959 , nh©n dÞp kØ niÖm 5 n¨m ngµy gi¶i phãng §iÖn Biªn Phñ vµ 4 năm thành lập khu tự trị Thái – Mèo , Bác Hồ đã lên thăm Sơn La .Bác đi cùng đoàn đại biểu Chính phủ , có đại tớng Võ Nguyên Giáp và nhà thơ Tố Hữu , đây là lần đầu tiªn còng lµ lÇn duy nhÊt B¸c Hå lªn th¨m S¬n La - Lúc bấy giờ huyện Thuận châu đợc coi là thủ đô của khu tự trị Thái – Mèo đã đợc vinh dự tổ chức cuộc mít tinh đón Bác Hồ , tại sân vận động Thuận Châu , hơn một vạn đồng bào các dân tộc , cờ hoa rực rỡ , vui mừng đón chủ tịch Hồ Chí Minh. Khi Bác Hồ và đoàn đại biểu Chính phủ tiến vào lễ đài thì những tiếng hô vang dội : “Pú Hồ xen pi – Pó Hå xen pi ” (B¸c Hå mu«n n¨m- B¸c Hå mu«n n¨m) - Hôm sau ngày 8/5 Bác Hồ đã thăm thị xã Sơn La , huyện Yên Châu và mộc Ch©u C©u 3 Thùc d©n Ph¸p x©y dùng nhµ tï S¬n La vµo thêi gian nµo ? Qua mÊy lÇn më réng ? cã tæng diÖn tÝch lµ bao nhiªu? Tr¶ lêi: - Nhà tù Sơn la đợc thực dân Pháp xây dựng đầu năm 1908 , với diện tích ban đầu chỉ có 500m² để giam tù nhân thờng phạm , nhà tù Sơn La lúc này chỉ mang tính chất nhµ tï hµng TØnh . - Năm 1930 , Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời , từ khi có đảng lãnh đạo , phong trào cách mạng của nhân dân dâng lên ngày càng cao .Thực dân Pháp một mặt đàn áp rất rã man các phong trào cách mạng , một mặt chúng xây dựng thêm nhiều nhà tù để giam cầm những ngời yêu nớc .Lúc này thực dân Pháp rất chú ý tới nhà tù Sơn La , chúng đã tiến hành mở rộng thêm 1500m² để giam tù chính trị .Tính chất của nhà tù Sơn La đã đợc thay đổi hẳn :Từ một nhà tù hàng tỉnh đã trở thành địa ngục trần gian để giam cầm , đầy ải , giết dần , giết mòn các chiến sĩ Céng S¶n - N¨m 1940 , thùc d©n Ph¸p l¹i më réng nhµ tï S¬n La thªm 170m² nữa với mục đích giam cầm tù nhân nữ nhng thực dân Pháp cha kịp thực hiện ý định nµy. C©u 4.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Em hãy nêu tóm tắt tiểu sử anh Lò Văn Giá ? Anh đợc truy tặng danh hiệu anh hïng lùc lîng vò trang nh©n d©n vµo ngµy , th¸ng , n¨m nµo ? Tr¶ lêi: - Anh Lß v¨n Gi¸ sinh n¨m 1919 t¹i b¶n Cä , x· ChiÒng An ThÞ X· S¬n La , anh sinh ra trong một gia đình nghèo , cha mẹ mất sớm , ở với chú thím cho ăn học ,Anh là ngêi th«ng minh , siªng n¨ng dòng c¶m , th¸o v¸t . - Năm 1943 , Anh Lò Văn Giá đợc chi bộ nhà tù Sơn La giác ngộ cách mạng.Tháng 8 / 1943 , anh Lò Văn Giá đợc chi bộ nhà tù Sơn La tín nhiệm chọn làm ngời đa đờng cho tù nhân vợt ngục .Cuộc vợt ngục đã thành công tốt đẹp , sự thông minh nhanh nhÑn , th¸o v¸t cña anh Lß V¨n Gi¸ lµ mét yÕu tè rÊt quan träng quyÕt định thành công của cuộc vợt ngục . - Khi hoàn thành nhiệm vụ , trở về Sơn La , anh Lò Văn Giá đã bị thực dân Pháp bắt và bí mật thủ tiêu vì chúng không đủ chứng cớ để khép tội anh là ngời đa đờng cho tï nh©n vît ngôc. Anh hi sinh khi míi trßn 24 tuæi .Víi chiÕn c«ng lín lao vµ sù hi sinh anh dũng đó , ngày 20 tháng 12 năm 1994 anh đợc Đảng và nhà nớc truy tặng danh hiÖu anh hïng lùc lîng vò trang nh©n d©n , anh hïng liÖt sÜ cña quª h¬ng S¬n La. 1,Ngµy 19 th¸ng 5 n¨m 1969 lµ ngµy sinh nhËt B¸c Hå . 2,Ngµy 26 th¸ng 3 lµ ngµy thµnh lËp ®oµn thanh niªn céng s¶n Hå ChÝ Minh. 3,Ngµy 30 th¸ng 4 n¨m 1975 lµ ngµy gi¶i phãng MiÒn Nam . 4,Ngày 22 tháng 12 là ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam. 5,§éi thµnh lËp ngµy 19/5 /1941 t¹i P¸c Bã - Cao B»ng. - Tên gọi lúc đầu là đội thiếu nhi cứu quốc. - Lúc đầu chỉ có 5 đội viên với ngời đội trởng anh hùng là Nông Văn Dền ( Bí danh : Kim Đồng), 4 đội viên khác là Nông Văn Thàn (Cao Sơn), Lý Văn Thịnh (Thanh Minh), Lý ThÞ M× (Thuû Tiªn), Lý thÞ SËu ( Thanh Thuû) - Lúc đầu đội có tên là đội cứu quốc 15/05/1941. - §éi thiÕu nhi th¸ng 8(15/05/1951) - §éi thiÕu niªn tiÒn phong (2/1956) - §éi thiÕu niªn tiÒn phong Hå ChÝ Minh (30/01/1970)8 ********************************************************************* ************** Giáo án: Hoạt động Ngoài giờ lên lớp: Chủ điểm "nhớ ơn bác hồ" Hoạt động:"tìm hiểu thời niên thiếu của bác hồ" I.Môc tiªu: Gióp hs: 1. Về kiến thức:Có nhận thức, hiểu biết về thời niên thiếu của Bác Hồ.Biết đợc công lao to lớn của Bác đối với đất nớc. 2. Về kĩ năng: Có thái độ tôn trọng ,yêu quý và luôn luôn ghi nhớ công ơn của Bác. 3.Về thái độ:Luôn kính yêu Bác ,chăm chỉ học tập để xứng đáng là con ngoan trò giái, ch¸u ngoan B¸c Hå. II. Néi dung cuéc thi: - PhÇn 1: Thi t×m hiÓu - h¸i hoa d©n chñ: - PhÇn 2: Tµi n¨ng. III. Hình thức hoạt động: 1.thi t×m hiÓu vÒ thêi niªn thiÕu cña B¸c. 2.Thi hát đọc thơ, kể chuyện về Bác. 3.Tæ chøc trß ch¬i. IV. Chuẩn bị cho hoạt động: 1. giáo viên:- Thông báo cho cả lớp về nội dung và kế hoạch tổ chức hoạt động. - Ph©n c«ng c¸c c«ng viÖc cô thÓ nh sau: + Cö ngêi: dÉn ch¬ng tr×nh. th kÝ, Ban gi¸m kh¶o + ChuÈn bÞ c©u hái..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> +ChuÈn bÞ c¸c tiÕt môc v¨n nghÖ. 2. Về hs :- Thực hiện tốt các công việc đợc giao,đặt tên đội cho mình. - T×m hiÓu vÒ tiÓu sö cña B¸c Hå. - TËp c¸c bµi h¸t, bµi th¬ c©u chuyÖn… ca ngîi vÒ B¸c. V. Tiến trình hoạt động: Ngêi thùc Nội dung của hoạt động: hiÖn -Ngời DCT Em xin gửi lời chào tới toàn thể các vị đại biểu khách quÝ, c¸c thÇy c« gi¸o vµ toµn thÓ c¸c b¹n hs th©n mÕn! Hôm nay lớp chúng mình tổ chức buổi hoạt động ngoại khoá .Trớc khi vào buổi hoạt động em xin mời toàn thể các vị đại biểu khách quí, các thầy cô giáo và - HS c¶ líp toµn thÓ c¸c b¹n hs h¸t bµi :Ai yªu B¸c Hå ChÝ Minh h¸t hơn thiếu niên nhi đồng. -Ngêi DCT Nh¹c vµ lêi cña Phong Nh·. +DCT b¾t nhÞp cho h¸t…. Thêi lîng -2 phót. -2 phót. *Nh chúng ta đã biết chủ tịch Hồ Chí minh không những là một nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc ta mà ngêi cßn lµ mét nhµ v¨n nhµ th¬, nhµ v¨n ho¸ lín cña thế giới.Ngời đã đem lại độc lập tự do cho dân tộc ta.Mét con ngêi mµ tiÓu sö gièng nh mét trang huyÒn tho¹i lung linh ¸nh s¸ng, thu hót t×nh c¶m ngìng mé hµng triÖu con tim cña nh©n lo¹i tiÕn bé b»ng cuéc -Ngời DCT sống hào hùng,hoạt động phong phú và sự nghiệp to lớn của mình. Cuộc đời và hoạt động cm của ngời mãi m·i lµ tÊm g¬ng cho thÕ hÖ cña chóng ta häc tËp vµ noi theoVậy ngời sinh ra từ nơi đâu,ai đã sinh ra ngời và thời niên thiếu của ngời ra sao chúng ta vẵn luôn đạt rÊt nhiÒu c©u hái. ChÝnh v× vËy mµ h«m naytrong th¸ng 5 này với chủ điểm “ Nhớ ơn Bác hồ” Hoạt động “Tìm hiÓu thêi niªn thiÕu cña B¸c Hå” chóng ta tæ chøc buæi hoạt động ngoại khoá, qua các cuộc thi. §Õn dù víi cuéc thi cña chóng ta h«m nay t«i xin tr©n -2 §éi giíi träng giíi thiÖu: thiÖu 1. ThÇy gi¸o: Phan V¨n Ha GV bé m«n H§GDNGLL. 2. Vò §×nh ThÕ- Ban gi¸m kh¶o -Ngêi DCT CÇm Trung Quang- Ban gi¸m kh¶o 3.NguyÔn thÞ BÝch: th kÝ -3 phót Và toàn thể các bạn Hv trong lớp CĐK2 đều có mặt đầy đủ. -T«i xin kÝnh mêi BGK+Th kÝ lªn lµm viÖc. - Thay mÆt cho c¸c b¹n trong líp kÝnh chóc thÇy vµ c¸c b¹n lu«n m¹nh khoÎ, chóc héi thi thµnh c«ng rùc rì. Nhng không thể thiếu đợc trong cuộc thi hôm nay của chúng ta là 2 đội chơi.Hai đội ra giới thiệu: +§éi 1: Thá hång:( Hµ, Hoa, Hång, NguyÖt Phîng) +§éi 2: Thö tr¾ng: BÝch, B×nh , Hµ, Oanh. *Vừa rồi chúng ta đã đợc nghe 2 đội giới thiệu về mình rất hấp dẫn và sôi động. -2 §éi thi Sau ®©y t«i xin tr©n träng giíi thiÖu víi c¸c b¹n vÒ néi dung chÝnh cña cuéc thi h«m nay gåm 2 phÇn : - PhÇn 1: Thi t×m hiÓu- h¸i hoa d©n chñ: - Phần 2: Tài năng.( Hát, múa,kể chuyện,đọc thơ) Không để thầy và các bạn phải đợi lâu tôi xin công bố.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> ********************************************************************* ************ MỘT SỐ YẾU TỐ CƠ BẢN TRONG VIỆC TỔ CHỨC HỌC HỢP TÁC NHÓM Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC Như ta đã biết, học hợp tác nhóm là một phương pháp dạy học chú trọng đến việc khai thác tối đa mối quan hệ học sinh - học sinh trong quá trình dạy học. Theo đó, học sinh được tổ chức thành các nhóm nhỏ từ 2 đến 5-6 em cùng tham gia một cách tích cực để giải quyết nhiệm vụ học tập chung. Học hợp tác hết sức có ý nghĩa trong lớp học đa đối tượng. Phương pháp dạy học này giúp mọi học sinh có được nhiều cơ hội để biểu đạt và cảm thụ nội dung bài học một cách trực tiếp cũng như nhận được nhiều sự phản hồi từ giáo viên và bạn bè, đồng thời có thể nói đây cũng là biện pháp tối ưu giúp cho học sinh phát triển khả năng giao tiếp trong môi trường học tập. Khi tổ chức cho học sinh học hợp tác, giáo viên cần phải chú ý đảm bảo các yếu tố cơ bản như sau: 1. Sự phụ thuộc tích cực: Đây là dấu hiệu cơ bản đầu tiên của học hợp tác. Điều này mang hàm nghĩa: Mỗi nhóm chỉ đạt được hiệu quả hoạt động khi tất cả các thành viên đều tích cực tham gia; thành công hay thất bại của mỗi người cũng là thành công hay thất bại của cả nhóm. Để tạo được yếu tố này, giáo viên cần chú ý:  Mục đích cung được thiết lập. Một người đạt được mục đích nếu tất cả đạt được mục đích.  Tất cả học sinh trong nhóm đều nhận được phần thưởng như nhau nếu tất cả đều thành công.  Một bộ đồ dùng học tập chung cho cả nhóm.  Mỗi thành viên trong nhóm đều có một vai trò, có tính phụ thuộc và liên kết với các thành viên khác.  Nhiệm vụ chung được chia thành các nhiệm vụ nhỏ và được thực hiện theo một trình tự nhất định.  Các thành viên trong nhóm làm việc trong một tình huống giả thiết để đạt được thành công hoặc để tồn tại.  Các nhóm phải thi đua với nhau.  Các thành viên trong nhóm gắn bó với nhau do chính môi trường làm việc tạo nên.  Các thành viên trong nhóm xây dựng một bản sắc riêng thông qua việc đặt tên cho nhóm: Cờ, bài hát, khẩu hiệu,….

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 2. Tương tác “mặt đối mặt”: Nhóm ngồi thành vòng tròn sao cho mọi thành viên đều “thấy mặt” nhau. Chính việc làm này, tạo nên những tác dụng tích cực đối với mọi học sinh:  Tăng cường tính tích cực trong hoạt động học tập; làm nảy sinh những hứng thú mới trong khi trao đổi bình đẳng với nhau.  Rèn luyện những kĩ năng xã hội: Cách diễn đạt ý tưởng, cách cư xử, cách phản hồi đối với những ý kliến của bạn.  Tăng cường sự phản hồi của học sinh bằng những hình thức khác nhau:lời nói, ánh mắt, cử chỉ,…  Phát triển mối quan hệ gắn bó yêu thương lẫn nhau. 3. Trách nhiệm cá nhân: Mỗi thành viên trong nhóm được phân công vai trò khác nhau nhưng có liên quan, phụ thuộc lẫn nhau để đạt mục tiêu chung của cả nhóm. Do đó, mỗi thành viên đều phải ý thức chịu trách nhiệm cá nhân trước nhiệm vụ chung của nhóm, rèn luyện tinh thần trách nhiệm cá nhân trước toàn thể nhóm. Vai trò của các thành viên trong nhóm có thể thay phiên nhau như sau:  Nhóm trưởng: Điều khiển, chịu trách nhiệm chung hoạt động của cả nhóm.  Người khuyến khích: Quan sát và đảm bảo cho mọi thành viên phải đóng góp ý kiến, ngăn chặn những thành viên “nói nhiều”, động viên, khuyến khích những thành viên “trầm tính” tham gia bằng việc yêu cầu đưa ra ý kiến của mình hoặc giúp đỡ việc gì đó.  Người ghi chép (thư ký): Ghi chép lại tất cả các ý kiến gợi ý của các thành viên trong nhóm. Tóm tắt các câu trả lời cho từng câu hỏi cho đến khi cả nhóm hài lòng và thống nhất. Sau đó ghi vào phiếu trả lời.  Người điều khiển thời gian: Nhắc nhở nhóm về giới hạn về thời gian; điều chỉnh, cân đối bố cục của từng vấn đề nhằm giúp cho nhóm hoàn thành nhiệm vụ.  Người quan sát: Quan sát những thành viên trong nhóm khi tham gia hoạt động. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, chia sẻ ý kiến với nhóm những gì đã quan sát được không mang tính chất đánh giá. 4. Kĩ năng hoạt động nhóm: Để có thể cùng hoạt động cho một mục tiêu chung, mỗi thành viên trong nhóm cần có những kĩ năng giao tiếp, kĩ năng xã hội. Do đó, giáo viên cần lưu ý làm cho mọi thành viên trong nhóm đều hiểu và chấp nhận những cách diễn đạt, cách giao tiếp khác nhau. Giáo viên cần luyện tập cho học sinh các kĩ năng cơ bản như sau:  Hiểu và hoàn toàn tin tưởng nhau..

<span class='text_page_counter'>(6)</span>  Cách trao đổi với nhau phù hợp, rõ ràng.  Chấp nhận và ủng hộ lẫn nhau.  Giải quyết các mâu thuẫn trong nhóm trên tinh thần xây dựng. 5. Nhận xét nhóm: Sau mỗi lần hoạt động nhóm hoặc cuối buổi học các nhóm cần nhìn nhận lại toàn bộ quá trình hoạt động của nhóm mình. Sự nhận xét của các thành viên cho nhóm sẽ là những thông tin phản hồi hết sức quan trọng. Nội dung nhận xét nhóm có thể là những vấn đề sau đây:  Hoạt động của những thành viên nào có lợi cho nhóm nhất?  Cách làm việc của nhóm đã có hiệu quả chưa; cần thay đổi thế nào để hoạt động của nhóm có hiệu quả hơn. Có hai hình thức kế tiếp nhau trong nhận xét nhóm: nhận xét của các thành viên trong nhóm và nhận xét của giáo viên, của các nhóm khác. Trong quá trình tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm, mỗi chúng ta cần nghiên cứu và đảm bảo được đầy đủ các yếu tố nêu trên có thể góp phần nâng cao chất lượng việc dạy và học trong nhà trường tiểu học hiện nay. ******************************************************** Xây dựng phương pháp tự học cho học sinh tiểu học GD - Một trong những phương pháp phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh đó là phương pháp giúp học sinh tự học. Tự học là một hoạt động tự giác, độc lập của học sinh, nó có thể diễn ra mọi lúc mọi nơi, cũng có khi hoạt động tự học ấy không diễn ra trong nhà trường. Trước sự phát triển của xã hội, thời kỳ khoa học công nghệ tiến bộ thì con người cần phải có trí tuệ để chiếm lĩnh các công nghệ đó. Vì thế tầm quan trọng của việc tự học càng có ý nghĩa. Chúng ta phải chú ý ngay bậc tiểu học và rèn luyện cho học sinh biết cách tự học. Ngoài mục đích giúp cho học sinh chiếm lĩnh tri thức mới nó còn góp phần hình thành thói quen ham thích đọc sách, ham tìm tòi học hỏi, suy nghĩ và kích thích óc khám phá của các em. Dạy phương pháp tự học thích hợp ở tất cả các môn học, tùy vào tính chất của từng bộ môn mà giáo viên phải có cách hướng dẫn học sinh đi vào hoạt động đó. Ví dụ: môn tự nhiên - xã hội hướng dẫn học sinh dựa vào sách giáo khoa mà làm các thí nghiệm đơn giản để rút ra kinh nghiệm thực tế có đúng theo lý thuyết hay không? Môn tập đọc thì cho học sinh đọc bài trước nhiều lần ở nhà, giáo viên có thể gợi ý thử tìm hiểu nội dung bài, hay thử đọc diễn cảm đoạn văn, một khổ thơ… Trọng tâm của phương pháp tự học là giúp học sinh biết tìm tòi, biết xử lý thông tin,.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> khám phá tri thức mới đồng thời củng cố kiến thức cũ, biết vận dụng tri thức vào cuộc sống một cách linh hoạt và đúng lúc. Điều quan trọng là giáo viên không chỉ dạy cho học sinh biết cái gì mà phải giúp học sinh biết tại sao, bằng cách nào, làm gì để biết được điều đó. Bởi vậy khi áp dụng phương pháp này đòi hỏi học sinh chuyển biến cách học thụ động sang hình thức chủ động. Đặc biệt là giáo viên phải tiến hành ngay tại lớp mới đạt hiệu quả cao. Sự học rất cần nhưng cách học mới cần hơn nữa vì thế người giáo viên phải tích cực đổi mới phương pháp dạy sao cho hiệu quả, từ đó việc giúp học sinh tự học cũng là một phương pháp mới. *********************************************** THẾ NÀO LÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TÍCH CỰC? Như chúng ta đã biết, mỗi một phương pháp giảng dạy dù cổ điển hay hiện đại đều nhấn mạnh lên một khía cạnh nào đó của cơ chế dạy-học hoặc nhấn mạnh lên mặt nào đó thuộc về vai trò của người thầy. Chúng tôi cho rằng, cho dù các phương pháp thể hiện hiệu quả như thế nào thì nó vẫn tồn tại một vài khía cạnh mà người học và người dạy chưa khai thác hết. Chính vì thế mà không có một phương pháp giảng dạy nào được cho là lý tưởng. Mỗi một phương pháp đều có ưu điểm của nó do vậy người thầy nên xây dựng cho mình một phương pháp riêng phù hợp với mục tiêu, bản chất của vấn đề cần trao đổi, phù hợp với thành phần nhóm lớp học, các nguồn lực, công cụ dạy-học sẵn có và cuối cùng là phù hợp với sở thích của mình. Theo chúng tôi, phương pháp giảng dạy được gọi là tích cực nếu hội tụ được các yếu tố sau:  Thể hiện rõ vai trò của nguồn thông tin và các nguồn lực sẵn có  Thể hiện rõ được động cơ học tập của người học khi bắt đầu môn học  Thể hiện rõ được bản chất và mức độ kiến thức cần huy động  Thể hiện rõ được vai trò của người học, người dạy, vai trò của các mối tương tác trong quá trình học  Thể hiện được kết quả mong đợi của người học  MỘT VÀI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TÍCH CỰC 1. Phương pháp dạy học dựa trên vấn đề Phương pháp này có thể được xem như một cách xây dựng tổng thể một đề cương giảng dạy hoặc là một trong những cách được người dạy áp dụng để xây dựng đề cương giảng dạy cho một môn học. Phương pháp này xuất hiện vào năm 1970 tại trường Đại học Hamilton-Canada, sau đó được phát triển nhanh chóng tại Trường Đại học Maastricht-Hà Lan. Phương pháp này ra đời và được áp dụng rộng rãi dựa trên những lập luận sau:.

<span class='text_page_counter'>(8)</span>  Sự phát triển như vũ bão của KHCN trong những thập niên gần đây, trái ngược với nó là khả năng không thể dạy hết cho người học mọi điều.  Kiến thức của người học thì ngày càng hao mòn từ năm này qua năm khác, cộng thêm là sự chêch lệch giữa kiến thức thực tế và kiến thức thu được từ nhà trường.  Việc giảng dạy còn quá nặng về lý thuyết, còn quá coi trọng vai trò của người dạy, chưa sát thực và chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế.  Tính chất thụ động trong học tập của người học so với vai trò truyền tải của người dạy còn cao khi mà số lượng người học trong một lớp ngày càng tăng.  Hoạt động nhận thức còn ở mức độ thấp so với yêu cầu của thực tế (ví dụ như khả năng đọc và khai thác một cuốn sách hoặc một công trình nghiên cứu).  Sự nghèo nàn về phương thức đánh giá người học, việc đánh giá còn quá nặng về kiểm tra khả năng học thuộc.  Chính vì những lý do trên mà phương pháp dạy học dựa trên việc giải quyết vấn đề xuất phát từ tình huống thực tế của cuộc sống, thực tế nghề nghiệp được xây dựng dựa trên những yêu cầu sau:  Phải có một tình huống cụ thể cho phép ta đặt ra được một vấn đề.  Các nguồn lực (trợ giảng, người hướng dẫn, tài liệu, cơ sở dữ liệu….) đều được giới thiệu tới người học và sẵn sàng phục vụ người học.  Các hoạt động phải được người học triển khai như đặt vấn đề, quan sát, phân tích, nghiên cứu, đánh giá, tư duy,…  Kiến thức cần được người học tổng hợp trong một thể thống nhất (chứ không mang tính liệt kê), điều đó cũng có nghĩa là việc giải quyết vấn đề dựa trên cách nhìn nhận đa dạng và chứng tỏ được mối quan hệ giữa các kiến thức cần huy động.  Phải có khoảng cách thời gian giữa giai đoạn làm việc trong nhóm và giai đoạn làm việc độc lập mang tính cá nhân.  Các hình thức đánh giá phải đa dạng cho phép chúng ta có thể điều chỉnh và kiểm tra quá trình sao cho không chệch mục tiêu đã đề ra. Để đảm bảo mọi hoạt động có thể bao phủ được toàn bộ các yêu cầu trên, Trường Đại học Rijkuniversiteit Limbourg tại Maastricht đã đề ra các bước tiến hành như sau: Bước 1: Làm rõ các thuật ngữ và khái niệm liên quan Bước 2: Xác định rõ vấn đề đặt ra Bước 3: Phân tích vấn đề Bước 4: Lập ra danh mục các chú thích có thể.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Bước 5: Đưa ra mục tiêu nghiên cứu và mục tiêu học tập Bước 6: Thu thập thông tin Bước 7: Đánh giá thông tin thu được Trong số các bước trên, người học thường gặp khó khăn trong việc phân tích vấn đề và tổng hợp các thông tin liên quan vấn đề. 1.1 Các đặc trưng của một vấn đề hay Thực tế đã chỉ ra là có rất nhiều kiểu vấn đề, chủ đề có thể lựa chọn. Điều này phụ thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể, từng cách xây dựng vấn đề và các hoạt động đề ra cho người học. Tuy nhiên, đặc trưng bề nổi của một vấn đề thì không bao giờ rời xa nhu cầu của người học (nhu cầu về nhận thức, lĩnh hội kiến thức,..) cũng như không bao giờ xa rời mục tiêu học tập. Dưới đây chúng tôi trình bày một vài cách xây dựng vấn đề để độc giả tham khảo.  Xây dựng vấn đề dựa vào kiến thức có liên quan đến bài học. Toàn bộ bài giảng được xây dựng dưới dạng vấn đề sẽ kích thích tính tò mò và sự hứng thú của người học. Tính phức tạp hay đơn giản của vấn đề luôn luôn là yếu tố cần được xem xét.  Xây dựng vấn đề dựa trên các tiêu chí thường xuyên biến đổi trong công việc, nghề nghiệp (Vấn đề đó có thường xuyên gặp phải? Và nó có phải là nguồn gốc của những thiếu sót trong sản xuất? Nó có tác động lớn tới khách hàng hay không? Tuỳ theo từng hoàn cảnh thì các giải pháp đặt ra cho vấn đề này có đa dạng và khác biệt không?) Vấn đề phải được xây dựng xung quanh một tình huống (một sự việc, hiện tượng,…) có thực trong cuộc sống. Vấn đề cần phải được xây dựng một cách cụ thể và có tính chất vấn. Hơn nữa, vấn đề đặt ra phải dễ cho người học diễn đạt và triển khai các hoạt động liên quan. Một vấn đề hay là một vấn đề không quá phức tạp cũng không quá đơn giản. Cuối cùng là cách thể hiện vấn đề và cách tiến hành giải quyết vấn đề phải đa dạng. Vấn đề đặt ra cần phải có nhiều tài liệu tham khảo nhưng trọng tâm nhằm giúp người học có thể tự tìm tài liệu, tự khai thác thông tin và tự trau dồi kiến thức; các phương tiện thông tin đại chúng như sách vở, băng cát sét, phần mềm mô phỏng, internet,… cũng cần phải đa dạng nhằm phục vụ mục đích trên. 1.2 Vấn đề và cách tiếp cận vấn đề Vấn đề đặt ra cần phải có tác dụng kích thích các hoạt động nhận thức cũng như các.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> hoạt động xã hội của người học. Theo chúng tôi, các hoạt động này thường gắn kết với một hoạt động nghiên cứu thực thụ mà ở đó người học cần phải:  Đặt vấn đề (Vấn đề đặt ra là gì?)  Hiểu được vấn đề  Đưa ra các giả thuyết (Các câu trả lời trước và đối chứng với các câu hỏi đã được đặt ra trong tình huống)  Tiến hành các hoạt động thích hợp nhằm kiểm tra các giả thuyết của mình (nghiên cứu, phân tích, đánh giá tài liệu liên quan, sau cùng là tổng hợp việc nghiên cứu)  Thảo luận và đánh giá các giải pháp khác nhau dựa theo từng tiêu chí mà hoàn cảnh đưa ra  Thiết lập một bản tổng quan và đưa ra kết luận Các bước đặt ra trên đây sẽ giúp cho người học nâng cao khả năng tổng hợp kiến thức. Ví dụ như một vấn đề liên quan đến sinh thái sẽ có nhiều khái niệm liên quan: các khái niệm vật lý, hoá học, các khái niệm về kinh tế, sức khoẻ cộng đồng, chính sách,.. 1.3 Chu trình và cách thức tổ chức dạy học dựa trên vấn đề. Trong chu trình học tập theo phương pháp này, thời gian làm việc độc lập (cá nhân) luôn luân phiên với thời gian làm việc trong nhóm (có sự giúp đỡ của giảng viên, trợ giảng, hoặc người hướng dẫn). Theo chúng tôi, công việc cần thảo luận theo nhóm thường xuất hiện vào hai thời điểm đặc biệt được miêu tả trong chu trình dưới đây: Làm việc độc lập -> Thảo luận trong nhóm -> Làm việc độc lập -> Thảo luận trong nhóm ->... Như vậy chu trình dạy học dựa theo vấn đề gồm 4 giai đoạn: Sau khi kết thúc giai đoạn 1 (Giới thiệu chủ đề, chuẩn bị các hoạt động và nguồn lực cần thiết), học viên bắt đầu nhóm họp theo các nhóm nhỏ - giai đoạn 2 (có hoặc không sự trợ giúp của trợ giảng) nhằm phân tích chủ đề, đưa ra các câu hỏi và giả thiết đầu tiên, phân chia nhiệm vụ cho các thành viên nhóm. Tiếp theo đó các thành viên làm việc độc lập theo nhiệm vụ đã được phân chia (giai đoạn 3). Kết thúc giai đoạn 3, từng cá nhân sẽ giới thiệu thành quả làm việc trong nhóm. Cuối cùng mỗi cá nhân tự viết một bản báo cáo (giai đoạn 4). Kèm theo các giai đoạn này thường có các buổi hội thảo trong một nhóm lớn, hoặc các hoạt động thực tế hay tiến hành thí nghiệm. Có thể kết thúc quá trình tại giai đoạn này hoặc tiếp tục quá trình nếu một vấn đề mới được nêu ra. Việc thảo luận trong nhóm là bắt buộc đối với tất cả các cá nhân, nó không những.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> giúp học viên phát triển được khả năng giao tiếp và các kỹ năng xã hội mà còn phát triển được quá trình nhận thức (đọc hiểu, phân tích, đánh giá,…) 1.4 Tác động tích cực của phương pháp dạy học dựa trên vấn đề  Học viên có thể thu được những kiến thức tốt nhất, cập nhật nhất  Có thể bao phủ được trên một diện rộng các trường hợp và các bối cảnh thường gặp  Tính chủ động, tinh thần tự giác của người học được nâng cao  Động cơ học tập và tinh thần trách nhiệm của học viên được nâng cao  Việc nghiên cứu và giải quyết vấn đề ngày càng được bảo đảm Tuy nhiên, để áp dụng phương pháp này với cơ hội thành công cao đòi hỏi chúng ta phải tiến hành một loạt những chuyển đổi sau:  Chuyển đổi các hoạt động của người học từ tính thụ động sang tính tích cực, chủ động  Chuyển đổi các hoạt động của người dạy (người dạy có vai trò khơi dậy các vấn đề và hướng dẫn người học)  Chuyển đổi mối quan hệ giữa vai trò của người học và người dạy  Chuyển đổi hệ thống đánh giá người học  Coi trọng thời gian tự học của người học như thời gian học trên lớp ************************************************** Dự giờ thế nào để đạt hiệu quả?. Từ lâu việc dự giờ thăm lớp đã trở thành điều bắt buộc đối với giáo viên để học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp mình. Tuy nhiên việc dự giờ thế nào để đạt hiệu quả lại là vấn đề ít được các trường quan tâm. Ngay cả số tiết dự giờ của mỗi giáo viên trong các trường khác nhau cũng không có sự thống nhất. Có trường thì hiệu trưởng chỉ bắt giáo viên dự giờ 2 tiết trong một năm nhưng cũng có trường thì lại là 4 tiết hoặc nhiều hơn..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Một giờ dạy có giáo viên dự giờ Chất lượng hay số lượng Cô Bùi Thị Kim Châu, giáo viên Trường THCS Võ Văn Tần ở huyện Đức Hòa, tỉnh Long An cho biết trường của cô vì là trường lớn với số giáo viên quá đông cho nên ban giám hiệu nhà trường qui định là mỗi giáo viên chỉ lên tiết thao giảng 2 tiết trong một năm. Cứ đầu năm học là nhà trường lên kế hoạch dự giờ rải đều cho các tháng trong năm học, qua đó qui định giáo viên rơi vào tháng nào thì trong tháng đó giáo viên phải hoàn thành 2 tiết dự giờ của mình. Đây quả là cách tổ chức dự giờ hay cần để các trường khác học tập. Bởi vì xét kỹ ra chưa hẳn giáo viên dự giờ quá nhiều lại có lợi vì mất nhiều thời gian, công sức của giáo viên. Giáo viên rất cần thời gian để nghiên cứu bài dạy chấm bài cho các em học sinh. Có rất nhiều giáo viên than rằng họ luôn tất bật với công việc nhà trường đến nỗi có khi suốt ngày họ không có thời gian giải trí. Việc xem ti vi cũng trở thành việc xa xỉ đối với họ. Thử hỏi giáo viên cứ làm việc quần quật như cái máy đến nỗi không có thời gian giải trí thì liệu chất lượng giảng dạy có nâng cao hay không? Vì vậy việc giảm số tiết dự giờ cho mỗi giáo viên là việc nên làm để giảm áp lực cho giáo viên. Đừng để việc dự giờ là một gánh nặng Nếu như giáo viên dự giờ để học hỏi kinh nghiệm là điều nên làm. Có nhiều trường ban giám hiệu lại xem việc dự giờ là cách kiểm tra tay nghề của giáo viên gây sự bất bình trong giáo viên. Tệ hại hơn có nhiều hiệu trưởng còn đưa ra qui định là họ có thể dự giờ giáo viên đột xuất. Nếu giáo viên dạy mà không có giáo án hay dạy không đạt yêu cầu thì họ sẽ tính vào điểm thi đua và có biện pháp kỷ luật thích đáng. Có lẽ các vị hiệu trưởng đã quên rằng chính việc họ dự giờ mới làm cho giáo viên ức chế tâm lý và dạy tiết học đó không tốt. Dạy học từ lâu được xem là nghề nghiệp luôn cần sự sáng tạo của người thầy. Liệu người thầy có thể phát huy sự sáng tạo của mình hay không nếu luôn nơm nớp lo sợ bởi sự kiểm tra gắt gao của người khác. Cho nên vấn đề đặt ra là việc dự giờ để kiểm tra tay nghề của giáo viên hiện nay có cần hay không? Thiết nghĩ giáo viên đều tốt nghiệp trường sư phạm, họ đã được sát hạch qua các đợt kiến.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> tập, thực tập trong những năm học ở trường sư phạm. Ngoài ra trước khi vào biên chế nhà nước họ cũng được kiểm tra tay nghề qua các tiết dự giờ tại trường. Vì vậy mỗi giáo viên đều có đủ năng lực để đứng trên bục giảng để truyền thụ kiến thức cho học sinh. Không thể chỉ qua một vài tiết dự giờ mà có thể đánh giá tay nghề giáo viên yếu kém được. Vả lại chưa chắc ban giám hiệu nhà trường có năng lực dạy tốt hơn giáo viên nên việc họ đánh giá tiết dạy của giáo viên e rằng không chính xác và trung thực. Không làm cho giáo viên tâm phục, khẩu phục. Để việc dự giờ đạt hiệu quả Như vậy để những tiết học có dự giờ thật sự hữu ích cho giáo viên thì ban giám hiệu nhà trường cần có kế hoạch cụ thể vào mỗi đầu niên học. Dự giờ không cần chạy theo số lượng mà hãy chú ý đến chất lượng. Chỉ những giáo viên cùng bộ môn (ở bậc trung học) hoặc cùng khối lớp (ở bậc tiểu học) mới nên cho dự giờ lẫn nhau để học tập kinh nghiệm. Đối với những giáo viên không có những đóng góp chân tình cho đồng nghiệp mà chỉ lợi dụng sự góp ý của mình để hạ thấp đồng nghiệp thì cần được xử lý nghiêm minh. Bởi vì nếu như vì dự giờ mà đồng nghiệp xích mích thì tốt nhất không nên dự giờ. Vả lại mỗi thầy giáo đều có phương pháp giảng dạy của mình sao cho học sinh dễ hiểu bài, các thầy cô dự giờ không nên yêu cầu đồng nghiệp mình phải dạy theo cách của mình vì như thế chắc gì học sinh tiếp thu bài tốt. ****************************************** Người học cần thầy dạy phương pháp hơn là dạy kiến thức. Trên thực tế có rất nhiều phương pháp học tập song phương pháp nào để nắm bắt, hiểu biết kiến thức được nhanh nhất, tốt nhất và sử dụng kiến thức đó một cách nhuần nhuyễn trở thành kỹ năng giúp nâng cao hiệu quả học tập và công tác là vấn đề cả người dạy và người học cần quan tâm. Xin trao đổi một số kinh nghiệm về phương pháp học tập như sau. Phương pháp học tập tốt là cách thức học tập, nghiên cứu chủ động, sáng tạo để đạt kết quả cao; phương pháp học tập giữ vai trò quyết định đến hiệu quả học tập. Cho nên, người học cần thầy dạy phương pháp hơn là dạy kiến thức, với phương pháp chủ yếu là nêu vấn đề, quan điểm, ý tưởng, gợi ý các mối liên hệ giữa chúng với thực tiễn và chỉ dẫn tài liệu cần đọc; học sinh phải tự nghiên cứu, tìm đọc, phản biện để làm sáng tỏ những vấn đề đó. Người học cần khắc phục cách học khô cứng, hời hợt, chép nguyên mẫu lời thầy cô, hoặc lối nhắc lại khái niệm như một thói quen với những tư duy đường mòn, bảo thủ. Để học tập đạt hiệu quả, người học cần tập trung tư tưởng, động não, đào sâu suy nghĩ, nắm bắt ý chính chứ không phải nhớ máy móc từng câu, từng chữ; cần chịu khó thắc mắc, nêu câu hỏi và trao đổi với bạn bè, đọc thêm sách và nghiền ngẫm, diễn đạt theo cách hiểu của mình, nhiều khi đọc.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> một tờ báo, một quyển sách chỉ thu lượm được một ít thông tin cần thiết; có khi xem tờ báo, cuốn sách này tìm được vấn đề này, xem tờ báo khác, nhiều sách khác tìm được vấn đề khác rồi gộp, góp 2-3 vấn đề, 2-3 con số thành một tài liệu cần thiết cho mình. Kinh nghiệm cho thấy ai nắm được kỹ năng đọc hiểu người đó dễ đạt kết quả học tập cao. Trong quá trình học tập, cần liên hệ, so sánh với bài phát biểu trước và với thực tế, hãy tự đặt câu hỏi tại sao vậy; hãy mạnh dạn phát biểu ý kiến, tham gia thảo luận, tranh luận trong tổ, lớp hoặc hướng dẫn, nói lại cho bạn bè nghe, được coi là một cách học có hiệu quả. Thực tế cho thấy nếu ta trao đổi vật chất với nhau thì tổng lượng vật chất không đổi; song, nếu trao đổi ý tưởng, kinh nghiệm với nhau thì chúng ta sẽ được một lượng ý tưởng, tri thức nhiều hơn. Phương pháp học tập tốt đòi hỏi phải rèn luyện để có trí nhớ tốt; một trong những bí quyết là phải tập trung tư tưởng để cho óc ngừng lâu, khắc sâu về thông tin hoặc hình ảnh đó; tiếp theo cần tái hiện hoặc đọc to nhiều lần, cần tìm những từ hoặc câu quan trọng nhất của vấn đề mà mình cần nhớ, cùng mối liên hệ đồng điểm và dị điểm giữa chúng; khi có cơ hội nên sử dụng nó để khỏi quên. **************************************************************** *** Giáo án điện tử, hiểu thế nào cho đúng Từ lâu đã có nhiều người gọi bản trình chiếu bằng power point là giáo án điện tử, thực ra cách hiểu này là không đúng. Giáo án theo lí thuyết dạy học là bản thiết kế bao gồm mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện để thực hiện một bài học. Bản trình chiếu bằng power point chỉ đóng vai trò phương tiện và trong một số phương pháp dạy học thì nó cũng chứa đựng nội dung của bài học. - Mục tiêu : Xác định dựa theo phân phối chương trình, khung chương trình của trường - Phương pháp: là cách thức hoạt động của thầy của trò trong toàn bộ bài học - Phương tiện: là các thiết bị để chuyển tải các nội dung, cũng có thể người học, người dạy tác động vào đó để lĩnh hội hoặc hình thành kiến thức mới ở người học. Bản trình chiếu là một loại phương tiện hiện đại có thể thay thế cho loại phương tiện truyền thống là phấn bảng. Trong phương pháp dạy học thuyết giảng thì nội dung của toàn bộ bài giảng có thể chứa trong nội dung trình chiếu. Thế nào là giáo án điện tử: Hiện tại chưa có định nghĩa chính xác do đó cũng chưa có.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> qui chế sử dụng tuy nhiên có thể hiểu giáo án điện tử là giáo án được soạn thảo bằng máy tính và có thể in ra để thay thế cho giáo án viết tay. Trong giáo án điện tử này có chứa các nội dung trình chiếu, các mô phỏng ( hay được gọi là thí nghiệm ảo) cũng như hình ảnh, âm thanh và các dụng cụ thí nghiệm thật (đương nhiên chỉ có thể mô tả cách sử dụng ). Vấn đề hiện đang đau đầu là có thể dùng giáo án đánh máy vi tính này nộp cho hội đồng kiểm tra hay không. Ở đây nó liên quan đến nhiều vấn đề nhưng vấn đề then chốt là sự tự ý thức của người thầy trong hoạt động của mình. Mục đích của việc kiểm tra giáo án là nhằm buộc ông thầy luôn không ngừng trăn trở về bài giảng của mình, chuẩn bị chu đáo bài giảng của mình cả về nội dung cũng như phương pháp. Điều này cũng có mặt hạn chế nhất định đó là khiến giáo viên có cảm giác mình luôn là "đứa học trò nhỏ" thiếu ý thức tự giác. Tuy nhiên nó là truyền thống của ngành rồi nên ai cũng cho là một chuyện bình thường. Nói một cách cực đoan thì việc kiểm tra giáo án chẳng đem lại tác dụng gì nhiều, chỉ là cái cớ để lãnh đạo phòng, sở đe nẹt giáo viên. Vì nếu chỉ kiểm tra với mục tiêu trên thì khá là vô nghĩa vì với người có ý thức và tâm huyết với nghề thì chẳng kiểm tra họ cũng soạn , cũng chuẩn bị bài dạy chu đáo. Còn với những người amatuer thì họ soạn mang tính chất đối phó ( thậm chí là nhờ người khác chép hộ giáo án năm trước rồi thay cái mục ngày tháng năm).. Giảng dạy bằng giáo án điện tử: Hiệu quả lớn Theo đánh giá của các nhà sư phạm, giảng dạy bằng giáo án điện tử trong nhà trường mang lại hiệu quả rất lớn. Mỗi tiết dạy bằng giáo án điện tử chính là một lượng lớn kiến thức, hình ảnh trực quan sinh động được chuyển tải đến học sinh.. Đẩy lùi tình trạng “thầy đọc trò chép”.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Nếu ai quan tâm đến ngành giáo dục nước nhà hẳn rất phấn khởi với những chủ trương đổi mới của Bộ GD&ĐT trong những năm trở lại đây. Từ việc cải cách sách giáo khoa đến những quy định về việc mua sắm thiết bị dạy học cho từng khối lớp, cấp bậc… đều nhằm mục đích hướng tới một nền giáo dục tiên tiến, hiện đại, phù hợp với hội nhập với nền giáo dục quốc tế. Công tác cải cách giáo dục ở nước ta đã phần nào chứng tỏ đó là bước đi đúng đắn và hiệu quả. Một trong những bước tiến đáng kể trong công tác cải cách giáo dục là chủ trương đẩy lùi lối truyền đạt thụ động “thầy đọc trò chép”. Giảng dạy bằng giáo án điện tử hay nói cách khác là việc sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin như máy tính, máy chiếu, bảng điện tử… trong giảng dạy mang lại hiệu quả rất lớn. Giáo viên sẽ giảng bài bằng giáo án điện tử được soạn thảo bằng phần mềm power point. Cái được lớn nhất ở mỗi tiết giảng bằng giáo án điện tử chính là một lượng lớn kiến thức, hình ảnh trực quan sinh động được chuyển tải đến các học sinh. Giáo án điện tử không những giúp tiết học trở nên lôi cuốn hơn mà còn hạn chế việc giáo viên bị cháy giáo án vì thời gian được kiểm soát bằng máy. Chỉ cần một cú kích chuột Nếu như trong mỗi tiết học thông thường, giáo viên phải dành khá nhiều thời gian để treo tranh ảnh, thao tác các hoạt động thí nghiệm thì trong tiết học có sử dụng giáo án điện tử, những chuyện đó chỉ cần một cú kích chuột. Sự giải phóng đôi tay cho cả giáo viên và học sinh cho phép các em có thể tương tác nhiều hơn với thầy cô giáo, làm nâng cao hiệu quả giờ học. Nhịp cầu sư phạm.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Thứ tư, 31/01/2007, 14:06 GMT+7 Hướng dẫn ghi bài giáo án điện tử GD - Trong tiến trình lịch sử dạy học, cách truyền đạt kiến thức đầu tiên và sơ khai nhất là phương pháp truyền khẩu: thầy nói, trò nghe và làm theo. Phương tiện dạy học chính lúc bấy giờ chỉ là lời nói. Theo thời gian, các đồ dùng hỗ trợ dạy học ra đời tiếp theo là: sách, vở, phấn viết và bảng. Các đồ dùng dạy học này được sử dụng trong một thời gian khá dài qua nhiều thế kỷ. Rồi đến sự ra đời của những đồ dùng dạy học khác như cassette và máy đèn chiếu trong khoảng thập niên 50 của thế kỷ trước. Trở ngại của học sinh khi học giáo án điện tử Sự bùng nổ của kỹ thuật máy tính và công nghệ thông tin vào cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI dẫn đến sự xuất hiện một phương pháp dạy học hoàn toàn mới, đó là dạy học bằng máy tính (giáo án điện tử - GAĐT). Theo một nghĩa tương đối: dạy Học sinh mầm non học học bằng máy tính là một hình thức dạy học tiên bằng giáo án điện tử.. tiến và do khả năng lưu trữ, tích hợp, thể hiện. Ảnh: H.Tr. thông tin nhanh, đa dạng, cho phép đẩy mạnh sự. tương tác giữa thầy và trò, dẫn đến sự thay đổi sâu xa về hình thức của dạy và học. Hiểu rõ tầm quan trọng của công nghệ thông tin, ngành GD&ĐT TP.HCM đã đi trước trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy và học, mà một trong những trọng tâm là đẩy mạnh việc dạy và học bằng GAĐT. Trong quá.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> trình triển khai một tiết dạy ở lớp bằng GAĐT, có nhiều kết quả thu được, đồng thời cũng có những tình hình phát sinh về phía thầy lẫn trò. Ở đây, chúng tôi xin chỉ tập trung trao đổi về khó khăn thực tế ban đầu của học sinh khi học GAĐT ở khâu ghi chép nội dung kiến thức vào vở. Có nhiều tiết học, ngay cả những tiết thao giảng, giáo viên giảng trên GAĐT rất hay, tương tác giữa thầy và trò rất tốt, học sinh tham gia và hiểu rõ bài học. Nhưng khi hết tiết học, xem lại tập vở thì học sinh ghi lại kiến thức đã học không được bao nhiêu. Có những học sinh không biết phần nào phải ghi, phần nào không ghi, nên trang vở để trống. Điều này dẫn đến ba hậu quả: học sinh không nắm tổng quát được bài học, khó học bài và mau quên các kiến thức đã thu được khi nghe giảng. Để khắc phục trở ngại của học sinh khi ghi chép bài trong một tiết học bằng máy tính, chúng tôi xin trao đổi một số ý kiến sau đây về phương pháp hướng dẫn học sinh ghi bài khi học GAĐT. Những nguyên tắc khi soạn GAĐT trên Power Point Thật ra, ta phải giải quyết khó khăn của học sinh ngay từ người thầy và giải quyết ở ba khâu: soạn GAĐT, trình chiếu giáo án và hướng dẫn học sinh ghi chép. Mỗi lớp học có trung bình từ 40-50 học sinh. Trong khi đó các tiết dạy GAĐT thường phải tắt bớt đèn, đóng bớt cửa sổ hay kéo rèm hạn chế ánh sáng trời để ảnh trên màn rõ hơn. Như vậy, những học sinh ngồi ở các dãy cuối lớp hay những học sinh mắt kém sẽ khó khăn khi quan sát hình ảnh, chữ viết hay công thức trên màn chiếu. Do đó để học sinh có thể ghi chép được bài học chính xác từ màn chiếu, giáo viên khi soạn giáo án trên Power Point cần chú ý một số nguyên tắc về hình thức sau:.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Về màu sắc của nền hình: cần tuân thủ nguyên tắc tương phản (contrast), chỉ nên sử dụng chữ màu sậm (đen, xanh đậm, đỏ đậm…) trên nền trắng hay nền màu sáng. Ngược lại, khi dùng màu nền sậm thì chỉ nên sử dụng chữ có màu sáng hay trắng. Về font chữ: chỉ nên dùng các font chữ đậm, rõ và gọn (Arial, Tahoma, VNIHelve…) hạn chế dùng các font chữ có đuôi (VNI-times…) vì dễ mất nét khi trình chiếu. Về size chữ: giáo viên thường muốn chứa thật nhiều thông tin trên một slide nên hay có khuynh hướng dùng cỡ chữ nhỏ. Thực tế, trong kỹ thuật video, khi chiếu trên màn hình TV (25 inches) cho vài người xem hay dùng máy chiếu Projector chiếu lên màn cho khoảng 50 người xem thì size chữ thích hợp phải từ cỡ 28 trở lên mới đọc rõ được. Về trình bày nội dung trên nền hình: giáo viên không nên trình bày nội dung tràn lấp đầy nền hình từ trên xuống từ trái qua phải, mà cần chừa ra khoảng trống đều hai bên và trên dưới theo tỷ lệ thích hợp (thường là 1/5), để đảm bảo tính mỹ thuật, sự sắc nét và không mất chi tiết khi chiếu lên màn. Ngoài ra, những tranh, ảnh hay đoạn phim minh họa dù hay nhưng mờ nhạt, không rõ ràng thì cũng không nên sử dụng vì không có tác dụng cung cấp thông tin xác định như ta mong muốn. Trình chiếu GAĐT Khi giáo viên trình chiếu Power Point, để học sinh có thể ghi chép kịp thì nội dung trong mỗi slide không nên xuất hiện dày đặc cùng lúc. Ta nên phân dòng hay phân đoạn thích hợp, cho xuất hiện theo hiệu ứng thời gian tương.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> ứng. Trường hợp có nội dung dài mà nhất thiết phải xuất hiện trọn vẹn cùng lúc, ta trích xuất từng phần thích hợp để giảng, sau đó đưa về lại trang có nội dung tổng thể, học sinh sẽ dễ hiểu và dễ chép hơn. Hướng dẫn học sinh ghi chép Trong tiết học, học sinh phải có sẵn trước mặt sách giáo khoa quy định của Bộ GD&ĐT và dùng vở để ghi chép. Khi trình chiếu Power Point và giảng bài, giáo viên hướng dẫn học sinh cách ghi bài học vào vở như sau: a- Những kiến thức căn bản, thuộc nội dung giáo khoa quy định sẽ nằm trong các slide có ký hiệu riêng. Ví dụ ký hiệu (@, đặt ở góc trên bên trái). Học sinh phải chép đầy đủ nội dung trong các slide này. Tập hợp nội dung các slide có ký hiệu riêng tạo nên kiến thức yêu cầu tối thiểu của tiết học. b- Những nội dung có tính thuyết minh, minh họa, mở rộng kiến thức sẽ nằm trong các slide khác, không có ký hiệu riêng. Với những slide này, học sinh tự chọn học nội dung để chép tùy theo sự hiểu bài của mình. c- Với những kiến thức căn bản nhưng khá dài, nếu chép hết sẽ ảnh hưởng đến tiến độ của tiết học, sau khi giảng xong giáo viên hướng dẫn học sinh đánh dấu trong sách giáo khoa để về nhà chép (học sinh sẽ chừa khoảng trống thích hợp). Lời kết Nguyên tắc giáo dục chủ động là lấy học sinh làm trung tâm. Giáo viên trong quá trình giảng dạy là phải đảm bảo được việc học sinh nắm được kiến thức.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> trọng tâm, nhưng giáo viên không phải là người bao tiêu mọi kiến thức cung cấp cho học sinh. Chính bản thân học sinh, trong khi tham gia tích cực vào tiết học, sau khi tìm hiểu lại sách giáo khoa và tìm tòi ở các phương tiện multimedia, sẽ chọn lọc đúc kết những kiến thức của tiết học và ghi chép, lưu trữ cho riêng mình. T.T.Q (ghi ý kiến của thầy Nguyễn Thanh Bình - GV Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong - TP.HCM) [ trở về ] Một vài ý kiến thảo luận tại edu.net. Theo tại hạ, GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ LÀ MỘT BÀI GIẢNG DẠY CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN ĐƯỢC THIẾT KẾ TRÊN MÁY VI TÍNH BẰNG NHỮNG CÁCH THỨC KHÁC NHAU, ĐƯỢC TRÌNH CHIẾU LÊN TRONG GIỜ HỌCNHẰM GIÚP CHO HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH THÊM SÂU SẮC ------------Bản thân tôi cũng chưa thể đưa ra được một định nghĩa về giáo án điện tử hoàn chỉnh, nhưng định nghĩa của bạn tôi thấy chưa hợp lí: Thứ nhất, cần phải xem lại thế nào là giáo án: Trong tiếng Anh người ta dùng từ Lesson Plan (dịch nôm na là Kế hoạch giảng dạy). Còn ở Việt nam tôi được biết Giáo án là một sự chuẩn bị của giáo viên cho một tiết học (chuẩn bị kịch bản cho một tiết lên lớp). Kịch bản ấy là dành cho giáo viên (học sinh đi học không hề biết gì về thuật ngữ giáo án cả, chúng chỉ học theo chỉ đạo của.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> thầy và thầy thì dạy theo sự chuẩn bị của mình - Giáo án). Thứ hai, có nhiều người đã nói về bài trình diễn Powerpoint trên lớp chỉ là Bài giảng sử dụng điện tử - tôi thấy nghĩa này nó chính xác hơn Giáo án như bạn nói. Bài giảng (cái trình bày) <> Giáo án (cái chuẩn bị). Một phương diện nào đó tôi thấy cái Powerpoint nó như một công cụ, phương tiện phục vụ giảng dạy trên lớp vì tính trực quan và khả năng mang thông tin rất lớn Tôi tán thành ý kiến của các bạn cho rằng: Không được đánh đồng các khái niệm: giáo án & một trình diễn của Powerpoint. Có một số trường (Sư phạm hẳn hoi!) còn để cho sinh viên xem một trình diễn của Powerpoint như là một giáo án lên lớp. có một số SV còn đưa vào bài giảng phần giới thiệu bản thân: Họ tên, giảng dạy môn, lớp, ... Đại đa số các bài giảng hiện nay đều đang ở mức "diễn lại sách giáo khoa" với màu mè & các hiệu ứng hoạt hình vui mắt mà thôi! Tôi thấy ý kiến này rất hay: "... trong các nhà trường truyền thống chúng ta có một thế mạnh là sự giao tiếp, tương tác trực tiếp giữa THẦY và TRÒ". Giáo án là gì ? Giáo án điện tử là gì ? Bài giảng dùng powerpoint thì nên gọi là bài thuyết trình (điện tử). Chúng ta lên lớp 1-2 tiết thì phải soạn bài, nghĩa là viết ra tất cả công việc cần chuẩn bị như:.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Tên bài giảng, mục đích, yêu cầu nội dung bài giảng (cái này nghe có vẻ khiên cưỡng quá nhỉ), nguồn tư liệu, tình huống, trình tự giảng, các lưu ý ... Bây giờ bổ sung thêm cho giáo án điện tử = Giáo án + ... các yếu tố điện tử: - Handout (tài liệu cầm tay được in ra) của bài thuyết trình powerpoint với các lời giảng phụ theo. - Phần mềm biểu diễn hỗ trợ: Tên phần mềm, trích đoạn nào, nguồn lấy... - Danh mục website, đường link gợi ý cho học sinh về học. - Chuẩn bị cho giờ giảng điện tử: - Máy tính cần có ổ CD, loa, mic, màn chiếu, máy chiếu ..., - Đĩa CD nào, có cho học sinh copy cái đĩa không ? (Cho cả môn học cả năm thì càng tốt). - Nếu có điều kiện vào phòng máy, mỗi người một máy thì ... - Các thao tác kĩ năng điện tử mà học sinh cần có. Trong giáo án cần ghi rõ: Khi nào thì trình chiếu, khi nào thì tắt đi để tổ chức thảo luận. Bài tập về nhà (nếu có), hay bài tự tìm hiểu qua các website, yêu cầu viết tiểu.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> luận, thu hoạch (ngắn gọn thôi). Mẫu báo cáo thí nghiệm. Kết quả cần đạt được: Học sinh cần hiểu bài ra sao ... Các bạn soạn giúp cho cái template của một giáo án viết giấy nhé. Còn theo tôi, giáo án điện tử hiện đang được sử dung sai về ý nghĩa ngôn từ. Chúng ta sẽ phải định nghĩa lại theo nghĩa toàn bộ các hoạt động soạn bài như trên mới đáng gội là giáo án điện tử. Còn nếu không thì chỉ nên gọi gọn là bài thuyết trình, bài trình chiếu. Còn nữa, chúng ta đang tiến đến bài giảng điện tử e Learning học qua mạng hay qua CD. Cua học điện tử.... Chúng tôi đang cố gắng soạn lấy cái template. Tạm vài dòng... và mong tiếp tục thảo luiận.. gửi bởi admin vào ngày Thứ 2 Tháng 7 10, 2006 6:26 PM Copy ở các nơi về kinh nghiệm trình chiếu, soạn thảo trên Power point:. Vài góp ý nhỏ:.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> 1. Nội dung và hình thức của presentation phải đi đôi với nhau, ví dụ như nội dung về kinh tế, tiền tệ gì gì đó thì chọn một cái nền có hình đô la hoặc Bác Hồ mờ mờ sẽ hay hơn là lần nào cũng dùng đi dùng lại 1 cái nền, nó nhàm. 2. Trong một cái PPT có thể có nhiều master slide khác nhau, mỗi cái master slide có thể được sử dụng trong một hoặc nhiều section. 3. Một cái slide deck cũng giống như 1 câu chuyện, phải có mở bài thân bài kết luận theo một cái theme xuyên xuốt, thỉnh thoảng có thể kèm theo âm thanh hình ảnh nhưng không được quá lạm dụng đặc biệt là màu sắc, nếu không sẽ gây khó chịu, phản cảm cho người xem 4. Các phông chữ dùng trong slide nên dùng phông không chân có sẵn trong Win như Arial, Verdana, Tahoma, đề phòng trường hợp slide được cóp lên các máy không có phông chữ đặc biệt sẽ bị nhảy format. Đặc biệt không nên dùng phông chữ có chân kiểu Times New Roman hoặc Giorgia như ví dụ trên.. 5. Số lượng text trong một slide không nên quá nhiều, quá chi chít, nên dùng ít kiểu phông trong 1 trang slide và có khoảng cách phù hợp giữa các paragraph, các thể loại animation cho text cũng không nên lạm dụng. 6. Còn nhiều nhiều lắm, cô/chú gúc một phát có mà ra đầy. Còn cái chuyện presentation skill thì cũng phải học, ví dụ có vừa trình bày vừa được ngồi lên bàn hay không, nói một lúc khô miệng có được nhổ nước bọt hay không, rồi nếu mình vừa trình bày mình vừa lấy bàn tay che cái máy chiếu thì trên màn hình sẽ hiện bàn tay của mình hay hiện ra cái slide, vân vân....

<span class='text_page_counter'>(26)</span> À mà còn cái chuyện nếu đang chiếu slide, mình muốn cái màn hình nó tạm thời tối đi để viết lên bảng chẳng hạn, 4C có biết bấm phím gì để mình đỡ phải làm mấy động tác như tắt mắy chiếu, quay máy chiếu đi chỗ khác hay là lấy giấy che máy chiếu?. Một người khác:. _tư thế đứng:đứng góc bên của màn hình người hướng ra phía thính giả(tối quan trọng) chứ đừng huớng về màn hình.Perfect hơn nữa thì khi thao thao mà có cái chart vừa chỉ vừa nói mà không cần quay lại nhiều Người thuyết giảng nên thẳng vai,cằm song song với đất(học các em trên sàn ) Nền của slide là màu đỏ thì áo nên là sơ mi màu nõn chuối.Trang phục nên tông xuyệt cùng cái slide hôm đấy chú trình bày _contact _eye: nhìn thẳng vào ngực của mụ giám khảo cho chị nhé .Em nên nhìn vào phía thình giả cho nó nghĩ em đang soi nó và đánh giá cao sự quan tâm của nó với mình _không nên nói đùa nếu tầm quan trọng của bài thuyết trình cao.Chỉ nên đùa khi em đã xong phần trình bày của mình và khi nó hỏi han,đến phần của thằng khác thì đùa _Đừng xen lẫn mấy câu à ahm hỗn tạp nhiều quá -Nói với tốc độ chậm hơn ở những đoạn quan trọng nhưng đừng lặp lại nếu không hiểu thì nó sẽ hỏi sau _động tác tay nên dứt khoát,kiểu như sắp tát con vợ láo ở nhà ấy.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> Khi present cái gì chú xem là ai là audiences của mình, trình độ thế nào để đưa vào nội dung cụ thể hướng tới đối tượng nghe. Quan trọng phải hiểu là mình present sao cho người nghe hiểu, và có ấn tượng với những gì chú present. -Thực ra present cẩn thận thì mất thời gian lắm nên chọn Powerpoint cho nó nhanh và dễ. Chứ như mấy chứ dùng flash thì rất mất thời gian và bị attract bởi quá nhiều chuyển động. Đơn giản thì người nghe dễ nhập thông tin vào đầu. Thỉnh thoảng phải có những slide khác hẳn những cái khác để có điểm nhấn (tạo cười cho khán giả ấy mà) -Về background, thì không phải lúc nào background trắng chữ đen thì đều tốt. Có lẽ nên dùng background sáng mầu, chữ tối mầu, xem kẽ ít hình ảnh (pictures). Nhưng 1 slide nên đặt 2-3 cái pic thôi. Nhiều quá rối mắt lắm. -1 slide không nên đưa quá nhiều thông tin, khi present nên chọn lọc thông tin mình muốn đưa ra .Số slide không nhiều quá. Ví dụ trong 30 phút present 20 slides and nghĩ là ổn. Nhiều quá, chẳng đọng lại trong người nghe cái gì. -Khi 1 slide mang tính chuyển thể thông tin thì không nên chọn các kiểu animation. Chỉ nên để kiểu appear hay quá lắm thì fade (short time) để tránh mất thời gian và mất tập trung..

<span class='text_page_counter'>(28)</span> -1 slide không nên có quá nhiều tiếng động(sound) ấy, nhiều khi làm tỉnh ngủ nhưng cũng rất đau đầu người xem. Nên đặt sound ở những slide quan trọng có tính kết luận. -Anh nói thế không có nghĩa là presentation phải tằng tằng từ từ như thế. Design và những hình ảnh đẹp rất có ấn tượng với người xem. Thế nên chọn hình ảnh và có những hiệu ứng tốt thì sẽ làm presentation sống động. Nếu chú thích thì có thể dùng cái MSagent thì có lẽ sẽ làm nhiều người thích thú. -1 presentation mà quá dài (quá 40 phút) thì anh nghĩ nên bỏ đi. Bởi vì ngồi 40 phút nghe, không nói gì rồi trong phòng điều hòa, thì phản ứng tự nhiên của anh là ngáp. Khi chú present có gắng giữ cho giọng mình lên xuống chứ đừng quá mono tone. - Bạn Má hồng có nhắc mang laser pointer anh thấy đúng. Không có thì dùng cái bút bi ở tay chỉ tạm. Dừng có dùng ngón tay chỉ chỉ lên screen. Anh ghét nhất mất thằng ấy. Chúc các bạn có những phút bổ ích với diễn đàn!. Giáo trình điện tử: Chưa thoát "bóng" giáo trình in Một trong những cách góp phần làm mới giáo trình là phát huy tính năng giáo trình điện tử. Dù được sử dụng khá phổ biến nhưng giáo trình điện tử hiện nay nhìn chung, chưa có nhiều sự đầu tư. Mới mẻ và tiện dụng Ở giờ học địa lý kinh tế do thầy Văn Thái giảng dạy, những kiến thức "dính".

<span class='text_page_counter'>(29)</span> đến kinh tế tưởng như khô khan. Thế nhưng, những sinh viên khoa học xã hội lúc nào cũng háo hức đón nhận và... ít khi có chuyện cắt "cua", bỏ tiết. Bởi trong phương pháp dạy của thầy, với giáo trình điện tử, có nhiều dẫn chứng, hình ảnh đi kèm, đã "mềm" hoá môn học. Đồng thời việc thầy trò "giao lưu" gửi tài liệu, bài giảng, nội dung cần trao đổi qua mail, chat, khiến môn học trở nên sinh động hơn hẳn so với phương pháp học với giáo trình in đã cũ. Với những tiện lợi công cụ vi tính hiện đại, các bài giảng được thiết kế phong phú hơn hẳn về mặt hình thức. Phương pháp trình chiếu tạo nhiều. Theo điều tra xã hội. hứng thú cho sinh viên vì ngoài chữ nghĩa như. học cơ bản ở ĐHQG. giáo trình ấn bản thông thường, hình ảnh, âm. TP.HCM của Thạc sĩ. thanh hỗ trợ được phát huy tác dụng.. Võ Hoàng Mai. Những Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM, Mỹ thuật, giáo trình điện tử sử dụng nhiều hơn 80%. Những ngành học đặc thù đòi hỏi cập nhật kiến thức, nhiều minh hoạ cụ thể, giáo trình điện tử đáp ứng được đòi hỏi đó vì có thể được “refresh” thường xuyên. Hơn nữa, với khả năng trình chiếu trên không gian rộng, đa chiều, kiến thức đến với sinh viên trực tiếp hơn. (Thanh Dũng, giảng viên ĐH Mỹ thuật TP.HCM cho biết). Sinh viên Hoàng Thuỵ Quân (Khoa Xây Dựng,. (ĐHKHXH&NV TP.HCM): 32% giảng viên không sử dụng thiết bị giảng dạy (máy chiếu, máy tính...), 8% hiếm khi sử dụng, thỉnh thoảng 34%, 12% thường xuyên sử dụng, 15% sử dụng rất thường xuyên. Nguyên do sử dụng chưa nhiều vì việc sử dụng thiết bị bất tiện và phòng học cũ chưa.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM) cũng ghi nhận tính năng của giáo trình điện tử với phương pháp trình chiếu, giúp sinh viên thoát khỏi căn bệnh buồn ngủ “kinh niên”. Bởi không chỉ phương pháp đọc chép thông thường mà mọi giác quan được mở rộng theo dõi hình ảnh, nội dung, tạo cảm giác hứng thú với bài học. Ở khoa của Thuỵ Quân, chỉ những môn đại cương, kiến thức mang tính “hàn lâm” thì các thầy cô không soạn giáo án điện tử. Sinh viên Thái Tuấn, khoa Quản trị Kinh doanh, ĐH Kinh tế thì háo hức vì lượng kiến thức giảng viên truyền tải bằng giáo trình điện tử rất nhanh và rộng. Hình thức giáo trình này buộc phải theo dõi và tập trung ghi chú những điểm chính ở lớp. Về nhà, có thể xin chép bài giảng của thầy vào USB hoặc nhờ thầy gửi qua email để nghiên cứu thêm rất tiện dụng. Học giáo trình điện tử buộc mình tự học nhiều hơn khi về nhà thì mới tiếp thu bài tốt. Học bằng Giáo trình điện tử không dám cúp cua vì "cúp" phần nào thì "kể như hổng luôn phần đó - Thái Tuấn khẳng định. Theo điều tra (dưới dạng bảng hỏi) của chúng tôi, 85% giảng viên trẻ hiện nay (trong các trường ĐH Kinh tế, ĐH Kiến trúc, KHXH&NV, ĐH Sư phạm) chọn phương pháp giảng dạy bằng giáo trình điện tử. “Vẫn còn nhiều lớp học không phù hợp với phương pháp học máy chiếu. Nhưng với tính năng hiện đại, tiện dụng này, chắc chỉ 2,3 năm nữa là thời của giáo trình điện tử mà không theo đồng nghĩa tụt hậu (Trương Thùy Dung – giảng viên ĐH Giao thông vận tải TP.HCM) khẳng định. Vẫn nặng tính chất... giáo trình in GTĐT rõ ràng có rất nhiều ưu điểm, nhưng sử dụng cho hiệu quả thì còn nhiều lực cản và băn khoăn chính đáng. Một số sinh viên xã hội cho biết,.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> cách học với bảng đen phấn trắng gây nhiều cảm hứng hơn. Nhất là có cảm giác lời thầy… truyền cảm, gần gũi và phóng túng, dễ nhập tâm hơn khi thầy dạy đuổi theo những soạn thảo trên máy móc! Theo TS Lê Khắc Cường, nhiều thầy cô chưa xem giáo trình đện tử là “chính thống” mà chỉ là phương pháp giảng dạy hỗ trợ. Phần nữa, nhiều thầy cô học xã hội ra khả năng làm một giáo trình điện tử còn có hạn. Hiện nay giáo trình điện tử mà hầu hết các thầy cô đang dùng chỉ là soạn giảng trình chiếu. Ngay cả giáo trình về chuyên ngành báo điện tử ông dạy, nếu in ra sẽ lên tới hàng ngàn trang, được thiết kế như một trang web nhưng vẫn chưa đủ độ dày dặn để gọi là giáo trình! Theo TS Cường, bản thân một giáo tình điện tử cần được nhìn nhận như một trang web, phát huy những tác dụng tối ưu của điện tử như âm thanh, hình ảnh, tạo đường link, tổng hợp, phân tích kiến thức… Giáo trình điện tử của chúng ta vẫn còn nặng tính chất… giáo trình in, chữ nghĩa nhiều và chưa phong phú, cập nhật kiến thức. Giảng viên Văn Thái (môn Địa lý kinh tế, Trường ĐH KHXH&NV), giáo trình điện tử vẫn chưa có một… quan niệm chuấn. Theo thầy Thái, đó là công cụ hỗ trợ, thầy cô trình bày ngắn gọn, và chủ yếu vẫn là kiến thức thầy cô chuyển tải, rộng mở trong quá trình trình chiếu. Nếu giáo trình điện tử kĩ càng đầu tư từ A đến Z, rất dễ xảy ra… hiện trạng sinh viên cúp cua và xin chép bài giảng của thầy về. Lại trở lại những nhược điểm của cách học đọc – chép dưới một phương thức… hiện đại. Bởi vậy, thầy cô phải có khả năng tổng hợp, phân tích nhấn nhá mới chuyển tải được cho sinh viên nhiều kiến thức mà không khiến sinh viên bị.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> bội thực kiến thức và dễ rơi vào tình trạng khó nắm bắt bài! Ở ĐH Kinh tế TP.HCM, gần hai năm trở lại đây được đầu tư 4 tỉ để lắp đặt trang thiết bị, phục vụ 100% phòng học có thể sử dụng giáo trình điện tử. Hiệu Phó trường, PGS – TS Nguyễn Việt cho biết, trong đại hội công đoàn sắp tới trường sẽ cùng bàn để tìm cách thiết thực trả công xứng đáng cho thầy cô soạn giáo trình điện tử. Hiện nay, chỉ giáo trình in có nhuận bút, bên cạnh đó, giáo trình điện tử cũng đòi hỏi sự đầu tư rất lớn lại chưa đặt vấn đề nhuận bút hay hỗ trợ gì được.. Theo mạng giáo dục (EduNet). GTĐT cần có những yêu cầu sau 1/ Về nội dung, phải đầy đủ, chi tiết ít nhất như giáo trình dạng ấn phẩm. Mở đầu giáo trình có phần video để giáo viên giới thiệu chương trình môn học. Đầu mỗi chương có sự hướng dẫn của giáo viên, cuối chương có tóm tắt và nhấn mạnh những nội dung chủ yếu cần nắm vững trong chương và nêu cách làm các loại bài tập, bài thực hành trong chương. Kết thúc môn học có phần tóm tắt kết thúc môn học và có thể nêu những lời khuyên của giáo viên đối với học viên khi xong môn học. 2/ Về trình bày, cần phối hợp các media : văn bản, trình diễn bằng video những phần cần thiết. Các bài tập, bài kiểm tra, bài trắc nghiệm nên bố trí theo từng chương, từng chủ đề hoặc bài tổng hợp, theo.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> độ khó khác nhau… Vietnamnet (10/11/2006) Giảng dạy bằng giáo án điện tử - ý tưởng mới mang tính đón đầu Rằng hay cũng thật là hay Cái được lớn nhất ở mỗi tiết giảng bằng giáo án điện tử chính là một lượng lớn kiến thức, hình ảnh trực quan sinh động được chuyển tải đến các em HS. Nó không những giúp cho tiết học trở nên lôi cuốn hơn mà còn hạn chế việc GV bị cháy giáo án vì thời gian được kiểm soát bằng máy. Nếu như trong mỗi tiết học thông thường, GV phải dành khá nhiều thời gian để treo tranh ảnh, thao tác các hoạt động thí nghiệm thì trong tiết học có sử dụng giáo án điện tử, những chuyện đó chỉ cần một cú kích con chuột. Để chuẩn bị cho một bài giảng bằng giáo án điện tử là chuyện không hề đơn giản chút nào. Ngoài việc đòi hỏi GV có một kiến thức nhất định về tin học như sử dụng thành thạo phần mềm Power Point thì nó còn yêu cầu GV phải có khả năng vận dụng hợp lý giữa việc trình bày bài giảng một cách khoa học gắn với phương pháp sư phạm. Nhiều GV ban đầu không biết rõ lắm về tin học nhưng chỉ một thời gian ngắn "vật lộn" với giáo án điện tử thì họ đã trở nên thành thạo hơn. Anh Nguyễn Xuân Tỵ - GV bộ môn Anh văn trường THPT Lê Hồng Phong tiết lộ: "Trước đây, để chuẩn bị cho một tiết giảng bằng máy vi tính, tôi phải dành khá nhiều thời gian công sức đầu tư. Nhờ học hỏi nhiều từ các đồng nghiệp, nay tôi cảm thấy việc trình bày dễ dàng hơn nhiều". Đa số GV tham gia Hội thi GV dạy giỏi bằng giáo án điện tử đều còn rất trẻ. Đây là thế mạnh của họ trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giảng dạy, soạn giáo án. Chính họ dường như thổi một luồng gió mới vào không khí lớp học..

<span class='text_page_counter'>(34)</span> Khó khăn, vướng mắc vẫn còn đó. Dù GV giảng dạy bằng giáo án điện tử có lợi thế trong việc khái quát sơ đồ nhanh và truyền tải được lượng lớn thông tin cho các em HS mà phương pháp truyền thống không thể theo kịp, đặc biệt là đối với chương trình sách giáo khoa mới, tuy nhiên vẫn còn có những hạn chế nhất định . Các em HS vốn lâu nay đã quen với việc các thầy cô dạy dưới hình thức giảng - đọc - chép thì nay các em như được đi trên mây, trên gió. Nhiều em chưa kịp hiểu rõ những chữ trên màn hình đang muốn nói lên điều gì thì nó đã biến mất. Em Lê Vũ Phương My - HS lớp 10A2 trường THPT Lương Văn Chánh lo lắng "Tiết học thì sống động thật nhưng có điều em viết không kịp bài vì chữ chạy nhanh quá". Bằng kinh nghiệm giảng dạy lâu năm của mình , cô giáo Trần Thị Linh - GV bộ môn Sinh học trường THPT Nguyễn Huệ bày tỏ ý kiến: "Việc ứng dụng có thể một mặt nào đó còn chưa đồng bộ giữa việc làm của thầy giáo và trình độ tiếp thu công nghệ mới của học trò". Cô Lê Thị Anh Thư- thành viên Ban giám khảo hội thi GV THPT giảng dạy bằng giáo án điện tử cũng có nhận xét tương tự: "Nhiều GV quá lạm dụng vào việc chạy chữ trên màn hình trong khi có thể sử dụng bằng hình thức viết bảng hoặc nói. Theo tôi, máy móc chỉ là phương tiện, chỉ có phương pháp giảng dạy làm sao đạt hiệu quả mới là cần thiết". Bên cạnh đó, khó khăn lớn nhất hiện nay ở các trường học tỉnh Phú Yên vẫn là điều kiện trang thiết bị nghe nhìn, phương tiện dạy học. Để áp dụng được vào việc soạn giảng bằng giáo án điện tử thì đòi hỏi phải có đèn chiếu Projecter, máy vi tính, đó là chưa kể nếu áp dụng đồng loạt thì mỗi lớp học cũng đều phải được trang bị; trong khi đó, số đèn chiếu ở các trường học trên toàn tỉnh chỉ mới có vài chiếc. Ông Lê Nhường - Phó Giám đốc Sở GD-ĐT cũng nhìn nhận: "Tăng cường nhiều hơn nữa đèn chiếu, đèn phóng hình cũng như xây dựng phòng học bộ môn chức năng cho các trường học là yêu cầu.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> đặt ra hiện nay cho ngành GD-ĐT. Trong khi đó, kinh phí cho đầu tư lại hết sức hạn hẹp đang hạn chế quá trình đổi mới phương pháp giảng dạy". Mặt khác, để thực hiện hiệu quả việc giảng dạy bằng giáo án điện tử đòi hỏi các GV phải có kiến thức sâu hơn về tin học, ứng dụng tốt hơn các phần mềm, song tin học lại quá mới đối với một bộ phận lớn GV. Có vẫn tốt hơn không Theo cô giáo Trần Thị Linh, để ứng dụng phương pháp giảng dạy mới này đạt hiệu quả đích thực thì nên áp dụng dần dần từ cấp học nhỏ đến lớn. Điều đó sẽ giúp các em có thể tiệm cận được phương pháp giảng dạy mới, đồng thời các GV nên có phiếu học tập phát cho các em HS để hệ thống lại bài học, các em HS có thể điền vào, tránh được việc HS ghi bài không kịp. Máy móc chỉ là phương tiện giúp cho bài giảng hay hơn , sinh động hơn song nó không là tất cả. Hiệu quả tiết học vẫn tập trung vào vai trò của người thầy. Người thầy không chỉ là người truyền thụ kiến thức mà còn phải biết cách dẫn dắt HS tham gia tích cực bài giảng như thế nào và kết quả là phải xem HS lĩnh hội được tri thức bao nhiêu. Thanh Hoàng Rào cản nào cho... giáo án điện tử? 12:58' 21/12/2004 (GMT+7) TP.HCM là một trong những thành phố đi đầu về giáo án điện tử (GAĐT), song hiệu quả mới chỉ dừng ở các tiết… thao giảng. Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2000– 2010 đã nhấn mạnh: Các ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) sẽ trở thành thiết bị dạy học chủ đạo trong giảng dạy.. Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy tại trường THCS Hồng Bàng, quận 5, TP.HCM..

<span class='text_page_counter'>(36)</span> Khảo sát hiệu quả tiếp thu từ phía học sinh cho thấy: Nếu dùng phương pháp dạy học truyền thống với phấn trắng bảng đen thì hiệu quả mang lại chỉ có 30%, trong khi hiệu quả của phương pháp multimedia (nhìn – nghe) lên đến 70%. Việc sử dụng phương pháp mới đòi hỏi một giáo án mới. Ông Trần Thanh Huấn, hiệu trưởng trường THPT Trưng Vương, cho biết: “Có người cho rằng dạy bằng GAĐT giúp giáo viên đỡ vất vả hơn so với cách dạy truyền thống. bởi chỉ cần “click” chuột...”. Giáo án điện tử: Lắm công phu! Thực ra, muốn “click” chuột để tiết dạy thật sự có hiệu quả thì người giáo viên phải vất vả gấp nhiều lần so với cách dạy truyền thống. Ngoài kiến thức căn bản về tin học, sử dụng thành thạo phần mềm PowerPoint, người giáo viên còn cần có niềm đam mê thật sự với với việc thiết kế vốn đòi hỏi sự sáng tạo, sự nhạy bén, tính thẩm mỹ để “săn tìm” tư liệu từ nhiều nguồn. Ông Trần Mậu Minh, hiệu trưởng trường THCS Trần Văn Ơn, kể: Để có hình ảnh cáp treo minh họa trong GAĐT môn Địa lý, tôi phải tìm chục đĩa VCD chỉ để sử dụng 5 giây hình ảnh cần thiết. Các công đoạn cắt nhạc, cắt phim, chụp hình, tạo chữ nổi, làm khung… để phần trình diễn thêm sinh động, hấp dẫn… buộc giáo viên mất nhiều công sức. Cũng theo thầy Trần Công Khanh (Trường THPT Trưng Vương), muốn trình bày bài giảng bằng GAĐT, người thiết kế phải nắm rõ mục tiêu bài giảng, đảm bảo nội dung cô đọng nhưng vẫn đầy đủ ý của bài học. Ngoài nội dung, còn phải lưu ý đến hình thức, màu sắc, kiểu chữ, bố cục nội dung phù hợp, các hiệu ứng hợp lý để cho bài giảng sống động. Còn nhiều rào cản.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> Hiện nay các trường đều quan tâm cải tiến việc giảng dạy theo phương tiện hiện đại. Tuy nhiên mức độ ứng dụng CNTT hầu hết chỉ mới dừng lại ở các tiết học thao giảng. Trường nào quan tâm lắm cũng chỉ đưa GAĐT đến HS vài ba lần/môn/năm. Ước tính ở bậc THCS, chỉ có khoảng 50% trường có điều kiện làm GAĐT. Ở bậc THPT, nhiều trường không đủ điều kiện để áp dụng GAĐT. Theo ông Huấn, trở ngại lớn nhất trong giảng dạy bằng GAĐT chính là cơ sở vật chất. Nhiều trường không đủ phòng học cho HS, lấy đâu phòng dành cho multimedia, chưa kể là kinh phí đầu tư luôn thiếu. Nhiều ý kiến cho rằng, để có một phòng multimedia đơn giản, phải tốn khoảng 70 triệu đồng. Nếu cả trường chỉ có một phòng multimedia thì việc thực hiện ứng dụng CNTT vào giảng dạy nhiều khi mang tính hình thức. Số GV rành kỹ thuật tin học ở mỗi trường cũng rất ít ỏi, giáo viên lại chưa được tập huấn về thiết kế bài giảng GAĐT nên tự mày mò là chủ yếu. Ông Nguyễn Hoàng Việt, hiệu trưởng trường THPT Phú Nhuận, cho biết: “Khi nhà trường phát động phong trào làm GAĐT, GV ngại nhất là khâu kỹ thuật”. Mặc dù GAĐT ở TP.HCM chưa trở thành cuộc “cách mạng học đường”, thế nhưng giờ học với GAĐT đã tạo ra một không khí khác hẳn với giờ dạy truyền thống, cho dù phương tiện kỹ thuật chỉ hỗ trợ việc giảng dạy chứ không thể thay thế vai trò chủ đạo của người giáo viên trong giờ lên lớp. Để tiết dạy thật sự đạt hiệu quả cao hơn, giáo viên phải biết phối hợp giữa các phương pháp truyền thống và hiện đại để làm mới hơn, hấp dẫn hơn, hiệu quả hơn giờ dạy mà không làm mất đi, hoặc sai lệch về mục đích, mục tiêu giảng dạy trong nhà trường. Ứng dụng CNTT vào giảng dạy là điều nên làm. Muốn vậy, phải sớm tháo gỡ.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> rào cản kinh phí song song với việc tập huấn, hướng dẫn cho giáo viên, dựa trên tiêu chí “đúng lúc, đúng chỗ, đúng cường độ” để tạo hiệu ứng tốt nhất cho tiết giảng. (Theo SGGP) Tin thị trường Giáo án điện tử- Giải pháp nào cho giáo viên? Nhằm cải tiến phương pháp giảng dạy theo hướng hiện đại, từ năm học 2004 – 2005, Bộ giáo dục đào tạo đã triển khai thí điểm Dự án phát triển giáo dục THCS II. Dự án nhắm vào mục tiêu đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy với việc ứng dụng giáo án điện tử và các thiết bị hỗ trợ giảng dạy như: máy tính, máy chiếu, camera chiếu vật thể, bảng điện tử, bảng thông minh,...Qua 2 năm thực hiện, các trường trong khuôn khổ triển khai dự án đã cải tiến rõ rệt phương pháp giảng dạy, tạo phong cách mới theo hướng giáo dục hiện đại. Không dừng ở bậc THCS, việc giảng dạy bằng giáo án điện tử đã được các trường THPT chủ động hưởng ứng và đưa vào sử dụng, và chính ở bậc học này khả năng tiếp thu của học sinh đối với phương pháp giảng dạy bằng giáo án điện tử tỏ rõ ưu thế vượt trội. Phát huy những thành công đó, từ năm học 2006- 2007, Bộ tiếp tục phát động phong trào nói không với phương pháp giảng dạy “thầy đọc trò chép” bằng chủ trương yêu cầu bắt buộc các SGD trên cả nước phải trang bị hệ thống phòng học đa năng cho 2 khối lớp 5 và lớp 10. Tuy còn một số tồn đọng làm chậm tiến độ thực hiện, song đến nay hầu hết các Sở giáo dục trong cả nước đã cơ bản hoàn thành việc mua sắm thiết bị giúp cho các thầy cô giáo làm quen với phương pháp giảng dạy mới không cần phấn trắng bảng đen..

<span class='text_page_counter'>(39)</span> Việc thiết kế giáo án và giảng dạy trên máy tính bằng những đoạn phim minh họa với hình ảnh, âm thanh sống động, bài giảng của giáo viên có thể thu hút sự chú ý và tạo hứng thú nơi học sinh. Tiết lịch sử về chiến thắng Điện Biên Phủ có minh họa phim tư liệu về cuộc chiến với đạn pháo, bom rơi, âm thanh rền trời... Tiết địa lý về các ngành kinh tế công nghiệp, học sinh được xem hình ảnh sản xuất với những âm thanh rộn ràng, tất bật ở nhà máy, xí nghiệp. Giờ học âm nhạc về đàn bầu, màn hình hiện ra cận cảnh cây đàn và người nghệ sĩ ngồi gảy nên những âm điệu thánh thót, du dương... Với những hình ảnh, âm thanh sống động như thế, khỏi phải nói là các em hứng thú như thế nào. Không những thế, ngay cả giáo viên cũng được “nhàn” hơn trong việc truyền đạt kiến thức.. Giờ học bằng giáo án điện tử tại trường tiểu học Cát Linh- Hà Nội Tuy nhiên, để có được một tiết học 45 phút như vậy, người giáo viên phải vất vả gấp nhiều lần so với cách dạy truyền thống. Thực tế cho thấy, để có sự đồng bộ về ứng dụng CNTT trong tất cả các trường nói chung và các cấp học, giáo viên nói riêng lại là vấn đề rất khó vì trình độ tin học của giáo viên thực sự chưa cao. Để chuẩn bị cho một bài giảng đạt mức chuẩn, giáo viên thường phải bắt đầu từ ý tưởng bài giảng rồi mất đến hai ba ngày thiết kế.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> mới hoàn thành, đó là chưa kể đến việc phải thiết kế hình ảnh cho thích hợp trong bài giảng. Ngoài kiến thức căn bản về tin học, sử dụng thành thạo phần mềm PowerPoint, giáo viên còn cần có niềm đam mê thật sự với với việc thiết kế vốn đòi hỏi sự sáng tạo, sự nhạy bén, tính thẩm mỹ để “săn tìm” tư liệu từ nhiều nguồn. Ví dụ một số môn học như môn địa lý, vật lý... khi giảng đến bài “trái đất xoay quanh mặt trời” chẳng hạn, giáo viên dùng Flash để tạo hình ảnh minh họa biểu diễn sự chuyển động của nó. Một giáo viên môn văn trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (TP HCM) kể lại rằng có bài ông đã mất cả gần một tháng trời mới soạn xong giáo án. Nhưng đến khi dạy thì rất "khỏe", tiết kiệm được nhiều thời gian, giáo viên tự tin hơn, học sinh chủ động hơn. Thay vì ngày xưa giáo viên cứ thuyết giảng rồi cung cấp dàn ý cho học sinh mang về nhà "tụng", thì bây giờ bài giảng trên máy tính sẽ gợi ý từng chi tiết rồi để các em tự liên kết với nhau thành dàn ý. Tiết dạy trên máy tính sẽ làm cho học sinh luôn cảm thấy bất ngờ. Giáo án cũng dễ bổ sung, sửa chữa, thay đổi cấu trúc bài dạy, dễ trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp... Điều đáng nói ở đây là không phải giáo viên nào cũng tận dụng được những tiện ích từ phương pháp mới này. Lý do đơn giản là họ đã quá quen với phương pháp cũ và hầu hết là không thành thạo về tin học, ngoại trừ một số giáo viên trẻ có kiến thức về công nghệ thông tin. Với phương pháp cũ giáo viên chỉ cần soạn giáo án một lần và cũng không mất quá nhiều thời gian cũng như có thể dùng lại qua các năm học mà không phải chỉnh sửa nhiều. Ngược lại, giáo án điện tử đòi hỏi họ liên tục đổi mới, cập nhật bài giảng cho phù hợp và hấp dẫn học sinh. Chính vì thế, để có được những học hiệu quả, nhiều giáo đã phải tranh thủ đi học thêm vi tính, miệt mài tập đánh máy đến khuya, học cách scan tranh, ảnh, lồng phim tư liệu vào bài giảng... Nhưng cũng có rất nhiều giáo viên cảm thấy phiền phức và không hề hào hứng khi.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> phải thay đổi phương pháp mới. Vậy, làm thế nào để giáo viên có thể tiếp cận với phương pháp mới một cách hào hứng và hiệu quả hơn? Thiết nghĩ, ngoài sự hỗ trợ của Bộ GD & ĐT như tạo các giáo án mẫu, mở các lớp tập huấn, các Sở Giáo Dục cũng nên chủ động phối hợp với các công ty tin học hoặc các nhà cung ứng thiết bị mở các lớp đào tạo cho giáo viên cách sử dụng máy tính, thiết kế powerpoit, cách kết nối máy tính với máy chiếu… Những kiến thức đó tưởng chừng là phức tạp, nhưng nếu được đào tạo, giáo viên chỉ mất nhiều lắm là 2 tuần . Sau đó, một khi đã sử dụng thành thạo phần mềm rồi thì họ có thể sử dụng rất nhanh chứ không tốn nhiều thời gian như viết trên giấy. Mặt khác, khi giáo viên đã biết thiết kế bài giảng bằng powerpoint rồi thì đương nhiên họ sẽ rất hứng thú với việc sử dụng máy chiếu. Được biết hiện nay, rất nhiều các công ty tin học mở các khóa đào tạo cơ bản ngắn hạn cho giáo viên. nhưng hầu hết mới chỉ dừng lại ở những kiến thức sơ đẳng nên nhiều giáo viên khi kết thúc khóa học vẫn loay hoay đến cả tháng trời mới thiết kế xong bài giảng. Và khi có bài giảng rồi họ cũng không biết làm thế nào để hiển thị lên màn chiếu lớn, tất cả lại phải nhờ vào một kỹ thuật viên của trường. Tất nhiên khi người kỹ thuật viên đó đi vắng thì chuyện giáo viên bị cháy giáo án là điều dễ hiểu..

<span class='text_page_counter'>(42)</span> Buổi đào tạo cách sử dụng máy chiếu Nói như thế để thấy được rằng, biết sử dụng máy tính thôi thì chưa đủ. Người giáo viên phải được học cách sử dụng tất cả những thiết bị trợ giảng để họ hoàn toàn chủ động trong mọi tình huống. Ở Việt nam hiện nay, nhà cung cấp máy chiếu phục vụ cho các trường thì rất nhiều nhưng chưa có công ty nào nghĩ đến việc đào tạo những kiến thức đó cho giáo viên. Duy nhất có Công ty TNHH Hoàng Đạo- (một trong những nhà phân phối máy chiếu hàng đầu trên cả nước) không chỉ dừng lại ở việc cung cấp máy chiếu tới các trường học, công ty còn thường xuyên mở các khóa đào tạo cơ bản về sử dụng máy chiếu, cách xử lý một số tình huống rắc rối của máy chiếu, các nguyên tắc thiết kế powerpoint, các kỹ năng thuyết trình… cho những khách hàng có nhu cầu. Những khóa học như vậy được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là các giáo viên. Tuy nhiên, họ phải đích thân đến tận trụ sở (65 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội) của công ty để học. Như vậy, hầu như chỉ có những người cư trú tại Hà Nội mới có điều kiện đến học. Thiết nghĩ, những mô hình đào tạo như thế cần được khuyến khích nhân rộng. Và các Sở Giáo Dục nên kết hợp với các công ty đó, đưa chuyên gia về đào tạo.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> cho giáo viên tại địa phương. Có như thế, chủ trương đổi mới trong giáo dục mới được thực hiện một cách đồng bộ và hiệu quả. ********************************************************************* * s¬n la:Ngµy 27 / 10 /2009 tËp huÊn cho tËp huÊn viªn cÊp trêng: S¸ng ngµy 27/10 /2009 Khai m¹c líp tËp huÊn §/C B«n khai m¹c I. Néi dung 1. TriÓn khai c«ng v¨n. 2. TriÓn khai giê lµm viÖc. - S¸ng 7 giê 30 p - 11 giê - ChiÒu 2giê - 17 giê. 3.Híng dÉn c¸ch ghi: Thèng kª phæ cËp - Bang đĩa ở chỗ anh Trung. 4. Ph©n c«ng nhãm - Nhãm ch¨m sãc - Nhóm đánh giá - Nhãm v¨n nghÖ - Nhãm thiÕt bÞ - Nhãm nhËt kÝ 5. T¹o m«i trêng tËp huÊn th©n thiÖn - Trang 35- Tµi liÖu. ? Có mấy hoạt động? tác dụng của các hđ ấy là gì? - Chia nhãm - kª bµn ghÕ 6. Chu tr×nh lËp 1 kÕ ho¹ch héi th¶o/ TËp huÊn cÊp trêng. - Hoạt động nhóm ghi phiếu A0 7. Nhóm đánh giá có tác dụng gì? ? theo đc làm thế nào để có kết quả đnhs giá có hiệu quả hơn 8. Hớng dẫn chuẩn bị đồ dùng+ tài liệu giảng dạy. 9. hoạt động nhóm làm bài tập chuẩn bị đồ dùng môn TNXH 10. Thảo luận trao đổi các nội dung tập huấn..

<span class='text_page_counter'>(44)</span> 11. nhóm đánh giá dánh giá quá trình học tập của đợt tập huấn. *************************************************************** lËp kÕ ho¹ch bµi häc theo híng ph¸t huy tÝnh tÝch cùc cña hs.. ICâu hỏi tự đánh giá : C©u 1 . §Ó lËp kÕ ho¹ch bµi häc, ngêi GV thêng tr¶i qua n¨m giai ®o¹n tæ chøc c¸c hoạt động trớc khi viết kế hoạch bài học, bạn hãy tự viết ra 5 giai đoạn đó ? Câu 2. Bạn hãy viết lại dàn ý kế hoạch một bài học để dạy học theo phơng pháp tích cùc . IITr¶ lêi : C©u 1: c¸c giai ®o¹n thêng tr¶i qua tríc khi viÕt kÕ ho¹ch bµi häc : - KiÓm tra, cñng cè, «n l¹i bµi (kiÕn thøc ) cò hoÆc chuyÓn tiÕp, giíi thiÖu bµi míi . - GV hớng dẫn diễn giải, khám phá, phát hiện tình huống, đặt và giải quyết vấn đề . - Để HS tự tìm kiếm, khám phá, phát hiện, thử nghiệm, quy nạp, …để tìm ra kết quả, giải quyết đợc vấn đề . ` -Rút ra kết luận, tổng kết, hệ thống kết quả đạt đựơc của học sinh và đa ra kết luận để giải quyết vấn đề . - Tiếp tục củng cố, khắc sâu kiến thức, rèn luyện kĩ năng để vận dung linh hoạt vào gi¶i bµi tËp vµ ¸p dông vµo cuéc sèng . C©u 2: Dµn ý kÕ ho¹ch mét bµi häc theo ph¬ng ph¸p d¹y häc tÝch cùc : I . Môc tiªu : - KiÕn thøc . - KÜ n¨ng . - Thái độ II. ChuÈn bÞ cña GV vµ HS:  ChuÈn bÞ cña thÇy gi¸o vÒ ph¬ng tiÖn vµ ph¬ng ph¸p d¹y häc .  ChuÈn bÞ cña HS. III. TiÕn tr×nh mét bµi häc : Trong mục này GV phải tạo dựng, thiết kế, viết ra đợc các hoạt động nhằm thể hiện đựơc các nội dung chủ yếu sau : - Kiểm tra bài cũ và đặt vấn đề chuyển tiếp vào bài mới . - D¹y häc bµi míi . - Cñng cè vµ luyÖn tËp ..

<span class='text_page_counter'>(45)</span> - Híng dÉn HS häc tËp ë nhµ . IV, §¸nh gi¸ kÕt thóc bµi häc , giao viÖc vÒ nhµ: - GV đánh giá kết quả học tập của HS và hớng dẫn HS tự đánh giá kết quả học tập của bản thân, nhận xét đánh giá kết quả bài vừa học. - GV tự đánh giá hiệu quả giờ dạy và tự rút kinh nghiệm cho giờ học sau . ********************************************************** NH÷ng hiÓu biÕt c¬ b¶n vÒ ma tuý vµ l¹m dông ma tuý. 1/ Ma tuý lµ g× ? - Ma tuý là các chất gây nghiện, chất hớng thần đợc quy định vào danh mục do chÝnh phñ ban hµnh . + Cụ thể: Ma tuý là bất kể chất nào đa vào c thể con ngời có thể làm thay đổi mét hay nhiÒu chøc n¨ng sinh lÝ. Ma tuý gåm nh÷ng chÊt bÞ cÊm nh thuèc phiÖn, cÇn xa …..đến những chất đợc sử dụng theo hớng dẫn của thầy thuốc để chữa bệnh nh moocphin, xenluxen….. vµ nh÷ng chÊt cha bÞ cÊm nh thuèc l¸, rîu ………. - Theo nghĩa hẹp : Ma tuý là số chất tự nhiên không đựơc tổng hợp có tác dụng ức chế, làm giảm đau kích thích mạnh mẽ có thể có ảo giác nếu dùng đúng liều lợng đúng lúc đúng bệnh chúng sẽ là thuốc chữa bệnh không tự ý tăng liều lợng tăng sự dụng không theo chỉ định của bác sĩ để gây nghiện . 2 /C¸c d¹ng tån t¹i cña ma tuý : a) Số lợng danh mục chất ma tuý cần đợc kiểm soát bao gồm 249 chất trong đó có 27 chÊt Ma tuý vµ 22 chÊt dïng s¶n suÊt chÊt ma tuý . b) D¹ng tån t¹i - D¹ng c¸c lo¹i c©y tù nhiªn : + Nhùa qu¶ c©y thuèc phiÖn . + L¸ qu¶ c©y cÇn xa . + L¸ c©y c«ca - D¹ng bét : HÓ«in, c«cain - D¹ng láng : èng tiªm , dÇu cÇn xa, etrophi, meta phitamin. - D¹ng viªn nÐn trong con nhéng . 3/ §Æc ®iÓm chung cña chÊt ma tuý : - Có sự ham muốn chất đó . - Cã khuynh híng t¨ng liÒu sö dông . - Bị phụ thuộc vào tác động của ma tuý, nếu ngừng cơ thể rơI vào phản ứng bất lîi . 4/ nguyªn nh©n vµ t¸c h¹i cña ma tuý :.

<span class='text_page_counter'>(46)</span> - Sèng trong vïng cã nhiÒu ma tuý, thanh niªn kh«ng cã viÖc lµm thÝch t×m c¶m gi¸c míi l¹ . - Gia đìng ngời nghiện lâm vào cảnh kin tế xa sút, nhà nớc phải bỏ tiền ra cai nghiÖn phôc håi søc khoÎ . - Xã hội chịu gánh nặng tốn tiền để chữa cho ngời nghiện, trật tự XH bị đe doạ . - Tệ nạn XH lan rộng tới thế hệ trẻ. Tác động xấu đến đạo đức, lối sống trí tuệ cña thÕ hÖ trÎ. - TÖ n¹n ma tuý lµm t¨ng sè ngêi bÞ nhiÔm HIV/AIDS. - B¶n th©n nguêi nghiÖn bÞ rèi lo¹n sinh lÝ : rèi lo¹n tiªu ho¸, buån n«n, ch¸n ¨n, rèi lo¹n chøc n¨ng thÇn kinh nh chãnh mÆt …rèi lo¹n tuÇn hoµn h« hÊp . - Søc khoÎ gi¶m sót nhanh chãng c¬ thÓ bÞ suy kiÖt gÇy yÕu, mÊt ngñ thêng xuyªn …. 5/ Một số quy định pháp chế về ma tuý và phòng chống ma tuý trong trờng học : a/ NQ 06/CP ngày 29 tháng 1 năm 1993 về tăng cờng chỉ đạo phòng chống ma tuý trong trêng häc . - Tuyên truyền giáo dục rộng rãi để mọi ngời trớc hết là thanh thiếu niên thấy đợc tác hại của tệ nạn ma tuý, đối với bản thân gia đình và xã hội đa vấn đề phòng chènh ma tuý vµo ch¬ng tr×nh gi¸o dôc trong c¸c trêng häc . - Vận động giúp đỡ đồng bào miền núi không trồng cây thuốc phiện . - Đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống mọi hành vi sản xuất, vận chuyển tàng trữ buôn bán chất Ma tuý, tiêu huỷ thuốc phiện và các chất Ma tuý khác thu đợc trừng trị hµnh vi vi ph¹m kh¸c . - Đối với ngời nghiện việc tổ chức cai nghiện coi là biện pháp bắt buộc đồng thời tổ chức dạy nghề, tạo việc làm giải quyết vần đề XH có liên quan. b/LuËt phßng chèng Ma tuý : - Luật phòng chống Ma tuý : đợc Quốc hội khoá X kỳ họp thứ VIII thông qua ngày 9 tháng 12 năm 2000 và đợc chủ tịch nớc công bố ngày 22 tháng 12 năm 2000 có hiÖu lùc kÓ tõ ngµy 1 th¸ng 6 n¨m 2001 . + LuËt phßng chèng Ma tuý gån 8 ch¬ng vµ 56 ®iÒu : Chơng I: Những quy định chung Ch¬ng II : Tr¸ch nhiÖm phßng chèng Ma tuý Chơng III: Kiểm soát các HĐ hợp pháp liên quan đến Ma tuý Ch¬ng IV: Cai nghiÖn Ma tuý . Ch¬ng V : Qu¶n lÝ nhµ níc vÒ phßng chèng Ma tuý . Ch¬ng VI: Hîp t¸c qu¬c tÕ vÒ phßng chèng Ma tuý ..

<span class='text_page_counter'>(47)</span> Ch¬ng VII : Khen thëng vµ sö lÝ vi ph¹m . Ch¬ng VIII: §iÒu kho¶n thi hµnh c/ Phòng chống Ma tuý trong học đờng : - Nhµ trêng vµ c¸c c¬ së gi¸o dôc vÒ phßng chèng Ma tuý, gi¸o dôc ph¸p luËt vÒ phßng chèng Ma tuý, lèi sèng lµnh m¹nh cho HS . - Phối hợp với gia đình cơ quan tổ chức cùng địa phơng để quản lí giáo dục HS, SV, häc viªn vÒ phßng chèng Ma tuý. - Phối hợp với các cơ sở y tế cùng địa phơng tổ chức xét nghiệm , khi cần thiết để phát hiện HS SV nghiện Ma tuý . PhÇn II : Gi¸o dôc phßng chèng Ma tuý trong trêng häc TH 6/ Gi¸o dôc phßng chèng Ma tuý trong trêng TH lµ : a/ Mục đích phòng chống Ma tuý ở địa phơng : - Tệ nạn Ma tuý không chỉ tác hại đến bản thân ngời nghiện mà còn gây tác hại đến nhiều mặt trong đời sống KT VH, XH của từng cộng đồng dân c, toàn bộ XH . - Giáo dục phòng chống Ma tuý trong trờng có tác dụng nâng cao sức đề kháng cña HS tríc mét tÖ n¹n ®anh ph¸t triÓn . - Hơn nữa HS hôm nay là ngời công dân tơng lai của đất nớc , ngay từ lúc này khi đanh cò ngồi trên nghế nhà trờng họ đã coá nghĩa vụ thực hiện đầy đủ pháp luật . - Ngày 11/11/1996 Bộ trởng Bộ GD-ĐT đã ban hành chỉ thị số 24/GD ĐT trong đó nghi rõ cần phải chặn đứng, không để tệ nạn Ma tuý lan đến trờng học phấn đấu đạt đợc mục tiêu trờng học không có Ma tuý . Trên cơ sở đó HS có thái độ hành vi đúng đắn . b/ Néi dung gi¸o dôc phßng chèng Ma tuý trong trêng TH: - §©y lµ néi dung gi¸o dôc míi »m trong gi¸o dôc, phßng chèng tÖ n¹n XH. Néi dung giáo duc có liên quan đến những kiến thức sinh học, sức khoẻ đạo đức pháp luật. - Nội dung này không chỉ giúp HS nắm kiến thức mà còn có những hành vi đúng đắn . - Giáo dục phòng chống Ma tuý trong trờng học nhằm giúp HS đạt đựơc những yªu cÇu sau : + cã kiÕn thøc c¬ b¶n vÒ Ma tuý . + Có những kiến thức về nghiện Ma tuý , tác hại của ngời nghiện Ma tuý đối vời cộng đồng , gia đình và xã hội . + Kh«ng hót thuèc l¸ vµ kh«ng uèng rîu . + ủng hộ những hoạt động phòng chống Ma tuý của nhà trờng , của địa phơng . + Khuyên răn bạn bè , ngời thân không xa vào con đờng Ma tuý ..

<span class='text_page_counter'>(48)</span> c/ Tr¸ch nhiÖm cña ngêi GV TH: - Có trách nhiệm thực hiện đúng đắn chính sách phòng chống Ma tuý của đảng vµ nhµ níc ta . - Kh«ng dïng thö vµ kh«ng hót hÝt, kh«ng sö dông kim tiªm chÝch Ma tuý . - Tích cực tuyên truyền mở rộng GDMT trong gia đìn và ngời quen biết, vận động bà con thôi trồng cây thuốc phiện . - Víi c¬ng vÞ lµ GV: cÇn ph¶i cã ý thøc thÝch hîp néi dung phßng chèng Ma tuý, quan tâm đến những HS để có thể phát hiện kịp thời . - Trong vai trß lµ GV CN th× cÇn tæ chøc c¸c biÖn ph¸p phßng chèng Ma tuý qua ngo¹i kho¸, phèi hîp chÆt chÏ víi cha mÑ HS . **************************************************************** chỉ thị 40 của ban bí th về việc xây dựng nâng cao chất lợng đội ngò nhµ gi¸o vµ c¸n bé qu¶n lÝ gi¸o dôc. Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, là một trtong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp côngnghiệp hoá hiện đại hoá đất nớc là ĐK để phát huy nguồn lực con ngời. đây là trách nhiệm của đảng, của toàn dân trong đó nhà giáo và cán bộ giáo dục là lực lợng nòng cốt có vai trò quan trọng. Phải tăng cờng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục một cách toàn diện; đây là nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cÇu tríc m¾t võa mang tÝnh chÊt chiÕn lîc l©u dµi nh»m thùc hiÖn thµnh c«ng nh÷ng chiến lợc phát triển giáo dục năm 2001-2010 và chấn hng đất nớc. I. Môc tiªu lµ: Xây dựng cán bộ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục đợc chuẩn hoá đảm bảo chất lợng, đủ về số lợng, đồng bộ về cơ cấu. Đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chÝnh trÞ, phÈm chÊt lèi sèng, l¬ng t©m tay nghÒ cña nhµ gi¸o. Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục là nhiệm vụ của các cấp Đảng uỷ chính quyền, coi đó là bộ phận công tác cán bộ của Đảng và nhà nớc trong đó ngµnh gi¸o dôc gi÷ vai trß chÝnh trong viÖc tham mu vµ tæ chøc thùc hiÖn. Nhà nớc thống nhất chỉ đạo quản lí và chịu trách nhiệm trong việc đào tạo, bồi dỡng nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục giữ vai trò chỉ đạo trong việc quản lí bố trí sử dụng đôi ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục . Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục phải đợc tiến hành đồng bộ với việc thực hiện và đảm bảo thực hiện chủ trơng XH hoá sự nghiệp giáo dục. II. Mét sè néi dung träng t©m tæ chøc thùc hiÖn chØ thÞ. 1. Cñng cè n©ng cao chÊt lîng hÖ thèng c¸c trêng SP:.

<span class='text_page_counter'>(49)</span> *) NhiÖm vô träng t©m: Trêng C§SP S¬n La, kho¸ båi dìng c¸n bé qu¶n lÝ gi¸o dôc trong trờng SP tích cực chủ động tập chung đổi mới nhiệm vụ chơng trình PP giảng d¹y. 2. Tiến hành rà soát sắp xếp lại đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lí giáo dục để có kế hoạch đào tạo, bồi dỡng đảm bảo đủ số lợng và cân đối về cơ cấu nâng cao chất lợng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lí giáo dục . Quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dỡng đội ngũ nhà giáo đảm bảo đủ số lợng, chất lợng cân đối về cơ cấu đạt chuẩn đáp ứng của thế kỉ này. Chú trọng đào tạo bồi dỡng năng lực nghiệp vụ cho cán bộ quản lí giáo dục theo híng chuyªn nghiÖp ho¸ bè trÝ s¾p xÕp c¸n bé qu¶n lÝ c¸c cÊp n©ng cao n¨ng lùc phï hîp víi yªu cÇu nhiÖm vô vµ n¨ng lùc cña c¸n bé. Tiếp tục việc đào tạo theo địa chỉ cử tuyển ở đồng báo thiểu số, vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn u tiên đào tạo các môn còn thiếu. 3. §Èy m¹nh vµ c¬ b¶n PP gi¸o dôc nh»m kh¾c phôc kiÓu truyÒn thô mét chiÒu nÆng vÒ lÝ thuyÕt, Ýt khuyÕn khÝch t duy båi dìng. 4. §æi míi n©ng cao chÊt lîng c«ng t¸c qu¶n lÝ cña nhµ gi¸o vµ c¸n bé qu¶n lÝ gi¸o dôc. T¨ng cêng kØ luËt khen thëng trong H§ d¹y vµ häc. T¨ng cêng c«ng t¸c dù b¸o, đổi mới công tác quy hoạch, kế hoạch đào tạo. 5. Xây dựng và hoàn chỉnh một số chính sách, chế độ về bổ hiệm đôi ngũ nhà giáo . 6. Tăng cờng sự lãnh đạo của Đảng đối với việc XD và nâng cao chất lợng đội ngũ nhµ gi¸o, c¸n bé qu¶n lÝ gi¸o dôc. T¨ng cêng tuyªn truyÒn vÒ vai trß nhiÖm vô cña nhµ gi¸o. **************************************** chØ thÞ sè 22 cña bé trëng bé GD - §T nhiÖm vô cña toµn ngµnh. I. Kh¸i qu¸t vÒ nh÷ng thµnh tùu vµ tån t¹i cña n¨m häc: - Cơ bản đã thực hiện đợc việc đổi mới CT SGK, duy trì phổ cập giáo dục, xoá mù ch÷. - §Èy m¹nh phæ cËp THCS. - Tồn tại: Mất cân đối trong giáo dục ch đáp ứng đợc về quy mô, chất lợng, vấn đề d¹y thªm trµn lan. *) Năm 2005-2006 tập chung vào những vấn đề sau: - Tiếp tụ thực hiện y/c đổi mới chơng trình PP giảng dạy, chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống và hớng nghiệp. - XD đợc xã hội học tập , đẩy mạnh giáo dục thể chất, thẩm mĩ, hớng nghiệp, quèc phßng. - Hoµn thiÖn c¬ cÊu m¹ng líi trêng líp, c¸c trung t©m häc tËp..

<span class='text_page_counter'>(50)</span> - Tập chung XD và nâng cao chất lợng đôi ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dôc , tiÕp tôc qu¸n triÖt s©u s¾c cã hiÖu qu¶ chØ thÞ 40 cña Ban bÝ th vµ nghÞ quyÕt sè 09/2005 cña thñ tíng. - Chú trọng cả 3 mặt: Đánh giá sắp xếp, đào tạo và bồi dỡng. - TiÕp tôc c«ng t¸c XD c¬ së vËt chÊt nhµ trêng theo híng kiªn cè ho¸ chuÈn hoá, hiện đại hoá đảm bảo chất lợng. - §Èy m¹nh XH ho¸ gi¸o dôc vµ XD XH häc tËp, khai th¸c mäi tiÒm n¨ng, huy động mọi nguồn lực. - T¨ng cêng c«ng t¸c qu¶n lÝ c¸c dù ¸n vèn vay vµ qu¶n lÝ HS , tõng bíc héi nhËp vµo khu vùc vµ quèc tÕ. - §æi míi vµ t¨ng cêng c«ng t¸c thanh tra gi¸o dôc , kh¾c phôc nh÷ng h¹n chÕ yÕu kÐm, gi÷ g×n nÒ nÕp, kØ c¬ng, thùc hµnh tiÕt kiÖm, chèng l·ng phÝ. - Triển khai luật giáo dục sửa đổi, đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới mạnh mÏ, c«ng t¸c qu¶n lÝ nhµ níc vÒ gi¸o dôc . ************************************************* kÕt luËn cña héi nghÞ lÇn 6 cña ban chÊp hµnh TW đảng khoá iX về lĩnh vực GD - ĐT Mục tiêu chung của nghị quyết 6 là: Thực hiện giáo dục đạo đức, thẩm mĩ, hết sức coi träng phÈm chÊt, nh©n c¸ch, kh¶ n¨ng t duy s¸ng t¹o cô thÓ: -Tăng cờng quy mô nghề từ 20% đến 25% tăng cờng đào tạo bồi dỡng cán bộ lãnh đạo quản lí các cấp. 1. VÒ GD-§T: *) Qua 5 năm thực hiện NQ nớc ta có bớc phát triển, nớc ta đã đạt chuẩn quốc gia vÒ xo¸ mï ch÷ vµ phæ cËp GDTH, tiÕn hµnh phæ cËp GD THCS ë mét sè tØnh. *) BCH TW chủ trơng từ nay đến năm 2010 toàn Đảng, toàn Dân mà nòng cốt là đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục cần tập chung vào các nhiệm vụ sau: - N©ng cao chÊt lîng hiÖu qu¶ GD. - Ph¸t triÓn qui m« GD. - Thùc hiÖn c«ng b»ng XH trong GD. 2. VÒ khoa häc c«ng nghÖ: *) Trong 5 năm triển khai NQ TW2 khoá VIII_CN nớc ta đã có nhiều đóng góp thiÕt thùc cho viÖc ph¸t triÓn KT-XH. *) Hoật động XH-CN từ nay đến năm 2010 cần tập trung vào nhiệm vụ sau: - GD kịp thời những vấn đề lí luận và thực hiện do cuộc sống đật ra. - Đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong toàn bộ nền KT quốc dân. - §æi míi tæ chøc c¬ cÊu qu¶n lÝ..

<span class='text_page_counter'>(51)</span> ******************************************************* chơng trình của bch đảng bộ huyện thực hiện NQĐH đảng bộ tỉnh lần thứ 12 và NQ ĐH đảng bộ huyện thứ 17 về ‘‘ nâng cao chất lợng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triÓn KT-XH cña giai ®o¹n 2006 – 2010’’ A.§¸nh gi¸ kh¸i qu¸t thùc tr¹ng chÊt lîng nguån lùc. I. Về GD-ĐT: Đóng vai trò quan trọng nhất để phát triển nguồn nhân lực: 1. ¦u ®iÓm:  Quy mô trờng lớp đồng đều.  ChÊt lîng cè nhiÒu tiÕn bé.  TiÕn hµnh víi quy m« réng phæ cËp.  Đội ngũ cán bộ đã đáp ứng về số lợng và chất lợng.  XH ho¸ GD.  Cơ sở vật chất ngày càng đợc cải thiện. 2. Tån t¹i:  Chất lợng dạy và học không đồng đều.  Chất lợng đội ngũ cha đáp ứng đợc y/c hiện nay. II. VÒ y tÕ: Thêng xuyªn quan t©m ch¨m sãc. - Chó ý ph¸t triÓn c¸c CT y tÕ quèc gia (tiªm chñng më réng, níc s¹ch…) - Tồn tại: Chất lợng c/s còn thấp , đội ngũ bác sỹ chuyên khoa giỏi không nhiều, thiÕu trang thiÕt bÞ kh¸m chøa bÖnh. III. Chất lợng đội ngũ cán bộ: - Số lợng có trình độ ĐH, CĐ tăng. - Năng lực chính trị không ngừng đợc nâng cao. - Tån t¹i: N¨ng lùc gi¶i quyÕt c«ng viÖc cßn yÕu. B. Nội dung chơng trình hành động năm 2006-2010. I. Môc tiªu nhiÖm vô: + Môc tiªu c¬ b¶n: §Èy m¹nh ph¸t triÓn GD-§T, KH-CN n©ng cao chÊt lîng nguån nhân lực , cải thịên và nâng cao đời sống vật chất tinh thần. o NhiÖm vô chñ yÕu: +) N©ng cao chÊt lîng d¹y vµ häc cña nghµnh GD. +) Tập trung đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao. +) Không ngừng nâng cao đội ngũ cán bộ y bác sỹ. +) Đổi mới t duy làm tôt công việc quy hoạch, đào tạo, sắp xếp, luân chuyển. II. C¸c gi¶i ph¸p chñ yÕu:.

<span class='text_page_counter'>(52)</span>  Làm tốt chơng trình khảo sát, XD kế hoạch đào tạo phát triển các cấp học.  Thùc hiÖn tèt chØ thÞ 40 cña BBT TW. ******************************* Mét sè nghi quyÕt quèc héi kho¸ X I. NghÞ quyÕt 40 cña quèc héi kho¸ X:  Nội dung cơ bản là đổi mới chơng trình GD phổ thông.  Môc tiªu: XD ND ch¬ng tr×nh , PP GD míi, n©ng cao chÊt lîng GD toµn diÖn cho thÕ hÖ trÎ.  Dæi míi ch¬ng tr×nh GD phæ th«ng.  SGK ph¶i t¨ng tÝnh thùc tiÔn, t¨ng cêng kÜ n¨ng thùc hµnh, n¨ng lùc tù häc cña HS vµ GV.  §¶m b¶o sù thèng nhÊt tÝnh kÕ thõa vµ ph¸t triÓn t¨ng cêng GD phæ th«ng híng nghiÖp. II. NghÞ quyÕt 40 QH kho¸ X lµ phæ cËp GD THCS.  Môc tiªu: §¶m b¶o cho thanh thiÕu niªn sau khi tèt nghiÖp TH, tiÕp tôc häc tập THCS hết tuổi 18. Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực. III. NhiÖm vô n¨m häc 2004-2005.  Tiếp tục đổi mới chơng trình.  XD và nâng cao chất lợng đôi ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục  T¨ng cêng c¬ së vËt chÊt nhµ trêng.  §Èy m¹nh XH ho¸ GD.  Thực hiện cải cách hành chính, đổi mới công tác quản lí nhà nớc trong lĩnh vùc GD.  ********************************************************** QUY ĐỊNH. Đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT Ngày27tháng10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng Thông tư này quy định việc đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học, bao gồm: đánh giá và xếp loại hạnh kiểm; đánh giá và xếp loại học lực; sử dụng kết quả đánh giá và xếp loại; tổ chức thực hiện..

<span class='text_page_counter'>(53)</span> Điều 2. Mục đích đánh giá và xếp loại 1. Góp phần thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình và các mặt hoạt động giáo dục. 2. Phát huy tính tích cực, sáng tạo, tự tin của học sinh, góp phần thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học. 3. Khuyến khích học sinh học tập chuyên cần, đảm bảo sự công bằng trong giáo dục đối với tất cả trẻ em trong độ tuổi giáo dục tiểu học. Điều 3. Nguyên tắc đánh giá và xếp loại 1. Đánh giá và xếp loại căn cứ theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ trong Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học và các nhiệm vụ của học sinh. 2. Kết hợp đánh giá định lượng và định tính. 3. Thực hiện công khai, công bằng, khách quan, chính xác và toàn diện. 4. Đánh giá và xếp loại kết quả đạt được và khả năng phát triển từng mặt của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự tiến bộ của học sinh; không tạo áp lực cho cả học sinh và giáo viên. 5. Phát huy tính năng động, sáng tạo, khả năng tự học, tự đánh giá của học sinh; xây dựng niềm tin, rèn luyện đạo đức theo truyền thống Việt Nam. Chương II ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI HẠNH KIỂM Điều 4. Nội dung đánh giá Học sinh được đánh giá về hạnh kiểm theo kết quả rèn luyện đạo đức, kĩ năng sống qua việc thực hiện năm nhiệm vụ của học sinh tiểu học được quy định cụ thể như sau: 1. Thực hiện đầy đủ và có kết quả hoạt động học tập; chấp hành nội quy nhà trường; đi học đều và đúng giờ; giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập. 2. Hiếu thảo với cha mẹ, ông bà; kính trọng, lễ phép với thầy giáo, cô giáo, nhân viên và người lớn tuổi; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè và người có hoàn cảnh khó khăn. 3. Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân. 4. Tham gia các hoạt động tập thể trong và ngoài giờ lên lớp; giữ gìn, bảo vệ tài sản nơi công cộng; tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường; thực hiện trật tự an toàn giao thông. 5. Góp phần bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường và địa phương..

<span class='text_page_counter'>(54)</span> Điều 5. Cách đánh giá và xếp loại 1. Đánh giá là hoạt động thường xuyên của giáo viên. Khi đánh giá cần chú ý đến quá trình tiến bộ của học sinh, đánh giá cuối năm là quan trọng nhất. Giáo viên ghi nhận xét cụ thể những điểm học sinh đã thực hiện và chưa thực hiện được để có kế hoạch động viên và giúp đỡ học sinh tự tin trong rèn luyện. Giáo viên phối hợp với cha mẹ học sinh để thống nhất các biện pháp giáo dục học sinh. 2. Học sinh được xếp loại hạnh kiểm vào cuối học kì I và cuối năm học theo hai loại như sau : a) Thực hiện đầy đủ (Đ); b) Thực hiện chưa đầy đủ (CĐ). Chương III ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI HỌC LỰC Điều 6. Đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì 1. Đánh giá thường xuyên được thực hiện ở tất cả các tiết học theo quy định của chương trình nhằm mục đích theo dõi, động viên, khuyến khích hay nhắc nhở học sinh học tập tiến bộ, đồng thời để giáo viên đổi mới phương pháp, điều chỉnh hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục nhằm đạt hiệu quả thiết thực. Đánh giá thường xuyên được tiến hành dưới các hình thức kiểm tra thường xuyên (KTTX), gồm: kiểm tra miệng, kiểm tra viết (dưới 20 phút), quan sát học sinh qua hoạt động học tập, thực hành vận dụng kiến thức, kĩ năng. 2. Đánh giá định kì kết quả học tập của học sinh được tiến hành sau từng giai đoạn học tập, nhằm cung cấp thông tin cho giáo viên và các cấp quản lí để chỉ đạo, điều chỉnh quá trình dạy học; thông báo cho gia đình nhằm mục đích phối hợp động viên, giúp đỡ học sinh. a) Đối với các môn học đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét: bài kiểm tra định kì được tiến hành dưới hình thức tự luận kết hợp trắc nghiệm trong thời gian 1 tiết. b) Đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét: căn cứ vào các nhận xét trong quá trình học tập, không có bài kiểm tra định kì. Điều 7. Đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét 1. Các môn học đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét gồm: Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Tiếng nước ngoài, Tiếng dân tộc, Tin học. 2. Kết quả học tập của học sinh được ghi nhận bằng điểm kết hợp với nhận xét cụ thể của giáo viên: a) Điểm theo thang điểm 10, không cho điểm 0 và điểm thập phân ở các bài kiểm tra;.

<span class='text_page_counter'>(55)</span> b) Nhận xét của giáo viên về sự tiến bộ của học sinh hoặc những điểm học sinh cần cố gắng, không dùng những từ ngữ gây tổn thương học sinh. 3. Số lần KTTX tối thiểu trong một tháng: a) Môn Tiếng Việt: 4 lần; b) Môn Toán: 2 lần; c) Môn Khoa học, môn Lịch sử và Địa lí, Tiếng nước ngoài, Tiếng Dân tộc, Tin học: 1 lần/môn. 4. Số lần kiểm tra định kì (KTĐK): a) Môn Tiếng Việt, môn Toán mỗi năm học có 4 lần KTĐK vào giữa học kì I (GK I), cuối học kì I (CK I), giữa học kì II (GK II) và cuối năm học (CN); mỗi lần KTĐK môn Tiếng Việt có 2 bài kiểm tra: Đọc, Viết; điểm KTĐK là trung bình cộng của 2 bài (làm tròn 0,5 thành 1); b) Môn Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Tiếng nước ngoài, Tiếng dân tộc, Tin học mỗi năm học có 2 lần KTĐK vào CK I và CN. 5. Học sinh có điểm KTĐK bất thường so với kết quả học tập hàng ngày hoặc không đủ số điểm KTĐK đều được kiểm tra lại. Điều 8. Đánh giá bằng nhận xét 1. Các môn học đánh giá bằng nhận xét gồm: a) Ở các lớp 1, 2, 3: Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công, Thể dục; b) Ở các lớp 4, 5: Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Kĩ thuật, Thể dục. 2. Kết quả học tập của học sinh không ghi nhận bằng điểm mà bằng các nhận xét theo các mạch nội dung của từng môn học: a) Các nhận xét được ghi nhận bằng việc thu thập các chứng cứ trong quá trình học tập và hoạt động của học sinh; b) Nội dung, số lượng nhận xét của mỗi học kì và cả năm học của từng môn học được quy định cụ thể tại Sổ theo dõi kết quả kiểm tra, đánh giá học sinh. Điều 9. Xếp loại học lực từng môn học Học sinh được xếp loại học lực môn học kì I (HLM.KI) và học lực môn cả năm học (HLM.N) ở mỗi môn học. 1. Đối với các môn học đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét: a) Học lực môn: + HLM.KI là điểm KTĐK.CKI; + HLM.N là điểm KTĐK.CN..

<span class='text_page_counter'>(56)</span> b) Xếp loại học lực môn: - Loại Giỏi: học lực môn đạt điểm 9, điểm 10; - Loại Khá: học lực môn đạt điểm 7, điểm 8; - Loại Trung bình: học lực môn đạt điểm 5, điểm 6; - Loại Yếu: học lực môn đạt điểm dưới 5. 2. Đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét : a) Học lực môn: - HLM.KI là kết quả đánh giá dựa trên các nhận xét đạt được trong học kì I; - HLM.N là kết quả đánh giá dựa trên các nhận xét đạt được trong cả năm học. b) Xếp loại học lực môn: - Loại Hoàn thành (A): đạt được yêu cầu cơ bản về kiến thức, kĩ năng của môn học, đạt được từ 50 % số nhận xét trở lên trong từng học kì hay cả năm học. Những học sinh đạt loại Hoàn thành nhưng có biểu hiện rõ về năng lực học tập môn học, đạt 100% số nhận xét trong từng học kì hay cả năm học được đánh giá là Hoàn thành tốt (A+) và ghi nhận xét cụ thể trong học bạ để nhà trường có kế hoạch bồi dưỡng; - Loại Chưa hoàn thành (B): chưa đạt được yêu cầu cơ bản về kiến thức, kĩ năng của môn học, đạt dưới 50 % số nhận xét trong từng học kì hay cả năm học. Điều 10. Đánh giá học sinh có hoàn cảnh đặc biệt 1. Đối với học sinh khuyết tật: Đánh giá học sinh khuyết tật theo nguyên tắc động viên, khuyến khích sự nỗ lực và sự tiến bộ của học sinh là chính; đảm bảo quyền được chăm sóc và giáo dục của tất cả học sinh. Nhà trường, giáo viên căn cứ vào kết quả thực hiện Kế hoạch giáo dục cá nhân của từng học sinh; dựa vào mức độ đáp ứng các phương tiện hỗ trợ đặc thù và mức độ, loại khuyết tật để đánh giá theo cách phân loại sau: a) Học sinh khuyết tật có khả năng đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục chung được đánh giá, xếp loại dựa theo các tiêu chí của học sinh bình thường nhưng có giảm nhẹ về yêu cầu. b) Học sinh khuyết tật không đủ khả năng đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục chung, đánh giá dựa trên sự tiến bộ của học sinh và không xếp loại đối tượng này. 2. Đối với học sinh lang thang cơ nhỡ học ở các lớp học linh hoạt: Việc xếp loại dựa trên kết quả kiểm tra hai môn Toán, Tiếng Việt theo chương trình đã điều chỉnh và xếp loại HLM theo hướng dẫn tại khoản 1, điều 9 của Thông tư.

<span class='text_page_counter'>(57)</span> này. Riêng loại Trung bình, HLM là trung bình cộng điểm KTĐK của hai môn Toán, Tiếng Việt đạt điểm 5 và không có điểm dưới 4. Chương IV SỬ DỤNG KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI Điều 11. Xét lên lớp 1. Học sinh được lên lớp thẳng: hạnh kiểm được xếp loại Thực hiện đầy đủ (Đ), đồng thời HLM.N của các môn học đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét đạt từ điểm 5 trở lên và HLM.N của các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Hoàn thành (A). 2. Học sinh chưa đạt yêu cầu về hạnh kiểm, môn học được giúp đỡ rèn luyện, bồi dưỡng, ôn tập: a) Những học sinh được xếp hạnh kiểm vào cuối năm học loại Chưa thực hiện đầy đủ (CĐ) thì được động viên, giúp đỡ để được đánh giá, xếp loại Thực hiện đầy đủ (Đ). b) Những học sinh có HLM.N của các môn học đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét dưới điểm 5 phải kiểm tra lại; nếu điểm của bài kiểm tra lại đạt 5 trở lên thì được xét lên lớp. Mỗi học sinh được bồi dưỡng và kiểm tra lại nhiều nhất là 3 lần/1 môn học vào thời điểm cuối năm học hoặc sau hè. Hiệu trưởng có trách nhiệm tổ chức bồi dưỡng và kiểm tra lại. Những học sinh có HLM.N của các môn học đánh giá bằng nhận xét loại Chưa hoàn thành (B) được bồi dưỡng để đánh giá, xếp loại Hoàn thành (A). 3. HLM.N của các môn học tự chọn không tham gia xét lên lớp. Trường hợp Tiếng nước ngoài là môn học bắt buộc thì HLM.N của môn học này được tham gia xét lên lớp. Điều 12. Xét hoàn thành chương trình tiểu học 1. Những học sinh lớp 5 có đủ điều kiện như quy định tại khoản 1, điều 11 của Thông tư này được Hiệu trưởng xác nhận trong học bạ: Đã hoàn thành chương trình tiểu học. 2. Những học sinh lớp 5 chưa được công nhận hoàn thành chương trình tiểu học được giúp đỡ, bồi dưỡng như quy định tại khoản 2, điều 11 của Thông tư này để được xét hoàn thành chương trình tiểu học. Hiệu trưởng quyết định việc bồi dưỡng phù hợp với trình độ học sinh, điều kiện nhà trường và thuận lợi cho việc chuyển cấp. 3. Đối với học sinh lang thang cơ nhỡ học ở các lớp học linh hoạt, học hết chương trình lớp 5 đã điều chỉnh chỉ kiểm tra hai môn: Tiếng Việt, Toán. Nếu điểm trung bình cộng của hai bài kiểm tra đạt từ điểm 5 trở lên, trong đó, không có bài kiểm.

<span class='text_page_counter'>(58)</span> tra nào dưới điểm 4 thì được Hiệu trưởng trường tiểu học nơi tổ chức kiểm tra xác nhận: Đã hoàn thành chương trình tiểu học. Điều 13. Xếp loại giáo dục và xét khen thưởng 1. Xếp loại giáo dục: a) Xếp loại Giỏi: những học sinh được xếp hạnh kiểm loại Thực hiện đầy đủ (Đ), đồng thời HLM.N của các môn học đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét đạt loại Giỏi và HLM.N của các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Hoàn thành (A); b) Xếp loại Khá: những học sinh được xếp hạnh kiểm loại Thực hiện đầy đủ (Đ), đồng thời HLM.N của các môn học đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét đạt loại Khá trở lên và HLM.N của các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Hoàn thành (A); c) Xếp loại Trung bình: học sinh được lên lớp thẳng nhưng chưa đạt học sinh Khá, Giỏi; d) Xếp loại Yếu: những học sinh không thuộc các đối tượng trên. 2. Xét khen thưởng: a) Khen thưởng danh hiệu Học sinh Giỏi cho những học sinh xếp loại Giỏi; b) Khen thưởng danh hiệu Học sinh Tiên tiến cho những học sinh xếp loại Khá; c) Khen thưởng thành tích từng môn học, từng mặt cho các học sinh chưa đạt các danh hiệu trên theo các mức sau: Khen thưởng cho những học sinh đạt HLM.N của từng môn học đạt loại Giỏi hoặc học tập xuất sắc ở những môn học đánh giá bằng nhận xét; Khen thưởng cho những học sinh có tiến bộ từng mặt trong học tập, rèn luyện nói chung (nhất là học sinh có hoàn cảnh đặc biệt). Chương V TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 14. Trách nhiệm của hiệu trưởng 1. Tổ chức, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các quy định về đánh giá, xếp loại học sinh của giáo viên chủ nhiệm lớp. 2. Duyệt kết quả đánh giá, nhận xét, xếp loại cuối học kì I, cuối năm học của các lớp và chỉ đạo việc xét cho học sinh lên lớp hay kiểm tra lại. Kí tên xác nhận kết quả ở học bạ sau khi năm học kết thúc. 3. Tiếp nhận và giải quyết các ý kiến của học sinh, khiếu nại của cha mẹ hoặc người giám hộ về đánh giá, nhận xét, xếp loại theo phạm vi và quyền hạn của mình. Thời gian trả lời khiếu nại chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại..

<span class='text_page_counter'>(59)</span> 4. Tổ chức và quản lí các hồ sơ về nhận xét, đánh giá, xếp loại của học sinh trong các năm học ở cấp Tiểu học. 5. Cùng tập thể sư phạm quyết định về số học sinh tiêu biểu được lựa chọn từ số học sinh giỏi của trường, trên cơ sở xét tổng hợp nhiều mặt giáo dục, rèn luyện và các hoạt động khác. 6. Chỉ đạo việc nghiệm thu, bàn giao kết quả học tập và rèn luyện của học sinh từ lớp dưới lên lớp trên; có trách nhiệm phối hợp với trường trung học cơ sở trong việc nghiệm thu, bàn giao chất lượng học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào học trường trung học cơ sở. Điều 15. Trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm 1. Chịu trách nhiệm chính trong việc đánh giá, xếp loại học sinh theo quy định. 2. Thông báo kết quả đánh giá, xếp loại hạnh kiểm, xếp loại học lực từng môn học, xếp loại giáo dục của học sinh cho cha mẹ hoặc người giám hộ. Không thông báo trước lớp và trong cuộc họp cha mẹ học sinh những điểm chưa tốt của từng học sinh. 3. Hoàn thành hồ sơ về đánh giá, xếp loại học sinh; có trách nhiệm phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp trên, hoặc lớp dưới trong việc nghiệm thu, bàn giao và tiếp nhận kết quả học tập, rèn luyện của học sinh. Điều 16. Trách nhiệm và quyền lợi của học sinh 1. Thực hiện tốt các nhiệm vụ quy định trong Điều lệ trường tiểu học, ban hành theo Quyết định số 51/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 31 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; tiếp thu sự giáo dục của nhà trường để luôn tiến bộ. 2. Có quyền nêu ý kiến và nhận được sự giải thích, hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm lớp, của Hiệu trưởng nhà trường khi thấy mình chưa được đánh giá, nhận xét, xếp loại chính xác, công bằng. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG. Nguyễn Vinh Hiển *********************************************************************.

<span class='text_page_counter'>(60)</span> Tham khảo Bộ đề thi học sinh giỏi. Đề thi học sinh học sinh giỏi lớp 1 Môn toán (thời gian 40 phút) Bài 1- Tính: (4 điểm) 5–0 + 1 - 6 = 4 - 4 + 4 - 2 =. 6 - 3 + 3 + 0 = 5 + 1 - 2 + 2 =. Bài 2-Điền số vào ô trống cho thích hợp: (6 điểm) 5 - 2 = + 2 + 4 > 5 6 4 +. +. = 4 + 2. 5. =. +1. - 5 > 2 3 -. <2+. Bài 3- Hoà 6 tuổi, Bình ít hơn Hoà 2 tuổi Nga nhiều hơn Bình1 tuổi. Hỏi bạn Nga bao nhiêu tuổi? ( 4 điểm) …………………………………………………………………………………… …………. …………………………………………………………………………………… …………. …………………………………………………………………………………… …………. Bài 4- Cho bốn số 2,4,6, 0 . Hãy dùng dấu + , - , = để viết thành các phép tính đúng ( 4 điểm) …………………………………………………………………………………… ………….

<span class='text_page_counter'>(61)</span> …………………………………………………………………………………… …………. …………………………………………………………………………………… …………. Bài 5- Hãy điền dấu + , - vào ô trống cho thích hợp để phép tính có kết quả đúng điểm ) 1. 1. 1. 1. 1 = 1. 1. 1. 1. 1. 1 = 3. ( 2. ********************************** Đề thi học sinh học sinh giỏi lớp 2 Môn toán. Bài 1-Tính bằng cách nhanh nhất ( trình bầy cách làm ) ( 2 điểm) 23 + 15 + 7 + 24 + 31 32 - 15 + 18 -5 + 20 Bài 2-Tìm X ( 2 điểm) 17 - X = 35 - 17 X + 5 - 17 = 35 Bài 3- ( 2 điểm) Cho bốn chữ số : 2,3,4,5 Hãy viết các số có 2 chữ số được cấu tạo từ bốn chữ số đã cho. Bài 4- ( 3 điểm) Mẹ hơn Lan 25 tuổi, Bố hơn Mẹ 6 tuổi. Hỏi tuổi của Lan là bao nhiêu? Biêt rằng tuổi Bố là 46. Bài 5- ( 1 điểm) Điền số giống nhau vào 4 ô trống sao cho: a). +. +. +. = 60. b). +. +. -. = 60. ************************************ Đề thi học sinh học sinh giỏi lớp 3 Môn toán Bài 1- ( 3 điểm): Tính nhanh ( có trình bày cách tính).

<span class='text_page_counter'>(62)</span> a) 12 + 14 + 16 + 18 + 20 + 22 + 24 b) 37 x 18 - 9 x 74 + 100 Bài 2- ( 3 điểm): Tổng 2 số là 64 lấy số lớn chia cho số bé được thương là 5 và dư 4. Hãy tìm hiệu 2 số đó. Bài 3- ( 3 điểm): Tuổi Mẹ 15 năm về trước bằng 1/3 tuổi Mẹ sau 19 năm nữa. Hãy tính tuổi Mẹ hiện nay Bài 4- ( 1 điểm): Cho tứ giác ABCD . Từ đỉnh C hãy kẻ các đoạn thẳng chia tứ giác thành 6 hình tam giác. ************************************ Đề thi học sinh học sinh giỏi lớp 4 Môn toán Bài 1- (3 điểm) Tính : 1405 x 3004 140527 + 43 x 55 : 5 - 175 Bài 2- ( 2 điểm) Tính nhanh ( có trình bày cách tính):] 2001 x 767 + 2002 x 233 ( m : 1 - m x 1 ) : ( m x 2001 + m + 1 ) Bài 3- ( 3 điểm)Ba số có trung bình cộng là 60 . Tìm 3 số . Biếy rằng nếu viết thêm chữ số 0 vào bên phải số thứ nhất thì được số thứ ba và số thứ nhất bằng 1/4 số thứ hai Bài 4- ( 2 điểm) Một hình chữ nhật ABCD có chu vi là 48 m. Người ta kẻ các đường thẳng song song với chiều rộng để chia hình chữ nhật thành 9 hình vuông và một hình chữ nhật mới.Tính kích thước hình chữ nhật . Biết rằng tổng chu vi của 9 hình vuông và hình chữ nhật mới bằng 84 m. A. B. D. C. ************************************ Đề thi học sinh học sinh giỏi lớp 5 Môn toán.

<span class='text_page_counter'>(63)</span> Bài 1- ( 2 điểm) Tìm giá trị của số tự nhiên a để: 1- Biểu thức sau có giá trị lớn nhất 2- Biểu thức sau có giá trị nhỏ nhất 2001+ 420 : ( a - 7 ) Bài 2- ( 3 điểm) Tính nhanh ( có trình bày cách tính) 1). 1 4 9 16 25 36 49 64 81 + + + + + + + + 49,8 – 48,5 + 47,2 – 45,9 + 46,6 – 43,3 10 20 30 40 50 60 70 80 90. + 42 – 40,7 Bài 3- ( 2 điểm)Tổng số học sinh khối lớp 5 của một trường tiểu học là một số có 3 chữ số và có chữ số hàng trăm là 3. Nếu cho các em xếp hàng 10 hoặc hàng 12 đều thừa 8 em.Nếu xếp hàng 8 thì không thừa em nào. Hãy tính số học sinh khối lớp 5. Bài 4- ( 3 điểm) Cho hình thang ABCD có đáy CD bằng 2 đáy AB. a) Tính chiều cao của hình thang, biết diện tích của hình thang là 241,5 m2 và AB bằng 11,5 m b) Kéo dài AB về phía B một đoạn BN, nối N với C sao cho diện tích BNC bằng diện tích hình thang ABCD. Hãy so sánh BN với AB ************************************ Đề thi học sinh học sinh giỏi lớp 5 Môn: Tiếng Việt 5 1-Từ ngữ ( 4 điểm) Gạch dưới những từ ngữ cho biết tác giả đã dùng biện pháp nhân hoá ở đoạn thơ sau: Bé ngủ ngon quá Đẫy cả giấc trưa Cái võng thương bé Thức hoài đu đưa. Hãy nêu tác dụng của biện pháp nhân hoá trong đoạn thơ. 2-Ngữ pháp: ( 4 điểm) a) Đặt một câu trong đó có danh từ trừu tượng làm chủ ngữ b) Gạch chân và chú thích rõ trạng ngữ, định ngữ, bổ ngữ trong câu sau: Thoắt cái, lác đác lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. 3-Cảm thụ văn học: ( 2 điểm) Trong bài “ Quê hương” của Đỗ Trung Quân có đoạn viết: “ Quê hương là cánh diều biếc Tuổi thơ con thả trên đồng.

<span class='text_page_counter'>(64)</span> Quê hương là con đò nhỏ Êm đềm khua nước ven sông.” Đọc đoạn thơ trên, em thấy được những ý nghĩ và tình cảm của nhà thơ đối với quê hương như thế nào? 3- Tập làm văn: ( 10 điểm) Mùa xuân đến trong tiết trời ấm áp, cây cối hoa lá rực rỡ trong ánh nắng ban mai. Em nghe như có tiếng trò chuyện của cây cối, hoa lá đón mừng xuân Nhâm Ngọ. Em hãy tưởng tượng và viết lại buổi trò chuyện vui vẻ đó. ************************************ Đề thi học sinh học sinh giỏi lớp 4 Môn Tiếng Việt. (thời gian 60 phút) 1-Từ ngữ ( 4 điểm) Em hãy giải nghĩa thành ngữ sau: - Học một biết mười - Học thầy không tày học bạn 2- Ngữ pháp( 4 điểm) Tìm chủ ngữ , vị ngữ trong câu sau: -Trong công viên, những bông hoa muôn màu đang khoe sắc toả hương. - Chợ Hòn Gai buổi sáng la liệt tôm cá. 3- Cảm thụ văn học ( 2 điểm) Trong bài “ Việt Nam thân yêu”nhà thơ Nguyễn Đình Thi viết: Việt Nam đất nước ta ơi! Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn Cánh cò bay lả rập rờn, Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều. Em cảm nhận được những điều gì đẹp đẽ về đất nước Việt Nam chúng ta qua đoạn thơ trên ? 4- Tập làm văn( 10 điểm) Mua xuân tươi đẹp đã về. Cây cối đâm chồi nẩy lộc, chim chóc đua nhau hót véo von. Em hãy tả cảnh nơi em ở trong buổi sáng mùa xuân ấm áp. ************************************ Đề thi học sinh học sinh giỏi lớp 3 Môn Tiếng Việt.

<span class='text_page_counter'>(65)</span> (thời gian 60 phút) 1-Từ ngữ ( 4 điểm): Em hãy giải nghĩa từ sau: Tảo mộ ; đạp thanh 2-Ngữ pháp( 4 điểm) : Gạch chân các danh từ trong đoạn thơ sau: Mồ hôi xuống, cây mọc lên Ăn no , đánh thắng , dân yên , nước giầu. 3- Cảm thụ văn học ( 2 điểm) Trong bài “Bóc lịch” , nhà thơ Bế Kiến Quốc có viết : Ngày hôm qua ở lại Trong hạt lúa mẹ trồng Cánh đồng chờ gặt hái Chín vàng màu ước mong Ngày hôm qua ở lại Trong vở hồng của con Con học hành chăm chỉ Là ngày qua vẫn còn... Qua đoạn thơ trên tác giả muốn nói với em điều gì đẹp đẽ và có ý nghĩa trong cuộc sống ? 4- Tập làm văn ( 10 điểm) Em hãy kể lại một câu chuyện nói về tình cảm gia đình mà em đã đọc hoặc nghe kể lại. ************************************ Đề thi học sinh học sinh giỏi lớp 2 Môn Tiếng Việt. (thời gian 60 phút) 1- Từ ngữ: Giải nghĩa từ: quê hương ; cổ kính 2- Ngữ pháp: Dùng dấu // tách câu sau thành hai bộ phận chính . - Buổi sáng, sương muối phủ trắng cành cây, bãi cỏ..

<span class='text_page_counter'>(66)</span> - Những cây thông già như bất chấp cả thời tiết khắc nghiệt. 3- Cảm thụ văn học( 2 điểm) Kết thúc bài thơ “ Đàn gà mới nở” nhà thơ Phạm Hổ có viết: Vườn trưa gió mát Bướm bay rập rờn Quanh đôi chân mẹ Một rừng chân con. Em thích nhất hình ảnh nào trong khổ thơ trên ? Vì sao? 4-Tập làm văn( 10 điểm) Đọc bài Trần Quốc Toản ra quân ( Tiếng Việt 2, tập 2) và trả lời câu hỏi sau: 1- Hình ảnh trần Quốc Toản ra quân đẹp đẽ và oai hùng như thế nào? 2- Hãy tả cảnh đoàn quân của Quốc Toản ra đi. 3- Em có suy nghĩ gì về Trần Quốc Toản, người thiếu niên anh hùng của dân tộc? ************************************ Đề thi học sinh học sinh giỏi lớp 1 Môn Tiếng Việt. (thời gian 30 phút) 1- Chính tả (nghe đọc)( 10 điểm) Bài : Cùng vui chơi Ngày đẹp lắm bạn ơi! Nắng vàng rải khắp nơi Chim ca trong bóng lá Ra sân ta cùng chơi. Trong nắng vàng tươi mát Cùng chơi cho khoẻ người Tiếng cười xen tiếng hát Chơi vui , học càng vui. 2-Từ ngữ( 8 điểm) Tìm 4 chữ có vần : ươi Tìm 4 chữ có vần : oe 3- Tập làm văn( 2 điểm)Đặt một câu với từ : mùa xuân.

<span class='text_page_counter'>(67)</span> ************************************ Đề thi học sinh giỏi lớp 1 Môn Tiếng Việt (Thời gian 40 phút) 1-Chính tả (nghe đọc)( 10 điểm) Cái nắng Nắng ở biển thì rộng Nắng ở sông thì dài Còn nắng ở trên cây Thì lấp la lấp lánh Nắng hiền trong mắt mẹ Nắng nghiêm trong mắt cha Trên mái tóc của bà Bao nhiêu là sợi nắng. 2-Từ ngữ( 8 điểm) Tìm 4 chữ có vần : iêm Tìm 4 chữ có vần : ơi 3- Tập làm văn( 2 điểm) Em hãy kể những gì về mùa xuân mà em biết. ************************************ Đề thi học sinh giỏi lớp 2 Môn Tiếng Việt. (Thời gian 60 phút) 1- Từ ngữ: Giải nghĩa từ: giang sơn ; cổ kính 2- Ngữ pháp: Dùng dấu // tách câu sau thành hai bộ phận chính . - Những cây thông già như bất chấp cả thời tiết khắc nghiệt. - Về chiều, sương mù toả trắng, Ba Vì nổi bồng bềnh như vị thần bất tử ngự trên sóng 3- Cảm thụ văn học( 2 điểm).

<span class='text_page_counter'>(68)</span> Trong đoạn thơ sau tác giả đã so sánh sự vật nào với sự vật nào( hoặc điều gì)? Cách so sánh như vậy giúp em cảm nhận được điều gì mới mẻ về sự vật? Thân dừa bạc phếch tháng năm Quả dừa- đàn lợn con nằm trên cao Đêm hè hoa nở cùng sao Tàu dừa -chiếc lược chải vào mây xanh. Em thích nhất hình ảnh nào trong khổ thơ trên ? Vì sao? 4-Tập làm văn( 10 điểm) Đọc bài Mùa xuân đến ( Tiếng Việt 2, tập 1) và trả lời câu hỏi sau: 1- Khi mùa xuân đến , bầu trời cây cối thay đổi như thế nào? 2- Chim chóc cũng vui mừng ra sao? 3-Còn em, một học sinh nhỏ em nghĩ gì về mùa xuân? ************************************ Đề thi học sinh giỏi lớp 3 Môn Tiếng Việt. (Thời gian 60 phút) 1-Từ ngữ ( 4 điểm): Em hãy giải nghĩa từ ngữ sau:giản dị một nắng hai sương 2-Ngữ pháp( 4 điểm) : Gạch chân các chủ ngữ ( CN), vị ngữ ( VN) trong đoạn văn sau ( có ghi rõ ở dưới): - Bức tranh buổi sớm trên quê hương tôi đẹp quá! -Những bông hoa nở trong nắng sớm. 3- Cảm thụ văn học ( 2 điểm) Câu thơ sau có những hình ảnh nào đối lập nhau? Sự đối lập đó gợi cho người đọc cảm nhận được điều gì? Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt , đắng cay muôn phần Qua đoạn thơ trên tác giả muốn nói với em điều gì đẹp đẽ và có ý nghĩa trong cuộc sống ? 4- Tập làm văn ( 10 điểm).

<span class='text_page_counter'>(69)</span> Em hãy kể lại một câu chuyện ngắn nói về tình cảm gia đình mà em đã đọc hoặc nghe kể ************************************ Đề thi học sinh giỏi lớp 4 Môn Tiếng Việt. (Thời gian 60 phút) 1-Từ ngữ ( 4 điểm) Em hãy giải nghĩa thành ngữ sau: -Chị ngã em nâng -Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ 2- Ngữ pháp( 4 điểm) +Tìm chủ ngữ , vị ngữ trong câu sau: -Trên đỉnh cột cao chót vót, lá cờ đang phần phật tung bay. - Tiếng mưa rơi lộp độp trên mái tôn. + Vị ngữ trong hai câu trên thuộc loại từ nào? 3- Cảm thụ văn học ( 2 điểm) Trong bài "Bè xuôi sông La" ( Tiếng Việt 4), nhà thơ Vũ Duy Thông có viết: Sông La ơi sông La Trong veo như ánh mắt Bờ tre xanh im mát Mươn mướt đôi hàng mi. Đoạn thơ trên giúp em cảm nhận được vẻ đẹp của dòng sông La như thế nào? 4- Tập làm văn( 10 điểm) Người Hà Nội ai cũng thích trồng cây cảnh. Cây cảnh có loại cho hoa quý, có loại cho vẻ đẹp của thế cây.Nhà em cũng có cây cảnh. Em hãy tả một cây cảnh mà em thích nhất ************************************ Đề thi học sinh giỏi lớp 5 Môn: Tiếng Việt 5. (Thời gian 60 phút) 1-Từ ngữ ( 4 điểm) Gạch dưới những từ ngữ cho biết tác giả đã dùng biện pháp tu từ nào ở câu thơ sau: Đã tan tác những bóng thù hắc ám Đã sáng lại trời thu tháng Tám Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó trong câu thơ. 2-Ngữ pháp: ( 4 điểm) a)Đặt một câu trong đó có danh từ trừu tượng làm chủ ngữ.

<span class='text_page_counter'>(70)</span> b)Gạch chân và chú thích rõ trạng ngữ, định ngữ, bổ ngữ trong câu sau: Đằng xa, trong mưa mờ,bóng những nhịp cầu sắt uốn cong vắt qua dòng sông lạnh. 3-Cảm thụ văn học: ( 2 điểm) Kết thúc bài" Tre Việt Nam" ( Tiếng Việt 5) nhà thơ Nguyễn Duy có viết: Mai sau, Mai sau, Mai sau, Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh. Em hãy cho biết những câu thơ trên nhằm khẳng định diều gì? Cách diễn đạt của nhà thơ có gì độc đáo, góp phần khẳng định điều đó? 3- Tập làm văn: ( 10 điểm) Trong tình bạn có thể có niềm vui hoặc nỗi buồn. Hãy kể lại một kỉ niệm mà em còn nhớ mãi. ************************************ Đề thi học sinh giỏi lớp 5 Môn toán lớp 5 Thời gian 60 phút Bài 1-Tính giá trị biểu thức sau: ( 5 điểm) a) 0,1 + 0,2 + 0,3 + 0,4 +0,5 + 0,6 + 0,7 +............. + 0,17 +0,18 + 0,19 ( có 19 số hạng) b) 1 1 1 1+ :1 − 1 2 2 3 2003 x 2002+2002 x 2001 x ¿. Bài 2-Tìm X : ( 5 điểm) a) b) 11 x ( X – 6 ) = 4 x X + 11 Bài 3- Cho một số tự nhiên có 2 chữ số. Người ta viết thếmố 20 vào bên trái số đó và được số có 4 chữ số.Lấy số mới này đem chia cho số đã cho thì được thương là 81 và không còn dư. Tìm số tự nhiên có 2 chữ số đã cho. ( 5 điểm) Bài 4-Tổng độ dài hai cạnh hình chữ nhật gấp 5 lần hiệu độ dài 2 cạnh đó. Tính chu vi hình chữ nhật . Biết diện tích của hình đó là 600 m2. ( 5 điểm).

<span class='text_page_counter'>(71)</span> ********************************** Đề thi học sinh giỏi lớp 4 Môn toán lớp 4. Thời gian 60 phút Bài 1- Tính giá trị biểu thức sau: ( 4điểm) a) (107 + 207005) – 302 x 270 b) (247247 :1001 + 2002) x ( 2001 x 11 –2003x 10 – 1981) Bài 2-Tìm X ( không thực hiện phép tính nhưng có giải thích) ( 4điểm) a)(X + 2) : 99 = (40390 + 2 ) : 99 b)372 : 3 : 2 + X : 3 = 15 : 3 + 272 : 6 Bài 3-Có thể lập được bao nhiêu số có 3 chữ số khác nhau từ các chữ số : 0, 3, 5, 6. ( 4điểm) Bài 4- Tổng độ dài hai cạnh hình chữ nhật gấp 5 lần hiệu độ dài hai cạnh đó. Hãy tính chu vi hình chữ nhật . Biết hiệu độ dài 2 cạnh là 15 m. ( 4điểm) Bài 5-Hãy điền các số 1,2,3,4,5,6.7 vào chấm tròn sao cho tổng các số trên mỗi đường thẳng điều bằng nhau và bằng 11 ( 4điểm). ************************************ Đề thi học sinh giỏi lớp 3 Môn toán lớp 3. Thời gian 60 phút.

<span class='text_page_counter'>(72)</span> Bài 1- Tính giá trị biểu thức: ( 4 điểm) a) 63 : 7 + 24 x 2 – ( 81 – 72) b) 27 x 2 + 5 x 27 + 27 x 3 Bài 2- Tìm X: ( 4 điểm) a) 72 : X – 3 = 5 b) X + 3 x X < 3 Bài 3- Hãy nêu quy luật viết số, rồi viết thêm 2 số nữa vào chỗ chấm trong mỗi dãy số sau: ( 4 điểm) a) b) c) d). 1, 2, 4, 8, 16,........ 1, 4, 9, 16, 25, ........ 1, 2, 3, 5. 8, .......... 2, 6, 12, 20, 30,....... Bài 4- Bạn Hoà có 72 viên bi màu xanh và màu đỏ. Bạn Hoà nhận thấy 1/5 số viên bi xanh bằng 1/3 số viên bi đỏ. Hỏi bạn Hoà có bao nhiêu viên bi màu đỏ? Bao nhiêu viên bi màu xanh? ( 4 điểm) Bài 5- Hãy điền 5 chữ số lẻ vào các ô vuông ( mỗi ô điền 1 chữ số) để được phép tính đúng. ( 4 điểm) x. =. ************************************ Đề thi học sinh giỏi lớp 2 Môn toán lớp 2. Thời gian 60 phút Bài 1- Tính: ( 4 điểm) 3+9 +8= 15 - ( 15 - 7 ) =. 15 + 0 - 8 = 17 - (4 + 13 )=. Bài 2-Điền số vào ô trống: ( 4 điểm) 14 +. < 19.

<span class='text_page_counter'>(73)</span> 18 -. <15 -9. 19 > 12 + 13 <. >17. - 4 <15. Bài 3- Tìm X: ( 4 điểm) X - 12 = 8 17 - X = 9. 5 + X = 15 - 6 13 - X + 7 =20 - 6. Bài 4-Tìm một số biết rằng số dó trừ đi 2 sau đó trừ đi 3 được bao nhiêu đem cộng với 6 thì được 18. ( 4 điểm) Bài 5- Bình cho An 5 viên bi, An đưa lại cho Bình 7 viên bi . Lúc này trong túi 2 bạn đều có số bi bằng nhau và bằng13 viên.Hỏi lúc đầu Bình có bao nhiêu viên bi? An có bao nhiêu viên bi? ( 4 điểm) ***************************************** Đề thi học sinh giỏi lớp 1 Môn toán lớp 1. Thời gian 60 phút Bài 1-Tính: ( 4 điểm) 2 + 3 + 4= 8 - 8 + 0 =. 4 + 6 -9 = 9 - 5- 4 =. Bài 2- Điền dấu ( < , >, =) thích hợp vào ô trống: ( 4 điểm) 8 - 4. 1 + 4. 7 - 5. 10 - 7. 0 + 3. 9 - 6. 8 - 0. 0 + 8. Bài 3- Có thể điền vào ô trống những số nào? ( 4 điểm) 8 - 5 < <1 + 6 4 < -2 <9. Bài 4- Một xe ô tô chở 10 khách . Đến một bến có 3 người xuống và 2 người lên.Hỏi trên xe bây giờ có bao nhiêu khách? ( 4 điểm) Giải: ........................................................... ............................................................ ............................................................

<span class='text_page_counter'>(74)</span> Bài 5- cho các số 1,2,3,4,5,6. Hãy xếp các số vào các chấm tròn sao cho các số trên một đường thẳng cộng lại đều bằng 9 ( 4 điểm) ***************************** Đề kiểm tra học sinh giỏi Môn Toán lớp 3 Thời gian 60 phút 1-Tính nhanh: (4đ) a-. 328 : 4 + 272 :4 + 200 : 4. b-. 72 - 8 x 9 : (20 + 21 + 22 + 23 + 24 + 25). 2-Tìm X: (4đ). 12 : X > 6 : 2 X : 7 < 42 : 7. 3- Hãy so sánh 2 biểu thức A và B (Không tính kết quả cụ thể, dựa vào kiến thức đã học để trình bày cách so sánh) (2đ) A = 101 x 50 B = 50 x 49 + 53 x 50 4- Một phép chia có thương là 5, số dư là 2. Tổng của số bị chia, số chia và số dư là 106. Hãy tìm số bị chia, số chia. (5đ) 5- Tuổi của bố Lan , mẹ Lan và Lan cộng lại là 78 tuổi. Bố và mẹ Lan có tất cả 69 tuổi. Mẹ và Lan có tổng số tuổi là 42. Tính tuổi mỗi người? (5đ) *****************************. Bài kiểm tra học sinh giỏi Môn Tiếng Việt lớp 3 Thời gian 60 phút 1-(2đ) Ghép 4 tiếng sau thành 8 từ ghép thích hợp: xanh, tươi, tốt, thắm (ví dụ : xanh tươi) 2- (3đ) Tìm 2 từ gần nghĩa, cùng nghĩa, trái nghĩa với từ : chăm chỉ 3- (3đ) Gạch chân (chú ý ghi rõ ) dưới những danh từ, động từ, tính từ trong hai câu thơ của Bác Hồ : "Cảnh rừng Việt bắc thật là hay Vượn hót chim kêu suốt cả ngày.".

<span class='text_page_counter'>(75)</span> 4-(2đ) Trong bài bóc lịch (Tiếng Việt 2, tập 2) nhà thư Bế Kiến Quốc có viết: "Ngày hôm qua ở lại Trong vở hồng của con Con học hành chăm chỉ Là ngày qua vẫn còn..." Nhà thơ muốn nói với em điều gì qua đoạn thơ trên? 5- Tập làm văn(10đ) Em đã từng được bạn bè hoặc người thân tặng (cho)một đồ vật hay con vật. Hãy tả lại đồ vật hay con vật đó và nêu cảm nghĩ của em. ***************************** Đề thi học sinh giỏi lớp 5 Môn: Tiếng Việt 5 (Thời gian 60 phút) 1-Từ ngữ ( 4 điểm) Xác định nghĩa của từ nhà trong các tập hợp từ dưới đây: nhà rộng; nhà nghèo; nhà sạch; nhà sáu miệng ăn; nhà Lê; nhà Nguyễn; nhà tôi đi vắng rồi bác ạ! 2-Ngữ pháp: ( 4 điểm) a)Đặt một câu trong đó có danh từ trừu tượng làm chủ ngữ b)Gạch chân và chú thích rõ trạng ngữ,chủ ngữ, vị ngữ, định ngữ, trong câu sau: Đứng trên đó, Bé trông thấy con đò, xóm chợ, rặng trâm bầu và cả những nơi ba má Bé đang đánh giặc. 3-Cảm thụ văn học: ( 2 điểm) Mở đầu bài Nhớ con sông quê hương, nhà thơ Tế Hanh viết: “ Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng…” Đoạn thơ trên có những hình ảnh nào đẹp? Những hình ảnh ấy giúp em cảm nhận điều gì? 4- Tập làm văn: ( 10 điểm) Trong tình bạn có thể có niềm vui hoặc nỗi buồn. Hãy kể lại một kỉ niệm mà em còn nhớ mãi. *****************************.

<span class='text_page_counter'>(76)</span> Đề thi học sinh giỏi lớp 5 Môn toán lớp 5 Thời gian 60 phút Bài 1-Tính nhanh: ( 5 điểm) A = 1,02 + 2,03 + 3,04 +…+ 8,09 +9,10 + 10,11 +…+98,99 + 99,100 Bài 2-( 5 điểm) a)So sánh hai phân số (không quy đồng mẫu số ,tử số và thực hiện phép chia) 13 và 25 41 77 b) Viết phân số 13 thành tổng hai phân số tối giản có mẫu số khác nhau 27 Bài 3- Tổng số tuổi của ba người là 115 .Tuổi của người thứ nhất bằng 2 lần tuổi của người thứ hai cộng với 10. Tuổi của người thứ hai bằng 3 lần tuổi của người thứ ba trừ đi 5. Hỏi mỗi người bao nhiêu tuổi? ( 5 điểm) Bài 4- Tam giác ABC có diện tích là 120 cm2 . D là điểm chính giữa của cạnh AB. Trên cạnh AC lấy điểm I sao cho AI = 1/3 AC. Tính diện tích tam giác DAI. ( 5 điểm) *****************************.

<span class='text_page_counter'>(77)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×