Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Rủi ro và giải pháp hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán việt nam (luận văn thạc sĩ luật học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (660.66 KB, 59 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN: QUẢN TRỊ KINH DOANH

RỦI RO VÀ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO CHO
NHÀ ĐẦU TƢ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƢỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (SÀN CHỨNG
KHỐN TP.HCM)
Giảng viên hƣớng dẫn: ThS.Ngơ Huỳnh Giang
Ngƣời thực hiện: Đặng Tô Trang Đài
MSSV: 1553401010008
Lớp: QTKD 40

TP.Hồ Chí Minh 2019


Lời cảm ơn
Luận văn “Rủi ro và giải pháp hạn chế rủi ro cho nhà đầu tƣ cá nhân trên thị
trƣờng chứng khoán Việt Nam” (Sàn chứng khoán TP.HCM), là đề tài nghiên cứu
và làm luận văn tốt nghiệp sau bốn năm theo học chƣơng trình đại học chuyên
ngành quản trị kinh doanh tại trƣờng Đại học Luật TP.HCM.
Để hoàn thành q trình nghiên cứu và hồn thiện luận văn, em xin chân thành
cảm ơn cô - Th.S Ngô Huỳnh Giang, ngƣời đã hƣớng dẫn cho em trong suốt thời
gian em làm khóa luận. Mặc dù bận lịch giảng dạy nhƣng cô vẫn dành thời gian để
định hƣớng, chỉ dẫn và giới thiệu em qua cơng ty Chứng khốn Mirae asset để em
hồn thành tốt nghiên cứu của mình. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô và
chúc cơ dồi dào sức khỏe. Ngồi ra, em xin cảm ơn thầy cô Khoa quản trị đã tạo
điều kiện cho em đƣợc thực hiện nghiên cứu và đã đóng góp ý kiến quý báu cho


luận văn của em.
Tuy nhiên do cịn thiếu xót về kiến thức, cũng nhƣ những kinh nghiệm thực tiễn
nên khóa luận khơng tránh khỏi những thiếu xót, em rất mong sự góp ý của thầy cơ
để khóa luận hồn thiện hơn.

Ngƣời thực hiện
Đặng Tơ Trang Đài


Danh mục các từ viết tắt
Danh mục từ viết tắt tiếng Việt
Ký hiệu chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

CK

Chứng khoán

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TSSL

Tỷ suất sinh lời

UBND

Uỷ ban nhân dân


Danh mục từ viết tắt tiếng Anh

Ký hiệu chữ viết tắt

Viết đầy đủ

Phiên dịch

ARA

Vietnam Annual Report Awards

Cuộc bình chọn báo
cáo thƣờng niên

CAPM

Capital Asset Pricing Model

Mơ hình định giá tài
sản vốn

CPI
EMH

Consumer Price Index
Efficient Market Hypothesis

Chỉ số tiêu dùng

Giả thuyết thị trƣờng
hiệu quả

ETF

Exchange Traded Fund

Qũy đầu tƣ vào chỉ số

FED

Federal Reserve System

Cục dự trữ Liên bang
Hoa Kỳ

HOSE

Ho Chi Minh Stock Exchange

Sở giao dịch chứng
khốn thành phố Hồ
Chí Minh

HSI

Hang Seng Index

Chỉ số thị trƣờng



chứng khốn Hồng
Kơng
IMF

International Monetary Fund

Qũy tiền tệ quốc tế

MFM

Multi Factor Model

Mơ hình đa nhân tố

NIKKEI 225

Nikkei heikin kabuka

Chỉ số thị trƣờng
chứng khoán Tokyo

NYSE

New York Stock Exchange

Sở giao dịch chứng
khoán New York

Securities and Exchange


Uỷ ban chứng khoán
và giao dịch chứng

SEC

Commission

khoán Mỹ

S&P500

Standard & Poor's 500 Stock
Index

Chỉ số cổ phiếu 500
của Standard&Poor

SIB

Securities Investment Board

Uỷ ban đầu tƣ chứng
khốn Anh

VaR

Value at Risk

Mơ hình giá trị rủi ro


VN30

Equal Weight Index

Chỉ số thị trƣờng phái
sinh sàn Hồ Chí Minh

VNINDEX

Viet Nam Index

Chỉ số chứng khốn cơ
sở sàn Hồ Chí Minh


Danh sách các bảng
Bảng 2.1 Quy mô niêm yết trên sàn Hose đến ngày 12/03/2019.............................15
Bảng 2.2 Các yếu tố vĩ mơ trong mơ hình............................................................... 23
Bảng 2.3 Giả định quan hệ giữa các biến................................................................ 24
Bảng 2.4 Tóm tắt các thống kê................................................................................ 24
Bảng 2.5 Hệ số hồi quy........................................................................................... 25
Bảng 2.6 Tóm tắt các thống kê................................................................................ 32
Bảng 2.7 Tóm tắt các thống kê sau khi sử dụng mơ hình sai phân..........................32
Bảng 2.8 Hệ số hồi quy sau khi sử dụng mơ hình sai phân..................................... 32
Bảng 2.9 Hệ số correlation với S&P500................................................................. 33
Bảng 2.10 Độ lệch chuẩn tỷ suất sinh lời chỉ số VNINDEX, S&P500....................34

Danh sách biểu đồ
Biểu đồ 2.1 Tình hình giao dịch thị trƣờng trong 12 tháng..................................... 16

Biểu đồ 2.2 Mức độ minh bạch thông tin theo ngành.............................................. 18
Biểu đồ 2.3 Biến động giá vàng và VNINDEX....................................................... 28
Biểu đồ 2.4 Biến động thị trƣờng và tỷ giá hối đoái năm 2018..............................29
Biểu đồ 2.5 Tƣơng quan giữa cung tiền M2 và chỉ số VNINDEX..........................30


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
CHƢƠNG I. Tổng quan về thị trƣờng chứng khoán, rủi ro trong đầu tƣ chứng
khoán......................................................................................................................... 2
1.1.Những vấn đề chung về thị trƣờng chứng khoán......................................... 2
1.1.1. Khái niệm thị trƣờng chứng khoán........................................................... 2
1.1.2. Chức năng cơ bản của thị trƣờng chứng khốn........................................2
1.1.2.1.

Huy động vốn đầu tƣ...................................................................... 2

1.1.2.2.

Cung cấp mơi trƣờng đầu tƣ.......................................................... 2

1.1.2.3.

Tạo tính thanh khoản...................................................................... 3

1.1.2.4.

Đánh giá hoạt động doanh nghiệp................................................... 3

1.1.2.5.


Cơng cụ chính phủ thực hiện chính sách vĩ mô............................... 3

1.1.3. Các chủ thể hoạt động trên thị trƣờng chứng khoán................................. 3
1.1.3.1.

Nhà phát hành................................................................................. 3

1.1.3.2.

Nhà đầu tƣ...................................................................................... 4

1.1.3.3.

Sở giao dịch chứng khoán............................................................... 4

1.1.3.5.

Tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm................................................... 5

1.1.3.6.

Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán.....................................5

1.1.3.7.

Tổ chức lƣu ký và thanh toán chứng khoán.................................... 5

1.1.4. Nguyên tắc hoạt động............................................................................... 6
1.1.4.1.


Nguyên tắc công khai...................................................................... 6

1.1.4.2.

Nguyên tắc trung gian..................................................................... 6

1.1.4.3.

Nguyên tắc đấu giá.......................................................................... 6

1.1.5. Hàng hóa trên thị trƣờng chứng khoán..................................................... 6
1.1.5.1.

Trái phiếu........................................................................................ 6

1.1.5.2.

Cổ phiếu.......................................................................................... 7

1.1.5.3.

Chứng khoán phái sinh................................................................... 7

1.2.Rủi ro trong đầu tƣ chứng khoán................................................................... 9
1.2.1. Khái niệm rủi ro trong đầu tƣ chứng khoán.............................................. 9
1.2.2. Phân loại rủi ro.......................................................................................... 9
1.2.2.1.

Rủi ro hệ thống (Systematic risk).................................................... 9


1.2.2.2.

Rủi ro phi hệ thống (Unsystematic Risk)...................................... 10

1.3.Đo lƣờng rủi ro trong đầu tƣ chứng khoán................................................. 11
1.3.1. Đo lƣờng rủi ro hệ thống của toàn thị trƣờng......................................... 12
1.3.2. Đo lƣờng rủi ro từng loại cổ phiếu......................................................... 13
1.3.3. Đo lƣờng rủi ro của danh mục đầu tƣ.................................................... 13


CHƢƠNG II. Thực trạng và các rủi ro trong đầu tƣ tại thị trƣờng chứng khoán
TP.HCM................................................................................................................. 14
2.1.Tổng quan về sở giao dịch chứng khốn TP.HCM......................................14
2.1.1. Lịch sử hình thành.................................................................................. 14
2.1.2. Quy mô niêm yết.................................................................................... 15
2.2.Rủi ro trong đầu tƣ tại thị trƣờng chứng khoán TP.HCM........................16
2.2.1. Rủi ro từ nhà đầu tƣ................................................................................ 16
2.2.1.1.

Đầu tƣ theo đám đông.................................................................. 16

2.2.1.2.

Đầu tƣ dựa trên tin đồn................................................................. 17

2.2.1.3.

Sử dụng đòn bẩy nhiều.................................................................. 18


2.2.2. Rủi ro từ thị trƣờng chứng khốn........................................................... 18
2.2.2.1.

Tình hình cơng bố thơng tin của các cơng ty niêm yết..................18

2.2.2.2.

Mất tính thanh khoản.................................................................... 19

2.2.2.3.

Rủi ro từ môi trƣờng kinh tế quốc tế............................................. 19

2.2.2.4.

Rủi ro từ cơng ty chứng khốn...................................................... 20

2.3.Đo lƣờng rủi ro.............................................................................................. 20
2.3.1. Đo lƣờng rủi ro hệ thống từ các tác nhân vĩ mô trong nƣớc..................20
2.3.1.1.

Xác định biến vĩ mô ảnh hƣởng.................................................... 20

2.3.1.2.

Chạy mơ hình và kiểm định mối liên hệ giữa các biến..................23

2.3.2. Đo lƣờng rủi ro hệ thống từ các yếu tố vĩ mơ nƣớc ngồi......................30
2.3.3. Đo lƣờng rủi ro của thị trƣờng chung.................................................... 33
CHƢƠNG III. Giải pháp và kiến nghị.................................................................... 35

3.1.Giải pháp cho nhà đầu tƣ cá nhân............................................................... 35
3.1.1. Hạn chế các rủi ro từ bản thân nhà đầu tƣ.............................................. 35
3.1.2. Hạn chế rủi ro phi hệ thống..................................................................... 38
3.1.3. Hạn chế rủi ro hệ thống........................................................................... 39
3.1.4. Lựa chọn cổ phiếu theo phƣơng pháp CANSLIM..................................41
3.2.Kiến nghị chính sách...................................................................................... 44
KẾT LUẬN............................................................................................................. 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤC LỤC


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thị trƣờng chứng khốn là cơng cụ để phát triển nền kinh tế tất yếu, làm cầu nối
giữa nhà đầu tƣ và doanh nghiệp, đƣa nguồn vốn vào hoạt động kinh doanh phát
triển nền kinh tế. Tuy nhiên, mọi đầu tƣ tài chính đều mang rủi ro vì nó là các dự
kiến về tƣơng lai, trong khi đó thị trƣờng Việt Nam cịn non trẻ nên rủi ro này càng
cao hơn. Tại Việt Nam, nhà đầu tƣ cá nhân trên thị trƣờng chiếm đến 80% và nắm
đƣợc ít thơng tin, cũng nhƣ khả năng phân tích thị trƣờng là cịn hạn chế nên phần
rủi ro sẽ tăng cao.
Lựa chọn đề tài “Rủi ro và các giải pháp hạn chế rủi ro cho nhà đầu tƣ cá nhân
trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam” để đề xuất các giải pháp hạn chế rủi ro cho
nhà đầu tƣ cá nhân từ đó thị trƣờng chứng khoán phát triển bền vững hơn.
2. Mục tiêu đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu và đo lƣờng các rủi ro tiêu biểu trong
đầu tƣ, từ đó đƣa ra các giải pháp để giảm thiểu các rủi ro cho nhà đầu tƣ cá nhân
trong việc đầu tƣ cổ phiếu trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu rủi ro của nhà đầu tƣ cá nhân trong đầu tƣ cổ phiếu trên thị
trƣờng chứng khoán Việt Nam.

4. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu trên thị trƣờng chứng khoán tập trung tại Sàn giao dịch chứng khốn
TP.Hồ Chí Minh, giai đoạn từ 2009 đến 2018.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng, cụ thể, thu thập các số liệu thứ cấp

là các thơng tin tài chính đƣợc cơng bố liên quan và phân tích. Sau đó mã hóa dự
liệu, nhập liệu và làm sạch bằng SPSS 20.0, các số liệu kết quả sẽ đƣợc phân tích
thơng qua các thơng số kỹ thuật nhƣ thống kê mô tả và hồi qui tuyến tính.
6. Kết cấu luận văn
Chƣơng 1: Tổng quan về thị trƣờng chứng khoán, rủi ro trong đầu tƣ chứng khoán.
Chƣơng 2: Thực trạng và rủi ro trong đầu tƣ tại thị trƣờng chứng khoán TP.HCM.
Chƣơng 3: Giải pháp và kiến nghị.
1


CHƢƠNG I. Tổng quan về thị trƣờng chứng khoán, rủi ro trong đầu tƣ
chứng khoán.
1.1. Những vấn đề chung về thị trƣờng chứng khoán
1.1.1. Khái niệm thị trƣờng chứng khoán
Thị trƣờng chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán các loại
chứng khoán.

1

Bao gồm, thị trƣờng chứng khốn tập trung là thị trƣờng hoạt động thơng qua Sở
giao dịch, là nơi trao đổi các loại chứng khốn đã đƣợc cơ quan có thẩm quyền đảm
bảo. Thị trƣờng chứng khoán phi tập trung diễn ra trao đổi bên ngồi sở giao dịch
chứng khốn, khơng có sự kiểm sốt từ bên ngồi mà do thỏa thuận của các bên.
1.1.2. Chức năng cơ bản của thị trƣờng chứng khoán

1.1.2.1. Huy động vốn đầu tƣ
Thị trƣờng chứng khoán tập trung và phân phối các nguồn vốn tiết kiệm. Là nơi
cung cấp phƣơng tiện để huy động nguồn vốn tiết kiệm nhàn rỗi để đƣa vào hoạt
động sản xuất kinh doanh, mở rộng hoạt động,… Bằng cách phát hành các loại
chứng khốn, các cơng ty cổ phần có thể huy động vốn cho mình khi nhà đầu tƣ
mua chúng. Việc hoạt động kinh doanh tốt, doanh nghiệp có thể phát hành thêm cổ
phiếu mới hoặc trái phiếu để huy động thêm vốn. Phát hành cổ phiếu tức doanh
nghiệp tăng vốn bằng cách góp tiền cổ phần. Khi phát hành trái phiếu, doanh nghiệp
tăng vốn bằng cách vay nợ, hai phƣơng thức này gọi chung là “vay vốn qua phát
hành”. Với hình thức vay vốn này doanh nghiệp hạn chế việc vay vốn tín dụng,
giảm thiểu chi phí phát sinh.
Về Chính phủ, với việc huy động các nguồn vốn nhàn rỗi đƣa vào hoạt động
kinh doanh góp phần mở rộng sản xuất xã hội, tạo thuận lợi cho nhà nƣớc trong huy
động vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho các nhu cầu cộng đồng cần thiết.
1.1.2.2. Cung cấp môi trƣờng đầu tƣ
Với việc chuyển đổi tiền nhàn rỗi của các nhà đầu tƣ vào hoạt động kinh doanh
của các doanh nghiệp, thị trƣờng chứng khốn cung cấp mơi trƣờng đầu tƣ lành
mạnh với cơ hội mang lại lợi tức cao. Nhà đầu tƣ có nhiều sự lựa chọn dựa trên
mức độ rủi ro và sinh lời cho danh mục đầu tƣ của mình. Việc này khuyến khích
cơng chúng tiết kiệm và đầu tƣ, tránh lãng phí tiền nhàn rỗi.
1TS. Bạch Đức Hiển (2008), Giáo trình thị trường chứng khốn, NXB Tài chính.

2


1.1.2.3. Tạo tính thanh khoản
Tính thanh khoản tức khả năng chuyển đổi thành tiền mặt, là một yếu tố rất quan
trọng đối với thị trƣờng chứng khốn. Với tính thanh khoản tốt các chứng khốn có
thể dễ dàng biến đổi thành tiền mặt và ngƣợc lại, tạo sức hút đối với nhà đầu tƣ.
Cũng nhƣ các doanh nghiệp khi dự trữ chứng khốn nhƣ một tài sản và có thể

chuyển đổi chúng thành tiền khi cần thiết.
1.1.2.4. Đánh giá hoạt động doanh nghiệp
Các chỉ số thị trƣờng sẽ phản ánh đƣợc giá trị của từng doanh nghiệp cũng nhƣ
tình hình chung của nền kinh tế. Đồng thời các doanh nghiệp niêm yết bắt buộc phải
cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động của cơng ty để các nhà đầu tƣ có cơ
sở để đánh giá khả năng của doanh nghiệp. Giá cổ phiếu của doanh nghiệp cao hay
thấp tức phản ảnh khả năng đầu tƣ tài chính, mức độ cổ tức, giá trị thặng dƣ của cổ
phiếu. Từ đó thị trƣờng chứng khốn tạo ra mơi trƣờng cạnh tranh lành mạnh cho
các doanh nghiệp, thúc đẩy việc đổi mới, thay đổi công nghệ để nâng cao hiệu quả
kinh doanh.
1.1.2.5. Cơng cụ chính phủ thực hiện chính sách vĩ mơ
Với khả năng phản ánh tình hình của nền kinh tế và các doanh nghiệp, khi các
chỉ số thị trƣờng tăng, giá chứng khoán tốt tức nền kinh tế đang phát triển theo
hƣớng tích cực. Ngƣợc lại khi các chỉ số, giá chứng khoán giảm tức nền kinh tế
đang giảm sút.
Chính phủ có thể áp dụng các chính sách để tác động vào thị trƣờng chứng
khoán, điều chỉnh định hƣớng đầu tƣ nhằm đảm bảo nền kinh tế ổn định.
1.1.3. Các chủ thể hoạt động trên thị trƣờng chứng khoán
1.1.3.1. Nhà phát hành
Là các chủ thể phát hành và bán các loại chứng khốn thơng qua thị trƣờng
chứng khốn. Bao gồm chính phủ, chính quyền địa phƣơng, các doanh nghiệp và
các tổ chức tài chính.
Chính phủ, chính quyền địa phƣơng phát hành: trái phiếu chính phủ, trái phiếu
địa phƣơng, trái phiếu cơng trình, tín phiếu kho bạc.
Doanh nghiệp, cụ thể là các công ty cổ phần phát hành: cổ phiếu khi mới tham
gia thị trƣờng, sau đó nếu muốn tăng vốn kinh doanh có thể phát hành thêm cổ

3



phiếu mới hoặc trái phiếu. Tổ chức tài chính là chủ thể phát hành các trái phiếu,
chứng chỉ hƣởng thụ,… phù hợp với hoạt động của họ theo Luật định.
1.1.3.2. Nhà đầu tƣ
Là những ngƣời mua và bán chứng khoán trên thị trƣờng chứng khoán, bao gồm:

- Nhà đầu tƣ cá nhân
Là các cá nhân những ngƣời có vốn nhàn rỗi, tham gia mua bán chứng khoán để
thu lợi nhuận. Giá trị mua, bán của từng cá nhân thƣờng nhỏ, tuy nhiên do chiếm số
lƣợng lớn nên tỉ trọng nhà đầu tƣ cá nhân tại thị trƣờng chứng khoán Việt Nam rất
lớn. Vì đƣa ra danh mục đầu tƣ dựa trên kinh nghiệm, khả năng của bản thân nên
phần rủi ro nhà đầu tƣ cá nhân gánh chịu cao.
- Nhà đầu tƣ có tổ chức
Là các chủ thể có tổ chức, mua bán thƣờng xuyên và khối lƣợng lớn. Với hình
thức đầu tƣ có tổ chức các chủ thể này có thể đa dạng hóa danh mục đầu tƣ hơn so
với nhà đầu tƣ cá nhân. Có đội ngũ chuyên gia để phân tích thị trƣờng và theo dõi
thơng tin nên giảm thiểu đƣợc nhiều rủi ro. Vì có khối lƣợng lớn nên các quyết
định mua bán của các nhà đầu tƣ có tổ chức lớn sẽ ảnh hƣởng rất nhiều đến tình
hình của thị trƣờng. Một số nhà đầu tƣ có tổ chức nhƣ cơng ty chứng khốn, ngân
hàng thƣơng mại, công ty đầu tƣ, các quỹ,…
1.1.3.3. Sở giao dịch chứng khoán
Sở giao dịch chứng khoán thực hiện vận hành thị trƣờng chứng khốn thơng qua
bộ máy tổ chức và hệ thống các quy định, văn bản pháp luật về giao dịch chứng
khoán trên cơ sở phù hợp với các quy định của luật pháp và Uỷ ban chứng khoán.
1.1.3.4. Uỷ ban chứng khoán
Uỷ ban chứng khoán nhà nƣớc là cơ quan quản lý nhà nƣớc về thị trƣờng chứng
khoán, thành lập ngày 28/11/1996 theo Nghị định số 75/CP. Với mục đích bảo vệ lợi
ích của nhà đầu tƣ và thị trƣờng chứng khoán hoạt động lành mạnh, bền vững. Uỷ
ban chứng khoán quản lý các việc cấp phép, đăng lý phát hành, kinh doanh chứng
khoán, thanh tra giám sát các hoạt động giao dịch trên thị trƣờng chứng khoán.
Cơ quan quản lý Nhà nƣớc về thị trƣờng chứng khốn có tên gọi khác nhau ở

từng nƣớc: Uỷ ban giám quản chứng khoán thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc; Uỷ

4


ban đầu tƣ chứng khoán - SIB tại Anh; Uỷ ban chứng khoán và giao dịch chứng
khoán - SEC tại Mỹ.
1.1.3.5. Tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm
Là các công ty chuyên cung cấp các dịch vụ đánh giá năng lực thanh toán các
khoản gốc và lãi theo đúng thời hạn đã cam kết, tiềm lực tài chính của các tổ chức
phát hành đối với từng đợi phát hành cụ thể.
Tùy theo từng quy định của công ty xếp hạng mà hệ số tín nhiệm đƣợc biểu hiện
bằng chữ cái hay chữ số. Đây là một cơ sở để các nhà đầu tƣ có thể đƣa các quyết
định đầu tƣ của mình. Các cơng ty đánh giá có vai trò rất quan trọng trong việc phát
hành các loại chứng khoán quốc tế.
Một số tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm lớn nhƣ Moody’s với ký hiệu là Aa1,
Baa1,…; hệ thống của S&P với các kí hiệu AAA, AA+,…
1.1.3.6. Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán
Là một tổ chức tự quản của cơng ty chứng khốn và một số thành viên khác hoạt
động trong lĩnh vực chứng khoán, với mục đích bảo vệ các thành viên và nhà đầu
tƣ.
Hiệp hội thực hiện các chức năng chính sau:
-

Đào tạo, nghiên cứu trong lĩnh vực chứng khốn.

-

Khuyến khích hoạt động đầu tƣ và kinh doanh chứng khoán.


-

Giải quyết các tranh chấp giữa các thành viên.

- Ban hành và thực hiện các nguyên tắc tự điều hành dựa trên các quy định của
pháp luật.
- Tiêu chuẩn hóa các nguyên tắc và thơng lệ trong ngành chứng khốn.
-

Hợp tác với Chính phủ và các cơ quan khác để giải quyết các vấn đề liên quan
đến kinh doanh chứng khoán.

1.1.3.7. Tổ chức lƣu ký và thanh toán chứng khoán
Là tổ chức nhận lƣu giữ, bảo quản các chứng khoán của khách hàng và tiến hành
các nghiệp vụ thanh toán bù trừ cho các giao dịch chứng khốn.

2TS. Bùi Đức Hiển (2008), Giáo trình thị trường chứng khốn, NXB Tài chính.

5

2


1.1.4. Ngun tắc hoạt động
1.1.4.1. Ngun tắc cơng khai
Chứng khốn là hàng hóa vơ hình nên để kiểm sốt phải dựa trên cơ sở thơng tin
liên quan, vì vậy tất cả các hoạt động chứng khốn đều phải đƣợc cơng khai. Cơng
ty phát hành chứng khốn cơng khai kết quả kinh doanh, tình hình tài chính, danh
sách ban lãnh đạo, các loại chứng khoán.
Đảm bảo các nhà đầu tƣ đều thu đƣợc thông tin nhƣ nhau, cấm hành vi sử dụng

tin nội bộ, tin chƣa công bố để thực hiện các giao dịch nhằm thu lợi từ việc nắm giữ
thông tin trƣớc.
Nguyên tắc công khai phải đƣợc thực hiện dựa trên tính chính xác, dễ tiếp cận và
kịp thời.
1.1.4.2. Nguyên tắc trung gian
Các giao dịch trên thị trƣờng chứng khoán đƣợc thực hiện thông qua tổ chức
trung gian để đảm bảo các loại chứng khoán đủ điều kiện, hợp pháp. Hoạt động giao
dịch theo một quy tắc chung thống nhất, mang lại hiệu quả tối ƣu. Sở giao dịch nắm
bắt đƣợc mọi hoạt động của thị trƣờng, hoạt động đều đặn và phát triển tốt.
Cụ thể tại thị trƣờng sơ cấp nhà đầu tƣ thƣờng mua thông qua nhà bảo lãnh phát
hành thay vì mua trực tiếp từ nhà phát hành. Tại thị trƣờng thứ cấp, thông qua trung
gian nhƣ cơng ty mua bán chứng khốn các nhà đầu tƣ có thể thực hiện giao dịch.
1.1.4.3. Nguyên tắc đấu giá
Mọi hoạt động mua bán chứng khoán đều thực hiện với giá chứng khốn đƣợc
xác định thơng qua việc đấu giá giữa lệnh mua và lệnh bán.
Gồm hai hình thức, đấu giá trực tiếp và đấu giá tự động. Đấu giá trực tiếp là việc
gặp gỡ trực tiếp của các nhà môi giới trên sàn giao dịch và thực hiện đấu giá. Đấu
giá tự động là các lệnh đƣợc nhà môi giới nhập vào hệ thống sở giao dịch. Hệ thống
sẽ tự xác định mức giá mà tại đó chứng khốn giao dịch với khối lƣợng lớn. Hiện
nay với sự phát triển của khoa học, công nghệ cũng nhƣ cơ sở vật chất của các cơng
ty chứng khốn đƣợc nâng cao nên sử dụng hình thức đấu giá tự động.
1.1.5. Hàng hóa trên thị trƣờng chứng khốn
1.1.5.1. Trái phiếu
Là tờ giấy chứng nhận việc vay vốn của tổ chức phát hành đối với ngƣời mua trái
phiếu đó. Khi đó ngƣời nắm giữ trái phiếu là chủ sở hữu trái phiếu đồng thời là chủ
6


nợ của tổ chức phát hành. Trái phiếu thể hiện sự cam kết của ngƣời phát hành sẽ trả
một khoản tiền cả lãi và gốc cho ngƣời nắm giữ vào một thời gian cụ thể.

Các thông tin trên trái phiếu:
- Mệnh giá: là số tiền ghi trên bờ mặt của trái phiếu, khi đến thời gian đáo hạn
nhà phát hành phải thanh tốn đúng số tiền đó cho ngƣời sở hữu trái phiếu.
- Lãi suất: là lãi suất mà nhà phát hành sẽ trả cho ngƣời sở hữu trái phiếu, thông
thƣờng lãi suất cuống phiếu là lãi suất danh nghĩa.
- Thời gian đáo hạn: là thời gian chấm dứt khoản nợ, nhà phát hành trái phiếu
trả khoản tiền lãi và gốc cho ngƣời nắm giữ trái phiếu và thu hồi lại trái phiếu.
1.1.5.2. Cổ phiếu
Do các công ty cổ phần phát hành, là giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với tài
sản hoặc vốn của một công ty cổ phần. Cổ phiếu là cơng cụ tài chính có thời hạn
thanh tốn vơ hạn. Lúc này nhà đầu tƣ là cổ đơng của cơng ty và có thể mua bán,
chuyển nhƣợng cổ phiếu trên thị trƣờng thứ cấp.
Phân loại:
- Cổ phiếu phổ thông
Cổ đông nắm giữ cổ phiếu phổ thông sẽ đƣợc chia cổ tức hằng năm theo lợi
nhuận kinh doanh của công ty, cũng nhƣ gánh chịu rủi ro với cơng ty. Nắm giữ số
lƣợng cổ phiếu càng nhiều thì mức lợi nhuận hay rủi ro càng cao.
- Cổ phiếu ƣu đãi
Ngƣời nắm giữ cổ phiếu ƣu đãi sẽ đƣợc hƣởng mức cổ tức theo tỷ lệ lãi suất cố
định không phụ thuộc vào lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty. Đƣợc ƣu
tiên chia lãi cổ phần trƣớc cổ phiếu phổ thông, chia tài sản trƣớc khi cơng ty phá
sản hay giải thể.
1.1.5.3. Chứng khốn phái sinh
Bắt nguồn từ các chứng khoán gốc, thể hiện quyền đƣợc mua hay bán các chứng
khoán trong một điều kiện nhất định đã đƣợc thỏa thuận trƣớc.
- Quyền mua trƣớc
Là ƣu đãi gắn liền với một cổ phiếu đang đƣợc lƣu hành, quyền mua trƣớc cho
phép những ngƣời đang nắm giữ cổ phiếu đƣợc mua trƣớc một lƣợng cổ phiếu
trong đợt phát hành mới trong điều kiện nhất định.
7



Giá trị quyền mua trƣớc định tính theo cơng thức:

M=

Trong đó: P là thị giá của cổ phiếu
F là giá ƣu đãi của chứng quyền
N là định mức số cổ phiếu cũ
- Quyền chọn
Hợp đồng quyền chọn cho phép ngƣời nắm giữ quyền quyết định mua (quyền
chọn mua) hoặc bán (quyền chọn bán) khối lƣợng hàng hóa tại mức giá xác định
trong thời gian cụ thể.
Một hợp đồng quyền chọn phải bao gồm các nội dung:
 Loại quyền
 Tên hàng hóa cơ sở, khối lƣợng đƣợc mua hoặc bán theo quyền
 Ngày đáo hạn
 Giá thực thi.
Hợp đồng quyền chọn đƣợc chia làm hai loại: hợp đồng quyền chọn kiểu Mỹ
đƣợc thực hiện tại bất kì thời điểm nào cho tới ngày đáo hạn; hợp đồng quyền chọn
kiểu Châu Âu chỉ đƣợc thực hiện khi đáo hạn.
- Hợp đồng kỳ hạn
Là thỏa thuận giữa ngƣời mua và ngƣời bán về thực hiện giao dịch hàng hóa
trong một thời điểm chắc chắn trong tƣơng lai với khối lƣợng và mức giá xác định.
Hợp đồng kỳ hạn không thực hiện theo tiêu chuẩn của thị trƣờng riêng biệt, ngày
thực hiện hợp đồng đƣợc xác định tùy theo hợp đồng đó.
-

Hợp đồng tƣơng lai


Là thỏa thuận về mua hoặc bán tài sản trong một thời điểm chắc chắn trong
tƣơng lai với mức giá xác định. Hợp đồng tƣơng lai đƣợc trao đổi trên thị trƣờng
thông qua sự vận hành của sở giao dịch hợp đồng tƣơng lai. Để đƣợc niêm yết tại
sở giao dịch, hợp đồng tƣơng lai phải tuân theo các tiêu chuẩn về hàng hóa cụ thể,
đáp ứng các yêu cầu tối thiểu về chất lƣợng và thời điểm giao hàng xác định

8


1.2. Rủi ro trong đầu tƣ chứng khoán
1.2.1. Khái niệm rủi ro trong đầu tƣ chứng khoán
Là sự chênh lệch giữa lợi nhuận thực tế thu đƣợc và lợi nhuận kì vọng mang lại
khi đầu tƣ chứng khốn. Độ dao động của lợi suất càng cao thì rủi ro càng cao.
1.2.2. Phân loại rủi ro
1.2.2.1. Rủi ro hệ thống (Systematic risk)
Các rủi ro nằm ngồi cơng ty, khơng kiểm sốt đƣợc và ảnh hƣởng rộng rãi đến
toàn thị trƣờng trên tất cả các loại chứng khoán gọi là rủi ro hệ thống. Những thay
đổi về chính trị, xã hội, kinh tế là nguồn gốc của rủi ro và đây là rủi ro không thể
phân tán đƣợc.
- Rủi ro thị trƣờng
Giá cổ phiếu biến đổi liên tục trong thời gian ngắn, có thể do tác động từ sự kỳ vọng
của các nhà đầu tƣ vào cổ phiếu đó thay đổi gọi là rủi ro thị trƣờng. Rủi ro này xuất
phát từ các phản ứng của nhà đầu tƣ đối với các sự kiện liên quan đến danh mục cổ
phiếu mình đầu tƣ. Có thể chia làm hai loại sự kiện: sự kiện hữu hình, nhƣ các sự kiện
về kinh tế, chính trị, xã hội từ đó nhà đầu tƣ đánh giá rằng lợi nhuận của cơng ty có thể
suy giảm và nên bán loại cổ phiếu này để tránh gánh lỗ; sự kiện vơ hình, do tâm lý theo
đám đơng và không vững vàng các nhà đầu tƣ thƣờng phản ứng quá mức từ các sự
kiện hữu hình thu đƣợc. Những phản ứng này làm cho sản lƣợng bán tăng cao dẫn tới
giá chứng khoán giảm hơn so với giá trị nội tại của nó.


- Rủi ro lãi suất
Là sự khơng ổn định trong giá trị thị trƣờng và giá trị thu đƣợc trong tƣơng lai.
Nguyên nhân từ sự dao động mức lãi suất chung, mà chủ yếu là sự thay đổi của mức
lãi suất trái phiếu Chính phủ. Từ đó tác động đến mức sinh lời kì vọng của các loại
chứng khoán khác.
Các nhà đầu tƣ đánh giá trái phiếu Chính phủ là loại chứng khốn khơng rủi ro, nên
lãi suất trái phiếu Chính phủ đƣợc xem là chuẩn để đối chiếu với lãi suất của các loại
chứng khoán khác trên thị trƣờng. Vì vậy các thay đổi của lãi suất trái phiếu Chính phủ
sẽ dẫn đến thay đổi tồn bộ thị trƣờng chứng khốn. Khi Chính phủ cần tăng mức cầu
về trái phiếu Chính phủ thì phải tăng lãi suất trái phiếu để tạo sức hút hơn so với các
loại chứng khốn khác. Để phản ứng lại, các cơng ty cũng tăng mức

9


lãi suất trái phiếu công ty dẫn đến giá trái phiếu giảm. Các loại chứng khoán khác
nhƣ cổ phiếu cũng bị ảnh hƣởng giảm theo giá trái phiếu.
- Rủi ro lạm phát
Yếu tố lạm phát là một chỉ báo kinh tế vĩ mô quan trọng, tác động rộng đến nhiều
lĩnh vực trong đó có thị trƣờng chứng khốn. Nó làm suy giảm sức mua của đồng
tiền và tác động đến các khoản đầu tƣ. Cụ thể, khi lạm phát tăng cao, giao dịch trên
thị trƣờng chứng khoán diễn biến theo hƣớng tiêu cực.
Ảnh hƣởng của lạm phát có thể theo các con đƣờng nhƣ: ảnh hƣởng gián tiếp
thông qua tác động đến hoạt động sản xuất hàng hóa, dịch vụ của các cơng ty, trong
đó có các cơng ty niêm yết; ảnh hƣởng trực tiếp đến tâm lý và giá trị các khoản đầu
tƣ; ảnh hƣởng từ chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát của Chính
phủ…
1.2.2.2. Rủi ro phi hệ thống (Unsystematic Risk)
Là các rủi ro gắn liền với một công ty hay một ngành công nghiệp, do các yếu tố
nội tại công ty gây ra. Nó có thể kiểm sốt đƣợc và chỉ ảnh hƣởng đến một ngành,

một cơng ty hay một số chứng khốn nhất định. Rủi ro này có thể đƣợc loại trừ
bằng cách đa dạng hóa danh mục đầu tƣ.
- Rủi ro kinh doanh
Những sự thay đổi trong hoạt động kinh doanh của công ty về mức lợi nhuận hay
cổ tức, nhƣ lợi nhuận hay cổ tức của công ty tăng hoặc giảm hơn so với mức dự
kiến đƣợc xem là rủi ro kinh doanh.
Có thể chia làm hai nhóm nguyên nhân cơ bản tác động đến rủi ro kinh doanh:
rủi ro từ nội tại doanh nghiệp, phát sinh từ quá trình vận hành hoạt động của doanh
nghiệp. Cụ thể nhƣ sự yếu kém trong quản lý, công nghệ lỗi thời, khả năng biến
động giá thành sản xuất sản phẩm, sự cạnh tranh với các sản phẩm khác,…; rủi ro
bên ngoài, nhƣ chí phí tiền vay, thuế nhập khẩu và tác động mạnh nhất là sự suy
thoái của chu kỳ kinh doanh.
- Rủi ro tài chính
Là rủi ro đƣợc xem xét trên cấu trúc vốn của một công ty. Khi cơ cấu vốn vay
cao tức các khoản phải trả kèm theo lãi suất cao, vì lãi suất này sẽ đƣợc trừ vào lợi
nhuận trƣớc khi chia cổ tức nên nó tác động đến cổ tức cổ phiếu.

10


Rủi ro này có thể tránh đƣợc nếu nhà quản lý quyết định vay hay không vay vốn,
khi công ty khơng vay tức rủi ro tài chính bằng khơng.
1.3. Đo lƣờng rủi ro trong đầu tƣ chứng khoán
Để đo lƣờng rủi ro trong đầu tƣ chỉ sử dụng các phƣơng pháp định tính thì chƣa
mang lại hiệu quả tốt, việc ứng dụng các phƣơng pháp lƣợng hóa sẽ tính tốn đƣợc
chính xác mức rủi ro cũng nhƣ tổn thất tài chính có thể xảy ra.
Mơ hình nghiên cứu về định giá tài sản vốn (Capital Asset Pricing Model CAPM) của William Sharpe dựa trên sự cân bằng của thị trƣờng tài chính.
E(ri) - rf = βi * E(rm - rf)
Trong đó: ri là lợi suất của tài sản i
rf là lãi suất phi rủi ro

rm là lợi suất danh mục thị trƣờng
Trong mơ hình CAPM có hệ số beta là sự rủi ro của tài sản, cung cấp thông tin để
xác định mức độ rủi ro và phần bủ rủi ro của tài sản. Hạn chế của phƣơng pháp là
chỉ dựa trên yếu tố thị trƣờng nên một số trƣờng hợp không hợp lý để ứng dụng.
Đến năm 1976, Ross đã đƣa ra mơ hình đa nhân tố (Multi Factor Model - MFM) để
khắc phục các hạn chế của CAPM. Mơ hình MFM với ít giả thuyết nhƣng lại tổng
quan hơn so với CAPM.
Bƣớc ngoặc mới là mơ hình giá trị rủi ro (Value at Risk - VaR) phổ biến trong
quản trị rủi ro thị trƣờng, rủi ro của danh mục đầu tƣ.
P (X ≤ VaR (k,α)) = α
Giá trị rủi ro của danh mục tài sản tính trong chu kỳ k (đơn vị thời gian), với độ
tin cậy là (1-α)* 100% tƣơng đƣơng trong công thức ký hiệu là VaR (k,α) và X là
hàm lãi lỗ k chu kỳ của danh mục với 0≤ α ≤1. VaR của một danh mục hay một tài
sản thể hiện nguy cơ tổn thất lớn nhất có thể xảy ra trong một khoảng thời gian nhất
định với một mức độ tin cậy nhất định, trong điều kiện thị trƣờng hoạt động bình
thƣờng. Hạn chế của VaR: chỉ thỏa mãn hết các tính chất của độ rủi ro chặt chẽ khi
lợi suất danh mục có phân phối chuẩn; khi VaR khơng phải là độ rủi ro chặt chẽ thì
ý nghĩa mang lại khơng cao.

11


Phƣơng pháp đo lƣờng trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam
- Phƣơng sai và độ lệch chuẩn
Sử dụng độ lệch chuẩn để đo lƣờng sự biến động của lợi suất chứng khốn, nó
khơng chỉ đánh giá cho riêng từng chứng khốn mà cịn cho cả danh mục đầu tƣ.
Để tính toán chỉ số này cần thu nhập giá chứng khoán nên tiết kiệm thời gian và dễ
sử dụng. Tuy nhiên phƣơng pháp phƣơng sai và độ lệch chuẩn không đƣa ra đƣợc
con số lãi lỗ chính xác và kết quả chỉ mang tính chất tƣơng đối.
- Hệ số beta trong mơ hình CAPM

Hệ số beta đƣợc tính trên dữ liệu giao dịch cổ phiếu của 100 phiên liên tiếp gần
thời điểm hiện tại của chứng khốn đó. Hệ số cho ta biết rủi ro hệ thống của chứng
khoán hay danh mục đầu tƣ nhƣng chỉ thực sự có ý nghĩa khi các giả thuyết của mơ
hình đƣợc thỏa mãn.
► Thị trƣờng chứng khốn Việt Nam cịn nhiều biến động và rủi ro nên việc ứng
dụng các mơ hình VaR và MFM là chƣa thật sự phù hợp. Phƣơng pháp đang đƣợc
áp dụng nhiều là phƣơng sai và độ lệch chuẩn; hệ số beta. Với những ƣu và nhƣợc
điểm của hai phƣơng pháp cũng nhƣ đối tƣợng nghiên cứu là rủi ro hệ thống, bài
nghiên cứu áp dụng hệ số phƣơng sai và độ lệch chuẩn đo lƣờng rủi ro hệ thống
trên thị trƣờng chứng khốn TP.Hồ Chí Minh.
1.3.1. Đo lƣờng rủi ro hệ thống của toàn thị
trƣờng - Tỷ suất sinh lời

rMt =

* 100%

Trong đó: Pt là chỉ số giá thị trƣờng tại thời điểm t
Pt-1 là chỉ số giá thị trƣờng tại thời điểm t -1.
- Độ lệch chuẩn tỷ suất sinh lời




Trong đó: rM là tỷ suất sinh lời trung bình của thị
trƣờng n là số quan sát.

12



1.3.2. Đo lƣờng rủi ro từng loại cổ phiếu
Tỷ suất sinh lời là tỷ lệ phần trăm giữa giá trị thu nhập và khoản đầu tƣ bỏ ra. Để
đo lƣờng rủi ro hệ thống ta áp dụng chỉ số độ lệch chuẩn tỷ suất sinh lời từ danh
mục đầu tƣ. Tức tính độ lệch giữa tỷ suất sinh lời dự kiến và thực tế.
- Tỷ suất sinh lời của một cổ phiếu:

*100%

=
Trong đó: Dt là cổ tức
Pt là giá cổ phiếu tại thời điểm t

Pt-1 là giá cổ phiếu tại thời điểm t-1.
- Độ lệch chuẩn tỷ suất sinh lời:
√∑

Trong đó: ri là tỷ suất sinh lời trung bình
n là lƣợng quan sát
1.3.3. Đo lƣờng rủi ro của danh mục đầu tƣ
Danh mục đầu tƣ là sự kết hợp của hai hay nhiều chứng khoán hay tài sản khác
nhau trong đầu tƣ.
Để đo lƣờng rủi ro của danh mục đầu tƣ ta sử dụng đại lƣợng đồng phƣơng sai
(covariance), vì khi có sự kết hợp của nhiều cổ phiếu thì lợi nhuận của chúng có
mối quan hệ với nhau tức độ lệch chuẩn trong danh mục đầu tƣ phản ánh mức độ
tƣơng quan giữa các cổ phiếu.
√∑ ∑

Trong đó: wi là tỉ trọng vốn đầu tƣ của chứng khoán i
Covij là hiệp phƣơng sai giữa tỉ suất sinh lời chứng khoán


13


CHƢƠNG II. Thực trạng và các rủi ro trong đầu tƣ tại thị trƣờng chứng
khoán TP.HCM
2.1. Tổng quan về sở giao dịch chứng khốn TP.HCM
2.1.1. Lịch sử hình thành
Theo nghị định số 48/1998/NĐ-CP về Chứng khoán và Thị trƣờng chứng khoán,
vào ngày 11/07/1998 thị trƣờng chứng khoán Việt Nam đƣợc chính thức thành lập.
Cùng ngày Thủ tƣớng Chính phủ ký quyết định số 127/1998/QĐ-TT thành lập
Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM đơn vị trực thuộc Uỷ ban chứng khoán
Nhà nƣớc và quản lý hệ thống giao dịch niêm yết ở Việt Nam, phiên giao dịch đầu
tiên diễn ra vào ngày 28/07/2000.
Ngày đầu có hai đơn vị niêm yết đó là công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE) và
công ty cổ phần Cáp và viễn thông (Sacom). Đến thời điểm tháng 08/2007 đã có
111 doanh nghiệp niêm yết và 55 cơng ty chứng khốn thành viên, 18 cơng ty quản
lý quỹ, 61 tổ chức lƣu ký. Cấu trúc thị trƣờng đã đƣợc rõ ràng và chuyên biệt hơn
với sự tách ra hoạt động độc lập của Trung tâm Lƣu ký Chứng khoán Việt Nam
trong năm 2005.

3

Ngày 11/05/2007 Thủ tƣớng Chính phủ đã ký quyết định số 599/QĐ chuyển
Trung Tâm giao dịch chứng khốn TP. Hồ Chí Minh thành Sở Giao dịch Chứng
khốn TP.HCM (HOSE), hoạt động theo mơ hình Công ty trách nhiễm hữu hạn một
thành viên (100% vốn chủ sở hữu thuộc Bộ Tài chính). Để tạo một vị trí tƣơng
xứng với các Sở Giao dịch khác trên thế giới trong mối quan hệ và hợp tác quốc tế,
nâng cao vị trí và tầm ảnh hƣởng của thị trƣờng chứng khoán Việt Nam.
Trong năm 2011, HOSE đã nghiên cứu và xây dựng chỉ số VN30 bao gồm 30 cổ
phiếu hàng đầu về giá trị vốn hóa, chiếm khoảng 80% giá trị vốn hóa tồn thị

trƣờng, 60% về giá trị giao dịch và có mức thanh khoản tốt. Theo đó VN30 có 30
mã chính thức và 10 mã dự phòng, sau 6 tháng sẽ chọn một lần là vào tháng 1 và
tháng 7.

3“Lịch sử hình thành và phát triển của Sở GDCK TP.HCM”, Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM, xem
tại < [Truy cập ngày 15/3/2019]

14


Sau hơn một thập kỷ xây dựng và phát triển, HOSE đã đạt đƣợc khơng ít danh
hiệu xuất sắc từ cá nhân đến tập thể, tiêu biểu là các danh hiệu sau:
- Huân Chƣơng Lao Động Hạng Ba, năm 2004.
- Bằng Khen của UBND Tp. HCM năm 2006.
- Cờ Thi Đua của Chính Phủ, năm 2006.
- Bằng Khen của UBND Tp. HCM năm 2007.
- Huân Chƣơng Lao Động Hạng Nhất, năm 2010.
- Bằng Khen của Bộ Tài Chính, năm 2012.
Cơ chế giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM là một hệ thống đặt khớp lệnh tự động. Năng lực của hệ thống là 300.000 lệnh mỗi ngày, giá chứng
khoán giao dịch bị giới hạn biên độ thay đổi hàng ngày là 7% so với giá đóng cửa
ngày hơm trƣớc. Riêng trong ngày niêm yết đầu tiên của một cổ phiếu, chỉ thực
hiện một đợt khớp lệnh, giá giao dịch đƣợc thực hiện với biên độ 20%.
2.1.2. Quy mô niêm yết
Bảng 2.1 Quy mô niêm yết trên sàn Hose đến ngày 12/03/2019
Toàn thị
trƣờng

Cổ phiếu

Chứng

chỉ

Trái
phiếu

ETF

Số mã niêm yết

430

377

3

48

2

Tỉ trọng (%)

100

87,67

0,7

11,16

0,47


Khối lƣợng
niêm yết

79.952.870

79.199.638

37.000

354.532

361.700

Tỉ trọng (%)

100

99,06

0,05

0,44

0,45

Giá trị niêm yết
(triệu đồng)

831.445.923


791.996.377

370.000

35.462.5
46

3.617.0
00

Tỉ trọng (%)

100

95,26

0,04

4,27

0,44

(nghìn CK)

Nguồn: www.hsx.vn
Đến ngày 12/03/2019 sàn Hose đã có 430 mã chứng khốn niêm yết trong đó 377
mã cổ phiếu, 3 chứng chỉ quỹ, 48 trái phiếu và 2 quỹ ETF. Với tổng khối lƣợng
niêm yết là 79.952.870 nghìn chứng khốn với giá trị là 831.445.923 triệu đồng.
15



Tình hình giao dịch trên sàn HOSE

Biểu đồ 2.1 Tình hình giao dịch thị trƣờng trong 12 tháng
Nguồn: www.hsx.vn
2.2. Rủi ro trong đầu tƣ tại thị trƣờng chứng khoán TP.HCM
2.2.1. Rủi ro từ nhà đầu tƣ
2.2.1.1. Đầu tƣ theo đám đơng
Tâm lý đám đơng trong đầu tƣ tài chính chỉ những nhà đầu tƣ nhỏ lẻ quyết định
mua bán chứng khoán theo xu hƣớng của các nhà đầu tƣ khác. Thƣờng có hai
trƣờng hợp xảy ra là nhà đầu tƣ quá hƣng phấn làm giá cổ phiếu tăng, tạo ra giá ảo
hay quá sợ hãi bán để cắt lỗ làm giá cổ phiếu giảm. Hành vi này đã đƣợc thời báo
Wall Street Journal đề cập đến với tên gọi “hiệu ứng bầy cừu” vào năm 1984.
Đây là nhƣợc điểm cổ hữu trong thị trƣờng chứng khoán, các nhà đầu tƣ nhỏ lẻ
thƣờng nghe ngóng các tin tức nội bộ, các thông tin đột biến liên quan tới doanh
nghiệp để mua chứng khoán với kỳ vọng sẽ tăng giá trong tƣơng lai gần thay vì
phân tích khả năng của doanh nghiệp và tình hình thị trƣờng chung. Tận dụng hiệu
ứng này, các nhà làm thị trƣờng hay các tổ chức đầu tƣ lớn có các “đội lái” để điều
chỉnh các nhà đầu tƣ mua theo hƣớng của mình. Bên cạnh đó các nhà đầu tƣ Việt
Nam còn mua bán theo khối lƣợng bán ròng của khối ngoại. Từ hành vi này tạo rất
nhiều rủi ro cho nhà đầu tƣ khi tin theo các tin đồn thất thiệt, thơng tin khơng chính
xác hay mua các cổ phiếu bị thao túng bởi một nhóm ngƣời.
Ví dụ điển hình là sự ảnh hƣởng của sự kiện biển Đông năm 2014, các nhà đầu tƣ
cảm thấy lo ngại, sợ hãi và phản ứng thái quá trƣớc sự kiện với việc bán tháo cổ phiếu.
Khi khối lƣợng bán cao, các cổ phiếu trụ cột quay đầu giảm giá càng củng cố
16


suy nghĩ tiêu cực về thị trƣờng và các nhà đầu tƣ trong nƣớc càng tăng động thái

bán cổ phiếu. Trong khi đó tình hình kinh tế vĩ mơ vẫn ổn định, tổng số công ty báo
thua lỗ giảm hơn so với năm trƣớc và thực tế sự kiện này chỉ ảnh hƣởng đến một
phần thị trƣờng.
2.2.1.2. Đầu tƣ dựa trên tin đồn
Thị trƣờng chứng khoán là thị trƣờng của thơng tin tài chính, nên tin đồn là điều
khơng thể tránh khỏi và tin đồn có ảnh hƣởng rất lớn đến giá của một chứng khốn.
Nhƣng tin đồn khơng phải lúc nào cũng chính xác, những tin đồn thất thiệt sẽ làm
giá chứng khoán bị thổi phồng hay giảm mạnh. Các tin đồn trên thị trƣờng chứng
khoán thƣờng gắn với việc thao túng thị trƣờng.
Tháng 4/2008, Ủy ban Chứng khoán Mỹ (Securities and Exchange Commission SEC) đã cáo buộc Paul S. Berliner, một nhân viên mơi giới chứng khốn trên thị
trƣờng phố Wall vì tội lừa đảo và thao túng giá chứng khốn. Berliner đã cố tình
tung tin đồn “Cơng ty Alliance Data System (mã ADS) bị Blackstone mua lại” cho
khách hàng là các doanh nghiệp, các quỹ đầu tƣ, quỹ phịng hộ rủi ro, trong khi
chính Berliner lại thực hiện bán khống ADS để kiếm lời. Tin đồn này đƣợc các
phƣơng tiện truyền thơng đăng tải lại. Trong vịng 30 phút, tin tức giả mạo này đã
khiến giá cổ phiếu ADS đang giao dịch ở mức 77 USD/cổ phiếu giảm xuống mức
thấp nhất trong ngày là 63,65 USD/cổ phiếu, mất 17%. Để đối phó với giao dịch bất
thƣờng, Sở Giao dịch Chứng khoán New York đã tạm ngừng giao dịch cổ phiếu
ADS.

4

Từ sự kiện trên có thể thấy tin đồn có sự ảnh hƣởng rất lớn đến thị trƣờng chứng
khốn, tuy nhiên vì tin đồn là các thơng tin về sự kiện trong tƣơng lai chƣa đƣợc
kiểm chứng tính xác thực nên hệ lụy nó mang lại có thể rất lớn. DiFonzo và Bordia
5

(2007) chỉ ra 3 đặc điểm của tin đồn: không đƣợc xác minh, chƣa đƣợc công khai
và dựa chủ yếu trên niềm tin.
Nhiều nhà kinh tế đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa tin đồn và giá chứng khoán

trên thị trƣờng chứng khoán. Liu và các cộng sự (1990) nghiên cứu phản ứng của
thị trƣờng so với tin tức đƣợc đăng trên chuyên mục “Nghe gì trên phố” (Heard on
4Tạp chí chứng khốn 09/2017, “Kinh nghiệm quốc tế về quản trị rủi ro trên thị trường chứng khốn”, Tạp
chí tài chính.
5 DiFonzo & Bordia (2007), “Rumors Influence: Toward a dynamic social impact theory of rumor. In A. R.
Pratkanis (Ed.)”, Frontiers of social psychology. The science of social influence: Advances and future
progress (pp. 271-295). New York, NY, US: Psychology Press.

17


the Street) của tờ Wall Street Journal (Tạp chí Phố Wall). Nghiên cứu đƣợc thực
hiện trong 3 năm kể từ ngày 1/9/1982, Liu và các cộng sự đã tiến hành phân loại tin
tức thành tin tức tích cực (khuyến nghị mua vào) và tin tức tiêu cực (khuyến nghị
bán ra). Họ nhận thấy giá chứng khốn phản ứng khơng chỉ trong ngày thông tin
đƣợc công bố trên tờ Wall Street Journal mà giá chứng khốn cịn phản ứng trƣớc
ngày thơng tin đƣợc công bố. Aggarwal và Wu (2003) sử dụng 142 trƣờng hợp thao
túng tại Mỹ để áp dụng mô hình kiểm định, và phát hiện ra rằng: giá cổ phiếu tăng
trong suốt giai đoạn thao túng và giảm sau thời kỳ thao túng.
2.2.1.3. Sử dụng đòn bẩy nhiều
Sử dụng địn bẩy tài chính có thể làm tăng tính thanh khoản trên thị trƣờng
chứng khốn, điển hình là việc sử dụng đòn bẩy mạnh từ tháng 07/2009 khiến thanh
khoản thị trƣờng tăng mạnh và đỉnh điểm là tháng 10/2009 nhiều phiên giao dịch
đạt mức giá trị 5.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, khi thị trƣờng không tốt các nhà đầu tƣ sử
dụng đòn bẩy lập tức bán ra khi chạm ngƣỡng cắt lỗ nhằm giảm thiểu rủi ro, từ đó
làm thị trƣờng càng biến động mạnh khi cung lớn hơn cầu.
2.2.2. Rủi ro từ thị trƣờng chứng khốn
2.2.2.1. Tình hình cơng bố thông tin của các công ty niêm yết
Sử dụng chỉ số ARA năm 2014 của công ty Dragon Capital để đánh giá, ARA
(Annual Report Awards - cuộc bình chọn về báo cáo thƣờng niên) đƣợc đánh giá

với các tiêu chí quản trị cơng ty.

Biểu đồ 2.2 Mức độ minh bạch thông tin theo ngành

18


×